HƯỚNG DẪN SƠ CỨU (FIRST AID)
KHI BỊ CÔN TRÙNG, ĐỘNG VẬT VÀ NGƯỜI CẮN TRONG LÚC SINH HOẠT NGOÀI TRỜI Lynn Ly phỏng dịch theo "The Everything First Aid"
Những hoạt động ngoài trời như làm việc, vui chơi, giải trí, du ngoạn ở trong một số hoàn cảnh , khí hậu , và thời tiết . Khí hậu nóng và lạnh đều có thể gây ra những hệ quả đối lập (adverse consequences), và những sinh vật (critters) sống bên ngoài thỉnh thoảng gây dị ứng (ngứa ngáy khó chịu) hoặc tổn thương . Cơ thể bị thiếu nước hoặc ở cao độ (thí dụ lên đỉnh núi) và ở trong một số điều kiện ngoài trời khác cũng có thể làm bạn cảm thấy suy yếu đi .
Cho dù không có vấn đề ǵ khi bạn hoạt động ngoài trời, nhưng thật quan trọng bạn biết làm ǵ để chăm sóc hoặc trợ giúp những người bị chấn thương, bị bệnh tật bất ngờ .
I) BỊ CÔN TRÙNG, LOÀI VẬT VÀ NGƯỜI CẮN
Nhiều loại côn trùng và các sinh vật khác, bao gồm cả con người, gây ra các vết cắn và vết châm chích có thể cho cảm giác không thoải mái hoặc đe dọa tính mạng từ nhẹ nhẹ đến trung b́nh. Điều quan trọng là biết làm ǵ, làm thế nào để trị liệu, và khi nào th́ cần t́m kiếm đến trợ giúp từ chuyên gia y tế để trị liệu bất kỳ thương tổn tàng ẩn bên trong.
1) B̉ CẠP CẮN (SCORPION BITES)
Ḅ cạp là loại côn trùng nhiều chân có h́nh dạng giống tôm hùm (lobster-like arthoropods) nằm trong xếp loại côn trùng có nọc độc (arcahnid class, cùng loài nhền nhện = spider class), có một ng̣i / kim xoăn ở phần cuối nơi đuôi, và chúng thường được t́m thấy ở vùng sa mạc phía Tây Nam của Mexico (nước Mễ Tây Cơ). Những vết chích / đốt của bọ cạp dường như không có khả năng gây tử vong và dễ dàng điều trị, nhưng lại nguy hiểm cho trẻ nhỏ và người già hơn . Những triệu chứng bao gồm đau nhức ngay lập tức (immediate pain), nóng rát (burning), sưng tấy chút chút (minor swelling) và cảm giác tê (numb) hoặc ngứa ran (tingling sensation).
Những buớc sau đây cần nên thực hiện để trị liệu vết ḅ cạp cắn:
1. Rửa vùng bị ḅ cạp cắn bằng xà pḥng / xà bông và nước
2. Dùng túi trườm lạnh đặt lên vùng bị ḅ cạp cắn trong ṿng 10 phút , nếu cần thiết th́ lập đi lập lại việc trườm lạnh vùng bị cắn với khoảng cách giữa các lần trườm lạnh là 10 phút .
3. Gọi điện thoại đến trung tâm kiểm soát chất độc (the Poison Control Center), hay đi bệnh viện khi có bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng ǵ
2) BỌ VE CẮN (TICK BITES)
Những người sống vùng rừng cây hay đồng cỏ, hay những người dành thời gian vui chơi giải trí ở những khu vực này th́ dễ bị bọ ve cắn . Loài côn trùng nho nhỏ này sống bằng cách hút máu các loài động vật có vú (mammals) thí dụ như hươu nai (deer), loài gậm nhấm (rodents), thỏ (rabbits) và có thể truyền bệnh từ động vật sang người .
Việc sơ cứu (first aid) những vết bọ ve cắn bao gồm loại bỏ con bọ ve đang bu bám ngay lập tức để tránh những phản ứng từ vết cắn và giảm thiểu tối đa các loại bệnh nhiễm trùng do bọ ve gây ra thí dụ bệnh Lyme, bệnh nóng sốt Colorado bọ ve (Colorado tick fever), bệnh nóng sốt được phát hiện ở núi đá (Rocky Mountain Spotted fever)
Để tháo bỏ con bọ ve bu bám trên người , hăy làm như sau:
1. Dùng cây nhíp (tweezers) hay cây kẹp nhỏ nhỏ cong cong hay thẳng thẳng (small curl or flat forcepts) kẹp lấy đầu con bọ ve và càng cận sát nơi da đang bị con bọ ve cắn càng tốt, rồi nhẹ nhàng kéo ra, đừng bóp nát hay xoay vặn con bọ ve
2. Rửa vùng bị bọ ve cắn bằng xà pḥng / xà bông và nước.
3. Bôi thuốc Antihistamine hoặc loại 1% hydrocortisone cream (loại kem chứa 1% chất hydrocortisone)
Cần phải có sự chăm sóc y tế chuyên nghiệp , nếu con bọ ve cắn quá sâu và bạn không thể tháo gỡ nó ra được, hoặc bạn đang ở trong khu vực được thông báo là có nhiều nguy cơ bị bệnh lyme, hoặc bạn có triệu chứng nóng sốt hay triệu chứng cảm cúm , hoặc bạn có trải nghiệm bắp thịt trở lên suy nhược, tê liệt (paralysis) , hoặc nổi vết tṛn đỏ trên da gọi là "phát ban mắt ḅ" (the bull's eye rash) là đặc chưng của bệnh Lyme .
CẢNH BÁO !!!
Đừng bao giờ bôi petroleum jelly (vaseline), rượu cồn ( alcohol ) ahy ammonia lên con bọ ve - chúng sẽ cắn chặt sâu vào da hơn. Nếu bạn đang ở trong vùng cảnh báo có nhiều nguy cơ bệnh Lyme mà bị bọ ve cắn, bạn nhất định phải phone báo bác sĩ để được tư vấn và ngay lập tức được chăm sóc và điều tri bao gồm việc sử dụng thuốc kháng sinh
Kinh ngạc về 3 loài nhện "tí hon" mới phát hiện ở Úc
Nhà khoa học người Úc mới công bố về 3 loài nhện mới được phát hiện khiến nhiều người kinh ngạc. Đáng chú ư, những cá thế nhện mới có màu sắc sặc sỡ, khá lôi cuốn nhưng hoàn toàn vô hại.
Ba cá thể nhện mới phát hiện ở Úc
Theo tờ foxnews, 3 loài nhện mới được phát hiện ở hồ Jasper và núi Romance phía Tây Úc bởi nhà khoa học Joseph Schubert.
Joseph Schubert gọi các khu vực Tây Úc là một điểm nóng đa dạng sinh học.
Joseph Schubert đă chia sẻ trên mạng xă hội Twitter h́nh ảnh cá thể nhện mới và thông báo đă đặt tên cho chúng lần lượt là Maratus aquilus, Maratus felinus và Maratus combustus.
Joseph Schubert cho biết những con nhện rất đặc biệt, tên của chúng tương quan với các mô h́nh trên bụng. Chúng có kích thước tầm một hạt gạo. Con cái có màu nâu nhạt khó nhận biết trong khi con đực có màu sắc rực rỡ.
Chúng được quan tâm v́ hành vi tán tỉnh phức tạp, thú vị. Để tán tỉnh bạn t́nh con đực sẽ thực hiện một điệu nhảy để gây ấn tượng. Với thân h́nh nhiều màu sắc lôi cuốn, chúng dễ dàng thu hút đối phương.
NASA đă cứu con người khỏi "ngày tận thế" như thế nào?
NASA thực sự đă cứu con người khỏi ngày tận thế vào những năm 1980. Nếu họ không nhanh chóng nhận ra vấn đề lớn trong bầu khí quyển của chúng ta, sự sống trên Trái Đất sẽ sụp đổ vào năm 2065.
Theo tờ insider, đầu những năm 1980 là thời điểm đáng nhớ. Khi đó các nhà khoa học lo sợ đến mức họ tin rằng nếu không có ǵ ngăn chặn th́ thế giới gặp thảm kịch vào năm 2065: cây trồng chết hết, vật nuôi không c̣n con nào, nuôi trồng thủy sản cũng thất bại, tỷ lệ ung thư cao, nhiệt độ ở Washington DC cao sẽ khiến bạn bị cháy nắng nghiêm trọng.
Nhóm các nhà khoa học từ NASA và Nhóm khảo sát Nam cực của Anh đă phát hiện ra một phần tầng ozon ở Nam Cực bị phá hủy nghiêm trọng. Nó có thể khiến tầng ozon ở khu vực này trở nên cực kỳ mỏng.
Trong khi đó, tầng ozon là khu vực trong tầng b́nh lưu hấp thụ tia UV có hại từ mặt trời, đó chính là kem chống nắng tự nhiên cho Trái Đất. Khoảng thời gian đó, nồng độ ozon đă giảm tới 67%. Rất may NASA đă có ư tưởng khá tốt giải quyết những ǵ đang diễn ra.
Các nhà khoa học đă nhanh chóng t́m ra thủ phạm và gióng lên hồi chuông cảnh báo về hóa chất độc hại CFC. Chúng phổ biến trong các sản phẩm như thuốc xịt, tủ lạnh, chúng dễ dàng được lựa chọn trong nhiều sử dụng v́ không độc hại trực tiếp lên con người nhưng cực kỳ độc hại với tầng ozon.
Nếu lượng CFC tiếp tục không được kiểm soát th́ không chỉ tầng ozon ở vùng lạnh bị ảnh hưởng mà c̣n ở nhiều vùng khác. Dự đoán đến năm 2020 khoảng 17% sẽ xuất hiện trên toàn thế giới, một lỗ thủng tầng ozon tương tự sẽ h́nh thành ở Bắc Cực. Đến năm 2040, 70% tầng ozon sẽ có khả năng biến mất. Đến năm 2050, vùng nhiệt đới sẽ mất tầng ozon hoàn toàn.
Không có tầng ozon, tia cực tím chiếu xuống bề mặt, chúng ta sẽ bị ung thư da, chúng ta sẽ bị đục thủy tinh thể ở mắt, động vật sẽ bị đục thủy tinh thể, cây trồng chết.
May mắn các nhà hoạch định chính sách đă lắng nghe giới khoa học và họ đă hành động. Nghị định thư Montreal đă được kư kết có hiệu lực vào năm 1987, làm giảm lượng CFC có hại. Đến năm 1996, CFC đă bị cấm hoàn toàn ở các nước phát triển.
Và ngày nay, dữ liệu vệ tinh Now chỉ ra rằng lỗ thủng ozon đang trong quá tŕnh hàn gắn. Và nếu chúng ta tiếp tục giữ vững nó th́ có thể được chữa lành hoàn toàn vào cuối thế kỷ này.
“Cha đẻ” của quan điểm “không ăn thịt cá, đường bột để diệt tế bào ung thư” thua kiện,
phải bồi thường 2.400 tỷ đồng cho bệnh nhân v́ gây hậu quả nghiêm trọng
Là người truyền bá lư thuyết chữa ung thư gây tranh căi và tạo ra hậu quả nghiêm trọng, tác giả Robert O Young đă phải bồi thường con số rất lớn cho bệnh nhân của ḿnh.
Là tác giả của cuốn sách “The pH Miracle: Balance Your Diet, Reclaim Your Health” (tạm dịch: Phép màu pH – Cân bằng chế độ ăn, cải thiện sức khỏe), cuối năm 2018 vừa qua, Robert O Young đă bị ṭa án San Diego yêu cầu bồi thường 105 triệu đô la, tương đương 2.400 tỷ đồng cho một bệnh nhân ung thư. Ông đă khuyên nữ bệnh nhân này từ bỏ các phương pháp điều trị ung thư khoa học và đi theo lư thuyết chữa ung thư bằng kiềm. Điều đáng chú ư là 16 tháng trước đây, ông này từ bị phạt tù 4 tháng v́ tội hành nghề y mà không có giấy phép.
Trước phán quyết của ṭa, Robert O Young cho rằng đây là một quyết định “quá sỉ nhục” và thật là “kinh khủng”.
Cuốn sách “The pH Miracle: Balance Your Diet, Reclaim Your Health” của Robert O Young được xuất bản từ năm 2002. Ấn phẩm bán chạy suốt thời gian qua, được xuất bản ra nhiều thứ tiếng khác nhau và lan truyền trong cộng đồng ung thư như một phép màu kỳ diệu chữa hết hoàn toàn căn bệnh nan y này. Ông chia sẻ nội dung như “tế bào ung thư có tính axit, ăn thực phẩm có tính kiềm sẽ cô lập tế bào ung thư”, và cho rằng nếu không ăn thịt cá, đường bột, tế bào ung thư sẽ tự chết mà không cần sự can thiệp của y học hiện đại. Với quan điểm chữa trị ung thư như vậy, ông Robert O Young mở pḥng khám Valley Center và thuyết phục hàng chục bệnh nhân ung thư từ bỏ phương pháp điều trị ung thư truyền thống (phẫu thuật, xạ trị, hóa trị) để áp dụng cách “thực dưỡng ion kiềm” của ḿnh.
Tựa sách “Phép màu pH – Cân bằng chế độ ăn,
Cải thiện sức khỏe” của Robert O Young.
Vào năm 2015, một bệnh nhân ung thư tên là Dawn Kali đă khởi kiện Robert O Young lên Ṭa án tối cao tại San Diego với cáo buộc tội lừa đảo và sơ suất y tế dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Khi bà đang điều trị ung thư vú tại bệnh viện, chính Robert O Young đă thuyết phục bà tới pḥng khám của ông để chữa bệnh theo lư thuyết kiềm hóa ung thư. Tuy nhiên, sau một thời gian dài và tiêu tốn rất nhiều tiền của, căn bệnh của bà không những không tiến triển tốt mà ngược lại, ung thư đă phát triển tới giai đoạn cuối và di căn vào xương. Hiện bà đă không c̣n nhiều thời gian để sống.
Phiên ṭa dân sự này đă diễn ra trong suốt bảy ngày và sau cuộc thảo luận gần nửa ngày tiếp theo, bồi thẩm đoàn đưa ra phán quyết ông Robert O Young phải bồi thường 105 triệu đô la, trong đó bao gồm 90 triệu đô cho các nỗi đau tinh thần và thể xác của bà Dawn Kali và 15 triệu đô la tiền phạt cho tội danh của ḿnh.
Người mẹ của bốn đứa con, trong đó có một đứa c̣n rất nhỏ khi chưa đầy 10 tuổi, cuối cùng cũng nhận được công lư cho những ǵ ḿnh đă trải qua. Luật sư của bà Dawn Kali cho biết:
“Bồi thẩm đoàn đă lắng nghe cẩn thận, hiểu mức độ nghiêm trọng của bằng chứng và đưa ra phán quyết tương xứng với thiệt hại mà bà ấy đă, đang và sắp phải chịu đựng v́ sai phạm của ông Robert O Young.”
Dawn Kali, bệnh nhân ung thư vú
đă kiện Young v́ các phương pháp điều trị của ông.
