Người đàn ông trong bức ảnh nổi tiếng 9/11 chết v́ coronavirus ở Florida
Ông Stephen Cooper, kỹ sư điện từ New York (người cầm tập hồ sơ)
Một người đàn ông trong bức ảnh tháo chạy khỏi mảnh vỡ và khói bụi khi ṭa tháp phía Nam của Trung tâm Thương mại Thế giới sụp đổ trong vụ khủng bố 11/9/2001 đă qua đời ở Florida do coronavirus .
Ông Stephen Cooper, kỹ sư điện từ New York và dành một phần cuộc đời ở Delray Beach, bang Florida, đă qua đời ở tuổi 78 v́ Covid-19
Bức ảnh, được chụp bởi nhiếp ảnh gia Associated Press Suzanne Plunkett, được đăng trên các tạp chí và báo chí trên toàn thế giới. Cooper t́nh cờ nh́n thấy bức ảnh của ḿnh trên tạp chí Time.
“Ông ấy thậm chí không biết khoảnh khắc đó được chụp ảnh lại”, bà Janet Rashes, người bạn đời gắn bó với ông Cooper suốt 33 năm qua, chia sẻ. “Đột nhiên một ngày ông ấy đọc tạp chí Time và nh́n thấy ḿnh trên đó. Ông ấy đă thốt lên: ‘Chúa ơi, đó là tôi! Thật kinh ngạc. Không thể tin được”.
Vào ngày 9/11, Cooper đă đến Trung tâm Thương mại Thế giới để giao một số hồ sơ. Khi anh ta đến gần, một sĩ quan cảnh sát hô lớn, “bạn phải chạy”.
Một lát sau, ṭa tháp sụp đổ, một đám bụi và mảnh vụn có thể nh́n thấy trong nền của bức ảnh. Cooper chạy trốn đến một ga tàu điện ngầm gần đó.
Susan Gould, một người bạn lâu năm của Copper, cho biết ông đă cắt nhỏ một bản sao của bức ảnh, giữ nó trong ví của ḿnh.
Năm ngoái, Cooper đă ngă và bị các vấn đề sức khỏe liên quan, cuối cùng cần phẫu thuật năo vào tháng Mười. Ông đă trải qua hơn hai tháng nằm viện hoặc phục hồi chức năng sau đó.
ST.
The Following 4 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
Ông Toán sững sờ đứng lặng người khi nghe thằng Tony, con trai ông, nói như thét:
- Mấy người lúc nào cũng nói muốn cám ơn nước Mỹ mà cứ lợi dụng kẽ hở để moi tiền nước Mỹ. Ơn ǵ mà ơn... Ơn tiền th́ có.
Nói xong, Tony mở cửa đi thẳng ra sau vườn. Cậu đóng rầm cánh cửa...
Cơn gió nhẹ thổi qua. Hơi mát của những ngày cuối xuân vẫn c̣n quanh quẩn đâu đây, nhưng nỗi bực dọc trong người Tony vẫn chưa nguôi. Câu nói của đứa em gái c̣n văng vẳng bên tai về việc đi làm rồi mà vẫn c̣n xin thêm tiền trợ cấp thất nghiệp.
Ở trong nhà, ông Toán mặt ông phừng phừng cơn giận. Ông muốn chạy ra ngoài vườn đá cho cái thằng con mất gốc này một cái. Nếu ông c̣n ở Việt Nam, dám có thể ông cầm rựa chém nó một phát v́ cái tội hỗn hào, không coi ông ra ǵ.
Nghe ồn, bà Tâm, vợ ông từ trên cầu thang đi xuống, hỏi:
- Chuyện ǵ mà cha con ông rần rần dưới này?
Nghe vợ hỏi, ông như người đuối nước vớ được phải phao, nói liền một mạch:
- Th́ thằng con của bà ḱa nó nói tui lợi dụng nước Mỹ để lấy tiền. Mà tui có lấy cũng lấy tiền của Mỹ chớ có lấy tiền của ông cố nội nó đâu mà nó làm ầm lên. Bà coi có được không? Cái đồ mất gốc.
- Mà chuyện ǵ mới được? Ông nói không đầu không đuôi tui có biết chi mà lần.
Ông Toán dịu giọng kể lễ cho vợ nghe:
- Th́ hôm trước tui với bà nói với nó là tuần tới vợ chồng ḿnh d́a lại với con Thủy để giữ con cho tụi nó đi làm v́ tiệm nails của hai vợ chồng nó sắp mở cửa trở lại. Cái thằng đó nó đồng ư xong hết, nhưng khi năy nghe tui nói chuyện với con Thủy, tự nhiên nó nỗi khùng la tui với con Thủy một trận. Con Thủy lật đật cúp máy. Đúng là thằng mất gốc mà.
- Mà ông với con Thủy nói chuyện ǵ mới được.
- Th́ con Thủy nó gọi cho tui nó hỏi chừng nào ba má d́a? Tui nói để cuối tuần. Nó hối tui với bà d́a sớm để nó chuẩn bị đi ra tiệm nails phụ chủ lau chùi, bắt kiếng chắn, sửa soạn để thứ Hai đi làm. Rồi nó kể chuyện bà chủ tiệm của nó chịu trả tiền mặt thêm mấy tuần để nó ăn tiền thất nghiệp. Tự nhiên nghe tới đó, thằng Tôn nó nổi khùng rồi nói tui với con Thủy là tham lam lợi dụng để ḅn rút tiền của nước Mỹ. Bà nghĩ coi có tức không chứ?
- Cũng tại ông thôi...
- Tại tui? Sao lại tại tui? Tui chưa có đi làm mà sao tại tui?
- Ai biểu ông nói chuyện điện thoại lúc nào cũng oang oang rồi c̣n mở loa cho lớn. Mở lớn chi cho nó nghe rồi nó la ùm lên?
- Đụng tới quư tử của bà là bà binh chầm chập. Tui nói thiệt với bà chứ hên là nó ở đây chứ như hồi c̣n ở Việt Nam là tui dzớt nó vài đá rồi. Cái đồ mất gốc.
- Mà chuyện tiền thất nghiệp ǵ mà nó đùng đùng vậy?
- Th́ từ lúc dịch con Covid 19 này nè, vợ chồng con Thủy nghỉ ở nhà xin tiền thất nghiệp. Tui cũng có apply và nhận mỗi tuần mà tui có nói với bà đó. Mỗi một tuần vợ chồng con Thủy, mỗi đứa tụi nó nhận được một ngàn mấy, trừ thuế ra cũng hơn chín trăm, nhiều hơn đi làm rất nhiều. Nghỉ ở nhà c̣n được nhiều tiền hơn, nên khi chánh phủ thông báo mở cửa để mọi người đi làm lại tụi nó không muốn đi làm liền. Tụi nó mới nói với chủ tiệm trả tiền mặt cho để xin thêm tiền thất nghiệp cho đến khi bị cắt th́ trả lại check như b́nh thường. Nghe tới đó là thằng Tôn nó khùng lên. Nó nói tui là mang ơn, nợ nước Mỹ này nọ mà lợi dụng để trục lợi. Chỉ có cái thằng mất gốc đó mới nói vậy thôi chứ tui thấy ai cũng làm vậy hà rầm. Ḿnh không lấy th́ người khác cũng lấy. Mà ḿnh nộp đơn đàng hoàng, chứ có phi pháp đâu mà nó làm ùm. Nước Mỹ này giàu và nhiều tiền mà. Năm bảy ngàn có thấm béo ǵ đâu. Mùa dịch này bọn Mỹ lời chán v́ số người già chết quá nhiều. Mỹ khỏi cần phải trả tiền Social. Tui nói vậy bà thấy có đúng không?
- Nói như ông vậy mà nghe được? Thằng Tôn nó nói cũng phải mà ông...
- Bà lại bênh nó nữa. Đúng là con hư tại mẹ mà...
- Ông với con Thủy mới hư đó. Ḿnh mới vừa lănh một người một ngày hai mà. Nước Mỹ đâu có bỏ đói ḿnh đâu mà vợ chồng con Thủy c̣n ḅn rút nữa. Với lại ông phải thông cảm cho thằng Tôn chứ. Nó qua đây từ nhỏ, nên tánh nó dậy thôi. Ông phải từ từ nói cho nó nghe, dạy biểu nó.
- Dạy ǵ được với cái thằng mất gốc đó. Thôi bà lên trên chuẩn bị quần áo, tui chở bà d́a ở với vợ chồng con Thủy. Tui không đợi cuối tuần ǵ hết nữa.
- Ông nói cuối tuần th́ để cuối tuần chứ ông đ̣i d́a giờ th́ ai coi tụi nhỏ cho vợ chồng nó?.
- Không cuối tuần ǵ hết trọi. Bà khéo lo… Hồi trước khi dịch, không có tui với bà, nó cũng lo được.
- Nhưng...
- Không nhưng nhị ǵ hết...
- Ông thiệt là... Có muốn ǵ th́ cũng chờ con vợ nó d́a để vợ chồng nó t́m chỗ gởi mấy đứa nhỏ chớ.
- Bà muốn ở lại th́ một ḿnh bà ở. C̣n tui... Tui d́a. Tui không muốn thấy cái bản mặt thằng mất gốc đó nữa.
- Thôi được rồi. Mà thằng Tôn đâu?
- Nó dộng cửa cái rầm rồi ra sau vườn...
Bà Tâm đi ra sau vườn t́m con. Bà thấy Tony ngồi trên chiếc ghế đu, cạnh hồ cá. Có lẽ Tony đang nh́n mấy con cá koi đang bơi lội trong hồ. Bà nhớ hồi c̣n nhỏ, mỗi lần có chuyện buồn là nó hay ra ngoài lu để ngắm cá. Bà đi đến sau lưng Tony, nhẹ nhàng gọi:
- Tôn...
Tony quay lại, nh́n bà:
- Dạ... Má...
Bà Tâm nh́n con, bà không biết bắt đầu từ đâu. Người đàn ông trước mặt bà không c̣n là thằng Tôn mười hai tuổi của ba mươi năm về trước. Mà là cậu thanh niên chững chạc, tóc đă điểm vài sợi bạc. Một người thân nhưng cũng xa lạ đối với bà... Bà Tâm ấp úng...
- Má...
- Má có chuyện ǵ nói với con?
- Ừa... Chuyện mày với ba mày khi năy... Giờ ổng muốn dọn về nhà con Thủy liền thay v́ cuối tuần...
- Dạ... Vậy th́ má đi với ổng đi...
- C̣n mấy đứa nhỏ?
- Không sao đâu má. Con với vợ con sẽ gọi vô sở nói họ đổi ca hay vợ chồng con xin nghỉ vài ngày để coi tụi nhỏ chờ lúc daycare mở cửa rồi tụi con đem gởi...
- Má... Má... không biết nói sao... Nhưng...
- Con không hiểu được ba với con Thủy nghĩ ǵ. Vợ chồng con Thủy đâu có nghèo. Tụi nó cũng dư ăn dư để, vậy mà c̣n tính ḅn rút của nước Mỹ. C̣n ba nữa. Ba nghe nó nói ba cũng không khuyên c̣n nghe theo nó tiếp tục xin thêm tiền thất nghiệp...
- Th́ ổng thất nghiệp thiệt mà...
- Con biết, nhưng đi làm lại rồi mà c̣n muốn lấy thêm... Vậy mà cứ nói là yêu nước Mỹ. Nhớ ơn nước Mỹ cưu mang này kia nọ. Con nghe phát bực.
- Tại con sống ở đây từ nhỏ nên không biết chứ người ḿnh nghèo nên khi có tiền th́...
- Nghèo là hồi c̣n ở Việt Nam ḱa má. Giờ ḿnh ở Mỹ rồi đâu có nghèo. Không có tiền thất nghiệp tụi nó cũng không có đói. Ḅn rút thêm chi khi nước Mỹ gồng ḿnh trong cơn đại dịch này... Nhưng mà thôi…
Ngưng một chút, rồi Tony tiếp:
- Má lo thu xếp dọn đồ về trên đó với vợ chồng con Thủy đi chứ không khéo ba lại la má.
- Ừa... Vậy má thu dọn xong, chờ con Tina về rồi ba má đi.
- Dạ.
Bà Tâm trở vô nhà rồi đi lên pḥng. Lúc vào pḥng, bà thấy ông Toán đang nằm trên giường coi điện thoại. Mắt không rời khỏi cái phôn, ông hỏi:
- Bà nói chuyện với nó xong rồi hả?
- Ừa. Xong rồi.
- Rồi nó có nói ǵ không?
- Không. Nó kêu tui lo thu xếp rồi đi theo ông d́a. Tụi nhỏ vợ chồng nó lo được.
- Đó, tui nói với bà có sai không. Nó đâu cần ḿnh.
Bà Tâm vừa xếp áo quần vừa nghĩ đến Tony.
***
Ba mươi năm trước...
Thằng Tôn của bà chỉ là cậu bé mười hai tuổi. Bà c̣n nhớ rơ, năm đó vào dịp hè, bà cho con ở lại nhà cô Lan để cậu bé vui chơi cùng thằng Hải, đứa em cô cậu, ở thành phố biển Nha Trang. Trong một chuyến vượt biển, cô Lan đă dắt theo thằng con trai của bà. Đùng một cái bà mất con cho đến hai mươi năm sau mẹ con mới được gặp lại mặt nhau. Lúc gặp nhau thằng Tôn của bà không c̣n là thằng bé thuở nào mà đă là một cậu thanh niên với cái tên rất Mỹ, Tony. Tony giờ đă học thành tài. Một dược sĩ với mức lương ngất ngưỡng và chuẩn bị lấy vợ.
Thằng Tôn của bà nghe theo lời cô dượng nó, cũng là cha mẹ nuôi trên giấy tờ, nên đă làm giấy tờ bảo lănh cả gia đ́nh ông bà qua Mỹ trước rồi mới làm đám cưới sau.
Trong ngày cưới của con trai có đầy đủ cả gia đ́nh ông bà. Có cô Lan dượng Trung và c̣n có vợ chồng cô em gái của Tony. Lễ cưới của con trai mà bà cứ tưởng của người ngoài v́ mọi chuyện đều do cô Lan lo hết. Ông bà có mặt cũng chỉ làm "h́nh nền" thêm cho đầy đủ màu sắc trong ngày trọng đại của con. Bà buồn ḷng, nhưng không nói ra. C̣n ông Toán th́ lại trách cô em gái đă qua mặt qua quyền, nên từ đó đă giận luôn cô em. Ông không thèm qua lại với gia đ́nh em gái.
Thời gian trôi qua bà Tâm đă sống ở đất nước này hơn mười năm. Sống mười năm, vậy mà bà chưa từng đi làm ở bất cứ nơi đâu, ngoài việc chăm lo cho chồng, cho con, cho cháu. Mỗi tháng, con trai, con gái cho bà vài trăm đô để dành dưỡng già. Mấy tháng trước khi dịch cúm vi khuẩn Corona bùng phát, chính phủ đă trợ giúp cho mỗi người một ngh́n hai trăm đô la. Gia đ́nh bà trừ con trai và con dâu (v́ chúng làm vượt qua mức lương quy định để nhận được sự trợ giúp) th́ ai cũng nhận được tiền. Bà thầm nghĩ, nước Mỹ này quá tử tế đối với một người như bà. Bà chẳng làm ǵ, nhưng vẫn được tiền trợ giúp. Số tiền đó, bà trích ra phần lớn gởi về cho thân nhân bên Việt Nam, phần c̣n lại bà cất dành.
Bà Tâm nhớ lại trong những buổi tiệc, lễ lộc, chung vui của gia đ́nh, nhất là ngày Thanksgiving, bà luôn nói với các con là gia đ́nh bà rất biết ơn nước Mỹ đă cưu mang đùm bọc cả gia đ́nh. Bà nói với các con hăy cố gắng hết sức ḿnh để làm việc và đền ơn nước Mỹ, đất nước đă giúp đỡ ḿnh. Chắc có lẽ v́ vậy mà Tony nghe và nhớ những lời căn dặn của bà? Thành thử khi nghe em gái và cha bàn chuyện đi làm nhận tiền mặt để xin thêm tiền thất nghiệp, nên nó mới giận cha và em. Nghĩ tới đây bà chợt mỉm cười. Bà nghĩ thầm: "Thôi kệ, thằng Tôn mất gốc, nhưng nó vẫn c̣n nhớ tới những lời nói của ḿnh. Và, hơn hết, tuy nó mất gốc, nhưng không mất nhân cách làm người. C̣n cái gốc như cha con ông Toán cũng chỉ là đồ bỏ ."
Vơ Phú.
The Following 4 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
Vâng, nếu bảo nhà tôi Nam Kỳ đơn thuần như bao nhiêu người khác th́ cũng chẳng có ǵ đáng nói, chỉ có điều đáng nói ở đây tôi lại là dân Bắc Kỳ quư vị ạ.
Ngày xưa, thuở c̣n môi nồng mắt biếc, chưa nếm mùi chồng con, chưa đeo gông vào cổ, mẹ tôi thường dặn lũ con gái như kinh tụng hằng ngày:
– Các con chớ có lấy chồng người Nam, nó ăn nhậu say sưa tối ngày, về nhà c̣n đánh đập vợ con nữa…
Hoặc là:
– Chồng người Nam không biết thương vợ, hay bắt nạt vợ và không biết lo cho gia đ́nh… chi bằng ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.
Hoặc lại:
– Trâu ta ăn cỏ đồng ta…
vân vân và vân vân…
Thế nhưng, con gái cưng của mẹ tôi có thèm nghe lời mẹ dặn ḍ đâu lại dính ngay với một anh chàng ngâm đen Nam Kỳ đặc để rồi ngày nay Nam Bắc xung đột cứ như văn hóa Đông, Tây vậy đó.
Thật ra, Ông xă tôi biết uống rượu nhưng không uống, nhưng nếu có lỡ uống th́ cũng quên béng vợ con đúng y như lời bà cụ dặn ḍ “Chồng người Nam không biết thương vợ con, ăn nhậu tối ngày…”.
Ông xă tôi biết hút thuốc nhưng không nghiện.
Chỉ có mỗi một tội là thích có mèo, thích nói dối và thích thề ẩu như cuội.
Cũng rất may là những lúc nhà tôi thề bán sống bán chết như vậy, Thần Thánh bận ngao du sơn thủy măi đâu nên không biết đến những lời thề cứ như thật của nhà tôi.
Được thể ăn quen nên thề hoài mà chẳng sợ Thần thánh quở phạt ǵ cả. Bởi thế cho nên nhiều lúc, tôi như rơi vào những cơn lốc của nhà tôi tưởng chừng như bị xoáy nát bởi những lời thề độc địa đó.
Cái tính Nam Kỳ của nhà tôi lại khác với cái tính Nam Kỳ của thiên hạ. Ai bảo người Nam dễ tính, dễ mời chứ ông xă Nam Kỳ của tôi th́ lại khó tính, khó mời.
Nể lắm th́ cũng nhấm nháp ly nước dù đói meo cả bụng, đến nỗi có người cứ tưởng nhà tôi ăn chay cơ đấy.
Chả bù cho tôi, dù mang tiếng Bắc Kỳ khách sáo, kiểu cách thế nhưng nếu đă nhập tiệc hoặc đang đói bụng là cứ thật tâm chiếu cố, chẳng ngại ngùng ǵ cả.
Nhà tôi có cằn nhằn th́ tại: “Con tim em chân chính không biết nói dối…” hay tại kiếp trước tôi là dân Nam Kỳ?
Ngày xưa, mỗi lần đưa tôi về, gặp cơm chiều, ba mẹ có mời, anh chàng cũng chỉ ăn qua loa, mẹ tôi thấy vậy cứ thắc mắc:
– Sao anh ấy ăn ít thế? Hay là tại mẹ nấu không ngon?
Thế nhưng, cách nói chuyện của nhà tôi th́ cứ như người đi xe không thắng, tuột từ một dốc cao. Nhà tôi chả ư tứ ǵ cả, nhiều lúc tôi cứ phải phụ nhĩ:
– Ḿnh nhớ nhé, đừng có nói như vậy nhé!…
Dù biết dặn ḍ thương yêu như vậy có bị trừng mắt, gầm gừ đi chăng nữa tôi cũng cứ giả lờ để rồi cứ phải “ḿnh nhé” trước khi ra khỏi nhà.
Cái này th́ thật đúng là dân Nam Kỳ chính hiệu, không lai căng tí nào cả (xin lỗi quư vị Nam Kỳ nhé, ư tôi chỉ muốn nói cái Nam Kỳ của nhà tôi thôi).
Đúng ra, nhà tôi thuộc loại người ít nói, thành ra đi đâu tôi cũng bị hàm oan là nói nhiều. Nhưng quư vị cũng phải hiểu rằng nếu gặp phải ông chồng ít nói th́ ḿnh phải nói phải không quư vị?
Chẳng lẽ ngồi vào bàn tiệc cứ ăn từ đầu đến cuối th́ trông sao được?
Nhưng nếu nhà tôi bắt trúng tầng số của ai đó trong bàn tiệc hoặc của người bên cạnh th́ thật là cái sự nói nhiều của tôi chẳng thấm vào đâu cả.
Những lúc nhà tôi hăng say như thế, thỉnh thoảng tôi cứ phải đưa tay lén nhéo nhà tôi một cái thật đau mà miệng th́ cứ giả vờ cười tươi như hoa, v́ cái lưỡi trơn tru của nhà tôi bắt đầu tuột dốc.
Vấn đề chính trị của nhà tôi đôi khi cũng làm tôi nhức đầu, đôi khi cũng làm tôi giật ḿnh v́ người đối diện đă vô t́nh thao thao bất tuyệt với nhà tôi về một khía cạnh chính trị nào đó.
Nhà tôi như bị khơi trúng niềm đau của người bị bỏ lại nên đă chẳng góp chuyện mà c̣n phang một câu chí tử làm tôi hoảng quá, nhéo mạnh sau lưng nhà tôi, miệng nhanh nhẹn chen vào câu chuyện để người đối diện quên câu nói vô ư của nhà tôi lúc năy.
Vào những năm trước, khi phong trào kháng chiến bắt đầu rầm rộ khắp mọi nơi, đang hăng say rạo rực tâm hồn người Việt hải ngoại, khi mà các đồng chí kháng chiến c̣n đang đậm đà t́nh huynh đệ, chưa có những vụ tố khổ nhau, đi đâu cũng nghe người ta bàn tán về kháng chiến, về hoạt động của tổ chức này, của đoàn thể nọ…
Ông cụ đang thao thao nói về kháng chiến, về cứu quốc một cách say mê với nhà tôi, nhưng nhà tôi ác quá, lại phang ngay một câu:
– Rồi cũng chẳng làm nên tṛ trống ǵ, ngày xưa có binh lính trong tay c̣n chưa làm được huống chi bây giờ chỉ là một con số không… các ông ấy giỏi sao không ở lại kháng chiến, bỏ chạy sang đây làm ǵ để bay giờ đ̣i kháng chiến, đ̣i cứu quốc.
Ông cụ cụt hứng, đang định cự lại… tôi phải nhanh nhẹn chêm vào, miệng nói, tay thúc lưng nhà tôi:
– Ḿnh nói ǵ kỳ vậy? Nếu ai cũng nghĩ như ḿnh th́ làm ǵ có ngày về?… Ḿnh không làm được th́ để người khác làm phải vậy không cụ? Ḿnh nói vậy người ta bảo ḿnh là Cộng Sản đó!
