|
|
|
09-20-2019
|
#101
|
R5 Cao Thủ Thượng Thừa
Join Date: Nov 2006
Posts: 1,628
Thanks: 25,844
Thanked 3,605 Times in 1,315 Posts
Mentioned: 403 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1259 Post(s)
Rep Power: 24
|
Quote:
Originally Posted by hoanglan22
@ trungthu . Tính mở thêm Trang Khoa học & tâm linh nhưng chưa có bài nhiều
|
Đề tài này hay đó , thuộc về thế giới vô h́nh , ma quái, bác cứ mạnh dạn đi...
Bài không cần nhiều , chỉ cần có gía trị, chất lượng , đểcho anh em :
_ Mua vui cũng được một vài trống canh ." ( thi hào Nguyễn Du )
Nếu post bài nhiều , mà bài giống như đống rác , có điểm nhưng chẳng ai muốn đọc cả...
:handshak e: :thankyo u:
|
|
|
The Following 3 Users Say Thank You to trungthu For This Useful Post:
|
|
|
09-20-2019
|
#102
|
R6 Đệ Nhất Cao Thủ
Join Date: Dec 2007
Posts: 2,807
Thanks: 6,545
Thanked 3,911 Times in 1,337 Posts
Mentioned: 21 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 596 Post(s)
Rep Power: 23
|
Quote:
Originally Posted by hoanglan22
@ trungthu . Tính mở thêm Trang Khoa học & tâm linh nhưng chưa có bài nhiều
|
Tới luôn bác tài, cái này tui ủng hộ hai tay à nhen. :than kyou: :hand shake:
|
|
|
The Following 3 Users Say Thank You to longhue For This Useful Post:
|
|
|
09-20-2019
|
#103
|
R6 Đệ Nhất Cao Thủ
Join Date: Dec 2007
Posts: 2,807
Thanks: 6,545
Thanked 3,911 Times in 1,337 Posts
Mentioned: 21 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 596 Post(s)
Rep Power: 23
|
Quote:
Originally Posted by trungthu
Lưng lửng là phải dzồi , làm sao mà không lưng lửng được v́ ở trong này c̣ nhiều người nói " tui với bác tuy 2 mà một, bác với tui tuy một mà hai, tui thấy họ nghĩ cũng có lư lắm , đầu giống đầu, nhưng cái đuôi ngược th́ hổng có giống chút nào, cây trương của bác làm bằng cây trúc lâu năm nên chống đi chút síu th́ được, chống nhiều th́ bị run tay , c̣n tui th́ năm bẩy năm nữa sẽ lập lại lời của Nguyễn công Trứ " Ngũ thập niên tiền.... : handshake::handshake :
|
Úi chà chà, ngon lành quá hén...chúc mừng chúc mừng cho ông bạn con gân lắm. Chừng nào ngủ thập niên tiền nhị thập tam th́ cho tui hay để tui gửi lời chúc mửng ông bạn đến từ âm phủ...hahaha....c ó đúng hông???? : handshake:
|
|
|
The Following 3 Users Say Thank You to longhue For This Useful Post:
|
|
|
09-21-2019
|
#104
|
R8 Vơ Lâm Chí Tôn
Join Date: Apr 2011
Posts: 16,301
Thanks: 21,665
Thanked 37,832 Times in 12,792 Posts
Mentioned: 635 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 7227 Post(s)
Rep Power: 68
|
Chị Út Quắn
Chị thứ mười, thường gọi chị là Mười Quắn. Cha mẹ chị sinh mười một người con. Nếu gọi chị là chị mười một Quắn, e khó nghe, nên người ta gọi chị là Mười Quắn. Chị là út chót trong gia đ́nh nên được gọi cưng một chút là chị út Quắn dễ nghe và dễ thương hơn. Chị út Quắn cũng hănh diện và chấp nhận tên gọi của ḿnh. Gia đ́nh cha mẹ chị út Quắn nghèo, nghèo tả tơi, con lại đông, ở vùng quê đất cày lên sỏi đá nắng hạn nhiều hơn mưa. Nhà nghèo, cha mẹ đau bệnh không tiền chạy thuốc nên hai người lần lượt qua đời. Giàu út ăn, khó út chịu, chị nhận phần hương hỏa cha mẹ để lại, căn nhà tranh vách đất và sào đất sau nhà.
Các anh, các chị không ai được học hành, sinh ra lớn lên theo cha mẹ làm thuê cuốc mướn, lao động chân tay quanh năm. Lần lượt họ cưới vợ, lấy chồng, tứ tản khắp bốn phương trời t́m kế sinh nhai, cái nghèo vẫn đeo theo họ suốt đời. Chị út Quắn ở với cha mẹ cũng vất vả bữa đói bữa no. Chị cũng không được đi học, nhưng tính toán bằng miệng, gọi là tính rợ, th́ không ai qua được chị. Chị nhớ dai những chuyện cổ tích, vài câu ca dao, chuyện đời nay, chuyện trên trời dưới biển. Đối đáp, hát ḥ chị chẳng thua ai.
Chị út Quắn mang cái tuổi Canh Dần. Khi trưởng thành chị biết ḿnh tuổi Canh Dần, tuổi con Cọp, lại Cọp cái, c̣n Canh cô Mồ quả. Mà chị Canh cô Mồ quả thật đăy. Cha mẹ qua đời, các anh chị tứ tản khắp nơi, c̣n lại chị sống một ḿnh trong ngôi nhà cha mẹ để lại.
Thỉnh thoảng chị có sự suy nghĩ về đường chồng con. Người ta bảo đàn bà mang tuổi Dần là sát phu. Có chồng phải mấy đời mới trụ. Nhưng chị lại suy nghĩ khác hơn, có ai hỏi tuổi, chị trả lời thẳng thừng một hơi là tui tuổi Sửu, Kỷ Sửu, tuổi con Trâu đi cày, khỏe mạnh lo làm lo ăn quanh năm suốt tháng không nghỉ ngơi, có nghỉ th́ được nghỉ mấy ngày Tết không hà. Nói xong, chị cười h́ h́ vui tính chứng tỏ điều ḿnh nói không sai để che lấp cái tuổi Dần ghê sợ đó. Chị út Quắn dấu nó rất kỹ coi như một điều không may mắn cho lắm về đường chồng con.
Sào đất sau nhà, chị ra sức chăm sóc trồng các loại thực phẩm kiếm cái ăn. Khi rảnh, chị út Quắn lội khắp các vườn mua trái cây gánh ra chợ bán kiếm đồng lời và cuộc sống tạm đủ qua ngày.
Sau Mậu Thân 68, chị út Quắn tṛn hai mươi tuổi phơi phới đẫy đà, chị ước muốn một tấm chồng như bao cô gái khác trong làng, vậy mà chẳng ai dám mơ màng đến chị. Họ ngại đàn bà con gái tuổi Dần, dầu cho chị có đính chính chối căi.
Sau tháng 4/75, ngôi nhà và sào đất cha mẹ để lại cho chị được Xă địa phương qui định đóng thuế hàng năm theo luật mới. Tiền thuế qui định cao, ngoài khả năng lợi tức của chị. Chị căi chày, căi cối với mấy người có trách nhiệm, từ xưa đến nay cha mẹ chẳng có ai buộc phải nạp thuế nhà và đất. Căi nhau năm lần bảy lượt, chị cương quyết không thi hành, cho dù mấy ông Xă dọa không chịu nạp thuế, nhà và đất sẽ bị tịch thu, phải đi kinh tế mới mà sống với thú rừng. Dọa th́ dọa, chị vẫn tỉnh bơ coi như không có ǵ. Chị ĺ lợm mấy lần khi chị được kêu lên Xă, để họ bắt nạt và hăm he chị.
Vài tháng sau, chán cảnh kêu lên kêu xuống của Xă, chị nghe lời bạn bè rủ nhau đi làm công nhân cạo mủ cao su ở Dầu Tiếng. Chị út Quắn cột chặt cửa nhà, dùng chà gai keo tắp xung quanh. Chị làm đâu chừng năm bị tên cai đồn điền hăm hiếp nhiều lần, chịu không nổi với hắn, chị phải bỏ về xứ mang theo cái thai bất đắc dĩ trong người. Chị sanh một con trai, đâu chừng tháng th́ nó chết ngủm. Chẳng bao lâu chị nghe tên cai đồn điền bị rắn độc cắn chết tươi. Sẵn dịp, bà con cḥm xóm bàn tán nói chị chưa chi đă qua một đời chồng rồi đó. Chị út Quắn phân bua đầu trên xóm dưới rằng nếu tui không bỏ hắn về quê, mà ở lại với hắn th́ làm ǵ hắn vắn số. Cái số của hắn chỉ chừng đó, đâu phải tại tui. Tui đâu phải tuổi Dần, tui tuổi Sửu, nói măi không ai tin.
Sau khi sanh thằng con, tiền bạc dành dụm hết sạch. Sào đất sau nhà chưa trồng trọt được thứ ǵ để ăn. Chị út Quắn ra sức đi làm thuê bữa có bữa không. Trên Xă thấy chị về, kêu chị lên tiếp tục hăm dọa. Họ nói bao nhiêu người trong Xă đều nạp thuế chỉ riêng chị ngoan cố không thi hành. Chị út Quắn biết họ dựng chuyện kiếm cớ để lấy nhà, lấy đất của chị, cũng chỉ v́ cái ông Chủ tịch Xă trước đây khi c̣n là thằng dân ngu khu đen đi cuốc đất mướn đă bao nhiêu lần đến nhà chị đ̣i hăm chị mà không được. Giờ thời thế thay đổi, hắn có chức có quyền sinh sự thù vặt để chiếm nhà chiếm đất của chị làm của riêng tư.
Sau cùng chị út Quắn nhận quyết định của Xă phải đi kinh tế mới, nhà và đất bị tịch thu. Xă kết tội chị phản động, không chấp hành lệnh Chính quyền. Họ thu thẻ chứng minh nhân dân và xóa hộ khẩu của chị. Chị út Quắn đang trở thành người dân không nhà cửa, quê quán, gốc gác, lư lịch... phải lên rừng sống với thú vật.
Phải lên rừng sống với thú vật. Mấy tên du kích Xă đến nhà chĩa súng dẫn chị về Xă. Chị quơ quào mấy bộ quần áo cũ, chén đũa ăn cơm, ca nhựa uống nước... cho vào bị vải. Nh́n tới nh́n lui chẳng c̣n ǵ để mang theo, v́ cũng chẳng có ǵ để lấy. Chị ra khỏi nhà, cột chặt cửa, kéo chà gai keo tắp xung quanh. Chị út Quắn đi giữa mấy tên du kích gh́m súng dẫn về Xă như đang áp dẫn một can phạm. Chị bị đẩy lên xe cùng với một số người khác, già trẻ, đàn ông đàn bà, trẻ con đang ngồi chật cứng trong chiếc xe bít bùng. Kể từ lúc này, chị út Quắn đă trở thành phạm nhân mang bản án phản động, không chấp hành lệnh, cần được cải tạo tư tưởng ở mức độ thấp, được phép đi khai khẩn đất rừng, lao động sản xuất, làm ra của cải vật chất nuôi bản thân, đóng góp đất nước. Bản án được tên Công an Xă đọc trước khi xe khởi hành đến khu kinh tế mới. Cuộc hành tŕnh dài một ngày, một đêm, từ miền Trung lên Cao nguyên vào tận rừng sâu bạt ngàn. Mỗi người được cấp một bao gạo ẩm, bị muối hột, dao rựa, cuốc xẻng, và vài trăm tiền Hồ để tự lực cuộc sống trong rừng hun hút đầy thú dữ và muỗi ṃng rắn rết.
Trong cuộc sống chẳng đặng đừng này ai ai cũng nghĩ rằng chỉ c̣n ra sức phấn đấu để mà sống. Mọi người tỏa ra t́m địa điểm thuận lợi, chặt cây rừng, phát quang, làm cḥi trú ngụ, dọn đất trồng trỉa... khởi sự bước vào cuộc sống rừng rú.
Ngày đầu tiên chị út Quắn quen với anh Tư Ngang. Anh c̣n có cái tên là Tư Xà Lỏn v́ lúc nào anh cũng thích mặc quần Xà lỏn (quần đùi). Nghe đâu anh là lính Nghĩa quân loại 1 ngày trước. Giờ th́ xă liệt anh vào thành phần nguy hiểm cần rời khỏi địa phương. Vợ anh đă chết v́ đạn pháo kích. Anh cũng bị tịch thu chứng minh nhân dân, xóa hộ khẩu trở thành dân lậu không gốc gác, lư lịch, quê quán. Anh xấp xỉ tuổi với chị út Quắn. Đồng cảnh ngộ, đồng tuổi tác, hai anh chị dễ dàng thân thiện giúp nhau làm cḥi, chặt cây, vỡ đất... Hai tháng sau, anh chị chính thức lấy nhau. Chị út Quắn có đời chồng thứ hai, và chị cầu xin vợ chồng sống yên ổn suốt đời. Chị út Quắn vẫn dấu anh tuổi Dần. Chị khai với anh là tuổi Sửu, chị bảo hai người hạp nhau lắm, sẽ ăn đời ở kiếp.
Chị đề nghị với anh Tư là chầm chậm có con, đừng bày đầu năm sinh trai, cuối năm sinh gái khổ lắm. Anh tư Xà Lỏn đồng ư. Anh khuyên chị là nên trốn khỏi nơi này. Chị than với anh:
- Trốn rồi đi đâu, ở đâu. Hộ khẩu không có, chứng minh nhân dân cũng không, ai chứa chấp ḿnh.
Anh tư Xà Lỏn góp ư:
- Trốn về miền Trung không được, họ kiểm soát gắt lắm. Về Saigon lẫn lộn trong Thành phố may ra, sau đó rồi hẵng hay.
Bàn tính xong hai anh chị thừa đêm tối lội rừng suốt một đêm, đến sáng mới ra đường lộ. Nhờ chiếc nhẫn vàng y một chỉ của anh tư Xà Lỏn đem đi bán, vợ chồng chị mới về được Saigon.
Thoát được cuộc sống rừng rú giờ lại chẳng biết ăn đâu ở đâu, tứ cố vô thân. Hai người lang thang từng góc phố con đường. Đêm th́ chui rúc dưới gầm cầu, hiên chái, nhà ga, bến xe... trong giấc ngủ chập chờn v́ muỗi, v́ lạnh, v́ lo sợ cảnh sát hốt. Ban ngày lội ngược lội xuôi t́m kiếm việc làm. Khi có việc người ta không nhận v́ chẳng có giấy tờ tùy thân, hộ khẩu, giấy tạm trú tạm vắng... Không ai thuê mướn người không có lư lịch, căn cước... họ sợ trộm cắp, sợ liên lụy. Xă Phường bắt dân học tập không chứa chấp dân vùng kinh tế mới trốn về. Nếu biết được phải tŕnh báo để bắt giữ và trục xuất. Ai chứa chấp sẽ trị tội. Họ bảo bọn kinh tế mới trốn về trà trộn trong dân gây xáo trộn an ninh, làm mất thẩm mỹ thành phố mang “tên bác”. Ố ! la là ! sao lại phân biệt đối xử kỳ cục quá vậy ! Tại sao coi tụi tui như cùi, như hủi ! Tụi tui là Mọi, là Thượng, là Chàm, là Cà răng căng tai ở rừng rú về mà ! Nhà nước mấy ông ơi ! cho chúng con sống với ...!
Qua mấy tháng ăn chui, ngủ chui không t́m được công việc ǵ làm. Tiền bạc không một xu dính túi. Chị út Quắn và anh Tư xà Lỏn c̣n biết nhắm vào mấy đống rác hôi thúi cao như núi để kiếm miếng ăn. Từ sáng sớm đến nửa đêm, anh chị h́ hục bươi móc trong đống rác để lượm bị Nylon, giấy vụn, chai lọ, các vật dụng bằng nhựa hư hỏng... Lượm được rồi, t́m nước rửa sạch, phơi khô và đem cân kư. Lại c̣n khổ nạn tranh giành nhau từng măng rác thúi hôi. Đống rác nào cũng dày đặc người từ già, trẻ, bé, choi choi... đủ hạng bu như kiến. Thỉnh thoảng xảy ra đánh lộn, chửi bới rang trời dậy đất. Thật cực nhọc trăm chiều. Suốt ngày anh chị út Quắn hít thở đầy ḷng phổi mùi xú khí, hôi thúi bốc hơi từng cuộn khói ngùn ngụt từ trong rác lúc đầu thật khó chịu vô cùng, lâu ngày quen đi không c̣n cảm thấy hôi thúi nữa.
Ngày nào xong công việc sớm vợ chồng chị út Quắn t́m chỗ nghỉ ngơi, bằng không th́ ngủ lăn trên đống rác ướt nhèm nhẹp tanh hôi để giữ của. Làm đến cuối ngày, hai con mắt mờ đi, lồng ngực nặng trĩu tưng tức, khó thở như muốn buồn nôn. Quần áo, cơ thể chẳng được tắm rửa bám đầy xú khí, ngứa ngáy, hôi hám sanh ghẻ lở lói hai bàn tay, bàn chân, mặt mũi, ḿnh mẩy... cũng đành chịu. Cái duy nhất để có miếng ăn bỏ vào miệng là cần thiết hơn cả.
Kiếm được cái ăn để trấn áp bao tử đang dày ṿ thường xuyên thật vất vả cay đắng làm sao ! vậy mà đâu được yên thân ! Đôi ba ngày là bị bọn cảnh sát bố ráp, rượt bắt. Vợ chồng chị út Quắn và anh tư Xà Lỏn cũng như mọi người chỉ c̣n bỏ của chạy lấy người. Chạy th́ chạy, anh chị không quên hai bao lác đựng quần áo rách, mền cũ, vật dụng... là gia tài duy nhất của đời sống. Bọn Cảnh sát đi rồi, mọi người trở lại “họp chợ” bươi móc tranh giành từng miếng ăn từ đống rác hôi thúi.
Chị út Quắn dự tính cật lực làm để dành tiền mướn người thảo đơn ra trung ương khiếu kiện một chuyến. Việc dự tính chưa thực hiện được th́ chị út Quắn bị cảnh sát bố ráp bắt, v́ bụng đang mang thai mệt mỏi, chậm chân chạy không kịp. Anh tư Xà Lỏn nhanh chân hơn nên thoát được. Chị út Quắn can thêm tội bỏ trốn vùng kinh tế mới nên bị nhốt cả tháng trời, nhịn đói nhịn khát, sau đó bị giải trả về lại vùng kinh tế mới.
Về đến nơi, chị bị giam lỏng tại trụ sở Ấp không có cơm ăn, mỗi ngày được đôi ba trái bắp hoặc vài củ khoai đỡ đói, nhưng chị phải lao động sản xuất. Ban đêm cùng với mấy người bỏ trốn vừa bị bắt về ngồi nghe tên Công an khu vực lên lớp cải tạo tư tưởng. Cái thai mỗi ngày mỗi lớn và quậy phá trong bụng chị v́ không có sửa.
Chị út Quắn cố gắng chịu đựng được hơn nửa tháng rồi bỏ trốn lần thứ hai. Chị t́m đường về quê, tạt qua thăm nhà. Chị cảm thấy nhớ nhà vô cùng. Đến nơi chị út Quắn không c̣n nh́n thấy nhà cửa của ḿnh. Họ đă sang bằng ngôi nhà của chị và trên lô đất họ đang cất một ngôi nhà gạch c̣n đang dở dang. Chị uất nghẹn và vô cùng thất vọng. Chị thất thểu trên đường đến trụ sở ủy ban nhân dân Xă để hỏi cho ra lẽ. Tên chủ tịch Xă lạnh lùng không tiếp chị. Hắn bảo du kích Xă đuổi chị ra khỏi làng, và báo cho chị biết rằng chị không c̣n tư cách ǵ để khiếu nại. Nhà đất đă không c̣n sở hữu của chị. Giấy tờ tịch thu hợp pháp. Chị đă không c̣n là người dân trong Xă v́ không có hộ khẩu, không có giấy tờ tùy thân th́ đừng ḥng thưa kiện đ̣i lại nhà và đất, có ức th́ cứ đi kiện.
Chị út Quắn nhất quyết không đi, nằm vạ giữa đường khóc lóc, than thở, và chửi bới suốt ngày. Vài người dân trong Xă thấy thương t́nh cảnh khốn đốn của chị, họ có ư định giúp chị điều này điều khác, nhưng lại không dám chỉ sợ vạ lây. Vài ngày sau, nghĩ thương cái thai trong bụng, nên chị cố nhịn nhục t́m đường về Saigon t́m anh tư Xà Lỏn để cùng nhau lo việc sanh đẻ. Chị út Quắn càng khốn đốn khi trong người không có một xu dính túi và cũng chẳng c̣n ǵ đáng giá để bán. Chị đành đi ăn xin lây lất từng ngày, chắt chiu để có tiền xe.
Hai tháng sau, chị út Quắn mới về đến Saigon và gặp được chồng. Trong thời gian vắng chị, anh tư Xà Lỏn t́m được một chân lơ xe đ̣ đường Saigon-Mỹ Tho. Người chủ xe thương xót hoàn cảnh đă cho anh tư ở tạm cái chái sau nhà thấp lè lè đang chất đồ đạc. Anh tư mua mấy tấm cót dừng chung quanh cho kín đáo làm nơi tạm trú.
Hằng ngày anh tư Xà Lỏn đi phụ xe từ sáng đến tối mới về. Chị út Quắn lănh vé số bán dạo. Hai người chắt chiu tiền bạc để sanh đẻ, đồng thời mướn người làm đơn gởi các nơi và Trung ương để khiếu kiện đ̣i nhà, đ̣i đất, xin cấp lại hộ khấu và giấy tờ tùy thân để trở về quê sinh sống.
Chị út Quắn sức khỏe mỗi ngày mỗi sa sút. Gần ngày sanh, ăn uống thất thường, thiếu dinh dưỡng, chị đă sanh non đứa con mới được bảy tháng. Hài nhi sanh ra, ốm tong teo, quặt quẹo.
Chái hiên đang ở diện tích chưa được mười mét vuông là nơi đứa con gái của chị chào đời, chị út Quắn lấy tên Chái đặt cho con để kỷ niệm cuộc sống khốn khổ của vợ chồng anh chị. Hai vợ chồng nghèo đói nhưng có được đứa con mừng lắm. Nhờ trời thương, con Chái mỗi ngày mỗi lớn và khỏe mạnh.
Con Chái vừa được một tháng tuổi, chị út Quắn tiếp tục lănh vé số bán dạo. Buổi sáng chị đặt con Chái trong chiếc nôi nhỏ có xách tay, tay xách con, tay cầm tập vé số và chị t́m đến những gốc cây, góc phố, ven chợ, mái hiên... mời mọc kẻ qua người lại mua giùm vé số. Có hôm chị ngồi suốt cả ngày ngoài đường. Hôm nào bán hết vé số, chị được về sớm. Con Chái nó cũng biết thân phận, nằm yên trong chiếc nôi nhỏ, không khóc, hết bú rồi ngủ, có lúc nằm trong nôi nh́n người qua lại trong ánh nắng chói chang bụi bặm.
Làm ǵ th́ làm, cứ ba bốn tháng chị út Quắn lại mướn thảo đơn gởi các nơi để van nài đ̣i lại nhà đất, hộ khẩu và giấy tờ tùy thân, để ḿnh không c̣n là dân lậu nữa. Đơn gởi đi nhiều lượt, nhưng chưa thấy ai hỏi han, nhắc nhở đến. Chị út Quắn và anh tư Xà Lỏn cảm thấy tủi nhục khi họ bảo rằng ḿnh là dân lậu. Dân lậu là loại dân không nhà cửa gốc gác, thất tha thất thểu, không một tờ giấy tùy thân, kẻ khinh người ghét, đồ trôi sông lạc chợ, ai thấy cũng sợ như sợ phong cùi hủi lác ,truyền nhiễm lây lan không ai dám đến gần. Chị út Quắn suy nghĩ rằng ḿnh có làm điều ǵ cho cam. Cha mẹ sinh ra, sống giữa đồng quê chân chất, lo làm ăn, không thù ghét ai, không làm điều ǵ phải can dự hoặc dính líu đến ai. Một người dân lương thiện như chị sống trong nghèo đói trơ trọi đă là nạn nhân của quyền thế, bóc lột, chuyên hiếp đáp dân lành. Mạng sống con người đâu quí bằng cái sổ hộ khẩu quái đản, cái thẻ chứng minh nhân dân oái oăm đó!
Muốn được sống yên thân vợ chồng chị út Quắn phải đóng hụi chết hằng tháng cho tên Công an khu vực. Tháng nào chưa kịp đóng tiền, là y hăm dọa bắt nhốt trả về khu kinh tế mới, nghiệt ngă đến kêu trời không thấu!
