Người dân và người lính VNCH (not CC) cám ơn ông. Đây cũng làm cho chúng ta mỉm cười và sung sướng khi thấy lá cờ vàng treo đúng chỗ, chứ không phải bị xấu hổ như ở Capitol Hill ngày 6/1/2021...
The Following 4 Users Say Thank You to laingo10 For This Useful Post:
Đại Úy Nguyễn Văn Phán, ĐĐT/ĐĐ3/TĐ1/TQLC cùng 1 tù binh VC bị bắt sống. Tù binh này chỉ là một thiếu niên bị VC đẩy vào chỗ chết!
Từ Cai Lậy về thủ đô, nhập ngay vào trận đánh giải tỏa trại Cổ Loa của Thiết Giáp và Xóm Mới Gia Định xong xuôi, Quái Điểu Tiểu Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến về nằm dọc đường Ngô Tùng Châu. Mười hai giờ khuya họp Tiểu Đoàn, 2 giờ sáng có mặt tại Tân Sơn Nhất, 4 giờ sáng lên máy bay đi, đi đâu không biết.
Đồ khô và tái trang bị không lănh kịp. Cứ lên phi trường rồi hay. Đó đây những loạt pháo kích, những loạt đại liên rời rạc, những đốm hỏa châu lũng lẳng trên bầu trời. Tôi để lại đằng sau một Sài G̣n mang nặng bộ mặt chiến tranh. Những chiếc máy bay C.13O khổng lồ nuốt gọn 8OO Quái Điểu và đưa chúng tôi lên cao trong đêm tối mịt mùng.
-Đi đâu bây?
– Nha Trang, tao nghe Nha Trang đang có đánh nặng.
Lượm Đại Đội Trưởng Đại Đội 1 (dân Nha Trang) trả lời. Tôn Đại Đội Trưởng Đại Đội 2 là dân Đà Lạt, căi:
– Đà Lạt.
Phán Phu Nhân nói:
– Đi đâu cũng được, đổi vùng là khoái rồi.
(Khi vào quân trường, Phán tŕnh diện: Tui chánh quán làng Phú Nhơn, ở gần hồ Tịnh Tâm, quận Thành Nội, Huế. Thế là sau đấy, giữa lửa đạn và thịt đổ xương rơi, qua tiếng thét trong máy truyền tin, cái tên ngụy trang “Phu Nhân” ra đời, nghe thật lạ tai!)
– Máy bay chi bay măi ri bây?
Thời tiết thật xấu, và rồi bánh phi cơ cũng chạm đất, những cặp mắt đổ dồn ra khung cửa sổ máy bay. Phú Bài! Cơn gió cắt da, băi cát trắng trải dài, mưa nặng hột. Thiếu áo lạnh, tất cả đều quấn Poncho đứng nh́n đoàn người gánh gồng xuôi ngược, hấp tấp và lo sợ, một số về Truồi, một số lên Giạ Lê, An Cựu.
Phú Bài đó, Tịnh Tâm đó, Cầu Kho đó, Mạ, d́, chị và em ḿnh đó mà không liên lạc được. T́nh h́nh không biết sao, ruột như lửa đốt. Trách nhiệm nặng nề, tôi nằm trằn trọc suy nghĩ thật nhiều để chờ sáng mai. Kỷ niệm thời đi học kéo về trong trí tôi, đẹp quá, nhẹ nhàng quá, vụng dại quá.
Mười giờ sáng, đoàn GMC đưa chúng tôi về Huế. Qua Giạ Lê, đồng bào hỗn loạn, nét lo âu hiện rơ trên mặt. Tới An Cựu, dân chúng thưa thớt, nhà hai bên đường đóng kín cửa. Dọc quốc lộ 1 từ Huế về Phú Bài, binh sĩ Nhảy Dù từng toán d́u nhau âm thầm đếm bước. Những cái nh́n như nhắn gửi, như lo sợ giùm chúng tôi. Mạnh, Đại Úy Nhảy Dù, cùng khóa cho tôi biết:
– Huế tang thương và điêu tàn lắm Phán ơi. Thừa (cùng khóa) chết, Phạm Như Đà Lạt bị thương…
Mạnh khắp người băng bó đang được hai đệ tử d́u đi bộ về phi trường Phú Bài. Mạnh tiếp:
– Phán, mày cẩn thận. Không yểm trợ, không thực phẩm, không tiếp liệu, thời tiết quá xấu. Tụi nó chiếm hết thành phố, Đại Nội, Gia Hội. Tụi nó chốt rất kỹ, chỉ c̣n cái lơm nhỏ ở Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 tại Mang Cá.
Đoàn xe dừng lại bên hông đại học Văn Khoa, cách con đường là trường Kiểu Mẫu mới xây, đối diện là đài phát thanh Huế, và trước mặt là cầu Trường Tiền, chiếc cầu tượng trưng cho xứ Huế, chiếc cầu đă hàng ngàn, hàng vạn lần qua lại, đầy ắp kỷ niệm.
Nh́n qua chợ Đông Ba và phố Trần Hưng Đạo mà ḷng quặn thắt. Một mái chợ đă sập, những cột khói ngút trời cách khoảng. Từ đầu đường đến cuối đường Trần Hưng Đạo không một bóng người. Nh́n bên phải là cầu Gia Hội vắng tanh, những cột khói khác vươn lên… Cả thành phố đă chết, Huế tôi tang thương đến thế sao! Một nhịp cầu đă sập, tôi nghĩ vành khăn tang đă cuốn lấy Huế.
Xuống tàu tại chân cầu Trường Tiền, xuôi ḍng Hương xanh biếc ngang Gia Hội, quẹo trái sông Hang Bè, cầu Đông Ba đó, có tiệm La Ngu ngày xưa chúng tôi thường mua dụng cụ học tṛ. Tiếp tục xuống ngang tiệm gạo Mụ Đội, có người con gái đẹp năo nùng tên Xuân mà con trai Huế lứa tuổi tôi đều hơn một lần đi qua đó để nh́n người con gái trời cho đẹp. Qua trường B́nh Minh, nơi tôi học năm Đệ Tam, nhiều kỷ niệm đẹp. Đến Bao Vinh, dân chúng nhốn nháo khi thấy một đơn vị lớn đang đổ bộ tại bến đ̣.
Tôi hướng dẫn đơn vị vào Mang Cá Nhỏ để tới bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Địch chào đón bằng hàng loạt hỏa tiễn 107 và 122. Tất cả nằm sát bờ tường để tránh pháo và t́m chổ pḥng thủ. Tôi cho lệnh Sự, Trung Úy Đại Đội Phó, kiểm soát con cái và chuẩn bị cơm chiều. Trung Úy Sự là sĩ quan trẻ, có tài và đầy nhiệt huyết, xuất thân Khóa 19 Vơ Bị Đà Lạt, thủ môn đội tuyển Nha Trang, đúng là đa năng đa hiệu.
Tôi dự buổi họp Tiểu Đoàn khẩn cấp và quan trọng. Tiểu Đoàn Trưởng ra lệnh:
– Phu Nhân rành địa thế dẫn đầu, 8 giờ sáng mai xuất phát. Kế tiếp là Tôn, Đại Đội 1, Lượm Đại Đội 2, tiếp theo là Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn cùng Đại Đội Chỉ Huy, sau cùng là Ṭng Đại Đội 4. Mục tiêu Phu Nhân phải chiếm là trường tiểu học Trần Cao Vân. Trước trường có thành Quân Cụ, vào khoảng một đại đội ta đóng ở đó, không biết c̣n hay mất.
Phán hỏi:
– C̣n phi trường Thành Nội th́ sao? T́nh h́nh trong Đại Nội, Thiếu Tá có nắm vững không?
– Không rơ, tụi nó chiếm hết, chốt rất kỹ. Tất cả các cửa Thành Nội tụi nó đều kiền và chốt rất chặt. Cửa Hữu, cửa Chánh Tây, cửa Sập, cửa An Ḥa, cửa Đông Ba, Kỳ Đài Phú Vân Lâu v.v.. tụi nó đều chiếm hết.
Trong óc tôi, một bản đồ chi tiết hiện ra rất rơ cho một cuộc hành quân mà t́nh h́nh tôi nắm không được vững. Tôi cố t́m một con đường ngắn và an toàn nhất cho đơn vị để tới mục tiêu. Có rất nhiều đường đưa tới trường Trần Cao Vân, nơi từ 9 tuổi đến 19 tuổi tôi đă bao nhiêu lần đi lại. Con đường nào cũng đầy hoa và mộng, nay tôi đang t́m một con đường không có máu để cho anh em chúng tôi đi.
Tám giờ sáng, tất cả gọn gàng, sẵn sàng di chuyển. Ba trăm thước đường từ Mang Cá đến nhà tôi sao quá dài. Bồn chồn, nóng ruột v́ nơi đó Mạ tôi, d́ tôi, chị tôi và em trai út của tôi đang trông ngóng. Không biết có bị ǵ không?
Thiếu Uư Duật, Trung Đội Trưởng Trung Đội 2 dẫn đầu. Duật xuất thân Khóa 21 Đà Lạt, hăng say, gan, thích xóc đĩa và gái đẹp, uống rượu rất ít, chỉ phá mồi. Phán và Ban Chỉ Huy Đại Đội kế tiếp. Thiếu Uư Nghênh, Trung Đội Trưởng Trung Đội 1 tiếp theo. Nghênh xuất thân từ “Commando Du Nord”, kinh nghiệm, gan lỳ, thích đánh phé nhưng đánh nhỏ, rượu rất ít và không thích gái. Kế đến là Thượng Sĩ Nhất Mă Khện, Trung Đội Trưởng Trung Dội 3, xuất thân Commando trong Nam, rất gan lỳ, ít nói, mê rượu, không mê gái. Sau cùng là Thượng Sĩ Nhất Hải, Trung Đội Trưởng Trung Đội súng nặng. Hải xuất thân “Commando Du Nord”, người Nùng, lỳ lợm già dặn chiến trường, không rượu, không gái và không thuốc lá.
Hai bên đường dân chúng đứng chen chúc, vẻ mặt hớn hở, thật tội nghiệp cho họ. Lần lần những khuôn mặt quen thuộc hiện ra, những cánh tay vẫy chào, nào mụ Đội Dậu, mụ Ba, ông Sung, ông Dung, anh Thiên chủ bàn Ping Pong… Những tiếng nói đó đây:
– Anh Phán đó tề! Anh Phán! Anh Phán…
Tiếng gọi lớn dần và lan dài suốt con đường tôi đi.
Con hẻm sát hồ Tịnh Tâm là đường vào nhà tôi. Mạ tôi đó, d́, chị và em tôi đó, xao xuyến quá! Tôi đi nhanh đến ôm Mạ tôi, d́ và chị tôi khóc như mưa. Thằng em luống cuống chạy quanh, bị Mạ tôi nạt:
– Mi chạy mau vô nhà lấy khúc cá kho khô và đ̣n bánh tét gói lại đem ra đây bới cho anh mi.
Mạ tôi dụi vào tay tôi chai dầu Nhị thiên đường:
– Con xức cho khỏi gió.
Lính đi ngang hỏi nhau:
– Mạ Đại Úy sao đầu trọc lóc vậy bây?.
– Bà ấy đi tu để phước cho con, tụi ḿnh cũng được hưởng ké đấy.
Phán và âm thoại viên vẫn c̣n dừng lại:
– Nhà ḿnh có răng không Mạ? Bà con thân thuộc có ai bị chi không?
– Nhà ông Quế chủ quán Chiêu bị trúng hai trái nhưng người th́ không răng. Nhà ḿnh bị ngói đổ một góc, cây đào bị găy ngọn. C̣n thằng Chỉ không biết đi mô.
Chỉ là bạn tôi xuất thân Khóa 17 Vơ Bị Đà Lạt. Tôi xót xa đắng miệng:
– Thôi con đi, Mạ và gia đ́nh đừng lo cho con.
Mạ tôi khóc ̣a, tôi thật năo ḷng. Những tiếng gọi anh Phán, anh Phán tiếp tục vang lên cho đến giữa hồ Tịnh Tâm.
Tiếng gọi, giọt nước mắt và những cánh tay chào vẫy, phải chăng nhắc nhở trách nhiệm của tôi. Bây giờ là lúc đền đáp ơn sâu nghĩa nặng. Vinh dự này thật khổ. Máu nóng sôi trong người, tôi và hai âm thoại viên vượt lên đi với trung đội đầu.
Cuối hồ Tịnh Tâm là đường Tịnh Tâm, tôi cho lệnh quẹo tay mặt theo đường lên nhà ông Ngự Đạt. Như vậy bên hông mặt của con cái tôi lúc nào cũng có bức thành và cái hồ che chở. Cuối đường Tịnh Tâm quẹo trái là trường tiểu học Đoàn Thị Điểm, nhưng tôi không đi con đường này. Tiếp tục đi thẳng qua một con hẻm nhỏ, con đường đă bao lần đi lại, nào ăn cắp me, nào trộm sấu, nào hái xoài, nào đào sen, nào học thi, nào thăm người yêu… Con đường nào cũng nhắc tôi bao kỷ niệm yêu dấu khôn quên.
Đến Canh Nông, chưa thấy phản ứng nào của địch, gần sân bay Thành Nội dân chúng thưa thớt và kinh hăi. Tôi cho dừng quân bên này đường, một ông già mách:
– Con đường ni bị bắn rất rát, từ trong cửa Ḥa B́nh ở Đại Nội bắn ra.
– C̣n sân bay Thành Nội ra sao ôn, có ai khôn?
– Đánh nhau mấy ngày ni dữ lắm, mà tui không biết răng, không biết ḿnh hơn hay thua nữa.
Tôi chỉ con đường và hướng dẫn Duật: Băng qua khỏi con đường này, đến một xóm nhà, qua một cái cống th́ bên trái là thành Quân cụ. Nghênh và Mă Khện yểm trợ hông mặt cho Duật, và sau đó băng qua đường theo tôi. Con đường chỉ có 5 thước mà hơn một giờ mới vượt qua với 6 thằng em rớt rụng trên mặt đất. Lần ṃ theo mép đường tới sát ống cống, tôi cho dừng lại, phi trường vắng tanh. Tôi bảo Duật:
-Mày cho một thằng con nhỏ qua trước làm đầu cầu bên kia cống, sau đó cho tất cả con cái mày qua rờ vào thành Quân Cụ, chờ tau lên.
Thành Quân Cụ cao khỏi đầu người, không liên lạc được với bên trong. Tất cả con cái nằm sát thành để tôi và đám cận vệ ḅ tới cổng chính. Loáng thoáng thấy nón sắt, Field -Jacket, giây ba chạc, không phải tụi nó đâu, chắc chắn là bạn rồi. Thằng đệ tử tôi gọi lớn:
– Ê! Thủy Quân Lục Chiến đây.
Một loạt đạn bay qua khỏi đầu một cách rùng rợn. Ḅ lết vào tới trong đồn, ông trưởng đồn nói tiếng Huế đặc sệt, ông là Trung Uư Cát, thủ môn nổi tiếng của Huế:
– Đại Úy ơi, 7 ngày không ra vào nổi, nó bao hết. Trường Trần Cao Vân, Đại Nội, xóm nhà trước mặt và bao quanh đồn tụi nó chốt hết. Nhà bảo sanh sau lưng trường cách một cái hồ tụi nó cũng chiếm luôn. Dân chúng chạy hết rồi, không c̣n ai cả. Tụi nó pháo liên miên, không cho ngóc đầu được, đủ loại: 61, 82 hỏa tiễn 107, 122. Tôi ráng cố thủ đây được ngày mô hay ngày nấy, c̣n ngoài nớ tôi không liên lạc được nên không biết t́nh h́nh các nơi khác ra răng.
Tôi trở ra báo cáo về Tiểu Đoàn, lệnh của Tiểu Đoàn Trưởng:
– Phu Nhân chiếm cho bằng được trường Trần Cao Vân, dọn sạch chung quanh. Tiểu Đoàn Trưởng và Bộ Chỉ Huy sẽ lên ở trại Quân Cụ. Quan sát địa thế thêm một lần nữa, trước mặt trường là cái am lên đồng, bên cạnh là quán hớt tóc lợp tranh chỉ có một ghế ngồi. Sát đó là ngă ba đường, một đường chạy lên cửa Sập, một chạy về trường Đào Duy Từ và một chạy đến trường Trần Cao Vân. Có bốn năm cái đầu lố nhố bên trong trường. Duật phải chiếm am trước, trong trường bắn ra mănh liệt, có cả B.40. Tôi ra lệnh Nghênh và Mă Khện cầm chân hỏa lực trong trường học. Duật chiếm xong am không một tổn thất. Tôi gọi Thượng Sĩ Hải đem hai đại liên và một 57 không giật lên tăng cường cho Duật để Duật yểm trợ cho Mă Khện vào trường. Sau 45 phút dùng mưu kế cùng với hỏa lực và sự gan dạ, kinh nghiệm, Mă Khện đă chiếm được một lớp của trường. Nghênh tràn vào cùng với Mă Khện lục soát và làm sạch sẽ. Hỏa lực từ góc Thành Nội đổ dồn về phía trường học, không sao, có thành của các lớp học che chở.