Vị luật sư này cũng hi vọng phiên ṭa và phán quyết sẽ giúp hàng triệu bệnh nhân ung thư khắp thế giới thức tỉnh khỏi những “phép màu phù phiếm”, những lư thuyết chữa bệnh không có tính căn cứ khoa học nào cả.
Trước đó, vào tháng 1 năm 2014, ông Robert O Young đă bị đưa ra toàn án h́nh sự do cuộc điều tra của Ủy ban y tế nhà nước với cáo buộc “kiếm tiền dựa trên sự tuyệt vọng của những người sắp chết”. Các bằng cấp của ông này cũng bị nghi ngờ v́ không thể xác thực được. Vụ án nêu bật lư thuyết gây tranh căi và các phương pháp điều trị vô cùng đắt đỏ mà vô lư của ông như truyền dịch tĩnh mạch trộn với baking soda để tăng ion kiềm trong cơ thể với giá 500 đô la cho mỗi túi truyền. Sau nhiều tuần xét xử, Robert O Young đă phải ngồi tù vài tháng và phải tuyên bố công khai rằng ḿnh không phải bất kỳ nhà vi trùng học, nhà huyết học, nhà khoa học nào đă được đào tạo hay bác sĩ y khoa, bác sĩ tự nhiên có bằng cấp nào cả.
H́nh ảnh Robert O Young trong phiên ṭa năm 2016.
Nói về mặt khoa học, th́ tư duy “chất kiềm ngăn chặn tế bào ung thư” của Robert Young có thể nói là sai lệch hoàn toàn. Young ví von “tế bào như con cá vàng bơi trong bể nước, nếu nước quá acid th́ cá sẽ chết, và cần phải tăng độ kiềm của nước lên, chỉ cần điều chỉnh pH của nước 1 cách đơn giản vậy, con cá sẽ sống sót”. Tuy nhiên để cân bằng pH trong cơ thể người th́ không đơn giản như vậy. Tiếc một nỗi, khi có bệnh th́ vái tứ phương và con người thường có xu hướng tin vào mọi lư lẽ được vẽ nên nếu có thể chữa được căn bệnh nan y của ḿnh.
Tại Việt Nam, PGS.TS. Lê Đ́nh Roanh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát hiện sớm ung thư cũng từng chia sẻ trong một bài phỏng vấn:
“Chế độ ăn kiêng, nhịn ăn sẽ dẫn tới t́nh trạng bệnh nhân chưa chết v́ bệnh ung thư th́ đă chết v́ cơ thể suy kiệt.”
Phương Thúy
Theo Trí thức trẻ
-tapchivietkieu
12 Tháng Một, 2019
Em bị chứng giật cơ khắp người do sợ sệt lo âu và mỗi khi em ngồi gần người khác là cảm giác ấy lại diễn ra khiến cơ em cứ trong t́nh trạng giật liên tục làm em rất khó chịu và mỗi lần như thế em rất ngại. Em càng chú ư đến nó th́ nó càng giật.
Sau khi đập đá với bạn bè xong em bị như vậy luôn, mắt em không dám nh́n thẳng v́ sợ người xung quanh, và ngồi gần mà mắt ḿnh cứ toàn để ư tới người khác chứ không như trước em ngồi với bạn bè b́nh thường mà sau lần ấy mà mỗi lần ngồi gần là em cảm thấy khó chịu v́ toàn nh́n người khác làm họ khó chịu mà em cũng khó chịu. Giờ mỗi lần ngồi ngang hàng với bạn bè mà mắt em cứ để ư tới người ngồi bên suốt làm em mất tập trung tới chuyện khác. Mà mỗi lần thấy khó chịu là cơ em giật liên tục, giật khắp cả người không chừa chỗ nào hết Bác sĩ ạ. Em luôn trong t́nh trạng bất an khó chịu khi phải nh́n đối diện hay ngồi gần người khác v́ em rất ngại v́ cơ e giật liên tục. Mà càng nh́n th́ cơ càng giật. Em hay để ư tới người khác v́ sợ sệt nên mới ra vậy. Khi ngủ th́ em không c̣n giật hay ngồi một ḿnh không có ai ở bên th́ ít giật hoặc không giật. Mọi người hay nói em sao ngồi gần với em thấy khó chịu kiểu như tù túng.
Em mong Bác sĩ giúp em với. Em rất khó chịu khi phải nh́n xem chung với người khác hay làm bất cứ việc ǵ.
Em xin chân thành cảm ơn Bác sĩ."
NTH
Bác sĩ Hồ Văn Hiền trả lời:
Đây là một câu hỏi về việc dùng “ma túy đá” hay thuốc methamphetamine dạng tinh thể.
Trước hết, tôi xin đề nghị bịnh nhân đi đến bác sĩ hoặc phương tiện chữa trị cai thuốc, giải độc càng sớm càng tốt, v́ methamphetamine (meth) là một thuốc nguy hiểm, có tác dụng ngay cũng như tác dụng lâu dài trên năo bộ và trên các bộ phận quan yếu khác như hệ tuần hoàn (mạch máu, tim), thận, răng miệng. Meth cũng làm cho hệ pḥng thủ (miễn nhiễm) của cơ thể yếu đi, cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn.
Amphetamine được phát minh từ cuối thế kỷ thứ 19 (L. Edeleano, 1887) tại Đức. Methamphetamine được bào chế từ chất ephedrine tại Nhật (Nagayoshi, 1888). Methamphetamine, mạnh hơn và dễ bào chế hơn amphetamine, được tổng hợp đầu thế kỷ thứ 20 tại Nhật (1919). Hai phe trong thế chiến thứ 2 đều cho binh sĩ dùng thuốc này để họ tỉnh táo hơn. Toán không quân Nhật kamikaze cảm tử từng được cho dùng liều cao methamphetamine trước khi ra trận.
Thuốc này được phát tán sau chiến tranh ở Nhật và gây một dịch nghiện thuốc. Sau đó thuốc được dùng trong y khoa để làm sụt cân (diet) và chữa bịnh trầm cảm. Trong thập niên 1970, chính phủ Mỹ quyết định cấm dùng methamphetamine , chỉ trừ những trường hợp ngoại lệ.
Trong thập niên 1990, các tập đoàn Mễ Tây Cơ (drug cartel) tổ chức sản xuất thuốc này ào ạt tại California và phân phối khắp nước Mỹ và Châu Âu. Ở Mỹ, methamphetamine dạng tinh thể (crystal methamphetamine, crystal meth)) có các tên lóng sau đây: Blade, Crystal, Batu, Ice, Quartz, Glass.
Theo Wikipedia:
“Ma túy đá hay c̣n gọi là hàng đá, chấm đá là tên gọi chỉ chung cho các loại ma túy tổng hợp, có chứa chất methamphetamine (meth) và amphethamine (amph) thậm chí là niketamid được phối trộn phức tạp từ nguyên liệu tự nhiên và hóa chất khác nhau trong đó thành phần chính, phổ biến là methamphetamine. Loại ma túy này được giới sử dụng gọi là "đá" v́ h́nh dạng bên ngoài trông giống đá - là tinh thể kết tinh thành những mảnh vụn li ti, gần giống với hạt ḿ chính (bột ngọt) hoặc giống hạt muối và óng ánh giống đá. Ngoài dạng phổ biến trên, ma túy đá c̣n bán bất hợp pháp trên thị trường dưới các dạng cục, bột, viên nén. Đây là một loại ma tuư mới tồn tại dưới dạng thức tinh thể.”
Hiện nay có chừng 35 triệu người dùng thuốc này trên thế giới (dân số 7600 triệu), với 10 triệu người ở Mỹ (dân số 325 triệu).(1) Số nhập viện về chất kích thích này tăng hơn hai lần trong 7 năm gần đây, và thuốc giết chết chừng 10,000 người Mỹ mỗi năm, v́ làm áp huyết vụt tăng cao, gây suy đa bộ phận, suy tim và tai biến mạch máu năo.(2)
Đạo luật chống dịch Methamphetamine năm 2005 (TT Bush) cấm bán thuốc không kê đơn có chứa thành phần pseudoephedrine, thường được sử dụng để sản xuất methamphetamine. Việc bán thuốc cảm lạnh chứa pseudoephedrine được giới hạn ở phía sau quầy (behind the counter). Số lượng pseudoephedrine mà một cá nhân có thể mua mỗi tháng bị hạn chế và các cá nhân được yêu cầu xuất tŕnh giấy tờ tùy thân có ảnh để mua các sản phẩm có chứa pseudoephedrine (vd Claritin D). Ngoài ra, các cửa hàng được yêu cầu giữ thông tin cá nhân về người mua trong ít nhất hai năm.
Theo Vietnam Express "Theo số liệu của cảnh sát, Việt Nam có hơn 222.000 người nghiện ma túy vào cuối năm 2017 và số lượng ngày càng tăng phụ thuộc vào các loại ma túy tổng hợp như methamphetamin, thuốc lắc hoặc ketamine. Tại Đà Nẵng ở miền trung Việt Nam, người sử dụng ma túy tổng hợp chiếm 86% người nghiện ma túy. Tỷ lệ ở tỉnh miền trung Quảng Trị là 84% và tỉnh Trà Vinh là 91%. Các vụ án h́nh sự liên quan đến việc sử dụng thuốc, cụ thể là methamphetamine, đă nổi bật trên các phương tiện truyền thông địa phương gần đây.”
Theo một báo cáo mới đây của Liên Hiệp Quốc, sản xuất methamphetamine càng ngày càng gia tăng, với giá rẻ hơn. Thuốc phát xuất từ vùng "Tam giác vàng", nằm ở biên giới chung của Miến Điện, Trung Quốc, Lào và Thái Lan. Việt nam là một trục phân phát chính. (3)
Methamphetamine (“meth”) thuộc nhóm thuốc gọi là thuốc kích thích tâm lư vận động" (psychomotor stimulants). Căn bản, nghĩa là bằng cách tác dụng gia tăng mức dẫn truyền thần kinh như dopamine, norepinephrine, serotonin các hiệu ứng meth trên năo bao gồm các chức năng kiểm soát chuyển động (movement control) cũng như t́nh trạng sức khỏe tinh thần và trạng thái quân b́nh của các cảm xúc.
Kết quả là, người dùng thuốc này ở liều lượng lớn có thể bắt đầu cảm thấy "phê" (high) và ngất ngây, và có thể nhiều lời, lắm mồm và bồn chồn, mất b́nh tĩnh. Ngoài ra, họ cũng sẽ cảm thấy dễ tập trung và tỉnh táo hơn, và những cảm giác này có thể kéo dài hàng giờ, không giống như người lạm dụng cocain mà hiệu ứng chỉ kéo dài trong 30-60 phút. (Khi lạm dụng "crack" tác dụng c̣n ngắn hơn. Crack là cocain được chế biến bằng cách nấu với sodium bicarbonate để có thể hút được, chỉ sau 8 giây là qua màng phổi, đi vào máu, vào đến năo, tạo nên khoái cảm rất nhanh, cao hơn nhưng ngắn hơn cocain thường.).
V́ lạm dụng amphetamines cho cảm giác sung sức, tăng năng lượng và tỉnh táo hơn, cho nên có khả năng gặp những tác động tiêu cực của những cảm giác này. Một khi khoái cảm "phê" (high) ban đầu bắt đầu biến mất, người dùng thuốc sẽ bắt đầu cảm thấy lo lắng, sợ hăi và có cảm giác bị theo dơi, bức hại (paranoia). Những cảm giác này xảy ra do có sự tích tụ mạnh mẽ của các chất dẫn truyền thần kinh nói trên trong năo bộ, và v́ trải nghiệm về khả năng tập trung (focus) với cường độ của năo bộ chỉ kéo dài trong thời gian giới hạn, sau đó sự lo lắng và hoang tưởng sẽ theo sau.
Với việc sử dụng lặp đi lặp lại, thuốc có thể kích hoạt một t́nh trạng gọi là "kích động tâm lư vận động" (psychomotor agitation, chỉ những chuyển động cơ thể ngẫu nhiên không có mục đích cụ thể hoặc ngoài ư muốn). Người sử dụng methamphetamine có thể co giật không kiểm soát và chuyển động giật hoặc lặp đi lặp lại ảnh hưởng đến các cơ của toàn thân hoặc trên khuôn mặt. Bịnh nhân cũng có thể quơ tay chân và thân thể họ có thể vặn ḿnh uốn éo một cách hỗn loạn.
Kích động tâm lư vận động (psychomotor agitation) có thể làm cho những người trải nghiệm nó khổ sở và những người xung quanh lo ngại.
Người đang trải qua cơn kích động, nhận thức được những cử động ngoài ư muốn này của ḿnh, họ biết rằng người khác đă nhận thấy những động tác đó, điều này có thể làm họ khổ sở thêm và gia tăng t́nh trạng lo âu, kích động.
Người trải nghiệm t́nh trạng kích động có thể cảm thấy ḿnh không thể ngồi yên, có cảm giác cơ thể họ cứng lại, họ không thể làm sao giảm bớt t́nh trạng căng thẳng, họ tuyệt vọng không t́m một thế thoải mái, càng lúc càng lo lắng, như thể các suy nghĩ chay qua nhanh không kiểm soát được (racing thoughts), họ muốn khóc, bực tức, cáu kỉnh.
Những cảm giác này có thể khiến họ đi ṿng ṿng trong một căn pḥng, vắt tay, gơ nhịp ngón tay, gơ nhịp bàn chân, bồn chồn, bắt đầu một việc nào đó và dừng đột ngột, nói rất nhanh, vô cớ di chuyển đồ vật xung quanh, cởi quần áo ra rồi mặc lại.
Tuy nhiên, một số người bị kích động có những hành vi này ở mức không kiểm soát được, không có mục đích, có vẻ điên cuồng, những hành vi lặp đi lặp lại, rất nhanh, co giật, bực bội.
Những người bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn bởi kích động tâm lư vận động có thể hành xử theo cách có thể gây hại cho cơ thể của họ, như cắn môi đến chảy máu, tách lột da ra khỏi môi, ra khỏi móng tay, nhai, cắn vào thịt trong má của họ. Báo chí tại Việt Nam thường kể những chuyện bịnh nhân nghiện "đá" tự huỷ hoại thân thể như đốt chảy bao nylon rồi cho nhỏ lên da ḿnh, tự cắt đứt bộ phận sinh dục, hay đâm chém, giết người kể cả người trong gia đ́nh v́ họ cảm thấy bị đe doạ, bị ma quỷ ám.
Bác sĩ có thể dùng những thuốc giúp ổn định tính khí (mood stabilizer) cho bịnh nhân, chống co giật và sau đó giúp tẩy độc cho bịnh nhân. Theo báo Vietnam Express, Việt nam bắt đầu dùng thuốc men như D-amphetamine, methylphenidate, bupropion (thuốc chống trầm cảm) , mirtazapine (Remeron, thuốc chống trầm cảm), naltrexone (thường dùng để cai nghiện rượu hay ma túy/opioid) kèm với tâm lư trị liệu để chữa những người nghiện “thuốc tổng hợp” (synthetic drugs) như methamphetamine, làm giảm số lượng meth bịnh nhân cần và điều trị các ảo giác do thuốc gây ra. Theo báo này, trước đây ở Việt Nam chỉ dùng tâm lư trị liệu mà thôi.(2)
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể khám nghiệm xem bịnh nhân có những ngộ độc khác kèm theo không (do những chất khác được pha thêm vào meth/”đá”), xem người bịnh có bị những bịnh nhiễm như HIV, viêm gan B,C (thường truyền qua tính dục hay ống chích) hay không.