Nhưng nói là nói thế, chứ với thời gian trôi qua, cộng thêm cái khí hậu bất thường của tiểu-bang chúng tôi đang ở đă thay đổi tính t́nh của nhà tôi lúc nào mà “ngài” ấy cũng chẳng hay nữa.
Bởi vậy theo lời các cụ thường bảo: “Việc nhà th́ lười, việc chú bác th́ siêng”, hoặc “ăn cơm nhà đi vác ngà voi” là vậy.
Nhà tôi không c̣n bác bỏ hay chê bai hội đoàn này, kháng chiến nọ nữa mà c̣n tích cực tham gia một cách rất ư là hết ḿnh.
Kể từ ngày các hội đoàn như trăm hoa đua nở khắp mọi nơi, binh chủng nào cũng thành lập hội đoàn, chỉ có binh chủng Công Binh của ông Cụ tôi là chẳng thấy ai thèm nhắc đến, không ai thèm đoái hoài đến, chắc tại binh chủng của Ông cụ tôi không hào hoa, không dữ dằn chỉ biết hàn gắn những ǵ đổ nát do chiến tranh tàn phá, không biết đến bom đạn là ǵ…
Vậy nếu quư vị Công Binh nào đúng lên thành lập Hội Công Binh, xin nhớ cho tôi được hân hạnh thay mặt ông cụ làm hội viên nhé, tôi xin hứa sẽ tham gia nồng nhiệt, hăng say như nhà tôi vậy.
Nói đến chuyện mê say hội họp của nhà tôi th́ không thể nào không nhắc đến chuyện nhà tôi mải mê hội họp đến nỗi quên cả giờ đón con, để thằng con trai quư của chúng tôi phải đứng chờ ngoài trời lạnh giữa mùa đông lạnh giá đến chảy cả máu, nứt cả môi th́ quư-vị mới có thể hiểu được sự hăng-say của nhà tôi như thế nào rồi nhé.
Sự xung khắc tư tưởng Nam-Bắc cũng luôn xảy ra giữa chúng tôi, kể cả cách sinh hoạt hằng ngày, đôi khi làm tôi thắc mắc và tự hỏi, không hiểu những cặp vợ chồng Việt-Mỹ th́ thế nào nhỉ?
Liệu họ có xung đột Đông-Tây như chúng tôi? Hay là tại chúng tôi chưa yêu nhau đến độ có thể quên tất cả dị biệt, cá tính của mỗi miền để có thể sống “dưới túp lều tranh với hai quả tim vàng?” .
Con trai tôi sanh đẻ nơi này nên đôi khi không thể tránh được những lời nói vừa Việt, vừa Mỹ, v́ chúng tôi cũng như bao nhiêu cha mẹ khác, đi làm suốt ngày, chỉ gặp con cái vài ba tiếng sau giờ làm việc.
Vài tiếng đồng hồ đó nào lo cơm nước, dọn dẹp nhà cửa, tắm rửa con cái nên không đủ thời gian để kéo dài tiếng mẹ đẻ như thời gian ở trường học.
Bởi vậy nhiều lúc nói chuyện với con, chúng tôi lại phải dùng ngôn-ngữ này để cắt nghĩa ngôn-ngữ kia, khổ thêm một điều là ngôn ngữ của chúng tôi không thuần nhất mà lại người Nam, kẻ Bắc.
Một hôm cho con ra bờ hồ hóng mát, nhà tôi chỉ ngay đám vịt trời hỏi con:
– Ba đố Vũ con ǵ kia?
– Con biết rồi, con Duck phải không ba?
– Ba biết đó là con Duck, nhưng ba muốn hỏi tiếng Việt Nam gọi con
Duck là con ǵ?
Thằng bé tiu nghỉu:
– Con không biết, tiếng Việt Nam gọi là con ǵ hả ba?
Nhà tôi hí hửng trả lời:
– Tiếng Việt Nam gọi là con “dịt”
Tôi giật ḿnh, nhẹ nhàng sửa lại:
– Con “Vịt” con ạ, con phải gọi là con ” Vịt” mới đúng.
Nhà tôi căi:
– Con “dịt” chứ con “Vịt” là con ǵ?
– Con “Vịt” th́ là con “Vịt” chứ là con ǵ? thế con Vịt ḿnh viết thế nào? Ḿnh viết làm sao th́ phải đọc y như vậy… nói thiệt cho ḿnh biết, ḿnh mà là học tṛ của tôi th́ chỉ có ăn trứng Vịt thôi.
Về nấu ăn, nhà tôi cũng luôn chê bai bảo tôi không biết nấu ăn ǵ cả. Điều này tôi vui vẻ công nhận mà chẳng dám phàn-nàn, v́ trước khi lấy chồng, tôi ít được hân hạnh xuống bếp nấu ăn.
Mỗi lần xuống bếp là phải có lũ nhóc em tôi đi theo phụ dọn, bởi vậy mẹ tôi cứ nhẹ nhàng từ chối khéo mà không bao giờ buồn ḷng tôi cả, nào là “con nhặt rau hộ mẹ, con nhặt rau sạch”, hay “con chẻ rau ngon, con chẻ hộ me, để mẹ nấu cho…” .
Vả lại cách nấu ăn, uống cũng Nam, Bắc phân tranh, bất đồng ư kiến nữa, nhà tôi ăn cái ǵ cũng cho đường, cái ǵ cũng ngọt, xào rau th́ phải xào lạt để c̣n chấm nước tương… trong khi người Bắc xào vừa ăn để khỏi phải chấm lôi thôi.
Bởi vậy mỗi lần nhà có khách, nhà tôi phải yểm trợ tôi bằng cách xuống bếp để 2 đứa cứ gầm gừ v́ bất đồng ư kiến, khách dễ dăi cười:
– Thấy anh chị hạnh phúc quá đến thèm lấy vợ.
Nhà tôi vội vàng:
– Ấy chớ, chớ có dại dột… tại chưa thấy quan tài nên chưa nhỏ lệ đấy.
Nhà tôi thật đúng là người ích kỷ, quư vị nào c̣n độc thân đừng có dại dột nghe lời nhà tôi mà ở giá đấy nhé… biết ḿnh nấu ăn dở, tôi luôn cố gắng để khá hơn mọi ngày, bằng chứng là sau những năm lấy chồng, tôi nấu ăn cũng chẳng tệ cho lắm, một phần cùng v́ muốn nấu những món ăn Nam nên cứ phải vác điện thoại hỏi cô em chồng cách nấu để cố làm vừa ḷng Ông xă quư, thế mà Ông xă tôi lại chẳng quư tôi tư nào cả.
Trong khi tôi không biết ăn những món ăn người Nam, nhưng v́ thương chồng tôi cũng ráng tập ăn, không biết nấu những món ăn người Nam, tôi cũng cố mà tập nấu.
Ngược lại, Ông xă tôi chẳng biết điệu tư nào, cứ chê ong-óng rằng món ăn của người Bắc không ngon. Mỗi lần thèm ăn cà ghém chấm mắm tôm th́ ôi thôi!… thật là khổ tâm, nhà tôi cứ hết ra lại kêu khắm, hết vào lại kêu hôi, tại nhà tôi người Nam nhưng lại không biết ăn mắm, thật là vô phước cho tôi phải không quư vị?
Có lẽ nhà tôi không có dịp làm rể như cái anh chàng nào đó trong văn-chương, ca-dao VN “Công anh làm rể chương đài, một năm anh ăn hết 20 vại Cà, em ơi! mở cửa cho anh vào, kẻo anh chết khát v́ Cà nhà em…”
Đọc đến đây, chắc ai cũng phải đồng ư với tôi là quá tội nghiệp cho cái anh chàng không may mắn này, đă khát nước v́ Cà nhà em mà c̣n phải năn-nỉ mở cửa nữa… chả bù cho Ông xă tôi, mỗi lần vợ ăn có mấy quả cà là cứ nhăn với nhó, bảo món ăn chẳng có ǵ hấp dẫn để mê cả.
Nhà tôi có biết đâu, mỗi lần thiên hạ nhắc đến những món ăn quốc thuần, quốc tuư, người ta đều kể đến Cà ghém và canh rau đay, hoặc mùng tơi, những món ăn ấy mới nói lên t́nh quê hương, t́nh dân tộc phải không quư vị?
Nhớ đến năm nào, hứng chí, tôi trồng một ít rau đay sau vườn, v́ nhà có sẵn nên khỏi đi mua tốn kém vô ích, cứ thỉnh-thoảng được dịp nấu canh rau đay với tôm khô ăn cho đă thèm.
Nhà tôi được ăn đă không cám ơn có vợ đảm đang mà c̣n than vắn, than dài với bạn bè trong hăng là ngày nào cũng phải ăn canh rau đay. Sáng rau đay, trưa rau đay và chiều cũng lại canh rau đay…
Ông xă tôi thật lắm lời, làm ǵ có thời giờ để ăn sáng, ăn trưa tại nhà? chỉ có nói oan cho vợ thôi.
Con gái Bắc chúng tôi đảm đang lắm cơ, chả thế mà nhiều vị muốn lấy con gái Bắc nhưng có gặp duyên, gặp nợ đâu? thế nhưng Ông xă tôi may mắn lấy được vợ Bắc Kỳ đă chẳng biết cám ơn mà lại cứ ngoay-ngoảy rằng th́ là con gái Bắc chúng tôi chua như dấm, dzữ như sư-tử Hà-Đông.
Chắc ở ngoài Bắc có sư tử c̣n trong Nam th́ không, nên quư vị đàn ông mới ác mồm, ác miệng bảo chúng tôi như thế…
Ngày xa xưa, ngày chưa dại dột đeo gông vào cổ, đeo cùm vào chân, giọng nói của tôi cũng ngọt ngào, dễ thương làm nhiều người cũng ngẩn-ngơ lắm cơ đấy.
Nếu hôm nay nhà tôi chê bai bảo không êm tai th́ cũng lỗi tại nhà tôi chứ đâu phải lỗi ở tôi. Từ khi lấy chồng, nhà tôi đă vô t́nh làm hỏng cuộc đời của tôi mà nhà tôi không hề biết hối hận là ǵ. Nhiều lúc tủi-thân, tôi bảo khẽ nhà tôi:
– Kiếp này lỡ rồi, kiếp sau nếu có thấy em, ḿnh làm ơn tránh xa ra nhé, đừng có xông vào đó, khổ một kiếp này thôi.
Nhưng dù sao, nhà tôi cũng có những cái một nửa để tôi thương, một nửa để tôi ghét.
Một nửa để tôi thương chẳng hạn như biết hút thuốc nhưng nhà tôi không hút. Biết uống rượu nhưng nhà tôi ít uống. Biết đánh bài nhưng nhà tôi không cờ bạc, và biết nhảy đầm th́ nhà tôi lại… chết mê v́ nhảy đầm, thành ra… Thôi, cũng được phải không quư-vị?
Vậy thôi, đành vậy ḿnh nhé! ráng thương nhau trọn kiếp này nhé Ông xă Nam Kỳ của em!
Nguyển thi T.H.
The Following 4 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
Tôi nằm trằn trọc đang t́m vào giấc ngủ th́ nghe tiếng chân chạy đuổi nhau rần rần bên ngoài cùng tiếng kêu gào:
– Mai…bớ Mai về má biểu..
– Con hỏng chịu đâu, con hỏng chịu đâu…
Th́ ra tiếng mẹ con chị Mận. Thỉnh thoảng đêm khuya đứa con gái lai của chị lại bỏ trốn ra ngoài và chị chạy đuổi theo t́m nó về nhà.
Chẳng hiểu nhà xảy ra chuyện ǵ mà mẹ con chị Mận chạy đuổi nhau trong đêm khuya như thế này đă mấy lần rồi.
Nhà chị Mận ở cuối con hẻm nhà tôi.
Hôm sau thấy con Mai lang bang đi chơi trong xóm, ngang qua nhà tôi, tôi liền vẫy nó lại và ṭ ṃ:
– Mai, cháu có chuyện gi căi má phải không?
Con bé dừng chân lại và kể:
– Má biểu em về ở với bà kia, lạ hoắc à…em hỏng chịu.
– Bà kia là ai?
– Em hỏng biết..
Mai chỉ nói thế rồi bỏ đi.
Cả xóm này không ai lạ ǵ con “Mai mát”, nó là con lai Mỹ trắng, con ruột chị Mận. Mai không được b́nh thường, lúc nào cũng đầu bù tóc rối và quần áo lôi thôi bẩn thỉu nên hàng xóm gọi là “Mai mát”.
Chẳng có chuyện ǵ bí mật măi được với lối xóm. Nghe đồn chị Mận muốn “bán” con Mai cho ai đó lấy 5 cây vàng, con nhỏ tuy dở dở ương ương mà cũng biết lạ người, nó sợ hăi, không muốn về với người kia nên luôn có ư định bỏ trốn mỗi khi nhà kia đến nói chuyện với chị Mận.
Chị Mận là chỗ thân t́nh với gia đ́nh tôi, chị thường chạy qua nhà lúc năn nỉ vay mượn ít tiền, lúc “khẩn cấp” hết gạo hết mắm cũng qua nhà tôi mượn đỡ.
Tôi hỏi, chị thành thật khai:
– Th́ người ta kiếm tôi để mua con Mai giá 5 cây vàng mang nó đi Mỹ. Con th́ thương nhưng nó ở với tôi nhà nghèo đói khổ cả đời. Mong rằng nó đi Mỹ được sướng thân và tôi cũng đỡ khổ..
– Sao gia đ́nh chị không làm hồ sơ mang con Mai đi Mỹ, cả nhà cùng đổi đời?
Chị Mận phân bày:
– Chị à, có 5 cây vàng tôi vừa có tiền trả nợ vừa làm ăn buôn bán c̣n hi vọng kiếm sống, chứ đi Mỹ vốn liếng một cắc không có trong tay, tiền làm giấy tờ cũng không, nói đi Mỹ làm chi cho tủi thân.
Vợ chồng con cái tôi tiếng Việt c̣n không bằng cấp nghề nghiệp ǵ, tiếng Mỹ không biết lấy một chữ, sang bển làm ǵ sống??
Tôi cố bày cho chị:
– Chị bán nhà lấy tiền trang trải nợ nần rồi đi xuất cảnh. Sang Mỹ làm cu li cũng có tiền mà chị.
Chị Mận dăy nảy:
– Trời đất ! bán nhà rủi không đi Mỹ được cả nhà tôi mấy mạng cù bơ cù bất ngoài đường hả…
Đang đói nghèo chị Mận thấy trước mắt 5 cây vàng quá to lớn hậu hĩ nên không màng ǵ tới chuyện đi Mỹ.
Tội nghiệp con “Mai mát” nếu ra đi với người dưng nước lă. Hôm nay họ cần nó để đạt được mục đích, mai kia họ sẽ đối xử với nó ra sao ? Có trời mà biết??
Chị Mận nếu bán con c̣n được 5 cây vàng.
Chị Thu ở xóm trên có hai con lai mà…mất trắng, những ngày tháng tư 1975 chị đă mang hai đứa con lai cho cô nhi viện để đi theo chương tŕnh BabyLift.
Chị lo ngại bị Việt cộng trả thù tội lấy Mỹ, đẻ ra con lai Mỹ nên tống con đi và đốt hết h́nh ảnh giấy tờ cho thoát nợ.
Hai đứa bé một lên 3, một mới đầy năm, c̣n mẹ, c̣n gia đ́nh bà ngoại mà bỗng thành trẻ mồ côi, ra đi trong t́nh thương, ḷng nhân đạo của chính phủ Mỹ.
Sau khi dứt được hai đứa con lai chị Thu lấy chồng đẻ ra hai thằng con Việt hoàn toàn cũng chẳng êm ấm ǵ, chồng chị bỏ đi, ba mẹ con phải nương náu ở chung với cha mẹ chị trong một căn nhà nhỏ.
Cha mẹ chị phải đùm bọc thêm ba nhân khẩu thời buổi bao cấp đói khổ. Cảnh nhà xô bồ đụng chạm, căi nhau, diễn ra như cơm bữa giữa mẹ con, bà cháu, cậu cháu…
Hàng ngày mẹ chị gánh nồi bánh canh, chị gánh nồi cháo huyết đi khắp xóm trên đến xóm dưới bán kiếm từng đồng.
Giá mà chị c̣n giữ hai đứa con lai, chia ra hai nhà th́ chẳng những mẹ con chị đi Mỹ mà gia đ́nh cha mẹ chị cũng đi Mỹ luôn.
Thấy người ta đi Mỹ diện con lai chị Thu đau đớn tiếc thương…con.
Ông trời công bằng. Ai giỏi chịu đựng, ai cho t́nh yêu thương sẽ nhận được thành quả tốt đẹp.
Chị Phi thợ may quần áo trong xóm, có một đứa con gái lai Mỹ mà hai vợ chồng đều thương yêu và âu yếm gọi là “bé Phương”. Phương dịu dàng và ngoan ngoăn, đi học về là phụ mẹ trong tiệm may những ǵ nó có thể làm được. Hàng tuần Phương là người ngoan đạo, theo cha mẹ đi lễ nhà thờ.
Người đời hay thành kiến đám con lai là khó dạy, là hư hỏng. Đó là những đứa trẻ bị bỏ rơi, không ai quan tâm thương yêu và giáo dục . Bé Phương may mắn không nằm trong thành phần ấy.
Chị Phi và đứa con lai ở đâu dọn về xóm này và mở tiệm may. Chồng chị đă qua một lần hôn nhân đổ vỡ trước kia. Hai mảnh đời dang dở kết hợp thành vợ thành chồng.
Anh không thể có con, th́ yêu vợ anh cũng yêu thương cả đứa con lai của vợ . Con bé cũng yêu thương anh như cha ruột.
Gia đ́nh hạnh phúc nhà chị Phi đă xuất cảnh diện con lai.
Cô Hương đi làm sở Mỹ nuôi cha mẹ và anh chị em cũng được nhờ. Cô lần lượt đẻ hai đứa con gái lai mang về cho bà chị cả nuôi. Hai đứa lai hai khuôn mặt khác nhau, chắc là…hai ông bố.
Chị Tuyết nuôi hai cháu mặc cho miệng đời hàng xóm dèm pha. Sau 1975 chị bán hàng bún ḅ kho trước cổng nhà máy.
Từ sáng sớm hai đứa cháu lai cùng bác ra dọn hàng, bán hàng, bưng bê vất vả.
Xong hàng ḅ kho buổi sáng, hai đứa phải trông hai tủ thuốc lá ngồi phơi mặt cả ngày ngoài đường, bán từng gói thuốc hay từng điếu thuốc lá lẻ cho đến chiều khi nhà máy tan ca th́ chúng mới dọn hàng và thực sự nghỉ ngơi.
Ở với bà bác nghèo nhưng đàng hoàng tử tế hai đứa con lai thành hai đứa trẻ ngoan, chịu thương chịu khó như những đứa trẻ ngoan của bao gia đ́nh khác.
Đại gia đ́nh chị Tuyết đă đi Mỹ diện con lai thật xứng đáng.
Một gia đ́nh con lai khác cũng ra đi trong hạnh phúc xum vầy.
Ông bà “Dầu Cù Là” trong xóm tôi lấy nhau bao năm vẫn không con, chẳng biết lỗi tại ai nhưng ông bà vẫn sống bên nhau và làm nghề buôn bán dầu cù là rất thành công giàu có.
Trước 1975 họ có xe hơi riêng để đi bỏ mối hàng.
Ông bà xin hai đứa con lai Mỹ về nuôi được một vài năm th́ biến cố 30 tháng tư 1975 . Người ta c̣n đem con ruột trả về Mỹ, ông bà th́ vẫn cương quyết giữ lại hai đứa con nuôi mang gịng máu Mỹ.
Về sau có người t́m đến ông bà Dầu Cù Là xin “mua” một đứa con lai để đi Mỹ với giá rất cao nhưng ông bà đều từ chối dù lúc này công việc làm ăn của hai ông bà đă xuống dốc thất bại, chiếc xe hơi đă bán từ hồi nào rồi.
Cả hai đứa con lai đều xuất cảnh cùng với ông bà Dầu Cù Là đường đường chính chính, v́ là con nuôi hợp pháp bấy lâu nay.
Hàng xóm khen ông bà nhưng cũng xuưt xoa …tiếc rẻ, chuyến xuất cảnh của ông bà ..“phí phạm” quá, tới hai đứa con lai, trong khi người ta mong có một đứa con lai để đi xuất cảnh mà t́m không ra.
Đó là những gia đ́nh có con lai xuất cảnh đi Mỹ hợp lệ hợp pháp.
Xóm tôi có hai trường hợp “con lai giả” qua mặt Mỹ ngon lành.
Nhà ông bà Lan có ba cô con gái, đứa nào cũng trắng trẻo nuột nà với đôi mắt sâu và mái tóc màu hung hung đỏ, trông thoáng cứ tưởng là con lai dù cha mẹ là người Việt hoàn toàn.
Cô con út giống con lai nhất. Cô giả làm con lai và đăng kư hồ sơ xuất cảnh. Phỏng vấn trót lọt.
Ngày gia đ́nh bà Lan lên đường đi Mỹ hàng xóm chỉ biết là có thân nhân bên Mỹ bảo lănh dù hồi nào tới giờ chưa ai nghe hay biết nhà bà có thân nhân ở Mỹ cả.
Hàng xóm bàn tán nể phục chắc là người thân nhà bà Lan làm chức vụ ǵ đó hay nhiều tiền lắm của mới mang cả nhà bà đi Mỹ bất ngờ như thế.
Măi khi một người trong xóm có thân nhân đi Mỹ diện con lai cùng thời điểm với bà Lan đă gặp gia đ́nh bà tại Philippine khi tạm trú để học tiếng Anh, viết thư về kể mọi người mới vỡ lẽ ra.
Nhà bà Sáu có thằng con lai tây c̣n “hên” hơn nữa. Ngay sau 1975 nó nộp hồ sơ đi Pháp không thành công.
Đến thời điểm con lai Mỹ, bà Sáu bỏ tiền chạy chọt làm giấy tờ khai sinh giả cho thằng lai Pháp nhỏ tuổi lại thành lai Mỹ và xin xuất cảnh diện con lai Mỹ, qua mặt ban phỏng vấn dễ dàng.
Lúc này hàng xóm không thấy bóng dáng con “Mai mát” nữa. Nhà chị Mận “khấm khá” hẳn ra, cái nhà cũ rích đă lợp lại mái “tôn” mới, chồng chị ăn nhậu nhiều hơn, chị Mận th́ se xua quần áo mới hơn.
Chuyện đă rơ. Con “Mai mát” đă đi theo gia đ́nh kia rồi.
Nghe kể chị Mận đă ngọt ngào năn nỉ nó, tiền bạc của nhà kia đổ vào để chị Mận mua sắm cho nó nhiều thứ, quần áo mới, dây chuyền cổ, ṿng đeo tay và đưa nó đi ăn, đi du lịch Vũng Tàu, Đà Lạt cùng gia đ́nh kia để nó làm quen với họ.
Thế là “Mai mát” vui vẻ đồng ư theo cha mẹ mới về nơi ở mới.