Con Chái được ba tuổi, biết đi biết chạy th́ tai họa lại đến với chị. Anh tư Xà Lỏn lại chết bất đắc kỳ tử trên chiếc xe đ̣ đường Saigon - Mỹ Tho. Tài xế bất cẩn khi xe đổ dốc đầu cầu Bến Lức đă lạc tay lái chạy vút xuống sông ch́m lỉm. Hành khách ngộp ngạt kẹt cứng trong xe chôn vùi dưới nước. Mấy ngày sau người ta mới trục được chiếc xe, một số người đă chết và śnh lên.
Chị út Quắn khóc sưng mắt. Chị không c̣n đủ sức đi t́m xác chồng. Khốn khổ cho chị, chị út Quắn lại suy nghĩ đến tuổi Dần. Đúng là cái tuổi sao quái ác như thế cứ đeo chị không rời. Có thật phải tin như vậy không ? Tin rồi không tin và lại tin trong ṿng lẩn quẩn đang ám ảnh chị không lối thoát. Đời chị sao hẩm hiu cô đơn quá ! Chỉ mới vài năm đă hai đời chồng rồi ! Chị út Quắn cảm thấy lo sợ. Giờ th́ chị sợ kinh khủng ! Lấy chồng mà làm chi để cuộc đời cứ hẩm hiu cho chính bản thân ḿnh, lại không may mắn cho người đàn ông thương chị. Thôi th́ có được đứa con là niềm vui, là chỗ dựa cho tuổi già. Chị út Quắn quyết ở vậy để nuôi con Chái nên người và làm sao cho nó không phải sống nghèo khổ như chị. Ngày nào đó chị qua đời, c̣n có người khóc chị.
Mệt mỏi, hụt hẫng, và mất thăng bằng trong cuộc sống, trước cái chết đột ngột của anh tư Xà Lỏn chị không c̣n biết bấu víu vào đâu giữa một xă hội đầy bất công. Chị út Quắn quyết định thu xếp tất cả để đi một chuyến Hà Nội đội đơn khiếu kiện. Lần đi duy nhất và cuối cùng để gặp mấy ông lớn may ra sẽ giải quyết được nguyện vọng của chị. Con đường đi xa sẽ tốn kém nhiều tiền bạc, công sức... để quyết một lần cho rơ trắng đen... rồi có chết đi cũng măn nguyện.
Trong cái chái hai vợ chồng chị út Quắn đă ở hơn bốn năm chẳng có ǵ thu dọn cả. Những bộ quần áo cũ, nồi niêu chén bát, chiếu và mền mùng... chị bỏ lại hết, chỉ mang theo vài món cần thiết. Chị trả lại căn chái cho chủ nhà. Vợ chồng ông chủ nhà vừa khánh tận v́ chiếc xe đ̣ bị tai nạn, chẳng giúp được ǵ cho chị út Quắn. Hơn bốn năm anh tư Xà Lỏn làm công, họ giúp chỗ ở trong lúc ngặt nghèo, để đổi lấy mạng sống của chồng, đó có phải trả một giá quá đắt không?
Chị út Quắn ẵm con Chái, mang bọc vải sau lưng đi chuyến tàu suốt Saigon Hà Nội. Chị đă phải mất năm ngày đêm mới đến nơi.
Chị hỏi thăm đường đến khu vực tiếp dân ở số 1 Mai Xuân Thưởng nằm trong quận Ba Đ́nh, Hà Nội dâng đơn lên Trung ương khiếu nại giải oan. Chị hối hả vào pḥng nhờ người ghi tên hộ vào danh sách cũng v́ chị mù chữ, rồi ra ngoài ngồi chờ đợi đến lượt gọi tên. Chị út Quắn hết sức ngỡ ngàng trước cảnh người dân đổ dồn về đây khiếu kiện đông như kiến cỏ. Chị cứ ngỡ rằng đâu phải chỉ riêng một ḿnh chị. Họ đang mất đất, mất nhà, mất tài sản, bị vu oan tù tội, bị xóa hộ khẩu, bị thu giữ giấy tờ tùy thân, bị tước bỏ quyền công dân, bị xử oan ức.... ôi thôi ! vô số lư do khiếu kiện trong bao nhiêu cảnh đàn áp, bóc lột, tham nhũng từ mọi cấp cai trị dân ở khắp các địa phương. Họ đă chờ đợi, họ đă ăn dầm nằm dề có đến nhiều năm... mà vẫn chưa được giải quyết. Người dân lúc nhúc, chen lấn đông đặc xung quanh khu vực tiếp dân rộng lớn, và họ c̣n tràn qua lố nhố phủ kín khu Vườn Hoa Lư Tự Trọng đối diện.
Ngày đêm họ nằm dài dưới đất, trên ghế đá, dưới bóng cây, mái hiên, ngay cả những nhà vệ sinh công cộng của thành phố... nấu nướng, ăn uống, tắm rửa bằng mấy ṿi nước tưới của vườn hoa, khi có, khi không, v́ không một nhà nào dám chứa chấp họ, họ không có giấy tờ tùy thân, họ là dân lậu... nên dễ bị kết tội chứa chấp người bất hợp pháp.
Nh́n khu tập thể người dân về khiếu kiện giải oan nhốn nháo dưới một góc trời đang phơi ḿnh trong nắng gắt oi bức, có hôm co ro run rẩy dưới cơn mưa dầm lạnh cóng để ngóng cổ từng giờ, từng ngày chờ được gọi tên từ loa phóng thanh... ai ai cũng cảm thấy ḿnh chỉ c̣n xứng đáng là một con vật bất hạnh nhất trên đời. Chị út Quắn cảm thấy chán ngán và ớn lạnh cho thân phận người dân thấp cổ bé miệng có kêu trời cũng không thấu. Họ là như thế, liệu ḿnh có đủ sức chịu đựng trải qua nhiều ngày tháng như thế này không biết đến chừng nào. T́m được một chỗ ngồi, một chỗ nằm để trải tấm vải bạt trong toàn khu vực tiếp dân ngay cả khu Vườn Hoa đối diện đâu phải là chuyện dễ dàng. Người người chực chờ tranh giành nhau để chiếm chỗ. Thỉnh thoảng bọn bảo vệ, bọn cán bộ trách nhiệm tại khu tiếp dân và bọn Công an đến càn quét xua đuổi gây khó dễ cũng v́ không giữ vệ sinh, xả rác và tiểu tiện bừa băi.
Chị út Quắn chờ đă ba tháng rồi vẫn chưa nghe tên ḿnh trên loa phóng thanh. Chị đă vào hỏi vài lần, nhưng họ bảo chờ. Chờ và chờ. Không chờ th́ ra về. Tiền bạc mang theo dần dần cạn không biết phải tính sao đây. Chị nẩy sanh ra chuyện ban ngày ngồi hầu chực hằng giờ nghe được gọi tên, ban đêm dẫn con Chái theo những người khác lượm vỏ chai, lon sửa... hoặc đi rửa chén bát thuê, lau chùi nhà... khắp cùng khu vực để kiếm chút tiền mua cơm lót dạ. Thỉnh thoảng các quan chức nhà nước thấy dân khiếu kiện quá đông gây ồn ào, làm bẩn mắt bẩn tai, làm mất vẻ đẹp cơ quan công quyền cầm cân nẩy mực, phóng uế bừa băi hôi thúi... các ngài đă cầu cứu hàng chục chiếc xe Công an đến lùa người dân lên xe chở đi. Ai nhanh chân chạy thoát, ai chậm chân bị bốc lên xe. Chị út Quắn cũng đồng số phận. Công an chở tất cả ra ngoại ô Hà Nội xa hằng trăm cây số, nhốt họ hằng tháng trong các trại tù lớn, bỏ đói bỏ khát mới thả họ ra với những lời đe dọa và đuổi về nguyên quán, không cho họ trở lại khu tiếp dân Mai Xuân Thưởng. Hầu hết họ không có tiền đi xe, phải đành đi bộ từ ngày này sang ngày khác, đói lả, nằm vật vă dọc đường... và cố lê tấm thân tàn ốm yếu... để tiếp tục cuộc hành tŕnh khiếu kiện, giải oan... cho đến bao giờ đạt ước nguyện mới thôi.
Qua một năm chờ đợi, chị út Quắn mới được gọi tên trên loa phóng thanh. Chị hết sức mừng rỡ như người vừa chết rồi được sống lại. Chị út Quắn được một tên Công an áo vàng dẫn vào văn pḥng. Con Chái bốn tuổi, không được phép theo chị vào cửa quan quyền, v́ tên Công an bảo là chỗ tôn nghiêm của các cấp lănh đạo lớn làm việc, con nít con nôi không được phép vào. Con Chái khóc lóc, vùng vằng không chịu rời khỏi mẹ. Nh́n con, chị út Quắn đau xót từng khúc ruột và chị cũng không nỡ bỏ con một ḿnh đứng bên ngoài. Tên Công an áo vàng giục, và y c̣n hăm he rằng, không chịu để con nít bên ngoài th́ về đi. Chị út Quắn phải dỗ ngọt con Chái, con hăy ngồi chỗ cánh cửa này đừng đi đâu hết, chờ mẹ vào trong một chút là mẹ sẽ ra ngay với con.
Chị út Quắn bước vào văn pḥng có tên công an đi kèm theo sau. Người chị lem luốc, quần áo vá đùm vá đụp, đầu tóc rối nùi, đi chân đất, mặt mũi bơ phờ, hôi hám, bẩn thỉu v́ lâu ngày không có nước để tắm rửa tại khu vực tiếp dân.
Căn pḥng có máy lạnh mát rượi, thơm tho. Nền nhà lát gạch bông bóng loáng sang trọng. Giữa căn pḥng là một cái bàn giấy thật lớn bằng gỗ gụ bóng. Sau bàn là chiếc ghế nệm bọc da. Một bộ salon màu kem được kê ở một góc, trên có b́nh hoa tươi, bộ chén trà và một đĩa lớn đựng nhiều trái cây chín. Trên các vách treo nhiều phong cảnh đẹp. Một người đàn ông trung niên, ăn mặc chỉnh tề, áo veste, cà vạt, giày bóng, đầu tóc chải mượt, khuôn mặt béo phệ bóng lưởng, thân h́nh đẫy đà, đang ngồi trên chiếc ghế nệm da, mắt chăm chú những tờ giấy trên bàn. Ông ta điềm nhiên không chú ư sự có mặt của chị út Quắn.
Tên Công an ra lệnh chị út Quắn đứng chờ ở góc pḥng, rồi hắn mở cửa bước ra ngoài. Trong căn pḥng mát lạnh sang trọng trước một quan chức quyền uy, tiếp dân trông thật bề thế, chị út Quắn hơi khớp. Từng phút trôi qua, căn pḥng thật yên tĩnh. Chị cảm thấy ḿnh và ngài quan chức trước mặt kia thật xa lạ và thật cách biệt ngh́n trùng. Chị đang tự ti mặc cảm như thân phận của một can phạm đang đối diện trước ṭa quan lớn. Nơi cửa quan quyền cao ngh́n trùng thăm thẳm, người dân thấp cổ bé miệng làm sao kêu lên thấu. Chỉ ở bên trong này và ngoài cánh cửa kia đă có sự khác biệt vô cùng.
Chị út Quắn nghĩ rằng phải làm sao đây để ngài quan chức đầy uy quyền kia thương xót giải quyết thỏa đáng cho ḿnh. Chị cảm thấy sao quá muôn vàn khó khăn trong giờ phút quan trọng nhất cuộc đời đang quyết định số phận. Bất chợt chị cảm thấy run sợ trước quyền lực con người. Chị lâm râm cầu nguyện thần linh kẻ khuất mặt phù hộ cho thân phận nhỏ nhoi côi cút của chị.
Mười lăm phút hồi hộp lo lắng đi qua. Căn pḥng vẫn hoàn toàn im vắng. Chị út Quắn không c̣n đứng vững để chờ. Sức lực trong người chị đă cùng kiệt. Chị ngồi bệch xuống nền gạch bông mát rượi. Chị cảm thấy thèm một giấc ngủ ngon trên nền gạch bông bóng mát mà suốt đời chị chưa bao giờ nh́n thấy được. Chị thèm giấc ngủ nhưng đôi mắt chị vẫn mở to cḥng chọc dán vào ngài quan chức quyền uy trước mặt để chực chờ van xin. Đôi lần chị muốn mở miệng nói, nhưng lại sợ.
Đột nhiên, vị quan chức ngước nh́n chị út Quắn, hỏi lớn:
- Ê ! chị kia ! tên ǵ?
Chị út Quắn mừng kinh khủng, mừng đến rơi nước mắt, như chết đi sống lại. Nỗi mệt mỏi và buồn ngủ tan biến. Chị đứng bật dậy rất nhanh, dáng co ro bước đến gần ngài quan chức, tiếng nói của chị đứt quăng :
- Dạ....dạ....!!!!...b ẩm...ngài...!!!!bẩm. . ngài,....con...con.. .tên là...Trần...Thị...Qu ắn..!
Vị quan chức nhà nước cảm thấy mùi hôi hôi tanh tanh từ người đàn bà khốn khổ đang bốc ra ám vào mũi ông. Ông khịt khịt mũi, đưa bàn tay quạt quạt trước mặt.
- Ê, chị kia, đứng tránh xa bàn một chút. Sao không chịu tắm rửa, ăn mặc sạch sẽ để hầu kiện hả ? Hôi hám quá thế này ai chịu nổi hả chị kia ? Trông chị như hủi vậy
.
Chị út Quắn cúi đầu e lệ, bước lùi vài bước :
- Dạ ! thưa ngài ! con nghèo quá. Con đă ăn nằm ngoài trời nắng mưa ở đây hơn năm rồi. Con nghèo khổ lắm ngài ơi ! ngài ơi ! ngài rủ ḷng thương con..!
Vị quan chức tỏ vẻ không bằng ḷng :
- Thôi, đừng dài ḍng, chị thưa kiện ǵ đây ? Hả ? Nói lẹ lên.
Chị út Quắn khom người, hai tay ṿng lên ngực, cung kính :
- Dạ, thưa ngài, con là người dân chân chất làm thuê làm mướn bữa đói bữa no ở quê con. Cha mẹ qua đời để lại cho con sào đất và ngôi nhà tranh vách đất. Đột nhiên, Xă ra lệnh cho con phải đóng thuế nhà, thuế đất, mức thuế hằng năm cao quá, con kham không nổi. V́ vậy, Xă gán cho con tội phản động, chống “Chính quyền cách mạng”, không tuân luật lệ, và tịch thu nhà và đất của con, gạch bỏ hộ khẩu của con, thu giấy chứng minh nhân dân của con, tước quyền công dân của con và đuổi con đi kinh tế mới khổ cực trăm bề. Bây giờ con là người không có nhà cửa, gốc gác, quê quán, không có công ăn việc làm, không có giấy tờ tùy thân, không ai chấp chứa, không ai thuê mướn, con là dân lậu. Con đi tới đâu cũng bị người ta xô đuổi, coi con như cùi hủi. Con đă nhiều lần gởi đơn khiếu kiện các nơi mà không ai giải quyết cho con. Bẩm ngài, con qú lạy ngài, con xin ngài rủ ḷng thương, giải quyết cho con lấy lại nhà, lấy lại đất, cho con nhập hộ khẩu, cho con giấy tờ tùy thân để con có cơ hội làm ăn sinh sống nuôi con dại. Trăm lạy ngài, trăm sự kính xin ngài cứu giúp con một phen. Tội cho con lắm ngài ơi ! Trăm lạy ngài rủ ḷng thương con, cứu giúp con một lần, ơn ngài như trời biển, con ghi ḷng tạc dạ...!
Vị quan chức đập bàn, quát ầm lên, khiến chị út Quắn run như cày sấy :
- Rơ đồ khỉ, chuyện nhỏ nhặt thế mà cũng đến đây làm phiền. Chuyện của chị do địa phương chị làm th́ địa phương chị có trách nhiệm giải quyết, Trung ương không can dự vào, phiền ḷng lắm, nghe chưa chị kia. Chị đi về mà khiếu nại ở địa phương chị.
Chị út Quắn như muốn ngất xỉu trước “lời chỉ dạy” của ngài quan chức uy quyền cầm cân nẩy mực. Chị cố lấy sức nói :
- Thưa ngài, con đă đến Xă, Huyện, Tỉnh khiếu nại nhiều lần, nhưng họ bảo con ra Trung ương mà thưa. Giờ ngài chỉ dạy như vậy th́ con biết đi đâu bây giờ, con biết kêu cứu vào ai đây. Ngài thương xót con là kẻ bần cùng đói khổ... ban cho con chút ân huệ... nhỏ nhoi !
Ngài quan chức nhà nước Trung ương uy quyền tột đỉnh xô ghế qua một bên, đứng lên, nét mặt hầm hầm trông rất ghê rợn, quát :
- Ê, chị kia, đừng có nói dai. Đă nói rồi, không nghe. Cút đi. Hết giờ tiếp dân.
Dứt lời ông ta bấm chuông reng reng, tên Công an áo vàng nhanh nhẹn bước vào kéo mạnh chị út Quắn ra khỏi cửa.
Chị út Quắn lảo đảo bước xuống mấy bậc cấp. Cả bầu trời tối sầm trước mặt chị, chị chẳng c̣n nh́n thấy lối đi. Chị ngồi bệch xuống đất khóc rấm rức trong đau khổ tuyệt vọng. Chị đang cảm thấy cái chết trước mắt mới giải quyết được nỗi oan khiên. Hồi lâu chị út Quắn như chợt nhớ ra, chị hoảng hốt, dáo dác rảo mắt t́m Chái.
- Chái ơi ! là Chái ơi ! Chái đâu rồi ! Con tôi đâu rồi ! Chái ơi ! Con ơi ! Con đâu rồi !
Chị út Quắn vừa khóc bù lu bù loa, vừa kêu tên con thảm thiết. Chị chạy khắp ngơ ngách lùng sục t́m con Chái. Vừa t́m, vừa hỏi thăm người này người nọ, nhưng chị vẫn chưa t́m thấy con Chái. Chị chạy vụt ra đường lộ ngơ ngác băng nhanh qua đường t́m con... trong lúc một chiếc xe hơi chạy lướt nhanh tới... chị út Quắn ngă sấp dưới ḷng xe... máu tuôn xối xả... trước nỗi kinh hoàng của đám người dân đang đứng lố nhố chờ đợi khiếu kiện...!
Nguyễn Thế Hoan
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
|
|
|
The Following 4 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
|
|
|
09-22-2019
|
#105
|
R6 Đệ Nhất Cao Thủ
Join Date: Dec 2009
Posts: 2,368
Thanks: 2,543
Thanked 6,183 Times in 1,890 Posts
Mentioned: 80 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1175 Post(s)
Rep Power: 23
|
Quote:
Originally Posted by trungthu
Bác post bài này hay quá, tui dzừa đọc đến câu "Don em đă cuối mùa, gặp luồng nước bạc (nước lụt), em không bán cho anh đâu " , là tui chẩy nước mắt và nhớ đến hoàn cảnh của tui sau 40 năm gặp lại ngưới t́nh cũ bên đường , nàng phán một câu :
---Em đă cuối mùa....em không gả cho anh đâu...
:nana : :thanky ou:
|
Bài hay "t́nh chỉ đẹp khi c̣n dang dở, cưới nhau rồi tắt thở càng nhanh!"
C̣n chuyện t́nh TrungThu sau 40 năm...em đă già nên anh không thèm lấy
|
|
|
The Following 5 Users Say Thank You to tbbt For This Useful Post:
|
|
|
09-22-2019
|
#106
|
R6 Đệ Nhất Cao Thủ
Join Date: Dec 2009
Posts: 2,368
Thanks: 2,543
Thanked 6,183 Times in 1,890 Posts
Mentioned: 80 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1175 Post(s)
Rep Power: 23
|
Tôi Cưới Vợ
Hồi học lớp đệ tứ (lớp 9 bây giờ), tôi có đọc đâu đó truyện ngắn tựa là "Lấy vợ miền quê", của tác giả nào tôi quên. Tôi rất khoái truyện ngắn nầy và định bụng lớn lên ḿnh cũng “lấy vợ miền quê” như tác giả kia. Nói th́ hơi xấu hổ, vừa đậu Tú Tài phần hai, lúc đó tôi mới 18 tuổi tây, tức 19 tuổi ta, mà tôi đă..."muốn vợ"! Con trai mà “muốn" chuyện ǵ th́ thường ṿi vĩnh với mẹ, như chiếc xe đạp, đồng hồ, quần áo mới, kể cả chiếc solex cáu cạnh tôi đang chạy, mà chỉ hàng “thiếu gia”... ở tỉnh như tôi mới có.
Những thứ đó tôi đều manh dạn nói với mẹ, và lần nào cũng vậy, mẹ tôi không cần suy nghĩ mà “ô kê” liền. C̣n cái vụ "muốn vợ" nầy, tôi có miệng mà chẳng thốt nên lời! Tôi định bụng lúc nào mẹ vui và khi chỉ có hai mẹ con ở nhà th́ tôi "tâm sự" liền. Mẹ lúc nào lại không vui! Vả lại tôi là con một trong gia d́nh, chỉ cần ba tôi đi uống cà phê hay đi đâu đó th́ có biết bao nhiêu dịp… may!
Thế mà khi thấy mẹ ngồi, tôi vừa xề lại th́ bao dũng khí đă tiêu tan! Bao lần như vậy, dường như bà để ư, giọng ngọt ngào cố hữu:
- Ǵ đó con trai cưng? Muốn ǵ nữa phải không?
Lúc đó tôi chỉ cần một “gờ-ram” dũng khí, thêm một tiếng "vợ" sau tiếng "muốn" của me tôi th́ đ̣n cân cục diện đâu lại vào đấy rồi.
Đàng nầy tôi lại nhút nhát, rụt rè! – Điều nầy, vốn không phải là bản tính của tôi:
- Dạ... có "muốn" ǵ đâu mẹ!
Trả lời xong tôi thấy ấm ức, giận ḿnh sao quá yếu gan! Th́ may thay, vợ chồng anh hai Trân tới chơi. Anh với tôi là chú bác ruột tôi. Hai Trân là con trai trưởng của bác hai, c̣n cha tôi đến thứ chín, nên ảnh nhỏ hơn cha tôi chẳng bao nhiêu. Anh rất vui tính, cởi mở, lẹ làng, sốt sắng. Cái ǵ cũng chịu hoạch toẹt, không chịu úp úp mở mở, nên có khi hơi lố lố. Vậy mà tôi lại quư mến anh ở điểm nầy nhất, mới lạ!
Chưa chào hỏi mẹ tôi, anh nh́n tôi bôm bốp:
- Đậu (Tú Tài ) rồi hả mậy? Là người lớn rồi, cưới vợ được rồi đó nghen!
Thuở đó đậu Tú Tài cũng oai lắm, kiếm việc làm dễ như chơi. Trong thân tộc có người đậu tú tài là niềm hănh diện chung. Nghe anh nói, tôi khoái chí tử, nhưng cũng làm bộ:
- Mới bây lớn mà có vợ ǵ anh ơi!
- Sao lại “bây lớn"? Hồi tao cỡ mầy là con cu biết gáy rồi. Mầy hỏi chú chín....
Chị hai thúc mạnh vào hông chồng:
- Nói bậy không hà! Thím chín ḱa!.. Chú nó c̣n nhỏ...
- Nhỏ nhỏ cái ǵ? Cỡ tuổi nó tôi có con rồi!
Tôi mỉm cười, thấy thích anh lạ! Anh hai quay sang mẹ tôi:
- Thím chín! Em lớn rồi nghen thím. “Nam đại bất hôn như liệt mă vô cương”đó thím. Em nó đẹp trai, học giỏi, nhà giàu, mà thím không chịu cưới vợ cho nó là có ngày có người bồng cháu nội về cho thím nuôi đó!
Chị hai nạt:
- Nói bậy không hà! Cái tật không bỏ!
Anh hai nói chuyện thường chêm vào mấy câu chữ nho, những lần đó tôi cũng bực ḿnh, v́ có câu tôi cũng không hiểu nghĩa rơ ràng.
Câu anh vừa nói tôi hiểu, xem ra nó cũng hay đó chứ! C̣n chị hai, là người phụ nữ nết na, đẹp lại hiền, hay ḱm chế chồng những khi anh quá trớn. Đặc biệt lần nầy tôi lại thấy chị hơi… quá trớn!
Mẹ mỉm cười:
- Biết nó chịu không mà cưới?
Tim tôi đập th́nh thịch. Không ngờ diễn tiến lại thuận lợi như vậy. Mẹ nói thế tức là nếu tôi "chịu" th́ mẹ cưới chứ ǵ? Ôi con đường... cưới vợ sao mà hanh thông như vậy!