Chúc bịnh nhân may mắn.
Khoa học chứng minh, con người có thể 'ngửi bằng lưỡi'?
Khoa học chứng minh, con người có thể 'ngửi bằng lưỡi'?
(VietQ.vn) - Phát hiện khoa học mới cho thấy rằng, động vật và con người có thể "ngửi bằng lưỡi" giống như ngửi bằng mũi.
Tiến sĩ Mehmet Ozdener, một nhà sinh học tế bào tại Trung tâm cảm giác hóa học Monell ở Philadelphia (Hoa Kỳ), đă thử nghiệm tế bào vị giác và chỉ ra rằng rắn sẽ kéo dài lưỡi của chúng để ngửi không khí xung quanh chúng. Rắn sử dụng lưỡi của chúng để hướng các phân tử mùi đến một cơ quan đặc biệt trên ṿm miệng, thay v́ cảm nhận chúng trực tiếp.
Các thụ thể có mùi đă được t́m thấy trong các tế bào vị giác cũng như trong mũi. Ảnh: Telegraph
Và theo Tiến sĩ Ozdener nhận thấy rằng, con người mang các thụ thể (thụ thể là một phân tử protein nằm trên màng tế bào hay nằm trong tế bào chất của tế bào mà nó nhận những tín hiệu hóa học từ bên ngoài một tế bào) mùi trong các tế bào vị giác trên lưỡi.
Theo nghiên cứu cho thấy hai giác quan của mùi và vị lần đầu tiên gặp nhau trong miệng chứ không phải trong năo như những nghiên cứu trước đây. Điều này có thể giải thích tại sao hương vị gây ra cảm giác mạnh, chẳng hạn như ớt và tinh dầu bạc hà, gây ra cảm giác tương tự ở miệng và mũi.
Nghiên cứu trước đây đă chỉ ra rằng phần lớn 'hương vị' của thực phẩm và đồ uống đến từ mùi và những người bị nghẹt mũi thường báo cáo thiếu hương vị khi họ ăn.
Nhóm nghiên cứu cho biết, phát hiện này có thể giúp họ tạo ra các loại thuốc xịt khiến thực phẩm không lành mạnh nhưng lại hấp dẫn con người có mùi vị xấu để tránh cho mọi người trở nên béo ph́.
Theo vị tiến sĩ này, sự hiện diện của các thụ thể khứu giác và các thụ thể vị giác trong cùng một tế bào sẽ cung cấp cho chúng ta cơ hội thú vị để nghiên cứu sự tương tác giữa mùi và kích thích vị giác trên lưỡi.
Một thí nghiệm thứ hai đă chứng minh rằng một tế bào vị giác có thể chứa cả thụ thể vị giác và khứu giác cùng một lúc. Nhận xét về những phát hiện này, Charles Spence, Giáo sư Tâm thần học Thực nghiệm tại Đại học Oxford cho biết: Những kết quả chắc chắn rất hấp dẫn và mới mẻ.
Có một sự tương tác chặt chẽ giữa độ nhạy cảm vị giác, phản ứng mũi và phản ứng phổ biến với ớt hoặc wasabi, hoặc tinh dầu bạc hà, trong đó cùng một hợp chất kích thích nhiều thụ thể - làm tăng vị đắng, mùi bạc hà và cảm giác mát lạnh.
Hầu như chúng ta đều biết ngồi quá lâu không hề tốt. Nhưng chính xác điều ǵ diễn ra trong cơ thể khi ngồi suốt 8 tiếng mỗi ngày hoặc lâu hơn?
Thói quen ngồi liên tục một chỗ trong thời gian dài gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể, làm suy yếu chức năng các cơ và là nguyên nhân cho nhiều vấn đề về cột sống. Các chuyên gia trên tờ Washingtonpost đă mô tả chi tiết một loạt vấn đề do ngồi liên tục nhiều giờ và một số lời khuyên giúp mọi người cải thiện sức khỏe.
Tổn thương cơ quan bên trong cơ thể
Bệnh tim
Khi ngồi lâu, các cơ ít đốt cháy mỡ và tốc độ lưu thông máu chậm hơn khiến các axit béo dễ làm tắc nghẽn tim. T́nh trạng này kéo dài gây cao huyết áp, tăng nồng độ cholesterol trong máu.
Theo các chuyên gia, những người càng ít vận động với “thời gian tĩnh” càng nhiều có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn gấp 2 lần những người năng vận động.
Tụy hoạt động quá mức
Tụy có nhiệm vụ sản sinh insulin, hormone giúp tế bào lấy glucozo từ máu và sử dụng để sinh năng lượng. Tuy nhiên, tế bào trong các cơ ở trạng thái không vận động không phản ứng với insulin khiến tụy tiếp tục tiết ra nhiều hormone nữa. Đây là nguyên nhân gây tiểu đường và một số bệnh khác.
Điều nguy hiểm là sự suy giảm phản ứng với insulin xảy ra chỉ sau 1 ngày ngồi liên tục, theo kết quả một nghiên cứu năm 2011.
Ung thư ruột kết
Nhiều nghiên cứu cho thấy sự liên quan giữa ngồi lâu với sự gia tăng nguy cơ ung thư ruột, ung thư vú và nội mạc tử cung. Các nhà khoa học vẫn chưa lư giải đầy đủ cho vấn đề này, nhưng đă có nhiều giả thiết được đưa ra. Giả thiết thứ nhất cho rằng insulin dư thừa kích thích sự phát triển của các tế bào có hại. C̣n theo một lập luận khác, vận động thường xuyên sẽ đẩy mạnh hoạt động của các chất chống oxy hóa tự nhiên giúp ngăn ngừa quá tŕnh phá hủy tế bào và các gốc tự do, tác nhân tiềm ẩn gây ung thư.
Thoái hóa cơ
Chùng cơ bụng
Khi đứng, di chuyển hay thậm chí ngồi ngay ngắn, cơ bụng căng ra và giữ cho dáng người thẳng. Ngồi sai tư thế không những làm căng cơ lưng mà c̣n khiến cơ bụng bị suy yếu gây cong vẹo cột sống.
Hông thiếu linh hoạt
Những người ngồi quá nhiều hiếm khi có cơ hội vận động để cơ hông phát triển. Do vậy, hông ngày càng kém linh hoạt. Đây là nguyên nhân hạn chế khả năng di chuyển và độ dài sải chân.
Nghiên cứu khoa học cũng chứng minh rằng suy giảm chức năng cơ hông là lư do khiến người cao tuổi dễ bị té ngă hơn.
Cơ mông suy yếu
Ngồi nhiều khiến vùng mông không phải thực hiện “nhiệm vụ” nào và dần quen với t́nh trạng này. Ṿng ba dần to ra một cách không mong muốn nhưng cơ mông lại suy yếu, hạn chế khả năng vận động.
Các vấn đề về chân
Lưu thông máu kém ở chân
Thời gian ngồi nhiều khiến tuần hoàn máu ở chân giảm. Các vấn đề có thể phát sinh gồm sưng mắt cá chân, giăn tĩnh mạch cho tới hội chứng huyết khối trong tĩnh mạch (DVT) nguy hiểm.
Xương mỏng
Các hoạt động đi, chạy... kích thích hông và xương ở phần dưới cơ thể phát triển với mật độ dầy hơn, chắc chắn hơn. Ngồi lâu khiến xương mỏng dần đi. T́nh trạng thiếu vận động như trên là lư do cho sự gia tăng chứng loăng xương trong thời gian gần đây, theo ư kiến của các nhà khoa học.
Kém tập trung
Vận động giúp bơm máu và oxy lên năo tốt hơn, đồng thời kích thích sản sinh các hóa chất cải thiện tâm trạng và trí óc. Khi ngồi một chỗ trong thời gian dài, mọi quá tŕnh trong cơ thể đều diễn ra chậm chạp, bao gồm cả hoạt động của năo bộ khiến chúng ta khó tập trung.
Đau mỏi cổ
Phần lớn thời gian dân văn pḥng “đóng đô” tại bàn làm việc với thói quen chúi đầu về phía bàn phím máy tính hoặc nghiêng nghiêng đầu một bên nghe điện thoại. Hậu quả là các đốt sống cổ bị kéo căng và có thể mất cân đối vĩnh viễn.
Đau vai và lưng
Tư thế ngồi cúi về phía trước c̣n ảnh hưởng tới cả vai và lưng, đặc biệt là cơ cầu vai, nối cổ và vai.
Thoái hóa cột sống
Ngồi trong thời gian dài với tư thế không đúng khiến đĩa đệm chêm giữa hai phần cứng xương đốt sống suy giảm chức năng giảm sốc cho cột sống, gây đau và phát sinh các vấn đề cột sống.
Thoát vị đĩa đệm
Càng ngồi nhiều mọi người càng đối mặt với nguy cơ thoát vị đĩa đệm cao hơn. Ở tư thế ngồi, trọng lượng phần trên cơ thể dồn vào đốt sống thắt lưng thay v́ được phân phối đều dọc theo cột sống.
Gia tăng nguy cơ tử vong
Trong nghiên cứu kéo dài 8 năm rưỡi, những người có thời gian ngồi xem tivi nhiều nhất có khả năng tử vong cao hơn 61% so với những người xem tivi ít hơn 1 giờ mỗi ngày.
Phát minh tuyệt vời cho môi trường: Ư tưởng thiên tài trong thời đại rác nhựa lên ngôi
Biofase - một doanh nghiệp tại Mexico đă có một ư tưởng được đánh giá là cực kỳ tuyệt vời, khi giải quyết được loại rác gây nhức nhối nhất hiện nay: đồ nhựa dùng 1 lần.
Chắc bạn cũng biết, Trái đất của chúng ta đang trải qua một cơn khủng hoảng rác nhựa thực sự, và thứ rác gây nên cơn khủng hoảng ấy chính là các loại đồ nhựa dùng một lần.
Trước tác hại của nhựa, ai cũng hiểu rằng chúng ta cần phải giảm bớt nhựa mà chuyển sang các loại vật dụng thay thế xanh hơn và có thể tái chế. Nhưng không phải tự nhiên mà có người ví đồ nhựa dùng một lần chính là "ung nhọt" trong công cuộc chống lại rác nhựa của con người hiện nay. Thực sự khó ḷng từ bỏ đồ nhựa dùng một lần, khi chúng đáp ứng đủ 3 tiêu chí: Tiện, Sạch và Rẻ.
Thay thế cũng được thôi, vấn đề là ở chỗ nếu vật thay thế không đủ "tiện", sẽ rất khó để tạo ra sự thay đổi cho cả cộng đồng. Tuyệt vời nhất sẽ là tạo ra được sản phẩm dùng một lần nhưng được làm từ nguyên liệu xanh, phù hợp với môi trường.
Nắm được điểm cốt lơi này, Biofase - công ty của Mexico đă đưa ra một ư tưởng thiên tài và đầy tiềm năng trong bức h́nh dưới đây.
Công tŕnh của Biofase là tạo ra dao, dĩa, đũa th́a... làm từ những trái bơ.
Công tŕnh của Biofase là tạo ra dao, dĩa, đũa th́a... làm từ những trái bơ. Đây đều là các vật dụng dùng một lần, có độ cứng cáp tương đương với nhựa, nhưng sẽ phân hủy nhanh hơn gấp cả ngàn lần.
Cuộc cách mạng của cậu sinh viên ngành kỹ sư hóa
Khi Scott Munguía theo học ngành kỹ sư hóa, anh chưa bao giờ nghĩ rằng có ngày ḿnh có thể cách mạng hóa toàn bộ ngành công nghiệp phân hủy sinh học trên thế giới.
Mọi thứ bắt nguồn từ một dự án trong lớp học, khi Scott t́m cách biến hạt bơ thành các đồ dùng sử dụng 1 lần. Sau đó anh chợt nhận ra rằng nó không chỉ giúp ḿnh được điểm cao, mà c̣n là một ư tưởng kinh doanh tuyệt vời.
Scott Munguía.
Scott và 2 người bạn đă lập ra Biofase. Công việc chính của công ty này là tái sử dụng hạt bơ - vốn chiếm tỉ lệ không nhỏ trong tổng số rác thải của người Mexico. Họ thu gom từ các công ty sản xuất dầu trước khi bị vứt, sau đó biến chúng thành vật dụng dùng 1 lần.
Các sản phẩm của Biofase bao gồm dao, dĩa (nĩa), th́a (muỗng) và ống hút. Tất cả đều phân hủy được trong tối đa 240 ngày. Nghe th́ lâu, nhưng nếu so với con số hàng ngàn năm của rác nhựa th́ không là ǵ cả.
Biofase gom hạt bơ và sau đó biến chúng thành vật dụng dùng 1 lần.
"Mọi thứ tồn tại trên Trái đất đều là một phần của các ṿng tuần hoàn tự nhiên. Vấn đề ở rác nhựa là nó tồn tại, nhưng đứng ngoài ṿng tuần hoàn đó" - trích lời Scott.
Các sản phẩm của Biofase bao gồm dao, dĩa (nĩa), th́a (muỗng) và ống hút.
Ở thời điểm hiện tại, công ty vẫn đang phát triển rất mạnh. Theo số liệu báo cáo, mỗi năm công ty sản xuất 300 - 400 tấn dao, nĩa và ống hút, đồng thời đang t́m cách phát triển sản xuất đĩa và hộp đựng thực phẩm. Hiện tại, Biofase đang vươn ra phạm vi Hoa Kỳ, Trung Mỹ và một vài quốc gia tại châu Âu.
Phát minh loại gel chữa lành tổn thương giác mạc không cần phẫu thuật
Các nhà khoa học Mỹ vừa nghiên cứu và phát triển thành công một loại gel dính có thể làm liền vết thương hoặc vết loét trên giác mạc của mắt, nhờ đó bệnh nhân không cần phẫu thuật.
Các nhà khoa học Mỹ vừa nghiên cứu và phát triển thành công một loại gel dính có thể làm liền vết thương hoặc vết loét trên giác mạc của mắt, nhờ đó bệnh nhân không cần phẫu thuật.
Loại gel nói trên chứa các hóa chất kích hoạt bằng ánh sáng, không chỉ có tác dụng làm liền vết thương mà c̣n giúp tái tạo phần tổn thương.
Đây là loại gel trong suốt, dẻo, dính khi đựng trong lọ thuốc hoặc xilanh, nhưng khi tiếp xúc với ánh sáng xanh trong một thời gian ngắn sẽ rắn lại để thích hợp với các đặc tính của giác mạc nguyên thủy, và các tế bào giác mạc sẽ dần phát triển ḥa vào gel dính.
Loại gel này không chỉ có tác dụng làm liền vết thương mà c̣n giúp tái tạo phần tổn thương. (Ảnh minh họa).
Trong nghiên cứu thử nghiệm, các nhà khoa học sử dụng gel bao phủ 20% vết thương giác mạc rộng 3mm, và chiếu sáng trong 4 phút để gel gắn chắc vào vết thương.