Họ là ai, ở đâu? chị Mận không hề biết, nhận tiền và giao con xong chị Mận hoàn toàn mất con không một tăm tích nào để lại, ví như chị bỗng dưng có đổi ư, trả lại tiền vàng đ̣i con về cũng không biết tên, không biết địa chỉ họ mà t́m.
Chỉ qua một người giới thiệu, ăn huê hồng cả đôi bên, người mua và người bán con lai đều phải chi chút tiền cho bà trung gian.
Những người con lai xóm tôi cũng như bao con lai Mỹ khác của miền nam Việt Nam sau cuộc chiến đă lên đường đi Mỹ định cư.
Dù đi với ai, là gia đ́nh mẹ ruột, mẹ nuôi, mẹ “giấy tờ” hay đi theo diện mồ côi Babylift. Họ cũng đă về quê cha.
Dù hầu hết những người cha của con lai ấy không c̣n nhớ thương, day dứt hoặc thậm chí không hề biết đến sự có mặt của họ trên cuộc đời này. Họ cũng đă về quê cha.
Chúc mừng những con lai. Họ đă có cuộc sống mới nơi đất nước tự do dân chủ, nơi mà không ai bị kỳ thị màu da, hoàn cảnh v..v…nơi mà họ có nhiều cơ hội để tiến thân.
Chỉ tội nghiệp chị Thu, không nghe tin tức ǵ của hai con đi diện BabyLift, mà chị cũng chẳng c̣n giữ một chút h́nh ảnh, giấy tờ nào của chúng cả.
Hai đứa con ấy đă nhạt nḥa h́nh ảnh trong nỗi dày ṿ ân hận và thương tiếc không nguôi của chị.
Và tôi nghiệp chị Mận, sau khi bán con được 5 cây vàng, chẳng thấy chị làm ăn ǵ mà chỉ thấy cả nhà ăn xài nên một thời gian sau lại thấy chị buôn gánh bán bưng và thỉnh thoảng đi vay nợ như trước kia.
Những lúc buồn chị ngậm ngùi than thở với tôi:
– Nghĩ mà thương con Mai quá, ngu ngơ dại khờ không biết nó sướng khổ ra sao?
Phải chi hồi đó tôi nghe lời chị, bán nhà trả nợ, làm thủ tục giấy tờ đi Mỹ th́ tôi đâu phải mất con Mai và vẫn nghèo mạt rệp như bây giờ nè trời…!!!
Nguyễn Thị Thanh Dương.
The Following 4 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
Lê Uyên Phương là tên khi viết nhạc của Lê Minh Lộc (1941-1999). Nghệ danh Lê Uyên Phương là sự kết hợp giữa Lê (họ của cha), Uyên (tên người bạn gái đầu tiên) và Phương (tên của mẹ, mẹ của ông là Công Tôn Nữ Phương Nhi, con gái thứ chín của Vua Thành Thái).
Sau này khi đi hát với vợ ḿnh, Lê Uyên Phương mới “chẻ” cái tên ra làm hai. Vợ là ca sĩ Lê Uyên, c̣n anh là người vừa đệm guitar vừa hát bè tên Phương.
Ca sĩ Lê Uyên lừng danh tên thật là Lâm Phúc Anh (1952), sinh ra trong một gia đ́nh khá giả và nề nếp trong khu người Hoa, Sài G̣n. Năm 15 tuổi, Lâm Phúc Anh được gia đ́nh gửi lên Đà Lạt học trường Tây. Nhà trọ của Lâm Phúc Anh cách nhà của Lê Uyên Phương đúng một căn (số 18 và 22 đường Vơ Tánh).
OK, xong phần chép từ Wikipedia rồi, giờ là lúc kể chuyện.
Lê Uyên kể lần đầu tiên gặp Phương là ở trên một con dốc của Đà Lạt. Thấy nàng đi ngang qua, chàng cất tiếng “chào cô.” Lê Uyên bảo ḿnh không bao giờ quên được đôi mắt hiền khô đă nh́n ḿnh đăm đắm ấy. Nhưng có biết thằng cha đó là ai đâu mà chào lại. Cô bỏ đi.
Hai ngày sau, Lê Uyên cùng bạn đến lữ quán Thanh Niên gần nhà nghe nhạc. Quán nhỏ, nhét gần 200 người, nhưng Lê Uyên vẫn ráng chen vào. Và nh́n lên sân khấu, cô thấy chàng trai trên con dốc cất tiếng “chào cô” đang kéo vĩ cầm say sưa. Và đấy là khởi đầu cho mối t́nh chung thủy lẫn khổ đau kéo dài suốt 30 năm sau đó măi đến ngày Phương mất vào năm 1999.
Nhưng nếu như yêu nhau rồi cưới nhau rồi sinh con th́ có lẽ âm nhạc Việt Nam đă không có huyền thoại mang tên Lê Uyên Phương. Âm nhạc của anh khắc khoải, đau khổ, tràn ngập tư tưởng hiện sinh chính bởi v́ mối t́nh của đời anh là một mối t́nh đau khổ, bị ngăn cấm.
Thấy đứa con gái mới 15 tuổi đi yêu một gă nghệ sĩ thấp bé, mẹ Lê Uyên lôi con về Sài G̣n, cấm tiệt không được giao du với phường “xướng ca vô loài.”
Lê Uyên phản ứng thế nào? Cô nói trong một bài phỏng vấn hồi năm ngoái, “Tôi tự vẫn. Tôi đă đi mua thuốc ngủ, chọn tối thứ Bảy để uống, để quyết ra đi chứ không phải là dọa (v́ ngày khác sẽ có người lên đánh thức dậy đi học). Chết c̣n hơn là sống mà không được yêu anh.”
May quá, mẹ Lê Uyên phát hiện kịp và mang cô đi súc ruột. Sau khi tỉnh dậy, Lê Uyên không hề sợ hăi v́ chết hụt. Cô chuyển sang tuyệt thực. Mẹ hỏi giờ con muốn cái ǵ đây, cô trả lời, “Con muốn anh Lộc.” Mẹ cô chiều ư, nhưng cũng chỉ để cô chịu ăn uống trở lại, rồi sau đó tiếp tục ngăn cấm.
Thế là Lê Uyên quyết định bỏ nhà theo trai. Cô nói, “Tôi quyết làm biện pháp mạnh hơn, đó là bỏ nhà đi cùng người ḿnh yêu. Chúng tôi bỏ nhà xuống Bảo Lộc. Hai đứa sống với nhau một tuần. Tôi tập nấu nướng, đi chợ, chăm sóc anh. Anh đứng đắn, không vượt quá giới hạn ǵ trong suốt một tuần lễ sống chung.”
Hết một tuần th́ bà mẹ tiếp tục lôi đầu đứa con gái về. Lê Uyên dùng biện pháp mạnh hơn, quyết định có con. Cô tin người mẹ rồi sẽ đầu hàng với chiêu “gạo nấu thành cơm.” Nhưng không, mẹ cô vẫn kiên quyết ép cô phá thai. Lê Uyên kể, “Lần này, mẹ tôi mạnh tay lắm. Bà nói, Nếu con không chịu th́ thằng Lộc phải ở tù v́ con đang tuổi vị thành niên. Tôi sợ thực sự mà đáng sợ hơn, tính mẹ tôi đă nói là làm.”
Và lúc này một nhân vật xuất hiện làm thay đổi cục diện. Đó là ba của Lê Uyên. Ông nói với người mẹ khó tính, “Chúng đă thương yêu nhau đến thế th́ cho chúng đến với nhau v́ nhỡ có chuyện ǵ th́ ḿnh lại mất đi một đứa con và một đứa cháu ngoại.”
Rồi từ đó, họ mới được yêu nhau.
Nh́n về mối t́nh bị cấm ngăn này, ta thấy nó mang đầy đủ chất liệu để làm nên một bộ drama. Nhưng sẽ càng drama hơn nếu ta đặt nó vào cái bối cảnh khốc liệt của thời chiến. Và lại càng drama hơn nữa khi ta biết Phương bị khối u ở ngón tay, suốt một thời gian dài anh nghĩ ḿnh bị ung thư xương. Cưới người vợ thua ḿnh mười tuổi, anh luôn nơm nớp lo sợ cô sẽ trở thành “góa phụ ngây thơ.”
Âm nhạc của Lê Uyên Phương phản ánh mối t́nh của Lê Uyên và Phương, tức là tràn ngập sự ám ảnh về chia ĺa và cái chết. Trịnh Công Sơn từng có một niềm tin sắt đá, rằng t́nh yêu rồi sẽ cứu chuộc ta trên cây thập giá đời. Lê Uyên Phương cụ thể hóa niềm tin ấy thông qua âm nhạc. Họ yêu và sống như thể hôm nay là ngày cuối cùng.
Họ vồ lấy nhau như loài thú hoang yêu nhau ngoài đồng. Họ đưa nhau xuống phố khi vẫn c̣n “nhức mỏi đôi vai.” Và khi rời xa ṿng tay nhau, rời khỏi chiếc giường c̣n đượm mùi ân ái là một hành tŕnh “bước xuống cơn đau.” Trước Lê Uyên Phương, nhạc t́nh của Việt Nam chưa xuất hiện những “vực sâu” hay những “vũng lầy.” Những ái ân hoan lạc cũng không xuất hiện, hoặc xuất hiện một cách thật kín đáo. Chỉ đến khi Lê Uyên Phương viết nhạc, bản năng mới xuất hiện, khi ông gọi ḿnh và người t́nh là “loài thú xa nhau.” Sau Lê Uyên Phương cũng chưa có ai dám viết những câu như sau,
“Hăy ngồi xuống đây
như loài thú hoang yêu nhau ngoài đồng
dưới nắng ban mai
phô thân trần truồng kiếp sống hoang sơ.”
Như những nhân vật trong sách của Remarque, họ yêu lấy nhau trong lo âu, như thể ngày mai sẽ chết hoặc nhanh hơn, buông nhau ra là sẽ chết. Sợ rồi làm ǵ? Rồi b́nh thản đón nhận nó. C̣n ǵ buồn hơn khi ta buồn thật b́nh thản, và c̣n ǵ sợ hơn khi nỗi sợ cũng trở nên b́nh thản đến độ cứ phải hỏi nhau là “Buồn Đến Bao Giờ.” Trong tác phẩm ấy, Lê Uyên Phương viết,
“Em ơi, lá đổ hoa tàn
Đếm tuổi cuộc đời trên hai bàn tay trơn
Em ơi, em ơi!
Xuân nào tàn, Thu nào vàng, môi nào ngỡ ngàng”
Cũng bị ảnh hưởng lớn bởi triết học hiện sinh, Lê Uyên Phương trở về ôm lấy thực tại. Dù ngày mai có xa nhau th́ vẫn quư những giờ c̣n gần nhau. Và mỗi phút bên nhau đều xem đó là lần cuối. Ông viết,
“Giờ này c̣n gần nhau, gần thắm thiết trong mối sầu
Gần bối rối biên giới từ ḷng đau.
Giờ này c̣n cầm tay, cầm chắc mối duyên bẽ bàng
Cầm chắc mắt môi ngỡ ngàng
Cầm giá buốt thương đau, ngày mai ta không c̣n thấy nhau.”
Sau Khánh Ly, Trịnh Công Sơn t́m thấy Hồng Nhung. Và đâu đó, ta thấy Trịnh Vĩnh Trinh, Trần Thu Hà và các giọng ca nam hát hay một vài bài của Trịnh Cộng Sơn. C̣n nhạc của Lê Uyên Phương phải do chính họ cất lên. Bởi v́ họ không chỉ hát, mà c̣n sống trên sân khấu. Lê Uyên Phương viết nhạc chính là để cho Lê Uyên và Phương tŕnh diễn. Đó là một định mệnh không thể tách rời. Và thứ âm nhạc đó chân thật vô cùng. Cung Tiến viết, “Chỉ một lần nghe, ta cũng có thể cảm thấy ngay đó là những khúc ca được sáng tác với cảm hứng âm nhạc đích thực, nhưng đó là một cảm giác không làm dáng và cũng không làm ra quá đáng, mà độ lượng, như là cố ư cầm lại vừa với tầm ngậm ngùi, ngao ngán của kiếp sống...”
Ngày Phương mất tại Nam California, có tới hai người phụ nữ để tang anh. Lê Uyên và cô em gái ruột của ḿnh. Cô em gái ấy đă mang ḷng yêu người anh rể, một mối t́nh tuyệt vọng và đau khổ khác. Và mấy năm sau khi Phương mất v́ bệnh ung thư phổi, Lê Uyên cũng đă có một người chồng mới.
Ái t́nh sau tất cả cũng chỉ là câu chuyện của hiện tại. Hăy yêu nhau như thể ngày mai sẽ mất nhau. Như Lê Uyên Phương rủ người yêu hăy ngồi xuống đây, nơi con vực này mà ngó xuống thương đau v́ “ngày mai, ta không c̣n có nhau.”
Và v́ ngày mai không c̣n có nhau nên hôm nay mới phải “Cho nhau hết những mê say, cho nhau hết cả chua cay. Cho nhau chắt hết thơ ngây, trên cánh môi say, trên ngón chân bước về t́nh buồn.”
Nhiều tập nhạc, và cũng nhiều ca sĩ đă hát là “chất hết thơ ngây,” nhưng chất… đi đâu? Chữ ấy phải là “chắt” mới hay chứ, chắt hết máu rồi th́ mới xuống phố với “trái tim khan” chứ.
Và c̣n ǵ đau hơn, đẹp hơn, buồn hơn khi một trái tim khan vẫn cố “chắt” để yêu thêm một lần cuối.
Hôm nay, 29-6 là ngày giỗ thứ 21 của Lê Uyên Phương!
B̀NH BỒNG BỘT Facebook
The Following 2 Users Say Thank You to cha12 ba For This Useful Post:
Tôi yêu Sài G̣n – luôn luôn và măi măi – như bao người Sài G̣n khác; đơn giản là v́ tôi sinh ra và lớn lên tại Sài G̣n trước 1975 – được thụ hưởng nền văn hóa nhân văn và lối sống nhân ái của của Sài G̣n.
Tôi tự hào là người Sài G̣n “chánh hiệu” v́ ba mẹ tôi – đă thành người “thiên cổ” từ lâu – cũng là… dân Sài G̣n. Sau này, khi làm việc với nhiều chuyên gia Anh, Pháp, Nhật, Mỹ, Đức,… tôi hănh diện nói với họ trong những bữa ăn hoặc lúc uống cà phê: “Je suis un Saigonais pur” hoặc “I am the real Saigonese.”
Ba mẹ nuôi tôi, nhà trường dạy tôi nhưng Sài G̣n ấp ủ tôi. Tôi với Sài G̣n quá nhiều kỷ niệm êm đềm và đẹp biết bao… Thời gian qua đi với nhiều biến động dữ dội nhưng trong kư ức và tâm khảm tôi – những lưu luyến về Sài G̣n vẫn hiện lên rơ ràng bất chấp thời gian.
Một trong những kư ức đó – b́nh dị lắm thay – là… me và những hàng me của Sài G̣n.
Tôi “có duyên” với me từ lúc c̣n là “con nít,” bởi hồi nhỏ tôi hay bị “sảy” – nó nổi thành từng “dề” trên lưng trên cổ gây ngứa ngáy đau rát rất khó chịu, ngứa lắm đến nỗi phải “găi”; găi “sướng” đến độ rách da gây nhiễm trùng thành ghẻ và mụn nhọt. Ba tôi dẫn tôi đi khám bác sĩ ở công ty nơi ba tôi làm việc, uống cả “chậu” thuốc tây mấy tháng trời vẫn không hết. Mẹ tôi, hổng biết nghe ai, nhờ người hái me non về rửa nước sạch rồi nấu lên pha nước cho tôi tắm. Được vài lần th́ giảm rồi hết hẳn; tôi “biết ơn” me từ đó.
Lớn lên một chút, vào trung học đệ nhất cấp, sau giờ tan học về nhà, tôi thích đạp xe tà tà dọc theo các con đường Cường Để, Nguyễn Bỉnh Khiêm… để được đi dưới những hàng me rợp mát và lượm những trái me chín rụng xuống – hồi xưa gọi là me “dốt” – ngon “hết biết.”
Không chỉ vậy, me lưu “cảm t́nh” với tôi từ những món ăn, tôi không giấu giếm ḿnh là ngưới “ham ăn… ngon”: Canh chua cá lóc mà không nấu với me th́ không phải là canh chua chánh hiệu. Me làm cho tô canh chua có vị thanh, dịu, chua một cách… “ngọt ngào.” Tôi không là bác sĩ, dược sĩ nhưng tin rằng rằng canh chua me có tác dụng “giải cảm”; có lẽ bởi tôi cảm thấy… “sảng khoái” và “quá đă” sau khi “thưởng thức” tô canh chua me.
Bây giờ tôi không t́m đâu ra một món ăn dân dă mà mẹ tôi làm những tháng năm khó khăn những năm đầu sau 1975. Mỗi trưa đi học về, tôi phải đạp xe lên chợ nhỏ Văn Thánh nơi mẹ tôi dăi dầu mưa nắng bán đủ thứ bí, bầu, rau, củ, quả, đậu, tương, cà, mắm, muối… để dọn hàng về.
Về đến nhà thường là hơn 1 giờ trưa. Mẹ tôi bằm ba rọi xong để một khúc mắm cá lóc vào giữa hai lớp ba rọi đă bằm, ướp tiêu, hành, tỏi, ớt rồi đem chưng lên. Lúc mùi thơm điếc mũi dậy lên, bà sắp cải con, rau húng, dưa leo, đậu rồng và đặc biệt – thêm vài lát me sống bỏ hột xắt xéo. Tô mắm cá lóc chưng với ba rọi bằm được bắt xuống c̣n nghi ngút khói cùng với nồi cơm vừa chín tới.
Mỗi “và” cơm với miếng mắm lóc kẹp ba rọi bằm kèm với đậu rồng, cải con, dưa leo và cắn nhẹ một miếng me sống là… từng giọt mồ hôi… ṛng ṛng trên mặt tôi v́ quá ngon, ăn không kịp thở!
Me c̣n làm cho nhiều món ăn b́nh thường trở thành đặc sản có tiếng. Hột vịt lộn quá b́nh thường, nhưng hột vịt lộn xào me làm mọi người múc, húp ś sụp! Rồi c̣n cua rang me! Trời đất! Không có nhiều quán ăn có món này bởi chế biến cho đúng điệu không dễ chút nào. Order món này phải chờ lâu một chút, chờ cho dịch vị tiết ra sự thèm thuồng; rồi khi món được bưng ra phải chờ thêm một tí để nguội bớt – cũng là để chút ít nước miếng nuốt ngược vào chờ đợi – để sau đó là… húp hà… tê tái!
Tết mà thiếu mứt me th́ lấy ǵ để nhấm mà tán dóc? Cái ngọt ngọt chua chua gịn gịn của mứt me làm giảm cái ngấy của bánh chưng bánh tét; giảm cái ngọt đường của các loại mứt khác. Mứt me uống trà cũng được, nước ngọt cũng xong, và nhấm nháp với tí rượu bia cũng ok.
Các “fan” của lứa tuổi “teen” chắc phản ứng mạnh nếu không có ô mai me trên đời. Không có ô mai me th́ làm sao có thể suốt ngày ôm “ai phôn,” “ai pát” để chit chat?
Bún riêu mà không có nước me dốt giầm th́ coi như “trớt quớt,” khô cá khoai nhấm với gỏi lá sầu đông mà không có nước mắm me th́ chưa phải “sành điệu.”
…
Và điều mà tôi nhớ đến me nhiều nhất là chuyện t́nh của tôi: Me đồng hành với tôi khi tôi lên lớp 12 – khi trái tim bắt đầu biết… rung rinh sau mỗi chiều tan học – cứ măi đạp xe phía sau tà áo dài trắng của người con gái Trưng Vương, mà quên cả đường về nhà! Không ǵ đẹp hơn dáng h́nh người con gái “vóc hạc xương mai” trong tà áo dài trắng thong thả nhẹ nhàng đạp chiếc “mini” dọc theo con đướng Nguyễn Bỉnh Khiêm có hàng me cao rợp bóng. Càng đẹp hơn khi vào mùa Hạ hàng me có đầy hoa phượng đỏ thắm đan xen, xào xạc cành lá đong đưa cùng tiếng ve sầu réo rắc.
Cái đẹp của cô nữ sinh Trưng Vương áo dài trắng đạp xe tan trường về nhà dọc theo hàng me cao tỏa rộng cành lá xanh tươi điểm những chùm hoa phượng đỏ thắm đó, đẹp biết bao nhiêu th́ càng tương phản với cái ngây ngô lọng cọng của một thằng con trai mới lớn – là tôi – ngu ngơ lẽo đẽo theo sau dơi theo dáng h́nh của nàng mà không biết phải làm ǵ, không dám “dọt” xe lên để bắt chuyện; chỉ biết đạp xe theo sau chầm chậm, chầm chậm… rồi cố sức tăng tốc đạp theo mỗi khi nàng “bươn” xe vượt qua ngă tư đèn xanh đèn đỏ; để rồi phải dừng lại, xuống xe; và:
“… có người yên lặng buồn trông…
nh́n theo hun hút bóng xe… em…” (2)
Tất cả chỉ v́ xe đạp của tôi bị “tuột” sên, đôi khi v́ pê đan “rớt”!
Chỉ có hàng me hiểu tôi và “thông cảm” cho cái ngu ngơ dại khờ của tôi. Hàng me c̣n “an ủi” tôi bằng… vài trái me rụng “lộp độp” và… chùm lá me rơi lỏa xỏa trên đầu.
Bao nhiêu ngày như vây, tôi không nhớ. Chỉ biết sau mùa Hạ đó, là bao nhiêu biến động: đánh tư sản, đổi tiền, đi kinh tế mới, vượt biên, chiến tranh… Tất cả ào ạt đổi thay, tôi dấn bước vào đời; em biền biệt nơi nao? Chỉ mong em được yên ấm và hạnh phúc, để ḿnh tôi với hoài niệm của một t́nh yêu “câm nín,” về con đường có lá me bay… chiều chiều tôi lại đạp xe… theo nàng!
Tôi vẫn yêu Sài G̣n, dẫu rằng Sài G̣n bây giờ – theo tôi – không c̣n thơ, không c̣n đẹp như xưa, không c̣n những tà áo dài trắng, không c̣n “xe đạp mini ơi” và những hàng me cũng không c̣n nhiều và rợp mát như xưa.
Tôi vẫn yêu Sài G̣n, v́ Sài G̣n có những con đường và hàng me của riêng tôi. Những hàng me chứng kiến những rung động đầu đời của tôi, những hàng me “biết” tôi “yêu” mà không dám nói.
Trịnh Công Sơn có “Hạ Trắng.” Riêng tôi – tôi nhớ hoài mùa Hạ với… me và hàng me Sài G̣n.
Ấn tượng của chị Dung lần đầu gặp ông Đại là một khuôn mặt vô hồn nh́n vào khoảng không vô định. Không chào hỏi, không có bất kỳ biểu hiện vui buồn ǵ trên khuôn mặt trơ như tượng đá. Tuy vóc dáng ông c̣n khỏe mạnh đối với một người ngoài bảy mươi nhưng những bước đi có vẻ nặng nề không phải do đau yếu mà dường như trong ḷng không muốn bước.