Anh hai quyết liệt:
- Sao lại hổng chịu thím? Hỏng lẽ nó muốn vợ nó lại la làng lên sao? Hồi trước con muốn vợ, con cũng đâu dám nói cho má con mà phải nhờ chú chín mở hơi giùm. Thím quên rồi sao?
Quay qua tôi, anh dịu giọng:
- Nè cưng, anh hai hỏi thiệt nghen, cưng có muốn cưới vợ không?
Phải nói là nhờ anh hai mà ḷng tôi tràn dũng khí. Tôi quyết không bỏ lỡ cơ hội. Chỉ cần tôi nói một tiếng "muốn" là bài toán có đáp số ngay, và bao nhiêu đè nén trong ḷng bấy lâu chắc chắn giờ đây tan biến! Nhưng như vậy xem phàm phu quá! Tôi cười cười, đợi cho mọi người chờ một lát, thần khẩu xui tôi phát ra một câu quá tuyệt vời:
- Th́ hồi trước anh hai sao th́ giờ em vậy thôi!
Mọi người cười rần và mang ư nghĩa khác nhau. Tôi cười cho... đở mắc cở. Chị hai cười x̣a góp phần vui; anh hai cười ngất, cười sặc sụa của người thích chí; c̣n mẹ th́ cười hiền ḥa, sung sướng, lấy tay áo chậm hai khóe mắt rưng rưng. Tôi thấy thương mẹ vô cùng, sà vào ḷng mẹ. Dù là một cậu tú, nhưng với mẹ, tôi vẫn thường thích mẹ vuốt ve như thuở lên ba. Mẹ ṿ tóc tôi, nói với anh chị hai:
- Bây thấy hôn? Nó làm c̣n như nhỏ lắm vậy!
Mẹ hỏi tôi:
- Bộ con có để ư bạn gái nào ở trường hả?
Tôi lắc đầu. Mẹ bảo:
- Vậy th́ mẹ biết ai mà cưới cho con?
Anh hai nhanh nhẩu:
- Th́ làm mai! Hồi trước chú chín cũng vậy, con cũng vậy. Có ai thương yêu ai trước đâu? (liếc sang chị hai) Chừng về ở chung cũng khoái thấy mồ...
Anh phủi bàn tay chị hai định nhéo vào hông anh:
- Vậy chớ hỏng phải sao?
Rồi quay sang tôi, anh lại ngọt ngào và xôm tụ:
- Nè, bây giờ em chưa quen ai phải không? E hèm! Hồi trước anh cũng vậy thôi. Có sao? Nhưng em phải cho thím chín và anh chị hai đây biết mẫu người em ưng thế nào th́ ở đây mới kiếm cho em được chứ! Thí dụ, hồi trước anh ra tiêu chuẩn là phải vừa đẹp, vừa hiền, vừa có chút học vấn. Em thấy hôn, chị hai đúng bon tiêu chuẩn đó, Anh thấy là khoái liền. Hề hề…!
Tôi thấy mặt chị hai đỏ lên v́ sung sướng:
- Nói không biết mắc cở....
Sẵn đà, tôi tiếp:
- Mà phải ở miệt vườn nữa em mới chịu.
Anh hai có vẻ cụt hứng, c̣n mẹ th́ có vẻ vui:
- Phải đó à bây, con gái ở vườn nó nết na, thùy mị, giỏi giang.
Anh hai cười. lại xông xáo:
- Trúng tủ bả rồi! Mà cũng dễ thôi! Thím bán tạp hóa lớn, mối mang miệt vườn biết bao nhiêu, nhờ họ mối lái giùm.
Chị hai:
- Sao hăng hái dữ! Mai mốt anh hai chịu lạy đó nghen!
- Tất nhiên! tất nhiên!
Thói thường người ta tin tưởng vào những ǵ ḿnh hy vọng, và sợ mất những ǵ ḿnh có. Mẹ đă xong rồi, c̣n ba th́ sao? Ba thường hay ch́u ư mẹ dù đôi khi ư mẹ có đôi chút ông chẳng hài ḷng, nhưng đó là những việc nhỏ đời thường, c̣n đây là "hôn nhân đại sự", liệu ba có c̣n ch́u mẹ hay không?
Ngày hôm sau, tôi thấy ba có vẻ khác khác - vậy là mẹ nói với ba rồi! Ba ít nói, có chiều nghĩ ngợi. Khi giáp mặt tôi, ba mỉm cười khó hiểu. Phúc hay là họa đây!
Rồi ngày tôi chờ đợi cũng đến. “Phái đoàn” gồm ba mẹ, anh chị hai và tất nhiên có vai chánh là tôi. Thật khó tả được bao cảm xúc bồn chồn lo lắng, hồi hộp, đủ thứ lộn xộn trong ḷng tôi. Mẹ tôi cứ dặn ḍ đủ mọi việc, hết chuyện nọ tới chuyện kia, đến nỗi khó mà nhớ hết; c̣n anh hai th́ cứ lải nhải bên tai "b́nh tỉnh, b́nh tỉnh, đừng có run".
Nhà ông nhạc tôi (tạm gọi vậy) ở xă Ngũ Hiệp, cách thành phố Mỹ tho 30 cây số về hướng tây. Chợ Ngũ Hiệp nằm bên kia sông, muốn qua phải nhờ một phà nhỏ. Từ chợ, theo lời bà mai, chúng tôi phải đi bộ thêm gần ngàn mét nữa. Nghe vậy anh hai nói với tôi:
- Như vậy là "vườn trong vườn" rồi phải không cưng? Tiêu chuẩn một đạt hai trăm phần trăm rồi hén!
Chị hai cau mặt:
- Cái ông nầy lúc nào cũng đùa được.
Thật vậy, đây là vùng trù phú đất đai, cây lành trái ngọt. không biết cơ man nào là cây trái quả mọng trĩu cành! Cam, bưởi, sa bô, dừa, vú sữa, nhăn, chôm chôm... nhất là sầu riêng cây nào cây nấy chân tay đeo đầy nghẹt quả, theo gió thơm lừng. Bà mai chỉ tay về căn nhà ngói kiểu xưa (kiểu "chữ đinh") nói:
- Nhà đó đó.
Tất cả dừng lại “hội ư”. Mẹ khẩn trương thấy rơ, lại dặn ḍ:
- Nhớ những ǵ mẹ dặn nghen con!”
- Dạ!
Anh hai cũng th́ thào:
- Nhà cất kiểu nầy mà gặp ông già củ tỏi th́ mệt lắm à nghen!
Chị hai nạt nhỏ:
- Ông lo cái miệng ông đó. Vô đó nói bậy đi!
Bà mai vô trước, mẹ sửa lại áo quần tôi chưa xong th́ có người ra mời vào. Giờ phút nầy tôi càng thấy t́nh mẫu tử bao la như thế nào. Mẹ hồi hộp như sắp bước vào nơi hang hùm nọc rắn không bằng, lại điệp khúc "Nhớ nghe con!" lại phát ra!
Vừa vào cỗng, tôi bị hốt hồn v́ hơn hai chục cặp mắt, đủ hạng tuổi, nhiều nhất là trẻ em chăm chú vào tôi, một bà trạc tuổi mẹ có lẽ thông cảm được điều ấy, bèn rầy đám nhỏ:
- Nè, mấy đứa làm ǵ tụ tập lại đây dữ vậy? Có đi hết không?
Đám trẻ tản đi vài bước rồi bẽn lẽn đứng nh́n.
Pḥng khách được bài trí hai bàn. Bàn giữa gồm ba mẹ tôi, bà mai, ông bà nhạc và hai vị cao niên. Bàn bên có anh chị hai tôi và bốn người bên gái cùng trang lứa.
Phần tôi nghe lời mẹ là không được ngồi, mà đứng sau ghế cha mẹ, hai tay xếp lại để dưới bụng (nếu đă mời trà xong), tư thế y như lính hầu ở phủ huyện, hay các thái giám ở cung đ́nh hầu hạ đức vua!
Theo cách nói chuyện… lại có dịp đứng trước nhạc phụ mẫu; tôi biết ông bà là người cởi mở, dễ tính. Câu chuyện của hai "sui" càng lâu càng khởi sắc tốt đẹp. Dần dà khách khí không c̣n, mà như đă quen nhau từ trước vậy.
Bỗng Ông nhạc gọi:
- Con hai đâu, châm trà mới đi con!
Một tiếng "dạ" thảnh thót không kém Điêu Thuyền thời Tam Quốc từ nhà dưới vọng lên làm tim tôi rộn ràng. “Phái đoàn” nhà trai ai cũng hồi hộp chờ đợi. Bởi ai cũng biết bảo “châm trà” chẳng qua là lời nói khéo cho con ḿnh ra chào để nhà trai “coi mắt” đó thôi!
Mẹ quay lại nh́n tôi mỉm cười, thầm bảo ”hăy xem kỹ v́ thời gian không lâu”. Tôi chưa kip mỉm cười với mẹ th́ rèm hoa lay động, một kiều nữ vận bộ bà ba, không phấn không son mà má phấn môi hồng.Tóc dài phủ long gọn gàng bởi chiếc kẹp vàng có đính bông hồng chói lọi. Thoạt trông, tôi giật nẩy người, đến nỗi bố vợ nh́n thấy. Đợi giai nhân châm trà xong, ông vội bảo:
- À quên nữa, cháu qua bên ngồi uống nước, hay cứ ra ngoài dạo cho thoải mái.
Mẹ lại quay ra tôi, nhướng mày, thầm bảo “hăy đi đi con”, v́ thực ra, ông nhạc cũng ngầm ư cho tôi và vợ tôi gặp nhau để “t́m hiểu”, dù thời lượng ít oi, nhưng nếu tri túc ắt tiện túc mà thôi! Mọi sự đều được người lớn sắp xếp có bài có bản và, có màn có lớp hẳn hoi!
Không khí bên ngoài thực thoăi mái. Nhiều loại cây trái lớn nhỏ thi nhau che rợp ánh mặt trời làm mát rượi cả một không gian rộng. Vài tia sáng yếu ớt cố gắng chen vào đất tạo thành những đóm trắng lưa thưa đây đó tựa răi hoa. Mùi sầu riêng thơm lừng. Hàng sa-pô thẳng tắp trái nặng sai oằn. Mấy nhánh ổi cho trái bóng láng no tṛn, rục mềm rơi rụng tứ tung, tỏa hương thơm bát ngát. Chim hót líu lo, bướm vờn thẳng cánh. Đàn ong tranh nhau hút mật của trăm ngàn hoa đủ sắc đủ màu. Rơ ràng là vùng đất lành thừa mứa cây lành trái ngọt.
Bên sau một giọng êm đềm:
- Biết người ta ưng hay không mà dám đi hỏi vậy?
Tôi quay lại, th́ ra là vợ tôi, (tạm gọi vậy), mà cũng là Vi, người đă làm tôi kinh ngạc đến đánh thót cả người khi năy!
Vi là bạn học cùng lớp với tôi hồi năm đệ tứ. Hồi đó lớp đệ tứ được xem là cái “móc” của sự chia tay. Bởi con trai, nếu thi rớt th́ cha mẹ thường cho nghỉ để học nghề, c̣n thi đậu (cấp bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp) th́ cũng mỗi người một hướng đi: Vào sư phạm hoặc ngành nghề nào đó, hoặc học tiếp ba năm nữa để lấy Tú Tài rồi lên đai học. Con gái th́ ít người được học đến chốn đến nơi. Rớt hay đậu cũng thường bị cha mẹ cho nghỉ mà lo phụ việc nhà, viện lẽ con gái “học cao” khó có chồng! Vi cũng nằm trong số phận nầy. Bởi vậy cuối năm đệ tứ, chúng tôi thường trao nhau lưu bút, mọi người đều nắn nót tuồng chữ cho trang ḿnh thường tặng cả ảnh, dán vào giữa trang viết, dưới đề:
"Thương nhau mới tặng ảnh nầy,
Để làm kỷ niệm những ngày xa nhau'
Dù cho ảnh có phai màu,
Cũng đừng xé bỏ mà đau ḷng người!”
Không biết bốn câu thơ ấy là của tác giả nào, sáng tác tự bao giờ, mà đến nay, thỉnh thoảng tôi lại thấy sau bức ảnh ”tặng nhau” của các em cũng có đề như vậy.
Hơi lạc đề, nhưng nói thêm cho vui: Hồi đó tôi cũng có quyển lưu bút, tất nhiên khi ai nhận th́ cũng nắn nót từng chữ và giữ sạch sẽ như nói ở trên. Khi tôi đưa cho thằng Nhứt, ngày sau nó trả (thường th́ vậy), nó viết vào trang đôi mấy chữ tổ bố: “Lưu niệm làm cái xê b́nh phương ǵ?" (2), rồi láu cá kư tên giáp cả hai trang giấy!
Tôi xem giận run. Cự nó. Nó cười: “Để sau nầy mầy nhớ tao”.
Tôi nghe cũng x́u ḷng. Quả thật, đến giờ, nó là người tôi nhớ nhất. Và đến ngày cuối, chúng tôi tổ chức tiệc liên hoan cuối khóa tại lớp. Văn nghệ xung quanh các bài hát về “mùa chia tay”, “tạm biệt”, “nỗi buồn hoa phượng”... Tôi có sở trường ngâm thơ, ngâm hai bài thơ Đường luật, bài đầu của thầy H.C, giáo sư sử địa (3), bài nầy tôi chỉ nhớ hai câu cuối:
“...
Rồi đây nếu chẳng sau mùa phượng,
Tất cũng mai kia ở chợ đời!”
Và bài họa của tôi:
"Việc cũ, ngàn sau vẫn đổi dời.
Chút t́nh tâm huyết nói sao vơi?
Luyến lưu kẻ ở đôi ḍng lệ,
Tiếc nhớ người đi một góc trời
Chín tháng vui buồn trong một lớp,
Vài giây ly biệt rẽ ngàn khơi,
Đường mây một kẻ hanh thông bước,
Một kẻ lang thang giữa chợ đời!
(Thơ Kha Tiệm Ly)
Đám con gái mắt đỏ hoe, có đứa khóc thành tiếng. Chúng tôi lại tặng quà lưu niệm cho các bạn “nghỉ luôn”. Tôi tặng Vi cái kẹp tóc bằng vàng 14 (tôi là... “thiếu gia” mà! Vàng hồi đó rẻ lắm, đàn bà con gái chẳng thấy ai đeo, có đeo th́ cũng sơ sài, đeo nhiều mắc cở, bị coi là “quê”; không thấy ai đeo cục cục như giờ. Vi tặng lai cho tôi cây bút Pilot nắp vàng, loại cao cấp nhất thời ấy.
- Sao không trả lời?
Vi nghiêm trang như thuở nào, tôi hơi chột dạ:
- Thật ḷng tôi không ngờ ḿnh đi hỏi cưới Vi. Đă bao năm rồi, vả lại lúc đó ḿnh c̣n nhỏ cả mà!
- Bộ mấy năm qua không nhớ chút ǵ về Vi sao?
- Vẫn nhớ về người bạn nhỏ hiền lành, nhiều nước mắt.
Vi vừa đưa tay rút cây viết trên túi áo tôi, vừa nói:
- Xin lỗi nghe, cho Vi mượn.
Rồi xoay cán viết, nh́n những ḍng chữ khắc trên ấy, Vi có vẻ xúc động:
- Vẫn c̣n giữ của Vi à?
Tôi không đáp, nh́n hai rèm mi chơm chớp, tôi thấy Vi đẹp năo nùng. Tôi nắm lấy tay Vi:
- Không ngờ lại gặp lại Vi. Chẳng phải không có duyên số hay sao? Vi đồng ư nhé!
Vi tủm tỉm cười:
- Nếu em không ưng th́ sao?
- Th́ anh về, nhưng xin gởi trái tim anh lại.
Lại cười:
- Rơ là thi sĩ! Em đă đồng ư từ khi bà mai nói chuyện với ba mẹ, đâu phải đến bây giờ.
- Không biết mặt làm sao ưng?
Vi kéo mái tóc về phía trước ngực:
- Khờ quá đi! Mọi người ở đây ai không biết con trai một của tiệm tạp hóa Vạn Phát, chứ em th́ rành lắm. Vị “công tử” ấy c̣n tặng cho em chiếc kẹp xinh đẹp nầy nữa phải không?
Trên đường về, mẹ luôn miệng với ba:
- Con nhỏ xem nết na và lịch sự (4) ghê ông há?".
Lại lo ngại:
- Hổng biết nó có ưng thằng con trai cưng tôi không nữa?”
Năy giờ tôi lặng thinh, nhớ lại những lời nói của Vi mà thấy ḷng hân hoan lạ. Nhưng thấy mẹ cứ lo lắng măi, tôi mói nói:
- Chắc ăn rồi mẹ ơi! Mẹ đừng lo!
Mẹ nghi ngờ. Anh hai nói:
- Hồi năy ngoài vườn tụi nó nói chuyện, chỉ cần khi về, đá lông nheo một cái là kể như xong. Thím lo ǵ!
Ba châm vào:
- Hồi trước bả cũng vậy, sao bả mau quên quá!
Không biết mẹ đánh hay phủi bụi cho ba::
- Cha già mất nết!
oOo
Thế là chậm lắm khoảng một tuần, mươi ngày tôi đều đến tham nhạc gia, nhạc mẫu. Ba mẹ vợ tôi đều nhân hậu, nghiêm khắc với con cái nhưng xem chừng ”dễ” với thằng rể tương lai.
Trước khi đi, ba tôi dặn. Con đến đó thấy cái ǵ làm được th́ làm, chứ đừng lấy mắt ngó là không được! Ngày xưa trước khi cưới, phải làm rể ba năm: Chẻ củi, vác lúa, cày bừa, làm đủ thứ nặng nhọc, chứ chẳng phải chơi đâu!
Nhưng tôi biết cái ǵ mà làm, mà phụ? Lần đầu đến, tôi thấy ba vợ tôi đang chài cá, thấy tôi sựng rựng, ông hiểu ư, nói:
- Con đứng chơi, ba văi vài chài nữa ba vô.
Thế coi sao được! Đợi mỗi khi ba kéo chài lên, tôi phụ gỡ cá, mà có được đâu! Tôi đụng tới con nào th́ con ấy giăy rồn rột, rách cả tay, có khi phóng lại xuống mương; trong lúc ông bỏ vào giỏ lia lịa như bỏ đá vào vậy!
Một lần th́ thấy ông đang chiết nhánh cây, cái nầy tôi càng mù tịt, nhưng cũng có việc làm là... đưa dây cho ba tôi cột “bầu”; cái công việc không cần người phụ tá!
Ba vợ tôi rất điệu đời, ông thường bảo vợ tôi dắt tôi ra vườn xem có “cái ǵ nó thích th́ hái nó ăn”. Tôi biết ba tạo điều kiện cho chúng tôi chuyện tṛ. Ông dư hiểu, bởi nói tiếng là thăm cha mẹ vợ, nhưng chủ yếu của chàng rể tương lai nào cũng là thăm... vợ cho đở nhớ mà thôi. Nếu không, tại sao mỗi lần đến thăm mà cha mẹ vợ đi vắng th́ chàng rể lại hớn hở trong ḷng!?
Vườn nhà vợ tôi đủ loại cây nên có trái quanh năm, chúng chen chút nhau nên chỉ cách hơn mười thước là không thấy dáng người. Tôi có cảm tưởng như hoàng tử gặp công chúa trong rừng vậy! Đến hàng dừa tơ, quày ôn trĩu trái màu vang rực, sai oằn đụng tới mép mương, Vi đưa tôi dao, bảo:
- Chặt dừa uống nhé!
- Trái nào đây?
- Th́ tùy chọn
Khổ sở lắm tôi mới đem được hai trái dừa rời quày được. Dùng dao chặt phần đầu có cuống. Dao bén ngót mà tôi phạt năm bảy nhát liền mà vỏ dừa chỉ dập dập, trầy trầy, tung mấy miếng văm! Vi cười khoe hai hàm rang đều như hạt bắp:
- Để nô t́ giúp cho, thưa công tử!
Giành lấy dao, Vi chỉ phập ba nhát nhẹ nhàng mà vỏ dừa tách ra từng mảng lớn, nhát thứ tư, nhẹ hơn, chạm vào gáo, Vi thuần thục lách nhẹ lưỡi dao, để lộ phần “cái” trắng bóc mịn màng, bao quanh phần nước sóng sánh trong veo! Một tay đưa dừa cho tôi, tay kia chỉ chỉ vào trái dừa bảo:
- Chặt dừa phải chặt đầu lớn nầy nầy, Lưỡi dao phải để hơi xiêng. Ai đời ở trên bổ xuống... 90 độ. Làm sao đứt được?
Lợi dụng tôi nắm lấy cổ tay tṛn trịa mịn màng của Vi, ghé mũi xuống hít một hơi dài. Vi vẫn để yên nhưng bặm môi:
- Có thấy con dao ở đây không th́ bảo?
Rồi cùng cười, tôi hít mũi chọc:
- C̣n ngọt hơn cả nước dừa!
Đến địa phận chuyên canh sầu riêng. Ôi! hàng hàng thẳng tắp. Không biết cơ man nào là trái đậu trên cành! Tọng teng nhỏ to đủ cở, lủng la, lủng lẳng tầng thấp tầng cao, xem vô cùng ngoạn mục. Tôi hỏi:
- Nghe nói sầu riêng chỉ rụng về đêm, phải không?
- Sao lạ vậy?
- Th́ ... trời khiến để đừng bể đầu người!
Vi cười ngoặt ngoẽo:
- Sao trái dừa vẫn rụng ban ngày? Bộ trái dừa không làm bể được đầu người? Chủ vườn ṇi vậy để cho mấy thằng ăn trộm không dám lẻn vào đó thôi!
Rồi chỉ vào phía trước, bảo:
- Có hai trái rụng ḱa! Anh lại lượm đi! Coi chừng nó "bịch" một cái là hết có vợ đo.o..ó!
Tôi nh́n lên, thấy hàng trăm trái ḷng tḥng, gai tua tủa, giống như những quả chùy của các vơ tướng ngày xưa. Nói dại, nếu nó mà"phịch" xuống một cái như lời Vi nói th́ dù không bể đầu, th́ mặt mũi chắc cũng khó coi! Dợm chạy đi, bỗng luồng gió quái ác từ đâu lùa tới, bèn chột dạ, tôi dừng lại. Vi cười ngất:
- Coi vậy mà cũng sợ mất vợ hén!
Tôi chữa thẹn:
- Vậy chớ vợ như Tây Thi th́ chết sao dành!
Má Vi càng đỏ thêm, nắm tay lại giá giá vào tôi:
- Cái tật nịnh.......
Tôi vừa dặt hai trái sầu riêng xuống th́ Vi bảo:
- Tách ra đi!
Nói đoạn lại bờ rào t́m hái những nhánh bông. tôi lui cui lấy dao chặt ph́nh phịch vào đầu lớn trái sầu riêng, dao cũng để xiêng một góc mà xem ra vỏ sầu riêng c̣n dai hơn cả vỏ dừa. Thật t́nh, sầu riêng tôi ăn có hàng trăm nhưng mỗi lần đều được mẹ bóc sẵn bỏ vào tủ lạnh, nên có biết ǵ đâu!
Tôi lật qua, lật lại, chợt nhớ tới cái vỏ sầu riêng mẹ bóc xong đâu có trầy trụa, hay mất một góc đàng đầu trái, mà xem ra nó c̣n nguyên vẹn giống như một chiếc xuồng! Tôi sửa lại rồi dùng dao bổ theo chiều dọc, cũng chẳng ăn thua! Mệt, tôi định gọi cầu cứu, th́ Vi đă đứng sát bên tôi bụm miệng cười tự lúc nào...
Rơ ràng là Vi biết tôi không làm được mà cố chọc chơi! Bèn ngồi xuống, lấy dao, vừa làm vừa dạy đời:
- Hồi năy em bảo công tử “tách” ra chứ có bảo “chặt” đâu mà làm như bửa củi vậy? Đây nè, chỗ nầy lúc nào cũng có một khe hở. Chỉ cần để mũi dao vào đây rồi dùng đ̣n bẩy Ạc-Shi-Met là xong. Làm rể kiểu nầy mất vợ như chơi.
Tôi bá lấy cổ Vi:
- Giỏi quá, để anh thưởng cho một cái.
Vi nhắm mắt, lắc đầu quầy quậy:
- H..ô..ông..!
Đợi khi tôi “chụt” xong, Vi mới mở mắt ra, chỉ tay vào vỏ sầu riêng, nói:
- Cái vỏ sầu riêng nầy mà vô mặt th́ c̣n hơn té thùng đinh nữa đó!
Lần nào cũng có chuyện tương tự như vậy, thử hỏi sao tôi không khoái về thăm... ông bà nhạc?