Một ngày sau đó, các nhà khoa học quan sát thấy bề mặt của mắt trong suốt, mịn và không bị viêm.
Theo thời gian, các mô đă được tái tạo và các mô mới rất ít khác biệt so với mô nguyên thủy.
Theo bà Reza Dana, Giáo sư nhăn khoa tại Đại học Y khoa Harvard, đồng chủ tŕ công tŕnh nghiên cứu trên, các nhà khoa học muốn vật liệu này khiến các tế bào giác mạc khớp với với chất kết dính và tái tạo theo thời gian để dần h́nh thành thứ giống tế bào giác mạc nguyên thủy hết mức có thể.
Các nhà khoa học dự kiến bắt đầu thử nghiệm lâm sàng để áp dụng công nghệ này với các bệnh nhân trong khoảng 1 năm tới.
Công tŕnh đă được đăng trên tạp chí Science Advances số ra ngày 20/3.
Tổn thương giác mạc là nguyên nhân phổ biến dẫn tới các ca suy giảm thị lực trên toàn thế giới, theo đó mỗi năm có hơn 1,5 triệu ca mắc bệnh mù giác mạc mới.
Một số trường hợp phải tiến hành cấy ghép giác mạc, song có thể gây ra một số biến chứng hậu phẫu trong đó có nhiễm trùng hoặc đào thải không tiếp nhận giác mạc cấy ghép.
Posts:3,257Thanks Thanks Given :25Thanks Thanks Received :100Thanked in:92 Posts
Tấm pin năng lượng tạo ra điện từ… tuyết
Tấm pin năng lượng tạo ra điện từ… tuyết
Các tấm pin năng lượng mặt trời đă trở nên phổ biến trên khắp thế giới, tuy vậy, chúng sẽ trở nên vô dụng ở những vùng có tuyết rơi che phủ. Làm sao con người có thể tạo ra được năng lượng sạch từ thiên nhiên tại đây?
(Ảnh: Shutterstock)
Một nhóm các nhà khoa học ở Đại học California (UCLA) đă có câu trả lời cho nan đề trên. Họ đă tạo ra một thiết bị có thể thu điện từ tuyết, tên là Snow TENG, viết tắt của triboelectric nanogenerator (tạm dịch: máy phát điện nano điện ma sát).
Như tên gọi đă mô tả, thiết bị này lợi dụng ma sát để tạo ra sự dịch chuyển của các điện tử, đồng nghĩa với ḍng điện xuất hiện. Thông thường tuyết có mang điện tích, vậy nên khi cọ sát nó với một vật liệu có mang điện tích trái chiều th́ tự khắc điện tử sẽ chuyển động và ḍng điện xuất hiện. Qua hàng loạt các thử nghiệm, nhóm nghiên cứu nhận thấy silicon là loại vật liệu lư tưởng nhất. Người ta sẽ dùng máy in 3D tạo ra lớp silicon rồi gắn nó với một điện cực để tạo ra Snow TENG.
Điều thú vị là thiết bị này có thể tích hợp vào các tấm pin năng lượng mặt trời. Lắp một mà được hai, khi có nắng, năng lượng mặt trời sẽ được chuyển hóa thành ḍng điện. C̣n khi tuyết phủ, Snow TENG sẽ hoạt động.
Tuy vậy, nhược điểm của thiết bị này là ḍng điện tạo ra rất nhỏ không đủ để ḥa vào lưới điện sinh hoạt trong nhà như điện mặt trời. Với công suất chỉ 0,2mW/m2, điện năng tạo ra từ tuyết chỉ đủ để chạy các thiết bị cảm biến thời tiết nhỏ.
Richard Kaner, một trong các tác giả của nghiên cứu cho biết:
“Thiết bị [cảm biến thời tiết] này có thể hoạt động ở những vùng xa xôi hẻo lánh v́ nó có thể tự cung cấp điện năng mà không cần dùng pin. Nó rất thông minh và có thể báo cho ta biết có bao nhiêu tuyết đang rơi, hướng tuyết đang rơi, hướng gió và tốc độ gió.”
Ngoài ra, các cảm biến tương tự như vậy c̣n có thể được gắn vào đế giầy hoặc ván trượt tuyết để thu thập dữ liệu cho các môn thể thao mùa đông.
Ngoài tuyết, ngày nay các nhà khoa học c̣n có thể tạo ra điện từ những nguồn không tưởng khác, như mưa rơi trên bề mặt, chuyển động cơ thể, màn h́nh cảm ứng, hay thậm chí là những bước chân trên sàn nhà của chúng ta.
Chế tạo thành công "pin năng lượng nhiệt" đầu tiên trên thế giới
Loại pin năng lượng nhiệt giá rẻ, dung tích lớn, khả năng tương thích cao và hoàn toàn tái chế được này có thể sẽ là công cụ chủ chốt đưa chúng ta tới một tương lai năng lượng sạch.
Loại pin năng lượng nhiệt giá rẻ, dung tích lớn, khả năng tương thích cao và hoàn toàn tái chế được này có thể sẽ là công cụ chủ chốt đưa chúng ta tới một tương lai năng lượng sạch.
Nam Úc mới đây đă đưa pin lithilium lớn nhất thế giới đi vào hoạt động – nhưng đáng nhẽ họ nên chờ đợi. Một startup nội địa cho biết, họ đă chế tạo thành công pin năng lượng nhiệt đầu tiên trên thế giới, một thiết bị với tuổi thọ ít nhất 20 năm, thể tích lưu trữ gấp sáu lần và giá thành chỉ khoảng 60-80% so với pin lithium-ion.
Climate Change Technologies, c̣n được gọi là CCT Energy Storage, đă ra mắt TED (Thiết bị năng lượng nhiệt) với một loạt các tính năng đáng chú ư. TED là một thiết bị lưu trữ năng lượng có thể tương thích với bất kỳ loại điện năng nào – mặt trời, gió, nhiên liệu hóa thạch hoặc trực tiếp từ lưới điện – và được sử dụng để làm nóng chảy silicon bằng nguồn cách nhiệt mạnh. Bất cứ khi nào cần, năng lượng sẽ được kéo ra bằng động cơ nhiệt. Một thiết bị TED chứa đến 1.2 MWh năng lượng, với đầu vào/ra nguồn điện nằm ngay trên thân, và có thể dễ dàng vừa với với thùng chứa cỡ 20-ft (6-m).
CEO của CCT - Serge Bondarenko, giới thiệu pin năng lượng nhiệt cho Bộ Năng lượng và Khai Thác Nam Úc. (Credit: CCT Energy Storage).
CCT tuyên bố: Đối với thể tích nhất định, TED có thể lưu trữ nhiều năng lượng hơn gấp 12 lần so với pin axit chị, và hơn vài lần so với giải pháp lithium-ion. Máy móc lắp đặt có thể từ mở rộng từ ứng dụng 5 kW lên tới kích cỡ không giới hạn. Kết nối hang trăm megawatt ngay lập tức, dễ dàng kiểm soát nguồn năng lượng – tất cả những ǵ bạn cần chỉ là cắm thêm thật nhiều đơn vị, kiểu cắm-vào và chạy. Trong trường hợp mất điện, mỗi thiết bị TED có thể duy tŕ hoạt động lên đến 48 tiếng.
Nó cũng có thể sạc và xả cùng một lúc, và do chỉ có ba bộ phận dịch chuyển trên mỗi hộp pin, nên việc bảo tŕ thiết bị gần như không đáng kể. Trong khi pin lithium-ion và các loại khác bị "chai" theo thời gian, thậm chí giảm tới 80% công suất trong khoảng 5,000 chu kỳ hoặc hơn, hệ thống TED không hề có dấu hiệu xuống cấp sau khoảng 3,000 chu kỳ dịch vụ thử nghiệm, và CEO của CCT, ông Serge Bondarenko nói rằng công ty kỳ vọng các thiết bị này sẽ duy tŕ ít nhất 20 năm.
CEO Serge Bondarenko (bên tráit) và COO Graham Warburton (bên phải) của CCT với Thiết bị TED. (Credit: CCT Energy Storage).
"Molten silicon không dễ xuống cấp như lithium", ông Bondarenko khẳng định. "Đó là một chu tŕnh hóa học, những ǵ chúng tôi làm đơn giản là thay đổi các giai đoạn nhiệt. Trên thực tế, có vẻ silicon trữ nhiệt tốt hơn sau mỗi chu kỳ. Và nếu bạn không sử dụng thiết bị TED nữa, nó có thể tái chế được 100%. Điều này sẽ không tạo ra những vấn đề môi trường như lithium".
Giá cả cạnh tranh của sản phẩm cũng đóng vai tṛ quan trọng trong sử dụng quy mô lớn. Nó chỉ tốn khoảng 60-80% giá thành bạn phải trả cho giải pháp lithium tương tự như Powerpack của Tesla, trong khi diện tích sử dụng lại ít hơn. Thiết bị TED có thể dễ dàng tùy biến với môi trường chịu động đất bằng cách lắp đặt trên nền chống rung, và ngay cả trong các trường hợp nghiêm trọng hơn, chúng ra cũng chỉ cần tắt đi, đợi nó nguội dần cho đến khi có thể sử dụng trở lại. Nó rất an toàn. Tuy nhiên, cần lưu ư rằng, v́ nhiệt độ nóng chảy của silicon cao hơn 1,400 độ C (2,550 độ F), nên thiết bị này không nên bị kéo, rê trên mặt đất.
CCT đă kư thỏa thuận bước đầu để cung cấp thiết bị TED cho Stillmark Telecommunications, cũng như đồng ư sản xuất tương hỗ với MIBA Group , tập đoàn sẽ có độc quyền sản xuất và bán công nghệ qua Đan Mạch, Thụy Điển và Hà Lan, đồng thời tiếp tục đàm phán về việc thêm các nước châu Âu khác vào danh sách này. Quá tŕnh sản xuất dự kiến sẽ bắt đầu trong quư này, và theo lời Bondarenko, một khi các thiết bị được thúc đẩy thương mại, công ty sẽ có kế hoạch tăng trưởng nhanh chóng và sẵn sàng lắp đặt máy móc trên 100 megawatt trong ṿng vài năm.
Rơ ràng, đây là tín hiệu đáng mừng cho ngành năng lượng tái tạo. Gió, mặt trời, thủy triều và các công nghệ năng lượng tái tạo khác có thể rất hiệu quả trong việc tạo ra năng lượng, nhưng chỉ khi nó có sẵn hơn là dựa trên nhu cầu. Giải pháp lưu trữ năng lượng ở cấp độ lưới có thể lưu trữ năng lượng khi nhiệt độ đạt cực đại lúc mặt trời lên đỉnh vào giữa trưa, sau đó hồi lại nhiệt năng cho lưới điện trong thời gian cao điểm vào buổi tối, tạo ra nguồn năng lượng tái tạo thật sự trong 24 giờ.
Liệu lượng điện năng khổng lồ này có thể giảm tải xuống để cung cấp năng lượng cho phương tiện điện? "Không", Bondarenko trả lời, "Nó quá lớn. B́nh chứa, vật liệu cách nhiệt, động cơ nhiệt, nó cần có kích thước nhất định mới có thể tạo ra lợi ích". Nhưng chắc chắn chúng ta có thể sạc phương tiện chạy bằng được, và chúng tôi cũng đang thảo luận với một vài nhà sản xuất tàu phá điện lớn về việc sạc điện ở bến và sử dụng nó để cung cấp năng lượng cho tàu.
Nếu mọi thứ diễn ra theo cách CCT dự tính, loại pin nhiệt giá rẻ, lượng điện lớn, khả năng tương thích cao và hoàn toàn tái chế được này có thể sẽ là công cụ chủ chốt đưa chúng ta tới một tương lai năng lượng sạch.
NASA có thể đưa phi hành gia ra Vũ trụ là nhờ 11 người đàn ông khiếm thính
Những con người cống hiến thầm lặng cho mục tiêu cao cả của nhân loại: du hành vũ trụ.
Trước khi đưa con người vào vũ trụ, NASA phải tiến hành nghiên cứu kỹ những tác động của t́nh trạng không trọng lực lên cơ thể con người trong khoảng thời gian dài. Để phục vụ nghiên cứu này, vào cuối những năm 1950, NASA đă kết hợp cùng trường Y học Hàng không Hải quân Hoa Kỳ thành lập một chương tŕnh nghiên cứu với sự giúp sức của 11 người đàn ông khiếm thính, độ tuổi từ 25 đến 48, đến từ trường Gallaudet (nay là đại học Gallaudet). Lịch sử đă vinh danh 11 người đàn ông này là “Gallaudet Eleven - Mười một người đến từ Gallaudet”, đây là tên họ:
Harold Domich
Robert Greenmun
Barron Gulak
Raymond Harper
Jerald Jordan
Harry Larson
David Myers
Donald Peterson
Raymond Piper
Alvin Steele
John Zakutney
Ngoại trừ một người, c̣n lại tất cả trong số họ đều bị khiếm thính từ nhỏ do di chứng của căn bệnh viêm màng năo. Viêm màng năo c̣n làm tổn hại hệ tiền đ́nh của tai trong khiến những người này “miễn dịch” với chứng say tàu xe hay bất cứ phương tiện di chuyển nào khác.
Trong suốt một thập kỷ với nhiều thử nghiệm khác nhau, các nhà nghiên cứu đă tiến hành quan sát khả năng không phản ứng của 11 người tham gia đối với chứng say tàu xe, ở cả khía cạnh sinh lư và tâm lư, từ đó đưa ra báo cáo chi tiết về cảm giác và thay đổi nhận thức của họ. Những thí nghiệm này giúp làm rơ cách thức hoạt động của hệ giác quan trong trường hợp hệ thần kinh tai trong không nhận được những tín hiệu trọng lực thông thường. (Như trường hợp của những chàng trai khiếm thính này và như khi con người ở trên tàu vũ trụ).
Harry Larson, một trong những đối tượng tham gia nghiên cứu cho biết, “Sự khác biệt của chúng tôi chính là điều mà nghiên cứu này đang cần.”
Những thí nghiệm này tập trung kiểm tra tính cân bằng và thích nghi sinh lư của các đối tượng trong nhiều môi trường khác nhau. Một trong số đó yêu cầu 4 người đàn ông khiếm thính ở trong một căn pḥng có đường kính 6 mét, liên tục xoay chậm trong suốt 12 ngày, duy tŕ tốc độ chuyển động 10 ṿng/phút.
Người tham gia nghiên cứu Harry Larson đứng trong căn pḥng xoay chậm.
Có một thí nghiệm đặc biệt được thực hiện trên một chuyến phà ngoài khơi bờ biển Nova Scotia, nhằm ghi lại những phản ứng của nhóm đối tượng nghiên cứu đối với những chuyển động bập bềnh của sóng biển. Và kết quả là, trong khi những người khiếm thính thản nhiên chơi bài và tận hưởng chuyến du thuyền, th́ những nhà nghiên cứu lại say sóng tới mức phải dừng thử nghiệm lại.
Một nghiên cứu khác lại cho phép các đối tượng tham gia vào một chuỗi các chuyến bay không trọng lực của chiếc máy bay “Vomit Comet” trứ danh, nhằm nghiên cứu tính liên kết giữa định hướng của cơ thể với các tín hiệu trọng lực.