Hôm đó là ngày đầu tiên chị Dung đi làm cái nghề chăm sóc người già ở nhà ông Đại. Ra mở của là một người đàn bà có tuổi với gương mặt lạnh như tiền lướt nh́n chị từ đầu đến chân. Bà Tiên vợ ông Đại có thói quen đánh giá người khác qua bề ngoài bằng cái nh́n soi mói làm đối phương mất b́nh tĩnh. Công ty chị Dung phải đổi đến năm nhân viên chỉ trong ṿng một tháng, chị Dung là người thứ sáu. Nguyên nhân thông thường của việc đổi người là do gia chủ yêu cầu người chăm sóc làm những việc quá sức hay người làm không chịu nổi nhưng ch́ chiết đay nghiến của thân chủ. Trường hợp của ông Đại hoàn toàn khác. Ông hoàn toàn không mở miệng hay yêu cầu điều ǵ. Nếu muốn làm ǵ cho ông Đại phải được bà Tiên đồng ư th́ mới được làm. Thực ra bà Tiên không thích có người đến nhà để chăm sóc ông Đại. Việc sắp xếp này là do cô con gái Mindy bàn với ông bác sĩ gia đ́nh và ông Đại là người gật đầu theo ư họ mà thôi. Những người xin đổi việc là do không ai chịu nổi cái tĩnh lặng gần như bất động trong ngôi nhà ông Đại.
Chị Dung trông trẻ trung hơn lứa tuổi u60 của ḿnh, thời gian vẫn chưa làm phai hết nét đẹp dịu dàng của người đàn bà góa này. Sau hơn 30 năm làm y tá cho một bệnh viện ở Sài g̣n, lúc về hưu, chị được con gái lớn bảo lănh sang Mỹ. Chị muốn đi làm để kiếm tiền nuôi hai đứa con c̣n ở Việt nam và có thể sớm bảo lănh chúng sang để đoàn tụ gia đ́nh. Lúc mới qua Mỹ, chị đi làm giúp việc cho một gia đ́nh giàu có người Việt. Hàng ngày vợ chồng họ đi làm và con cái đi học, một ḿnh trong một ngôi nhà rộng lớn ở một vùng núi, chị Dung có cảm giác thật trống trải. Nghe ở vùng này người ta tuyển nhân viên chăm sóc người cao tuổi, chị Dung cảm thấy công việc này phù hợp với chị hơn nên nộp đơn. Sau khóa huấn luyện một tuần, chị được phân công chăm sóc ông Đại tại nhà. Công việc của người chăm sóc theo hợp đồng lao động là giúp đỡ thân chủ trong việc ăn uống, đi lại, vệ sinh cá nhân, nấu nướng và dọn dẹp nhà cửa.
Ông Đại vốn là một cựu sỹ quan VNCH, định cư ở Mỹ gần ba mươi năm trước theo diện HO. Ông bà sang Mỹ khi đă nửa đời người, rồi lao vào kiếm tiền để nuôi hai đứa con. Ông đă từng làm nhiều việc khác nhau như sắp xếp hàng ở các siêu thị, nhân viên đưa thư. Dù vất vă nhưng ông đă hoàn thành tốt nhiệm vụ của một người cha là nuôi hai con nên người. Tony nay là bác sĩ chuyên khoa da liễu, Mindy là luật sư. Hai ông bà về hưu sống trong căn nhà nhỏ mà gia đ́nh họ sống trong hơn hai mươi năm ở ngoại ô Phidadelphia. Tony và Mindy sau khi ra trường, mua nhà riêng gần đó để tiện đi lại chăm sóc hai ông bà.
Hồi các con c̣n nhỏ, ông Đại vui vẻ hoạt bát và siêng năng làm việc. Từ lúc hai con trưởng thành và ra riêng, ông Đại trở nên trầm tư ít nói. Trước đây, ông Đại cảm giác họ là một gia đ́nh đầm ấm. Đó là động lực để ông làm việc kiếm tiền nuôi con. Lúc các con khôn lớn th́ chúng nó thành Mỹ con từ văn hóa đến lối sống, khoảng cách hai thế hệ ngày một xa. Lúc đầu ông bà nghĩ như thế cũng tốt cho thế hệ thứ hai. Chúng nó đă ḥa nhập với cuộc sống ở đây, đất nước này trở thành quê hương của chúng chứ không phải như bọn người già họ.
Bà Tiên là người đơn giản, chỉ cần thấy con cháu có cuộc sống tốt là bà vui. Ông Đại th́ khác. Vốn sinh ra trong một gia đ́nh truyền thống ở Huế, ông quen với sự gắn kết giữa các thế hệ trong một gia đ́nh ở đó người ông hay người cha luôn được kính trọng và có tiếng nói trong từng việc nhỏ việc lớn. Hai đứa con ông cũng suy nghĩ đơn giản như mẹ chúng, cho rằng sứ mệnh của ông đă kết thúc, bây giờ đến lượt chúng nó. Ông bà chỉ cần ngồi yên để hưởng những thành quả của ḿnh.
Bà Tiên cũng nghĩ rằng bây giờ con cháu thành đạt, đây là lúc ông được nghĩ ngơi th́ đúng ra ông nên vui mới phải. Ông muốn nói ǵ với con cháu bà cũng ngăn cản, cho rằng ông cổ hủ và con cái bây giờ hiểu biết hơn cha mẹ hăy để chúng nó tự quyết định. Hồi ông c̣n là lao động chính trong nhà, hàng ngày bà cũng cố nấu những món ông thích. Khi về già, bà trở nên mệt mỏi nên trong nhà ít khi đỏ lửa. Các món ăn thường trực là ngũ cốc với sữa, ḿ gói, bánh kẹp thịt đông lạnh hâm bằng ḷ vi sóng. Ông buồn không muốn ăn th́ bà than rằng ông đổ chướng. Ông thích về Việt nam sống th́ bà không chịu v́ muốn sống gần con cái. Nhiều lúc ông nói chuyện về những kỷ niệm ở Việt nam bà cũng không buồn nghe, bảo rằng ông sống hoài niệm. Dần dà ông chẳng buồn nói v́ cảm thấy không c̣n ai lắng nghe ḿnh nữa.
Cuối tuần Tony và vợ con ghé qua nhà ông bà để một đống đồ ăn vào tủ lạnh, hỏi thăm ông bà đôi ba câu rồi đi. Mindy th́ ở hơi xa nên thường gọi điện cho ông bà để biết t́nh h́nh. Thỉnh thoảng, cô ghé nhà ông bà khi có công chuyện cần thiết mà thôi. Cả tuần bận rộn với công việc, cuối tuần hay ngày lễ những người trẻ muốn nghĩ ngơi và dành thời gian cho gia đ́nh nhỏ của ḿnh. Ai cũng có xu hướng tập trung vào thế hệ sau, v́ cho rằng đó mới là tương lai. Hơn nữa, ngoài việc hỏi thăm ba mẹ có uống thuốc đầy đủ không, hôm nào đi thăm bác sĩ th́ họ cũng không biết làm ǵ hơn. Oái ăm thay, con người thông minh có thể tạo ra những con búp bê biết thể hiện cảm xúc mà bản thân con người th́ lại trở thành những cái mày biết nói theo kiểu lập tŕnh.
Ông Đại đi thăm bác sĩ tâm thần của ông thường xuyên để kiểm tra và điều chỉnh thuốc. Dường như càng uống thuốc th́ bệnh trầm cảm của ông Đại ngày một tệ hơn. Lần khám gần đây, bác sĩ đề nghị với ông họ sẽ làm sốc điện cho ông nếu ông đồng ư. Mỗi lần đi gặp bác sĩ, hai thân già tha nhau chứ hiếm khi nào ông con bác sĩ đưa cha ḿnh đi khám. Có lẽ anh ta quá bận và anh ta nghĩ điều đó cũng không cần thiết. Công việc ai người đó lo, anh đưa ông đi cũng không có ích lợi ǵ hơn. Một suy nghĩ rất Mỹ, tôn trọng sự độc lập và riêng tư của người khác. Logic đến nhẫn tâm!
Cô con gái Mindy là một nữ luật sư trẻ đẹp, nói tiếng Việt trọ trẹ. Mỗi lần nói chuyện ǵ với bác sĩ ông bà cũng phải thông qua một người phiên dịch. Thỉnh thoảng Mindy đưa ông Đại đi để giải quyết những vấn đề cô cho là quan trọng. Một lần để nói với bác sĩ rằng cô rất lo lắng cho sự an toàn của mẹ có khi phải ở chung nhà với ba cô v́ đôi khi tức giận ông hay ném vật này vật nọ. Mới đây cô đến để yêu cầu bác sĩ gia đ́nh rằng ba cô cần người chăm sóc tại gia v́ mẹ cô không đủ sức để làm và nhất là ông bà không c̣n đối xử với nhau ḥa thuận như trước đây.
Các nhà tâm lư học cho rằng giữa cha và con gái có một t́nh yêu đặc biệt. Ông Đại thấy giữa ḿnh và con gái là một khoảng cách vời vợi. Ông thèm một cái ôm tŕu mến, ánh mắt thương yêu, hay một câu an ủi từ cô con gái. Chỉ chừng đó là ông có thể bớt bệnh, chứ không phải những viên thuốc với những công thức hóa học chính xác đến vô hồn kia. Ông Đại ước ǵ con trai con gái ông cứ bé như hồi nào, để mỗi buổi sáng ông được cơng chúng ra xe bus, rồi được hai đứa ôm hôn trước khi đến trường. Những buổi đi coi phim tụi nó đ̣i ông mua cho những bao bắp rang nóng hổi hay những kem cây mát lạnh. Những lúc cô đơn, ông có thói quen lục lạo những kư ức đẹp. Ông vẫn c̣n nhớ như in cái đang chạy chân sáo đầy phấn khích của hai đứa những lúc đó. Tụi nhỏ quấn quít bên ba mẹ, thế giới của chúng có một phần ông trong đó. Bây giờ thế giới chúng nó và ông là những đường tṛn chỉ tiếp xúc ngoài mà thôi. Đó là những lúc tụi nó đem thức ăn đến cho ông hay là đến bác sĩ để khai thêm triệu chứng của ba nó. Tụi nó được gọi là thành đạt nhờ học và hành những thứ logic vô hồn, lạnh lẽo c̣n hơn những cái thánh giá trên các ngôi mộ.
Ông không hề trách chúng nó v́ cuộc sống của chúng đâu có nhiều thử thách như ông đâu để hiểu hết những suy nghĩ của ông. Ngay cả người đă đồng hành với ông qua những thăng trầm là vợ ông c̣n không hiểu được ông. Nhiều khi ông có cảm giác lạc lơng ngay trong tổ ấm của ḿnh. Thông thường cảm xúc của mỗi con người như là tấm gương phản chiếu tâm hồn người đối diện. Dễ thương th́ dễ được thương, chứ mấy ai chịu khó thương người khó chịu. Trong cuộc sống gia đ́nh th́ sự hiểu biết và thương yêu là điểm then chốt. Nếu không có đủ hiểu biết và t́nh thương th́ khi có chuyện ǵ xảy ra, mọi người có xu hướng đổ lỗi cho người khác. Từ đó, khoảng cách giữa mỗi người ngày càng xa. Hiểu và thương giúp ḿnh trở nên vị tha, hy sinh hơn để có thể ôm ấp người thương những lúc họ không dễ thương. Đó cũng là lúc người thương của chúng ta cần ṿng tay của ḿnh nhất.
Đến thế hệ thứ ba th́ thế giới ông và cháu là những đường tṛn không tiếp xúc nữa mà xa nhau như những hành tinh quay cuồng trên những quĩ đạo riêng, không bao giờ đụng nhau. Tụi nó nói tiếng Mỹ, ăn đồ Mỹ, Việt nam đă quá mơ hồ với chúng. Những ǵ ông nói chúng không bao giờ hiểu và ngược lại. Ngay cả vợ ông cũng khuyến khích các con nuôi dạy cháu ḿnh theo kiểu Mỹ để được như cha mẹ nó, để bà nở mày nở mặt về thế hệ Mỹ con này. Vợ ông luôn tự hào về các con, khoe con ḿnh giỏi cỡ nào, nhà cửa to lớn ra làm sao. Bà Tiên là người thiên về vật chất và dễ thỏa măn. Bà hay than rằng ông đ̣i hỏi nhiều quá. Bà thấy ông ngày một khó tính cũng không c̣n muốn gần ông nhưng cũng không muốn để người khác chăm sóc ông. Ông Đại có cảm giác ngày xưa ḿnh ông gánh cả nhà th́ bây giờ ông đă trở thành gánh nặng cho vợ con.
…
Mấy năm trước khi chị Dung đến, một ngày của ông Đại là ngồi hàng giờ ở sofa nh́n vào khoảng không vô định. Đến buổi th́ ăn, tối trời th́ lên giường. Như một cái máy, không c̣n chút hứng thú ǵ. Không ai biết hay quan tâm những suy nghĩ trong đầu ông. Đơn giản, bệnh th́ uống thuốc. Vốn là một y tá nhiều kinh nghiệm, chỉ chưa đầy một tuần bên ông, chị Dung nhận thấy lối sống là phần quan trọng nhất đối với căn bệnh trầm cảm của ông Đại. Chị Dung nghĩ rằng nếu ḿnh không giúp ông th́ đến người thứ n cũng không ai thay đổi được ǵ. Hàng sáng chị pha trà mời ông uống, nấu những món Việt thuần túy cho ông ăn, đọc truyện và mở nhạc cho ông nghe, đưa ông đi dạo . Chị cố gắng tṛ chuyện với ông Đại bằng cách khơi gợi những kỷ niệm hồi c̣n ở Việt nam, những kư ức vui vẻ với vợ con. Lúc đầu bà Tiên tỏ vẻ không thích chị Dung làm những điều đó nhưng chị mạnh dạn thưa với bà đó là trách nhiệm của chị, nếu bà không muốn th́ có thể yêu cầu với công ty để đổi người. Kinh nghiệm mách bảo chị có thể giúp ông thoát ra khỏi t́nh trạng sống cũng như chết này nên chị thà làm theo lương tâm rồi bị cho nghỉ việc chứ ngậm miệng ăn tiền rồi cũng chán và tự ư xin nghĩ như năm người trước.
Và chị Dung đă đúng. Ông Đại ngày càng có những biểu hiện trên khuôn mặt một nhiều hơn. Giọng nói và cử chị dịu dàng của chị Dung làm ông Đại nhớ lại cô bé học cùng lớp tiểu học hơn nửa thế kỷ trước. Những kỷ niệm nhiều khi giúp con người ta sống qua thực tế phũ phàng. Trí nhớ ông sống lại h́nh ảnh cô bạn cùng lớp xinh xắn với hai má lúm đồng tiền có giọng đọc và hát thánh thót như sơn ca. Lần đầu tiên sau nhiều năm làm tượng đá, ông đă t́m được nụ cười trên môi và những hoan hỉ trong tâm của ḿnh.
Tuần thứ ba, ông Đại đă chịu theo chị Dung ra sân mỗi buổi sáng để chăm sóc các cây cảnh. Ông bắt đầu đi đứng nhanh nhẹn hơn, nói năng ngày một nhiều hơn. Những buổi sáng sau đó, ông Đại thấy ḷng ḿnh háo hức như là cậu học tṛ ngày xưa mong đến trường mỗi ngày để được gần cô bạn cùng lớp. Thứ hai tuần thứ tư, ông Đại thấy sốt ruột v́ đă hơn 9 giờ sáng mà chị Dung vẫn chưa đến. Rồi ông nhận được điện thoại của công ty cho hay trên đường đến nhà ông, chị Dung bị tai nạn xe và họ sẽ phân công người khác đến chăm ông.
Ông cho họ hay rằng ông đă khỏe không cần người chăm sóc nữa. Ngay lập tức, ông lấy xe chạy vào bệnh viện thăm chị Dung. Nghe chị Dung bị tai nạn, đột nhiên ông trở lại mạnh mẽ, quyết đoán như thời c̣n cầm súng. Sau nhiều năm không ngồi trước vô lăng, mà hôm nay ông chạy xe thật ngon. Ông hỏi người trực ở bệnh viện, người ta dẫn ông đến pḥng mổ năo nơi chị Dung vừa được đưa vào. Ông được cho biết chị Dung đang trong t́nh trạng nguy kịch tính mạng cần phải phẫu thuật ngay.
Mới hai tuần trước ông c̣n thờ ơ với mọi thứ trên đời với đôi mắt nh́n vào hư vô th́ bây giờ trông ông bồn chồn bước tới bước lui trong pḥng chờ với đôi mắt mở to như dán vào cánh cửa dẫn từ pḥng mổ ra pḥng đợi. Mỗi khi cánh cửa trắng mở, ông Đại nh́n chằm chằm vào những bóng áo xanh bước ra, cố t́m nụ cười trên gương mặt họ. Bất chợt ông Đại nhận ra những ǵ làm ông suy nghĩ trong mấy năm qua đă hoàn toàn tan biến trong giờ phút sinh tử này.
TYKH.
The Following 3 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
Nỗi buồn lớn nhất của tuổi già là phải thận trọng với con ḿnh
Con lớn lên, nhiều kiến thức hơn, dần thiếu kiên nhẫn và xem thường cha mẹ, khiến họ trở thành một "con nhím" thận trọng.
Một độc giả gửi đến mục tâm sự của Sina câu chuyện của ḿnh: "Tôi mua cho mẹ một chiếc điện thoại thông minh. Mẹ nhờ tôi dạy cách sử dụng. Tôi đă chỉ cho bà cách tải các ứng dụng, sau đó bật máy tính lên để chuẩn bị làm việc. Thế rồi mẹ vào, bà lại hỏi về một phần mềm mới. Lát sau, khi tôi đang xoay sở với đống việc, bà ở bếp than thở vọng ra rằng bà không thể dùng được chiếc máy mới. Ḍng ư tưởng công việc bị cắt ngang khiến tôi bực dọc, tôi chạy vào bếp và gắt lên với mẹ. Bà ngước lên nh́n tôi khổ sở: "Hay là thôi, mẹ vẫn dùng điện thoại cũ". "Tùy mẹ, mẹ muốn thế nào cũng được", tôi sốt ruột bước ra ngoài, để mẹ một ḿnh với cái điện thoại đời mới.
Đêm khuya hôm ấy, khi chuẩn bị đi ngủ, tôi nhận được tin nhắn của mẹ: "Con à, mẹ đă già. Mẹ quên nhanh điều người khác nói. Mẹ cũng không nhớ cả điều mẹ đă nói. Lúc nấu cơm, có khi mẹ quên cả cắm phích. Con có thể kiên nhẫn hơn với mẹ không?".
Những ḍng mẹ viết làm mắt tôi ướt nḥe. Tôi biết, mẹ không dám nói chuyện trực tiếp với tôi nên đă nhắn tin. Tôi dằn vặt ḿnh: Giá có thể kiên nhẫn hơn một chút nữa.
Những ngày sau đó, mẹ không hỏi tôi về điện thoại nữa. Tự bà đă mày ṃ, t́m hiểu cách tải ứng dụng".
Độc giả bày tỏ, anh biết mẹ anh đă tổn thương. Anh chia sẻ: "Điều đáng buồn nhất không phải là thái độ của tôi, mà là thông điệp tôi đă truyền tải qua thái độ ấy, nó nhắn nhủ với mẹ lại rằng: Mẹ đă già rồi, và đang dần trở nên vô dụng". Giờ đây, khi b́nh tĩnh nh́n lại, anh cảm thấy day dứt, v́ đă để lại những vết sẹo trong ḷng đấng sinh thành.
Nỗi buồn lớn nhất của cha mẹ khi họ già đi, chính là buộc phải trở nên thận trọng hơn với con ḿnh.
Thủa ấu thơ, trong mắt trẻ, mẹ cha là người biết mọi thứ, mạnh hơn tất cả. Cha mẹ là hai ngọn núi, che chở, mang lại b́nh yên cho đứa con.
Nhưng có một ngày, những "ngọn núi" ấy không c̣n sừng sững nữa. Đó là khi bố mẹ về già. Họ có nhiều điều không dám hỏi, không dám đề cập với con. Lư do đơn giản, tuổi tác khiến họ dễ tổn thương hơn. Đó c̣n là v́ con cái dần thay đổi, trở nên thiếu kiên nhẫn, nhiều kiến thức hơn và dần xem thường người cha, mẹ. Điều đó biến cha mẹ thành một "con nhím" thận trọng.
Bộ phim truyền h́nh nổi tiếng của Trung Quốc Gia đ́nh hạnh phúc từng lấy đi nước mắt của nhiều người, v́ những thông điệp mà nó mang lại. Nội dung phim xoay quanh một thanh niên giỏi giang, là bác sĩ của một viện lớn, tuy nhiên anh không thăng tiến được v́ nhiều đồng nghiệp khác có gia đ́nh bề thế, địa vị hơn. Một ngày, trong nỗi thất vọng v́ mất đi vị trí tiềm năng, anh về nhà trách cứ bố ḿnh: "Bố mỗi ngày cứ hỏi con có đói không? Bố chỉ lo được cho con chuyện đói, no, không thể nào lo cho con được sự nghiệp". Lời phàn nàn của đứa con làm người bố trống rỗng, đau khổ. Ông nói: "Là bố sai rồi, là bố không có khả năng đem lại cho con những điều tốt đẹp hơn".
Sự đồng hành của cha mẹ trong mọi giai đoạn cuộc đời của con giống như một bức tường ngăn giữa con và "Thần Chết". Bất kể là lên 3, lên 5, hay 40, 60, bạn luôn cảm thấy cái chết ở rất xa chúng ta, khi cha mẹ c̣n ở bên. Tuy nhiên, khi đấng sinh thành về với cát bụi, những cảm xúc sẽ hoàn toàn thay đổi. Người con cảm thấy ḿnh đă bước sang một giai đoạn mới của cuộc đời, thấu hiểu rơ nỗi đau mất mát bởi sự mong manh của đời sống, họ trở nên già dặn hơn, cô độc hơn, và yếu đuối hơn, khi thiếu đi chỗ dựa quan trọng. Đó là lúc, con cái hiểu được giá trị trọn vẹn của cha mẹ ḿnh.
Để tránh làm bố mẹ tổn thương, con đừng:
- Đổ lỗi cho sự "bất tài" của cha mẹ
Bạn có thể trách bố mẹ không có khả năng đem lại điều bạn muốn, nhưng đừng quên rằng họ đă trao cho bạn khả năng. Việc bạn đạt được điều bạn muốn hay không, một phần lớn phụ thuộc vào năng lực của chính ḿnh.
- Phàn nàn về những phàn nàn của cha mẹ
Lời phàn nàn có thể khiến bạn bực dọc, nhưng họ làm vậy v́ thực ḷng yêu thương và mong muốn bạn tốt đẹp hơn.
- Cau có về sự chậm trễ của cha mẹ
Khi c̣n nhỏ, chúng ta dựa vào cha mẹ để bước đi. Giờ bố mẹ đă già, phải dựa vào con cái để di chuyển. Mỗi khi họ chậm chạp, lề mề, hăy nhớ về thủa ban sơ của ḿnh, bạn cũng không khác ǵ như vậy.