Gần tới ngày cưới, tội nghiệp Vi gầy thấy rơ. Sau nầy tôi mới biết, là con gái trưởng trong gia đ́nh, Vi lo lắng sắp xếp mọi thứ, lại nghĩ tới ngày theo chồng, xa mẹ bỏ em nên đủ thứ t́nh cảm ray rức trong ḷng. Vậy mà tṛ chuyện với tôi một hồi, mặt hoa lại rạng rỡ, nói nhỏ cho tôi vừa nghe, như một chuyện ǵ quan trong lắm:
- Làm rể mà lỏng nhỏng không động móng tay, cứ đeo sát con gái người ta hoài không sợ bà con họ nói sao?
Ba vợ tôi thường bảo tôi: “Con ở chợ không quen việc ở vườn. Con cứ về thăm, khỏi làm ǵ hết, đừng ngại, cứ coi như ở nhà con”.
Tôi đem lời nầy nói cho vợ nghe, rồi châm thêm:
- Vậy chứ anh có việc ǵ để làm?
- Em chỉ cho. Gần tới ngày cưới rồi, phải có củi để nấu chứ! Hay là anh chịu khó ra chẻ một mớ....
- Ở đâu?
Vi chỉ tay về một hàng củi được chất ngay ngắn từng ô một, dài chừng... vài chục mét, khúc nào khúc nấy cở bắp đùi... voi. Tôi chột dạ:
- Chẻ hết sao?
Vi làm mặt nghiêm:
- Ừa!... th́ tới đâu hay tới đó! Ngày c̣n dài mà!....
Tôi xách búa đi mà tác phong rời ră như Hạng Vơ tại bến Ô Giang! Nhưng muốn ăn phải lăn vào bếp, muốn cưới được vợ th́ phải bửa củi, cày bừa… Th́ ra lời ba tôi nói chẳng sai, bằng chứng là tôi cũng không ngoại lệ!
Tôi cởi áo sơ mi máng trên cành bưởi, c̣n lại chiếc áo thun ba lổ trắng tinh, vốn là mô đen của con nhà giàu mới có áo lót bên trong. Dù là “công tử”, nhưng tôi thường tập tạ nên bắp thịt coi cũng ngon lành. Tôi đếm thầm: Một, hai, “phập!”; một, hai “phập!” Có cái “phập” làm củi vỡ ra, có cái “phập” th́ búa lại dính khắn vào củi, gỡ ra cũng tróc vải trầy vi! Khi độ mệt đă choáng váng mặt mày, nhưng c̣n đủ để nhận được tiếng ông nhạc ở sau lưng:
- Bây làm cái ǵ vậy?
Tôi quay lại chào ông bà vừa đi xóm về, rồi trả lời với giọng điệu của người vừa lập nên công trạng:
- Dạ, vợ con biểu chẻ củi để khi đám cưới có mà xài!
- Thôi, thôi! Bây “bị” nó rồi! Đi vô! Đi vô uống nước con!
- Dạ, để con chẻ thêm một mớ nữa, ba!
- Củi nầy ba để bán cho ḷ bánh ḿ, đâu cần chẻ! C̣n củi dùng cho đám cưới th́ để trong nhà kho kia, có xài mười đám cũng không hết!
Bà nhạc lắc đầu:
- Cái con nhỏ nầy…
Vào nhà bà nhạc rầy Vi:
- Chồng của mầy nó không quen làm việc nặng. Xúi dại rũi nó trợt chân trợt cẳng th́ sao?
Bà nhạc dùng tiếng “chồng mầy” tôi thấy ấm áp lạ lùng! C̣n vợ tôi th́ chúm chím cười, c̣n liếc qua tôi với ánh mắt c̣n bén hơn... lưỡi búa, lại chu đôi môi đỏ ao chế nhạo.
Thế là bao mệt mỏi trong tôi biến mất tiêu!
Phải nói trong đời thường, về sự thông minh, lúc nào vợ cũng hơn tôi một phép. Khi về làm dâu vợ tôi đă chứng minh đầy đủ điều đó. Ngoài sự hiếu thảo với cha mẹ chồng, vợ tôi c̣n nhiều đức tính như nhân hậu, cần kiệm...
Thuở đó, ở thành phố “nhà giàu” mới có tủ lạnh (ti vi chưa có), c̣n dưới quê th́ tuyệt đối không, bởi có điện đâu mà xài! Nên những ngày đầu, tủ lạnh đối với vợ tôi là một phát minh khoa học lớn lao, nó đủ công năng, nên có cái ǵ cũng “thồn” vô trong đó. Có lần mẹ tôi mở tủ lạnh, rồi nói với vợ tôi:
- Tô mắm nêm nầy, con đừng có để vào đây, nếu không tất cả cái ǵ trong nầy đều có mùi mắm nêm hết.
Chỉ chờ có dịp nầy, tôi cười hí hí:
- Trái cây mà có mùi mắm nêm ăn càng ngon chứ sao mẹ?
Mẹ cười, c̣n vợ tôi cứ đem cái sở trường là bắn nửa mắt vào tôi.
Tôi khoái chí, nói theo kiểu đá banh th́ “gỡ” được một, nhưng dường như chỉ có một mà thôi!
Khi con chúng tôi đă lớn, tuổi có thể về quê thăm ngoại một ḿnh, thế mà một tối cả nhà xem ti vi, không phải nhằm đoạn hài mà vợ tôi cười ngất. Con hỏi, “sao tự nhiên mẹ cười?” Một lát vợ tôi mới trả lời được:
- Mẹ thấy bộ tướng ông thái giám đứng khúm núm kia giống"mấy thằng cha“ lần đầu coi mắt vợ quá!” Hi! Hi!
Biết bị xỏ ngọt nhưng tôi biết ǵ hơn ngoài làm...thinh! May sao đến chương tŕnh quảng cáo, quảng cáo tủ lạnh, tôi nói tỉnh bơ:
- Tủ lanh đời mới coi bộ tốt à nghen! Nó tự khử mùi, dù “mấy con mẹ” ở vườn có để mắm nêm vô đó cũng không sợ hôi. Ha! Ha!...
Tức th́ vành tai tôi bị kéo ra cả thước, tiếp theo là một giọng tru tréo, muốn nổi da gà:
- Trời..u.u..i! Chuyện cũ nhắc hoài! Nhắc hoài!
Vậy đó, “chuyện xưa” th́ vợ tội nhắc được, c̣n “chuyện cũ” tôi nhắc th́ như bị muốn nhai xương!
Có vợ miệt vườn, miệt quê là vậy đó!
Thái Quốc Mưu
|
|
|
The Following 6 Users Say Thank You to tbbt For This Useful Post:
|
|
|
09-22-2019
|
#107
|
R8 Vơ Lâm Chí Tôn
Join Date: Apr 2011
Posts: 16,301
Thanks: 21,665
Thanked 37,832 Times in 12,792 Posts
Mentioned: 635 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 7227 Post(s)
Rep Power: 68
|
Quote:
Originally Posted by tbbt
Bài hay "t́nh chỉ đẹp khi c̣n dang dở, cưới nhau rồi tắt thở càng nhanh!"
C̣n chuyện t́nh TrungThu sau 40 năm...em đă già nên anh không thèm lấy
|
Lăo Trung Thu có lấy về th́ con ṣ có NẾP NHĂN đầy chỗ ...không làm ǵ được
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
|
|
|
The Following 4 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
|
|
|
09-25-2019
|
#108
|
R6 Đệ Nhất Cao Thủ
Join Date: Dec 2007
Posts: 2,807
Thanks: 6,545
Thanked 3,911 Times in 1,337 Posts
Mentioned: 21 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 596 Post(s)
Rep Power: 23
|
Thương chiến : Ngoài Mỹ, Trung Quốc sắp đụng với châu Âu
Tú Anh Đăng ngày 25-09-2019 Sửa đổi ngày 25-09-2019 15:06
media
Sản phẩm thép cán, một trong những mặt hàng tranh chấp thương mại chủ yếu giữa Bắc Kinh và phương Tây. Ảnh chụp 11/2003 kho hàng xuất khẩu của Shanghai Krupp Stainless Co.Ltd.
REUTERS/Claro Cortes IV/File Photo
Trung Quốc đang lâm vào chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ. Giờ đây, Bắc Kinh sắp đương đầu với một mặt trận kinh tế thứ hai với châu Âu. Một báo cáo của Pḥng Thương Mại Châu Âu, định chế nhiều thế lực, cho phép giới phân tích suy đoán Bruxelles không c̣n ngây thơ đối với chế độ Tập Cận B́nh.
Sự sống c̣n của châu Âu phụ thuộc vào việc bảo hộ thị trường chung chống hàng Trung Quốc, trừ phi Bắc Kinh cải cách cơ cấu kinh tế, chấp nhận cạnh tranh tự do không có sự trợ giúp can thiệp của Nhà nước.Trên đây là đề xuất của Pḥng Thương Mại Châu Âu vừa được công bố hôm 23/09/2019.
Trong nghiên cứu chi tiết này, các nhóm áp lực hành lang của giới doanh nghiệp châu Âu kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu phải có hành động chung, trực tiếp, để hạn chế sức mạnh của các đại tập đoàn Nhà nước Trung Quốc.
Tập Cận B́nh : tác nhân gây căng thẳng với Mỹ
Ông Joerg Wuttke, chủ tịch Pḥng Thương Mại Châu Âu tại Bắc Kinh không nói ṿng vo rằng thay v́ hạn chế các tập đoàn Nhà nước ở một quy mô hợp lư, chọn lọc lănh vực nào cần được duy tŕ, lănh vực nào cần phải tư hữu hóa th́ Bắc Kinh lại theo đuổi mục tiêu « mạnh hơn, hiệu quả hơn, lớn hơn ». Chính chủ tịch kiêm lănh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận B́nh, trong đại hội đảng lần thứ 19 vào năm 2017 đă chỉ đạo cho các xí nghiệp Nhà nước « phải mạnh nhất, giỏi nhất và to nhất ».
Với mệnh lệnh này, các tập đoàn Trung Quốc tha hồ « ngốn » các nguồn tài trợ, tóm thu các hợp đồng béo bở nhất, « nuốt gọn » các công ty tư nhân và ngăn chận doanh nhân nước ngoài đầu tư vào Hoa lục.
Châu Âu với chiến lược tự vệ và cảnh tỉnh Bắc Kinh
Bản báo cáo c̣n chỉ đích danh chủ tịch Trung Quốc chà đạp các chuẩn mực thế giới về quản lư kinh tế. Chính sách ưu tiên cho lănh vực kinh tế quốc doanh là nguồn cội gây căng thẳng ngày càng nhiều với Hoa Kỳ.
Để đối phó với chế độ không tuân thủ luật chơi công bằng, bản nghiên cứu đưa ra sách lược hành động gồm ba bước.
Nếu Bắc Kinh tiếp tục giả điếc, không cải cách doanh nghiệp Nhà nước, không giữ thái độ trung lập về cạnh tranh cũng như mở cửa thị trường th́ châu Âu áp dụng các biện pháp trả đũa tương xứng để bảo vệ thị trường chung, chống Trung Quốc cạnh tranh.
Song song với phương án này, Bruxelles phải thi hành một chính sách gọi là « an toàn nội tại » bảo vệ an nguy cho doanh nghiệp châu Âu theo nghĩa vừa gia tăng theo dơi, giám sát đầu tư của Trung Quốc ở nước ngoài, vừa t́m kiếm nhận dạng những nguy cơ đe dọa doanh nghiệp châu Âu. Mục đích là đặt Trung Quốc vào thế trận phải nhanh chóng cải cách, tuân thủ luật chơi công bằng của thế giới.
Trong cuộc chiến này, châu Âu không thể hành động đơn độc mà phải phối hợp với các đồng minh có cùng mối ưu tư là Trung Quốc. Bản nghiên cứu đưa thêm giải pháp thứ ba là "chống t́nh trạng đánh cắp sở hữu trí tuệ, phát minh, sáng chế. Cụ thể là hợp tác chặt chẽ với Mỹ và Nhật theo dơi đầu tư Trung Quốc tại châu Âu, buộc phải minh bạch, công khai".
Chỉ trích Tập Cận B́nh, nhưng bản báo cáo khen ngợi những người chủ trương mở cửa trong các thập niên trước đă giúp cho Trung Quốc từ một nước nghèo được thịnh vượng, nay đủ sức « thực sự trở thành một nền kinh tế thị trường, nếu biết thi hành những nguyên tắc tiến bộ, hoàn chỉnh hơn ».
Chiến lược ba bước của Pḥng Thương Mại Châu Âu tại Trung Quốc, theo nhà phân tích Gordon Watts (trên báo mạng Asia Times) tuy mới là đề xuất nhưng có giá trị của một lời khuyến cáo đối với những người lănh đạo và quyết định chính sách ở Bắc Kinh.
Từ khi gây căng thẳng với Mỹ, tỷ lệ tăng trưởng GDP của Trung Quốc rơi xuống mức thấp kỷ lục từ 30 năm nay : 6,2% trong quư hai 2019. Từ một năm nay, mọi chỉ số kinh tế đều giảm.
Tác giả bản báo cáo kết luận : Trung Quốc có nguy cơ rơi vào khủng hoảng, đă đến lúc châu Âu phải hành động.
|
|
|
The Following 4 Users Say Thank You to longhue For This Useful Post:
|
|
|
09-28-2019
|
#109
|
R6 Đệ Nhất Cao Thủ
Join Date: Dec 2009
Posts: 2,368
Thanks: 2,543
Thanked 6,183 Times in 1,890 Posts
Mentioned: 80 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1175 Post(s)
Rep Power: 23
|
Chuyện Ấm Trà Quư: Có Được Tri Kỷ Trên Đời Mới Là Điều Đáng Giá Nhất
Trong cuộc đời, có được một người bạn tri kỷ đă là quá đủ. Loại t́nh cảm này, không tác động vào thế giới mỗi người, chỉ đồng hành vô h́nh, mang theo cùng tiếng nói từ con tim…
Ngày xưa có một phú ông rất thích thưởng trà, phàm là người đến nhà dùng trà, dù là người nghèo hay giàu th́ ông ta đều sẽ phân cho hạ nhân chiêu đăi.
Một hôm nọ, có một tên ăn mày rách rưới đứng trước cửa nhà phú ông, không xin cơm, chỉ nói đến xin bát nước trà. Hạ nhân cho hắn vào nhà, đun trà cho hắn.
Tên ăn mày nh́n nh́n rồi nói: “Trà này không ngon”.
Hạ nhân nh́n hắn lấy làm lạ rồi đổi một bát trà ngon khác.
Tên ăn mày ngửi ngửi, nói: “Trà này ngon, nhưng nước vẫn chưa được, phải dùng nước suối trong”.
Hạ nhân nh́n ra hắn cũng có chút hiểu biết, liền đi lấy nước suối cất trữ từ sáng sớm ra để pha trà.
Tên ăn mày nhấp thử một ngụm, nói: “Nước rất tốt, nhưng củi sao trà không được, củi phải dùng củi sau danh sơn. Bởi v́ củi phía trước núi đón nắng nên chất củi xốp, c̣n sau núi chất củi chắc cứng”.
Hạ nhân cuối cùng nhận định người này tinh thông trà đạo, liền dùng loại củi tốt pha lại trà, rồi mời lăo gia ra tiếp. Sau khi trà được mang lên, phú ông và tên ăn mày đối ẩm một bát.
Tên ăn mày nói: “Ừm, bát trà lần này, nước, củi, lửa đều tốt, chỉ có ấm pha trà không ổn”.
Phú ông nói: “Đây là ấm pha tốt nhất của ta”.
Tên ăn mày lắc đầu, từ trong áo cẩn thận lấy ra một ấm trà bằng đất sét tử sa, yêu cầu hạ nhân dùng chiếc b́nh này để pha lại trà. Phú ông vừa nhấp thử mùi vị quả nhiên không tầm thường, lập tức chắp tay thi lễ với tên ăn mày: “Ta xin mua lại chiếc ấm tử sa này, bao nhiêu cũng được”.
Nhưng tên ăn mày cũng rất thích chiếc ấm tử sa, nhất định không muốn bán, tên ăn mày dứt khoát trả lời: “Không được, chiếc ấm này là cuộc sống của ta, ta không thể bán”. Tên ăn mày vội vàng rót trà ra, cất lại chiếc ấm.
Phú ông vội vă ngăn lại, nói: “Ta đổi một nửa gia sản để lấy chiếc ấm của ngươi”.
Tên ăn mày không tin, vẫn bước tiếp. Phú ông nôn nóng, nói: “Ta đổi toàn bộ tài sản để lấy chiếc ấm của ngươi”.
Tên ăn mày nghe vậy không tự chủ mỉm cười, nói: “Nếu không phải tôi tiếc chiếc ấm này th́ cũng không lâm vào bước đường như hôm nay”. Nói xong tên ăn mày quay người bỏ đi.
Phú ông sốt ruột nói: “Như này đi, ấm là của ngươi, ngươi hăy ở lại nhà ta, ta ăn ǵ ngươi ăn đó, nhưng có một điều kiện, chính là ngày nào cũng phải cho ta nh́n chiếc ấm, thế nào”. Phú ông quá thích chiếc ấm rồi v́ vậy trong lúc cấp bách nghĩ ra cách đó.
Tên ăn mày cũng v́ miếng ăn qua ngày mà túng quẫn, chuyện tốt như vậy sao lại không đồng ư nhỉ? Vậy là hắn vui vẻ đồng ư yêu cầu của phú ông.
Cứ như vậy, tên ăn mày ở lại nhà phú ông, ăn cùng ở cùng phú ông, hai người ngày ngày nâng niu chiếc ấm trà, chia sẻ với nhau, thưởng trà ẩm rượu, vô cùng ăn ư. Cứ thể hơn mười năm qua đi hai người trở thành hai lăo già tri kỷ thấu hiểu nhau.
Thời gian trôi đi, phú ông và tên ăn mày cũng dần già đi, lúc này người ta nhận ra người bạn ăn mày lớn tuổi hơn phú ông.
Một hôm phú ông mới nói với người bạn ăn mày của ḿnh: “Ông không có con cháu nối dơi, không có ai kế thừa chiếc ấm trà, không bằng sau khi ông đi, để tôi giúp ông bảo quản, ông thấy thế nào?”.
Lăo ăn mày rưng rưng đồng ư. Không lâu sau, lăo ăn mày thật sự ra đi, phú ông cũng được như mong muốn có được chiếc ấm tử sa.
Vừa mới đầu, phú ông ch́m trong cảm giác vui sướng có được chiếc ấm tử sa, cho đến một ngày, lúc phú ông đang ngắm nghía trên dưới trước sau chiếc ấm đột nhiên cảm thấy như thiếu thứ ǵ đó, lúc này trước mắt ông hiện lên h́nh ảnh ngày trước cùng ông ăn mày vui vẻ thưởng trà. Hiểu rơ tất cả rồi, lăo phú ông lạnh lùng ném mạnh chiếc ấm xuống đất…
***
Câu chuyện kết thúc, kết cục có lẽ khiến người ta không ngờ được. Theo thời gian, có rất nhiều thứ cũng đổi thay, t́nh nghĩa giữa phú ông và tên ăn mày đă vượt qua cái giá trị ban đầu của ấm trà, thứ dù có tốt đến đâu nếu không có ai cùng thưởng thức th́ cũng mất đi ư nghĩa của nó, thứ đáng giá đến đâu cũng không đáng giá bằng tri kỷ. Hăy nghĩ về cuộc đời ḿnh, thứ ǵ mới là quan trọng nhất trong cuộc đời bạn? Có lẽ chính là người cùng bạn giao tâm thưởng trà!
Trong cuộc sống có được một người bạn tri kỷ là quá đủ! Đây là điều mà bao người từng trải đúc kết được. T́nh tri kỷ, như một thứ ấm áp không lời, một sự đồng hành vô h́nh.
Tri kỷ thật sự, là hiểu, là thân thiết, là đồng điệu. Giống như một chén trà xanh, chan chát mà thấm vào tận trong tim. Có những khi chỉ cần một cái ôm, một ánh mắt, là hiểu tất cả mà không cần dùng đến lời nói.
Tri kỷ, không cần che đậy, cũng không cần giải thích, tự nó đă hiểu, tự nó cảm nhận. Không cần dốc hết sức, cũng không cần chuẩn bị, tự nó sẽ đem đến niềm vui, tự nó sẽ như ư thơ. Cuộc sống có một loại t́nh cảm, không tác động vào thế giới mỗi người, chỉ đồng hành trong tâm hồn; không trở ngại cuộc sống mỗi người, chỉ mang cùng tiếng nói từ con tim.
|
|
|
The Following 5 Users Say Thank You to tbbt For This Useful Post:
|
|
|
09-28-2019
|
#110
|
R6 Đệ Nhất Cao Thủ
Join Date: Dec 2007
Posts: 2,807
Thanks: 6,545
Thanked 3,911 Times in 1,337 Posts
Mentioned: 21 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 596 Post(s)
Rep Power: 23
|
>
> V́ sao gọi “trong Nam, ngoài Bắc”, “vào Nam, ra Bắc”?
>
>
> Thực tiễn lịch sử ghi dấu ấn trong ngôn ngữ, rất đặc biệt, không thể thay đổi.
>
> 1/ Cách gọi “trong Nam, ngoài Bắc”, “vô/vào Nam, ra Bắc” bắt nguồn từ danh xưng Đàng Trong/Đàng Ngoài vào thế kỷ 17 & 18.
>
>
> Tiếng Việt chúng ta khi nói “trong” tức là trung tâm so với “ngoài”; bao giờ “trong” cũng có vai vế hơn (về mặt thực tiễn) so với “ngoài”. Ta nói “trong kinh thành, ngoài biên ải”, chớ không ai đi phân định “trong biên ải, ngoài kinh thành” hết.
>
> Trong một số trường hợp, “trong” c̣n mang tính chất mật thiết hơn so với “ngoài”. Ta nói “trong nhà, ngoài lộ”, chớ không ai đi nói “trong lộ, ngoài nhà”.
>
> 2/ Cái thuở nước Việt chưa phân chia hai miền (chúa Nguyễn, chúa Trịnh) mà Thăng Long c̣n làm kinh đô chung, người ở trong kinh kỳ khi ngó ra chốn mù khơi như B́nh Định gọi là ngó ra ngoài biên ải.
>
> Đến thời phân tranh Trịnh – Nguyễn, lấy ranh giới nơi sông Gianh (Quảng B́nh) mà phân chia đất nước. Nói “Nam hà” 南河 để chỉ lănh thổ từ phía Nam sông Gianh trở vô, “Bắc hà” 北河 để chỉ lănh thổ từ phía Bắc sông Gianh trở ra. Nhưng, danh xưng chính thức th́ không gọi Nam hà / Bắc hà, mà gọi là: Đàng Trong / Đàng Ngoài.
>
> Lạ không, lẽ ra phải gọi toàn lănh thổ phía bắc sông Gianh là “Đàng Trong” bởi nó có kinh đô Thăng Long; c̣n toàn lănh thổ phía nam sông Gianh lẽ ra phải gọi là “Đàng Ngoài” (bởi nằm quá xa ngoài biên cương luôn, vượt qua Phú Yên, vượt tới Cà Mau mịt mù) mới phải chớ?
>
> Nhưng, hoàn toàn ngược lại!
>
> Cơi phía nam được gọi là “Đàng trong”, c̣n cơi phía bắc dầu có kinh kỳ Thăng Long đi nữa nhưng lại trở thành “Đàng ngoài”.
>
> 3/ “Đàng” (Đàng Trong, Đàng Ngoài) nghĩa là ǵ? “Đàng” = “đường”, nhưng “đường” ở đây không phải là “con đường” (Nếu tưởng như vậy, không lẽ “Đàng Trong” nghĩa là… trong con đường, “Đàng Ngoài” là… ngoài con đường? Nghe xong, khỏi hiểu luôn)
>
> Trong Hán tự (nên nhớ trước khi có chữ Quốc ngữ, tiền nhân chúng ta xài Hán tự), “đường” có nhiều nghĩa. Ở đây, “đường” được viết 塘 , nghĩa là “con đê” (đê sông 河 塘 ; đê biển 海 塘)! Cách gọi này có liên quan tới Đào Duy Từ (1572- 1634), ông là người nghĩ ra cách xây lũy pḥng thủ cho chúa Nguyễn (“Lũy Trường Dục”, c̣n gọi là “Lũy Thầy”). Hệ thống lũy này nh́n như con đê.
>
> Lực lượng của chúa Nguyễn đóng phía trong con đê, thành thử gọi “Đàng (đường) Trong”, nằm về phía Nam. C̣n lực lượng chúa Trịnh ở phía ngoài con đê, thành thử gọi “Đàng (đường) Ngoài”, nằm về phía Bắc.