Những người tham gia nghiên cứu tṛ chuyện trong chiếc máy bay không trọng lực khởi hành từ Trạm hàng không Hải quân ở Pensacola.
Các chàng trai tới từ Gallaudet cho biết, họ không hề gặp một chút ảnh hưởng vật lư bất lợi nào, mà trái lại, c̣n thoải mái tận hưởng đợt thí nghiệm kéo dài. Barron Gulak cho hay: “Nh́n lại th́, đúng là rất đáng sợ… Nhưng lúc đó chúng tôi vẫn c̣n trẻ và chẳng ngại phiêu lưu.”
Dựa trên những kết quả thu thập được từ những thí nghiệm thực hiện trong suốt cả thập kỷ, các nhà nghiên cứu đă hiểu rơ hơn về hệ giác quan cũng như những phản ứng của nó với môi trường trọng lực bên ngoài. Có thể nói, Gallaudet Eleven đă không quản khó khăn và hết ḿnh cống hiến cho quá tŕnh nghiên cứu hiện tượng say tàu xe và các phương tiện chuyển động, cũng như sự thích nghi của cơ thể con người với môi trường không gian.
Vào ngày 11 tháng 4 năm 2017, nhà sử học Bill Barry của NASA đă vinh dự đại diện cho cơ quan này tham dự lễ khai trương bảo tàng Đại học Gallaudet và triển lăm Deaf Difference + Space Survival. Được tổ chức bởi Maggie Kopp, cũng là một sinh viên của Đại học Gallaudet, triển lăm nhấn mạnh những đóng góp to lớn nhưng thầm lặng của 11 cựu sinh viên Gallaudet trong quá tŕnh nghiên cứu của NASA từ năm 1958 đến năm 1968.
Lễ cắt băng khánh thành triển lăm tại Bảo tàng Đại học Gallaudet.
Từ trái sang phải: Người tổ chức triển lăm Gallaudet Margaret Kopp, Nhà sử học NASA Bill Barry, Tiến sĩ Paul DiZio - Pḥng thí nghiệm định hướng không gian Ashton Graybiel tại Đại học Brandeis, ba người cầm cây kéo là 3 trong số 11 chàng trai Gallaudet tham gia nghiên cứu của NASA năm xưa: Harry O. Larson, Barron Gulak, David O Myers, Giám đốc Đại học Gallaudet Roberta J. Cordano, và Hiệu trưởng Carol J. Erting.
Biến đổi khí hậu đă hé lộ sự thật "rợn người"
ngay trên ngọn núi Everest
Băng trên đỉnh Everest đang ít dần. Băng tan ra, sự thật kinh dị dần hé lộ: Ngọn núi chứa đầy xác người.
Biến đổi khí hậu đang gây ra nhiều hệ lụy trên Trái đất. Đại dương nóng lên cùng nồng độ acid tăng cao, thời tiết cực đoan hơn, băng hai cực tan dần... tất cả khiến cho các sinh vật chết dần chết ṃn.
Dăy Himalaya và ngọn núi Everest cũng chịu ảnh hưởng từ quá tŕnh này, như việc lớp băng trên núi dần dần thu hẹp lại. Nhưng băng tan ra cũng đồng thời hé lộ một sự thật "rợn tóc gáy" ẩn trên ngọn núi cao nhất thế giới.
Đó là xác người, và có đến hàng trăm cái xác.
Những xác người trên núi Everest
Everest hiện tại vẫn là ngọn núi ở vị trí cao nhất, và chinh phục được nó cũng chẳng khác ǵ đứng trên đỉnh của thế giới này cả. Bởi vậy mà mỗi năm có rất nhiều người t́m cách leo lên chinh phục cho được nóc nhà của thế giới.
Nhưng leo núi lại là một bộ môn ẩn chứa nhiều rủi ro. Càng lên cao không khí càng loăng, nhiệt độ càng lạnh, khiến cơ thể dễ dàng rơi vào trạng thái hạ thân nhiệt, rối loạn tinh thần... Đó là chưa tính đến các hiện tượng như tuyết lở, đá rơi, trượt ngă... Vậy nên bên cạnh nhiều người chinh phục thành công, th́ cũng có không ít trường hợp đă phải bỏ mạng tại đây.
Kể từ năm 1922, có khoảng 300 người đă chết trong quá tŕnh leo núi, và hiện vẫn c̣n ít nhất 200 cái xác vẫn nằm đâu đó trên đỉnh núi. C̣n bây giờ "nhờ" biến đổi khí hậu khiến băng tan, mà những cái xác đang dần lộ diện.
"V́ Trái đất nóng lên, các thềm băng đang tan ra nhanh hơn, và những cái xác bị chôn vùi hàng năm trời trên núi cũng dần lộ diện," - Ang Tshering Sherpa, cựu chủ tịch Hiệp hội leo núi Nepal chia sẻ với BBC.
"Những nạn nhân không may qua đời khi leo núi những năm gần đây đều được đưa xuống. Nhưng thi thể từ rất lâu rồi th́ vẫn nằm lại đó."
Được biết từ năm 2017, thi thể của một số nhà leo núi xấu số đă bắt đầu lộ ra, với mật độ ngày càng nhiều hơn. Theo dự đoán, sẽ có nhiều thi thể được t́m ra hơn nữa khi mùa leo núi mới đang đến gần.
"Bản thân tôi đă hỗ trợ đưa xuống 10 thi thể ở nhiều nơi khác nhau trên Everest trong vài năm gần đây, và rơ ràng những cái xác đang xuất hiện nhiều hơn." - một sĩ quan làm việc tại ngọn núi cho biết.
Việc đưa một cái xác xuống núi cũng cần tính đến nhiều yếu tố. Như chi phí: có thể phải tốn đến $70.000 để mang một cái xác xuống núi; hay ư nguyện của gia đ́nh nạn nhân, khi họ cho rằng có thể người đă khuất muốn linh hồn ḿnh an nghỉ ở ngọn núi này.
Tuy nhiên, trước viễn cảnh sẽ có khoảng 200 cái xác nằm lộ thiên trong tương lai, có lẽ nhà chức trách Nepal không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc đưa họ xuống mặt đất.
Có một thực tế khá... rùng rợn, đó là những cái xác lộ ra thực chất lại đóng vai tṛ là cột mốc cho những người đang leo núi hiện tại. Họ dùng yếu tố này để định hướng, và để nhắc nhở bản thân trở nên cẩn thận hơn.
Đỉnh Everest thuộc dăy Himalaya có chiều cao 8848m trên mặt nước biển. Được biết, người đầu tiên chinh phục thành công Everest là Edmund Hillary và Tenzing Norgay Sherpa vào năm 1953, và kể từ đó có gần 5000 nhà leo núi đặt chân được lên nóc nhà của thế giới.
Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, ngọn núi đă thay đổi ít nhiều. Năm 2015, một trận động đất đă phá hủy Hillary Step - vách núi thách thức cuối cùng cho các nhà leo núi khi chinh phục Everest.
Ngoài ra, một nghiên cứu khác trong năm 2015 cũng chỉ ra rằng lượng băng giá trên Everest sẽ mất 70% - 90% vào cuối thế kỷ 21 nếu t́nh trạng băng tan vẫn diễn ra với tốc độ nhanh như hiện tại.
Năm 2018, các nhà khoa học đă lần đầu tiên nghiên cứu về sông băng Kumbu tại Nepal, để xác định nhiệt độ băng bên dưới.
Kết quả, nhiệt độ băng khi đó chỉ ở khoảng -3.3°C, cao hơn 2 độ so với nhiệt độ không khí trung b́nh trong khu vực.
Kỳ lạ nhóm người t́nh nguyện ăn thức ăn nhiễm hàn the, formol suốt 5 năm
Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, khi mà nước Mỹ tràn lan thực phẩm bẩn và nhiễm độc, có một biệt đội cảm tử mang tên “The Poison Squad” t́nh nguyện thử thức ăn bẩn.
Thời đó, thực phẩm ở Mỹ được sản xuất hàng loạt và được vận chuyển đi xa thay v́ trồng tại vùng và bán tươi sống. Sản xuất thực phẩm bị thả lỏng. Không có quy định chính thức nào về việc có thể cho thêm cái ǵ vào thức ăn. Thậm chí khi bạn dán nhăn món ǵ đó là thịt gà, nhưng nếu món đó không có tí thịt gà nào th́ cũng không sao. Mỹ cũng không có quy định nào về việc ghi thành phần trên bao b́ sản phẩm. Nói chung, doanh nghiệp làm bất kỳ điều ǵ họ thích thời bấy giờ.
Nhóm t́nh nguyện viên thử thức ăn chứa các chất độc hại.
Ví dụ như họ bí mật cho morphine vào siro ho của trẻ em và sử dụng nhiều chất bảo quản trong thực phẩm như hàn the, formol, axit sulfuric, đồng sulfat. Việc sử dụng ch́ để nhuộm màu kẹo hay dùng để nghiền các loại nội tạng động vật rồi giả làm thịt gà mang bán là chuyện thường ngày. Họ nghiền đá trắng và đất sét để làm bột mỳ; dùng mùn cưa, than củi và xương động vật đốt thành than để làm bột cà phê.
Khi đó, nhóm của Tiến sĩ Harvey Wiley đă phát hiện ra 9/10 nhăn hiệu siro lá thích được bán ở bang Idiana thực ra không chứa một tí siro lá thích nào.
Bước sang thế kỷ 20, t́nh trạng ngành sản xuất thức ăn ở Mỹ đă trở thành nguyên nhân lo ngại chính về mặt sức khỏe, nhưng không ai bận tâm đến việc phải làm điều ǵ để giải quyết. Khi đó, Tiến sĩ Wiley và nhóm Hygenic Table Trials (tạm dịch: Thử nghiệm vệ sinh) xuất hiện. Họ thực hiện các thí nghiệm để kiểm tra mức độ an toàn của nhiều chất bảo quản được sử dụng phổ biến trong ngành thực phẩm bấy giờ.
Mặc dù họ bắt đầu công việc năm 1902 nhưng Tiến sĩ Wiley đă kiến nghị chính phủ thực hiện các thí nghiệm này khoảng 20 năm trước, gần như ngay khi ông trở thành nhà hóa học chính tại Bộ Nông nghiệp năm 1833. Tuy nhiên, ư kiến của ông bị bác bỏ v́ những người vận động hành lang trong ngành thực phẩm đánh hơi thấy ư đồ của ông.
Xem video giới thiệu về nhóm The Poison Squad và thí nghiệm của Tiến sĩ Wiley (nguồn: Vimeo)
Cuối cùng, năm 1902, ông Wiley cũng được cấp 5.000 USD (tương đương 143.000 USD ngày nay) và được phép thực hiện bất kỳ điều ǵ cần thiết để kiểm nghiệm độ an toàn của chất bảo quản thực phẩm. Ông Wiley bắt đầu t́m 12 t́nh nguyện viên nam để thực hiện một loạt thí nghiệm.
Mặc dù việc t́m người t́nh nguyện ăn những ǵ độc hại tưởng như rất khó khăn nhưng Tiến sĩ Wiley về sau cho biết có rất nhiều nam giới đề nghị tham gia. Một người hào hứng viết thư cho Tiến sĩ Wiley: “Tôi đọc báo về thí nghiệm của ông với thức ăn. Tôi có cái dạ dày có thể ngốn bất kỳ cái ǵ. Tôi có cái dạ dày sẽ làm ông ngạc nhiên. Tôi mắc 7 bệnh. Chưa bao giờ tới bác sĩ 15 năm qua. Họ bảo tôi cách đây 15 năm là tôi không thể sống nổi 8 tháng nữa. Ông nghĩ sao về điều này? Dạ dày tôi có thể chịu bất kỳ điều ǵ…”
Khi tham gia đội của Tiến sĩ Wiley, các t́nh nguyện viên được trả một ít tiền, được ăn ở miễn phí trong tối thiểu 6 tháng trong khi vẫn có thể làm công việc hàng ngày của họ.
Do bản chất của thí nghiệm nên t́nh nguyện viên phải có sức khỏe hoàn hảo và được chăm sóc y tế tốt nhất trong thời gian thử nghiệm. Đổi lại, tất cả những thứ mà t́nh nguyện viện phải làm là ăn bất kỳ cái ǵ ông Wiley đề nghị và nhất trí không kiện ông cũng như chính phủ nếu họ bị biến chứng nặng.
Phương pháp chung được sử dụng để đảm bảo an toàn và phát hiện xem liều lượng chất bảo quản trong sản phẩm phổ biến có hại hay không là: bắt đầu với liều lượng cực thấp và tăng dần dần cho tới khi đối tượng thử nghiệm bắt đầu chịu ảnh hưởng xấu.
Với các thí nghiệm, họ bắt đầu bằng hàn the. Khi liều lượng hàn the tăng dần, các t́nh nguyện viên bắt đầu tránh những đồ ăn có hàn the do có mùi vị kim loại nặng. Do đó, ông Wiley phát cho t́nh nguyện viên một viên thuốc chứa đầy hàn the vào cuối bữa ăn thay v́ thêm hàn the vào thức ăn.
Tiến sĩ Harvey Wiley.
Để theo dơi ảnh hưởng của hàn the với các t́nh nguyện viên, các dấu hiệu quan trọng đều được theo dơi vài lần mỗi ngày và họ bị cấm ăn bất kỳ cái ǵ khác để không ảnh hưởng tới kết quả. Phân và nước tiểu của mỗi người cũng được phân tích kỹ. Các t́nh nguyện viên được phát túi y tế có các lọ và hộp để họ có thể làm nhiệm vụ khi đang ở ngoài khu vực thí nghiệm.
Chỉ trong ṿng vài tuần đă xuất hiện ảnh hưởng của hàn the. T́nh nguyện viên bị đau đầu, trầm cảm và các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng hơn. Phần lớn t́nh nguyện viên đều tham gia thí nghiệm quay ṿng khi chuyển sang một chất mới để giảm thiểu rủi ro lâu dài cho sức khỏe. Họ vẫn trong trạng thái tốt trong 5 năm thí nghiệm diễn ra. Nhóm t́nh nguyện viên dường như thích các thí nghiệm và một số chất họ thử không gây ảnh hưởng tiêu cực nào.
Những câu chuyện về thí nghiệm của Tiến sĩ Wiley được dư luận rất quan tâm, đặc biệt là khi các chất trong thức ăn gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Tuy nhiên, ngành sản xuất thực phẩm không thích thú ǵ với kết quả thí nghiệm. Họ dùng sức mạnh số đông và ảnh hưởng chính trị để ngăn chặn các bài mà ông Wiley viết về thí nghiệm. Những nỗ lực này không có tác dụng v́ báo cáo của ông kiểu ǵ cũng được tiết lộ cho báo chí.
Khi thất bại trong ngăn chặn công bố kết quả thí nghiệm, nhiều nhân vật trong ngành thực phẩm bắt đầu tấn công vào mức độ tin cậy của ông Wiley. Cuối cùng, các câu lạc bộ phụ nữ khắp nước Mỹ đă vận động không mệt mỏi để chính phủ phải ra Đạo luật Thuốc và Thực phẩm sạch năm 1906 hay c̣n gọi là Đạo luật Wiley.