- Ghét bỏ khi bố mẹ ốm
Sinh lăo bệnh tử, con người không ai thoát khỏi quy luật tự nhiên ấy. Khi cha mẹ c̣n trẻ, họ chăm sóc bạn từng tí, bên bạn khi bạn ốm đau. Lúc họ về già, đây là lúc quay lại ṿng tuần hoàn ấy.
Phan Hạnh.
PH-HCA
The Following 3 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
“Chị lại đến đây rồi!” – Giọng tôi quát lên khi nh́n thấy mẹ Tân Dũng tay xách hộp cơm đến cho cậu bé, bởi trường chúng tôi có quy định không cho phụ huynh mang cơm cho học sinh.
“Thầy giáo à…!”
“Trời ơi, không phải tôi đă nói với chị rồi sao, trường học không cho phụ huynh mang cơm đến cho học sinh. Nếu ai cũng như chị th́ trước cổng trường sẽ đông nghịt người, như vậy, chúng tôi làm sao để cho học sinh nghỉ giải lao đây?”
“Tôi biết, tôi biết…”
“Biết rồi mà vẫn mang đến, đây gọi là biết rơ sai nhưng vẫn làm. Chị không biết đường để cậu bé tự mang đi sao?”
“Tôi xin lỗi… xin lỗi thầy…”
Những lời của người mẹ này, không biết tôi đă nghe bao nhiêu lần rồi. Cứ mỗi lần đến buổi trưa là bà lại mang cơm đến cho con, rồi năn nỉ, năn nỉ…
Tân Dũng là cậu học sinh ít nói, sống nội tâm. Có một lần trong giờ học, nh́n thấy cậu bé gật gà gật gù, tôi liền nhắc nhở. Nhưng cậu bé cứ như thế, ngủ gật từ đầu đến cuối buổi học, tôi bực ḿnh không chịu được liền gọi cậu ta lên hỏi lư do tại sao, câu trả lời của cậu bé khiến mọi tức giận trong tôi dần biến mất:
– Thưa thầy! V́ tối qua mẹ em phải vào cấp cứu trong bệnh viện nên…
– Mẹ em bị sao?
– Mẹ em bị ung thư phổi ạ!
Tôi bàng hoàng, nh́n thân h́nh yếu ớt của Tân Dũng mà sống mũi tôi cay cay. Bữa cơm hôm ấy ở nhà, nh́n thấy vợ tôi cho con ăn, tôi chợt nghĩ đến h́nh ảnh mẹ Tân Dũng luôn giấu cơm để đưa cho em.
Hôm sau, sau khi tan làm, tôi đi đến bệnh viện nơi mẹ Tân Dũng đang chữa bệnh. Mấy hôm không gặp, tôi suưt không nhận ra bà ấy nữa. Sức tàn phá của bệnh tật thật đáng sợ. Bà ấy nh́n thấy tôi, cố đứng dậy, nhưng vừa ho một trận th́ người đă liêu xiêu sắp đổ.
– Chị cứ nằm nghỉ đi, không cần đứng dậy đâu!
– Thầy!… Cảm ơn thầy!
Mẹ Tân Dũng cố gắng nói với tôi bằng giọng yếu ớt, tôi vội quay mặt đi, gạt nhanh giọt nước mắt đang chực rơi.
Tiễn tôi ra ngoài hành lang bệnh viện, bố Tân Dũng nói:
– Bà ấy chỉ c̣n sống được mấy ngày nữa thôi. Tôi… tôi thực sự không biết phải làm thế nào?
Trở về trường, tôi kể lại mọi chuyện với thầy hiệu trường:
– Bố cậu bé cũng đă hơn 60 tuổi, giờ mẹ cậu lại sắp từ bỏ thế giới này, chúng ta nên phát động một đợt quyên góp trong toàn trường, bất kể là bao nhiêu th́ cũng trợ giúp cho gia đ́nh được phần nào đó.
Hiệu trưởng gật đầu bằng ḷng.
Qua mấy ngày quyên góp, chúng tôi quyên góp được gần 50 triệu và chuyển đến bệnh viện nơi mẹ em đang chữa bệnh. Lúc đó, mẹ Tân Dũng đă rơi vào trạng thái hôn mê.
– Chúng tôi chuẩn bị đưa bà ấy về nhà vào ngày mai. Bố Tân Dũng buồn bă nói với tôi.
– Thầy giáo có thể giúp tôi một việc này được không?
– Anh cứ nói, chỉ cần làm được, tôi sẽ cố gắng hết sức.
– Mấy ngày trước, bà ấy cứ nắm chặt tay Tân Dũng và nói “Từ nay, mẹ không c̣n mang cơm cho con được nữa rồi!”. Tôi muốn nhờ thầy giáo hăy để cho bà ấy đưa cơm cho Tân Dũng lần cuối cùng để khi ra đi bà ấy được thanh thản, mong thầy giúp đỡ.
Tôi không thể không đồng ư.
Buổi trưa, chiếc xe cấp cứu c̣i inh ỏi đi đến trước cổng trường. Bố Tân Dũng cùng một vị y tá đỡ chiếc giường mà mẹ em đang nằm xuống. Tôi đứng sang bên cạnh, lặng người với cảnh tượng trước mắt.
Bố Tân Dũng mua sẵn một hộp cơm, mẹ Tân Dũng nằm trên giường bệnh yếu ớt đưa tay ra cầm lấy. Ở bên kia cánh cổng trường, Tân Dũng đưa tay ra đón lấy hộp cơm mẹ đưa.
– Mẹ ơi! Tân Dũng bật khóc nức nở.
Lúc đó, tôi chứng kiến tận mắt mọi chuyện, h́nh như mẹ em muốn nói lời ǵ đó nhưng không thể nói nên lời.
long-me-thuong-con-chang-doi-nao-thay-doiẢnh minh hoạ: Blog radio.
– Mẹ ơi, con không muốn rời xa mẹ đâu! Tân Dũng vừa khóc vừa hét lên.
Tôi cũng bật khóc, giá như trước đây tôi không ngăn cản bà mang cơm đến… điều ước của người mẹ thật đơn giản…
Ngày hôm sau, mẹ em qua đời. Sau đó một ngày, bố Tân Dũng đến văn pḥng của tôi, đưa cho tôi một cái túi giấy.
– Thầy giáo à, đây là số tiền mà các thầy và các cháu học sinh quyên góp cho tôi. Tôi thấy trong trường c̣n rất nhiều học sinh cần đến số tiền này, v́ vậy tôi đem trả lại cho thầy. Cảm ơn tấm ḷng của các thầy và các cháu học sinh!
Sau đó, hàng ngày tôi đều nói chuyện với Tân Dũng, tôi sợ em không vượt qua được nỗi đau mất mẹ.
– Thưa thầy! Thầy yên tâm ạ, thầy không phải lo lắng cho em đâu ạ!
Tân Dũng nói tiếp:
– Em đă sớm biết được mẹ sẽ ra đi rồi. Không phải là mẹ em không muốn nghe lời dặn của thầy, em cũng nói với mẹ đừng đưa cơm đến nữa… Nhưng v́ trong ngày chỉ có buổi trưa em mới được ăn cơm mẹ nấu thôi ạ!
Tôi bỗng run lên:
– Tại sao vậy?
– Mẹ em rất yếu, mọi việc trong nhà đều do bố làm hết, nấu cơm cũng vậy. Chỉ có buổi trưa bố vắng nhà, mẹ mới giấu bố để làm cơm cho em. Mẹ cứ nhất quyết phải mang cơm đến v́ mẹ muốn em được ăn cơm mẹ nấu…
Nói xong, Tân Dũng ̣a khóc…
Mắt tôi cũng ngấn lệ từ lúc nào không hay. Bữa cơm của mẹ thật đáng giá biết bao…
ST.
The Following 7 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
Một doanh gia thành công đă già và muốn chọn người kế vị quản trị doanh nghiệp.
Thay v́ chọn một trong những phụ tá hoặc con cái ḿnh, ông gọi tất cả các phụ tá trẻ lại và nói: "Đây là lúc tôi bước xuống và chọn người kế vị. Tôi đă quyết định chọn một người trong các bạn. Hôm nay tôi sẽ phát cho mỗi bạn một hạt giống. Một hạt giống rất đặc biệt tôi muốn các bạn gieo, tưới nước, và mang trở lại đây sau một năm với những ǵ các bạn đă làm nên từ hạt giống đó. Sau đó tôi sẽ thẩm định thành quả và chọn ai là tân Giám đốc. "
Một anh tên Jim có mặt ở đó, cũng như những người khác, anh nhận được một hạt giống. Anh về nhà hào hứng kể cho vợ nghe câu chuyện. Bà vợ kiếm cho anh một cái chậu, đất và phân bón để gieo hạt. Mỗi ngày, anh tưới nước và theo dơi. Sau ba tuần, một số phụ tá bắt đầu nói về hạt giống của họ và cây bắt đầu mọc.
Jim tiếp tục theo dơi hạt giống của ḿnh, nhưng nó chẳng hề nảy mầm. Ba tuần, bốn tuần, rồi năm tuần, vẫn chẳng thấy ǵ.
Bây giờ, những người khác đă nói về cây của họ, nhưng Jim không có cây và cảm thấy ḿnh thất bại.
Sáu tháng trôi qua - vẫn chẳng có ǵ trong chậu của Jim. Anh chỉ biết là ḿnh đă giết chết hạt giống. Mọi người khác đều có cây mọc cao, nhưng anh chẳng có ǵ. Jim đă không nói bất cứ điều ǵ với các đồng nghiệp, tuy rằng anh vẫn tiếp tục tưới nước và bón phân - Anh muốn hạt giống nảy mầm.
Một năm trôi qua, các phụ tá trẻ của công ty mang cây của họ để ông giám đốc xem.
Jim nói với vợ rằng anh không muốn mang cái chậu trống rỗng theo. Nhưng chị muốn anh phải trung thực với những ǵ đă xảy ra. Jim cảm thấy khó chịu trong ḷng, anh đă có những khoảnh khắc xấu hổ nhất trong đời, nhưng anh biết vợ anh đúng. Anh mang cái chậu trống không của ḿnh vào pḥng họp. Đến nơi, anh ngạc nhiên trước sự đa dạng của cây cối được trồng bởi các phụ tá khác. Chúng thật đẹp - với đủ thứ h́nh dáng và kích cỡ. Jim đặt cái chậu trống rỗng của ḿnh trên sàn nhà. Nhiều đồng nghiệp của anh cười, một vài người thấy tội nghiệp cho anh!
Khi giám đốc đến, ông quan sát cả pḥng và chào các phụ tá trẻ.
Jim chỉ lấp ló ở phía sau. Giám đốc nói: "Chà, tuyệt, cây và hoa của các bạn đă lớn mạnh. Hôm nay một trong các bạn sẽ được bổ nhiệm làm tân Giám đốc !"
Đột nhiên ông nhận ra Jim ở cuối pḥng với cái chậu trống không. Ông ra lệnh cho anh lên phía trước. Jim sợ hăi. Anh nghĩ, "Ông Giám đốc biết tôi thất bại! Có lẽ tôi sẽ bị sa thải!"
Khi Jim đă lên phía trước, ông giám đốc hỏi anh chuyện ǵ đă xảy ra - Jim kể lại câu chuyện.
Ông giám đốc yêu cầu mọi người ngồi xuống, ngoại trừ Jim. Ông nh́n Jim, và thông báo: "Đây là tân Giám đốc của các bạn! Tên anh là Jim!" Jim không tin ở tai ḿnh. Thậm chí anh không ươm nổi hạt giống.
Những người khác nói: "Làm sao anh ta có thể là tân giám đốc được?"
Ông Giám đốc cho biết: "Một năm trước đây, tôi đă cho mỗi người trong căn pḥng này một hạt giống. Tôi đă nói các bạn gieo hạt, tưới nước, và mang nó trở lại hôm nay. Nhưng hạt giống tôi cho các bạn đă được luộc chín..; chết rồi - không thể mọc thành cây được.
Tất cả các bạn, trừ Jim, đă mang lại cho tôi cây và hoa. Khi bạn các phát hiện ra hạt giống không phát triển, các bạn đă thay hạt giống khác. Jim là người duy nhất dũng cảm và trung thực đă mang lại một chậu với hạt giống của tôi trong đó. Do đó, anh là Giám Đốc mới của các bạn! "
* Nếu bạn gieo thành thật, bạn sẽ gặt ḷng tin
* Nếu bạn gieo ḷng tốt, bạn sẽ gặt bạn hữu
* Nếu bạn gieo khiêm tốn, bạn sẽ gặt vĩ đại
* Nếu bạn gieo kiên nhẫn, bạn sẽ gặt măn nguyện
* Nếu bạn gieo quan tâm, bạn sẽ gặt viễn tượng
* Nếu bạn gieo chăm chỉ, bạn sẽ gặt thành công
* Nếu bạn gieo tha thứ, bạn sẽ gặt ḥa giải
V́ vậy, hăy cẩn thận với những ǵ bạn gieo hôm nay; nó sẽ quyết định những ǵ bạn sẽ gặt mai sau.
TNT phỏng dịch.
The Following 6 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
Bạn tôi gọi phone, giọng nghiêm trọng: Kiếm gấp giùm một người giúp việc nữ đứng tuổi, có năng khiếu săn sóc người già.
– Cho ai?
– Cho ông bà già, ông già bị ung thư tiền liệt tuyến giai đoạn cuối, đau đớn lắm, bao nhiêu người giúp việc thuê làm chỉ vài tuần là hoặc ông già đuổi hoặc người ta bỏ việc v́ tính khí cáu bẳn của ông già.
Giới thiệu đến người thứ 41, bạn tôi mới ưng ư.
Vâng, siêu sao ôsin mà tôi giới thiệu là một người phụ nữ đẫy đà, có đủ các tiêu chuẩn đặt ra. Nàng khoảng 40 xuân xanh, chưa từng lấy chồng.
Một tuần sau khi đưa nàng vào chăm sóc ông già của bạn tôi, tôi nhận được điện thoại của bạn gọi đến, giọng vui như chim sáo.
Này nhé, tuyệt vời! Cả mấy tháng nay, đêm nào ông già cũng đau đớn không ngủ được, các loại thuốc giảm đau gần như không c̣n tác dụng. Vậy mà từ khi có nàng, ông già vừa rên lên khe khẽ, lập tức nàng đến đỡ đầu ông già lên, áp sát vào ḷng ḿnh, nơi có đôi g̣ bồng đảo phốp pháp mềm hơn gối lông ngỗng, ấm áp hơn nắng ban mai, lại thêm những tiếng đập thổn thức đều đặn của trái tim tràn nhựa sống, bàn tay nàng mềm mại vừa xoa nhẹ hai bên thái dương của ông vừa hỏi với giọng du dương:
– Ông ơi, ông nh́n lên bức tranh kia ḱa, có đẹp không ông? Con hát ru cho ông dễ ngủ nghe!
– Ừ! Khẽ thôi!
Và thế là nàng hát, hát thật khẽ, thật nhẹ, thật hay.
Và ông già ngủ thiếp đi một mạch cho đến sáng.
Này nhé, bấy lâu nay, lúc nào ông cũng gắt gỏng chuyện người ta cứ ép ông ăn ăn uống uống.
Cuộc sống đối với ông như vậy là đă quá đủ rồi.
Vậy mà nàng cứ bưng chén xúp đến, nhoẻn một nụ cười thật mộc mạc dễ thương với ông, lấy cái khăn ướt lau khắp mặt cho ông, đưa bàn tay mềm mại xoa nhẹ lên khắp bụng ông nói th́ thầm:
– Ông ơi, bụng lại xẹp hết cả rồi, cho vào tí xúp ông nhá!
Ông lại nh́n nàng như muốn bật cười v́ tính hay dụ dỗ ông của nàng:
– Ừ!
– Tí thôi í mà, con nấu cho ông đấy, ngon lắm!
Và cứ thế, đút cho ông một muỗng, nàng lại nói một câu, vuốt lên bụng ông mấy cái.
Ăn xong, nàng lại c̣n nghiêng tai áp sát xuống bụng ông, nói th́ thầm:
– Bụng ơi, đủ chưa? Cố mà nghiền kỹ cho ông nha!
Cố mà đánh nhau với mấy thằng ma cô cho nó chết hết đi cho ông mau hết bệnh nha!
Thế là ông lại cười, cười to nữa là đằng khác. Này nhé! Mỗi lần lau rửa chỗ vết mổ, lau rửa cái của quí của ông, bàn tay nàng cứ như diễn viên múa chèo ấy, nâng nhẹ lên, lấy bông g̣n nhúng nước ấm, lau cẩn thận như sợ chạm phải kíp ḿn nổ, vừa lau vừa nh́n ông cười duyên hỏi:
– Ông ơi, con lau cho ông, ông có thấy dễ chịu không? Lau cho nó sạch sẽ, thoáng mát ông nha!
Ông lại nh́n nàng, ánh nh́n đầy vẻ biết ơn, ánh nh́n tràn ngập niềm vui sướng, thích thú. Trong đáy mắt ông có điều ǵ đó mới mẻ.
Phải nói,nghe chuyện của nàng, mũi tôi ph́nh to hết cỡ.
Không đầy một tháng sau, bạn tôi lại gọi điện thoại lúc nửa đêm, giọng hốt hoảng, cầu cứu, hỏi địa chỉ và điện thoại liên lạc với nàng. Tôi ngơ ngác:
– Nàng đang chăm sóc ông bà già mà?
– Không! Bà già đuổi nàng đi cả tuần nay rồi.
– Tại sao?
– Bà già ghen! Này nhé, không ghen sao được! Lúc đầu t́m được người chăm ông tuyệt vời thế bà mừng lắm, giao khoán trắng cho nàng chăm ông, bà lên lầu ngủ thẳng giấc.
Sau vài ngày, bà mới để ư thấy ông dạo này là lạ thế nào ấy. Này nhé, lâu lắm rồi không thấy ông cười, vậy mà mấy tuần nay cứ thấy ông cười nói vui vẻ!
Này nhé, da dẻ ông cứ như là có sắc hồng ấy!
Này nhé, chẳng thấy ông rên la đau đớn vật vă nữa!
Bà giành chén xúp trên tay nàng để ngồi xuống cạnh giường ông, cũng nhẹ nhàng đưa muỗng xúp vào miệng ông. Khó nhọc lắm ông mới há miệng ra, thức ăn chưa kịp đụng lưỡi, ông nhăn mặt, nhè ra cả gối, mắng bà là cho cả kư muối vô chén xúp hả?
Này nhé, tối đến, bà bảo nàng lên gác vào giường bà mà ngủ cho ngon giấc để bà ngủ trong pḥng nàng.
Nàng tṛn xoe mắt ngạc nhiên thưa cả tuần nay nàng có ngủ trong cái pḥng dành riêng cho nàng đâu!
– Thế mày ngủ ở đâu?
– Dạ con ngủ luôn bên cạnh ông cho tiện để ông trở ḿnh là con xoa cho ông ngay.
Thế là ba máu sáu cơn, bà đuổi nàng cuốn xéo khỏi nhà ngay lập tức.
Khổ nỗi, suốt một tuần rồi, không có nàng, ông cứ nằm yên, mắt mở trừng trừng nh́n lên trần nhà, thực hiện khẩu hiệu ba không: Không nói! Không ăn! Không ngủ!
Cuộc họp đại gia đ́nh ngay lập tức được tổ chức để biểu quyết áp đảo bà già là phải chiều ḷng ông già trong những ngày cuối cùng sống trên cơi đời này.
Bà già ấm ức lắm nhưng đành gọi các con lại để nói rằng mẹ nghĩ kỹ rồi. Thôi th́ cứ gọi cái con đó lại đi, để ba con được nhẹ nhàng sung sướng trước khi ra đi!
Tôi đă phải vất vả mới truy t́m lại được nàng.
Tôi tất tả, háo hức, đưa nàng trở lại nhà ông bà già bạn tôi. Tôi có cảm giác như ḿnh đang thay Chúa Trời đưa nước thánh diệu kỳ đến ban cho một người đàn ông đang đau đớn v́ bệnh tật trong những ngày cuối cùng, bớt đau đớn vật vă.
Nhưng không, muộn rồi, ông già vừa ra đi. Người ta phải vuốt mắt ông măi ông mới chịu thôi không nh́n trân trân lên trần nhà để t́m kiếm phép lạ nữa…
Châu Thổ
The Following 4 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
Có lần ḿnh hỏi chồng: Lư do (bây giờ người ta hay gọi là “động cơ”) nào để anh quyết định tham gia đấu tranh?
Lăo trả lời: V́ 3 cô gái điếm người Việt ở Campuchia.
Thú thật, khi ấy ḿnh rất bất ngờ, có phần hụt hẫng và bối rối. Tưởng câu trả lời phải to tát, lư tưởng, chính trị ghê lắm chứ. Lăo cũng biết khi trả lời như thế sẽ khiến người đối diện tỏ ra khó hiểu. Từ khó hiểu sẽ dẫn đến thái độ ṭ ṃ. Câu chuyện về thân phận ba cô gái điếm được chồng ḿnh kể lại, quả là bi thương. Chồng ḿnh bảo “V́ chứng kiến những phận đời vỡ nát ấy mà anh muốn góp phần nhỏ bé vào cuộc đổi thay đất nước. Hy vọng đất nước ḿnh khá hơn, có dân chủ, có tự do để không c̣n những cô gái VN phải sang xứ người làm điếm. Không c̣n cảnh người Việt phải sống tha hương, chịu mọi khổ sở, thiệt tḥi, hoặc chết thảm nơi xứ người nữa. Đơn giản thế thôi”.
Ba cô gái ấy tên là Hương, Trầm và Yến, nhưng cũng có thể đó chỉ là những cái tên giả. Cả ba người đều có cha là những người lính từng phục vụ trong quân đội VNCH. Sau năm 1975, v́ gia cảnh éo le nên họ phải phiêu dạt sang Campuchia làm gái. Họ gặp nhau và kết nghĩa chị em. Cô Hương bằng tuổi anh Tú, sinh năm 1968. Vài năm sau ngày SG bị “giải phóng”, gia đ́nh cô Hương cả thảy 4 người lên tàu vượt biên. Chuyến tàu gặp cướp biển và Hương đă chứng kiến cảnh mẹ ḿnh bị hăm hiếp, ba và anh trai bị cướp biển dùng báng súng đập vào đầu cho đến chết rồi quăng xác xuống biển. Nhắc đến cuộc đời ba cô gái, có lúc hai vợ chồng hỏi nhau “Không biết trong ba người, ai có số phận khốn khổ, nghiệt ngă nhất?”.
Yến sinh năm 1972 quê Mộc Hóa, Long An. V́ hoàn cảnh gia đ́nh nghèo khó, năm 13 tuổi Yến đă phải theo mẹ đi “tải hàng lậu” thuê cho người ta từ biên giới Campuchia về Việt Nam. Ba Yến là một cựu quân nhân VNCH. Sau tháng 4/1975, ông bị bắt đi tù cải tạo. Khoảng một năm sau ông được thả. Ra tù, ba của Yến tham gia vào một tổ chức chống cộng và bị bắt năm 1979. Anh Tú nói rằng không biết ông tham gia tổ chức nào, bị kết án mấy năm nhưng đă ở tù 6 năm, từ 1979 đến 1985 th́ măn án, theo lời kể của Hương và Trầm. Một năm sau khi ra tù, ông qua đời vào tháng 4/1986. Kể từ khi ba qua đời, mẹ Yến ngày càng suy sụp tinh thần, có lúc hóa điên. Một ḿnh Yến tiếp tục công việc tải hàng lậu cho người ta để nuôi mẹ, nuôi thân. Một buổi chiều tháng 2/1987, sau khi đi làm về Yến không thấy mẹ đâu. Linh tính báo cho cô biết điều không lành xảy ra. Cả đêm Yến đi t́m mẹ nhưng không gặp. Sáng hôm sau, người quen báo tin đă t́m thấy mẹ cô nằm chết bên mộ của ba.