>
> 4/ Trong gần hai thế kỷ (thế kỷ 17, 18), cơi phía Nam sông Gianh liên tục được mở rộng và trải dài tới Cà Mau là cơi có kinh tế phồn thịnh hơn, có văn hóa cởi mở hơn so với cơi phía bắc sông Gianh.
>
> Giáo sư Li Tana ở Đại học Quốc gia Úc khi nghiên cứu về Đàng Trong, bà đánh giá công trạng của Chúa Nguyễn Hoàng tương đương với công trạng của Ngô Quyền. Nếu Ngô Quyền, vào thế kỷ 10, đă mở đầu nền tự chủ lâu dài cho một nước Việt với lănh thổ khoanh lại ở miền Bắc & phía bắc miền Trung, th́ Chúa Tiên (Nguyễn Hoàng), vào thế kỷ 17, đă mở ra một thời kỳ mới cho nước Việt với lănh thổ mở rộng cho tới tận Cà Mau. Nói rơ hơn nữa, Đàng Trong của các Chúa Nguyễn trở thành một trung tâm phát triển mới, một sinh lực mới cho nước Việt.
>
> Tương lai nước Việt được nh́n thấy trên vầng trán của xứ Đàng Trong…
>
> 5/ Cách gọi Đàng Trong / Đàng Ngoài, dễ thấy đây là “hệ qui chiếu” được nh́n từ tọa độ của phía Nam. Và, danh xưng này được ghi chép vào trong sử sách cái rụp – bởi sức ảnh hưởng tự thân của nền kinh tế, xă hội của cơi phía Nam sông Gianh.
>
> Thực tiễn phát triển của mỗi miền (Nam phát triển hơn Bắc) đă ghi dấu ấn rơ rành vào trong ngôn ngữ, thể hiện qua danh xưng: cơi phía Nam mới là “Đàng trong”, cơi phía Bắc chỉ là “Đàng ngoài” thôi.
>
> (Mở ngoặc: người ngoài Bắc hiện nay xin đừng “sân si”, “tự ái” ǵ ráo, bởi đó là thực tiễn lịch sử trong thế kỷ 17, 18; ngay như tôi là… người gốc Bắc, mà tôi cũng ưng tôn trọng cách gọi “Đàng Trong” đầy hănh diện, nói cho cùng, có ích lợi chung cho toàn nước Việt)
>
> Ḍng sử Việt dù đă đi qua thời kỳ định cơi riêng biệt giữa chúa Nguyễn với chúa Trịnh nhưng dấu ấn lịch sử vẫn c̣n lưu lại trong lời ăn tiếng nói của người Việt cho tới hiện nay – gọi “trong Nam, ngoài Bắc” là bởi vậy đó đa!
>
> Và, tới đây chúng ta dễ dàng hiểu v́ sao gọi “vô (vào) Nam”, mà không gọi “ra Nam”. Bởi v́ Nam là “trong” (Đàng Trong), nên người Việt ḿnh khi nói “vô (vào)” tức là vô (vào) bên trong, chớ không ai đi nói “ra bên trong” hết.
>
> Cũng vậy, gọi “ra Bắc”, bởi v́ miền Bắc là “ngoài” (Đàng Ngoài) nên khi ta nói “ra” tức là ra bên ngoài, ra phía ngoài, chớ không ai đi nói “vô (vào) bên ngoài” hết.
>
> Thay lời kết
>
> Từ thuở tự do nơi đất mới
> Càng thương càng quư xứ Đàng Trong…
>
> Ngay cả hiện nay, dù miền Nam không c̣n như trước kia, nhưng luồng di dân từ ngoài Bắc kéo vô Nam để định cư, kiếm sống vẫn tiếp diễn hết năm này qua năm khác (c̣n số người từ trong Nam đi ra Bắc để định cư? ít hơn hẳn, đ́u hiu, không thấm tháp ǵ ráo).
>
> Ta nói, ở miền Nam, “đất lành chim đậu”. C̣n ở những nơi đất không lành th́… đất chọi chết chim.
>
> Nguyễn Chương
>
> Đăng lại từ Nam Kỳ Lục Tỉnh (Namkyluctinh.org)
> Nguồn: www.facebook.com/nguyenchuong158/
>
|
|
|
The Following 4 Users Say Thank You to longhue For This Useful Post:
|
|
|
10-05-2019
|
#111
|
R6 Đệ Nhất Cao Thủ
Join Date: Dec 2009
Posts: 2,368
Thanks: 2,543
Thanked 6,183 Times in 1,890 Posts
Mentioned: 80 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1175 Post(s)
Rep Power: 23
|
Sài G̣n Xưa: Chuyện Thành Ngữ “Bỏ Qua Đi Tám!”
Người Sài G̣n xưa có cách xưng hô thứ bậc thú vị: công chức, người có học là thầy Hai, người Hoa buôn bán là chú Ba, đại ca giang hồ là anh Tư, lưu manh là anh Năm… người lao động nghèo xếp thứ Tám. Sao lại xưng hô vậy?
Chiều muộn hôm qua có cậu bạn đi công việc ghé ngang nhà rủ làm ly cà phê tán dóc. Nói chuyện lan man một hồi, tự nhiên anh chàng kể công ty em có ông già gác cửa rất hay nói câu “bỏ qua đi Tám”…
“Em không hiểu, có lần hỏi th́ ổng nói đại khái là dùng khi can ngăn ai bỏ qua chuyện ǵ đó, nhưng sao không phải là Sáu hay Chín mà lại là Tám th́ ổng cũng không biết”, cậu bạn thắc mắc.
Dựa vào những câu chuyện xưa cũ, những giai thoại, nên kể ra đây chút nguyên cớ của câu thành ngữ có lẽ sắp “thất truyền” này…
Trước hết, phải biết là câu này phát sinh ở khu vực Sài G̣n – Chợ Lớn từ thời Pháp thuộc, khoảng đầu thế kỷ 20. Thời đó, cách xưng hô thứ bậc trong xă hội rất phổ biến và phần nào phản ánh vị trí xă hội, giai cấp… một cách khá suồng să và dễ chấp nhận.
Thứ Nhất: Đứng trên hết là các “Quan Lớn” người Pháp hoặc các quan triều nhà Nguyễn, thành phần này th́ không “được” xếp thứ bậc v́ giới b́nh dân hầu như không có cơ hội tiếp xúc đặng xưng hô hay bàn luận thường xuyên.
Thứ Hai: Kế đến là các công chức làm việc cho chính quyền, họ ít nhiều là dân có học và dân thường hay có dịp tiếp xúc ngoài đời, là cầu nối giữa họ với các thủ tục với chính quyền, hoặc đó là thành phần trí thức, đó là các “thầy Hai thông ngôn”, hay “thầy Hai thơ kư”…
Thứ Ba: Là các thương gia Hoa Kiều, với tiềm lực tài chính hùng hậu và truyền thống “bang hội” tương trợ, liên kết chặt chẽ trong kinh doanh, các “chú Ba Tàu” nghiễm nhiên là thế lực đáng vị nể trong mắt xă hội b́nh dân Sài G̣n – Chợ Lớn thời đó.
Thứ Tư: Là các “đại ca” giang hồ, những tay chuyên sống bằng nghề đâm chém và hành xử theo luật riêng, tuy tàn khốc và “vô thiên vô pháp” nhưng khá “tôn ti trật tự (riêng)” và “có đạo nghĩa” chứ không tạp nhạp và thiếu nghĩa khí như các băng nhóm “trẻ trâu” hiện đại. Các “anh Tư dao búa” vừa là hung thần, vừa ít nhiều lấy được sự ngưỡng mộ của giới b́nh dân (và cũng không ít tiểu thư khuê các) thời đó.
Thứ Năm: Là vị trí của giới lưu manh hạ cấp hơn: các anh Năm đá cá lăn dưa, móc túi giật giỏ, hay làm c̣ mồi mại dâm…
Thứ Sáu: Bị giới b́nh dân ghét hơn đám lưu manh côn đồ là các “thầy Sáu phú-lít (police)”, “thầy Sáu mă tà”, “thầy Sáu lèo”. Chức trách là giữ an ninh trật tự, chuyên thổi c̣i đánh đuổi giới buôn gánh bán bưng b́nh dân, nhưng các “thầy Sáu” này cũng không từ cơ hội vơ vét ít tiền mọn “hối lộ” của họ để “nhẩm xà” (uống trà).
Thứ Bảy: Và trong giới buôn bán th́ không thể thiếu chuyện vay vốn làm ăn, mặc dù Tàu hay Việt cũng đều có tổ chức cho vay. Nhưng phổ biến và “quy củ” nhất ở cấp độ trung – cao khu vực Sài G̣n – Chợ Lớn thời đó là các “anh Bảy Chà và”, các anh này là các nhà tài phiệt người Ấn, vừa giàu vừa ít bị “ghét”, vừa ít nhiều có quan hệ qua lại với giới chức người Pháp, lại làm ăn đúng luật lệ, ít thừa cơ bắt chẹt lăi suất nên khá được giới kinh doanh tín nhiệm.
Thứ Tám: Xếp thứ Tám chính là lực lượng đông đảo nhất xă hội b́nh dân bấy giờ: họ là giới lao động nghèo chỉ có sức lực làm vốn nuôi miệng, từ bốc vác, gánh nước bồng em, đến “sang” hơn chút xíu là phu xe kéo…
Tuy đông nhưng lại yếu thế nhất v́ thất học, không có tiền như thầy Hai, anh Ba, cũng hiền lành chứ không bặm trợn phản kháng bạt mạng như các anh Tư anh Năm nên họ thường xuyên chịu sự áp bức, bắt nạt từ mọi phía. Cách để yên thân khả dĩ nhất với họ là khuyên nhau cắn răng nhẫn nhịn, quên đi để sống: “Bỏ qua đi Tám”, bây giờ chắc là đă dễ hiểu rồi.
Thứ Chín: Không c̣n liên quan nữa, nhưng nhân tiện sẵn nói luôn về thứ bậc chót cùng trong xă hội thời đó: các cô, các chị Chín xóm B́nh Khang chuyên “kinh doanh” bằng “vốn tự có”.
Dài ḍng tí để tŕnh bày chút kiến giải về một câu thành ngữ đang dần bị quên lăng dùng để bày tỏ thái độ khuyên người hoặc tự an ủi ḿnh hăy đừng để ư những chuyện không vui, hay bị ai đó “chơi không đẹp”. Nếu lỡ đọc thấy không có ǵ thú vị th́ thôi, “bỏ qua đi Tám”.
&
“Anh Hai Sài G̣n” th́ là cách gọi vui, thân mật, nhưng cũng thể hiện tính cách phóng khoáng, dám làm dám chịu của dân Sài G̣n nói riêng và miền Nam nói chung. V́ sao lại là “Anh Hai” chứ không là “Anh Cả”?
Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, bắt đầu gây dựng chính quyền Chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Đây là cái mốc quan trọng của quá tŕnh “Nam tiến” trong lịch sử Việt Nam, cũng là quá tŕnh h́nh thành văn hóa vùng đất phía Nam trong xu thế mang theo và ǵn giữ văn hóa cội nguồn, đồng thời tiếp nhận những yếu tố văn hóa của cư dân vùng đất mới.
Đến năm 1698, Phủ Gia Định được thành lập, Sài G̣n – Gia Định h́nh thành từ đó. Chỉ hơn 300 năm nhưng người Sài G̣n đă kịp định h́nh một bản sắc riêng dễ nhận biết giữa những người của vùng miền khác. Điều này h́nh thành từ nguồn gốc lưu dân và hoàn cảnh lịch sử xă hội của miền Nam /Sài G̣n.
Lưu dân người Việt vào Nam trước hết và đông nhất là những người “Tha phương cầu thực” v́ không có đất đai, không có phương kế sinh sống ở quê hương. Thành phần thứ hai là những người chống đối triều đ́nh, quan lại địa phương bị truy bức nên phải t́m đường trốn tránh. Thứ ba là những tội đồ bị buộc phải ly hương (một h́nh phạt nặng của thời phong kiến). Ngoài ra, c̣n có số ít người tương đối giàu có, muốn mở rộng và phát triển việc làm ăn trên vùng đất mới nên nhập vào hàng ngũ lưu dân tới miền Nam…
Khi Sài G̣n được h́nh thành như một trung tâm của vùng đất phía Nam thời chúa Nguyễn, một đô thị lớn thời thuộc Pháp th́ nơi đây cũng là nơi dân tứ xứ tiếp tục đổ về. Người nhập cư là thành phần hữu cơ của bất cứ đô thị nào, Sài G̣n vốn h́nh thành từ những lớp “người nhập cư” rồi trở thành “người Sài G̣n”, rồi lại tiếp tục thu nhận và chia sẻ cho những lớp người nhập cư mới.
Sống trong những điều kiện lịch sử luôn biến động, người dân miền Nam /Sài G̣n đă tạo dựng một nếp sống tinh thần ấm áp, b́nh đẳng, lấy t́nh nghĩa, nghĩa khí làm trọng…
Người Sài G̣n không phân biệt “quê”, “tỉnh”, “đồng hương” hay không…
Có thể nói, tính cách người Sài G̣n bắt nguồn từ yếu tố, điều kiện thực tế nhất ở Sài G̣n là “Làm”: “Làm ăn”, “Làm chơi ăn thiệt”, “Làm đại”, “Dám làm dám chịu”… được thể hiện một cách giản dị, thiết thực, “liều lĩnh” nhưng cũng đầy trách nhiệm
Ở Sài G̣n, “dư luận xã hội” không nặng nề khe khắt với những cái khác, cái mới. Người Nam khá dân chủ trong các mối quan hệ xã hội và cả trong gia đình, từ cách xưng hô (người Nam thường xưng “tui”) đến việc cá nhân ít lệ thuộc, phụ thuộc vào cộng đồng.
Chỉ vậy thôi, bất kể người tỉnh nào vùng miền nào, miễn là sống ở Sài G̣n, rồi có tính cách như vậy, th́ đó là Người Sài G̣n… Có lẽ v́ vậy mà người ta thường gọi người Sài G̣n một cách tŕu mến là “Anh Hai Sài G̣n”.
Ở miền Bắc con trai trưởng trong nhà gọi là Anh Cả nhưng miền Nam lại gọi Anh Hai. V́ sao là Anh Hai mà không phải là Anh Cả? Có thể từ vài giả thuyết sau: Chúa Nguyễn Hoàng là người con trai thứ hai của Nguyễn Kim, mở đường vào Nam khai phá nên để tôn trọng ông, người dân gọi người con lớn của ḿnh, trai hay gái, cũng chỉ là (thứ) Hai.
Hoặc, có ư kiến cho rằng, khi có phong trào lưu dân vào Nam khai khẩn, trong gia đ́nh thường để con trai thứ ra đi v́ người con trai trưởng có vai tṛ ở lại quê nhà phụng dưỡng cha mẹ và thờ cúng tổ tiên. Cũng có người cho rằng, trong làng quê miền Nam xưa có ông Cả (Hương Cả) là người đứng đầu, v́ vậy trong các gia đ́nh chỉ có người thứ Hai…
Tuy khác nhau về nguồn gốc “thứ Hai” của “anh Hai Sài G̣n” hay “anh Hai Nam Kỳ” nhưng có thể nhận thấy có chung một điểm: Đó là người con thứ không bị ràng buộc trách nhiệm nặng nề “giữ hương hỏa, nền nếp” như người con trưởng nên có thể “rộng chân” ra đi, tự do hơn khi tiếp nhận cái mới, thay đổi cái cũ lạc hậu, dễ thích nghi, có khi thử, liều. Nhưng v́ không có gia đ́nh họ hàng bên cạnh để mà dựa dẫm “tại, v́, bởi…” nên phải có trách nhiệm “dám chịu” nếu lỡ sai lầm.
Nguyễn Thị Hậu
Đăng lại từ bài viết “Chuyện thầy Hai con Tám Sài G̣n xưa”
|
|
|
The Following 5 Users Say Thank You to tbbt For This Useful Post:
|
|
|
10-11-2019
|
#112
|
R6 Đệ Nhất Cao Thủ
Join Date: Dec 2009
Posts: 2,368
Thanks: 2,543
Thanked 6,183 Times in 1,890 Posts
Mentioned: 80 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1175 Post(s)
Rep Power: 23
|
Tuần vừa qua dư luận tỉnh Đắk Lắk VN xôn xao vụ một nhân viên làm tóc, có ngoại h́nh xinh đẹp học hết cấp 2 (lớp 9) đă dùng bằng cấp 3 của chị gái ḿnh để xin làm nhân viên hợp đồng tại Nhà khách Tỉnh ủy Đắk Lắk. Sau đó, bà tiếp tục đi học đại học, học thạc sĩ và được bổ nhiệm làm trưởng pḥng!!! VBF không thấy ai đưa tin…
http://danviet.vn/event/truong-phong...ap-3-2693.html
thôi th́ tui đưa chuyện vui nầy vậy (giống như Bác Trung Thu viết quá )
CHUYỆN VUI CUỐI TUẦN: HỒN ÁI SA MUBABA NGỌC THẢO (Tập 1)
(Cấm trẻ em dưới 18 tuổi và người già trên 70)
Đọc FB cả buổi trưa không ngủ được. Tràn ngập thông tin hotgirl vú nở phồng mông núng nính tiến thân vào cơ quan văn pḥng tỉnh ủy của một địa phương vùng cao. Dân mạng tấn công em nó ghê quá. Anh Vo Nhat Thu gọi là Hồn Ái Sa mubaba Ngọc Thảo. Coi như kịch vui đi. Cái đẹp bất tư thiện bất tư ác, không có tội.
Nhưng hotgirl hiến thân, à lộn, tiến thân vào văn pḥng tỉnh ủy là tiến vào đền thiêng chứ không chuyện đùa!
Bước ra sảnh chế tách trà uống, ngắm h́nh em nó mà thấy đầu ngứa ran. Bèn lén vợ đi ra quán gội đầu.
Quán buổi trưa vắng khách. Một em xinh đẹp không thua Ái Sa, à lộn, Ngọc Thảo ra tiếp. Tôi vào ghế, ngửa người ra trong tư thế thật thư giăn. Em nó vuốt tóc và mở ngực áo tôi. Những ngón tay mềm mại xoa lên ngực và mân mê vào đầu vú tôi. Một cảm giác tê tê dại dại lan khắp người. Mùi da thịt và mùi son phấn từ người em nó tỏa ra quyến rũ. Tôi liếc sang bộ ngực đẫy đà em nó cố t́nh cọ vào má tôi... Ôi Ngọc Nữ của thiên đ́nh. Dễ xin tí khí như sư chùa Địa Ngục. Nhưng may mà kiểm soát được v́ có chút mặc cảm tội lỗi với vợ đang ngủ một ḿnh ở nhà. Tôi bắt chuyện để quên cái sự quyến rũ da thịt của em nó:
- Em tên ǵ hỡi em yêu quư?
- Em tên là Ái Saaa - Nàng cố kéo dài âm a ra nghe ngọt ngào như bản đàn du dương đưa ta vào cung tiên.
Tôi hết sức ngạc nhiên. Lẽ nào tên lại trùng tên? Tôi nh́n xuống chiếc váy ngắn với cặp đùi phốp pháp, trắng nơn. Cái váy lụa trắng mỏng tang để lộ chiếc nội y màu đỏ xinh xinh. Chỉ nh́n thôi, hồn tôi đă bay vào thiên thai. Để chống cự trạng thái thần hồn nát thần tính, tôi lại hỏi, nhưng cứ như hỏi trong cơn mê:
- Người đẹp như em bây giờ tiến thân dễ lắm... Sao không tiến nhanh đi em?
- Số em nó xui anh ơi. - Em nó chậc lưỡi - Em đă tiến vào được văn pḥng tỉnh ủy rồi nhưng lại bị đá ra, bây giờ mèo lại hoàn mèo!
Trong lúc tay em nó đẩy sâu xuống dưới rốn tôi th́ đúng lúc đó tôi phải ngồi bật dậy v́ cái câu trả lời của em nó. Tôi nh́n kỹ gương mặt em nó, rồi nh́n từ trên xuống dưới. Lẽ nào không chỉ trùng tên mà c̣n trùng luôn cả sự kiện. Mà xem ra người cũng giống người. Tôi định gạn hỏi cho ra nhẽ nhưng chợt nghĩ, cứ tiếp tục xem câu chuyện sẽ đi đến đâu. Trước khi hỏi tiếp, tôi chặn trước cái hiện thực liên quan đến sinh mệnh chính trị của tôi:
- Anh là thầy giáo. Anh chỉ gội đầu. Không có nhu cầu từ A đến Z.
Tôi lại nằm ngửa ḿnh thư giăn và ra hiệu cho em nó gội đầu. Tôi tiếp tục câu chuyện của chính em nó tiết lộ:
- Thời xưa người ta xác minh để đưa anh vào đảng rất khó khăn. Phải xác minh lư lịch đến ba đời. Bây giờ người ta không xác minh nhân thân mà kết nạp em vào đảng rồi thăng quan tiến chức để em leo cao chui sâu dễ dàng vậy sao?
Em nó vân vê dái tai tôi và nói rất hồn nhiên:
- Thú thực em có leo cao, nhưng chui sâu là mấy anh í. Nhân thân em bị kiểm tra, xác minh kinh lắm. Họ kiểm tra, xác minh bằng đủ các giác quan, mắt, mũi, miệng... Mỗi lần ra quán em gội đầu, mấy anh í chui sâu chui sát đến tận đáy quần chúng, à lộn, quần của em. Rồi thử thách em hơn một năm mới kết luận em trong sạch...
- Lẽ ra em cũng phải biết thân biết phận của ḿnh. Tỉnh ủy là cái đền thiêng, đàn bà con gái leo vào đó không làm tha hóa thần thánh th́ cũng bị thần thánh bắt tội cho...
Tôi nói chưa hết câu, em nó cắt lời:
- Th́ em vẫn muốn làm nghề gội đầu, ngày gặp hàng chục hotboy như anh sướng hơn. Nhưng mấy thần thánh kia lại muốn độc quyền em nên mới rước em vào đó!
Tôi bắt đầu hứng thú với câu chuyện và mặc cho em nó làm ǵ th́ làm, miễn đừng làm tha hóa đạo đức thầy giáo. Tôi hỏi đúng kịch bản vừa đọc trên báo và trên FB:
- Bây giờ th́ em bị cơ quan điều tra kết luận không trong sạch và trả lại làm nghề gội đầu?
Em nó đang xối nước xả, nghe đến đó th́ xả luôn vào mặt tôi:
- Không thể nói là không trong sạch, v́ em thuộc thành phần căn bản. Em chỉ mắc tội sử dụng bằng cấp của chị em. Mà cũng tại mấy anh cấp ủy sáng suốt bày cho chứ em không dám gian. Mà này, trước khi vào tỉnh ủy em tắm rửa sạch sẽ nên trong giá trắng ngần, chỉ sau đó em mới bị tha hóa, biến chất v́ không có thời gian tắm rửa nữa... Nhưng em chỉ bị tha hóa biến chất ở một bộ phận rất nhỏ thôi chứ không phải tất cả nhé!
Nói đoạn, em nó vén váy lên và kéo cái nội y đỏ xuống cho tôi xem cái chỗ tha hóa biến chất đó. Tôi hoảng hốt. Ôi cái mubaba. Ừ tha hóa, biến chất thật! Tôi vội đứng lên trả tiền rồi biến nhanh ra khỏi quán để giữ ǵn trinh tiết.
Về nhà tôi nghĩ măi không ra. Sao sự vụ vừa mới lộ ra mà người ta đă xử lư nhanh vậy? Càng nghĩ đầu óc càng lú lẫn. Đi rửa mặt rồi vào thư pḥng ngồi thiền. Bây giờ th́ mới hiểu cái con mẹ đó nó lừa ḿnh. Nó cũng chơi FB và đóng vai em Ái Sa rồi kể chuyện như thật. Thực ra con mẹ gội đầu cho tôi không phải là Ái Sa mà là Hồn Ái Sa mubaba Ngọc Thảo. Mà cũng chẳng phải Ngọc Thảo. Thế nó là con ǵ? Mai ra quán gội tiếp...
Chu Mộng Long
(tập 2 & 3 tối nay đưa lên...giờ đi mần việc tiếp rồi )
|
|
|
The Following 5 Users Say Thank You to tbbt For This Useful Post:
|
|
|
10-12-2019
|
#113
|
R6 Đệ Nhất Cao Thủ
Join Date: Dec 2009
Posts: 2,368
Thanks: 2,543
Thanked 6,183 Times in 1,890 Posts
Mentioned: 80 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1175 Post(s)
Rep Power: 23
|
CHUYỆN VUI CUỐI TUẦN: HỒN ÁI SA MUBABA NGỌC THẢO (Tập 2)
(Cấm trẻ em dưới 18 tuổi và người già trên 70)
Sau khi giảng về "văn hóa không nhúc nhích" trong cái clip tṛ chơi ṃ chim chồng cho mụ vợ nghe, mụ vợ tỏ ra rộng lượng hẳn khi cho tôi được đi gội đầu công khai. Ừ th́ đi.