Đạo luật đưa ra quy định liệt kê thành phần trên nhăn dán. Dù chưa có tác dụng mấy nhưng ít nhất người tiêu dùng cũng có thể quyết định có mua sản phẩm đó hay không dựa trên thành phần.
Thí nghiệm của Tiến sĩ Wiley kết thúc năm 1907. Mặc dù ông Wiley được coi là người có công trong thúc đẩy những bước đi đầu tiên quan trọng để đảm bảo thực phẩm ở Mỹ an toàn, nhưng đóng góp của các thành viên “biệt đội cảm tử” thử thức ăn nhiễm độc lại bị bỏ qua. Nguyên nhân là do họ tham gia thí nghiệm ẩn danh và phần lớn trường hợp không ai biết tên thật của họ.
Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, khi mà nước Mỹ tràn lan thực phẩm bẩn và nhiễm độc, có một biệt đội cảm tử mang tên “The Poison Squad” t́nh nguyện thử thức ăn bẩn.
Thời đó, thực phẩm ở Mỹ được sản xuất hàng loạt và được vận chuyển đi xa thay v́ trồng tại vùng và bán tươi sống. Sản xuất thực phẩm bị thả lỏng. Không có quy định chính thức nào về việc có thể cho thêm cái ǵ vào thức ăn. Thậm chí khi bạn dán nhăn món ǵ đó là thịt gà, nhưng nếu món đó không có tí thịt gà nào th́ cũng không sao. Mỹ cũng không có quy định nào về việc ghi thành phần trên bao b́ sản phẩm. Nói chung, doanh nghiệp làm bất kỳ điều ǵ họ thích thời bấy giờ.
Nhóm t́nh nguyện viên thử thức ăn chứa các chất độc hại.
Ví dụ như họ bí mật cho morphine vào siro ho của trẻ em và sử dụng nhiều chất bảo quản trong thực phẩm như hàn the, formol, axit sulfuric, đồng sulfat. Việc sử dụng ch́ để nhuộm màu kẹo hay dùng để nghiền các loại nội tạng động vật rồi giả làm thịt gà mang bán là chuyện thường ngày. Họ nghiền đá trắng và đất sét để làm bột mỳ; dùng mùn cưa, than củi và xương động vật đốt thành than để làm bột cà phê.
Khi đó, nhóm của Tiến sĩ Harvey Wiley đă phát hiện ra 9/10 nhăn hiệu siro lá thích được bán ở bang Idiana thực ra không chứa một tí siro lá thích nào.
Bước sang thế kỷ 20, t́nh trạng ngành sản xuất thức ăn ở Mỹ đă trở thành nguyên nhân lo ngại chính về mặt sức khỏe, nhưng không ai bận tâm đến việc phải làm điều ǵ để giải quyết. Khi đó, Tiến sĩ Wiley và nhóm Hygenic Table Trials (tạm dịch: Thử nghiệm vệ sinh) xuất hiện. Họ thực hiện các thí nghiệm để kiểm tra mức độ an toàn của nhiều chất bảo quản được sử dụng phổ biến trong ngành thực phẩm bấy giờ.
Mặc dù họ bắt đầu công việc năm 1902 nhưng Tiến sĩ Wiley đă kiến nghị chính phủ thực hiện các thí nghiệm này khoảng 20 năm trước, gần như ngay khi ông trở thành nhà hóa học chính tại Bộ Nông nghiệp năm 1833. Tuy nhiên, ư kiến của ông bị bác bỏ v́ những người vận động hành lang trong ngành thực phẩm đánh hơi thấy ư đồ của ông.
Xem video giới thiệu về nhóm The Poison Squad và thí nghiệm của Tiến sĩ Wiley (nguồn: Vimeo)
Cuối cùng, năm 1902, ông Wiley cũng được cấp 5.000 USD (tương đương 143.000 USD ngày nay) và được phép thực hiện bất kỳ điều ǵ cần thiết để kiểm nghiệm độ an toàn của chất bảo quản thực phẩm. Ông Wiley bắt đầu t́m 12 t́nh nguyện viên nam để thực hiện một loạt thí nghiệm.
Mặc dù việc t́m người t́nh nguyện ăn những ǵ độc hại tưởng như rất khó khăn nhưng Tiến sĩ Wiley về sau cho biết có rất nhiều nam giới đề nghị tham gia. Một người hào hứng viết thư cho Tiến sĩ Wiley: “Tôi đọc báo về thí nghiệm của ông với thức ăn. Tôi có cái dạ dày có thể ngốn bất kỳ cái ǵ. Tôi có cái dạ dày sẽ làm ông ngạc nhiên. Tôi mắc 7 bệnh. Chưa bao giờ tới bác sĩ 15 năm qua. Họ bảo tôi cách đây 15 năm là tôi không thể sống nổi 8 tháng nữa. Ông nghĩ sao về điều này? Dạ dày tôi có thể chịu bất kỳ điều ǵ…”
Khi tham gia đội của Tiến sĩ Wiley, các t́nh nguyện viên được trả một ít tiền, được ăn ở miễn phí trong tối thiểu 6 tháng trong khi vẫn có thể làm công việc hàng ngày của họ.
Do bản chất của thí nghiệm nên t́nh nguyện viên phải có sức khỏe hoàn hảo và được chăm sóc y tế tốt nhất trong thời gian thử nghiệm. Đổi lại, tất cả những thứ mà t́nh nguyện viện phải làm là ăn bất kỳ cái ǵ ông Wiley đề nghị và nhất trí không kiện ông cũng như chính phủ nếu họ bị biến chứng nặng.
Phương pháp chung được sử dụng để đảm bảo an toàn và phát hiện xem liều lượng chất bảo quản trong sản phẩm phổ biến có hại hay không là: bắt đầu với liều lượng cực thấp và tăng dần dần cho tới khi đối tượng thử nghiệm bắt đầu chịu ảnh hưởng xấu.
Với các thí nghiệm, họ bắt đầu bằng hàn the. Khi liều lượng hàn the tăng dần, các t́nh nguyện viên bắt đầu tránh những đồ ăn có hàn the do có mùi vị kim loại nặng. Do đó, ông Wiley phát cho t́nh nguyện viên một viên thuốc chứa đầy hàn the vào cuối bữa ăn thay v́ thêm hàn the vào thức ăn.
Tiến sĩ Harvey Wiley.
Để theo dơi ảnh hưởng của hàn the với các t́nh nguyện viên, các dấu hiệu quan trọng đều được theo dơi vài lần mỗi ngày và họ bị cấm ăn bất kỳ cái ǵ khác để không ảnh hưởng tới kết quả. Phân và nước tiểu của mỗi người cũng được phân tích kỹ. Các t́nh nguyện viên được phát túi y tế có các lọ và hộp để họ có thể làm nhiệm vụ khi đang ở ngoài khu vực thí nghiệm.
Chỉ trong ṿng vài tuần đă xuất hiện ảnh hưởng của hàn the. T́nh nguyện viên bị đau đầu, trầm cảm và các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng hơn. Phần lớn t́nh nguyện viên đều tham gia thí nghiệm quay ṿng khi chuyển sang một chất mới để giảm thiểu rủi ro lâu dài cho sức khỏe. Họ vẫn trong trạng thái tốt trong 5 năm thí nghiệm diễn ra. Nhóm t́nh nguyện viên dường như thích các thí nghiệm và một số chất họ thử không gây ảnh hưởng tiêu cực nào.
Những câu chuyện về thí nghiệm của Tiến sĩ Wiley được dư luận rất quan tâm, đặc biệt là khi các chất trong thức ăn gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Tuy nhiên, ngành sản xuất thực phẩm không thích thú ǵ với kết quả thí nghiệm. Họ dùng sức mạnh số đông và ảnh hưởng chính trị để ngăn chặn các bài mà ông Wiley viết về thí nghiệm. Những nỗ lực này không có tác dụng v́ báo cáo của ông kiểu ǵ cũng được tiết lộ cho báo chí.
Khi thất bại trong ngăn chặn công bố kết quả thí nghiệm, nhiều nhân vật trong ngành thực phẩm bắt đầu tấn công vào mức độ tin cậy của ông Wiley. Cuối cùng, các câu lạc bộ phụ nữ khắp nước Mỹ đă vận động không mệt mỏi để chính phủ phải ra Đạo luật Thuốc và Thực phẩm sạch năm 1906 hay c̣n gọi là Đạo luật Wiley.
Đạo luật đưa ra quy định liệt kê thành phần trên nhăn dán. Dù chưa có tác dụng mấy nhưng ít nhất người tiêu dùng cũng có thể quyết định có mua sản phẩm đó hay không dựa trên thành phần.
Thí nghiệm của Tiến sĩ Wiley kết thúc năm 1907. Mặc dù ông Wiley được coi là người có công trong thúc đẩy những bước đi đầu tiên quan trọng để đảm bảo thực phẩm ở Mỹ an toàn, nhưng đóng góp của các thành viên “biệt đội cảm tử” thử thức ăn nhiễm độc lại bị bỏ qua. Nguyên nhân là do họ tham gia thí nghiệm ẩn danh và phần lớn trường hợp không ai biết tên thật của họ.
Tàu vũ trụ Gaia - một kính viễn vọng không gian hiện đại của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu - vừa chụp được h́nh ảnh ngoạn mục của một phần ḍng sông sao 1 tỉ năm tuổi.
Một nghiên cứu vừa đăng tải trên tạp chí khoa học Astronomy & Astrophysicsđă vén màn bí ẩn về một "ḍng sông sao" rộng mênh mông mà sau hơn 1 tỉ năm tuổi đă chảy ngày càng gần Trái đất chúng ta. Ước tính đến nay, ḍng sông chỉ c̣n cách Trái đất 326 năm ánh sáng.
H́nh ảnh lập thể nơi dải sáng của thiên hà Milky Way bị uốn thành h́nh tṛn, những chấm đỏ ở giữa chính là ḍng sông sao rộng lớn - (ảnh: Astronomy & Astrophysics).
Từ dữ liệu mà tàu vũ trụ kiêm kính viễn vọng không gian Gaia của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) thu thập được, các nhà khoa học đă phát hiện ra một số ngôi sao mà con người từng biết trước đây không hề đơn độc: chúng đang chảy thành ḍng cùng rất nhiều ngôi sao láng giềng.
Toàn bộ ḍng sông sao hiện dài tới 1.300 năm ánh sáng và rộng 160 năm ánh sáng, chảy trên một vùng rộng lớn thuộc nửa phía Nam của thiên hà Milky Way – thiên hà mà Hệ Mặt trời của chúng ta cư trú.
Theo nhà thiên văn Joăo Alves đến từ Đại học Vienna (Ư), một trong các tác giả, khoảng cách khá gần hiện nay của ḍng sông sao sẽ là cơ hội vàng cho chúng ta nghiên cứu về nó và dựa vào nó mà tính toán được khối lượng của toàn bộ thiên hà. "Những thứ "gần nhà" rất hữu ích, chúng không quá mờ nhạt nên có thể khám phá chi tiết hơn, một giấc mơ của các nhà thiên văn học" – ông nói.
Ḍng sông này bắt nguồn từ một cụm sao h́nh thành từ 1 tỉ năm trước. Lực hấp dẫn của thiên hà Milky Way đă kéo dài cụm sao thành một luồng sao dài. Từ đó, nó đă chảy 4 ṿng quanh ŕa của thiên hà. Hệ Mặt trời của chúng ta cũng là một hệ hành tinh nằm ở phần gần ŕa của Milky Way và may mắn là ngay trong thời điểm hiện tại, ḍng sông sao đă chảy đến đoạn gần nơi ở của chúng ta.
1/3 quỹ thời gian hàng ngày của mỗi người dành cho việc ngủ. Một giấc ngủ ngon giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Tuy nhiên, có nhiều thói quen xấu khi ngủ vô t́nh lại có hại cho sức khỏe.
Dưới đây là một số ví dụ:
1. Ngủ theo tư thế mặt đối mặt
Đây là tư thế ngủ của khá nhiều người, nhất là của các cặp vợ chồng hoặc giữa bố mẹ và con cái. Tuy nhiên, đây là tư thế ngủ "mất vệ sinh" nhất v́ khi ngủ đối mặt, chúng ta vô t́nh sẽ hít phải khí cabonic do người đối diện thở ra. Điều này dẫn tới việc năo thiếu nguồn oxy cần thiết, người ngủ không ngủ sâu, dễ tỉnh giấc, giật ḿnh, mộng mị hoặc khi ngủ dậy luôn có cảm giác mệt mỏi, đau đầu.
Tốt nhất, hăy chọn cho ḿnh một "thế giới riêng" khi ngủ. Nếu có ngủ chung giường với một người khác, hăy quay về 2 hướng khác nhau.
2. Đeo đồ trang sức khi ngủ
Nhiều chị em phụ nữ thường có tâm lư "ngại" cởi bỏ trang sức khi đi ngủ. Hầu hết các đồ trang sức làm bằng kim loại. Khi ngủ, chúng tiếp xúc và cọ sát với da khiến làm tăng nguy cơ bị dị ứng da. Một số trang sức lại phát quang vào buổi đêm chứa radium - nguyên tố kim loại phát xạ, tuy lượng nhỏ nhưng lâu dần sẽ gây hại cho cơ thể.
Ngoài ra, đeo trang sức khi ngủ sẽ gây trở ngại cho tuần hoàn máu và trao đổi chất trong cơ thể, khiến đẩy nhanh quá tŕnh lăo hóa cơ thể.
3. Há miệng thở khi ngủ
Thông thường chúng ta đều thở bằng mũi. Thở qua mũi giúp tạo nên áp lực phản hồi để phổi có nhiều thời gian hấp thu ôxy và cân bằng pH máu.
Thói quen thở miệng bỏ qua các phản xạ trên có thể dẫn đến hội chứng ngừng thở khi ngủ hay các vấn đề tim mạch khác. Khi thở miệng, năo cho rằng cơ thể mất carbon dioxide quá nhanh, năo nhạy cảm t́nh trạng này và ức chế trung tâm hô hấp.
Ngoài ra, khi thở bằng miệng, luồng khí đi thẳng vào họng và phổi không được "lọc sạch" nên dễ gây viêm họng. Lâu ngày có thể hay đổi mức khí máu; mất ngủ, thay đổi giọng nói hoặc các bệnh nghiêm trọng về đường hô hấp.
Hăy từ bỏ thói quen thở bằng miệng ngay hôm nay. C̣n nếu v́ một lư nào đó buộc bạn phải dùng miệng để thở, hăy tới bác sỹ để được tư vấn cách điều trị.
Không nên thở bằng miệng khi ngủ.
Ảnh minh họa
4. Mặc áo ngực khi ngủ
Nghiên cứu chỉ ra rằng, những người phụ nữ mặc áo lót hơn 12h mỗi ngày có tỉ lệ ung thư vú cao gấp 21 lần, đặc biệt những người mặc áo lót khi ngủ nguy cơ này tăng lên đến 113 lần.
Mặc áo ngực khi ngủ, nhất là áo ngực chật khiến các mạch máu không được lưu thông, các chất thải không được giải phóng sẽ tích tụ lâu ngày gây ung thư vú.