Tôi kêu Sự:
– Pháo binh có chưa? Kêu về đại bàng Thanh Hoá cứ bắn vào góc thành cho tau.
Đến chiều vẫn không có một trái pháo bắn, anh em tôi có 7 đă lót đường cho mục tiêu đầu và 3 bị thương nặng. Tôi lên sát Duật và bảo đem cây 57 đến:
– Nhắm ngay vào góc thành, tụi nó bắn rát quá cứ “phơ” cho tau, trật trúng ǵ không cần, chỉ cần tiếng nổ.
Qua một vạt đất trống, trong một ngôi nhà gạch có bóng người lấp ló. Duật quay 57 nhắm thẳng:
– Nhột quá, cho em bung cái nhà này đi.
Tôi bỗng thấy có bóng đàn bà, tôi la lớn:
– Khoan bắn, nhà thầy Tiềm.
Rồi tôi băng qua đám đất trống đến nhà gặp cô và các cháu. Không thấy thầy, tôi chào cô và giới thiệu tôi học Sử Địa với thầy ở trường Bồ Đề và khuyên cô về dưới phố. Tôi trở lại vị trí mà ḷng nao nao buồn. Giờ này vẫn chưa có pháo, làm sao khóa góc thành đó lại. Duật bảo con cái đào hầm hố thật kỹ, tôi dặn:
– Mày cố thủ tại đây cho Tiểu Đoàn lên.
Tôi cùng đám đệ tử lúp xúp chạy đến tiệm hớt tóc để quan sát ngă ba đường và góc Thành Nội. Tôi chợt nghe tiếng đàn bà rên la quằn quại, sau cùng chỉ c̣n tiếng rên nho nhỏ. Nơi góc quán tối tăm, một người đàn bà máu me khắp nửa phần thân thể, vừa bị thương nặng lại vừa sanh ra một bào thai lờ mờ tượng h́nh đứa bé, trông giống như con rắn mối. Xót xa, chịu không nổi, tôi ra lệnh đem chôn đứa bé ngay và chuyển người mẹ về đồn Quân Cụ cho bác sĩ Tựu cứu giúp.
Đến lúc ấy đại đội tôi đă có 13 chết, 3 bị thương nặng để trải thảm cho đơn vị.
Tối đó, Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn đến trại Quân Cụ. Sáng hôm sau, Tiểu Đoàn Trưởng cho Đại Đội 2 của Tôn và Đại Đội 1 của Lượm dưới sự chỉ huy của đại ca Đă, Tiểu Đoàn Phó, chiếm nhà bảo sanh. Đoạn đường có 30 thước, cách một hồ nhỏ mà phải trả bằng 50 đứa con thân yêu. Sau 8 tiếng đồng hồ mới chiếm được nhà bảo sanh, Tôn bị thương ngay từ phút đầu, Lộc Đại Đội Phó lên thay.
Mười ngày tiếp theo, nh́n nhau qua một con đường rộng vừa đủ cho xe chạy mà hai bên đều khựng. Mưa vẫn rơi ray rức lê thê, thỉnh thoảng cơn gió thật lạnh thổi qua. Có những trận tấn công chớp nhoáng của địch vào Đại Đội của Lượm và Lộc đều bị đánh bật lui. Ngược lại ta cũng nhiều lần cố tràn qua bên kia nhưng không chiếm được thêm một tấc đất. Hai bên tải thương đều thấy nhau rất rơ. Lượm bị hao hụt nặng, Phu Nhân lên thay. Tôi và con cái ḅ lên từng toán một, địch và ta đă sát nhau, ngóc đầu lên là đạn bắn xuyên mũ sắt ngay. Hơn nửa ngày mới trám hết vị trí của Lượm. Lượm và Ṭng về pḥng thủ cho Tiểu Đoàn. Tối đến pháo địch đủ loại nổ vang trời. Xác chết của anh em nằm trên mặt đường, śnh lớn mà không lấy được. Phía bên kia bốn năm xác địch vẫn để yên, tụi nó cũng không dám ra lấy về. Cố giữ đất, giữ vị trí và làm vài cuộc tấn công nhỏ vẫn không qua đường được.
Từ căn nhà hai tầng cuối đường nh́n xéo từ nhà bảo sanh, một thượng liên và và trung liên nồi của tụi nó kiểm soát con đường rất kỹ, dưới sự chỉ huy của một đứa con gái mặc áo choàng màu xám, tóc xỏa dài nhưng không thấy rơ mặt. Tay đứa con gái chỉ tới đâu th́ đạn nổ dồn về hướng đó. Tôi nhắm bắn hai phát M16 nhưng hụt, nó trốn nhanh vào sau cửa và mất luôn.
Hai mươi ngày nằm chịu pháo và bị bắn sẻ, tối nào hai bên cũng rà máy chửi nhau. Theo dơi máy, đột nhiên tôi bắt được một câu báo cáo của tụi nó:
– Bồ câu hết thóc!
Tôi nghĩ ngay tụi nó đang thiếu đạn, nếu cứ nằm như thế này, một lúc nào đó tụi nó tập trung tấn công, ḿnh cũng sẽ bị mất vị trí ngay, chỉ v́ áp lực quá nặng nề, tổn thất nhiều, tinh thần anh em quá mệt mỏi. Tôi đi đến kết luận riêng: “Nếu ḿnh không đánh nó, chắc chắn nó sẽ tấn công ḿnh”. Tôi tŕnh với Tiểu Đoàn Trưởng:
– Thiếu Tá cho tôi luôn thằng 2 để tôi tấn công tụi nó. Tôi thấy tinh thần anh em xuống quá và sức khỏe ngày càng hao hụt.
Tiểu đoàn trưởng không cho, bắt ráng giữ vị trí. Phu Nhân năn nỉ:
– Nếu không th́ cho tôi đột kích, tôi cùng vài toán nhỏ tràn qua đường đánh đột kích rồi rút về. Ḿnh phải chứng minh cho tụi nó thấy ḿnh c̣n đủ sức chơi tụi nó, thời tụi nó không dám tấn công ḿnh.
Tiểu đoàn trưởng nói:
– Làm kế hoạch xong cho tôi hay.
Tại hầm của tôi anh em đang chờ, họ gồm: Lộc Đại đội 2, Sự Đại đội phó của tôi, Duật, Nghênh và Mă Khện. Tôi nói:
– Nằm chờ lâu tau chán quá, chỉ muốn qua đột kích tụi nó rồi rút về.
Tất cả im lặng, tôi tiếp:
– 4 giờ sáng mai ḿnh đột kích, nếu giữ được vị trí thời tau cho tràn luôn. Bây giờ tau chọn 4 toán:
Tất cả trang bị thật nhẹ: mỗi người 20 quả lựu đạn và hai băng đạn cong ráp ngược cho M16.
Sự và Lộc dẫn con cái ra sát bờ đường, khi thấy khói xanh th́ lùa tất cả tràn qua. Nếu thấy khói màu vàng, yểm trợ tối đa cho tụi tau dọt về. Sự và Lộc hăy về lo cho con cái, đúng 4 giờ sáng sẵn sàng tại vị trí.
Duật, Nghênh và Hải ở lại, tôi nh́n anh em thật lâu rồi cho biết
– Tau theo dơi tụi nó báo cáo qua máy, h́nh như tụi nó thiếu đạn. Do đó tau quyết định cuộc đột kích hôm nay.
Tôi nghiêm mặt và lạnh lùng nói:
– Hai ông Duật và Nghênh tôi chỉ định phải đi với tôi. Riêng ông Hải, tôi cho ông suy nghĩ lần nữa. Lần này đi khó trở về, ông con cái đông, muốn ở lại vị trí tôi cho phép và tôi hứa rằng tôi không nghĩ là ông thiếu can đảm.
Suy nghĩ một lát, Thượng sĩ Hải trả lời:
– Đại úy cho tôi ở lại vị trí.
Tôi vui vẻ bằng ḷng và gọi Mă Khện đến, Mă Khện đồng ư đi và xin đem theo Hạ Sĩ Nhất Mười. Tôi tiếp:
– Bây giờ các ông về chọn người xong lên gặp tôi.
Tôi ngồi suy nghĩ miên man, liều, phải liều mới cứu được đơn vị. Chiều hôm đó, lúc 4 giờ, các toán trưởng lên gặp tôi, có thêm Trung Úy Sự. Tôi hỏi lần chót:
– Có ai xin ở lại cho tôi hay.
Không ai trả lời. Tôi căn dặn Sự nhắc Lộc khi thấy khói xanh th́ sao và khói vàng th́ sao, phải nhớ kỹ. Tôi đưa ba toán trưởng ḅ đến hầm trú ẩn của nhóm tiền đồn ở sát ngă tư đường. Tôi chỉ từng căn nhà bên kia đường:
– Cái thứ nhất gần ngă tư là mục tiêu của tau, cái thứ hai kế tiếp có hàng rào là của Nghênh, căn thứ ba cũng có hàng rào và cây nhăn cao là của Mă Khện, căn thứ tư có mấy bụi chuối lớn là của Duật. Tất cả hăy quan sát cho kỹ và cố chọn một con đường tiến quân thích hợp, không cần báo cáo miễn sao thích hợp thôi.
Tôi tiếp tục quan sát mục tiêu của tôi. Căn nhà bằng gạch có nhà trên và nhà dưới, kế đó là cầu tiêu xây bằng đá lợp tôn, sát đường là cái giếng xi măng. Trước sân có hai cây vú sữa cao và sai trái. Tôi biết phải làm ǵ để chiếm căn nhà đó. Tôi quay lại nói:
– Lần chót tôi hỏi các ông có ư kiến ǵ không? Đúng 4 giờ sáng mai tôi sẽ chiếm trước, sau đó tùy các ông bằng mọi cách phải hốt cho bằng được các mục tiêu tôi ấn định.
Trở lại vị trí, tôi dặn ḍ Điểu, Việt, Can, Dư và Phúc mang máy:
– Tối nay miễn gác, 3 giờ sáng mai gặp tau ở đây.
Sau đó tôi đi gặp Tiểu đoàn trưởng để tŕnh bày kế hoạch. Ông nói:
– Nguy hiểm quá, không được, chết cả lũ!
Tôi nói:
– Nếu Thiếu Tá không làm bây giờ, một vài ngày nữa tụi nó chỉ cần ho là lính ḿnh chạy hết.
Cuối cùng ông chấp thuận:
– Nhớ là có ǵ th́ trở về liền, càng sớm càng tốt.
Tôi dạ nhưng trong đầu tôi nghĩ khác. Trước mắt tôi bây giờ không có ǵ ngoài đoạn đường từ tiền đồn qua cái giếng, lên cầu tiêu, tới nhà dưới rồi chiếm nhà trên. Tôi nằm suy nghĩ triền miên cho đến 3 giờ sáng.
Trước khi ḅ ra tuyến xuất phát, tôi nhắc Sự và Lộc một lần nữa cho chắc ăn. Bốn giờ kém mười sáng, toán tôi có mặt tại tiền đồn. Trời vẫn mưa, mưa xứ Huế có dư âm cái lạnh của ngày Tết. Trời tối không thấy ǵ, tôi ngại bắn lầm nhau. Gắng chờ một chút nữa, đến 5 giờ sáng mưa vẫn không tạnh, trời vẫn tối mù. Năm giờ rưỡi, cái giếng đă nh́n thấy được. Chuẩn bị! Tôi cảm thấy hồi hộp, chỉ cần bốn cái nhảy vọt là qua bên kia đường nhưng khó như đi lên trời v́ con đường này là con đường tử thần làm ranh giới bên ta và địch, là hai mươi ngày trời không nuốt nổi 5 thước đất. Rách nát bao nhiêu cũng vẫn không qua được. Bây giờ ḿnh cắt băng khánh thành, phải làm để cứu đơn vị, phải hy sinh để cứu đồng đội. Vừa suy nghĩ xong, tôi phóng vụt qua ôm bờ giếng. Kế tiếp là Điểu, Việt, Can, Dư băng theo. Tất cả ngồi ôm thành giếng, mồ hôi ra như tắm mặc dù trời lạnh như cắt. Điểu và Can chiếm cầu tiêu. Bỗng một loạt đạn thật gịn và thật gần, tôi quay nh́n ra đường. Phúc và cái máy nát ḿnh nằm trên mặt đường nhựa, dưới làn đạn mịt mùng của địch. Tôi hét lớn:
– Dư, Việt chiếm nhà bếp.
Tôi theo sát lên cầu tiêu bên cạnh Điểu và Can. Súng và pháo nổ dồn dập, một B.40 nổ ngay trên đầu mái tôn cong, cả ba thầy tṛ đều bị miểng nhỏ đâm đầy mặt, tóc râu và lông mày đều bị cháy. Cầu tiêu nhỏ quá nên tôi cùng Điểu và Can lên nhà bếp. Tôi ra lệnh:
– Điểu và Dư chiếm nhà trên, lục soát thật kỹ. Để Việt ở lại, tôi và Can cũng lên nhà trên. Điểu và Can giữ cửa chính nh́n ra sân, tôi và Dư giữ cửa sổ nh́n ra vườn có nhiều luống khoai lang.
Trời sáng hẳn, tôi lắng tai chẳng nghe nhà bên cạnh có ǵ cả bèn ḅ trở ra bờ giếng và thấy Duật, Nghênh, Mă Khện vẫn c̣n bên kia đường. Tôi toát mồ hôi. Tôi nh́n thẳng vào mấy ổng rất nghiêm và lấy ngón tay ngoắc. Tôi không dám gọi lớn tiếng, mấy ông kia gật đầu. Tôi ḅ trở lên nhà trên. Lựu đạn, súng nhỏ, súng lớn nổ khắp nơi và nhất là bên phía tay mặt tôi. Tôi biết rằng tụi tôi đă băng được qua đường. Tôi hỏi khẽ:
– Thấy ǵ không Dư?
Dư lắc đầu, tôi nghe tiếng th́ thào sát vách tường phía ngoài. Tôi đoán khoảng 7-8 người đang ở trong một cái hầm, tôi dùng ngón tay đẩy nhẹ cửa sổ. Một loạt đạn từ phía nhà đối diện xuyên ào ào vào cửa sổ. Bỗng Dư chỉ tay về phía các luống khoai, tôi đếm đủ 11 người đang ḅ qua, kaki Nam Định, súng AK và B.40, cách vách tường khoảng 20 thước, 15 thước rồi 10 thước. Tôi đưa súng lên lên định bóp c̣ th́ Dư kéo lại và ra dấu dùng lựu đạn. Tôi dựng cây súng xuống thật nhẹ, hai tay rút hai trái lựu đạn miệng cắn chốt. Dư cũng thế, bốn lựu đạn ném ra cùng lúc, tiếng nổ xé trời, rồi bốn trái tiếp theo. Bên ngoài tường, tiếng hét lớn rồi tiếng rên và sau đó im lặng, tụi c̣n lại ḅ sát vào chân tường. Nh́n ra cửa, 5 xác nằm vắt trên luống khoai. Một loạt đạn nổ và tôi nghe:
– Chết em, Đại uư!
Tôi sững sờ nh́n Dư, tay trái ôm ngón út của bàn tay mặt đầy máu, ruột của Dư đổ ra ḷng tḥng. Dư ngă vật ra chết tại chỗ, nơi Dư đứng có một lỗ hổng nhỏ ở vách tường. V́ măi nh́n qua cửa sổ mà không để ư ở phía dưới: nguyên một họng AK thọc qua lỗ tường để sát bụng Dư mà nhả đạn. Tôi bắn một loạt M16 ra cửa sổ, và cứ thế hết quả này qua quả khác tôi ném tất cả lựu đạn của tôi ra ngoài bờ tường.