Thực ra, hôm qua cái con mẹ ở quán gội đầu nó gội kiểu ǵ mà cả đêm qua rồi cả ngày nay găi đầu liên tục. Mụ vợ hắt x́ rồi càm ràm: "Bộ Tài Môi vừa công bố kết luận khoa học khách quan, rằng ô nhiễm bụi mịn là do găi đầu. Anh mà găi suốt ngày thế này th́ em chết mất". Đó là lư do chính đáng mụ cho tôi được đi gội đầu. Mụ chỉ dặn: "Nhớ giữ ǵn trinh tiết, đừng để mấy đứa hotgirl đó làm tha hóa..."
Vậy là hào hứng đi. Đi để t́m hiểu thật giả chuyện hồn Ái Sa mubaba Ngọc Thảo. Chuyện ở quán gội đầu biết đâu lại có ích cho cơ quan điều tra tham khảo.
Quán trưa vẫn vắng tanh. Tôi vào ghế nằm chờ. Một phút rồi hai phút. Tôi búng tay tróc tróc ba lần mới có một cô gái bước ra. Nh́n vào gương trước mặt, tôi nhận ra vẫn em hôm qua, cái em tự xưng là Ái Sa ngọt ngào đó. Nhưng hôm nay lại mặc chiếc áo màu đen, h́nh như là áo ngủ. Em nó vừa đi vừa ngáp:
- Anh ǵ ơi... Em vừa chợp mắt tí teo, buồn ngủ quá...
Hôm nay th́ tôi gọi đích tên em nó tự xưng hôm qua luôn:
- Ái Sa ơi... Trưa hôm qua em gội đầu cho anh kiểu ǵ mà ngứa suốt ngày suốt đêm, không chịu nổi.
Em nó bật cười và đến sát cạnh tôi, vuốt tóc tôi, úp cả bộ ngực nóng bỏng vào má tôi:
- Anh ơi, không ngứa mới là chuyện lạ. Một là tóc anh hơi bị dài, hai là hôm qua chưa xả hết xà pḥng anh đă bỏ về. Hôm nay cắt tóc, ngoáy tai rồi hăy gội anh nhé?
Tôi nghĩ cũng được. Hôm nay tôi cần thời gian tiếp cận em nó để lấy thông tin, miễn không chơi từ A đến Z là được.
Thấy tôi gật đầu, em nó bật ghế dựng đứng dậy và leo lên, thượng hẳn trên cổ tôi, dao kéo cứ thoăn thoắt roẹt roẹt. Bây giờ tôi mới nh́n kỹ qua gương toàn bộ thân h́nh của em nó. Giời ạ, chiếc áo ngủ màu đen nhưng trong suốt đến từng milimet da thịt, từ trên xuống dưới không che chút nội y nào. Đôi chân dài lại chừng như đang kẹp cổ tôi. Mùi phụ nữ nồng nàn. Toàn thân tôi run bắn lên. Không ổn. Cái tí khí mà sư chùa Địa Ngục thích không thể là chân khí mà là tà khí...
- Ǵ vậy anh? Ngồi yên chứ không là em làm hỏng mái tóc đẹp của anh bây giờ...
Em nó ra lệnh và chỉnh cái đầu nghẹo của tôi. Đến nước này th́ tôi phải van xin:
- Tha cho anh. Em sửa nhanh qua rồi bước xuống đất cho anh nhờ. Anh cần chân khí để tu tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học... Anh là nhà giáo...
Em nó roẹt mấy nhát kéo nữa rồi bước xuống. Rất thành thục, chiếc ghế lại hạ xuống. Tôi ngửa người ra và thở phào. Bây giờ th́ đến công đoạn ngoáy tai. Tôi tranh thủ bắt chuyện ngay:
- Trưa hôm qua vội vàng anh chưa hỏi hết. V́ sao người ta phát hiện em leo trộm vào đền thiêng tỉnh ủy? Mấy anh tỉnh ủy trả lời báo chí nói rằng em đă lừa cả tỉnh ủy 20 năm nay?
- Ơ cái anh này? - Em nó búng một phát vào dái tai tôi rơ đau - Em mà lừa được tỉnh quỷ th́ có mà em thành yêu quái trên trời rơi xuống.
Chiếc ngoáy tai tḥ tận sâu vào tai. Tôi không dám hỏi câu nào sốc óc, không chừng thủng luôn cả màng nhĩ. Bèn nhỏ nhẹ, êm ái, mềm mại như cái váy lụa đen em đang mặc:
- Vậy th́ đúng như họ nói, em đă được tuyển vào đúng quy tŕnh. Dù em mượn bằng của chị ḿnh, nhưng em đă vượt qua tŕnh độ của cái bằng đó để học hết cử nhân và thạc sĩ. Nhưng theo anh, với tư cách là người trong ngành giáo dục, bằng cấp không quan trọng, quan trọng là năng lực. Em học vượt cấp, lại làm việc tốt suốt 20 năm qua. Vậy là em giỏi lắm đó!
Thấy tôi khen, em nó vui lắm. Tôi hỏi tiếp:
- Anh có dạy hệ tại chức tại trung tâm gần nhà khách em làm đă gần 30 năm. Có khi nào em là học tṛ của anh mà anh quên?
Em nó rút chiếc ngoáy tai ra và trả lời rất hồn nhiên:
- Em có đi học bữa nào đâu mà anh biết? Em thuê người học, mỗi ngày tốn 300 ngàn đó anh.
Thôi chết tôi rồi. Vụ này mà lộ ra th́ cả trường tôi bẽ mặt, trong đó có tôi. Tôi lại phải khen em nó tiếp:
- Dẫu sao cũng phải thừa nhận là em quá giỏi. Làm lănh đạo ở tỉnh ủy là lănh đạo của lănh đạo mà em cũng làm nổi th́ đúng là thần thánh.
Em nó sung sướng reo lên:
- Đúng đó anh! Hai mươi năm qua em luôn là chiến sĩ thi đua đó. Dư luận mỉa mai em chứ làm lănh đạo tỉnh ủy th́ cần ǵ bằng cấp, tŕnh độ? Chẳng qua em cần cái bằng để làm sang chứ không lại mang tiếng gái gội đầu đi làm lănh đạo.
Nh́n đôi g̣ bồng đảo rung rinh theo tiếng cười, tôi phải thú nhận em nó thật quyến rũ. Qua làn lụa mỏng màu đen, toàn bộ thân h́nh em nó như hút chặt mắt tôi vào đó, không thể rời ra được. Thế này th́ tôi chết mất. Chợt nghĩ mấy nhà mỹ học, nghệ thuật học nói điêu. Tất cả đều đồng loạt cho rằng, chính sự hư hư thực đă tạo ra sự thanh lọc thẩm mỹ, tức cảm xúc trong sáng và thăng hoa. Thăng vào trong cái lớp sương mù sau làn áo mỏng th́ có. Để chống cự cái sự điên cuồng quỷ ám đó, tôi lại hỏi:
- Lúc sa cơ, tức bị phát hiện và điều tra, không ai làm anh hùng đứng ra cứu em sao?
Đến đây th́ nàng sụt sùi nước mắt. Từng giọt nước mắt em nó rơi xuống miệng tôi đắng chát. Em nó nói:
- Từ Hải có sống lại cũng không cứu được anh ơi. 20 năm trước, lăo Hồ Tôn Hiến đến em gội đầu không biết bao nhiêu lần, toàn quỵt nợ. Đúng ra là lăo trả nợ em bằng cái chỗ làm và cái ghế trưởng pḥng. Xong bán cái em cho cả đám thổ quan. Lăo ấy giỏi trên tất cả mọi người một bậc v́ không để chết v́ gái.
Tôi phải khen em nó mới học cấp hai mà đă hiểu Truyện Kiều. Giỏi hơn nhiều giáo sư tiến sĩ. Đúng lúc đó em nó lại bật ghế dựng lên và đứng đối diện trước mặt tôi để mát xa tai, mát xa trán, mát xa đầu trước khi gội. Bây giờ th́ tôi đang trực diện thân h́nh em nó. Bỗng dưng hết run, như Chí Phèo gặp Thị Nở sau lần gặp bà Ba vừa làm vừa run. Tôi buột miệng nói ngu:
- Lăo Hồ Tôn Hiến bàn giao cho đám thổ quan là phải. V́ cái nhà khách xuống cấp thế này th́ lăo phải xây cái khác...
Lập tức ba cái tát như trời giáng vào mặt tôi thay cho động tác mát xa. Em nó nói, giọng đầy giận dữ:
- Một thằng dùng chứ cả chục thằng dùng quá tải th́ có là lâu đài kiên cố cũng sập chứ đừng nói xuống cấp. Hiểu chưa?
Trong lúc mắt tôi nảy đom đóm th́ em nó lại xoa mặt, xoa má, xoa cằm cho tôi. Bỗng em nó dí cả đầu tôi vào đôi g̣ bồng đảo của em nó, như người mẹ ấp đứa con thơ sau trận đ̣n:
- Xin lỗi anh. Em chỉ là gái gội đầu. Em không là Ái Sa hay Ngọc Thảo nào cả. Chỉ bởi xem mạng ảo mà em bị nhập vai hơi sâu. Nhưng em mong các anh, kể cả là nhà giáo hay nhà khoa học, đừng coi thường nghề của em....
Ôi buồn ôi tan nát... Trưa nay tôi định không về nhà nữa. Nhưng thương vợ con quá mà đành mang cái mặt sưng tấy về nhà. Cái đầu cũng quên chưa gội sạch. Cuộc điều tra như vậy là thất bại thảm hại. Không chơi tṛ chui vào hang cọp nữa. V́ cái loại hang này quá sâu, thật giả lẫn lộn...
Chu Mộng Long
|
|
|
The Following 5 Users Say Thank You to tbbt For This Useful Post:
|
|
|
10-13-2019
|
#114
|
R6 Đệ Nhất Cao Thủ
Join Date: Dec 2009
Posts: 2,368
Thanks: 2,543
Thanked 6,183 Times in 1,890 Posts
Mentioned: 80 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1175 Post(s)
Rep Power: 23
|
HỒN ÁI SA MUBABA NGỌC THẢO (Tập 3)
(Cấm trẻ em dưới 18 và người già trên 70)
Bảo vệ xong đề tài Giải huyền thoại, Lư thuyết và ứng dụng (gần 200 trang), một thành viên hội đồng gợi ư chiêu đăi món gội đầu để ăn mừng công tŕnh. Ông nói, gội đầu cũng là một cách giải huyền thoại. Lâu nay chúng ta bị bao bọc trong biết bao huyền thoại, trong đó có huyền thoại về cái quần cái áo, huyền thoại về người chồng thủy chung, người cha mẫu mực. Đi gội đầu là cũng là một ứng dụng giải huyền thoại.
Ừ th́ đi vậy. Trốn vợ vào thiên thai thử một lần xem. Tôi dẫn vào quán gội đầu của em tự xưng là Ái Sa hay Ngọc Thảo ǵ đó của trưa hôm trước. Biết là nội thất của em ấy xập xệ rồi, nhưng ở cái thân phận ông giáo như con ngựa già đă từng leo hết dốc này sang dốc khác, kén cá chọn canh ǵ nữa? Có súng dùng súng, có gươm dùng gươm, không có gươm th́ dùng giáo mác, gậy gộc cuốc thuổng vậy!
Có ông bạn già chưa vợ, lâu nay theo học môn giải huyền thoại của tôi, cũng đi theo. Nhưng nghe tôi bảo có ǵ dùng nấy như vậy th́ ông lắc đầu:
- Tao trinh tiết gần cả đời. Nhà mới th́ tao ở, chứ loại nhà khách xập xệ th́ tao sợ...
Tôi kể chuyện em nó vào đảng và từng làm sếp ở văn pḥng tỉnh ủy ra sao, rồi giải thích:
- Nó xập xệ, nhưng yên tâm. Khi người ta đưa nó vào đền thiêng tỉnh ủy th́ người ta đă thẩm tra, đảm bảo vệ sinh tuyệt đối. Giống như ngày xưa người ta làm lễ hiến tế Hà Bá, không phải gái trinh sạch sẽ th́ không hiến tế được.
Vậy là ông bạn già đồng ư đi theo. Cả ba cùng vào quán. Trưa nay em nó ngồi ngủ luôn trên ghế chờ khách. Cả bộ ḷng phơi tênh hênh sau làn áo ngủ trắng tinh. Nhịp thở của em nó làm cho núi đồi như nhấp nhô trong sương khói huyền ảo. Thấy ba vị khách cùng vào một lúc, em nó tươi như hoa:
- Em chào cả ba anh...
Em nó nhận ra tôi ngay. Sợ tôi vẫn c̣n dỗi v́ ba cái tát hôm trước, em nó lại ôm tôi, riết tôi vào bộ ngực nóng bỏng và tiếp tục giọng an ủi:
- Hôm nay em bù cho anh. Yên tâm chưa gội sạch chưa về. Em phục vụ miễn phí cho cả ba anh.
Nghe miễn phí, hai ông bạn tôi hớn hở như địa chủ được mùa. Cả hai đều đồng ư, trưa nay coi như làm lễ khánh thành và khởi động Metro Cát Linh - Hà Đông, đi từ A đến Z.
Cắt tóc, cạo râu, ngoáy tai, gội đầu qua loa thôi. Anh nào cũng sốt ruột lên tàu. Tôi biết rơ, em nó nội thất xập xệ, nhưng nhờ khoác chiếc áo ngủ mỏng tang bên ngoài, cho nên, trong sương khói huyền thoại của chiếc áo ấy, em nó vẫn c̣n một vẻ đẹp quyến rũ.
Em nó dẫn cả ba vào trong một căn pḥng với ánh đèn mờ lung linh. Cả ba lên tàu cùng lúc. Tàu chạy theo nhịp từng nốt nhạc cổ điển long lanh... Chỗ này nhạy cảm, để đảm bảo tính thẩm mỹ của câu chuyện, tôi không miêu tả được. Các bạn chịu khó tưởng tượng vậy.
Cuộc vui kéo dài từ 12h đến 14 giờ chiều.
Cả hai anh bạn tôi đều khen tàu chạy rất êm. Hôm nay tôi không dám chê mà nói nịnh:
- Bọn thù địch cố t́nh bôi nhọ em, chứ đối với anh, nghề gội đầu của em phải nói là danh giá hơn bọn đi gội đầu.
Cái anh là thành viên của hội đồng cũng gật gù khen:
- Em thật xuất sắc. Anh cảm thấy em thành công hơn cả cái công tŕnh khoa học của anh này!
Tôi thấy nhột, v́ ai đời lại đem một công tŕnh khoa học so sánh với cuộc vui mà các thánh nhân gọi là trần tục? Nhưng rồi thấy cũng phải, v́ khoa học phục vụ trí tuệ, nhưng trí tuệ lại phục vụ cho dục năng. Chẳng phải thánh thần hay Thượng đế cấm dục nhân loại để độc quyền thể hiện dục tính mà lại đánh tráo thành sáng tạo thuộc đỉnh cao trí tuệ đó sao?
Anh bạn già của tôi nói leo vào:
- Em được vào đền thiêng của tỉnh ủy nên có khác. Khi đi tàu của em, anh cảm thấy rất an toàn...
Đến đây th́ mặt em nó như cánh hoa tàn sau cơn giông băo. Nước mắt chảy ṛng ṛng:
- Các anh ơi, em bị aids rồi. Em đă giấu điều này, nhưng sau khi bị lộ chuyện, chồng em đă nói ra hết sự thật rồi. Em phải bỏ nhà đi từ hôm đó đến giờ. May mà có các anh làm cho em vui sống được ngày nào hay ngày ấy...
Nghe đến đó th́ cả ba chúng tôi hoảng hốt. Bỏ mẹ rồi! Hồi năy đi tàu, anh nào cũng chủ quan, giải huyền thoại đến mức không bao bọc ǵ. Hai bạn tôi té xĩu xuống đất. Tôi nghĩ ngay đến cái nhà khách tỉnh ủy có bao nhiêu khách vào ra, địa phương có, trung ương có. Tôi ném cơn giận dữ vào mặt em nó:
- Thôi rồi lượm ơi, cái con mẹ này hại biết bao cán bộ của ta rồi... Aids ơi là aids. Tao cứ tưởng tỉnh ủy là cái đền thiêng, có đến 19 điều cấm để cán bộ tao giữ ǵn trinh tiết mà mày nhẫn tâm làm hỏng cả rồi!
Nghe đến đó th́ em nó tốc luôn cả váy lên, ưỡn mông ra chửi lại:
- Trinh cái lon! Nó có là rất là rất khủng khiếp th́ cũng bởi tại chúng mày thi nhau chui vào đó.
Nh́n cái lon của nó đúng là rất là rất khủng khiếp. Nghĩ cho cùng, lỗi bởi tại ta không biết làm người dùng thông minh. Mà ham rẻ, ham miễn phí mà chi. Giời ơi là giời... Đem cái cục nợ nhiễm aids này về nhà ư?
Trong khi cả ba đều muốn chết quách cho xong th́ bỗng tôi chợt nhớ ra cái hoài nghi hôm trước. A, con mẹ này nhập vai thôi. Nó chẳng phải Ái Sa hay Mubaba Ngọc Thảo nào cả. Nó chỉ là gái gội đầu như bao cô gái khác. Mong là nó không bị aids!
Bắt đầu từ mai không gội đầu nữa mà đi xét nghiệm...
Chu Mộng Long
|
|
|
The Following 3 Users Say Thank You to tbbt For This Useful Post:
|
|
|
10-15-2019
|
#115
|
R6 Đệ Nhất Cao Thủ
Join Date: Dec 2007
Posts: 2,807
Thanks: 6,545
Thanked 3,911 Times in 1,337 Posts
Mentioned: 21 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 596 Post(s)
Rep Power: 23
|
Last edited by longhue; 10-16-2019 at 00:22.
|
|
|
The Following 4 Users Say Thank You to longhue For This Useful Post:
|
|
|
10-16-2019
|
#116
|
R5 Cao Thủ Thượng Thừa
Join Date: Nov 2006
Posts: 1,628
Thanks: 25,844
Thanked 3,605 Times in 1,315 Posts
Mentioned: 403 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1259 Post(s)
Rep Power: 24
|
Quote:
Originally Posted by tbbt
Chuyện Ấm Trà Quư: Có Được Tri Kỷ Trên Đời Mới Là Điều Đáng Giá Nhất
:hand shake: :ha ndshake:
Trong cuộc sống có được một người bạn tri kỷ là quá đủ! Đây là điều mà bao người từng trải đúc kết được. T́nh tri kỷ, như một thứ ấm áp không lời, một sự đồng hành vô h́nh.
Tri kỷ thật sự, là hiểu, là thân thiết, là đồng điệu. Giống như một chén trà xanh, chan chát mà thấm vào tận trong tim. Có những khi chỉ cần một cái ôm, một ánh mắt, là hiểu tất cả mà không cần dùng đến lời nói.
Tri kỷ, không cần che đậy, cũng không cần giải thích, tự nó đă hiểu, tự nó cảm nhận. Không cần dốc hết sức, cũng không cần chuẩn bị, tự nó sẽ đem đến niềm vui, tự nó sẽ như ư thơ. Cuộc sống có một loại t́nh cảm, không tác động vào thế giới mỗi người, chỉ đồng hành trong tâm hồn; không trở ngại cuộc sống mỗi người, chỉ mang cùng tiếng nói từ con tim.
|
|
|
|
The Following 2 Users Say Thank You to trungthu For This Useful Post:
|
|
|
10-26-2019
|
#117
|
R8 Vơ Lâm Chí Tôn
Join Date: Apr 2011
Posts: 16,301
Thanks: 21,665
Thanked 37,832 Times in 12,792 Posts
Mentioned: 635 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 7227 Post(s)
Rep Power: 68
|
Cà Phê Sài G̣n Xưa
Bạn đă uống cà phê nhiều, bạn biết muốn pha một ly cà phê tuyệt vời đâu có khó. Cà phê loăng nước nhưng đậm mùi thơm, cà phê mít đặc quánh mà vô vị, hăy chọn một tỷ lệ pha trộn thích hợp là đă đi được 70% đoạn đường rồi; muốn kẹo thêm nữa hả? Muốn hưởng cái cảm giác chát chát, tê tê đầu lưỡi phải không? Dễ mà, thêm vào chút xác cau khô là xong ngay. Bạn muốn có vị rhum, th́ rhum; bạn thích cái béo béo, thơm thơm của bơ, cứ bỏ chút bretain vào. Bạn hỏi tôi nước mắm nhĩ để làm ǵ à? Chà, khó quá đi, nói làm sao cho chính xác đây! Th́ để cho nó đậm đà. Đậm làm sao? Giống như uống coca th́ phải có thêm chút muối cho mặn mà đầu lưỡi ấy mà. Uống chanh đường pha thêm chút rhum cho nó ra dáng tay chơi. Như kẻ hảo ngọt nhưng vẫn cắn răng uống cà phê đen không đường cho lập dị. Thèm đá muốn chết nhưng cứ chốn bạn nhậu th́ nằng nặc đ̣i uống chay không đá cho giống khác người, cho đẳng cấp. Tôi không biết, không tả được, mời bạn hăy thử và tự cảm nhận lấy. Bạn đ̣i phải có tách sứ, th́a bạc; bạn nói phải nghe nhạc tiền chiến, phải hút Capstan (dộng vài phát hết gần nửa điếu và rít đỏ đầu), Ruby hay Basto xanh mới đă đời, thú vị phải không? Bạn đă có đủ những ǵ bạn cần, sao lại cứ thích đi uống cà phê tiệm? Tôi không trách bạn đâu. Cà phê ngon chỉ mới được một nửa, nhưng chúng ta đâu chỉ cần uống cà phê, chúng ta c̣n ghiền “uống” con người tại quán cà phê; “uống” không khí và cảnh sắc cà phê; “uống” câu chuyện quanh bàn cà phê và nhiều thứ nữa. Vậy th́ mời bạn cùng tôi trở lại không khí cà phê Sài G̣n những năm cuối 1960 và đầu 1970.
Sài G̣n những năm giữa thập niên 1960 đến đầu thập niên 1970 tuổi trẻ lớn lên và tự già đi trong chiến tranh. Những “lưu bút ngày xanh” đành gấp lại; những mơ mộng hoa bướm tự nó thành lỗi nhịp, vô duyên. Tiếng cười dường như ít đi, kém trong trẻo hồn nhiên; khuôn mặt, dáng vẻ tư lự, trầm lắng hơn và đầu óc không thể vô tư nhởn nhơ được nữa. Những điếu thuốc đầu tiên trong đời được đốt lên; những ly cà phê đắng được nhấp vào và quán cà phê trở thành nơi chốn hẹn ḥ để dàn trải tâm tư, để trầm lắng suy gẫm. Có một chút bức thiết, thật ḷng; có một chút làm dáng, thời thượng. Đối với một thanh niên tỉnh lẻ mới mẻ và bỡ ngỡ, Sài G̣n lớn lắm, phồn vinh và náo nhiệt lắm. Phan Thanh Giản đi xuống, Phan Đ́nh Phùng đi lên; hai con đường một chiều và ngược nhau như cái xương sống xuyên dọc trung tâm thành phố giúp định hướng, tạo dễ dàng cho việc di chuyển. Cứ như thế, cái xe cọc cạch, trung thành như một người bạn thân thiết lê la khắp Sài G̣n, Chợ Lớn, Gia Định.
Những ngày này, tôi là khách thường trực của quán Cà phê Thu Hương đường Hai Bà Trưng. Quán nằm ở một vị trí đẹp, chiếm ba lô đất ngó chéo qua phía trại ḥm Tobia; nơi đây có một căn pḥng hẹp vừa đặt quầy thu tiền, vừa là chỗ ngồi cho những ai thích nghe nhạc với âm thanh lớn, phần c̣n lại là một sân gạch rộng, có mái che nhưng không ngăn vách, từ trong có thể nh́n rơ ra đường qua những song sắt nhỏ sơn xanh với một giàn hoa giấy phủ rợp. Ngồi đây có thể nghe được văng vẳng tiếng nhạc vọng ra từ bên trong; cảm được chút riêng tư cách biệt, nhưng đồng thời cũng có thể nhận ra được sức sống bừng lên mỗi sáng, dáng vẻ mệt mỏi, u ám mỗi chiều đang lặng lờ chảy qua trên đường phía ngoài.
Chủ quán ở đây là một người đặc biệt: Khó chịu một cách dễ thương.