Ngoài ra, hầu hết các loại áo lót hiện nay được làm từ các sợi hóa học. Các sợi này khi tiếp xúc với da sẽ dễ gây dị ứng. V́ vậy, các chị em tốt nhất nên tháo bỏ áo lót khi đi ngủ, chọn các loại áo lót làm từ các loại sợi tự nhiên. Hăy cố gắng giảm thiểu thời gian mặc áo lót hàng ngày và thường xuyên matxa bầu ngực mỗi ngày để kích thích lưu thông máu vùng ngực.
5. Ngủ trong pḥng quá nóng
Nhiệt độ quá cao trong pḥng có thể gây rối loạn quá tŕnh trao đổi chất của cơ thể. Khí nóng khi hít vào có thể gây tổn thương niêm mạc mũi. Không khí nóng cũng là môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật sinh sôi và phát triển nên dễ gây cảm cúm.
Đối với những người cao tuổi mắc bệnh tim mạch, nhiệt độ trong pḥng ngủ cao có thể gây tức ngực, mất ngủ, khó thở.
Pḥng ngủ là 20 độ C, độ ẩm 60% là môi trường lư tưởng cho giấc ngủ của bạn.
6. Trùm chăn khi ngủ
Nhiều người thích trùm chăn kín đầu và toàn thân, đặc biệt là khi sợ hăi hoặc trời lạnh. Đây là thói quen không tốt, ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe.
Trong quá tŕnh thở, cơ thể hít vào khí oxy vào và thở ra khí CO2. Khi đầu bạn bị trùm kín, khí ôxy trong chăn ngày càng ít đi, c̣n khí CO2 ngày càng nhiều lên. V́ không được cung cấp đủ dưỡng khí nên năo bạn sẽ hoạt động kém đi. T́nh trạng thiếu ôxy kéo dài sẽ khiến các tế bào năo bị tổn thương.
Người ngủ trùm chăn sẽ cảm thấy tức ngực, thở gấp hoặc nửa đêm thấy ác mộng, lo sợ. Sáng ngủ dậy toàn thân mệt mỏi như vừa trải qua hoạt động nặng. Với những người có tiền sử động kinh hoặc các vấn đề về năo, thói quen trùm chăn khi ngủ làm tăng nguy cơ gặp các tai biến.
Do đó, bạn không nên trùm chăn kín đầu khi ngủ. Những ngày quá lạnh, nếu bạn cần đóng kín các cửa sổ vào ban đêm th́ nên mở chúng ra cho thoáng vào ban ngày.
Không nên gối lên tay khi ngủ.
Ảnh minh họa
7. Dùng tay thay gối
Hăy từ bỏ ngay thói quen dùng tay gối đầu khi ngủ nếu bạn không muốn mắc phải các vấn đề về tiêu hóa cũng như chất lượng giấc ngủ.
Dùng tay thay gối khi ngủ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tuần hoàn máu của cơ thể, dẫn đến các cơn đau hoặc tê liệt ở chi trên như cột sống, bả vai... Ngoài ra, thói quen xấu này c̣n dễ tạo áp lực nơi ổ bụng, lâu dần sẽ gây trào ngược thực quản.
Phương pháp mới khiến gà đẻ trứng chứa thành phần chống ung thư
Các nhà nghiên cứu Scotland đă chỉnh sửa gene của gà mái để chúng đẻ trứng chứa thành phần chữa viêm khớp và một số loại ung thư.
Đài BBC (Anh) đưa tin h́nh thức chỉnh sửa gene gà để sản sinh trứng chứa thành phần chống ung thư này tiết kiệm chi phí hơn 100 lần so với sản xuất trong nhà máy.
Những con gà nằm trong chương tŕnh nghiên cứu. (Ảnh: BBC).
Tiến sĩ Lissa Herron tại Viện công nghệ Roslin ở Edinburgh khẳng định những chú gà nằm trong chương tŕnh nghiên cứu không bị nhồi ăn và nuôi theo kiểu nông trại mà thay vào đó “chúng sống trong băi nhốt rộng, được cho ăn và uống nước bởi những kỹ thuật viên từng trải qua đào tạo kỹ lưỡng”.
Các nhà khoa học từng chỉnh sửa gene thỏ, dê và gà để chúng sản xuất protein trị liệu trong trứng hoặc sữa của chúng. Biện pháp này được cho hiệu quả, và tiết kiệm hơn. Nhiều căn bệnh phát sinh do cơ thể người không thể tự tạo ra đủ loại protein hoặc chất hóa học nhất định. Những căn bệnh này có thể được điều trị bằng thuốc chứa loại protein bệnh nhân thiếu hụt. Các công ty dược phẩm thường sản xuất loại thuốc này với chi phí khá cao.
3 quả trứng đă đủ để sản xuất hàng chục loại thuốc chứa hai protein này. Trong khi đó, mỗi năm gà có thể đẻ tới 300 quả trứng. (Ảnh: BBC).
Tiến sĩ Herron và các đồng nghiệp đă bổ sung gene chuyên tạo protein ở người vào phần ADN gà liên quan đến h́nh thành ḷng trắng trứng gà. Đội ngũ nhà khoa học tập trung vào hai loại protein thiết yếu cho hệ đề kháng của con người là IFNalpha2a – sở hữu sức mạnh chống ung thư và virus cùng đại thực bào CSF.
Giáo sư Helen Sang tại viện Roslin thuộc Đại học Edinburgh khẳng định tuy chưa sản xuất thuốc cho người từ phương pháp chỉnh sửa gene gà nhưng điều này cho thấy loại gia cầm này có giá trị thương mại trong sản xuất protein phù hợp với nghiên cứu thuốc và ứng dụng vào nhiều h́nh thức công nghệ sinh học khác.
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage caption
Những mô tả thời xưa về cảnh bị quỷ dữ tấn công có rất nhiều điểm
giống với những ǵ chúng ta biết ngày nay về hiện tượng bóng đè
Vào tháng 8/2016, một phụ nữ nói rằng bà đă bị tấn công bởi một con Pokemon thật. Ảo giác ghê rợn của bà cho thấy "vùng chạng vạng" bí ẩn giữa trạng thái ngủ và thức - một trạng thái kỳ lạ của ư thức có thể ẩn sau rất nhiều hiện tượng khác nhau, từ các phiên ṭa xử phù thủy Salem đến các vụ bị người ngoài hành tinh bắt cóc. Nhà tâm lư học Matthew Tompkins giải thích thêm về hiện tượng này.
Tại Moscow (Nga) mùa hè năm rồi, một phụ nữ mơ màng trong giấc ngủ sau khi chơi tṛ Pokemon Go trên điện thoại. Đêm đó, bà thức giấc v́ ngực bị đè mạnh. Bà mở mắt và sau này kể lại là bà thấy ḿnh đang bị tấn công bởi một nhân vật Pokemon có kích cỡ như ngoài đời thực. Không phải là một người mặc trang phục Pokemon, mà là một con Pokemon thật.
Hoảng loạn, nhưng không thể nói được, bà vật lộn với sinh vật đó trong khi người bạn trai ngủ mê mệt ngay bên cạnh không biết ǵ. Cuối cùng bà cũng vùng dậy được, và con Pokemon biến mất. Sau một lúc lùng sục khắp nhà, người phụ nữ đến báo cảnh sát về vụ tấn công.
Tin tức về vụ báo cảnh sát của bà ngay lập tức, và có chút hài hước, đă được nhiều báo lá cải quốc tế đăng lại. Tin này nhanh chóng lan truyền trên internet và cuối cùng xuất hiện trong các nội dung Twitter trong tài khoản của tôi.
Nhưng ư nghĩ đầu tiên của tôi, với tư cách là nhà tâm lư học thí nghiệm với quan tâm chủ yếu vào các trải nghiệm nhận thức bất thường, khi ấy là, "Ồ, điều này có thể xảy ra với bất cứ ai."
Mặc dù không thể rơ ràng giải thích trải nghiệm của phụ nữ này, tôi vẫn cảm thấy hoàn toàn tự tin rằng vụ tấn công ban đêm của Pokemon này phù hợp chính xác với những hiểu biết của chúng ta về giấc ngủ.
Thêm vào đó, dựa vào những ǵ chúng ta biết về hiện tượng tâm thần bí ẩn này - và cảm giác kỳ lạ mà nó đem lại - người ta có thể ở mức độ nào đó miêu tả trải nghiệm của bà là "b́nh thường".
Cách giải thích ngắn gọn, nghe có vẻ nghịch lư là có thể bà đă bị đánh thức và bà có thể đang mơ. Tạm thời hăy đặt con Pokemon qua một bên, ta thử xem xét nội dung bà tường tŕnh là đă thức giấc, không cử động được, với sức nặng đè lên người.
Cụm từ kỹ thuật chỉ hiện tượng này là "bóng đè", một thể loại của rối loạn giấc ngủ (parasomnia). Ngoài việc không thể cử động được, khoảng thời gian bị tê liệt khi tỉnh giấc này thường đi kèm với các ảo giác đa chiều. Kết quả là, những h́nh ảnh tưởng tượng trong giấc mơ có thể xâm nhập vào hiện thực khi bạn đă tỉnh giấc.
Nội dung của ảo giác thường có chủ đề liên quan với cảm giác tê liệt - tái hiện lại thành h́nh ảnh bị kẻ xâm nhập trên gh́ chặt xuống khi đang ngủ. Dấu ấn các vụ liên quan đến hiện tượng bóng đè có thể t́m thấy trong suốt chiều dài lịch sử và văn hóa với những ghi nhận xa xưa nhất từ 400 năm trước Công nguyên.
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage caption
Bridget Bishop trở thành nạn nhân đầu tiên của loạt các phiên ṭa xét xử phù thủy,
Salem Witch Trials, ở Mỹ thời thế kỷ thứ 17
Bóng đè lần đầu tiên được đề cập đến trong sách Zhou Li/Chun Guan, một quyển sách của Trung Quốc về giấc ngủ và giấc mơ.
Sách phân loại ra nhiều kiểu khác nhau của giấc mơ, và các nhà nghiên cứu đă xác định E-meng (giấc mơ bất thần) có rất nhiều tính chất liên quan đến hiện tượng bóng đè. Tuy vào khoảng thời gian và bối cảnh văn hóa, h́nh ảnh trong những cơn ác mộng này có thể được diễn dịch thành những ư khác nhau.
Các nhà nghiên cứu hiện tượng bóng đè Brian Sharpless và Karl Dograhmji đă thu thập 118 cách diễn đạt khác nhau trên khắp thế giới mô tả về trải nghiệm bị bóng đè: người Đức có cụm từ hexendrücken - bị phù thủy đè, và từ alpdrücken, bị tiên đè.
Truyện cổ Na Uy có từ svartalfar - chỉ các vị tiên độc ác bắn người ta bằng những mũi tên tê liệt trước khi đậu lên ngực nạn nhân.
Người Nhật có từ kanashibari, với ư chỉ bị trói chặt một cách kỳ lạ bởi một sợi dây kim loại vô h́nh. Ở nhiều nơi tại Thụy Sĩ người ta nói về tchutch-muton, một bà tiên ác mộng xấu xa thường cải trang thành một con cừu đen.
Người Kurd dùng đến từ Mottaka, một linh hồn độc ác làm người ta ngạt thở đêm khuya. Người Iran có cụm từ bakhtak, nói đến một loại linh hồn [cấp thấp hơn thiên thần trong Hồi Giáo] ngồi lên ngực người đang ngủ.
Các nhà khoa học đă lư thuyết hóa hiện tượng bóng đè có thể dẫn đến hiện tượng người ngoài hành tinh bắt cóc.
V́ thế tôi không cảm thấy có ǵ khác biệt lắm khi đề cập đến vụ việc bị Pokemon quấy rối.
Cảm giác bị đè nặng...
Để so sánh, hăy xem xét điều được Jon Loudner đề cập sau, người đă cung cấp "chứng cứ" cho ṭa án phù thủy Salem nổi tiếng vào năm 1692.
"....Tôi đi ngủ rất khỏe, và cái chết của bóng đêm đè nặng lên ngực tôi, và tôi tỉnh dậy, nh́n quanh, và bên ngoài kia dưới ánh trăng, tôi nh́n thấy rơ ràng Bridget Bishop, hoặc h́nh dạng trông giống cô ta, đang ngồi trên bụng tôi. Và đặt cánh tay tôi xuống giường để tôi không bị lực ép mạnh, cô ta lập tức chặn cổ họng tôi khiến tôi hầu như ngạt thở. Và tôi không có chút sức mạnh hay năng lượng ǵ trên tay để có thể thoát ra hoặc tự vệ. Cứ trong tư thế đó, cô ta gh́ giữ tôi suốt cả ngày."
Hồi 1781, Henry Fuseli đă đưa ra ư tưởng theo đó cho rằng có con quỷ
ngồi lên ngực người bị bóng đè, qua bức họa Ác Mộng
Tương tự như người phụ nữ ở Moscow năm 2016, Jon thấy một nhân vật ngồi lên người ông, đi kèm với cảm giác đè chặt và bị tê liệt; mặc dù trong t́nh huống của ông, cách giải thích tốt nhất mà ông t́m ra là cho rằng ḿnh đă bị một mụ phù thủy ở gần đó tấn công.
Bạn có thể thấy sự tương tự với vụ việc Pokemon nổi lên như các dấu hiệu hiện tượng bóng đè. Ông tỉnh dậy giữa đêm, không cử động được, cảm thấy có ai đó ngồi trên người ḿnh, chặn hơi thở ông lại.
Và một phần đen tối khác của lịch sử là sau lời khai của Jon, Bridget bị hành quyết bằng phương thức treo cổ. Bà trở thành nạn nhân đầu tiên mất mạng trong cơn sốt tiêu diệt phù thủy Salem.
Bằng chứng Jon đưa ra không hoàn toàn là căn cứ chính để buộc tội bà, mà nó được "xác nhận" bởi một chứng cứ vật lư khác đó là có thể Bridget sở hữu một núm vú siêu nhiên (sau khi bị nhận dạng một lần th́ nó đă biến mất trong lần tra xét sau đó).
Phù thủy ít khi được dùng như lư do giải thích cho những người trải qua hiện tượng này, nhưng thậm chí ngày nay, những cơ chế tâm lư chính xác gây ra t́nh trạng tê liệt khi ngủ vẫn chưa được hiểu rơ hoàn toàn.
Hiện tại điều có thể hiểu rơ là, cơ bản, khi chúng ta mơ, hành động của ta bị giam cầm trong sự tưởng tượng của chính ḿnh. Tất cả chúng ta đều có một cơ chế an toàn sẵn trong cơ thể, mà bạn có thể xem nó giống như một cầu dao điện, nhanh chóng khóa các tín hiệu chuẩn bị cho năo bộ không cho nó trở thành tín hiệu hành động.
Cơ chế này bảo vệ ta khỏi việc hành động theo những ǵ xảy ra trong giấc mơ. Nhờ đó, khi bạn bị một con quái vật đuổi theo trong mơ, bạn sẽ không bật dậy và chạy đâm đầu vào tường pḥng ngủ, hay nói theo thuyết tiến hóa, là không khiến bạn trở nên điên khùng.
Tuy nhiên, năo bộ của chúng ta là một hệ thống vô cùng phức tạp, và những hiện tượng như bóng đè, là những t́nh huống trục trặc thỉnh thoảng xảy ra.