Năm 16 tuổi, Yến yêu Hùng, con trai của một trong những chủ buôn lậu mà Yến làm thuê. Hùng lừa Yến sang Nam Vang và bán cô cho một mụ tú bà người Việt. Yến t́m cách trốn khỏi nhà chứa nhưng bị bắt lại, bị đánh đập tàn nhẫn. Khoảng 1 năm sau Hùng lại ṃ đến nhà trọ của Yến ở Nam Vang. Hắn khóc lóc, van xin và lại thề thốt. Mủi ḷng v́ thấy Hùng bây giờ đă thành người tàn tạ (hắn chống nạng v́ bị găy một chân), Yến lại tha thứ và cưu mang Hùng. Vài tháng sau Yến báo tin cô có bầu, Hùng lại một lần nữa ruồng bỏ, phụ bạc người yêu. Suốt thời gian Yến mang bầu và sinh con, đều do một tay Hương (đi làm gái) nuôi nấng. Đến khi thằng Hên lên 1 tuổi, mẹ con Yến và Hương dắt díu nhau lên Koh Kong. Phận làm gái vẫn đeo đuổi họ. Ở đây, họ gặp Trầm. V́ thương cảm hoàn cảnh của nhau, ho kết nghĩa chị em, lo cho nhau như người thân ruột thịt.
Yến chết, một cái chết thảm thương và đau đớn. Suốt ba ngày không thấy Yến về pḥng trọ, Trầm và Hương phải bỏ tiền thuê người đi t́m. Để có thêm tiền chi trả việc t́m bạn, tất nhiên Hương và Trầm phải “làm thêm”, tức là tiếp khách nhiều hơn ngày thường. Người ta t́m thấy xác của Yến (khi ấy đă không c̣n nguyên vẹn do thương tích, do côn trùng bâu kín thân thể) bị vứt ở chân núi Mô Păng (1). V́ chủ chứa- một mụ đàn bà người Việt có nước da bợt như xác chết, không cho làm tang ở đấy, thành ra mấy người thợ mộc hàng xóm phải đi kiếm gỗ, dựng tạm cho cái cḥi tại khu đất trống để có chỗ kê quan tài. Đám tang lèo tèo vài ba người hàng xóm thất nghiệp ngồi dự cho đỡ tủi. Anh Tú kể đoạn thằng bé Hên 4 tuổi vừa khóc, vừa chửi, vừa kể lể bằng cả ba thứ tiếng Việt, Khmer và Thái, vừa lấy tay đạp đổ bát nhang và di ảnh của mẹ khiến tôi chảy nước mắt. Nó cho là mẹ Yến đă lừa nó, không đưa nó về thăm ngoại mà đă vội chui vào ḥm nằm trốn. Rồi một gă người Việt đưa mấy tên lính Campuchia đến phạt vạ v́ dám tổ chức tang lễ ở nơi không được phép. Trầm và Hương lại phải giàn xếp bằng cách hứa ngủ với mấy thằng lính để “trừ nợ”, để đám tang của Yến được suôn sẻ. Hôm sau, đưa tro cốt của Yến lên chùa xong, cả hai người chị kết nghĩa của Yến là Trầm và Hương phải ngủ với mấy tên lính Campuchia như đă hứa.
Hồi tưởng lại chuyện xưa, chồng tôi bùi ngùi: “Năm 1993, Yến chết thảm ở tuổi 21. Khi sống, Yến không có nổi một ngày vui, vậy mà định mệnh nỡ ḷng nào vẫn ném cho cô một cái chết đầy bi thảm. Với anh, Yến chỉ là một người quen như bao người quen khác đă đi ngang qua cuộc đời. Và cuộc đời cô cũng ngắn ngủi hơn những cuộc đời anh đă gặp. Nhưng đến hôm nay, dù đă bao nhiêu thay đổi, dù đă gần 30 năm trôi qua, anh vẫn không thể quên được mảnh đời tàn tạ của Yến, không quên được đám tang buồn tủi của Yến ở xứ người”. Nói chuyện với vợ mà như tự nói với ḿnh vậy.
Kết thúc câu chuyện về ba cô gái điếm, chồng tôi bảo: “Đấy, giờ em hiểu v́ sao anh rất thương và tôn trọng phụ nữ. Cho nên dù em có bắt nạt anh đến mấy anh cũng nhường. Nhường thôi chứ đừng tưởng là anh sợ nhá”.
Câu chuyện cảm động như thế mà vẫn cài thêm một ư đe vợ vào được.
Phạm Thanh Nghiên
(Tác giả và chồng đều là cựu tù nhân lương tâm tại Việt Nam)
The Following 4 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
Một truyện ngắn đăng trên báo Tuổi Ngọc trước 1975 có chi tiết đáng nhớ. Chàng trai trong truyện đi chuyến công tác vào Sài G̣n. Khi quay ra miền Trung, tới đèo Hải Vân anh chợt thấy tiếc v́ chưa kịp ăn món gỏi khô ḅ của “ông già áo đen” ở khu nước mía Viễn Đông đường Pasteur, Sài G̣n. Anh đă t́m cách quay lại Sài G̣n để thực hiện ước mơ ấy...
Không dễ thực hiện chuyến đi xa xôi như vậy trong thời chiến chỉ để được ăn món gỏi khô ḅ. Có lẽ đó chỉ là một ẩn dụ về nỗi tiếc nuối của chàng trai trẻ xa thành phố, lao vào vùng chiến sự và nhớ về những niềm vui đời thường trên phố xá phồn hoa. Nhưng cái tên “ông già áo đen” đă luôn là thắc mắc của tôi. Những anh chị tôi, lứa tuổi nay đă bước vào tuổi 60, 70 rất quen thuộc với hàng ḅ khô, nay gọi là gỏi khô ḅ của ông già áo đen bán trên đường Pasteur. Họ vẫn nhớ những buổi chiều chưa tắt nắng của Sài G̣n nửa thế kỷ trước, tan trường Sư phạm, trường Luật là phóng xe ra ngay góc ngă tư Lê Lợi - Pasteur, ngồi trên xe gọi mấy dĩa khô ḅ đu đủ cùng một lúc.
Từ xa đă thấy bóng ông chủ xe khô ḅ, luôn luôn bận áo đen nên chết tên. Phải canh làm sao để ăn được gỏi khô ḅ của “ông già chemise noire” hay “ông già áo đen” này dù khu đó có tới bốn người bán gỏi khô ḅ đu đủ bào. Không mấy ai biết ông tên ǵ, chỉ gọi biệt danh như vậy.
Ai sống tại thành phố này hay đă từng đến Sài G̣n những năm trước 1975 đều biết khu nước mía Viễn Đông. Ngay góc ngă tư Lê Lợi – Pasteur, đó là nơi bán nước mía đắt khách dưới chân ṭa nhà hăng bảo hiểm Viễn Đông nên được gọi vậy cho gọn, theo những người lớn tuổi kể lại. Quây quanh góc đường, trên lề dành cho người đi bộ là nhiều hàng quán, xe bán hàng rong. Tuy là hàng rong, hàng bán vỉa hè nhưng h́nh thành một khu ẩm thực hẳn hoi, gọi chung là khu nước mía Viễn Đông, nổi tiếng đến độ đến hơn bốn mươi năm sau, nhiều bài viết vẫn c̣n nhắc tới.
Trong đó, có hồi ức của nhà thơ Cao Thoại Châu: “Hồi c̣n học đại học, thường chiều hay trốn học ra vỉa hè ngă ba Pasteur - Lê Lợi. Vỉa hè khá rộng, cây cối nhiều mà lại có tới hai thứ quà nổi tiếng. Những chiếc tủ kính nhỏ bán ḅ khô của người Bắc, không dát mỏng nhuộm phẩm đỏ như khô ḅ Chợ Lớn mà từ Hà Nội mang vào. Nó dày và mềm màu hơi xỉn v́ nướng, ăn với đu đủ sống bào thành sợi. Lách cách tiếng kéo của người bán, xúyt xoa cay của người ăn đủ dạng, đủ tuổi. Không biết cái nào có trước nhưng hai thứ quả là d́u nhau cùng nổi tiếng và đông nghẹt, ḅ khô ăn xong có ngay nước mía chen và đứng - nước mía Viễn Đông!”
Buổi sáng cuối năm 2016, tôi ngồi với anh Nguyễn Văn Tuynh trong một quán cà phê. Anh là con trai của “ông già áo đen” bán gỏi khô ḅ xưa kia. Anh Tuynh đă trên 60, c̣n khỏe và trí nhớ c̣n tốt. Đầu thập niên 1960, ba anh bắt đầu bán gỏi khô ḅ ở đó, và chú bé Tuynh theo phụ cha suốt chín năm trời cho đến tuổi trưởng thành th́ bị đi quân dịch. Chín năm trời trên vỉa hè là chín năm đáng nhớ với anh. Anh chứng kiến cuộc sống trên phố xá trung tâm Sài G̣n, những thay đổi của thời cuộc qua mắt nh́n của một chú bé mới lớn.
Sài G̣n thời ấy, không có nhiều hàng quán cầu kỳ như bây giờ. Không chỉ giới b́nh dân, giới có học không câu nệ phải ăn hàng quán sang trọng mắc tiền. Do đó, các xe bán hàng ăn trên lề đường rất đông khách, có đủ cả sinh viên, thầy cô giáo, tiểu thương, công tư chức và quân nhân. Tuy nhiên, măi cho đến đầu năm 1960, khu hàng ăn Viễn Đông nổi tiếng mà dân trong nghề gọi là “bến nước mía Viễn Đông” mới h́nh thành. Ở đó có nhiều món ăn, ngoài gỏi khô ḅ c̣n có phá lấu, ḅ bía, bánh ướt, ḅ viên, chè thạch, nước sinh tố các loại, nước ngọt.... nhưng ba món gỏi khô ḅ, phá lấu và nước mía được xem là ba món chính ngon nhất Sài G̣n thời bấy giờ.
Ông Nguyễn Văn Huỳnh, tức “ông già áo đen” người gốc Hưng Yên di cư vào Nam năm 1954. Lúc đầu ông ở Trị An, Đồng Nai rồi chuyển xuống Sài G̣n. Ông có ông bạn làm lính partisan ở Hà Nội cùng vào Nam nên đi t́m, th́ biết ông kia bán ḅ khô ở các trường Chu Văn An, Nguyễn Bá Ṭng. Ông Huỳnh thấy bạn làm ăn được, xin học nghề rồi cùng bán với ông bạn, bắt đầu từ năm 1956.
Anh Tuynh nói: “Bây giờ có người làm ḅ khô bằng phổi ḅ, phơi khô sau khi luộc chín nên rất dễ bị bẩn, sau đó thắng với nước đường. Ngày xưa, nhà tôi làm khô bằng lá lách ḅ, thịt th́ bằng thịt ở má ḅ v́ má ḅ có gân nên vừa mềm vừa dai, khi chín tới ăn rất thơm ngon. Lá lách ḅ dài như miếng gan heo, luộc chín, khứa từng khứa để khi xào nấu th́ gia vị thấm vào bên trong mới ngon. Xong đem xào với sả, ngũ vị hương, muối, đường, gừng (để khử mùi nồng của lách ḅ) rồi đổ nước vào cho ngập mặt, đun hơn một giờ cho sệt lại. Sau đó vớt ra cho vào chảo chiên.
Qua ba công đoạn luộc, xào rồi lại chiên nên mới có miếng sém cạnh, vừa bùi vừa gịn, ngon vô cùng. Khi ba tôi bán ở trường Chu Văn An, tôi mới hơn mười tuổi, buổi sáng đi học, chiều đi phụ bán. Ba bán sát hàng rào, học tṛ trường này toàn là nam sinh nhưng ăn hàng bạo lắm. Họ đưa tiền ra, ba tôi chuyền dĩa nhôm đựng gỏi ḅ khô chan dấm ớt nước tương vào. Việc của tôi là hết giờ th́ leo vào cổng trường để gom dĩa nhôm mà các anh nam sinh ăn xong vất vào một góc.
Giá một dĩa gỏi khô ḅ lúc đó là 2 đồng, gấp đôi ly nước mía”.
Đến năm 1958, ông Huỳnh ra bán ở chợ Bến Thành, góc đường Lê Thánh Tôn với Tạ Thu Thâu. Bán ở đó đắt khách nhưng bị lính ở bót Lê Văn Ken phía gần nhà thương Sài G̣n hốt ghế hoài nên ông nản. Sau hai năm, ông đẩy xe ra bán ở góc đường Pasteur – Lê Lợi th́ tiếp tục gặp chuyện đang bán th́ bị đuổi. Sau khi bàn bạc, suy tính cùng với vài người bán hàng ở địa điểm này, ông đến bót Lê Văn Ken xin lập một “bến”, tức là khu tập trung buôn bán, đóng thuế đàng hoàng cho cảnh sát hằng tháng. Ông đứng ra đảm nhận việc thu tiền để nộp. “Bến nước mía Viễn Đông” chính thức được cho phép, rất thuận tiện thu hút khách dạo phố trên con đường Lê Lợi đă vào thành ngữ “Bát phố Bô-na” ((trước 1954 đường Lê Lợi mang tên Bonard).
An tâm rồi, ông Huỳnh cùng bạn bè ngoài “bến” lo tổ chức việc làm ăn. Đoạn lề đường Pasteur chạy dài từ đường Tôn Thất Đạm đến Lê Lợi chia thành hai dăy hẳn hoi, dăy phía trong là các xe bán gỏi khô ḅ, nước ngọt. Dăy phía ngoài, sát đường xe chạy th́ bán hủ tíu ḅ viên bánh cuốn, ḅ bía. Phía lề đường Lê Lợi bán phá lấu nhiều hơn. Ông Huỳnh tiếp tục dùng cái tủ đựng thức ăn bằng gỗ gắn kính đặt trên cái xe đẩy.
Tủ chia làm ba phần theo bề ngang, ở giữa là ngăn tủ để dĩa, hai ngăn hai bên đựng thịt ḅ khô và gỏi đu đủ đă bào sẵn ở nhà. Hai ŕa tủ là các thành gỗ thiết kế để đặt đũa, các chai nước tương, nước giấm, ớt…Thùng xe phía dưới để được chục cái ghế xếp. Mỗi ngày từ ba giờ chiều, ông Huỳnh cùng cậu bé Tuynh đẩy xe từ cổng xe lửa số 6 đường Trương Minh Kư (nay là Lê Văn Sỹ) suốt một giờ đồng hồ mới tới điểm bán.
Sau một thời gian, việc làm ăn phát triển, ông Huỳnh thuê hẳn một chiếc xe xích lô máy để chở ông và Tuynh cùng cái xe đẩy. Hai cô con gái đạp xe ra để phụ bán. Buổi trưa sau buổi học, Tuynh cùng mấy anh chị em lo bào đu đủ, ngâm cho ra nhựa và vắt ráo nước trong khi vợ chồng ông Huỳnh lo chế biến thịt.
Chiều tà là bắt đầu thời gian cao điểm. Một ḿnh ông Huỳnh đứng ôm cái tủ, đặt hàng loạt dĩa nhôm lên mặt tủ và thoăn thoắt bỏ đu đủ sợi, khô ḅ (lúc đó không có đậu phộng rang, bánh phồng tôm như hiện nay), rồi hai tay cùng lúc xịt nước giấm, nước tương, ớt vào dĩa thật nhanh. Các con lo thu tiền, bưng và thu dĩa để rửa, xếp ghế, bưng ra cho khách. Đa số khách đứng ăn cho nhanh, không mấy ai ngồi.
Nhiều người ăn bận lịch sự là các giáo sư trường học gần đó, lính và sĩ quan, công chức. Không ai chỉ ăn một dĩa, có người ăn tới bốn dĩa và có người ngày nào cũng ra ăn. Ai nấy vừa ăn vừa xuưt xoa chảy nước mắt nước mũi v́ cay, nhăn mặt v́ nước giấm chua và khoái chí nhai miếng lá mía ḅ khô màu đen cháy, ngọt đậm đà trong tiếng kéo lắt xắt. Dăm lần, Tuynh thấy ông tướng không quân râu kẽm ghé đến ăn. Ông ngồi trên xe jeep, sai lính xuống mua và ông ăn ngay trên xe. Việc buôn bán của ông Huỳnh phát đạt đến độ khi nào ông bán hết th́ các hàng khác mới có khách.
Phụ cha buôn bán ở đó, Tuynh có dịp quan sát thế giới ăn uống của người lớn sao mà vui quá. Món phá lấu ở đây được chiếu cố đặc biệt. Ông người Tàu bận áo xá xẩu bán những miếng phá lấu màu vàng nâu ghim vào những cây tăm đặt trong cái xửng nhôm gác trên một chạc gỗ trông ngon lành lắm. Mỗi miếng khách cầm lên ăn, ông Tàu dùng một cây tăm khác ghim vào sợi dây thun cột sẵn ở cổ tay. Đó là cách ghi nhớ của ông về số miếng phá lấu khách đứng ăn tại chỗ. Ngoài đó có ông A Sáng, cũng người Tàu bán ḅ viên rất ngon (lúc đó chỉ bán ḅ viên chấm tương, không thấy ai bán chung với hủ tíu).
Gỏi khô ḅ có tới bốn người bán, đều là người Bắc di cư, ngoài ông Huỳnh có ông Thung, ông Chiểu, ông Dần. Ngoài ra, món bánh cay vàng ruộm mà Tuynh rất thích. Lê la trên hè phố nhiều năm, Tuynh chứng kiến những người Ấn chuyên buôn bán vải trên đường Tôn Thất Đạm gần chùa Ấn, bán các loại vải tetoron, dacron cho trả dần và ngày nào cũng đi thu tiền góp. Nhớ những buổi chiều trời sắp mưa, hàng đàn bồ câu cả ngàn con từ chùa Ấn bay ra, có cả những con cà cuống bay xuống từ các tàng cây trên đường Pasteur. Thời ông Diệm, trên đường Pasteur nhân công đào một đường dẫn nước sinh hoạt lớn, sâu và rộng. Mùa mưa nước đầy, có người té xuống la chói lói v́ không biết bơi và chú bé Tuynh đă kịp nhảy xuống cứu.
Anh Tuynh kể có đọc được bài thơ của ông bác sĩ Lê Văn Lân làm thơ về khu nước mía Viễn Đông như vầy:
Người về c̣n nhớ quà rong năm nào
Đầu đường nghe thoáng lời rao
Là tha hồ biết quà nào rẻ ngon
Dăm bông, thịt nguội, ḿ ḍn
Hai đồng một ổ, bà con mua giùm
Anh ơi, “Nước mía Viễn đông”
Hai ly chưa đă, mát ḷng em luôn
Thêm đĩa ḅ bía chấm tương
Ăn kèm phá lấu, em thương anh nhiều...
Anh nói: “Tuy không nhắc đến gỏi khô ḅ ông già áo đen”, mấy câu thơ này làm tôi nhớ quá...”. Tuổi không c̣n trẻ, anh Tuynh vẫn đau đáu mong muốn khôi phục lại nghề gia truyền của cha. Anh kể sau 1975, buồn v́ không tiếp tục làm nghề trên lề đường Pasteur nữa, ba anh mất chỉ sau một năm nghỉ ở nhà. Anh Tuynh sau đó đi bán ḅ viên trên đường Nguyễn Thông, cũng đắt khách không thua cha ḿnh xưa kia cho đến khi nghỉ v́ lớn tuổi. Cho dù thảnh thơi v́ con cái đă trưởng thành, anh vẫn nôn nao khi nghe tiếng kéo lắt xắt nhắp trước khi cắt ḅ khô ở các hàng quán gỏi khô ḅ trên đường Nguyễn Văn Thủ hay trước công viên Mạc Đỉnh Chi.
PHẠM CÔNG LUẬN
(Trích SÀI G̉N CHUYỆN ĐỜI CỦA PHỐ tập 4 – Công ty sách Phương Nam xuất bản 2017)
The Following 5 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
Bỏ ra 4000 đồng để mua lại một cái bát cũ của đứa trẻ ăn xin đang rất cần tiền, người đàn ông không ngờ 15 năm sau đó, có ngày ông được nhận lại nhiều đến thế.
Trong một pḥng bệnh của bệnh viện nọ, một người đàn ông trung niên tóc hoa râm tay run rẩy cầm một lá thư, nước mắt không ngừng tuôn rơi.
Lau khô nước mắt, ông quay người lại hướng sang phía người mẹ già đang nằm trên giường bệnh: Mẹ, bệnh của mẹ được chữa rồi!
Bà cụ mấp máy miệng nhưng không nói lên lời, chỉ thấy nước mắt ngân ngấn nơi khóe mắt. Người đàn ông trung niên đưa lá thư cho bà cụ.
Bức thư của người lạ
Chú Vương, chào chú!
Chú cháu ḿnh đă 15 năm không gặp nhau, mong chú hiểu cho cháu, cháu không đích thân đến thăm chú v́ cháu sợ chú sẽ từ chối cháu, v́ thế chú đọc bức thư này xem như chú cháu ḿnh đă gặp nhau!
15 năm trước, bố cháu bệnh nặng không ra được khỏi giường, mẹ cháu v́ thế mà bỏ bố con cháu đi. Cháu khi đó c̣n nhỏ, bạn bè thân thích không nhờ cậy được ai.
Để có tiền chữa bệnh cho bố, cháu đă gơ cửa khắp các gia đ́nh thân thích nhưng chẳng một ai ra tay giúp đỡ. Họ đều cho rằng cháu không thể nào trả nợ cho họ được.
Không c̣n cách nào khác, cháu phải đi ăn xin. Cháu viết lên một tờ giấy thật to, rằng ai đồng ư cho cháu vay 4000 đồng tiền viện phí, trong 10 năm tới cháu sẽ làm trâu làm ngựa để trả tiền cho họ. Người qua đường rất đông nhưng chẳng ai để tâm đến cháu, họ đều cho rằng cháu là kẻ lừa đảo.
Cho đến khi gặp được chú, dường như chú không đọc mấy ḍng chữ cháu viết mà cúi xuống nhặt cái bát cháu dùng để cố định tờ giấy lên trước sự kinh ngạc của những người xung quanh, b́nh tĩnh nói: "Cái bát này là bảo vật từ thời Càn Long, ta sẽ trả cháu 2000 đồng để mua nó."
Khi đó cháu c̣n chưa tin, vẫn nghi ngờ. Tiếp đó người đi sau chú lại hô lớn, rằng ông ta sẵn sàng bỏ ra 4000 đồng để mua cái bát của cháu. Lúc đó cháu mới tin cái bát vỡ của ḿnh đáng giá đến thế. Cháu đă vô cùng sung sướng vội vă bán bát rồi chạy về nhà.