H́nh như với ông, bán cà phê chỉ như một cách tiêu khiển và pha cà phê là một nghệ thuật kỳ thú. Ông hănh diện với tên tuổi của Thu Hương và muốn bảo vệ nó. Bạn là khách uống cà phê phải không? Xin cứ ngồi yên đó. Cà phê được bưng tới, ông chủ sẽ ngồi đâu đó quan sát và sẽ xuất hiện đúng lúc cạn phin, sẽ bỏ đường, khuấy đều cho bạn và sẽ lịch sự “xin mời” khi mọi việc hoàn tất. Ly cà phê như vậy mới là cà phê Thu Hương, đó là cung cách của Thu Hương, đặc điểm của Thu Hương. Trong lănh vực kinh doanh quán cà phê, có người dùng âm thanh; có người dùng ánh sáng và cảnh trí; có người nhờ sự duyên dáng của tiếp viên; có người dùng phẩm chất của cà phê để hấp dẫn khách. Ông chủ Thu Hương đă chọn cách cuối cùng, cách khó nhất và ông đă thành công. Khách đến với Thu Hương là ai? Nhiều lắm, nhưng dù từ đâu họ đều có điểm giống nhau là tất cả đều trẻ và đều có vẻ “chữ nghĩa” lắm; “ông”, “bà” nào cũng tha tập cours quằn tay, cộng thêm các tập san Sử địa, Bách khoa, Văn và vân vân…
Bạn thường ăn phở gà Hiền Vương, phở Pasteur; bạn thường đi qua đi lại liếc liếc mấy bộ đồ cưới đẹp ở nhà may áo dài Thiết Lập, vậy bạn có biết cà phê Hồng ở đâu không? Th́ đó chứ đâu, gần nhà may Thiết Lập, cách vài căn về phía đường Nguyễn Đ́nh Chiểu, ngó xéo qua mấy cây cổ thụ ở bờ rào Trung tâm Thực nghiệm Y khoa (Viện Pasteur). Tôi phải hỏi v́ tôi biết có thể bạn không để ư. Quán nhỏ xíu hà, với lại cái tên Hồng và tiền diện của nó trông ủ ê cũ kỹ lắm, chứ không sơn phết hoa ḥe, đèn treo hoa kết ǵ cả. Từ ngoài nh́n vào, quán như mọi ngôi nhà b́nh thường khác, với một cái cửa sổ lúc nào cũng đóng và một cánh cửa ra vào nhỏ, loại sắt cuộn kéo qua kéo lại. Quán hẹp và sâu, với một cái quầy cong cong, đánh verni màu vàng sậm, trên mặt có để một ngọn đèn ngủ chân thấp, với cái chụp to có vẽ h́nh hai thiếu nữ đội nón lá; một b́nh hoa tươi; một con thỏ nhồi bông và một cái cắm viết bằng thủy tinh màu tím than. Phía sau, lúc nào cũng thấp thoáng một mái tóc dài, đen tuyền, óng ả, vừa như lăng mạn phô bày vừa như thẹn thùng, che giấu.
Cà phê Hồng, về ngoại dáng, thực ra không có ǵ đáng nói ngoài cái vẻ xuề x̣a, b́nh dị, tạo cảm giác ấm cúng, thân t́nh và gần gũi; tuy nhiên, nếu ngồi lâu ở đó bạn sẽ cảm được, sẽ nhận ra những nét rất riêng, rất đặc biệt khiến bạn sẽ ghiền đến và thích trở lại. Hồi đó nhạc Trịnh Công Sơn đă trở thành một cái “mốt”, một cơn dịch truyền lan khắp nơi, đậu lại trên môi mọi người, đọng lại trong ḷng mỗi người. Cà phê Hồng đă tận dụng tối đa, nói rơ ra là chỉ hát loại nhạc này và những người khách đến quán – những thanh niên xốc xếch một chút, “bụi” một chút (làm như không bụi th́ không là trí thức)- đă vừa uống cà phê vừa uống cái ră rời trong giọng hát của Khánh Ly. Không hiểu do sáng kiến của các cô chủ, muốn tạo cho quán một không khí văn nghệ, một bộ mặt trí thức hay do t́nh thân và sự quen biết với các tác giả mà ở Cà phê Hồng lâu lâu lại có giới thiệu và bày bán các sách mới xuất bản, phần lớn là của hai nhà Tŕnh Bày và Thái Độ và của các tác giả được coi là dấn thân, tiến bộ. Lại có cả Time, Newsweek cho những bạn nào khát báo nước ngoài. Quán có ba cô chủ, ba chị em; người lớn nhất trên hai mươi và người nhỏ nhất mười lăm, mười sáu ǵ đó. Nói thật ḷng, cả ba cô đều chung chung, không khuynh quốc khuynh thành ǵ, nhưng tất cả cùng có những đặc điểm rất dễ làm xốn xang ḷng người: Cả ba đều có mái tóc rất dài, bàn tay rất đẹp và ít nói, ít cười, trừ cô chị. Những năm 1980, Cà-phê Hồng không c̣n, tôi đă thường đứng lại rất lâu, nh́n vào chốn xưa và tự hỏi: Những người đă có thời ngồi đây mơ ước và hy vọng giờ đâu cả rồi? C̣n chị em cô Hồng: những nhỏ nhẹ tiểu thư, những thon thả tay ngà, những uyển chuyển “chim di” giờ mờ mịt phương nào?
Viện Đại học Vạn Hạnh mở cửa muộn màng nhưng ngay từ những năm đầu tiên nó đă thừa hưởng được những thuận lợi to lớn về tâm lư, cùng với những tên tuổi đă giúp cho Đại Học Vạn Hạnh được nh́n vừa như một cơ sở giáo dục khả tín, vừa như một tập hợp của những thành phần trẻ tuổi ư thức và dấn thân. Tuy nhiên, dường như cái hồn của Đại Học Vạn Hạnh được đặt tại một tiệm cà phê: Quán Nắng Mới ở dốc cầu, ngó xéo về phía chợ Trương Minh Giảng. Quán Nắng Mới có nhiều ưu thế để trở thành đất nhà của dân Vạn Hạnh, trước nhất v́ gần gũi, kế đến là khung cảnh đẹp, nhạc chọn lọc và cuối cùng, có lẽ quan trọng nhất là sự thấp thoáng của những bóng hồng, có vẻ tha thướt, có vẻ chữ nghĩa. Các nhóm làm thơ trẻ đang lên và đang chiếm đều đặn nhiều cột thơ trên báo chí Sài G̣n ngồi đồng từ sáng đến tối để… làm thơ. Nhưng đông hơn cả, ấm áp hơn cả là những nhóm hai người, một tóc dài, một tóc ngắn chờ vào lớp, chờ tan trường và chờ nhau. Nắng Mới đă sống với Vạn Hạnh cho đến ngày cuối cùng. Nắng Mới nay không c̣n. Những con người cũ tứ tán muôn phương.
Có một quán cà phê thân quen nữa không thể không nhắc đến: Quán chị Chi ở gần đầu đường Nguyễn Phi Khanh, kế khu gia cư xưa cũ, rất yên tĩnh và rất dễ thương, nằm phía sau rạp Casino Đa Kao. Ở đó có những con đường rất nhỏ, những ngôi nhà mái ngói phủ đầy rêu xanh, những hàng bông giấy che kín vỉa hè, trầm lắng cô liêu và im ả tách biệt lắm mà mở cửa ra là có thể nghe người bên trái nói, thấy người bên phải cười và có cảm tưởng như có thể đưa tay ra bắt được với người đối diện bên kia đường. Quán chị Chi độ chín mười thước vuông, chỉ đủ chỗ để đặt ba bốn chiếc bàn nhỏ. Quán không có nhạc, không trưng bày trang trí ǵ cả ngoại trừ một bức tranh độc nhất treo trên vách, bức tranh đen trắng, cỡ khổ tạp chí, có lẽ được cắt ra từ một tờ báo Pháp. Tranh chụp để thấy một bàn tay giắt một em bé trai kháu khỉnh, vai đeo cặp sách, miệng phụng phịu làm nũng, hai mắt mở to nhưng nước mắt đang chảy dài theo má, phía dưới có hàng chữ nhỏ: “Hôm qua con đă đi học rồi mà”. Khách đến với chị Chi không phải coi bảng hiệu mà vào, cũng không phải nghe quảng cáo, mà hoàn toàn do thân hữu truyền miệng cho nhau để đến, nhiều lần thành quen, từ quen hóa thân và quyến luyến trở lại. Chị Chi có bán cà phê nhưng tuyệt chiêu của chị là trà; loại trà mạn sen, nước xanh, vị chát nhưng có hậu ngọt và mùi thơm nức mũi. Trà được pha chế công phu trong những chiếc ấm gan gà nhỏ nhắn, xinh xinh. Ấm màu vàng đất, thân tṛn đều, láng mịn, ṿi và quai mảnh mai, cân đối. Mỗi bộ ấm có kèm theo những chiếc tách cùng màu, to bằng ngón tay cái của một người mập, vừa đủ cho hốp nước nhỏ. Ấm có ba loại, được gọi tên ra vẻ “trà đạo” lắm: độc ẩm, song ẩm và quần ẩm, nhưng hồi đó chúng tôi thường “diễn nôm” theo kiểu “tiếng Việt trong sáng” thành ấm chiếc, ấm đôi và ấm bự. Trà được uống kèm với bánh đậu xanh – loại bánh đặc biệt của chị Chi- nhỏ, màu vàng óng và mùi thơm lừng. Nhắp một ngụm trà, khẽ một tí bánh, cà kê đủ chuyện trên trời dưới đất, trông cũng có vẻ phong lưu nhàn tản và thanh cao thoát tục lắm. Quán chị Chi giờ đă biến tướng ít nhiều nhưng dù sao cũng xin cảm ơn chị và xin đại diện cho những anh chị em đă từng ngồi quán chị bày tỏ ḷng tiếc nhớ đến chị và đến những ngày khó quên cũ.
Những năm cuối thập niên 60 Sài G̣n có mở thêm nhiều quán cà phê mới, và thường được trang hoàng công phu hơn, có hệ thống âm thanh tối tân hơn và nhất là quán nào cũng chọn một cái tên rất đẹp, phần lớn là dựa theo tên những bản nhạc nổi tiếng: Cà phê Hạ Trắng, Lệ Đá, Diễm Xưa, Hương Xưa, Hoàng Thị, Biển Nhớ, Hoài Cảm, Da Vàng… Tuy nhiên, ở một con đường nhỏ – H́nh như là Đào Duy Từ – gần sân vận động Thống Nhất bây giờ, có một quán cà phê không theo khuôn mẫu này, nó mang một cái tên rất lạ: Quán Đa La. Đa La là Đà Lạt, quán của chị em cô sinh viên Chính Trị Kinh Doanh, có lẽ vừa từ giă thác Cam Ly, hồ Than Thở để về Sài G̣n học năm cuối tại nhà sách Xuân Thu hay sao đó, mở ra.
Trường kinh doanh quả là khéo đào tạo ra những môn sinh giỏi kinh doanh: Tin mấy cô sinh viên mở quán thật t́nh là không được chính thức loan báo ở đâu cả; tuy nhiên, cứ úp úp mở mở như vậy mà tốt, nó được phóng lớn, lan xa, tạo ấn tượng mạnh và quán được chờ đón với những trân trọng đặc biệt, những náo nức đặc biệt. Những cô chủ chắc có máu văn nghệ, đă cố gắng mang cái hơi hướm của núi rừng Đà Lạt về Sài G̣n: Những gị lan, nhưng giỏ gùi sơn nữ, những cung tên chiến sĩ đă tạo cho quán một dáng vẻ ngồ ngộ, dễ thương; rồi những đôn ghế, những thớt bàn được cưa từ những gốc cây cổ thụ u nần, mang vẻ rừng núi, cổ sơ đă giúp cho Đa La mang sắc thái rất … Đa La. Ngày khai trương, Đa La chuẩn bị một chương tŕnh văn nghệ hết sức rôm rả, với những bản nhạc “nhức nhối” của Lê Uyên Phương, Nguyễn Trung Cang, Lê Hựu Hà… Đa La đông vui, chứng kiến sự nở hoa và tàn úa của nhiều mối t́nh. Nhưng Đa La vắng dần những người khách cũ và đóng cửa lúc nào tôi không nhớ.
Cà phê Hân ở Đinh Tiên Hoàng, Đa Kao là quán thuộc loại sang trọng, khách phần lớn ở lớp trung niên và đa số thuộc thành phần trung lưu, trí thức. Bàn ghế ở đây đều cao, tạo cho khách một tư thế ngồi ngay ngắn, nghiêm chỉnh và bàn nào cũng có đặt sẵn những tạp chí Pháp ngữ số phát hành mới nhất. Câu chuyện ở Hân chắc là quan trọng lắm, lớn lắm; nh́n cái cách người ta ăn mặc; trông cái vẻ người ta thể hiện là biết ngay chứ ǵ; có lẽ cả thời sự, kinh tế tài chánh, văn chương, triết học đều có cả ở đây. Một chỗ như vậy là xa lạ với dân ngoại đạo cà phê. Nhưng Hân là một nơi hết sức đáng yêu, đáng nhớ của nhiều người, dù ngồi quầy là một ông già đeo kính như bước ra từ một câu chuyện của văn hào Nga Anton Chekov. Về sau, đối diện với Hân có thêm quán cà phê Duyên Anh của hai chị em cô Hà, cô Thanh; cô em xinh hơn cô chị và được nhiều chàng trồng cây si. Hai tiệm cà phê, một sang trọng chững chạc, một trẻ trung sinh động, đă trở thành một điểm hẹn, một đích tới mà khi nhắc đến chắc nhiều anh chị em ở trường Văn Khoa, trường Dược, trường Nông Lâm Súc ngay góc Hồng Thập Tự – Cường Để c̣n nhớ, cũng như nhớ món bánh cuốn ở đ́nh Tây Hồ bên trong chợ Đa Kao thờ cụ Phan, nhớ quán cơm “lúc lắc” trong một con hẻm nhỏ đường Nguyễn Bỉnh Khiêm mà nữ sinh viên vừa đi lên căn gác gỗ vừa run khi được mấy chàng mời cơm.
Bạn nào muốn gặp các nhà văn nhà thơ, muốn nh́n họ ngậm ống vố, đeo kính cận nói chuyện văn chương th́ mời đến quán Cái Chùa, anh em nào muốn có không khí trẻ trung đầm ấm mời đến Hầm Gió; anh em nào muốn có chỗ riêng tư tâm sự th́ cứ theo đường Nguyễn Văn Học chạy tuốt lên G̣ Vấp, vào quán Hương Xưa, ở đó có vườn cây đẹp, các cô chủ đẹp và cái cách người ta đối đăi với nhau cũng rất đẹp. Cũng đừng quên nhắc đến quán Chiêu, hẻm Cao Thắng. Rồi c̣n cà phê hàng me Nguyễn Du, cũng Beatles, cũng Elvis Presley như ai ; và cả pha chút Adamo quyến rũ. Giá ở đây thật b́nh dân nhưng thường xuyên chứng kiến những pha so găng giữa học sinh hai trường nghề Cao Thắng và Nguyễn Trường Tộ.
Chán cà phê th́ đi ăn nghêu ṣ, ḅ bía, ăn kem trên đường Nguyễn Tri Phương, góc Minh Mạng hoặc bên hông chợ Tân Định. Phá lấu đă có góc Pasteur-Lê Lợi, nhưng chỉ dành cho các bạn có tiền. Rủng rỉnh tí xu dạy kèm cuối tháng có Mai Hương (nay là Bạch Đằng Lê Lợi). Quán Mù U, hẻm Vơ Tánh, chỗ thương binh chiếm đất ở gần Ngă tư Bảy Hiền dành cho những bạn muốn mờ mờ ảo ảo. Muốn thưởng thức túp lều tranh mời đến cà phê dựa tường Nguyễn Trung Ngạn gần ḍng Kín, đường Cường Để. Rồi quán cà phê Cháo Lú ở chợ Thị Nghè của một tay hoạ sĩ tên Vị Ư. Cao cấp hơn có La Pagode (đổi thành Hương Lan trước khi giải thể), Brodard, Givral. Thích xem phim Pháp xưa, phim Mỹ xưa và ngồi… cả ngày xin mời vào rạp Vĩnh Lợi trên đường Lê Lợi để chung vai với đám đồng tính nam. Vào Casino Sài G̣n có thể vào luôn hẻm bên cạnh ăn cơm trưa rất ngon tại một quầy tôi đă quên tên. Nhưng rạp Rex vẫn là nơi chọn lựa nhiều nhất của sinh viên, cả nghèo lẫn giàu. Cuộc sống sinh viên cứ thế mà trôi đi trong nhịp sống Sài G̣n. Nghèo nhưng vui và mơ mộng. Tống Biệt hành, Đôi mắt người Sơn Tây sống chung với Cô hái Mơ. Đại bác ru đêm sánh vai với Thu vàng. Ảo vọng và thực tế lẫn vào nhau. Thi thoảng lại pha thêm chút Tội ác H́nh phạt, Zara đă nói như thế! Che Guervara, Garcia Lorca. Tất cả những ǵ tôi nhắc tới là một chút ngày cũ, một chút cảnh xưa, một phần hơi thở và nhịp sống của Sài G̣n trong trí nhớ. Xin tặng anh, tặng chị, tặng em, đặc biệt là tặng tất cả những ai tha hương có lúc bỗng bàng hoàng nhận thấy, dường như một nửa trái tim ḿnh c̣n đang bay lơ lửng ở cà phê Hồng, Thu Hương, hay đâu đó ở quê nhà.
Lương Thái Sỹ – An Dân
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
|
|
|
The Following 4 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
|
|
|
10-26-2019
|
#118
|
R8 Vơ Lâm Chí Tôn
Join Date: Apr 2011
Posts: 16,301
Thanks: 21,665
Thanked 37,832 Times in 12,792 Posts
Mentioned: 635 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 7227 Post(s)
Rep Power: 68
|
Tứ Khoái
1) ĂN CÓ KHÓ KHÔNG?
Nhớ hồi c̣n nhỏ, một lần trong bữa ăn, ba tôi giận dữ nói: “Con lấy đũa quậy nhiều lần vào nồi cơm lúc đang sôi phải không?” Tôi sợ hăi nh́n ba tôi, ḷng ngạc nhiên không hiểu tại sao ông biết là lúc nấu cơm tôi dùng đũa quậy nhiều lần vào nồi cơm đang sôi, v́ sợ cơm bị khê cháy. Ba tôi bị đau bao tử, nên ông rất khó khăn, kỹ lưỡng chuyện ăn uống. Lúc hết giận, ba tôi giải thích: “Khi cơm sôi, chỉ cần quậy một lần cho đều rồi bớt lữa. Không nên quậy nhiều lần v́ như vậy sẽ làm cho gạo đổ nhựa ra bọc lấy hột cơm, nên hột cơm bên ngoài th́ mềm, ở giữa th́ sượng”
Ha ha… Hồi nhỏ tôi cũng ăn cơm đó mà không thấy khác biệt ǵ, cơm nào cũng là cơm, và nghĩ là ba tôi chỉ… vẽ chuyện.
Bây giờ già rồi; già hơn tuổi ba tôi lúc ông dạy tôi về chuyện nấu cơm và ăn cơm, tôi nhận ra rằng, trong đời, ngay cả chuyện ăn cũng cần phải có kiến thức và kinh nghiệm.
2) NGỦ CÓ KHÓ KHÔNG?
Cũng như “ăn”, “ngủ” là sinh hoạt tự nhiên của con người. Hễ đói th́ ăn; buồn ngủ th́ ngủ; cần ǵ học, mà học là học cách nào?
Nhớ trước đây một cô huê hậu VN đi máy bay, trưng ra một màn “huê hậu ngủ ngày” vô cùng “ấn tượng”. Cô nằm ngủ kiểu mà khi nh́n vào ai cũng tưởng tượng đến câu thơ của Hồ Xuân Hương “Phành ra ba góc da c̣n thiếu”. Cả cộng đồng mạng nổi sóng; kẻ khen người chê ầm ĩ. Người bênh vực th́ bảo “Ngủ th́ làm sao mà kiểm soát được”; người chê th́ bảo “Ngủ th́ ngủ cũng phải ngủ cho đẹp! Ngủ cũng phải học!” Ngủ có phải học không? Cá nhân tôi th́ tin rằng có. Thế hệ trước đây, trong gia đ́nh, từ khi c̣n nhỏ, cha mẹ đă canh chừng gắt gao con cái khi ngồi khi nằm, nhất là con gái. Khi thấy nó nằm hay ngồi hớ hênh quá th́ nhắc, chỉnh cho nó ngồi ngay ngắn, đúng cách lại. Và cả khi ngủ, thấy chúng nằm không ngay, không đẹp mắt th́ “sửa” lại cho ngay. Lâu dần, sẽ thành thói quen, tay chân phành ra hay khép lại đều có “ư thức”; “ư thức” cả trong “vô thức”; lớn lên sẽ không mắc phải cái cảnh ngủ ngày đầy “ấn tượng” như cô huê hậu đó.
Đó là ngủ đơn. Giờ nói chuyện ngủ kép. Trước đây, xă hội VN, trai gái đi đâu cũng phải trai ngủ riêng, gái ngủ riêng. Ngày nay dưới thời “VC rực rỡ” trai gái kéo nhau đi chơi, đi du ngoạn, tối lại ngủ chung với nhau không “ngại ngùng” gi cả. Tôi đă chính mắt xem những cái video clip do bọn trẻ quay lại rồi bỏ lên mạng.
Khổng Tử sống mấy ngàn năm trước, nhưng ông hiểu rơ cái khác nhau giữa lư trí và thể xác, nên chủ trương “nam nữ thọ thọ bất thân”. Thể xác khi “thích” th́ lư trí không “can ngăn” nổi. Cho nên mới nam nữ không được gần gũi nhau. Cọ vào th́ nẹt lửa. Lư trí không nhảy vào can thiệp được. Trừ thánh nhân ra, c̣n người phàm th́ không thể dùng lư trí để kiểm soát những phản ứng của thể xác được. Không ai có thể dùng lư trí để làm cho ḿnh không cảm thấy đau khi bị dao đâm vào da thịt chẳng hạn. Hồi trẻ tôi có nghe một câu chuyện thực như thế này. Thời Tây, một cặp vợ chồng kia chạy không kịp khi lính Tây kéo đến. Người chồng leo lên nóc nhà trốn. Cô vợ bị một tên lính Tây đè ra hiếp. Anh chồng ở bên trên nh́n xuống chứng kiến từ đầu tới cuối. Khi lính Tây rút đi, anh chồng vác dao rượt chém cô vợ. Những người lớn tuổi trong làng đứng ra khuyên can, bảo rằng đó là “ách nước”, chứ có ai muốn vậy đâu. Anh chồng sừng sộ đáp: “Tui chém là chém cái tội nó ở dưới… nẩy lên!” (thanh tao hơn th́ “Tui chém nó v́ cái tội nó rên”)
Tôi tin rằng cô vợ không muốn vậy. Không muốn bị hiếp. Không thích bị hiếp. Không mong bị hiếp. Rất xấu hổ khi bị hiếp. Nhưng những thứ đó thuộc phần lư trí. C̣n phần thể xác th́ khi đă đúng nơi, nói theo kiểu “khoa học hiện đại” là khi đă điểm đúng “huyệt G” rồi th́ dù một tỷ thằng “lư trí” nhảy vào bảo nằm im, cũng không thể nằm im được, không thể không “nẩy lên” được!
Cho nên lúc nào cũng phải học, tuổi nào cũng phải học và việc ǵ cũng phải học. Học để biết. Biết để hiểu. Và hiểu để có sự cảm thông với chính ḿnh và với tha nhân.
3) “ẤY” CÓ KHÓ KHÔNG?
Xin kể ngay một câu chuyện nữa, cũng thuộc loại “người thật việc thật”: Hồi người Việt mới sang tỵ nạn ở Mỹ, có anh chàng Việt lần đầu “vật lộn” với một cô gái Mỹ. Phụ nữ Mỹ họ rất tự nhiên, không thẹn thùng, e lệ như phụ nữ Á châu; nên khi “vật lộn” th́ họ nhiệt t́nh lắm: la hét, cào cấu, hổn hển y như sắp… tắt thở tới nơi khiến anh chàng VN hoảng quá; đang tấn công sắp chiếm được thành rồi mà thấy “địch” la dữ quá tưởng “nó” sắp… chết, nên vội ngưng lại xem chuyện ǵ. Cô gái Mỹ chưng hửng, ngưng… hổn hển và hỏi ráo hoảnh: “Chuyện ǵ vậy?”. Ha ha… Té ra không phải “nó” tắt thở; mà là “nó” đang… nín thở!