Hai thằng em đă hy sinh, c̣n bốn thầy tṛ phải giữ vững vị trí. Phía bên tay phải của tôi, súng vẫn nổ dữ dội. Đến 10 giờ 30 sáng tôi cho Điểu liên lạc với Nghênh, Duật và Mă Khện. Điểu băng người ra đi, bốn căn nhà cách nhau mười phút đi bộ mà hơn một tiếng đồng hồ sau Điểu mới về báo cáo là tất cả đă chiếm được mục tiêu. Có đoạn đường nào xa và xấu hơn đoạn đường tôi đang đi!
Toán Duật: một chết một bị thương.
Toán Mă Khện: hai chết.
Toán Nghênh một chết một bị thương.
Tất cả là 6 chết 2 bị thương, chúng tôi c̣n lại 11 người tại tuyến.
Điểu ḅ ra giếng cố đem qua cho tôi một cái máy. Cột máy vào một đầu dây và quăng đầu dây kia qua cho Điểu kéo. Can mở máy liên lạc với Tiểu đoàn:
– Tŕnh đại bàng, tôi sẽ cho tràn ngập vị trí với thằng 2 của Lộc và thằng 3 của tôi.
Đại bàng hỏi:
– Tại sao từ sáng đến giờ không chịu liên lạc với tôi? Tôi ra lệnh rút về ngay.
Phán nài nỉ:
– Đây là dịp may, tinh thần anh em đang lên, tôi xin đại bàng cho làm luôn.
Đại bàng Thanh Hóa nói bằng bạch văn không ngụy trang:
– Nếu anh không rút về, tôi sẽ đưa anh ra ṭa án quân sự.
Khí giận bừng bừng, tôi tắt máy không trả lời, trên tay vẫn cầm trái khói xanh. Suy nghĩ thật kỹ. Suy nghĩ thật kỹ. Hơn mấy giờ để đánh mục tiêu, bốn căn nhà và một con đường ngập máu. Mưa vẫn lạnh như cắt da và mồ hôi vẫn ra như tắm. Cuối cùng tôi đành bảo Điểu chuyển lệnh cho các toán:
Năm thước đường đi đă khó, về c̣n khó hơn. Mỗi bóng người nhúc nhích là đạn nổ hàng loạt, liên hồi, đạn bắn chéo bao phía, đan lưới thật dày trên mặt đường và khắp vị trí. Làm sao trở về đây? Con cái bên kia đường đưa mắt theo dơi. Toán tôi ḅ ra giếng, bỗng mấy bóng đen vụt qua đường như sao xẹt, nhào vào bờ lề và được anh em kéo ra sau. Đạn nổ ḍn tan cày nát mặt đường. Đây là mấy đứa bị thương nặng, tưởng là di chuyển không nổi, nhưng khi nghe lệnh rút chúng thu hết tàn lực vùng chạy về, chớp mắt không kịp thấy.
Hỏa lực 3 phía nổ vùi vào vị trí chúng tôi. Các toán đột kích không c̣n liên lạc với nhau. Điểu và Can vẫn giữ căn nhà. Địch kiểm soát con đường bằng mấy cây thượng liên và trung liên, chúng bắn liên miên. Bên kia đường, Sự và Lộc đáp lễ bằng hỏa lực cơ hữu của Khăn Tím và của 2. Tôi lấy chân đạp vào thành giếng phóng người băng qua đường, lăn ḿnh, nhảy, chạy và té ào vô bờ lề. Anh em kéo vội tôi ra sau, tôi dừng lại bảo Lộc và Sự bắn từng loạt một để tụi nó dọt về.
Nh́n thấy Việt ngồi thành giếng trố mắt ngó về mà tội nghiệp. Sống và chết cách nhau có một con đường. Tôi hồi hộp xót xa cho mấy thằng em. Tôi vừa quay mặt hét:
– Bắn kềm mấy cây thượng liên.
Những bóng người bay vọt qua đường. Tim tôi thắt lại, đạn nổ mịt mù. Lần lượt tôi gặp Nghênh, Duật, Mă Khện và tất cả anh em. Tôi ôm gh́ từng đứa, tụi nó c̣n sống cả. Can và Việt nhào đến ôm tôi một cách dữ dội mà đậm đà tŕu mến. Lính với tay sờ người, nắm nhẹ áo tôi:
-Đại Úy, tóc và râu Đại Úy cháy hết rồi, mặt bị dăm nhiều chỗ.
Cả Đại đội bất chấp đạn địch, đứng dậy nh́n nhau hănh diện và sung sướng. Tôi báo cáo Tiểu đoàn:
– Tất cả đă về vị trí.
Bỗng tôi thấy thiếu một cái ǵ, tôi nh́n Can và Việt hỏi:
– Thằng Điểu đâu?
Tụi nó nói:
– Lần cuối cùng em thấy nó vừa khóc vừa chạy lung tung t́m Đại Úy ở bên ấy.
– Thôi chết tau rồi, tau phải cứu nó, hai thằng bây theo tau.
Tôi, Can và Việt ḅ trở ra đường. Bỗng nhiên một bóng người nhảy qua khỏi hàng rào, nhảy qua khỏi miệng giếng, phóng nhanh qua đường, nhào lăn vào vị trí và la lớn:
– Ê, tụi bay thấy anh Hai đâu không?
Điểu đứng dậy nước mắt đầm đ́a, tôi lao đến ôm Điểu:
– Tau định qua kiếm mày đây.
– Trời anh Hai, tụi nó nói anh Hai chết rồi. Em đi lục hết căn nhà mấy chục lần, chỉ không dám ra ngoài hè mà không thấy xác anh Hai đâu. Hôm trước Mạ có dặn nhỏ với em, phải sát bên cạnh anh Hai, nếu có ǵ cũng phải nhớ đem anh Hai về cho Mạ..
Tóc tai mặt mày râu ria Điểu cháy nám, áo quần rách bươm, nó khóc mùi mẫn v́ thấy tôi c̣n sống. Rồi nó lại bẻn lẻn cúi đầu hai hàng nước mắt lă chă giọt xuống đất. Trong một cuộc chiến bạc bẽo lại có chút t́nh nghĩa trao nhau qua mấy giọt nước mắt nóng hổi. Sáu giờ chiều, xuống tŕnh diện Tiểu Đoàn Trưởng, ông nói ngay:
– Ông làm chuyện nguy hiểm quá, lỡ kẹt bên đó th́ nói làm sao với Lữ Đoàn?
Tôi dạ dạ vâng vâng cho qua rồi nghiêm mặt đề nghị:
– Thưa Thiếu Tá, ngày mai cho tôi tấn công, tôi tin chắc sẽ tràn ngập vị trí tụi nó. Cho tôi thêm thằng 2 của Lộc, để thằng 1 của Lượm đi sau thu dọn chiến lợi phẩm. Chỉ xin Thiếu Tá cho tôi hai chiếc tank kèm hai bên hông của tôi.
Ông hỏi:
– Có chắc ăn không Phán?
Tôi cương quyết:
– Chắc, và nếu tràn được vị trí Thiếu Tá cho phép tôi đánh thẳng lên Kỳ Đài nếu kịp thời gian.
Tôi theo Tiểu Đoàn Trưởng lên tŕnh ông Già Hự, Đại Tá Yên Tư Lệnh Phó. Ông già chấp thuận.
Tôi trở về họp các trung đội trưởng:
Ngày mai, 8 giờ sáng, Đại Đội 3 Khăn Tím bên trái, Đại Đội 2 của Lộc bên phải, dàn hàng ngang lấy con đường lên cửa Sập làm chuẩn tiến song song. Sau khi hai chiếc tank yểm trợ bằng hỏa lực xong, cả hai đại đội xung phong tràn ngập vượt qua mỗi chốt thật nhanh, không cần thâu chiến lợi phẩm, để Đại Đội 1 đi sau làm chuyện đó. Tất cả ba lô và đồ ăn để lại, trang bị thật nhẹ, Khi tới xóm nhà sát cửa thành th́ dừng lại chờ tôi.
Đúng 8 giờ sáng ngày hôm sau, dàn quân, hai chiếc tank Ontos hạng nặng tiến lên, mỗi chiếc trang bị 6 cây đại bác 106 ly. Tôi chỉ vị trí tác xạ cho hai trưởng xa người Mỹ rồi ra lệnh khai hỏa. Hy vọng 12 cây 106 ly này sẽ san bằng mục tiêu trước mặt cho con cái tôi được dễ dàng đôi chút. Nhưng mỗi chiếc tăng chỉ bắn một phát đạn duy nhất rồi chạy lùi biến mất, không biết chạy về đâu. Tôi hết hồn, quân đă dàn xong, bắt buộc tôi phải ra lệnh xung phong. Tôi hét thật lớn, hét khản cả cổ:
-XUNG PHONG!
Cả một đoàn quân dàn hàng ngang, không một ai nhúc nhích. Con đường trước mặt, con đường của 21 ngày máu và nước mắt, con đường tráng nhựa đẹp đẽ nhưng băng qua là đi vào cơi chết. Tôi tức giận chửi thề lung tung rồi chụp cây đại liên M.60 của người lính bên cạnh bắn một loạt dài rồi một ḿnh tôi vừa bắn vừa băng qua đường cùng với toán cận vệ: Can , Việt, Điểu và hai thằng mang máy. Qua khỏi đường xông tới trước, tiếng đại liên của tôi nổ ḍn. Đúng lúc ấy cả đoàn quân đồng thanh hô xung phong và ào qua đường. Sau đó, đoàn người vượt nhanh qua mặt tôi và lướt tới trước. Súng nổ vang rền, đoàn quân tiến đều, M16 bắn văi vào chốt, lựu đạn ném vào chốt, đạp chốt, bang chốt, lướt qua, cố giữ đội h́nh. Tiếng nổ inh tai liên tục, đàn áp thật mănh liệt và chạy tới trước. Đến 3 giờ chiều, chúng tôi đến xóm nhà sát cửa Sập.
Tôi ra lệnh:
– Lộc và Sự mỗi ông cho 1 toán 10 người băng nhanh đến sát mặt thành rồi ngồi xuống. Toán kế tiếp chạy đến leo lên vai toán thứ nhất để toán này đồn đồn lên thành. Khi bám được mặt thành th́ tác xạ tối đa và bằng mọi cách giữ vị trí để làm đầu cầu.
Con cái tôi hành động đẹp c̣n hơn tài tử xi nê. Tiếng đạn lớn nhỏ nổ rền, hai toán lên thành chiếm xong vị trí. Tôi cho tất cả con cái đem bàn ghế ra chất sát tường và leo lên ngay. Tiếng đạn và pháo địch vẫn mănh liệt trên nóc thành.
Một chặng đường xương máu đă vượt qua, bây giờ mục tiêu chính, mục tiêu của niềm hănh diện, mục tiêu của ơn sâu và nghĩa nặng: Kỳ Đài Huế.
Đây là nơi tượng trưng cho linh thiêng của dân tộc nói chung và cho Huế nói riêng. Duật và 20 người tiến chiếm 6 cây súng thần công to lớn, từ đó Duật dùng hỏa lực kềm địch ở cửa Ngọ Môn, yểm trợ cho Nghênh và Mă Khện chiếm Kỳ Đài. Địch bắn trả. Con cái tôi dùng hỏa lực tối đa và thần tốc tiến vào Kỳ Đài. Phản ứng của địch bắt đầu yếu, 5 giờ 12 phút chiều, màu áo rằn ri Thủy Quân Lục Chiến đă làm chủ Kỳ Đài. Lá cờ xanh đỏ sao vàng đầy hận thù c̣n ở trên không. Một thằng em rút đâu trong người ra một lá cờ vàng ba sọc đỏ thật lớn. Tôi gọi về Tiểu đoàn:
– Tất cả đă sạch sẽ, xin Thiếu Tá cho tôi treo cờ.
Tôi nhớ rơ lệnh của Trung tướng Lê Nguyên Khang:
– Một người lính Thủy Quân Lục Chiến duy nhất c̣n sống sót cũng phải dựng lại cho được ngọn cờ vàng tại Phú Vân Lâu.
Trong niềm vui cùng tột, Hạ Sĩ Hạnh hét lớn: “Thủy Quân Lục Chiến”, xong lấy trái hỏa châu đập mạnh định bắn pháo bông lên trời ăn mừng. Trong cơn say chiến thắng, Hạnh xoay ngược hỏa châu vào ḿnh, hỏa châu nổ xuyên bụng. Hạnh cười tươi:
– Em không sao Đại Úy.
Phán nghĩ thằng em này tỉnh táo quá, chắc nó chết, và nó chết thật.
Tiểu Đoàn Trưởng bảo Phu Nhân giữ đầu máy chờ.
(Sau này tôi được nghe: Khi báo cáo về Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1, Chuẩn Tướng Trưởng xin Thủy Quân Lục Chiến dành vinh dự treo cờ cho Sư Đoàn 1. Sáng hôm sau ngày 24/2 Phạm Văn Đính dẫn một đơn vị của Sư Đoàn 1 từ cửa Thượng Tứ lên làm lễ thượng kỳ.
Nh́n lá cờ vàng phất phới trên nền trời màu xám của Huế, tôi hănh diện thật sự v́ một thằng con của Huế đă góp phần dựng lại ngọn cờ này.
Trung úy Sự tŕnh tôi:
– Thằng Hạnh chết, ḿnh c̣n 67 người.
Đại đội ra đi hơn 17O người, sau 24 ngày và sau bao nhiêu lần bổ sung quân số, chỉ có 3 mục tiêu: con đường, cửa Sập và Kỳ Đài mà bây giờ tôi chỉ c̣n lại 67 người.
Sáng hôm sau tôi về phối trí đóng quân lục soát ở khu vực cửa Đông Ba, Nhà Thương Nhỏ, chợ Xép, ngă tư Anh Danh. Ban chỉ huy của tôi đóng tại một tiệm cầm đồ, tiệm này có Tôn và Lưu cùng học một lớp với tôi hồi nhỏ. Trong nhà không c̣n ai cả. Chiều hôm đó tôi gặp lại rất nhiều bạn bè cũ. T́nh h́nh chưa được an ninh hoàn toàn nhưng đóng ở đây chúng tôi nhẩn nha hơn trước nhiều. Tôi đi kiểm soát các vị trí và cho lệnh lục soát tàn quân địch. Lính canh bắt giải tới một người đàn ông lớn tuổi, gầy ốm ăn mặc lếch thếch, áo vét nhàu rách, tóc tai rối bù và dơ bẩn, miệng nói lí nhí.
– “Lệnh giới nghiêm, đă 11 giờ đêm sao ông này c̣n lang thang trên hè phố, em nghi quá,” Người lính nói.
Tôi sững sờ nh́n người đàn ông. Thầy Cao Hữu Triêm!
– Trời ơi Thầy!
Tôi gọi mấy tiếng lớn mà thầy cũng không nghe, thầy tiếp tục lẩm bẩm rất nhỏ. Tôi cầm tay mời thầy ngồi:
– Con là học tṛ cũ của thầy đây.
Một ánh mắt lạc lơng xa vời:
– Ờ, ờ sao con khỏe không? Thầy mấy ngày ni chưa ăn chi cả.
Lính tôi kiếm cơm trắng và một đĩa gà luộc về mời thầy xơi. Tụi nó c̣n kiếm được một b́nh trà nóng mời thầy. Sau một hồi thầy tỉnh táo, và cho biết: cô và sắp nhỏ vào Đà Nẵng, thằng con lớn bị chết rồi, thầy không muốn về nhà nữa. Rồi thầy khóc, giọt nước mắt lăn dài trên đôi má nhăn nheo. Tôi nói:
– Thôi thầy ở đây với con cho yên.
Lính của tôi thay nhau hầu hạ thầy ân cần, đến ngày thứ tư thầy đ̣i đi, tôi thu xếp để thầy vô Đà Nẵng. Từ đó, tôi mất tin tức của thầy. Cầu mong thầy được bằng an.
Được sinh ra và lớn lên ở Huế, tôi cố trả một phần nào chữ Hiếu cho nơi chôn nhau cắt rún. Máu của tôi, của anh em tôi, của đồng bào tôi đă tạo thành một cơn sóng thần cuốn đi tất cả kẻ thù để dựng lại ngọn cờ trên Kỳ Đài tượng trưng cho Huế. Hàng chục năm sau, hồi tưởng lại, máu và xương kia đă theo ḍng Hương Giang cuốn tôi và bằng hữu ra biển bắt làm người biệt xứ!
Lạy trời, một ngày nào đó, cũng Cố Đô đó, cũng Kỳ Đài đó, cho tôi được góp phần dựng lại ngọn cờ một lần nữa để đền đáp ơn sâu và nghĩa nặng, nơi tôi đă sinh ra, nuôi tôi lớn lên và cho tôi làm người./.