Khi bố cháu được chữa khỏi bệnh, cháu mới đem chuyện kể cho bố nghe. Và đến khi đó, cháu cũng mới biết chiếc bát đó là giả, không phải hàng thật.
Cháu đă đoán rằng có khi nào chú không nhận ra đó là bát giả. Về sau, cháu t́m hiểu th́ được người mua cái bát của cháu là bạn chú và cuối cùng, nó thuộc về chú chứ không phải người kia. Chú lại là một thương gia chuyên bán trang sức đắt tiền và đồ quư, làm sao chú có thể không phát hiện ra cái bát của cháu là giả được.
T́m hiểu kỹ hơn, cháu c̣n biết chú vẫn hay dùng cách này để giúp không ít người. Và đến lúc đó, cháu hoàn toàn tin rằng chú đă cố ư giúp cháu nên mới cùng bạn diễn kịch như vậy.
Hơn nữa trước khi chú đi, chú c̣n nói với cháu rằng sau này không được làm ăn mày nữa, phải tự lực cánh sinh, làm một người có ích cho đời!
Những lời dặn của chú cháu giờ vẫn c̣n nhớ như in, không dám quên. Cháu nhất định sẽ làm một người có ích. Cũng nhờ có chú mà bây giờ cháu mới thành công, trở thành một ông chủ trong cách gọi của mọi người.
Nhờ có 4000 đồng của chú năm nào mà bố cháu mới khỏi bệnh, mới có thể nuôi cháu đi học để có được hôm nay. 4000 đồng năm đó, cháu biết rằng ḿnh đă đi gơ cửa tất cả những nhà họ hàng thân thích nhưng không ai t́nh nguyện giúp.
Vậy mà chú, một người lạ không quen biết lại tin tưởng cháu đến vậy.
Những năm qua, cháu biết chú bị bạn bè lừa gạt, lâm vào cảnh khó khăn, phải làm nhiều việc để bám trụ lại. Nhưng sự đời khó lường, mẹ chú đột ngột mắc bệnh nặng chỉ sau một đêm. Vạn bất đắc dĩ, chú phải nhờ đến những người ḿnh từng giúp nhưng lại bị từ chối.
Cháu cũng đă từng nghĩ cách giúp chú nhưng không biết chú nghĩ sao lại không chấp nhận sự giúp đỡ từ người lại. Bởi thế nên cháu mới phải chọn cách này.
Người ta nói rằng người tốt không được đền đáp tử tế nhưng cháu không tin người tốt như chú tại sao lại không có phúc báo!
Chi phí phẫu thuật của mẹ chú cháu đă thanh toán xong. Trong phong b́ thư này có một chiếc thẻ, cháu để sẵn vài chục ngh́n đồng, mật mă là xxxxxx, chú giữ lại pḥng khi có việc gấp, nếu không đủ, chú cứ gọi điện cho cháu.
Chú không cần phải cảm ơn cháu v́ cháu chỉ là một thằng bé bán bát giả cho chú mà thôi. Không có chú, sẽ không có cháu ngày hôm nay!
The Following 5 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
Buổi chiều, mẹ tôi thường ngồi trước bàn Phật tụng kinh từ 3 giờ đến 6 giờ. Tôi tự hỏi sao mẹ tôi giỏi quá? Mẹ có thể ngồi liên tục mấy giờ đồng hồ mà không mệt? Hay thật!
Mẹ tôi hiền từ, không bao giờ lớn tiếng với bất cứ người nào. Mẹ tôi thường xuyên đi chùa. Mẹ gật đầu ngay mỗi khi tôi hỏi, “Mẹ đi chùa không?”
Không kể trời nắng hay mưa, mẹ tôi nhanh nhẹn trả lời, “Đi chứ!”
Thế là mẹ tôi thay áo dài ngay lập tức. H́nh như mẹ tôi sợ chậm một chút là các con đổi ư. Lúc nào mẹ tôi cũng hái rau, trái cây, rửa thật sạch, đợi tôi đến hay gọi em gái tôi đi làm về là đi chùa, chỉ cần chúng tôi mở miệng hỏi, “Mẹ đi chùa không?”
Chỉ một câu thôi là mẹ tôi lập tức đi mặc áo dài, có lẽ cả ngày, cả tuần mẹ tôi chỉ chờ đợi có thế! Mẹ tôi biết chúng tôi bận rộn với công việc làm nên không bao giờ bảo chúng tôi chở mẹ tôi đi chùa. Mẹ tôi chỉ chờ chúng tôi hỏi “Mẹ có đi chùa không?” Chỉ cần câu hỏi ngắn và gọn đó là mắt của mẹ tôi rực sáng, chứa chan hạnh phúc, đong đầy trên mặt của mẹ tôi.
Nếu mẹ tôi c̣n sinh tiền, chắc chắn ngày nào tôi cũng hỏi mẹ câu này. Tôi muốn thường xuyên đưa mẹ tôi đi chùa hơn! Đi chùa như một nhu cầu cần thiết của mẹ tôi.
Mẹ tôi thường đem rau, trái cây do chính bà trồng đến chùa hàng tuần. Mẹ tôi trồng đủ loại rau: rau húng cây, rau dền, rau lang, rau muống, ng̣, cần tây,... và nhiều loại cây trái khác, như là nho, mía, táo, đu đủ, tắc,... Tổng cộng hơn 36 loai rau trái.
Mẹ tôi nâng niu từng trái một. Trái nào th́ đem cúng, trái nào nhỏ xíu th́ để ở nhà ăn. Mẹ tôi thích tự tay ḿnh hái trái cây, tự tay ḿnh rửa rau, rửa trái cây. Mẹ tôi làm việc này với hạnh phúc.
Việc ǵ làm được cho người khác th́ mẹ tôi không bao giờ từ chối.
Mẹ tôi rất thật thà ngay thẳng. Việc ǵ làm được th́ nói được, không được th́ nói ngay. Không bao giờ chần chờ hay nói ṿng vo làm cho người khác hiểu lầm.
Mẹ tôi là một người rất mộ đạo. Từ ngày ba tôi mất, rồi đến em trai tôi mất, th́ mẹ tôi tụng kinh nhiều hơn. Chiều nào mẹ cũng ngồi trước bàn Phật tụng kinh giờ này đến giờ khác. Mỗi lần về nhà thăm mẹ tôi, nh́n mẹ tôi ngồi lần tràng hạt và tụng kinh, tôi thương mẹ tôi vô cùng.
Tôi là con cả trong gia đ́nh. Ba tôi cũng là con cả. Ba tôi chỉ có một người em trai duy nhất. Ông bà nội mất sớm. Lúc đó tôi c̣n quá nhỏ (khoảng mấy tháng), nên tôi không có ấn tượng nào về ông bà nội. Nhưng tôi nghe nói lại th́ ông bà nội thương tôi lắm! Mẹ tôi là con út trong gia đ́nh có 9 người con. Tôi cũng chỉ nghe nói về ông bà ngoại. Tôi nh́n thấy mộ ông bà nội, ông bà ngoại, mà chưa bao giờ được biết về ông bà của ḿnh. Đứa trẻ không có ông bà nội, ông bà ngoại cũng nhiều thiệt tḥi. V́ thế tôi rất ngưỡng mộ về những ai có phước đức c̣n có ông bà nội, ông bà ngoại.
Mẹ tôi thường dạy chúng tôi rằng phước đức là do ḿnh làm nên chứ không phải đi xin. Bà cũng dạy rằng nên làm việc từ thiện. Hạnh phúc là giúp đỡ cho người khác, chứ không phải nhận sự giúp đỡ của người khác. Chúng tôi có phước đức hơn nhiều người, v́ chúng tôi khi trưởng thành vẫn c̣n cha mẹ. Cha mẹ chúng tôi không được như chúng tôi, v́ ông bà nội, ông bà ngoại mất khi ba mẹ chúng tôi c̣n rất nhỏ.
Khi tôi vượt biên th́ ba tôi mất. Mọi người ở nhà giấu, không cho tôi hay. Họ sợ tôi buồn quá rồi không học được. Măi đến năm sau, cháu tôi ở Pháp cho tôi hay tin này. Khi biết tin buồn, tôi làm ngay một buổi lễ cầu siêu cho ba tôi ở chùa Việt Nam của Ḥa Thượng Mẫn Giác ở Los Angeles. Khi đó, Ḥa Thượng không có mặt ở Hoa Kỳ. Ḥa Thượng Nguyên Đạt đă làm lễ cầu siêu cho ba tôi. Chùa rộng lớn, trang nghiêm, nhưng tôi chỉ có một người bạn tham dự buổi lễ này. Vừa chân ướt, chân ráo đến Hoa Kỳ, người nào cũng bận tối tăm mặt mày làm việc. Vả lại tôi cũng không muốn làm phiền ai. Lúc đó, tôi đang học và làm việc cho tờ báo Trắng Đen của ông bà Việt Đinh Phương.
Mấy năm sau, tôi bảo lănh mẹ tôi và em gái tôi sang Hoa Kỳ. Mẹ tôi và em tôi sống với tôi. Sau đó, mẹ tôi dọn về nhà một tầng ở thành phố Westminster, gần Bolsa, để mẹ tôi xuống phố cho gần. Tôi nghĩ, người lớn tuổi ở nhà một tầng tiện hơn, mỗi ngày phải lên lầu xuống lầu. Nhà này tôi mua cho mẹ tôi lâu lắm rồi. Mua nhà cho người già phải chọn lựa nhà một tầng để khỏi phải lên lầu, xuống lầu hàng ngày.
Niềm vui của người già là đi lễ, và đi mua quà để gửi về Việt Nam cho thân nhân c̣n ở lại quê nhà. Mẹ tôi rất cẩn thận, kỹ lưỡng. Bao giờ mua quần áo mới, về nhà phải giặt, ủi cẩn thận, rồi mới tặng cho người nhà. Quần áo trẻ con để một bên, người lớn để một bên. Cháu nội c̣n ở Việt Nam. Mẹ tôi thương cháu nội lắm. Cháu là “cục vàng” của bà nội. Chúng tôi thường tặng tiền cho mẹ tôi, để mẹ tôi cần ǵ th́ cứ mua. Bao giờ mẹ tôi cũng dành dụm để mua quà gửi về Việt Nam.
Mẹ tôi thích đi chùa làm công quả. Vào chùa, thấy việc ǵ cũng làm, như lặt rau, bào cà rốt, quét rác ở sân chùa,... Mẹ tôi làm việc liên tục, không nghỉ ngơi. Tôi nhớ ơn Ḥa Thượng Minh Mẫn, viện chủ chùa Huệ Quang. Khi mẹ và em tôi mới sang, tôi vẫn phải đi làm cả ngày. Tôi sợ mẹ tôi và em tôi buồn, nên đưa mẹ tôi và em tôi vào chùa Huệ Quang. Tôi vừa ngỏ ư, muốn mẹ và em tôi vào chùa để làm Phật sự, thầy Minh Mẫn nhận lời ngay không một chút do dự, mặc dù chùa lúc đó rất nhỏ. Thầy mua một ngôi nhà nhỏ bên cạnh cho thiện nam, tín nữ ở xa đến viếng chùa, có thể ở lại chùa. Tôi rất cảm động v́ sự giúp đỡ của thầy.
Mẹ tôi luôn được chăm sóc chu đáo từ các con, ba chị họ, các cháu con của d́ tôi, nhưng mẹ tôi lúc nào cũng nghĩ về con dâu, cháu nội và bà con đang ở Việt Nam. Một sự thay đổi rất lớn của những người già. Mẹ tôi không bao giờ than văn, nhưng tôi biết mẹ tôi cũng buồn và cô đơn khi các con đi làm. Mẹ ở nhà một ḿnh chăm sóc cây kiểng, trồng rau, cây trái. Lấy đó làm niềm vui chờ các con về.
Mẹ tôi sống êm ả, và chết b́nh yên. Bệnh không kéo dài, không đau đớn. Mẹ tôi ra đi một cách êm đềm, thanh thản.
Bà ra đi vào một buổi trưa ánh sáng rực rỡ ngoài cửa sổ. Một tay tôi nắm chặt tay mẹ, một tay tôi gọi điện thoại cho em gái tôi tới bệnh viện. Khi tôi sờ vào chân mẹ tôi, bàn chân lạnh từ từ rồi lên đến đầu gối... Thôi, tôi biết không xong rồi.
Mấy tuần lễ ở trong bệnh viện, lúc nào bên mẹ cũng có chúng tôi túc trực. Ban đêm th́ tôi trực, ban ngày th́ em gái tôi ở bên cạnh mẹ. Khi mẹ qua đời, ở nhà c̣n nhiều thùng quần áo đă giặt sạch sẽ chưa kịp gửi về Việt Nam. Ban đêm tôi ở lại với mẹ trong bệnh viện, tôi gầy c̣n hơn lúc ở trong trại tị nạn lúc mới sang Hoa Kỳ.
Mẹ tôi ra đi trong sự b́nh thản.
Chúng tôi đă mất mẹ.
Chúng tôi mồ côi cha mẹ.
Và cho đến bây giờ chúng tôi vẫn yêu thương cha mẹ của ḿnh.
Tôi cứ tưởng mẹ tôi đang đi du lịch nơi nào đó và chúng tôi sẽ gặp lại người mẹ yêu thương của ḿnh.
Biết bao nhiêu năm rồi, chúng tôi vẫn cầu nguyện cho ba mẹ chúng tôi về Cơi Niết Bàn, và bây giờ vẫn tiếp tục cầu nguyện, không phải đợi đến mùa Vu Lan mới báo hiếu.
Mẹ ơi! Chúng con thương Ba Mẹ lắm!
Kiều Mỹ Duyên
The Following 5 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
Sáng sớm chuông điện thoại réo rắt, Huy tỉnh giấc cựa ḿnh ngồi dậy, giọng của anh bạn bên Trung tâm đào tạo Âm nhạc khàn khàn:
- Alô! Nhận học sinh mới nhé: Nữ - Ba mươi tuổi - Độc thân, em nó muốn học kèm riêng một thầy một tṛ chứ không muốn vào trung tâm...
- Thôi! Lớn tuổi rồi th́ học ǵ, lại c̣n độc thân nữa, rắc rối! Huy ngái ngủ gạt ngang...
- Ơ! Việc của ông là dạy, liên quan ǵ mấy cái chuyện đó. Tôi đưa số điện thoại của ông cho nó rồi đấy, nó sẽ liên hệ trực tiếp với ông.
Huy ậm ừ cho xong chuyện. Gă không có hứng thú lắm với chuyện kèm riêng, lại c̣n học sinh nữ lớn tuổi, độc thân nữa...
ảnh minh họa
Buổi chiều hôm đó, cô gái bước vào nhà chào Huy rồi ngồi xuống ghế.
Huy nh́n thoáng qua: Chiếc váy ngắn để lộ h́nh xăm trên cặp đùi trắng nơn, khuôn mặt hồng lấm tấm mồ hôi, xinh xắn ưa nh́n nhưng có nét ǵ đó bướng bỉnh:
- Em chào Thầy! Em tên là Trang. Lúc trưa em gọi điện cho thầy đấy ạ! Em muốn thầy sắp xếp cho em một khóa học nhạc. Em ở trên thị trấn ĐT, cách đây rất xa, xuống chỗ thầy phải bắt hai chặng xe buưt, nên em muốn mỗi buổi học, thầy dành cho em bốn tiếng. Học phí th́ do thầy quyết định. Chỉ mong là thầy sắp xếp thời gian và nhận em là học sinh.
Cô nh́n Huy mỉm cười và vào đề một cách rất nhanh gọn quyết đoán.
Huy nh́n cô gái, mắt anh chạm phải h́nh xăm trên ngực của cô, tự nhiên anh lại thấy hơi khó chịu!
Anh đưa cô đến bên chiếc đàn piano ở góc pḥng, thực hiện một số bài kiểm tra năng khiếu thường lệ trước khi nhận học sinh.
Cô gái có thẩm âm rất tốt, loạt gơ phách dài trúc trắc cô gơ lại chuẩn xác. Huy lướt tay trên phím đàn, đẩy mẫu luyện thanh lên dần từng nửa tone một, tới những nốt cao, Huy hơi bị bất ngờ v́ chất giọng giả thanh trong sáng của cô.
Anh sắp xếp cho cô một tuần hai buổi học.
Mấy buổi học đầu Huy chẳng thấy có thiện cảm với cô học sinh này lắm, Huy cũng không biết tại sao, h́nh như tại cái cách nói cười ngông nghênh trẻ con so với tuổi ba mươi của cô? Hay tại v́ cái cách ăn mặc? Tại cái váy ngắn cũn cỡn để lộ ra cái h́nh xăm con rắn đang uốn éo? Ừ th́ chắc cô ta tuổi Rắn, nhưng cái h́nh xăm ở mông lấn sang cả vị trí nhạy cảm cứ chực đập vào mắt Huy khiến nhiều lúc anh phải lúng túng quay mặt đi làm gián đoạn cả việc dạy, bực ḿnh thật!
Có lần anh nhắc khéo: "Khóa học trước, học sinh của tôi toàn mặc quần thôi, trông đứng đắn lắm..."
"Vầng! Đi học th́ phải mặc quần hoặc mặc váy chứ ạ." Cô cười cười. Huy bực ḿnh: "Váy cũng được, nhưng đừng có ngắn cũn cỡn như thế!"
"Vầng! Nhưng mà trời nóng lắm!" Lại cười cười nhe cả cái răng khểnh, Huy quay mặt đi chả hiểu nổi là ḿnh đang ghét hay đang ǵ ǵ nữa...
Huy đưa tay cào cào mái tóc bồng bềnh của ḿnh rồi bước ra pḥng học. Trang đang lom khom nửa đứng nửa ngồi bên cái đàn piano, chân cô hơi nhún nhún, tiếng đàn phát ra nghe giật cục...
- Tập tành kiểu ǵ thế? Bài luyện ngón kỹ thuật Hanong mà chổng mông lên tập thế à? Ngồi xuống tập hẳn hoi!
- Vầng! Trang ngồi xuống rồi lại bật dậy nhăn nhó: "Ái da! Đau quá! Cái mụn, cái mụn của tui!"
Huy định trợn mắt, nhưng cái nh́n chợt dừng lại nơi h́nh xăm của cô, đúng cái chỗ để ngồi nổi lên một vùng đỏ tấy, chắc là đau lắm nên cô mới có cái tư thế tập đàn lom khom ngứa mắt như vậy. Anh lắc đầu hạ giọng: "Có tập tiếp được nữa không?" Cô nhăn nhó trả lời: "Cho em đứng tập luyện thanh đi, em phải đi hai chặng xe buưt mới xuống đến đây, em quư thời gian luyện tập bên thầy lắm!"
Huy ngồi xuống đàn, đẩy dần độ cao mẫu luyện thanh lên, anh hài ḷng nghe giọng cô học tṛ quyện vào tiếng đàn mỗi lúc một cao dần lên mà vẫn tṛn trịa trong vắt. Bất chợt cái giọng giả thanh cao chót vót chợt ngừng bặt, Huy ngẩng lên nh́n, Trang đang lúng túng quay người đi che phần ngực phía trên căng đầy vừa lộ ra, hậu quả của việc lấy hơi quá sức làm chiếc áo chật vừa bị bật tung khóa.
Huy lúng túng trong khoảng khắc rồi đứng dậy vào nhà lấy chiếc áo sơ mi của ḿnh ra đưa cho cô giọng cộc lốc: "Khoác vào!"
- Vầng! Trang quay lưng về phía anh khoác chiếc áo rộng vào người rồi quay lại vung vẩy hai ống tay áo lùng thùng nhoẻn miệng cười: "Học tiếp thầy ưi!"
***
Mấy tháng hè trôi nhanh vội vă rồi lấn cả vào giữa thu lúc nào chẳng hay, giống như t́nh cảm của của Huy từ chỗ khó chịu không thiện cảm với cô học tṛ chuyển sang thứ t́nh cảm khác lạ lúc nào chẳng biết. Trong suốt thời gian Trang học, hai người ít chuyện tṛ riêng với nhau. Cô tiếc thời gian! Thời gian cô ở bên anh chỉ đủ để học. C̣n Huy thấy cô mải miết học anh cũng thấy hài ḷng và dần lấy lại được thiện cảm. Càng về sau Huy càng cảm thấy ẩn sau cái cách ăn mặc, cái vẻ bề ngoài nghịch ngợm và những câu nói lư lắc của cô là một tâm hồn trong sáng ngây thơ. Anh ít hỏi và cô cũng ít thổ lộ về công việc và cuộc sống riêng tư của ḿnh, điều đó tạo ra ở cô một sự bí ẩn khiến anh cảm thấy ṭ ṃ, cuốn hút.
- Bây giờ bên thầy em chỉ đủ thời gian để học. Sau này học xong, em muốn mời thầy đi uống nước nói chuyện, có được không thầy?"
Trang hỏi và nh́n Huy cười cười, đôi lúm đồng tiền lơm xuống, vẻ nghiêm khắc của anh bỗng biến mất: "Ừ! Cứ học tốt đi, học xong th́ làm cái lễ chuyển từ Thầy sang Anh." Huy đùa lại.
"Vầng! Thầy giữ lời đấy, em đợi!" Cô chu môi lại trêu Huy rồi đứng lên ngay ngắn lấy hơi, từ cái miệng tṛn xinh của cô vút lên âm thanh cao chót vót của bài mẫu luyện thanh. Huy cúi xuống đàn, mười ngón tay lướt nhẹ nâng hoà những âm thanh từ miệng cô đang ngân lên phiêu du thánh thót...
Đó cũng là buổi học cuối cùng của cô. Lúc Trang ra về, Huy mở chiếc phong b́ cô đặt trên bàn, ngoài số tiền học phí c̣n có một tấm thiệp cô mời anh đi uống nước, Huy lật mặt sau tấm thiệp, một ḍng chữ to viết bằng bút dạ làm anh sững sờ bối rối:
"THẦY ƠI - EM YÊU ANH!"
***
Mùa Đông đến với những cơn gió bấc lạnh se sắt thổi về từ phương bắc. Quán cà phê nơi hai người thường ḥ hẹn hôm nay thật ấm áp. Sau lớp cửa kính ngăn những cơn gió lạnh buốt phía ngoài, Trang ngồi nép sát vào anh, cô ríu rít nói cười, anh lắng nghe cô nói bằng ánh mắt ấm áp và ṿng tay lúc nới lỏng lúc ôm chặt tùy theo cảm xúc của câu chuyện cô đang kể...
Nhưng cô vẫn chưa một lần kể về câu chuyện cuộc đời cô, cô vẫn đang để lại trong ḷng anh một dấu hỏi ngọt ngào! Cô nói: "Rồi một ngày anh sẽ được biết về cuộc đời em!"
Cô cười nh́n anh đắm đuối và hát khe khẽ: "Biết đâu, biết đâu đấy, anh xa em chỉ v́ anh biết! Biết đâu biết đâu đấy, đắm say chỉ có, khi ḿnh chưa hiểu hết về nhau..."
Anh nh́n sâu vào mắt cô, ṿng tay anh siết chặt như sợ vuột mất cô:
"Ừ! Hăy cứ để những bí mật của cuộc đời em như một dấu hỏi ngọt ngào trong ḷng anh nhé!".
...