Vậy “ấy” có cần học không? Dĩ nhiên là cần! Nếu không tại sao từ ngàn xưa cho đến ngày nay người ta viết hàng đống sách để dạy? Nhưng học là học cái ǵ? Chuyện “ấy” th́ cũng như ăn. Hễ đói th́ kiếm cái ǵ cho vào mồm, nhai rồi nuốt, khó ǵ đâu?
Không phải vậy. Nếu mọi việc trên đời chỉ để thoả măn chính ḿnh th́ cứ sống theo bản năng, không cẩn học. C̣n nếu biết yêu thương nhau, biết trân trọng nhau, biết nghĩ đến nhau trong mọi hoàn cảnh, biết “chia ngọt xẻ bùi” th́ phải học. Học để biết cách cùng đưa nhau lên… thiên thai. Tinh thần và thể xác là hai phần không thể tách rời của đời sống con người.
Các bậc thánh nhân có thể yêu theo kiểu thánh nhân là yêu chay, yêu tinh thần, không cần hôn hít, ve vuốt ǵ cả. C̣n người phàm th́ đại đa số ai cũng cần có một cuộc sống cân bằng về cả hai phương diện tinh thần và thể xác. Không có một t́nh yêu trai gái nào bền vững lâu dài nếu t́nh yêu đó không có t́nh dục; và ngay cả có t́nh dục mà phần t́nh dục đó không cân bằng, nhưng lại không có sự cố gắng của người trong cuộc để học hỏi mà bù đắp, san sẻ yêu thương cho nhau th́ t́nh yêu cũng khó vững bền..
Trong cuốn “Lady Chatterley’s Lover” nhà văn D. H. Lawrence kể chuyện một cặp vợ chồng trẻ thuộc giai cấp quư tộc bên Anh cưới nhau được vài năm; rồi người chồng nhập ngũ và sau đó bị thương liệt cả hai chân, không c̣n có khả năng đàn ông nữa. Từ đó, cuộc sống vợ chồng của họ thời gian đầu vẫn b́nh thường nhưng về sau th́ thay đổi hẳn. Cô vợ tuy yêu chồng nhưng sự thiếu thốn về t́nh dục dẫn đến việc cô có quan hệ xác thịt với người đàn ông quản gia… Về sau, cô vợ bỏ chồng chạy theo người t́nh mà lúc đầu quan hệ chỉ đơn thuần là v́ t́nh dục, rồi dần dà nảy sinh t́nh yêu…..
Câu chuyện c̣n dài. Nhưng tựu chung tác giả muốn nói một điều là t́nh dục là một phần không thể thiếu của t́nh yêu. Không có nó t́nh yêu sẽ chết. Mà ngay cả có t́nh dục nhưng nếu đó chỉ là một hoạt động theo bản năng th́ t́nh yêu cũng sẽ chết. T́nh dục cần được học hỏi để trở thành một hoạt động để bày tỏ, san sẻ yêu thương chứ không phải chỉ đơn thuần để thoả măn nhu cầu sinh lư cho riêng cá nhân ḿnh.
LỜI KẾT
Trong bốn cái khoái của con người, ba cái đầu đă nói qua trong những stt trước rồi, c̣n cái khoái thứ tư th́ tương đối không có ǵ nhiều để học. Chỉ cần kiểm soát chuyện ăn uống của ḿnh để khỏi bị Tào Tháo rượt, và đừng có bạ đâu ỉa đái đó như khỉ trên rừng th́ mọi chuyện sẽ ổn thoả. Cho nên không cần phải dài ḍng.
***
Để kết lại, xă hội VN xưa, con người từ lúc mới sinh ra đến khi trưởng thành đều được gia đ́nh và học đường dạy dỗ nghiêm khắc. Từ chuyện ăn, chuyện ngủ, chuyện “ấy” đến chuyện đại tiện, tiểu tiện đều được nhắc nhở, chỉ bảo cặn kẽ. Nhờ vậy mà xă hội trật tự, ổn định, lành mạnh. Đời sống có thể thiếu tiện nghi, chật vật; nhưng con người đối đăi với nhau trong yêu thương và tôn trọng; sẳn sàng giúp đỡ, nhường nhịn, che chở cho nhau. Ngày nay, từ khi bọn khỉ rừng tràn về thành phố, biến phố thành rừng th́ mọi giá trị mà cha ông chúng ta đă dày công xây dựng đều trở thành công cốc. Bọn khỉ rừng đó “sống, chiến đấu” bằng bản năng khỉ rừng của chúng; dùng cái sức mạnh của loài thú tràn về chiếm được thành phố rồi th́ tưởng ḿnh là cái rốn của vũ trụ, một bước từ khỉ thành người, không cần học; không học từ những chuyện cần học để làm một con người có phẩm cách như ăn, uống; mà ngay cả học để thu thập kiến thức để xây dựng đất nước cũng không học nốt. Chỉ cần mỗi con mua một cái bằng tiến sĩ, phó tiến sĩ, kỹ sư dán trước ngực là đă tự cho ḿnh trí thức, tài ba lỗi lạc rồi. V́ vậy mà chúng ăn không từ một thứ ǵ; ăn xương máu nhân dân, ăn rừng, ăn biển, ăn ruộng vườn, ăn đất đai, ăn cứt con nít, ăn mồ hôi háng phụ nữ, ăn luôn cả hài cốt liệt sĩ từng một thời là đồng chí của chúng. C̣n ngủ th́ bạ đâu ngủ đó; ngủ cả trong khi đang “họp quốc hội”, đứa há mơm, đứa nghẽo đầu, đứa xuôi tay, đứa dạng chân. Đến cái món đ. th́ c̣n kinh khủng hơn nhiều. Chúng đ. từ trẻ con đến người lớn; cha đ. bồ của con trai; đ. vợ, đ. chồng “đồng chí” của nhau. V́ ăn tạp, ngủ tạp và đ. tạp như vậy nên chúng bạ đâu ỉa, đái đó, khiến cả một nước bây giờ thúi um. Một bọn cầm quyền như vậy th́ xă hội VN ngày nay nát bét như tương là chuyện đương nhiên. Giả như lũ khỉ rừng đó có lăn ra chết hết hôm nay th́ xă hội VN cũng phải cần một trăm năm nữa để học lại những giá trị tốt đẹp của cha ông mà ăn không giành giựt, ngủ không “phành ra ba góc”; trở về lại với cách sống nhân bản của ông cha chúng ta đă làm từ nhiều thế hệ trước.
Cho nên, nhân gian có câu châm biếm này: “Nhân bất học, bất tri lư; nhỏ không học lớn làm tỉnh uỷ”. Muốn làm người th́ chuyện ǵ cũng phải học, lúc nào cũng phải học, tuổi nào cũng phải học.
Học làm người mới khó; chứ làm khỉ th́ có khó ǵ!
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
|
|
|
The Following 4 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
|
|
|
10-26-2019
|
#119
|
R6 Đệ Nhất Cao Thủ
Join Date: Dec 2007
Posts: 2,807
Thanks: 6,545
Thanked 3,911 Times in 1,337 Posts
Mentioned: 21 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 596 Post(s)
Rep Power: 23
|
VNCH đă để lại 'di sản lớn về văn hóa và giáo dục'
Nguyễn Quang Duy Gửi bài cho BBC News Tiếng Việt từ Úc
Việt Nam Cộng Ḥa thành lập ngày 26/10/1955, đang lúc chiến tranh nên quốc sách bảo vệ tự do được ưu tiên, nhưng không phải v́ thế mà quên lăng mục đích xây dựng một xă hội dựa trên triết lư nhân bản, khai phóng và dân tộc.
Lời mở đầu Hiến Pháp 1956 ghi rơ: "…dân tộc ta sẵn sàng tiếp nhận các trào lưu tư tưởng tiến bộ để hoàn thành sứ mạng trước đấng Tạo hóa và trước nhân loại là xây dựng một nền văn minh và nhân bản bảo vệ phát triển con người toàn diện."
C̣n Điều 11 của Hiến pháp 1967 ghi rơ "Văn hóa giáo dục phải được đặt vào hàng quốc sách trên căn bản dân tộc, khoa học và nhân bản."
Chợ Lớn thời VNCH và thời nay
Đă có một 'chủ nghĩa cộng ḥa' trong chính trị VN
Về trận Phước Long ở Tây Ninh năm 1975
Hóa ra có tới hai 'Tháng Tư Đen'
Con người làm gốc
Việt Nam Cộng Ḥa nh́n nhận mọi người đều có quyền và có bổn phận như nhau, không ai được sử dụng người khác làm phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu cá nhân hay đảng phái.
Người miền Nam tin rằng giới lănh đạo cũng là con người nên đều mắc phải những sai lầm, v́ thế cần xây dựng một thể chế đa nguyên, đa đảng đối lập, với luật pháp chặt chẽ để kiểm soát quyền lực của tầng lớp lănh đạo.
Việt Nam Cộng Ḥa nh́n nhận sự khác biệt giữa người và người, ngăn cấm việc kỳ thị giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, sắc tộc, tŕnh độ học vấn hay kỳ thị dựa trên lư lịch, trên chính kiến, mọi người đều có cơ hội b́nh đẳng.
Mọi chiến lược, chính sách, chủ trương, hành động quốc gia đều phải phù hợp với nhân sinh quan về con người, với mục đích phục vụ con người, quan tâm tới quyền lợi và hạnh phúc của con người.
Ngoài việc xây dựng thành công nền giáo dục nhân bản, mọi sinh hoạt tôn giáo, sắc tộc, hướng đạo, văn hóa, văn nghệ, nghệ thuật, dân sự đều được đối xử một cách công bằng không thiên vị.
Chính quyền miền Nam nh́n nhận và bảo vệ quyền con người, quyền dân sự được ghi trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế nhân quyền.
Trong hoàn cảnh chiến tranh, gia đ́nh những người theo cộng sản vẫn được đối xử một cách công bằng như mọi công dân khác, được pháp luật bảo vệ, được quyền bầu cử, quyền gia nhập quân đội bảo vệ đất nước, quyền tham gia chính trị, được làm ăn buôn bán, con em họ được đến trường như mọi trẻ em khác tại miền Nam.
Từ năm 1962, chương tŕnh Hồi chánh giúp trên 200 ngàn cán binh cộng sản buông súng quay về tạo dựng cuộc sống mới trong cộng đồng dân tộc.
Dân tộc làm nền tảng
Tinh thần dân tộc được h́nh thành và phát triển theo gịng lịch sử, tạo t́nh đoàn kết, gắn bó dân tộc và phát triển quốc gia.
Trong thời b́nh thúc đẩy người dân đóng góp phát triển kinh tế, xă hội, văn hóa, nghệ thuật, nâng cao dân trí. Vào thời chiến giúp toàn dân đoàn kết đánh đuổi ngoại xâm.
Việt Nam Cộng Ḥa luôn đề cao các giá trị lịch sử dân tộc, độc lập, tự chủ, ngôn ngữ, nghệ thuật, văn hóa. Ngay từ tấm bé trẻ em miền Nam được dạy yêu nước thương ṇi.
Người miền Nam luôn tôn trọng các giá trị đặc thù, các truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong mọi sinh hoạt gia đ́nh, nghề nghiệp, sắc tộc, địa phương và đất nước.
Chính phủ miền Nam chủ trương bảo tồn và phát huy những tinh hoa, những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc, để không bị mất đi hay bị đồng hóa với văn hóa nước ngoài.
Người miền Nam giữ ǵn văn hóa dân tộc nhưng luôn cởi mở, cầu tiến, học hỏi, gạn lọc điều hay cái đẹp của văn hóa dân tộc khác.
Tự do để tiến bộ
Việt Nam Cộng Ḥa lấy triết lư khai phóng làm giường cột thăng tiến, mọi người được tự do mở rộng tầm nh́n, tự do trau dồi năng khiếu, tự do ngôn luận, tự do quyết định cho chính ḿnh, tự do t́m ra sự thật, ra điều hay, lẽ phải, t́m đến chân, thiện, mỹ.
Ngay từ nhỏ trẻ em miền Nam đă được giáo dục tự do, được khuyến khích mở rộng tầm nh́n tiếp nhận những tư tưởng và kiến thức tân tiến trên thế giới.
Nhờ vậy xă hội miền Nam đào tạo được những công dân tự do, sẵn sàng nhận trách nhiệm, tôn trọng luật pháp, biết xây dựng kinh tế, phát triển xă hội, đón nhận văn minh thế giới và tích cực đóng góp vào sự thăng tiến nhân loại.
Miền Nam đă xây dựng một hiến pháp và một thể chế dân chủ tam quyền phân lập rơ ràng.
Nền Cộng Ḥa tại miền Nam có thể được xem là một nền dân chủ hiến định và pháp trị tiên tiến vào bậc nhất trong khu vực Á châu thời ấy.
Nền tảng triết lư Việt Nam Cộng Ḥa
Tổng hợp ba tinh thần nhân bản, khai phóng và dân tộc tạo thành triết lư xây dựng Việt Nam Cộng Ḥa, một quốc gia vừa giành được độc lập, phải đối đầu với chiến tranh và chỉ trong ṿng 20 năm đă xây dựng được nền tảng vững chắc.
Một quốc gia với kinh tế tự do, y tế đại chúng, người cày có ruộng, báo chí tự do, tôn giáo, văn học, văn nghệ, nghệ thuật phát triển tự do, và một nền dân chủ hiến định, pháp trị với tam quyền phân lập rơ ràng.
Một xă hội dân sự với nhiều hội đoàn dân sự, gồm các tổ chức tôn giáo, nghiệp đoàn, hướng đạo, đồng hương, tương trợ, từ thiện, nghiên cứu, các câu lạc bộ, đă được h́nh thành tại miền Nam.
Đặc biệt, nền giáo dục dựa trên nhân bản, khai phóng và dân tộc, đă đào tạo được những thế hệ công dân tốt cho miền Nam, cho Việt Nam và cho nhân loại.
Văn hóa Việt Nam Cộng Ḥa ở hải ngoại
Con người làm gốc, dân tộc làm nền, tự do để tiến bộ đă trở thành nền tảng văn hóa Việt Nam Cộng Ḥa, được bảo tồn và được truyền đạt đến các thế hệ Việt Nam ngày nay.
Văn hóa thể hiện qua cách sống cách suy nghĩ. Người Việt Nam Cộng Ḥa sống, suy nghĩ và hướng về tương lai hoàn toàn khác với người cộng sản.
Sau 20 năm chia cắt lấy thời điểm 30/4/1975 làm mốc, miền Bắc đă trở thành một bản sao của cộng sản Trung Hoa.
Xem lại phim ảnh cách ăn mặc, cách phục sức, cách sống, cách giáo dục, xem lại sách báo, lại văn thơ, lại âm nhạc, lại tranh ảnh miền Bắc bạn sẽ dễ dàng nhận ra điều này.
Ở hải ngoại, 44 năm qua người Việt Nam Cộng Ḥa vừa bảo vệ cộng đồng, bảo tồn văn hóa, vừa hỗ trợ quốc nội đấu tranh cho tự do và vẹn toàn lănh thổ.
Ở những nơi đông người Việt sinh sống nhiều hội đoàn dân sự được thành lập, có trường dạy tiếng Việt, có sách giáo khoa soạn theo chương tŕnh trước 1975, có tổ chức những buổi lễ ghi ơn các anh hùng dân tộc, tổ chức Tết, Tết Trung Thu cho trẻ em.
Mỗi gia đ́nh đều cố gắng ǵn giữ tiếng Việt cho con em, duy tŕ những sinh hoạt gia đ́nh và cộng đồng, vừa giảng giải cho con em truyền thống dân tộc, vừa nhắc nhở con em lư do phải bỏ nước ra đi.
Nhiều ban nhạc, ban kịch, ban cải lương, câu lạc bộ văn học nghệ thuật và cả điện ảnh cũng được h́nh thành ở khắp nơi.
Truyền thanh, truyền h́nh và báo chí là những phương tiện phục vụ cộng đồng có mặt ở mọi nơi.
Nhiều nơi c̣n xây dựng đền thờ Quốc Tổ, đền thờ và tượng đài các anh hùng dân tộc, viện bảo tàng, chùa, nhà thờ, vơ đường, trung tâm sinh hoạt cộng đồng.
Phục hồi những ǵ từ quá khứ ra sao đây?
Ở trong nước, người c̣n nhớ Việt Nam Cộng Ḥa vẫn âm thầm ǵn giữ và truyền bá cho thế hệ tiếp nối nền văn hóa nhân bản, khai phóng và dân tộc.
Theo tôi, sức sống của văn hóa Việt Nam Cộng Ḥa vô cùng mănh liệt.
Dù bị chính quyền hiện nay cấm âm nhạc, văn học, nghệ thuật, cách sống tại Việt Nam ngày nay được phục hồi mạnh mẽ.
Phong trào thoát Trung chính là nỗ lực đẩy lùi tỳ vết văn hóa Trung Quốc cộng sản đưa vào Bắc Việt Nam từ giai đoạn 1950-54 c̣n tồn đọng tại Việt Nam.
Ngay cả nhiều người cộng sản miền Nam trong tiềm thức vẫn chưa quên một xă hội miền Nam đầy nhân bản, khai phóng và dân tộc.
Trước Quốc Hội cộng sản, 12/9/2018, bà chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân phải thừa nhận kiến thức về sử kư và địa lư nước nhà, bà học từ thời Việt Nam Cộng Ḥa nay vẫn nhớ không quên điều ǵ.
Bà Ngân biểu lộ ḷng luyến tiếc v́ giờ đây trẻ em học hành khổ sở, nhưng sử kư và địa lư nước nhà hầu hết đều không biết.
Triết lư nhân bản, khai phóng và dân tộc ngày nay được nhiều người miền Bắc biết đến, nhất là giới trẻ Việt Nam những người đang t́m kiếm một con đường khác với cộng sản chủ nghĩa đă bị nhân loại đào thải.
Tự do và dân chủ chỉ là điều kiện cần, mục đích và triết lư sống của dân tộc là điều kiện đủ để phục hồi Việt Nam.
Mục đích và triết lư sống giúp mỗi dân tộc biết đang ở đâu, đang làm ǵ, đang sống như thế nào, sẽ đi về đâu, đi cách nào và làm sao để đạt được mục tiêu tối thượng trong hoàn cảnh và khả năng có được.
Tôi tin rằng mục đích, triết lư và văn hóa xây dựng xă hội thời Việt Nam Cộng Ḥa đă thích hợp và thành công ở miền Nam, cũng sẽ thích hợp với cả nước một ngày trong tương lai.
Nhân bản, khai phóng và dân tộc sẽ trở thành mục đích, triết lư và văn hóa chung cho toàn dân tộc làm nền tảng đưa đất nước đi lên theo kịp đà tiến bộ và văn minh nhân loại.
Bài thể hiện quan điểm riêng của ông Nguyễn Quang Duy từ Melbourne, Australia.
|
|
|
The Following 3 Users Say Thank You to longhue For This Useful Post:
|
|
|
11-01-2019
|
#120
|
R6 Đệ Nhất Cao Thủ
Join Date: Dec 2009
Posts: 2,368
Thanks: 2,543
Thanked 6,183 Times in 1,890 Posts
Mentioned: 80 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1175 Post(s)
Rep Power: 23
|
Tỉnh Thức: Không Có Gì Gọi Là Bế Tắc Cả!
Thiền sư Vô Căn trong một lần nhập định 3 ngày, thần thức của ông xuất khỏi thân thể. Các đệ tử tưởng lầm rằng ông đă tịch diệt nên mang nhục thân ông đi hỏa táng. Sau 3 ngày thần thức của ông trở về nhưng không t́m được nhục thân. T́m không được nhục thân nên thần thức thiền sư Vô Căn quanh quẩn nơi căn pḥng ông ở, liên tiếp than thở nhiều ngày đêm thống thiết : Tôi ơi, Tôi ở đâu?… Tôi ơi, Tôi ở đâu?…
Điều này làm cho các đệ tử của ông rất kinh sợ.
Một người bạn của thiền sư Vô Căn là thiền sư Diệu Không nghe tin liền đến thiền viện và bảo các đệ tử của thiền sư Vô Căn là đêm đó thiền sư sẽ nghỉ lại trong pḥng của thiền sư Vô Căn rồi nhờ họ mang đến cho ông một thau nước và một bếp lửa.
Đêm đến, thiền sư Diệu Không nghe thấy tiếng than thống thiết của bạn : Tôi ơi, Tôi ở đâu ...?… Tôi ơi, Tôi ở đâu?…
Thiền sư Diệu Không liền nói với thần thức của thiền sư Vô Căn :
- Ông ở trong bùn.!
Thần thức thiền sư Vô Căn liền lao xuống bùn t́m kiếm. Một lát sau thần thức thiền sư Vô Căn trở lại gặp thiền sư Diệu Không nói :
- Tôi t́m măi mà không có Tôi trong bùn.
Thiền sư Diệu Không chỉ tay vào thau nước nói :
- Ông ở trong nước.!
Thần thức thiền sư Vô Căn lẩn vào trong nước t́m kiếm. Lát sau thần thức của ông trở lại gặp thiền sư Diệu Không nói :
- Tôi t́m Tôi măi trong nước, vẫn không có ...!
Thiền sư Diệu Không lại chỉ tay vào bếp lửa nói :
- Ông ở trong lửa.!
Thần thức thiền sư Vô Căn lao vào trong lửa t́m kiếm. Lát sau thần thức của ông trở lại gặp thiền sư Diệu Không nói :
- Tôi t́m Tôi trong lửa măi vẫn không có.!
Lúc này thiền sư Diệu Không chỉ tay vào hư không nói :
- Ông ở trong hư không.!
Thần thức của thiền sư Vô Căn bay vào trong hư không t́m kiếm. Lát sau thần thức của ông trở lại gặp thiền sư Diệu Không nói :
- Tôi t́m Tôi khắp nơi trong hư không mà vẫn không t́m được ...
Khi ấy thiền sư Diệu Không lại nói :
- Ông là người có đầy đủ thần thông, thần lực, an nhiên tự tại đi và đến khắp mọi nơi mọi chổ từ bùn đến nước, từ nước đến lửa, từ lửa đến hư không như thế th́ lư do ǵ mà ông cứ phải dính mắc với cái thân thể hôi dơ đó chứ.?
Nghe vậy, thần thức của thiền sư Vô Căn liền tỉnh thức. Kể từ đó không c̣n ai nghe tiếng thở than thống thiết của thần thức thiền sư Vô Căn.”
(Trích theo một truyện thiền Nhật Bản)
Hầu như tất cả mọi người sống trên trái đất này không một ai tránh khỏi một lần vấp ngă và nhận chịu khổ đau ! Có khi c̣n phải đối mặt với những việc làm cho ḿnh khổ đau đến cùng tận, những tưởng rằng ḿnh đă cùng đường, cứ đắm ch́m, ngụp lặn, lăn lộn, vướng mắc trong nỗi khổ đau tưởng như "cùng tận" ấy và chẳng c̣n nhớ ǵ đến những hạnh phúc, những nỗi vui hiện diện xung quanh ḿnh.!
Người bạn này không trung nghĩa th́ ḿnh c̣n nhiều người bạn trung nghĩa khác. Chổ này công việc không tốt th́ c̣n vô số chỗ khác công việc tốt hơn. Thất bại hôm nay nhưng c̣n có ngày mai. Thi rớt kỳ này nhưng vẫn c̣n kỳ tới. Đứa con dâu ngỗ nghịch với ḿnh th́ ḿnh c̣n đứa con trai. Đứa con trai ngỗ nghịch với ḿnh th́ ḿnh c̣n đứa con gái. Đứa con gái ngỗ nghịch với ḿnh th́ ḿnh c̣n đứa con rể. Đứa con rể ngổ nghịch với ḿnh th́ ḿnh c̣n đứa con dâu. Tất cả đều ngỗ nghịch với ḿnh th́ ḿnh c̣n có ông chồng (bà vợ). Ông chồng (bà vợ) phản bội ḿnh th́ ḿnh c̣n có cha mẹ, anh chị em, bạn hữu, con cái, cháu chắt, và thậm chí là chính bản thân ḿnh. Đừng cho phép bất cứ ai làm ḿnh đau khổ.! Khổ hay vui là do chính bạn đấy. Bạn là người có toàn quyền quyết định cái khổ, cái vui cho ḿnh trong mọi biến cố xảy ra trong đời bạn. Bạn đau khổ v́ bạn cho rằng người khác làm cho bạn đau khổ ! Trong khi người làm cho bạn khổ đau luôn tự tại an nhiên ! Vậy tại sao bạn lại tự làm ḿnh đau khổ ...? Hơn hết, Khổ đă tận, th́ Cam sẽ lai, như là giờ phút thần thức thiền sư Vô Căn được thiền sư Diệu Không giúp cho tỉnh thức.
Sưu tầm
|
|
|
The Following 5 Users Say Thank You to tbbt For This Useful Post:
|
|
|
|
|