Nguyễn Văn Phán
The Following 3 Users Say Thank You to cha12 ba For This Useful Post:
Sách của George J. Veith tiết lộ ǵ mới về Tổng thống Thiệu?
TIẾN MINH
Quanh Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu không chỉ là kẻ thù chính trị mà c̣n là những điệp viên cộng sản được cài cắm rất sâu vào bộ máy VNCH. Trong Drawn Swords in a Distant Land, tác giả George J. Veith đă nhắc lại một số chi tiết…
Ngay sau Tết Mậu Thân, “Ngành Đặc biệt” (Special Branch-SB, trực thuộc Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia), bắt đầu kiểm tra xem làm thế nào mà Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam (MTDTGPMNVN) có thể thu thập thông tin chi tiết trong kế hoạch tấn công Bộ Tổng tham mưu và Dinh Độc lập. Sau đó, khi Mỹ phát hiện loạt tài liệu nhạy cảm của Việt Cộng trong một chiến dịch truy quét ở Tây Ninh, SB lập tức nghi có nội gián. Họ tăng cường giám sát những người t́nh nghi có móc nối bí mật với Cộng sản. Thời điểm đó, SB đang theo dơi một người sống ở Sài G̣n tên Lê Hữu Thúy. Nấp dưới một bút danh, Thúy từng đăng các bài viết chỉ trích chính phủ trên một tờ báo do dân biểu Hoàng Hồ làm chủ. Hoàng Hồ hóa ra cũng là điệp viên Cộng sản. Khi điều tra hồ sơ Thúy, SB phát hiện thêm rằng nhiều năm trước, cảnh sát thời ông Diệm đă bắt đương sự v́ t́nh nghi làm Việt Cộng nằm vùng nhưng đương sự được thả theo lệnh ân xá chung của tướng Big Minh đối với tất cả tù nhân chính trị sau vụ chính biến lật đổ ông Diệm.
Khởi động chiến dịch có mật danh “Projectile”, SB cử một đặc vụ ch́m đóng giả làm thợ sửa chữa lân la đến làm thân với Thúy. Thúy sập bẫy. Một lần, đương sự buột miệng khoe với “người bạn” này về số gián điệp đang được cài trong bộ máy VNCH. SB lẻn vào nhà Thúy và đặt “bọ” nghe trộm. Đầu năm 1969, SB té ngửa khi phát hiện rằng người thường xuyên đến nhà Thúy lại là Vũ Ngọc Nhạ chứ không ai xa lạ. Nhạ là cố vấn tổng thống đặc trách các vấn đề tôn giáo. Tương tự Phạm Ngọc Thảo, Nhạ thoạt đầu chiến đấu trong hàng ngũ Việt Minh. Nhạ là người miền Bắc, cải đạo sang Công giáo, gia nhập giáo xứ của Linh mục Hoàng Quỳnh ở Phát Diệm. Sau khi vào Nam năm 1954, Nhạ định cư gần Huế, nhưng cuối tháng 12 năm 1958, ông bị bắt v́ t́nh nghi hoạt động cho Cộng sản.
Nhạ dĩ nhiên không nhận tội. Big Minh cuối cùng cũng trả tự do cho đương sự sau cuộc đảo chính ông Diệm 1963. Cha Quỳnh sau đó giới thiệu Nhạ với ông Thiệu và Nhạ được tín cẩn giao nhiệm vụ phụ trách các vấn đề liên quan tôn giáo… Bám đuôi Nhạ từ nhà Thúy, SB phát hiện Nhạ gặp Huỳnh Văn Trọng, cố vấn đặc biệt của Tổng thống Thiệu về các vấn đề chính trị, từng được ông Thiệu cử sang Mỹ với sứ mệnh nghiên cứu chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ. Đặc vụ SB thấy Trọng chuyển một phong b́ cho Nhạ. Sau khi Trọng rời đi, SB tiếp tục theo dơi và thấy Nhạ giao một gói hàng cho một phụ nữ…
Toàn bộ vụ việc trở nên chính trị hóa cao độ v́ cả Nhạ lẫn Trọng đều là cố vấn tin cậy của Tổng thống Nam Việt Nam. Khi CIA và SB báo với ông Thiệu và đề nghị bắt giam hai nhân vật trên, ông Thiệu đồng ư nhưng nhấn mạnh rằng bằng mọi giá phải t́m được chứng cứ v́ nếu không chứng minh được th́ vụ việc sẽ trở thành thảm họa. Sau khi thu thập bằng chứng, SB bắt Trọng và Nhạ vào tháng 7 và t́m thấy những tài liệu tuyệt mật mà họ sở hữu. Lần này, Nhạ khai ḿnh đă “nằm vùng” hai mươi năm. Phần ḿnh, Trọng cũng nói rằng ông ta biết Nhạ là gián điệp cộng sản khi chuyển tài liệu mật cho Nhạ. Tổng cộng, có hơn 50 người bị bắt trong đường dây t́nh báo Vũ Ngọc Nhạ, trong đó có một số nhà báo và hai quan chức cấp cao trong Bộ Chiêu Hồi. Phiên ṭa sau đó kết án Thúy, Nhạ và Trọng tù chung thân…
*****
Trở lên là những ǵ George J. Veith thuật trong quyển Drawn Swords in a Distant Land. Khá sơ sài. Về Vũ Ngọc Nhạ, đă có rất nhiều tư liệu được công bố. Ở đây xin thuật thêm về tay điệp viên sừng sỏ và nguy hiểm Lê Hữu Thúy – bí danh “A25” – một mắt xích phải nói là rất quan trọng trong đường dây t́nh báo nằm vùng tại miền Nam thời ông Thiệu. Thúy là một trong những thành viên của Lưới t́nh báo H10 (thuộc Cụm A22), trong đó Vũ Ngọc Nhạ làm cụm trưởng. Những người khác trong Cụm A22 đều là những kẻ được cài cắm rất sâu: Nguyễn Xuân Ḥe, công cán ủy viên Phủ Tổng thống; Vũ Hữu Ruật, Phó Tổng thư kư Đảng Dân chủ; Hoàng Hồ, dân biểu; Lê Hữu Thúy, công cán ủy viên Bộ Chiêu hồi; và Huỳnh Văn Trọng, cố vấn chính trị đối ngoại của Tổng thống Thiệu.
Sinh năm 1926 tại Hoằng Hóa, Thanh Hóa, trong gia đ́nh tuy không người theo đạo nhưng Thúy được cho đi học trường ḍng. Năm 1956, khi vào Sài G̣n, Thúy được trùm t́nh báo cộng sản Mười Hương chỉ thị thâm nhập khối Công giáo di cư. Thúy bắt mối với linh mục Vũ Đ́nh Trác làm tờ báo Di cư; làm phụ tá chủ bút báo Đường sống… Trong một bài viết trên báo Nông Nghiệp ngày 2-5-2012, con gái của ông Lê Hữu Thúy – bà Thanh Hương (lúc đó là Trưởng ban Tuyên giáo quận ủy quận 4, TP.HCM) – cho biết thêm, ông Thúy được gia đ́nh cho học trường Trung học Alexandre de Rhodes của Nhà chung Thanh Hóa. Sau khi tốt nghiệp tú tài, Thúy ra Hà Nội, học đại học cùng với đồng hương Trần Kim Tuyến. Năm 1949, Thúy được kết nạp vào Đảng Cộng sản và hoạt động ở Hà Nội với bí danh A25. Trước đó, Thúy công tác tại Ty Công an Thanh Hóa.
Tháng 10-1954, Thúy được giao nhiệm vụ trà trộn cùng những người Công giáo di cư vào Nam. Năm 1959, Thúy bị bắt do một Việt Cộng chiêu hồi khai. Sau vụ chính biến lật đổ ông Diệm, Thúy được thả. Và nhờ mối quan hệ với Trần Kim Tuyến cũng như với Đỗ Mậu – giám đốc Nha An ninh Quân đội, Thúy thậm chí được tuyển vào Nha An ninh Quân đội Sài G̣n. Vai tṛ của Thúy nói chung là rất lớn trong Lưới t́nh báo H10. Chính Thúy là người cùng Vũ Ngọc Nhạ xây dựng lá bài chính trị Huỳnh Văn Trọng, từng bước đưa Trọng trở thành cố vấn chính trị cho Tổng thống Thiệu. Huỳnh Văn Trọng từng là một bộ trưởng thời Bảo Đại. Thời Đệ nhất Cộng Ḥa, Trọng bị bỏ rơi nên bất măn. Vũ Ngọc Nhạ, cùng Lê Hữu Thúy, đă bày vẽ đường đi nước bước cho Huỳnh Văn Trọng xây dựng uy tín lẫn thanh thế, giúp ông Thiệu chạy đua vào ghế Tổng thống Việt Nam Cộng Ḥa. Do đó, Trọng được ông Thiệu tín cẩn đưa lên vị trí cố vấn đặc biệt. Nhờ đó, Trọng có điều kiện lấy được vô số tài liệu mật, giao lại cho Vũ Ngọc Nhạ để chuyển cho Trung ương Cục Miền Nam.
Khi vào làm cho Nha An ninh Quân đội, Thúy cũng thu được nhiều thông tin có giá trị. Trong sự kiện Mậu Thân 1968, Thúy lập bản đồ chi tiết Khu Tam giác Bến Lức-Đức Ḥa-Chợ Lớn tạo điều kiện dễ dàng cho Việt Cộng thâm nhập nội đô Sài G̣n. Từ năm 1967, Thúy chuyển sang làm công cán ủy viên Bộ Chiêu hồi, cho đến bị lộ và bị bắt. Báo Pháp Luật ngày 20-10-2015 cho biết thêm, thời gian bị giam ở Côn Đảo, Lê Hữu Thúy c̣n đánh cắp được danh sách tù chính trị và chuyển an toàn ra ngoài…
Đầu năm 1973, Vũ Ngọc Nhạ và Huỳnh Văn Trọng được đưa về khám Chí Ḥa, Sài G̣n. Ngày 23 tháng 7 năm 1973, Chính quyền VNCH trao trả Vũ Ngọc Nhạ cho MTDTGPMNVN. Năm 1974, Vũ Ngọc Nhạ được Cộng sản Bắc Việt phong trung tá Quân đội Nhân dân. Tháng 4-1974, Nhạ về Củ Chi, hoạt động bí mật, với chiến dịch tái dựng Cụm T́nh Báo Chiến Lược, móc nối với Thành phần Thứ ba và khối Công Giáo. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Vũ Ngọc Nhạ có mặt tại Dinh Độc Lập, đứng bên cạnh Big Minh, khi ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Vũ Ngọc Nhạ chết ngày 7 tháng 8 năm 2002 tại Sài G̣n. Phần ḿnh, Lê Hữu Thúy được tuyên dương “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” vào năm 1996. Đương sự chết năm 2000…
Những kẻ nằm vùng nguy hiểm không chỉ là “Lưới t́nh báo H10” của Cụm A22. Từ sau 1975 đến nay, báo chí cộng sản đă tiết lộ không ít gương mặt t́nh báo được cài cắm và phá hoại miền Nam – ngoài những gương mặt quá quen thuộc và được nói nhiều như Phạm Xuân Ẩn. Báo Lao Động ngày 30-4-2020 cho biết một trong những nhân vật như vậy, ít được nói đến, là Đinh Văn Đệ, từng là Chủ tịch Ủy ban Quốc pḥng của Hạ viện chính quyền Sài G̣n, từng tham gia phái đoàn VNCH sang Mỹ xin viện trợ trong những ngày cuối tháng 3-1975. Đinh Văn Đệ sinh năm 1924, quê ở Đồng Tháp, xuất thân từ một gia đ́nh đạo Cao Đài “có truyền thống cách mạng”. Năm 1952, Đệ vào Trường sĩ quan trù bị Thủ Đức; sau đó tướng Lê Văn Tỵ chọn làm trợ lư Tổng Tham mưu trưởng; rồi trung tá Chánh Văn pḥng Tổng tham mưu trưởng quân lực VNCH.
Cuối năm 1957, tướng Nguyễn Chánh Thi đảo chính hụt ông Ngô Đ́nh Diệm. Ông Đệ bị nghi dính líu với lực lượng đảo chính và bị quản thúc hơn một tháng. Nhờ mối quan hệ thân thiết của bố vợ ông với ông Phan Khắc Sửu nên Đệ được bảo lănh và sau đó được vào học Trường Đại học Quân sự Đà Lạt và đỗ thủ khoa. Đinh Văn Đệ sau đó được cử làm Thị trưởng Đà Lạt, sau kiêm Tỉnh trưởng Tuyên Đức, đến năm 1966 th́ được thăng cấp đại tá và chuyển sang làm tỉnh trưởng B́nh Thuận. Cuối năm 1967, ông Đệ từ chức tỉnh trưởng, ứng cử vào Hạ viện, trở thành Phó Chủ tịch Hạ viện, Phó Trưởng khối đối lập. Trong hai khóa Quốc hội với danh nghĩa Phó Chủ tịch rồi Chủ tịch Ủy ban Quốc pḥng Hạ viện, Đinh Văn Đệ đă cung cấp cho cộng sản nhiều tin tức quan trọng…
C̉N TIẾP…
The Following 3 Users Say Thank You to cha12 ba For This Useful Post:
Sài G̣n Những Ngày Cuối Cùng Và Nhân Tố Trung Cộng
Sách của tác giả George J. Veith tiết lộ ǵ mới? (Kỳ 3)
By MẠNH KIM
Trong chương 24 “I will draw out my sword”, phần “The final actor: China” (từ trang 553), tác giả George J. Veith đă thuật một số chi tiết về sự can dự của Trung Cộng vào chính trường Nam Việt Nam vào những ngày cuối cùng của nền Đệ nhị Cộng Ḥa, trong đó có cả việc Trung Cộng móc nối ông Nguyễn Cao Kỳ. Dưới đây là phần lược dẫn từ những ǵ được kể trong quyển Drawn Swords in a Distant Land: South Vietnam's Shattered Dreams (phát hành ngày 23-3-2021) của George J. Veith…
“Hai sư đoàn Dù của Trung Cộng sẽ được thả xuống Biên Ḥa”
Tiết lộ sau đây được đúc kết từ hơn một thập niên phỏng vấn và trao đổi email với ông Nguyễn Xuân Phong cho đến khi ông qua đời vào tháng 7-2017 (ông Nguyễn Xuân Phong là Quốc vụ khanh, Trưởng phái đoàn ḥa đàm VNCH tại Paris – ghi chú của người dịch). Trong hơn ba mươi năm, ông Phong không kể cho ai về sứ mệnh bí mật cuối cùng của ḿnh nhằm có thể cứu văn t́nh h́nh miền Nam. Ông cho biết, hồi ở tù cộng sản (sau 1975), “Tôi đă bị thẩm vấn trong hai năm với câu hỏi rằng chuyện ǵ xảy ra giữa Nam Việt Nam với Trung Quốc nhưng tôi tuyệt đối không nói” (Phong interview, November 30, 2006 – ghi chú của George J. Veith). Một lần, ông bị tra tấn dă man đến mức găy hai xương sườn bởi sự ngoan cố không hé môi.
Khi bay trở về Sài G̣n (vào những ngày chiến cuộc nóng bỏng 1975), ông Phong nỗ lực ngăn chặn một “cuộc giao tranh chiếm Sài G̣n”. Đại diện Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa (VNDCCH) bắn tin cho ông, cũng như cho người Pháp và “những người khác”, rằng nếu ông Dương Văn Minh không được đưa lên nắm quyền vào trước ngày 26 tháng 4, Việt Cộng sẽ san bằng Sài G̣n bằng 20.000 quả pháo. Khi ông Phong về đến Sài G̣n, ông lập tức đến gặp Tổng thống Trần Văn Hương.
Vài ngày sau, ông Phong gặp ông Trần Văn Đôn và một đại diện Chính quyền cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam (CMLTMNVN) để bàn về giải pháp liên minh. Đại diện ông Dương Văn Minh là Trần Ngọc Liễng (sau 1975, ông Liễng là ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; chết ngày 10-9-2011 – ghi chú của người dịch). Trong cuộc gặp, ông Phong nói khéo với đại diện CMLTMNVN rằng Pháp và các nước khác sẽ giúp đỡ chính phủ mới. Tuy nhiên, ông vẫn không nói ra thông điệp mà Trung Cộng muốn chuyển đến Sài G̣n. Thông điệp ǵ?