Huy đâu ngờ rằng câu hát của cô hôm đó như một lời tiên đoán chia xa: "Biết đâu biết đâu đấy, anh xa em chỉ v́ anh biết hết..."
Và rồi Huy cũng được biết hết về cô!
Vào một chiều thứ bảy lất phất mưa phùn, anh phóng xe lên quán cafe trên thành phố nơi hai người vẫn thường gặp nhau. Cuộc hẹn tuần trước Trang đă lỡ hẹn, cô nhắn tin cho anh là có việc bận đột xuất và cả tuần đó cô trả lời tin nhắn của anh hời hợt và rất ít: "Đợt này em bận, phải giải quyết nhiều việc quá. Nhớ anh..." Hoặc: "Đợi em nhé anh! Nhớ...
Anh dừng xe tại điểm đỗ xe buưt mà cô vẫn thường hay xuống. Mưa phùn nặng hạt, anh thấp thỏm đợi cô. Anh không chắc là cô sẽ đến, anh đợi theo thói quen và nỗi nhớ thôi thúc.
Mưa mỗi lúc một dày, hơi co người lại v́ lạnh, anh cứ ngồi và chờ đợi... Từng chuyến, từng chuyến xe buưt đỗ lại, anh dán mắt vào cửa xe hy vọng thấy dáng người nhỏ bé của cô bước xuống...
Anh nh́n sang quán cafe bên kia đường chờ đợi một phép màu, chờ h́nh bóng cô xuất hiện...
Và phép màu xảy ra vào lúc mà anh đă hoàn toàn thất vọng. Cô xuất hiện ở quán cafe bên kia đường bằng cách mà không bao giờ anh nghĩ tới: Cô đi bên cạnh một người đàn ông cứng tuổi, lịch lăm, họ vừa từ trên một chiếc Mercedes bước xuống, cô nép sát vào người đàn ông rồi cả hai đi vào trong quán.
Mắt Huy hoa lên, anh gỡ vội cặp kính xuống lau sạch những bụi nước mưa nḥe nhoẹt. Không thể nhầm được: Là Trang! Cô cùng người đàn ông ngồi xuống một bàn trong góc quán, ánh mắt cô nh́n người đàn ông ngưỡng mộ, nụ cười của cô thật tươi, cử chỉ cô nũng nịu. Người đàn ông ngồi hơi nghiêng vào cô, hành động âu yếm cưng chiều...
Sự thật về em đấy ư?
Em là cô gái vũ trường? Và em học nhạc để nâng cao "kỹ năng công việc"?
Có phải v́ thế mà chưa bao giờ em tiết lộ thân thế với tôi?
Người Huy run lên! Có một con quái vật đang gào thét trong anh, nó xúi dục thúc bách anh làm một điều ǵ đó thật điên cuồng nhằm thoát khỏi sự đau đớn tổn thương đến tột cùng. Anh và con quái vật giằng xé nhau dữ dội, cơ thể anh như rung lên bần bật...
Một chuyến buưt đỗ chắn ngang trước mặt anh che lấp đi h́nh ảnh độc ác trong quán cafe, con quái vật trong anh như bị bịt mắt cũng tạm dừng giăy đạp gào thét, trả lại anh một cơ thể ră rời và một cái đầu trống rỗng...
Huy lê từng bước đến chiếc xe máy, anh ngồi lên xe ngập ngừng rồi nổ máy tạt vào ngồi trong một quán nước, anh móc điện thoại ra, tay run run ấn vào những bức ảnh của Trang đang nh́n anh cười tinh nghịch, anh ấn vào nút xóa, điện thoại sạch trơn không c̣n tin nhắn, không c̣n một bức ảnh nào khả dĩ có thể làm anh phải đau đớn nữa, anh ngập ngừng chặn nốt số điện thoại của cô. Từ giờ phút này tất cả chỉ c̣n là dĩ văng.
Ngoài trời âm u, mưa phùn lất phất, gió đông lạnh đến se ḷng, cây bàng ngoài cửa quán lơ thơ vài chiếc lá đỏ ối c̣n sót lại trên những cành nhánh khẳng khiu...
Một chiều đông lạnh giá, chất ngất nỗi buồn!
***
Huy vùi đầu vào công việc để t́m quên, mới đó mà đă một tuần trôi qua, sáng thứ bảy Huy ra trung tâm làm việc, anh nhận được giấy mời của trung tâm trẻ Mồ côi - Khuyết tật mời anh đến dự cuộc thi văn nghệ của các em học sinh với tư cách là giám khảo.
Huy có mặt ở Trung tâm lúc bảy giờ tối, nh́n sang dăy bàn đại biểu, anh chợt điếng người v́ nh́n thấy Trang ngồi cạnh người đàn ông đứng tuổi trong quán cafe tuần trước, họ đang trao đổi với nhau điều ǵ đó rất thân mật. (?)
Huy bàng hoàng khó hiểu, những dấu hỏi cứ xoáy trong đầu anh, những cảm xúc tưởng chừng đă đào sâu chôn chặt nay lại bùng dậy bẽ bàng chua xót. Anh hối hận v́ đă đặt chân đến nơi này. Anh ngồi lặng đi với muôn vàn cảm xúc xâm lấn, không c̣n để ư đến xung quanh cho đến khi những tràng vỗ tay nổi lên rào rào, người đàn ông bên cạnh Trang đang bước lên sân khấu:
- Trước hết tôi xin cảm ơn ban giám đốc Trung tâm đă cho phép tôi, một Việt kiều từ Nước Mỹ xa xôi được làm người đỡ đầu của gần một trăm trẻ em mồ côi, khuyết tật. Và cũng thật tự hào được giới thiệu một thành viên đă lớn nên từ Trung tâm này và giờ đă trở thành một giáo viên âm nhạc của Trung tâm, cũng là người đă kết nối tôi với Trung tâm:
Con gái tôi Hoàng Trang, đứa con đă lưu lạc hơn hai mươi năm trời mà số phận đă run rủi cho tôi gặp lại tại đây...
Những tràng pháo tay lại rào rào nổi lên, tai Huy ù đi. Anh nghe loáng thoáng người dẫn chương tŕnh giới thiệu về anh, Trang sánh đôi bước cùng anh lên sân khấu.
Tiếng người dẫn chương tŕnh lại vang lên:
- Tôi cũng xin được trân trọng giới thiệu vị trưởng ban giám khảo: Ông Lê Huy.
Huy cúi chào khán giả rồi anh bước về phía hai bố con Trang
- Em nhớ anh! Cô nói nhỏ và nh́n sâu vào mắt anh.
- Anh cũng vậy! Gấp mười lần em! Anh nói, lồng ngực nhẹ bẫng, khối nặng ngh́n cân của đau khổ nhớ thương từ bao lâu chợt tan biến, thay vào đó là hạnh phúc ngập tràn.
Người đàn ông nắm tay Trang và anh giơ lên cao trong tiếng vỗ tay rào rào phía dưới.
Sưu tầm trên mạng
The Following User Says Thank You to cha12 ba For This Useful Post:
Một năm sau khi Miền Nam thất thủ, hàng ngàn sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa đă bị lưu đày lao động khổ sai nơi Làng Đá, Cẩm-Nhân, đầu nguồn hồ Thác-Bà, Yên-Bái, Hoàng-Liên-Sơn.
Sau đây là một truyện kể về đời tù nơi ấy năm 1977…
Tháng Năm, trời không c̣n lạnh lắm, hoa đậu phọng đă rụng, râu bắp đă teo, nhưng mùa màng chưa thu hoạch.
Đối với những người tù cải tạo trong trại T4 Cẩm-Nhân, th́ mùa này ngày dài hơn, cơn đói cũng kéo dài hơn.
Nơi khúc quanh con lộ đá, sát mé nước hồ Thác-Bà, có một băi tăng gia sản xuất “cải thiện” đời sống của "bộ đội thuộc Đoàn 776" Cộng-Sản.
Vườn bắp nơi đây tốt giống, tốt nước, nên trái nào, trái nấy no tṛn, mập mạp thấy phát thèm…
Một ngày, giờ đứng bóng, có một anh tù đứng bên một đống lửa đang cháy lớn trên triền đồi; anh ta đang nướng bắp non.
Bắp anh đang nướng là bắp ăn trộm từ cái rẫy bên hồ của cán bộ.
Những bạn tù khác vác củi đi ngang qua khúc quanh, đều được anh ném tặng một, hai cái bắp nướng, nóng hổi, thơm ngon, ngọt lịm.
Không ai nh́n rơ mặt anh tù vô kỷ luật đó, v́ anh ta đội nón sụp tới mắt; mặt và cổ anh lại quấn một vuông khăn đen, mặc dù trời không lạnh.
Anh ta khôn lanh đứng giữa khoảng trống, có thể quan sát tới khúc quanh rẽ vào Trại 4, đồng thời nh́n rơ cả những bóng người di chuyển nơi cổng Trại 9 bờ bên kia.
Sau lưng anh là rừng già. B́a rừng già có một nhà sư ẩn ḿnh canh gác cho anh.
Nhiều người biết nhà sư này là cựu Đại Úy Lê Thái B́nh, Tuyên-Úy Phật-Giáo của Tiểu-Khu Phú-Bổn.
Những người tù vác củi về sớm không được phép nhập trại, họ phải tập trung nơi chuồng lợn, cách trại chừng hai trăm mét chờ tới hết giờ lao động.
Không rơ có anh “ăng-ten” nào lẻn về báo cáo ǵ với "cán bộ" trại hay không, nhưng gần một chục tay súng AK đă hộc tốc, vội vă chạy ra bờ hồ truy lùng anh tù “phá hoại”.
Họ uổng công thôi! T́m anh ta không được đâu! Anh “phá hoại” nhanh như cheo. Chẳng thế mà, Trung Tá Nguyễn Công Luận (K12 VB) ở tù chung Lán 11 với anh ta, đă gán cho anh ta cái biệt danh “Con Beo Trại 4″.
Hôm đó, toán vệ binh chỉ nh́n thấy trên triền đồi, một bếp lửa lớn đang cháy hừng hực và một đống bắp chưa kịp nướng.
Dưới chân đồi, bên con đường ṃn, nằm trơ hai trái bắp nướng, vỏ c̣n bốc hơi. Hai trái bắp này được ném cho anh tù "cải tạo" tên là Nguyễn Hữu Sủng cựu Đại Úy An-Ninh Quân-Đội.
Anh Sủng không dám lượm bắp ăn, v́ anh là một tín đồ Thiên-Chúa rất ngoan đạo. Cho dù lúc đó bụng đói muốn chết, anh vẫn sợ phạm tội với Chúa.
Toán bộ đội hăm hở lùng sục “phạm trường”. Ngón nghề của người trộm bắp quả thực là quá khéo tay. Cả trăm trái bắp non bị hái mang đi không dấu vết.
Anh trung úy cán bộ quản giáo tên Thu giận quá, nghiến răng trèo trẹo,
“Đúng là quân phá hoại! Ông mà tóm được mấy thằng này, ông ‘dần’ cho hộc máu!”
Toán vệ binh đứng bên đống bắp cao nghệu bên đường, tiếc ngẩn ngơ.
Trên không, có đám mây ngàn hững hờ chứng kiến. Bên hồ, vài con trâu trầm ḿnh trong bùn, vẫy đuôi đuổi ruồi, mắt lừ đừ…
Biết hỏi ai để t́m ra kẻ “phá hoại ” bây giờ?
Mười phút sau, toán bộ đội đành rút lui về trại.
Buổi chiều, đoàn tù vác củi theo chân nhau vào cổng dưới đôi mắt xoi mói của anh trung úy quản giáo Thu.
Quản giáo Thu lục túi từng người kiếm cái khăn đen. Chẳng ai có cái tang vật màu đen ấy cả.
Tối đó, cựu Đại Úy An-Ninh Quân-Đội Nguyễn Hữu Sủng lẻn vào Lán 4, ngồi cầu nguyện bên chân linh mục Khổng Tiến Giác , cựu Tuyên-Úy của Cụ Diệm. Cha Giác cũng bị giam ở trại này.
Anh Sủng hỏi cha,
“Cha ơi! Con đói quá! Nếu con ăn trộm một trái bắp của trại ăn cho đỡ đói th́ con có phạm tội không cha?”
Cha Giác ôn tồn:
“Con ơi! Con là con của Chúa. Bắp cũng là của Chúa. Con ăn bắp của Chúa để cứu cái thân con của Chúa th́ con có tội t́nh ǵ đâu!”
Những ngày sau đó, trong hàng ngũ những kẻ phá hoại vườn sắn, khoai lang, rau đậu của cán bộ, có thêm hai hung thần nữa, đó là cựu Đại Úy Nguyễn Hữu Sủng và người bạn tù nằm kế bên anh, cựu Đại Úy Tuyên-Úy Tin-Lành Sư Đoàn 2 Bộ Binh, Mục-Sư Vơ Ngọc Thiên Lộc.
Một năm sau (1978), tay ăn trộm bắp trốn trại lần thứ hai, lại thất bại, lại bị cùm, lại bị chuyển trại.
Tới trại Phú-Sơn 4, Thái-Nguyên, bạn bè cũ gặp lại nhau, có người hỏi anh ấy rằng ngày đó cái khăn đen anh dấu đâu?
Anh ta (BĐQ Vương Mộng Long) cười h́ h́, tiết lộ rằng anh đă dắt cái khăn đen dưới mái chuồng trâu nhà một người dân Tày, dưới chân dốc Ngàn, ngoài cổng trại.
Anh chỉ lấy khăn ra khi hành nghề ăn trộm, cứu giúp bạn tù đang đói.
Xong việc, anh lại dấu cái khăn vào nơi cũ.
Khi đi trốn trại lần thứ hai, vội quá, anh không kịp đem cái khăn theo.
Không rơ mấy chục năm qua, cái khăn đen có c̣n nằm dưới mái chuồng trâu nhà Tày nơi cuối dốc Ngàn hay không?
Nhưng chắc chắn cái khăn đen đó vẫn chưa quên người, v́ người vẫn c̣n nhớ khăn…
Vương Mộng Long
The Following 5 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
Con người thường chỉ nh́n thấy bề nổi của sự việc, không nh́n thấy bản chất. Nhiều lúc sự thật không như ta thấy. Đáng sợ nhất không phải bị người ta gạt, mà chính là sự ngộ nhận của bản thân. Rất nhiều thứ không thể đánh giá qua bề ngoài. Hăy dùng trái tim tĩnh lặng, đôi mắt sáng suốt và trí tuệ minh mẫn để học thông bài học cuộc đời!
- Ḿnh mua xe, hỏi ư người này người kia. Cuối cùng tiền ḿnh bỏ ra nhưng mua một chiếc xe người khác thích.
- T́m người yêu, người này một câu người kia một câu, cuối cùng t́m được nhưng không phải là người ḿnh muốn.
- Sự nghiệp bản thân, nghe ư kiến của người thân bạn bè. Cuối cùng bỏ lỡ cơ hội thay đổi cuộc đời, đi trên con đường của người khác chứ không phải của ḿnh.
Đôi giày ḿnh mang, vừa hay không vừa bản thân ḿnh biết. Hăy mang đôi giày của ḿnh đi trên con đường của chính ḿnh.
Dưới đây là một câu chuyện có thật đă xảy ra trong đời thường
Tại một thành phố ở Ấn Độ.. có vị thương gia nọ bận rộn cả ngày v́ công việc.. mệt mỏi.. ông vào một nhà hàng tự thưởng cho ḿnh bữa tối thịnh soạn..!
Khi những món ăn đă được dọn sẵn trên bàn.. bất chợt ông nh́n thấy một cậu bé đang nh́n trộm ông qua cửa kính với ánh mắt thèm thuồng.. h́nh ảnh ấy như có ǵ làm nhói tim ông..!
Ông đưa tay vẫy cậu bé.. cậu liền bước vội vào.. theo sau cậu là 1 bé gái nhỏ.. 2 đứa trẻ nh́n chăm chăm vào những đĩa thức ăn c̣n nóng hổi.. mà chẳng cần biết người vừa gọi chúng vào là ai..?
Vị thương gia bảo chúng cứ tự nhiên mà ăn thỏa thích...
Không nói.. không cười.. cả hai ngấu nghiến ăn hết các món ăn trên bàn một cách ngon lành...
Vị thương gia im lặng.. nh́n hai đứa trẻ ăn đắm đuối.. và khi chúng rời đi.. chúng đă không quên nói lời cám ơn với ông..!
Cơn đói trong ḷng vị thương gia lúc ấy được xua tan một cách lạ kỳ.. kèm theo một cảm giác khó tả đang lâng lâng trong ḷng...
Măi một hồi sau.. vị thương gia gọi tiếp các món ăn lần nữa.. rồi từ từ thưởng thức.. đến khi gọi thanh toán.. nh́n tờ hóa đơn.. không ghi số tiền.. mà chỉ là một hàng chữ:
- “Thật đáng tiếc.. tiệm chúng tôi không in được HÓA ĐƠN THANH TOÁN CHO T̀NH NGƯỜI.. xin chúc ngài măi luôn hạnh phúc..!”
Một giọt nước mắt đă rơi từ vị thương gia.. ông quay nh́n người đàn ông đang đứng tại quầy thu ngân rồi gật đầu mỉm cười.. ông ta đáp lại bằng một nụ cười rạng rỡ...
Vị thương gia đă dùng “Đức” đối xử với người nghèo.
Chủ nhà hàng dùng “Nghĩa” đáp lại “Đức” không biết ai hơn ai.?
Người xưa có câu :
- Ngồi trên đống Cát.. ai cũng là hiền nhân.. quân tử.
- Ngồi trên đống Vàng.. mới biết rơ.. ai mới là quân tử.. hiền nhân.
T́nh yêu thương luôn đem đến những sự kỳ diệu từ hai phía :
- "người cho và người nhận".
Hạnh phúc của T̀NH NGƯỜI là cảm giác b́nh yên và thật sâu lắng.. xóa tan tất cả những đau khổ và bất hạnh.
Vạn vật tồn tại trên thế giới này đều không thể sống măi với thời gian.. ngay cả con người cũng không thể đi ngược lại hay cưỡng cầu với quy luật ấy.
- Theo thời gian.. mọi thứ đều biến hóa và thay đổi..
- Tất cả có thể sinh ra hoặc mất đi.. có thể phát triển hay lụi tàn..
- Cái ǵ có đến chắc chắn sẽ rời đi.. không bao giờ là tồn tại măi măi.
- Vật chất là ngoại thân.. T̀NH NGƯỜI là vĩnh cửu.
Huy Tạ.
The Following 5 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
(Lá thư này có tên “Mộng cuồng” v́ sau một giấc mơ tác giả vội vùng dậy gơ máy. Chỉ sợ không nói hết ư trong thư và nếu để lâu e sẽ mất hết ư nghĩa)
***
Bạn thân mến,
Thư này viết cho bạn từ một cơi xa xăm vô h́nh. Ngày xưa người ta dùng những từ ngữ như “âm ti”, “địa ngục” để chỉ nơi tôi hiện sinh sống. Nơi này, ngày nay không biết nên gọi là ǵ? Cũng có thể đó là “cơi âm” nhưng biết đâu đó lại là “thiên đàng” như người trần vẫn thường mơ ước?
Dân số ở “thiên đàng” hay “địa ngục” mà tôi đang sống (phải nói chính xác hơn là đă chết) hiện tăng “đột biến” kể từ khi có nạn đại dịch mà dưới trần thế gọi bằng đủ các thứ tên: nào là Coronavirus, Dịch cúm Vũ Hán, Virus China, Covid-19...
Theo thống kê ngày 20/8/2020 (Báo Tuổi Trẻ) đă có 789.948 người xuống đây, ấy là chưa kể số người nhiễm bệnh lên đến trên 22,5 triệu trong khi đó con số người hồi phục chỉ ở mức 15,2 triệu. Họ đến từ khắp nơi trên thế giới, đông nhất là từ Châu Mỹ, Châu Á và Châu Âu.
Có hiện diện ở đây mới thấy những người “chuyển hộ khẩu” đông nhất là Mỹ (176.283 người đă làm xong thủ tục giấy tờ khai tử), kế đến là Brazil với con số 111.189 và Ấn Độ 53.994. Trong khi đó, từ nơi xuất phát dịch bệnh là Trung Quốc, lại không có tên trong “top ten” và Việt Nam, nơi tôi đă từng sinh sống, chỉ mới dừng lại ở con số 25.
Thật ḷng tôi không mong ǵ gặp lại những đồng hương người Việt ở dưới này. Vui sao được dù ngày xưa các cụ có câu “xa quê hương ngộ cố tri”. Nay th́ xin đổi lại là… “xa trần thế ngộ cố tri”, chẳng có ǵ mừng khi gặp lại nhau dưới địa ngục.
Cũng xin có đôi lời về sinh hoạt của chúng tôi dưới này. Đầu tiên là thủ tục cách ly 14 ngày để xét nghiệm xem có c̣n dương tính với Covi hay không. Chắc các bạn thắc mắc, chết rồi c̣n xét nghiệm làm ǵ? Như các bạn biết đấy, địa ngục có tới 9 tầng. Phải cách ly người mắc bệnh để không lây lan trước khi chuyển đến những tầng kế tiếp!
Bây giờ đang là Tháng Cô Hồn ở trần thế. Dưới này cũng vui như hội v́ có quà của người thân gửi xuống. Thôi th́ đủ cả: tiền âm phủ, vàng thỏi, nhà lầu, xe hơi, điện thoại và cả những h́nh nhân xinh đẹp cho những vị “hảo ngọt” để hú hí trong những ngày cô đơn, xa trần thế.
Hà Nội nổi tiếng với phố Hàng Mă, thời Pháp thuộc có tên là “Rue du Cuivre”, được đặt tên chung với Hàng Đồng trong khu phố cổ. Nơi đây có nghề thủ công truyền thống làm “hàng mă” dùng cho công việc cúng lễ làm “y như thật”, có điều chỉ… bằng giấy.
Phố Hàng Mă, chỉ dài khoảng hơn 300m, nhưng thực sự chuyển ḿnh trước “Rằm Tháng 7” một tháng để phục vụ bà con mua sắm đồ cúng cô hồn, tháng của những người đă từ bỏ cơi trần. Tới đây, các bạn sẽ có đủ mặt hàng để mua sắm cho người thân đă khuất và “ship” bằng cách... đốt.
Thời trang hàng mă trong mùa Covid năm nay có ǵ lạ?
Đó là sự xuất hiện của “khẩu trang bằng giấy” để gửi xuống âm phủ. Có điều mới chỉ thấy ở Singapore, đất nước vẫn c̣n giữ được “truyền thống tâm linh” trong tháng cô hồn dù đă “văn minh hiện đại” không kém ai nhưng vẫn không quên tập tục của ông bà xưa để lại.
Khẩu trang được bán với giá không hề rẻ, dù là hàng mă. Có lẽ đắt v́ ư nghĩa trong việc người “dương” quan tâm đến người “âm”. “Tiền thật mua của giả” cũng chỉ v́ cái t́nh của người dương thế đối với người đă khuất.
Thư đă dài nên xin phép được ngừng tại đây với hy vọng sẽ... không gặp lại các bạn ở dưới này. Tuy âm dương cách trở nhưng nếu gặp lại sẽ có nhiều phiền toái lắm đấy.
Kính thư,
Nguyễn Ngọc Chính
The Following 4 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.