Kịch bản như sau (theo lời kể của ông Phong với George J. Veith). Trung Quốc muốn CMLTMNVN nắm quyền thông qua công thức của Pháp để ngăn chặn sự tiếp quản của cộng sản Bắc Việt. Rồi sau khi một liên minh giữa chính quyền VNCH và CMLTMNVN được thành lập, Tổng thống Minh sẽ thỉnh cầu giúp đỡ; Pháp hồi đáp bằng cách đưa một lực lượng quốc tế vào Nam Việt Nam với danh nghĩa bảo vệ chính phủ mới. Trong cái gọi là “lực lượng quốc tế” này, có nhóm “cơ bắp”, như cách nói của ông Phong, tức “hai sư đoàn Nhảy Dù của Trung Cộng được thả xuống Biên Ḥa”.
Những ǵ ông Nguyễn Xuân Phong biết và những ǵ ông tiết lộ trước khi chết vẫn c̣n là những bí ẩn chưa thật sự được giải đáp bằng cứ liệu lịch sử và tài liệu công bố chính thức của các bên liên quan
Bắc Kinh cho biết họ cần bốn ngày để điều quân và đưa đến căn cứ không quân. Ông Phong giải thích suy nghĩ của họ: Bắc Kinh không thể trực tiếp tiến hành và muốn tạo cảm giác để mọi người thấy rằng họ để người Pháp can dự. V́ yếu tố chính trị quốc tế nên Bắc Kinh không ngang nhiên can thiệp quân sự vào Nam Việt Nam. Phần ḿnh, Pháp cần kêu gọi một số quốc gia tham gia “lực lượng quốc tế” (với Pháp đứng đầu) nhằm có cớ để kéo Trung Cộng vào. Một số vấn đề mà Bắc Kinh đối diện thời điểm đó là số quân được đưa vào là bao nhiêu, và họ ở lại miền Nam Việt Nam bao lâu để kiềm chế và trấn áp quân Bắc Việt? Trung Cộng hứa họ sẽ ở lại chừng nào t́nh h́nh c̣n cần thiết nhưng từ ba đến sáu tháng là tối đa… v́ họ không muốn bị buộc tội xâm chiếm miền Nam Việt Nam.
Tại sao Trung Cộng muốn cản trở Bắc Việt, đặc biệt sau nhiều năm hỗ trợ Hà Nội? George J. Veith viết rằng, Trung Quốc chỉ muốn có một miền Nam Việt Nam trung lập để tránh bị bao vây bởi một hiệp ước giữa Moscow và Hà Nội rất có khả năng xảy ra. Một nhà sử học khẳng định rằng “có một sự đồng thuận về nhận định của giới nghiên cứu là vào năm 1973, các nhà lănh đạo Trung Quốc ngày càng lo ngại việc Hà Nội nghiêng về Moscow” (Kosal Path, “The Sino-Vietnamese Dispute over Territorial Claims, 1974–1978: Vietnamese Nationalism and its Consequences” – ghi chú của George J. Veith). Khi quan hệ giữa hai cường quốc Cộng sản (Trung Quốc và Liên Xô) trở nên tồi tệ từ đầu những năm 1960, Trung Quốc bắt đầu lo sợ sự can thiệp quân sự của Liên Xô, như cách họ xâm lược Tiệp Khắc năm 1968. Học thuyết Brezhnev thậm chí tuyên bố rằng Moscow có quyền lật đổ bất kỳ chính phủ Cộng sản nào tách khỏi quỹ đạo của họ. Tháng 3-1969, loạt giao tranh vũ trang đă nổ ra dọc biên giới Liên Xô và Trung Quốc; rồi tháng 5, Liên Xô đă thuyết phục Ấn Độ và Triều Tiên tham gia liên minh chống Bắc Kinh.
Trung Cộng tiếp xúc ông Nguyễn Cao Kỳ?
Theo ông Phong, cuộc gặp giữa ông với phái viên của Chu Ân Lai vào tháng 12-1970 là ván bài mở đầu của Bắc Kinh trong chiến dịch hậu trường ngăn cản một nước Việt Nam thống nhất. Không ai bị sốc hơn, khi biết về sự thay đổi này trong chính sách Trung Quốc, bằng đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ Alexander Haig. Gặp Chu Ân Lai năm 1972 với tư cách thành viên đoàn tiền trạm cho chuyến thăm của Nixon, Haig đă sửng sốt khi nghe Chu nói: “Các ông (Mỹ) đừng thua ở Việt Nam”! Báo cáo của Haig cho biết, Chu “xem việc Mỹ thất bại và rút quân khỏi Đông Nam Á là… nguy hiểm đối với Trung Quốc”…
Nayan Chanda, phóng viên nổi tiếng của tờ Far Eastern Economic Review, cũng từng đề cập về nỗi sợ của Trung Quốc trước viễn cảnh một Việt Nam thống nhất. Chanda viết rằng Bắc Kinh đă “nhất quán tuân thủ chính sách duy tŕ bằng mọi giá một Đông Dương bị chia cắt không có sự có mặt các cường quốc. Để làm được điều đó, họ áp dụng chính sách “ngoại giao thầm lặng”, tạo ảnh hưởng kinh tế, và tất nhiên, sử dụng sức mạnh quân sự”. Chanda cho biết thêm, tháng 4-1975, Bắc Kinh đă yêu cầu Hà Nội không nên thực hiện chiến dịch tổng tiến công vào Sài G̣n. Philippe Richer, từng là đại sứ Pháp tại Hà Nội giai đoạn 1973-1975, xác nhận rằng vào ngày 20-4-1975, chín ngày trước khi chiếm được Sài G̣n, Bắc Kinh đă thực sự cảnh báo Hà Nội về mối nguy hiểm của việc “vươn chổi quá xa”, cách nói của Mao vào năm 1972. Và Trung Cộng cũng được cho là đă tiếp cận ông Nguyễn Cao Kỳ.
Trong cuộc phỏng vấn với William Buckley trên Firing Line vào tháng 9-1975, cựu Phó Tổng thống Nam Việt Nam Nguyễn Cao Kỳ nói rằng, khoảng cuối năm 1972, đại diện Trung Cộng đă đến tận nhà ông ở Sài G̣n. Ông Kỳ cho biết, họ yêu cầu ông lật đổ ông Thiệu và “tuyên bố miền Nam Việt Nam trung lập, không đứng về Nga hay Mỹ”. Nếu ông Kỳ chấp nhận làm điều đó, “người Trung Quốc sẽ ủng hộ ông, v́ chúng tôi vốn đă gặp khó khăn ở biên giới phía Bắc với người Nga. Chúng tôi không muốn thấy sườn phía Nam của chúng tôi bị một vệ tinh của Nga trấn ngữ” (“Why We Lost the War in South Vietnam,” transcript of PBS Firing Line, October 4, 1975 – chú thích của George J. Veith).
Ông Kỳ cũng lặp lại câu chuyện này trong một phát biểu vào tháng 12-1975 tại Mỹ, kể rằng “một nhóm đặc vụ Trung Quốc đă đến nhà ông ấy…, đề xuất một vụ đảo chính lật đổ ông Thiệu được Trung Cộng hậu thuẫn” (China Proposed Coup, Said Ky,” Baltimore Sun, December 6, 1975 – chú thích của George J. Veith). Tuy nhiên, tại sao ông Kỳ không bao giờ đề cập vụ này trong hai cuốn sách của ông cũng là điều cần đáng chú ư. George J. Veith thuật thêm, sau khi chiếm Hoàng Sa vào tháng 1-1974, Trung Cộng cũng cố móc liên lạc với ông Thiệu. Khi trao trả tự do cho những người lính VNCH bị bắt trong vụ Hoàng Sa qua ngă Hong Kong, Trung Cộng đă yêu cầu tổng lănh sự VNCH chuyển một thông điệp cho Tổng thống Thiệu với yêu cầu tổ chức cuộc gặp bí mật.
Việc Trung Cộng ráo riết muốn nhảy vào chính trường miền Nam nhằm ngăn ư muốn thống nhất Việt Nam của cộng sản Bắc Việt c̣n được thực hiện ở London. Hè 1974, Trung Cộng cho người tiếp cận Đại sứ quán VNCH ở London (Nguyen Tien Hung, Palace File – chú thích của George J. Veith). Trong khi đó, tại Hong Kong, Bắc Kinh muốn thông qua kênh Jim Eckes, một bạn thân của ông Phong, thời điểm đó là giám đốc một hăng hàng không ở Sài G̣n. Gia đ́nh Eckes sống ở Hong Kong và đương sự đi đi về về giữa Hong Kong và thủ đô Nam Việt Nam. Tổng lănh sự VNCH đă nhờ Eckes chuyển thông điệp Trung Cộng cho Tổng thống Thiệu nhưng Eckes lại đưa cho Đại sứ Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam Graham Martin; và “thông điệp” – Eckes cho biết – cuối cùng “đă ‘chết’ trong tay Martin” (Interview with Jim Eckes, October 11, 2007 – chú thích George J. Veith).
Tướng Pháp Paul Vanuxem trong Dinh Độc lập ngày 30-4: C̣n nước c̣n tát!
Nhân vật đại diện Paris trong vụ Pháp muốn cùng Trung Cộng nhảy vào miền Nam là tướng hưu Paul Vanuxem, người từng biết ông Thiệu cũng như nhiều tướng tá VNCH từ thời cuộc chiến Đông Dương. Vanuxem đă gặp ông Thiệu nhiều lần và trở lại Nam Việt Nam vào những ngày cuối cùng với tư cách phóng viên tuần báo Pháp Carrefour. Năm 1976, Vanuxem đă ấn hành tập sách mỏng kể chi tiết những ngày cuối cùng của Sài G̣n, cho biết rằng ḿnh có mặt trong Dinh Độc lập ngày 30-4 cùng Tổng thống Minh cũng như một số nhân vật trọng yếu (trong đó có Thủ tướng Vũ Văn Mẫu-Thủ tướng; Thái Lăng Nghiêm-Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng; dân biểu Lư Quí Chung-Bộ Trưởng Thông Tin; chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh-quyền Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH… - chú thích thêm của người dịch).
Paul Vanuxem tại Ninh B́nh ngày 30-5-1954 (Keystone-France/ Gamma-Rapho/Getty Images)
Năm 1982, Nguyễn Hữu Hạnh đă nhắc lại về sự kiện này trong cuộc phỏng vấn được phát trong Vietnam: A Television History của Đài PBS. Ông Hạnh kể rằng, điều đầu tiên mà Vanuxem nói trong cuộc gặp những nhân vật cao cấp nhất của VNCH ngày 30-4 tại Dinh Độc lập là cho biết ḿnh vừa đến từ Paris, rằng trước đó, ông đă gặp một số người quan trọng trong đó có các viên chức Đại sứ quán Trung Cộng. Tiếp đó, Vanuxem yêu cầu Tổng thống Minh tuyên bố “nghỉ chơi” với Mỹ để “đón chào” Trung Cộng; và chỉ như vậy th́ Bắc Kinh mới có thể ép Hà Nội ngừng bắn. Vanuxem cũng đề nghị Tổng thống Minh câu giờ (việc tuyên bố đầu hàng) thêm 24 tiếng nhưng ông Minh từ chối. Cần nhắc lại, thời điểm Vanuxem đến Dinh Độc lập là lúc ông Minh vừa ghi âm xong bản tuyên bố đầu hàng.
Khi ông Minh nói t́nh h́nh chẳng c̣n ǵ để níu kéo, Vanuxem trả lời: “Không đến mức tuyệt vọng. Tôi đă dàn xếp chuyện này ở Paris. Tôi chỉ muốn ông công khai lên tiếng việc cần Trung Quốc bảo vệ ông”… Vanuxem đồng thời cũng nói với những người có mặt trong Dinh Độc lập lúc ấy: “Các ông phải rút xuống Cần Thơ và bảo vệ Quân đoàn IV chiến thuật. Vài ngày nữa, Trung Quốc sẽ đưa ra giải pháp trung lập cho Nam Việt Nam”. Ông Minh trả lời: “Chúng tôi vừa yêu cầu người Mỹ rút khỏi Việt Nam trong ṿng 24 giờ tới. Chúng tôi không thể yêu cầu Trung Cộng can thiệp t́nh h́nh nội bộ Việt Nam” (Letter from Trinh Ba Loc, March 22, 2013 – chú thích của George J. Veith).
Cộng sản Bắc Việt không hoàn toàn mù tịt về vụ này. Tướng Bắc Việt, Văn Tiến Dũng, viết: “Vanuxem đă vội vă đến Sài G̣n từ Pháp”; vào ngày 30-4, “ông ta (Vanuxem) đă cố ngăn việc phát đoạn băng (tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Minh) và đưa ra một kế hoạch nhằm ngăn chặn cuộc tổng tiến công của chúng ta vào Sài G̣n” (Van Tien Dung, Our Great Spring Victory: An Account of the Liberation of South Vietnam, translated by John Spragens, Jr – chú thích của George J. Veith).
*****
Bất luận thế nào, tác giả George J. Veith cũng thận trọng viết thêm rằng, những ǵ ông Nguyễn Xuân Phong thuật lại, liên quan Trung Cộng, là điều chưa thể kết luận rằng có chính xác tuyệt đối hay không, dù rằng việc tạo ra một chính phủ liên hợp (VNCH và CMLTMNVN) để loại ông Thiệu chắc chắn là âm mưu của Hà Nội và điều này hoàn toàn có cơ sở để tin. Cá nhân ông Hoàng Đức Nhă cũng nghĩ như vậy. Cho đến nay, Hà Nội có vẻ tin vào những ǵ Vanuxem kể, nhưng với giới nghiên cứu, người ta chưa t́m thấy tài liệu khả tín được công bố một cách chính thức bởi chính quyền Paris hoặc Bắc Kinh. Dĩ nhiên việc chờ Bắc Kinh tiết lộ những bí mật hậu trường chính trị quốc tế là điều không ǵ có thể hoang đường hơn.
Có một điều chắc chắn rằng, ư tưởng hất Mỹ để nhảy vào Việt Nam là điều mà Pháp luôn thèm khát và họ đă thực hiện điều đó từ thời ông Ngô Đ́nh Diệm, lúc Charles De Gaulle c̣n ngồi ghế tổng thống - như được thuật trong quyển Death Of A Generation – How The Assassinations Of Diem And JFK Prolonged The Vietnam War của tác giả Howard Jones (giáo sư sử Đại học Alabama). Trong quyển này, Howard Jones cũng nhắc lại việc Pháp muốn dựng một miền Nam Việt Nam trung lập…
The Following 5 Users Say Thank You to nangsom For This Useful Post:
Như chỉ mới hôm qua – Kư ức 30 tháng Tư
Last updated Apr 5, 2021
Tùy bút Huỳnh Công Ân
46 năm đă trôi qua, nhưng những ngày cuối Tháng Tư oan nghiệt đó không bao giờ phai nḥa trong tâm khảm của tôi.
Vừa mới cưới vợ chưa đầy một tháng, những ngày hạnh phúc đôi lứa bị bóng đen của sự mất mát lănh thổ miền Nam bao phủ, làm mờ dần đi theo từng ngày, khi tin nơi này thất thủ, nơi kia di tản.
Trước ngày đám cưới, tối Mười Một Tháng Ba năm 1975, sau khi đi dạy trường tư về nhà, ăn cơm xong tôi lên giường nằm đọc báo, một thói quen trước khi ngủ. Tôi giựt ḿnh khi thấy một tin chạy tít lớn ở trang nhất: Tiểu khu Darlac (Ban Mê Thuột) thất thủ. Tuy vậy tôi không lo lắm v́ cách đó hai tháng chúng ta đă mất tỉnh Phước Long nhưng tôi nghĩ rằng rồi đây quân ta sẽ tái chiếm lại được hai tỉnh này như năm 1968 tái chiếm Huế và 1972 tái chiếm Quảng Trị. Nhưng không ngờ sau đó, chỉ không đầy nửa tháng kể từ ngày 16 đến ngày 29 Tháng Ba, ta mất luôn hai quân khu 1 và 2.
Chúng tôi tổ chức đám cưới vào đầu Tháng Tư tại nhà hàng Sài G̣n, gần rạp Đại Nam đường Trần Hưng Đạo. Tiệc cưới phải bắt đầu sớm, từ năm giờ chiều, để chấm dứt trước tám giờ tối, là giờ giới nghiêm bắt đầu. Dù là ngày vui, nhưng trên gương mặt của mọi người đều lộ vẻ lo lăng về một tương lai đen tối.
Chỉ vài ngày sau đám cưới, một buổi sáng khi tôi chuẩn bị đi dạy th́ nhiều tiếng nổ lớn phát ra từ phía trung tâm Sài G̣n. Tôi chạy ra lan can nh́n lên bầu trời thấy một chiếc phi cơ bay ngang không phận Sài G̣n. Không bao lâu sau đài phát thanh Sài G̣n loan tin Trung Úy Nguyễn Thành Trung, Sư Đoàn 3 Không Quân ở Biên Ḥa, thay v́ thi hành một phi vụ chiến đấu với Việt Cộng, lại quay về Sài G̣n thả bom xuống Dinh Độc Lập rồi bay đi, đáp xuống Lộc Ninh, một quận của B́nh Long mà quân ta đă bị mất vào tay địch từ mùa hè đỏ lửa 1972. Th́ ra hắn ta là một tên nằm vùng, lặn sâu trong Không Lực VNCH đợi ngày lộ nguyên h́nh.
Rồi những tin dữ dồn dập ập tới. Pḥng tuyến Phan Rang tan vỡ ngày 16 Tháng Tư, hai tướng Nguyễn Vĩnh Nghi và Phạm Ngọc Sang bị địch bắt. Ngày 20 Tháng Tư, Sư Đoàn 18 Bộ Binh rút khỏi Long Khánh sau hơn mười ngày anh dũng cầm cự với địch quân đông gấp nhiều lần. Ngày 21, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức sau khi đọc một bài diễn văn tố cáo đồng minh Mỹ bỏ rơi Việt Nam. Phó Tổng Thống Trần Văn Hương lên thay thế trong khi Sài G̣n bị Việt Cộng vây tứ phía.
Ngày 26 Tháng Tư, tôi lên Biên Hoà lănh lương. Tuy tôi đă đổi về dạy tại Trung Tâm Giáo Dục Hồng Bàng ở Sài G̣n nhưng thủ tục chuyền lương chưa xong, vẫn c̣n nằm ở Ty Giáo Dục Biên Ḥa. Hôm đó, tôi đi xe ôm ra ga xe lửa Sài G̣n. Trễ tàu nên tôi nhảy lên xe ôm đuổi theo tàu tới ga Hoà Hưng. Vẫn không kịp, lại đi xe ôm đến ga Phú Nhuận, th́ tàu chưa tới. Tôi ghé nhà anh Nguyễn Phi Long, dạy cùng trường Ngô Quyền, rủ anh cùng đi lên Biên Ḥa. Long đứng trên gác bảo tôi anh đang chuẩn bị di tản ra nước ngoài theo người anh là đại úy ở Bộ Tổng Tham Mưu. Tôi cười nói với anh: “Hết chiến tranh rồi đi làm ǵ!”
Long là người Bắc di cư nên đă có kinh nghiệm về cộng sản, c̣n tôi là người miền Nam nên quá ngây thơ để sau này, nếm mùi cộng sản mất 11 năm.
Lănh lương xong, tôi ra một quán nhậu gần rạp Biên Hùng gọi một chai bia và một dĩa chem chép xào tiêu. Tôi ngắm nh́n lần cuối thành phố Biên Ḥa, mà tôi biết sẽ rơi vào tay cộng quân nay mai.
Ngày 28 Tháng Tư, tôi có giờ dạy tại trường Saint Thomas (Nhà Thờ Ba Chuông) đường Trương Minh Giảng. Lúc cho học sinh làm bài tập, đứng bên cửa sổ nh́n đoàn trực thăng chở người Mỹ di tản khỏi Việt Nam mà ḷng phân vân lo lắng không biết cuộc đời ḿnh sẽ ra sao. Giờ giải lao, trông thấy vẻ mặt ưu tư của các thầy, cô giáo, linh mục hiệu trưởng vào pḥng giáo sư trấn an mọi người: “Sắp có giải pháp, quư vị cứ yên tâm dạy học.” Nhưng liệu có giải pháp ǵ không khi miền Bắc đang thừa thắng tiến về Sài G̣n?
Buổi chiều trời mưa sụt sùi như để chia sẻ nỗi đau sắp mất nước của người dân miền Nam. Trong hội trường Diên Hồng, lưỡng viện quốc hội họp để bầu Đại Tướng Dương Văn Minh lên làm tổng thống thay cụ Trần Văn Hương, để thương thuyết với phía bên kia như sự đ̣i hỏi của họ trước đó. Tuy nhiên, mọi người đều nghĩ là Việt Cộng sẽ không chịu thương thuyết v́ họ đang trên đà thắng lợi.
Trong thâm tâm, tôi ước mong bên ta c̣n nguyên vẹn quân khu 4, ḿnh cố thủ bên kia bờ sông Mỹ Thuận. Cùng lắm với phương tiện hải quân và không quân c̣n lại, nếu thua trên đất liền th́ ḿnh kéo ra đảo Phú Quốc giữ một nước Việt Nam Cộng Hoà thu gọn như Trung Hoa Quốc Gia giữ được Đài Loan sau khi mất lục địa về tay Trung Cộng.
Trước khi giao quyền lại cho Đại Tướng Dương Văn Minh, Tổng Thống Trần Văn Hương có cùng ư nghĩ như mọi người khi hỏi tướng Minh câu: “Đại tướng lấy ǵ bảo đảm nói chuyện được với phía bên kia?”
Đêm đó tôi trực trong Trung Tâm Giáo Dục Hồng Bàng với ông Giám Đốc Lâm Vơ Huỳnh, và vài người bạn đồng nghiệp khác. Để quên đi nỗi lo lắng về thời cuộc, chúng tôi uống bia và đánh xập xám giết th́ giờ nhưng không quên mở thường trực chiếc radio để theo dơi tin tức. Thỉnh thoảng những tiếng nổ lớn của các hoả tiễn 122 ly mà Việt Cộng bắn vào thủ đô Sài G̣n, kéo chúng tôi về với thực tại đau buồn.
Từ bốn giờ sáng ngày 29 Tháng Tư, Bộ Tổng Tham Mưu, phi trường Tân Sơn nhất, Bộ Tư Lệnh Hải Quân bị pháo kích dữ dội. Cộng quân chiếm được Nhơn Trạch, đặt hai khẩu 130 ly và bắn 300 quả vào Tân Sơn Nhất gây nhiều thiệt hại. Các băi đậu phi cơ, bồn chứa nhiên liệu, kho đạn bị trúng pháo kích gây nhiều đám cháy lớn.
Cũng trong ngày 29 Tháng Tư, tin Việt Cộng đă về gần tới Biên Ḥa làm tôi nghĩ rằng Sài G̣n sẽ là băi chiến trường đẫm máu. Lệnh giới nghiêm 24/24 được ban hành nhưng dân chúng nơi tôi ở ùn ùn kéo nhau ra kho Bata đường Tôn Đản, Quận 4 phá cửa hôi đồ. Tôi đứng bên kia đường nh́n quang cảnh hỗn loạn giờ thứ 25 của cuộc chiến mà đau ḷng. 21 năm gầy dựng một miền Nam tự do, dân chủ và trù phú, mà chỉ chưa đầy hai tháng tất cả đều đổ vỡ.
Một em học tṛ của tôi ở trong hẻm chung xóm với người bạn tên B́nh của tôi, thấy tôi ở đó nên đến cho tôi hay cả nhà của B́nh kể bà nội của B́nh hơn 80 tuổi đều đi máy bay sang Mỹ tối hôm qua v́ hai đứa em gái làm cho hăng hàng không PanAm. Tối nhớ lại chiều ngày 26 Tháng Tư, khi từ Biên Ḥa về, má tôi đưa cho tôi một mẩu giấy trong đó B́nh nhắn tôi vào nhà nó có việc cần. Th́ ra B́nh định kêu tôi đi với gia đ́nh nó qua Mỹ. Một lần nữa tôi đă lỡ hẹn với tương lai khi không đi gặp bạn tôi.
Sáng 30 Tháng Tư, tôi lấy xe lambretta chở vợ tôi đi một ṿng quan sát thành phố. Chúng tôi đi tới toà đại sứ Mỹ trên Đại Lộ Thống Nhất thấy người ta bu đông trước chiếc cổng khép kín của cơ quan này. Người ta chen chúc nhau để được vào trong. Chúng tôi quay lại kho 5, quận 4 gặp một đám đông đang t́m cách xuống những con tàu đang đậu ở đó. Tôi không có mảy may ư định nào ra đi lúc đó. Tại đây, từ một chiếc radio của ai đó tiếng Tổng Thống Dương Văn Minh ra lệnh binh sĩ VNCH buông súng đầu hàng quân giải phóng vang lên.
Thế là hết! Miền Nam không c̣n nữa. Chế độ mới sẽ đối xử với những người phục vụ trong guồng máy của chế độ cũ như thế nào? 11 năm kẹt lại ở Việt Nam tôi đă có câu trả lời, và bất cứ người nào cùng hoàn cảnh với tôi cũng có câu trả lời tương tự. Trong 11 năm đó, tôi thường tự nhủ “chỉ cần cho tôi sống một ngày như trước ngày mất nước, su đó có chết tôi cũng vui ḷng.”
Có những thứ ḿnh có mà ḿnh không biết là quư giá. Đến khi mất nó rồi ḿnh mới cảm thấy tiếc nuối khôn nguôi.
saigonnho
Lời mời gọi cùng viết về “Kư ức 30 tháng 4”
T́nh h́nh trong phi trường Đà Nẵng càng lúc càng tồi tệ, từ vùng núi phía tây, quân cộng sản Bắc Việt đă nă pháo 130 ly vào phi đạo khiến các chuyến bay vận tải chuyển người về Nam phải ngưng lại. Hành khách chen lấn đổ xô lên những chuyến bay C-130 đến nỗi trưởng phi cơ phải ra lệnh vừa đóng nắp bửng vừa di chuyển ra phi đạo. Có những người bị bị kẹt trong buồng bánh phi cơ về tới Sài G̣n mới biết .
Trong t́nh thế đó, phi công chính của chiếc trực thăng vận tải Chinook CH-47A đă quyết định cất cánh rời phi trường Đà Nẵng với hơn 60 hành khách gồm hầu hết là thân nhân gia đ́nh quân nhân tạm lánh nạn qua phi trường Non Nước bên vịnh Tiên Sa sát biển c̣n ổn định dưới sự trấn đóng của quân pḥng ngự TQLC.
Phi hành đoàn gồm phi công chính Đại úy Phạm-Văn-Kiến, phi công phụ Trung úy Nguyễn-Đ́nh-Hương, hoa tiêu Đại úy Nguyễn-Anh-Dũng và hai xạ thủ đại liên. Tờ mờ sáng ngày 29 tháng 3 năm 1975, Bộ Tư Lệnh Hành Quân cùa Sư Đoàn TQLC bắt đầu xuống tàu Hải quân HQ .402 vừa ủi dọn băi đón quân tại Non Nước.
T́nh thế lại dao động khi Thiết Giáp nghe tin TQLC rút quân đă ùn ùn từ trong Đà Nẵng chạy ra hướng biển. Lo sợ quân lính TQLC đồn trú cưỡng bức chiếc trực thăng vận tải vốn đă đầy người. Đại úy Kiến quyết định rời Non Nước, dự tính bay về phi trường Phù Cát.
Thời tiết xấu với mây mù xuống thấp và gió lớn. VớI trọng tải quá mức. phi cơ không thể nhấc lên cao khỏi tầng mây thấp, không định rơ tầm quan sát, phi công phải nhờ người hạ sĩ quan xạ thủ ra dấu bên trái là biển và bên phải là cát đề tiếp tục bay dọc theo bờ biển về Nam.
Sau hơn một giờ bay, khi nh́n xuống chỉ thấy ruộng muối mênh mông, sợ lạc hướng Đại úy Kiến đă kéo lệch con tàu về hướng đất liền và bắt buộc phải bay rà thấp cách mặt đất chỉ vài trăm bộ Anh, khi bay ngang Sa Huỳnh, quận Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngăi, quân du kích vc đổ ra chĩa súng trường bắn lên như pháo tết, đạn AK gây tử thương cho 4,5 người, khiến hành khách bấn loạn.
Phi công phụ Trung úy Nguyễn Đ́nh Hương bị trúng đạn, máu loang đỏ bộ quần áo phi hành màu xanh xám, Đại úy Kiến thấy nguy cơ trước mắt nhưng vẫn lên tiếng trấn an Hương khi vị sĩ quan này dự định tự sát v́ không muốn trở thành gánh nặng cho đồng đội
“ Đừng làm vậy, để tao lái một ḿnh được rồi. “
ĐạI úy Kiến kéo cần lái nhấc đầu chiếc Chinook lên cao dướI làn mưa đạn của Việt Cộng dướI đất bắn lên. Chiếc Chinook từ từ cất lên cao. 1000 bộ, 2000 bộ. Bỗng chiếc tàu như con ngựa bất kham, khựng lạI rồI chúi xuống, kim đồng hồ áp suất sụt xuống, động cơ nổ lụp bụp.
Đại úy Kiến cố ḱm cần điều khiển, tai họa chụp xuống ngay trước mắt. Dù tay bị thương nhưng Trung úy Hương lấy lại b́nh tĩnh phụ kéo cần lái cho phi cơ từ từ đáp xuống, như một phép lạ, chiếc trực thăng bị trúng đạn lỗ chỗ chỉ hơi chao đảo rồI hạ cánh ép buộc xuống bờ biển, một nửa thân tàu ngập nườc, một nửa nằm chênh vênh trên băi cát.
Mọi ngườI ùn ùn chạy thoát ra ngoài, thất kinh hồn vía. Tiếng súng VC lại vang lên từ hướng Sa Huỳnh, Phổ Châu, mạnh ai nấy chạy thoát thân về hướng Nam. Người cha ruột của Đại úy Kiến vốn di tản từ Huế vô Đà Nẵng đă chạy theo con trên chuyến tàu, lo sợ hốI thúc lôi tay con chạy theo đám đông.
Trong khi ầy Đại úy Nguyễn Anh Dũng đă chạy lên tháo dây nịt an toàn ghế phi công phụ rồI bồng ẵm Trung úy Hương lên bờ cát. Trung úy Hương máu đă đẫm ướt bộ đồ bay, tay cầm súng ru-lô hét lớn:
“ Tao đă bị thương nặng, thà chết không để bọn việt cộng bắt.”
Nói rồi Hương quay mũi súng qua hướng người yêu đă theo chân từ Đà Nẵng nói :
“ Ḿnh cùng chết không để cho tụi vc bắt nghe em .”
Viên đạn ru-lô xuyên qua ngực phải ngườI con gái, khiến nàng ngă xuống ngất lịm, nhưng nàng đă sống sót nhờ viên đạn đi lệch lên vai phải. Hương đưa súng qua tay Dũng nói lớn :
Mày bắn tao, tao theo Đạo Chúa không tự tử được!
Trong cơn chấn động, trước viễn ảnh quân cộng sản đang tràn tới, Dũng b́nh tĩnh cầm khẩu ru-lô P.38 nổ ngay vào màng tang của Hương rồi quay mũi súng vào đầu ḿnh bóp c̣. Súng không nổ, vẫn ở tư thế quỳ hai chân, Dũng b́nh tĩnh mở trục đạn xoay một nấc rồI đưa súng lên bắn vào màng tang. Anh ngă xuống bên cạnh xác đồng đội trước những cặp mắt kinh hoàng nể sợ của những người chứng kiến .
Sau đó bọn VC cũng đă gom bắt những ngườI sống sót giải về làng. Xác hai người phi công trực thăng Chinook Phi Đoàn 247 được đồng bào chôn cất tử tế ngay sát bờ biển làng Phổ Châu, quận Đức Phổ. Quảng Nam vào giờ Ngọ ngày 29 tháng 3 năm 1975 . Những ngày sau đó bắt đầu những trang sử khốc liệt bi hùng, những ngày đen tốI của miền Nam Việt Nam Tự Do .
Măi tớI năm 2003, sau khi đến định cư tại Hoa Kỳ, Đại úy Kiến gửi một lá thơ ngắn nhờ đọc trên đài phát thanh Little Saigon về hai ngườI Sĩ Quan Anh Hùng Bất Khuất đă vùi thây tại Sa Huỳnh. Gia đ́nh của Đại úy Nguyễn Anh Dũng và Trung úy Nguyễn Đ́nh Hương đă bắt liên lạc với tin tức chính xác về địa điểm chôn cất và nhờ anh ruột của Tr./u. Hương c̣n ở Việt Nam và người thân của Đ/u Dũng t́m đến tận nơi làng quê hẻo lánh này để hốt cốt đem về Nam an táng.
Khi được tin, dân làng đă đổ xô tới và lên tiếng xin cho hai vị “Thần Làng” được để nguyên tại đây. Theo lời dân làng th́ hai phi công tự tử này rất linh thiêng và được dân làng dựng miếu thờ. Nhưng do nguyện vọng của gia quyến bên Mỹ hài cốt của hai người phi công Anh Hùng đă được đưa về Nam an táng.
Trong cuộc chiến chống Cộng Sản ở miền Nam Việt Nam, hàng ngàn anh linh hào kiệt của QLVNCH đă ngă xuống cho an nguy của dân tộc, cho sự b́nh an của hậu phương đến nay vẫn c̣n là những chiến sĩ vô danh, trong ấy có phi công Đại úy Nguyễn-Anh-Dũng và phi công Trung úy Nguyễn-Đ́nh-Hương của Không Quân Việt Nam Cộng Ḥa .
Trần Ngọc Toàn
(Trần Ngọc Toàn là một Tiểu đoàn trưởng TQLC, xuất thân trường Vơ Bị Quốc Gia Đà Lạt năm 1962, Khóa 16)
The Following 2 Users Say Thank You to cha12 ba For This Useful Post:
ASIA 30/4/2021 FULLSHOW - Dưới Lăng Kính Của Thế Hệ Tiếp Nối
Tôi nhớ Sàig̣n xưa quá và những ngày lo sợ hồi họp lênh đênh trôi nổi trên biển cả với niềm tin giao sinh mạng cho Chúa và Đức Mẹ và tôi được tới bến bờ của Tự Do và quyết tâm sống luôn sao cho xứng đáng !
The Following 2 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
Lao động khổ sai là phần chính trong trại tù cải tạo của chính sách của chế độ cộng sản miền Bắc, nhằm hành hạ tù nhân miền Nam cho đến khi họ bị kiệt lực, bệnh tật và chết.
Có lẽ trên thế giới này, không xứ sở nào có một đạo quân nào thầm lặng, vóc dáng nhỏ bé mà mang sức sống mănh liệt, vượt qua mọi trở ngại, hiểm nguy tại các đầu nguồn, rừng sâu, núi thẳm, đèo sâu, hổ beo ŕnh ṃ, trộm cướp hung hiểm như đạo quân thứ Năm, đạo quân “Vợ Tù Cải Tạo” tại Việt Nam. Nếu nh́n từ trên tầng cao xuống giải đất h́nh chữ S này, th́ thấy đạo quân này thứ Năm tỏa ra mọi ngơ ngách, bốn phương tám hướng tới những địa điểm mà trước đây ít người nghe tiếng. Có chuyến đi từ Thủ Đô Saigon theo xe lửa phóng tới tận cùng miền Bắc, nơi cọp gầm, vượn hú; có hướng đi xe đ̣ qua miền Đông tới tận cửa Biển Đông sóng vỗ trùng trùng; lại có hướng xuôi Nam đến mũi Cà Mâu, bùn lầy nước đọng; lại có những chuyến đi về hướng Tây, đến chân núi Bà Đen, tỏa ra các khu nhà tù trong rừng. Những địa danh mà đạo quân này hướng tới nhiều vô số kể. Ở Miền Nam có Bù Gia Mập, Long Thành, Thủ Đức, Long Khánh, Trảng Bom, Suối Máu, Trảng Lớn, Kà Tum, Hóc Môn, Châu Đốc, Trà Nóc, Cà Mau, Gia Trung, Hàm Tân… Miền Bắc th́ có Quảng Ninh, Thanh Cẩm, Hoàng Liên Sơn, Vĩnh Phú... tổng cộng hơn 150 trại giam tù khổ sai.
Dù sức vóc mảnh mai, đạo quân thứ Năm này đă lặn lội đường xa, núi thẳm, leo đèo, vượt suối đến đủ hơn 150 trại giam đó, không có nơi nào không có dấu chân của những người vợ tù cải tạo. Họ có thể là những thư kư văn pḥng, những cô giáo, những người buôn bán nhỏ, những họa sĩ, thi sĩ, văn sĩ, những nữ quân nhân cấp thấp không phải đi tù, nhưng đa số là những người vợ lính, đă bỏ hết sự nghiệp riêng tư mà theo chồng ra tiền tuyến hoặc các đơn vị tham mưu.
Những phụ nữ này c̣n anh hùng hơn hết thảy anh hùng, v́ họ thân cô thế cô, sức khỏe kém xa chiến sĩ, chưa từng tập luyện quân sự, chưa tập vượt núi, băng đèo nhưng vẫn ngang nhiên, vai vác tay khiêng những gói thực phẩm tạo được từ việc trốn chui, trốn nhũi bán buôn chợ đen, chợ trời, từ những hộp nữ trang, từ những món tiền bán bàn ghế, giường tủ, quần áo, hay những gia cầm họ nuôi, con lợn, con gà, rồi gom góp lại thành bánh ḿ khô, kư đường, kư đậu, hộp thuốc Aspirin, thuốc đau bụng tiêu chảy, thuốc ho… Điều đau đớn hơn nữa là có vài trường hợp, v́ để nuôi chồng khỏi chết đói, và không c̣n chọn lựa nào khác đă phải bán thân cho bộ đội, cối, cán, hầu mong cho chồng sớm về.
Một câu chuyện thương tâm đă được viết bằng máu về một người vợ lính, chỉ v́ muốn cho chồng thoát khỏi ngục tù và vượt biên cùng với con, nên đă bằng ḷng lấy một tên cán bộ với lời hứa là hắn phải cho chồng ra trại. Sau khi được trả tự do, người nữ anh thư này đă chỉ đường cho chồng và con vượt biên, đến khi nhận được thư báo là chồng và con đă tới xứ Tự Do b́nh an, người nữ anh thư này đă uống thuốc độc tự vẫn.
Bên cạnh trường hợp bi thương, ai oán đầy máu và nước mắt này, c̣n khá nhiều các trường hợp bị hăm hiếp trên đường đi thăm nuôi, bị cướp giết chết, bị tai nạn xe cộ, ít nhất cũng là việc bị trộm cắp, mất tất cả những món quà gom lại từ hàng triệu giọt mồ hôi, hàng ngàn sợi nước mắt… Đôi khi, v́ không có phương tiện thăm nuôi, một số người vợ lính đă phải liều mạng đi buôn chuyến, buôn lậu mấy chục bao thuốc lá, mấy hộp thuốc đau nhức, nhưng để thoát nạn công ăn chặn đường kiểm tra, người vợ lính đă phải làm người t́nh lẻ của tài xế, lơ xe để thoát khỏi cảnh bị công an cướp hết tài sản. Đau đớn, oan nghiệt hơn nữa là v́ không thể giải thích, trần t́nh những hiểm nguy trùng trùng mà người thăm nuôi gặp phải, một số người vợ đă bị gia đ́nh chồng, và chồng nghi ngờ, ruồng rẫy, miệt thị. Nỗi oan xé trời này làm sao giải tỏa? Nhưng không v́ thế mà đạo quân thứ Năm này ngừng chiến dịch tiếp tế cho người tù. V́ trong tâm tư của họ, chỉ có người chồng, người cha, người anh của họ đang ở trong tù mới là Chính Nghĩa, c̣n kẻ bắt giam kia chỉ là bọn thảo khấu, cướp càn, là tay sai cho chế độ Cộng Sản bạo tàn.
“Kẻ ác đă thắng,” một nhà văn Cộng Sản đă thú nhận. Gịng máu anh hùng, hậu duệ của Hai Bà Trưng, Bà Triệu, của Bùi Thị Xuân, của Công Chúa Bát Nàn, và biết bao anh thư liệt nữ Việt Nam vẫn tiềm tàng trong tâm thức của các cựu Nữ Sinh Văn Lang, Trưng Vương, Gia Long, Lê Văn Duyệt, Nguyễn Bá Ṭng, và của các trường trung học Miền Nam từ Bến Hải cho đến Cà Mâu, đă khiến họ trở thành những người lính vô danh, nhưng quật cường có thể c̣n hơn các chiến sĩ anh dũng của Miền Nam, v́ họ không những không bao giờ nhận được huy chương, tưởng lục, lương tiền, mà c̣n phải hy sinh của cải vật chất của chính ḿnh, mà chẳng có hy vọng ǵ được trả ơn, đáp nghĩa. Để có được gói bánh ḿ khô, người vợ lính đă phải đi mua lén nhiều lần các ổ bánh ḿ được bán theo tiêu chuẩn, rồi thức suốt đêm, cắt gọn, nhúng đường, rồi nướng cho khô. Để có được một kư đường, kư đậu, đă phải ń nèo, năn nỉ, mỉm cười với những đứa con gái mặt rỗ chằng chịt làm chủ Hợp Tác Xă tiêu thụ, những đứa mất dạy, vô học, quát mắng đủ điều với những người thất thế. Nhiều tiểu thư hay phu nhân của các Sĩ Quan, Giám Đốc, Tổng Giám Đốc, Bộ Trưởng, Quận Trưởng, Tỉnh Trưởng… đă phải nghiến răng chịu nhục trước những mai mỉa, chế nhạo của mấy tay băng đỏ để có được giấy phép thăm nuôi những người thân tàn, ma dại, đă không mong sống sót trở về, và nếu có được về, chắc chắn là tương lai tối đen như mực.
Anh hùng hơn nữa là bên cạnh những người vợ lính, c̣n có cả những Mẹ già, đôi khi là Mẹ vợ, Mẹ nuôi của vợ, chị em vợ của những người hùng thất thế. Nhiều bà Mẹ già không biết nói ǵ khi thấy con trai trông như một bộ xương, th́ cố nín khóc, nhưng nước mắt trào ra ướt hết áo. Nắm tay con mà cặp mắt nḥe nhoẹt. Tiếng khóc muốn bật ra không được, chỉ có những cái nấc lên, thương xót. Có những bà Mẹ Vợ lụm khụm đi thăm con rể trong rừng sâu, vai xách, nách mang, đi xe trâu lọc cọc trên những con đường ổ gà, nẩy lên, dập xuống. Những bà Mẹ này vấp ngă mà không bao giờ khóc v́ đau, chỉ nhỏ lệ khi nh́n thấy con rể tiều tụy.
Người xưa nói: “Có gian nan, mới thấy được anh hùng!” Lịch sử Việt Nam có rơi vào một khúc quanh nghiệt ngă, khiến cho chế độ Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền của Việt Nam Cộng Ḥa đă bị tận diệt, th́ mới thấy nổi bật lên trên nền trời cao, h́nh bóng của những người phụ nữ, vợ lính của miền Nam lồng lộng, phất phới trên cao, những tấm gương anh hùng thầm lặng, không được thăng thưởng, tôn vinh, nhưng được ghi măi trong tâm khảm của tất cả những người miền Nam, và chuyển đến các thế hệ sau, măi măi không phai.
Nhân dịp 30 Tháng Tư, xin thay mặt cho hơn một trăm ngàn người tù chính trị, được một lần cúi đầu cảm tạ những người vợ Tù Cải Tạo dũng khí, hiên ngang, mà trên thế giới chiến tranh này, không bao giờ thấy.
Chu Tất Tiến, một người tù cải tạo.
(Tháng Tư 2021)
The Following 2 Users Say Thank You to baolunbeau For This Useful Post:
Tháng 2, 1975, tôi được tạm thời thuyên chuyển về Tiểu Đoàn 15, Lữ Đoàn 4 (Tân Lập) Nhảy Dù, giữ chức vụ Sĩ Quan Chiến Tranh Chính Trị Tiểu Đoàn (Trưởng Ban 5), trong khi chờ đợi các SVSQ Khoá 4 Sĩ Quan Chiến Tranh Chính Trị ra trường về trám chổ, để tôi trở về lại Bộ Tư Lịnh Sư Đoàn trong vai tṛ Sĩ Quan Báo Chí.
Mấy ngày vội vă ở hậu cứ, trường Cây Mai, Chợ Lớn để trang bị đầy đủ quân trang quân dụng qua mau, Tiểu Điàn 15 ND chúng tôi lên đường hành quân vùng Đức Hoà, Đức Huệ và những vùng phụ cận quanh Sàig̣n.
Những ngày này tôi biết thêm một ít, nh́n tận mắt cảnh đẹp thiên nhiên vùng quê quanh Sài g̣n, được nh́n ngắm những giồng thơm bạt ngàn.
Lữ Đoàn 4 ND chúng tôi gồm các Tiểu Đoàn 12, 14 và 15 xuống tàu Hải Quân xuôi nam vào một sáng cuối tháng 2, 1975, từ giả thành phố khói lửa Đà Nẳng,
Ba giờ chiều 30 tháng 4 năm 1975 tôi ṃ về được tới nhà, ở đường Nguyễn Huỳnh Đức, Phú Nhuận, gần cổng xe lửa số 6, trong bộ civin không giống ai, được bà bác gần bịnh viện Nguyễn văn Học cho mặc tạm, chắc của con bả, nơi tôi cởi bỏ quân trang, súng đạn, từ giả cuộc đời lính tráng.
Hai ngày trước đó, 28 tháng 4, Tiểu Đoàn 15 Nhảy Dù của chúng tôi từ Hốc Môn, được điều động về án ngữ cầu B́nh Lợi, B́nh Triệu, chặn đường tiến quân của địch từ hướng Thủ Đức Biên Hoà từ hướng Bắc, và B́nh Long B́nh Dương từ hướng Tây.
Đêm hôm đó, từ cầu B́nh Lợi, chúng tôi thấy rỏ những cụm lửa của pháo binh, hoả tiển địch th́ nhau rót vào phi trường Tân Sơn Nhất, chập chờn ánh sáng của những trái hỏa châu trăi đều trong đêm.
Chiến tranh thật sự đă đến với Thủ Đô Sài g̣n!!!
Hai Tiểu Đoàn bạn 14 và 12 của Lữ Đoàn 4 Nhảy Dù, Lữ Đoàn c̣n nguyên vẹn nhất của SĐND được trao trách nhiệm cao quư, bảo vệ Thủ Đô Sài G̣n, được giao nhiệm vụ giữ vững cầu Xa Lộ và Phi Trường Tân Sơn Nhất, chận đường tiến quân của địch từ hướng Long Thành theo Quốc Lộ 1 và từ Củ Chi kéo về do TĐ12 trấn giữ.
Sau một đêm mất ngủ v́ tiếng “đại bác đêm đêm dội về thành phố” , ngày hôm sau, 29/4, chúng tôi phải vất vả giải quyết cánh tàn quân, đủ quân binh chủng, từ hướng B́nh Dương và Biên Hoà kéo về,
Tuyến pḥng thủ chúng tôi phải mở rông hơn trăm thước, sợ đặc công Việt Cộng trà trộn bất ngờ đánh chiếm cầu.
Lịnh Biệt Khu Thủ Đô rất nghiêm, nội bất xuất ngoại bất nhập, và chúng tôi đă làm tṛn nhiệm vụ, đuổi cánh tàn quân trở ngược lại, bằng những tràng Đại Liên M60 bắn trên đầu, mà trước đó họ liều lĩnh muốn trản ngập tuyến pḥng thủ TĐ15 ND. Chỉ có một nhóm Nhảy Dù duy nhất được chính tôi phá lệ, khi nhận ra Đại Uư Mai Thiết, Chỉ huy Trưởng hậu cứ TĐ2PháoBinh Dù, cùng một số đàn em tuỳ tùng. Ông anh cùng quê cám ơn tôi rối rít, không quên nhét cho tôi một it tiền tiêu vặt.
Một ngày trôi qua trong hổn loạn, cả bạn và thù.
Qua ngày định mệnh, trời mang mang buồn chi lạ, như khóc cho nhân dân miền Nam với bất hạnh đang sắp ập xuống.
Khoảng 10.30 sáng, chúng tôi nghe đi nghe lại lời kêu gọi buông súng đầu hàng của Tổng Thống hai ngày Dương Văn Minh, được thu sẳn nhăi đi nhải lại trên hệ thống đài phát thanh SàiG̣n, chen lẫn bài hát Nối Ṿng Tay Lớn của thành phần thứ 3 Việt Cộng trá h́nh Trịnh Công Sơn.
Chúng tôi không bỏ tuyến, giữ vững tay súng, liên lạc hàng dọc hàng ngang để có một lịnh chính xác ở giờ thứ 25, để rồi thất vọng đưa đoàn quân chưa đánh mà thua, về đến bịnh viện Nguyễn Văn Học, để từ đó, mỗi người mỗi nẻo, để rồi sau đó, gặp lại nhau trong tù với thân phận của Kẻ Không Đánh Mà Bại Trận!!!
Vừa vào đền nhà, D́ tôi mừng rở ôm lấy tôi khóc nức nở, v́ đêm trước, bà chiêm bao thấy tôi máu me đầm đỉa như về báo mộng.
Ngày sau đó 1 tháng 5, tôi xách xe dạo một ṿng t́m các bạn thân củ, không gặp ai cả, nhà nhà đều cửa đóng then cài.
Sau đó vài ngày, tôi mới biết thằng Hùng, thằng Tuấn, thằng Thảnh đều theo gia đ́nh di tản.
Tôi ngụp lặn theo vận nước qua từng trại tù, đổi mồ hôi nước mắt cho từng lát khoai, chén bắp, và cuối cùng may mắn vượt thoát, khỏi bọn quỷ đỏ vào một ngày tháng 7, 1981.
Rạng Nguyễn
The Following 2 Users Say Thank You to baolunbeau For This Useful Post:
Nếu ai đó hỏi tôi, mày là ngụy à? Tôi sẽ trả lời là phải, nếu ai đó hỏi tôi mày là con cháu ngụy à, tôi cũng sẽ trả lời là phải. Tôi ngán phải thanh minh hay giải thích với chúng mày từ “Ngụy” là như thế nào, xuất xứ từ đâu ra rồi. Bởi v́ ngày hôm nay, tôi tự hào tiếng “Ngụy”
Mày biết không, tôi sống trong chế độ Ngụy. Một chế độ đặt Tổ Quốc trên đầu, khi đi khắp các phố phường, các ngơ hẽm, tụi bây sẽ thấy ḍng chữ “Tổ Quốc Trên Hết”.
Tụi mày biết không tao sống trong chế độ Ngụy rất nhân văn, văn minh, Y Tế, Giáo Dục miễn phí. Dẫu biết đó là tiền viện trợ hầu như là của Mỹ. Nhưng chế độ chúng tao biết cách phải sử dụng tiền đó như thế nào để phát triển đất nước..
Tụi mày biết không, tao được Giáo Dục bởi chế độ Ngụy, đi học trường Ngụy, nhưng không bao giờ dạy hận thù, hay kích động, dạy sao biết làm người, biết cư xử, biết vị tha. C̣n nữa tụi bây đâu biết rằng Giáo Dục Ngụy họ tàn nhẫn lắm. Sáng nào cũng phát phát bánh ḿ và sữa miễn phí. Tụi tao rất ngán. tới nỗi phải trốn. Trong lớp thằng nào mà học sinh giỏi th́ hể như kêu thêm chiếc xích lô để khiên quà về.
Tụi mày biết không, tao là một công dân của Ngụy, nhưng chúng tao chưa bị ngược ngăi bao giờ cả, chúng tao tự do đi lại không cần hộ khẩu hay bất cứ thứ ǵ, muốn đi đâu th́ đi, được bầu cử,được tự do biểu t́nh, được quyền phản đối, họ đứng ra bảo vệ tao th́ là công dân chúng tao sẽ phải làm việc để đóng góp xây dựng đất nước.
Tụi mày biết không tao là Lính Ngụy, nhưng chúng tao luôn chiến đấu v́ đất nước, v́ dân của tao. Trong những trận chiến, chúng tao luôn đặt mục tiêu phải cứu dân ra hết khỏi vùng giao tranh. Dẫu biết rằng muôn trùng khó khăn với tụi bây. Lắm lúc tụi bây giả dân thường, lắm lúc dân cấu kết với tụi bây. Lần lượt nh́n đồng đội bị phục kích, rơi bẫy, và chết tức tưởi.. tao căm thù lắm. Nhưng động lực nào đó khiến tao không thể ngưng lui bước. Chỉ v́ một câu “Tổ Quốc, Trách Nhiệm và Danh Dự”/
Tụi mày biết không tao là lính Ngụy, nhưng chúng tao luôn vị tha, chúng tao sẵn sàng đón tiếp tụi mày, chúng tao sẵn sàng chiêu hồi tụi mày, để quay lại làm người, làm lại từ đầu, đừng lầm đường lạc lối nũa….. Tụi bây luôn luôn tấn công và chúng tao cũng luôn luôn pḥng thủ, nơi nào có tụi bây đi chiếm, th́ nơi đó tụi tao sẽ phải tái chiếm.
Dẫu biết rằng. chế độ Ngụy kia c̣n non trẻ, c̣n nhiều khuyết điểm, nhưng tin tao tin rằng, chế độ Ngụy đó c̣n hơn cả chế độ tụi bây gấp 10 lần, hay cả 100 lần.
Và giờ tao là hậu sinh của tụi Ngụy đây, chúng tao sẽ nối tiếp, sẽ chứng minh, sẽ phơi bày lịch sử, sẽ trả lại danh dự cho họ….
Và Chúng tao tự hào chữ “Ngụy” .
Việt Nam Sử Liệu
The Following User Says Thank You to wonderful For This Useful Post:
Tác giả bức tượng Thương Tiếc ở tuổi 90, xế chiều hiu hắt
Trên các trang mạng, những người yêu mến điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu, yêu mến một kỷ niệm đẹp của VNCH đều nhắc nhau nên sớm ghé thăm ông. Người đă tạo bức tượng Thương Tiếc vang bóng một thời của nghĩa trang quân đội Biên Ḥa, nay đă 90 tuổi, nhớ nhớ, quên quên và như cũng đă quá mệt mỏi với một cơi tạm đầy những nhọc nhằn với ông.
Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu hiện nay, ở tuổi 90, sống tại G̣ Vấp, Sài G̣n. (Ảnh Lê Bảo Liên)
Sinh năm 1934 tại G̣ Vấp, Sài G̣n, điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu tốt nghiệp trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định và sau đó qua động viên, tham gia ngành quân nhu, rồi trở thành Đại Úy, phục vụ Tại Cục Chiến Tranh Chính Trị. Trong cuộc đời ḿnh, điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu đă tạo ra vô số tác phẩm, nhưng đắc ư và được nhiều người biết đến nhất, là tượng Thương tiếc, đặt tại nghĩa trang quân đội Biên Ḥa, và bức thứ hai là tượng An Dương Vương, đặt ở Ngă Sáu Chợ lớn. Cả hai đều khánh thành vào năm 1966.
Lúc này th́ ít ai nhận ra điêu khắc gia lừng danh của miền Nam tự do cũ, do ông ít bạn bè, trí nhớ không c̣n sắc bén và một phần khác, quá tŕnh đi tù sau 1975, bị đánh đập nên ông bị hư hại thính giác. Gặp ông lúc này ở nhà riêng tại Nguyễn Thượng Hiền, G̣ Vấp, nói gần như hét vào tai th́ ông mới hiểu hết ư của người đối thoại.
Những người thân, quen biết nói ông vẫn c̣n bị PTSD với những năm tháng tù đày, tức Dư chấn tâm thần, dẫn đến trạng thái bất thường, hoảng sợ từ một biến cố hay giai đoạn có sức ám ảnh, nên nếu chạm vào người ông bất ngờ, hoặc nâng d́u mà không báo trước, đều làm ông giật ḿnh, hay hoảng hốt.
Hiện điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu sống cùng sự chăm sóc của các con. Nơi cư ngụ của ông, số 176 Nguyễn Thượng Hiền, phường 1, G̣ Vấp, là quán cà phê Tượng Đá, nơi có đặt nhiều tượng mà ông sáng tác lâu nay. Căn pḥng nhỏ của ông nằm nép sau quán cà phê, là nơi trú ẩn hết sức cô đơn của ông cùng kỷ niệm. Người quen cũng thấy ông lặng lẽ làm lại mẫu tượng Thương tiếc thu nhỏ, đặt trong pḥng, chỉ chia sẻ với ai quen biết. Đây cũng là một trong những điều gây đau đớn tinh thần của ông: Sau 1975, chính quyền mới cho người lập tức đến Nghĩa trang Quân đội Biên Ḥa kéo đổ bức Thương Tiếc, sau đó đập nát để thỏa ḷng căm thù. Nhưng vẫn chưa đủ, ít lâu sau đó, theo chỉ điểm của giới nằm vùng, một nhóm bộ đội và băng đỏ cầm AK-47 đến tận nhà ông, đem mẫu tượng ban đầu (khuôn gốc) đập và chửi bới, đánh đập cả ông.
q15hko1Tượng đài An Dương Vương ở Ngă Sáu Chợ Lớn, Sài G̣n.
V́ tượng đài An Dương Vương ở Ngă sáu Chợ Lớn là tượng một danh nhân của lịch sử Việt nên dù có ghét bỏ tác phẩm của Nguyễn Thanh Thu, chính quyền mới cũng khó ḷng thẳng tay hủy hoại. Họ chỉ để nguyên vậy, không tu sửa sau nhiều chục năm với ư đồ rất rơ là đợi có hư hại, là lập tức cho phá, mang đi. Đó cũng là trường hợp của tượng đài Trần Nguyên Hăn trước chợ Bến Thành.Và v́ sau phải vậy? Bởi tượng Trần Nguyên Hăn được coi là thánh tổ của truyền tin quân lực VNCH, c̣n tượng An Dương Vương là biểu tượng của công binh VNCH.
Nhưng điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu không chỉ là người làm tượng. Được tổng thống Nguyễn Văn Thiệu yêu cầu đi Phi Luật Tân để tham khảo một nghĩa trang chiến binh mà người Phi rất tự hào, ông Thu quay về và đưa ra đề án xây Nghĩa trang Quân đội Biên Ḥa, để thay thế cho nghĩa trang ở Hạnh Thông Tây, G̣ Vấp, vào đầu những năm 60, thế kỷ 20, đă bắt đầu chật chội.
Điều lạ thường của chuyện bức tượng Thương tiếc, là khi đă có đủ 7 bản kư họa mẫu, phác thảo dự trù cho bức tượng tiêu biểu trước nghĩa trang, h́nh ảnh của anh hạ sĩ lính nhảy dù Vơ Văn Hai ngồi nói chuyện hư không với một người bạn tử trận của ḿnh trong một quán nước, vô t́nh đập vào mắt của ông Thu, khiến ông ngẫu hứng ghi lại, day dứt với nó..
Khi tŕnh các đề án lên tổng thống Thiệu, ông Thu đă xin lỗi khi bày ra tờ giấy lót trong gói thuốc lá, có vẽ ch́ vội sơ sài, và nói rằng xin lỗi v́ ḿnh vừa mới làm. Ông kể lại là lúc đó, tổng thống Thiệu hỏi ông “Bản nào anh đắc ư nhất?”, ông Thu nói ḿnh bị ám ảnh về h́nh ảnh ông phác họa từ hạ sĩ Vơ Văn Hai. Sau đó ông và tổng thống Thiệu đă cùng chọn cái tên Thương tiếc cho bức tượng này.
Để hoàn thành toàn bộ bản vẽ chính xác cho Thương tiếc, hạ sĩ nhảy dù Vơ Văn Hai đă ngồi làm mẫu cho ông Nguyễn Thanh Thu chỉnh đi, sửa lại từng nét một suốt ba tháng. Khởi đầu năm 1966, tượng được thực hiện bằng bê-tông, cốt sắt, đến năm 1969, được thay đổi bằng đồng. Tượng cao 4m, nếu tính cả mô đất dưới chân người lính và bệ tượng th́ chiều cao của tượng đài là 8m. Tác phẩm này, điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu nhận giải đặc biệt của Tổng tư lệnh tối cao Quân đội VNCH vào tháng 8, năm 1968.
Sau năm 1975, ông Thu trở thành nơi trút hận thù của các cán bộ trại tù cải tạo. Chỉ là người sáng tạo điêu khắc nhưng ông phải trải qua 8 năm tù ở trại Hàm Tân. Ông Thu kể rằng trong đó, ông có 22 tháng nhốt biệt giam và đánh đập tàn nhẫn ngày này qua tháng nọ. Khi ông lên tiếng hỏi v́ sao ông bị tra tấn dă man như vậy, th́ cán bộ vừa đánh vừa nói “Tội của anh là lưu lại cái tư tưởng, cái h́nh ảnh, cái tinh thần đó mới là quan trọng. Anh đừng nghĩ đến chuyện trở về nhé”. Những ngày tháng bỏ đói với vô số những trận đ̣n thù đă làm cho tai ông điếc và cơ thể chỉ là da bọc xương. Cũng có lúc ông đă bị mang ra trường bắn lúc 4 giờ sáng, bịt mắt lại, nhưng không hiểu sao lại có thay đổi vào giờ cuối, cho mang về nhốt lại. Đến ngày ông được thả về, người nhà mô tả là ông phải có người vác đi, v́ không tự đi nổi.
Trước đó, khi cán bộ yêu cầu ông viết đơn xin khoan hồng và đổ tội hết cho chế độ cũ chứ ông không tự ḿnh tạo ra những tác phẩm điêu khắc của quân đội. Ông Thu kể rằng lúc đó ông đă đuối sức lắm, chỉ c̣n thều thào nói được là “Tôi tạo ra, tượng chết th́ tôi chết theo”. Một viên cán bộ tức giận nhào tới tát vào hai bên tai của ông. Những cú tát chí mạng khiến máu mũi và máu tai ứa ra, điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu điếc gần như toàn phần từ đó.
Ông Nguyễn Thanh Thu có tham gia chương tŕnh đi H.O của sĩ quan bị cải tạo. Ông ở Mỹ gần 10 năm, nhưng loay hoay v́ nhớ nghề điêu khắc mà không thể nào nối lại được, sức khỏe th́ suy sụp mà quá cô đơn với tâm hồn nghệ thuật của ḿnh, nên sau đó ông xin về lại Việt Nam, sông với con, lặng lẽ tạo ra những bức tượng riêng của ḿnh, ôm giấc mộng đời đến cuối cùng.
Giấc mơ lớn nhất mà điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu vẫn giữ, là có ngày phục dựng được bức Thương tiếc. Nhưng giờ ở cái tuổi 90, mệt nhoài với những chặng đường đă qua, ngày càng đau yếu, có lẽ rồi ông cũng sẽ ra đi lặng lẽ với những nỗi niềm rất thiêng liêng, đă có trong đời ḿnh.
C̣n chút nhớ về, xin hăy thử đến gặp ông, ở những giờ phút này, tại G̣ Vấp, Sài G̣n.
Tuấn Khanh
The Following 2 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
ngược lại chắc VC cũng cám ơn dân VN hải ngoại chửi rủa nó hàng ngày, nhờ vậy mà kiều hối vô 1 năm cả chục tỷ
ha ha ha
Nói thế th́ ko chính xác lắm,
- Chuyện nguời VH HN chữi VC là chuyện họ dùng tự do ngôn luận thoả mái khi sống duới chế độ TDDC như ở các nuớc Âu Mỹ ..
- C̣n chuyện gởi kiều hố là chuyện NVHN có tâm muốn "give a hands" cho bà con cô bác họ hàng bạn thân của họ ..vậy thôi ...
Tụi VC biết ṛ điễm này cứ tiếp tục ld9i policy "phân biệt đối xử" mà áp lực hành hạ cho cái đám này ở dạng "nghèo hoài" để họ mở miệng xin xỏ thân nhân họ đang sống tại HN (viết tắt của hài ngoạo\i chớ hỏng phải Hà nội nhé ) ...
===> thế là kiều hối lên đơn vị tỷ USD là điều đuơng nhiên thôi ..
đó , Nixon là người đầu tiên khởi xướng giúp China đó , sao không ai dám chửi Nixon ???
Công bằng mà nói ..
Cái thời lúc Mỹ mũi nhọn N bắt tay với tên má bánh bầu họ Mao (nh́n lâu muốn dọng ) thỉ dân trí toan 2cầu c̣n khù khở chưa biết cái mánh khéo cái nham hiểm của tụi trung cộng trong vấn để làm bạn để lắc túi bạn của tên ma bánh bầu nh́n lâu muốn dộng họ mao .
Nay dân trí toàn cầu đuợc khai sáng thấy rỏ ra tánh tật xấu của tụi chệt 5-SVPK th́ họ chửi đầu dây mối nhợ là tại N nghe lời tên do thái mũi két Kissinger, rồi cái dám dân chủ (như Carter, Bill Clinton , Obama ...etc) cũng la thứ tiếp tục ăn bùa mê thuốc lú, ăn ruột cùng Rùa của tụi chệt 5-SVPK .gài bẩy cho ăn thôi, ..
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.