Một trong những sự bất thường được nhiều người biết đến là trạng thái mộng du, tức là khi một người đi bộ trong lúc vẫn đang ngủ, trạng thái xảy ra khi sự tê liệt giảm đi quá nhanh.
Ngược lại, đôi khi t́nh trạng tê liệt vẫn tiếp tục thậm chí sau khi bạn đă tỉnh giấc. Điều này thường xảy ra ở ngưỡng giấc ngủ - hoặc là khi bạn sắp thức dậy hoặc khi bạn sắp ch́m vào giấc ngủ. Bạn có thể vẫn c̣n ư thức, mắt mở ra được, nhưng hoàn toàn không thể di chuyển được cơ thể. Đây là một sự việc khá phổ biến, nhưng trải nghiệm có thể khiến người ta sợ hăi.
Những vấn đề như vậy có thể là hệ quả của sự gián đoạn giấc ngủ nói chung. Các nhà nghiên cứu cho thấy bóng đè có thể tái hiện lại với những người tham dự thí nghiệm khi họ liên tục bị đánh thức lúc đang ngủ sâu.
Và bên ngoài pḥng thí nghiệm th́ điều này không hiếm gặp với những người từng trải qua t́nh trạng bị bóng đè trong đêm. Nếu bạn chưa từng bị như vậy, th́ hẳn bạn ít ra cũng quen biết ai đó từng gặp t́nh trạng này.
Các chuyên gia ước tính đến 50% dân số bị t́nh trạng bóng đè ít nhất một lần trong đời, một số người cho biết họ thường xuyên bị bóng đè về đêm.
Thậm chí có thể những khảo sát hiện tại đă đánh giá thấp mức độ phổ biến thật sự của hiện tượng này, v́ vẫn c̣n nhiều kỳ thị với những trường hợp nói họ bị ảo giác, và v́ có nhiều quan ngại hiện tượng này có thể là dấu hiệu cho thấy bệnh lư tâm thần hoặc lạm dụng thuốc.
Trong thực tế, người khỏe mạnh vẫn có thể bị bóng đè và ảo giác dù không xảy ra hiện tượng bất thường nào về sức khỏe tâm thần hay lạm dụng thuốc. Hiểu rằng trải nghiệm này là b́nh thường có thể giúp xoa dịu những lo lắng kèm theo. Với bản thân ḿnh, tôi có vài lần gặp phải bóng dáng những người không có mặt, tuy rằng họ chỉ xuất hiện chứ không làm ǵ.
Nh́n thấy những khối gạch rơi
Nhưng hăy quay trở lại trường hợp kỳ lạ ở Moscow. Tại sao ảo giác này lại xuất hiện dưới h́nh dạng con Pokemon mà không phải các sinh vật khác? V́ tính chủ quan rất cao, rất khó để nghiên cứu giấc mơ một cách khoa học.
Làm sao bạn có thể thực nghiệm đo đạc ảo giác xảy ra khi hầu hết mọi người đều đang không tỉnh giấc và họ quên ngay lập tức khi thức dậy?
Trong thực tế, sự liên hệ giữa tṛ chơi điện tử và các giấc mơ là một trong những lĩnh vực nghiên cứu được ghi chép khá đầy đủ trong các trải nghiệm chủ quan của người ngủ mơ.
Năm 2000, một nhóm các nhà nghiên cứu tại Trường Y Havard do Robert Stickgold dẫn đầu đă báo cáo về những người tham dự nghiên cứu chơi tṛ chơi điện tử xếp gạch Tetris liên tục nói họ thấy những "h́nh ảnh thôi miên" liên quan đến tṛ chơi.
Họ thấy những h́nh ảnh của các khối gạch đang rơi trước khi ch́m vào giấc ngủ. Kết quả tương tự cũng được ghi nhận ở các tṛ chơi điện tử khác, như tṛ chơi trượt tuyết, mê cung ảo, và thậm chí cả tṛ chơi Doom.
Bằng chứng này được sử dụng chứng minh cho ư tưởng rằng giấc mơ có thể có vai tṛ "củng cố" kư ức trong đời sống của ta khi thức - củng cố là cụm từ chỉ quá tŕnh tăng cường và tăng sức mạnh của những kư ức mới có.
Rất nhiều thí nghiệm cho thấy những người được giao những nhiệm vụ liên quan tới trí nhớ thường thực hiện nhiệm vụ tốt hơn nếu họ được ngủ sau khi học. Có vẻ như mặc dù sau khi chúng ta trải qua quá tŕnh học, trí năo ta có thể vẫn sử dụng giấc ngủ như một không gian tập dượt để tập luyện giải quyết lại vấn đề.
"Giấc mơ của chuột"
Nhiều bằng chứng hơn được thu thập từ các thực nghiệm về hành vi của năo bộ trên những chú chuột đang ngủ. Thí nghiệm trên động vật đem lại cho các nhà khoa học nhiều ưu - nhược hơn so với việc thí nghiệm thực hiện trên con người.
Một mặt, đưa điện cực trực tiếp vào đầu chuột cần phải thông qua ít loại giấy tờ hơn. Thế nhưng mặt khác th́ rơ ràng ta không thể "hỏi" chuột xem chúng mơ thấy ǵ, v́ thế các nhà khoa học buộc phải suy đoán chính xác xem liệu tác động của điện cực có thể liên quan đến các trải nghiệm hiện tượng học ra sao.
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Trong một thí nghiệm, một nhóm nhà nghiên cứu tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT)
đấu các điện cực trực tiếp vào phần hồi hải mă của năo chuột.
Ở cả chuột và người, hồi hải mă là một phần của bộ năo, ngoài các chức năng khác, th́ phần này đặc biệt liên quan đến cách chúng ta tạo ra kư ức về không gian vật lư. Điện cực cho phép các nhà nghiên cứu quan sát hoạt động thần kinh theo thời gian thực của các tế bào đặc thù trên hồi hải mă - và ghi nhận bất cứ khi nào các tế bào được kích hoạt.
Trong khi các chú chuột được kết nối với dây điện, chúng được học cách định hướng trong một mê cung thực để t́m ra phần thưởng là thức ăn. V́ hồi hải mă có liên quan đến kỹ năng học hỏi không gian, sự thể hiện của hoạt động điện cực trên hồi hải mă có thể liên kết với vị trí của chú chuột ở những khu vực đặc thù trong mê cung.
Nhưng chính ở đây phương pháp này trở nên liên quan đến câu chuyện của chúng ta về giấc mơ Pokemon hay tṛ chơi Tetris: Sau khi các chú chuột đă t́m hiểu về mê cung, các nhà khoa học để các điện cực tiếp tục ghi nhận khi chuột bắt đầu ch́m vào giấc ngủ.
Khi chuột đă ngủ, các tế bào trong hồi hải mă sẽ bật sáng với hoạt động t́m đường trong mê cung - không phải là với bất cứ hoạt động nào, mà nó chỉ xảy ra khi các chú chuột đang ngủ có tương thích với cơ chế liên quan chính xác đến cuộc t́m đường trong mê cung.
Một lần nữa, chúng ta không thể hỏi chuột là chúng đang trải qua điều ǵ, nhưng kết quả cho thấy các chú chuột có lẽ đang t́m đường trong mê cung khi ngủ mơ, tập luyện lại một cách hiệu quả cách chúng đi như đă học trước khi ngủ.
Một giới hạn ở đây là không có công tŕnh nào chứng minh được liên hệ nguyên nhân trực tiếp giữa giấc mơ và kư ức: giấc mơ tự nó có thể không giúp kư ức được tăng cường đậm nét hơn, nhưng có thể là một loại hiệu ứng phụ của quá tŕnh củng cố kư ức.
Nói cách khác, ảo giác đáng sợ mà người phụ nữ ở Nga gặp phải không chỉ là một sự việc khá thông thường, mà nó c̣n có thể cho ta thêm một cửa sổ thú vị để nh́n vào tính chất của giấc ngủ và v́ sao mọi người mơ.
Và nếu bạn từng gặp phải những h́nh ảnh kỳ diệu khi bạn đang ở ngưỡng giấc ngủ, điều này cũng đáng để xem xét. Hăy nhớ: Đừng hoảng loạn (và không nhất thiết phải đổ tội cho người khác nếu họ có thêm một vài núm vú).
Không chỉ có hồ nước đột nhiên biến mất, đây là những phát hiện kỳ lạ về Trái Đất năm 2018
Trong năm 2018, Trái Đất có nhiều thay đổi kỳ lạ khiến con người bất ngờ. Cùng xem, những thay đổi đó là ǵ!
Trái đất của chúng ra đă tồn tại khoảng 4,5 tỷ năm và trong thời gian đó, hành tinh xanh này đă phải trải qua một số thay đổi mạnh mẽ, chẳng hạn như sự h́nh thành và tan vỡ của siêu lục địa, sự xuất hiện và biến mất của các đại dương,...
Ngay trong năm 2018, Trái Đất cũng có nhiều sự thay đổi đáng kinh ngạc.
Đáy biển bị lún do nước sông băng tan chảy
Nước sông băng tan chảy khiến cho đáy biển bị lún. Ảnh minh họa
Khi Trái Đất ấm lên, những sông băng tan chảy và các tảng băng đổ một lượng nước lớn vào các đại dương, khiến mực nước biển gia tăng trên khắp thế giới. Đồng thời, trọng lượng của tất cả lượng nước dư thừa đó đang bị đẩy xuống đáy biển.Các nhà nghiên cứu Hà Lan gần đây đă tiến hành điều tra về việc làm thế nào mà băng tan chảy từ đất liền có thể gây ảnh hưởng đến h́nh dạng của đáy biển thông qua những dữ liệu từ giữa năm 1993 đến cuối năm 2014.
Kết quả, các chuyên gia phát hiện ra rằng tổng khối lượng tăng lên của đại dương đă tác động và khiến đáy biển ch́m khoảng 0,1mm mỗi năm và khoảng 2mm trong ṿng 2 thập kỷ. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu c̣n đưa ra kết luận rằng, khi tính cả lượng nước băng tan th́ việc đánh giá mực nước biển gia tăng dựa trên những số liệu vệ tinh có thể kéo theo sai lệch khoảng 8% so với thực tế.
Khoáng chất bí ẩn trong viên kim cương ở độ sâu 700km
Phát hiện khoảng chất CaSiO3 ở trong viên kim cương sâu 700km.
Vào tháng 3/2018, các nhà khoa học rất ngạc nhiên khi t́m ra một loại khoáng chất chưa từng thấy trong tự nhiên trước đây, nằm trong viên kim cương nhỏ ở độ sâu 700km được khai quật ở Nam Phi.Mặc dù chỉ có chiều dài khoảng 3mm, nhưng viên kim cương này lại chứa đựng rất nhiều thông tin quư giá về loại khoáng chất hiếm thấy này, đó là Calcium silicate perovskite (CaSiO3).CaSiO3 được lưu giữ khéo léo trong viên kim cương nhỏ và ở độ sâu lên đến hàng trăm km.Dù hiếm trên bề mặt, nhưng CaSiO3 lại được cho là phổ biến ở lớp phủ dưới của Trái Đất. Tuy nhiên do hợp chất này không ổn định nên rất khó xác định vị trí trên mặt đất. Việc phát hiện thấy CaSiO3 trong viên kim cương giúp các nhà nghiên cứu có cơ hội để t́m hiểu về hợp chất này một cách chi tiết hơn.
"Mưa virus"
Nhiều virus và vi khuẩn đă và đang rơi xuống Trái Đất trong nhiều năm qua.
Vào đầu năm 2018, các nhà khoa học phát hiện sự thật là có hàng tỷ virus di chuyển theo ḍng không khí xung quanh Trái Đất, đôi khi đi tới hàng ngàn dặm và đang rơi xuống bề mặt của hành tinh của chúng ta. Chúng có thể "quá giang" qua các hạt bọt biển, hạt phân tử nhỏ lơ lửng trong không khí và quay trở lại Trái Đất nhờ những giọt mưa và băo bụi.
Theo các nhà khoa học, chỉ trong 1 ngày, 1m2 trên mặt đất có thể có tới hàng trăm triệu virus và hàng chục triệu vi khuẩn. Thậm chí, ở một số thời điểm, lượng virus có thể gấp đến 461 lần so với vi khuẩn do chúng có thể sống trong không khí lâu hơn và di chuyển xa hơn.
Núi lửa Kilauea phun trào, "nuốt chửng" hồ lớn ở Hawaii
Núi lửa Kilauea phun trào dữ dội khiến hồ nước ngọt lớn nhất ở Hawaii bốc hơi chỉ trong vài giờ.
Vụ phun trào của núi lửa Kilauea được coi là "thảm họa" lớn nhất trong ṿng ít nhất 200 năm, theo báo cáo trên tạp chí Science. Theo đó, từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 8, ngọn núi lửa này ở Hawaii đă phun ra dung nham đủ để lấp đầy 320.000 bể bơi Olympic, bao phủ đến 35,5km2.Đáng chú ư là núi lửa Kilauea phun trào đă làm cho hồ nước ngọt lớn nhất ở Hawaii bị bốc hơi nhanh chóng chỉ trong vài giờ đồng hồ, và dung nham của nó thậm chí c̣n tạo ra một ḥn đảo nhỏ mới với đường kính khoảng gần 10m ở gần đó.
Hai ḥn đảo ở New Zealand xích lại gần nhau sau động đất
Hai ḥn đảo của New Zealand đă xích lại gần nhau hơn.
Theo các nhà nghiên cứu trong năm 2018, hai đảo Bắc và đảo Nam của New Zealand đă xích lại gần nhau hơn sau trận động đất mạnh 7,8 độ richter xảy ra vào năm 2016. Kể từ đó, lớp vỏ Trái Đất tiếp tục thay đổi và đây là lư do khiến hai ḥn đảo đă di chuyển gần nhau hơn 35cm so với trước khi xảy ra động đất.
Ḥn đảo biến mất hoàn toàn sau siêu băo ở Hawaii
Ḥn đảo bỗng nhiên biến mất hoàn toàn sau siêu băo Walaka.
Vào tháng 10/2018, một ḥn đảo East Island thuộc quần đảo Hawaii đă biến mất hoàn toàn sau khi bị siêu băo Walaka càn quét. Tuy nhiên, đây lại là "ngôi nhà" mà hải cẩu thầy tu (thuộc nhóm động vật nguy cấp) cư trú và là nơi mà loài rùa biển xanh thường đẻ trứng.
Sự biến mất đột ngột của ḥn đảo này sau siêu băo Walaka là minh chứng cho thấy hệ lụy từ biến đổi khí hậu đang khiến cho những cơn băo ngày càng trở nên dữ dội và khó lường hơn.
Em bé đầu tiên trên thế giới sinh ra từ tử cung người chết
Chào đời sau khi mẹ được cấy ghép tử cung từ một phụ nữ đă chết, em bé Brazil hiện gần 1 tuổi.
Chào đời với cân nặng 2,55 kg tháng 12 năm ngoái, bé nữ hiện khỏe mạnh và được cho là sự ra đời mang tính đột phá, đem đến hy vọng cho hàng ngh́n phụ nữ vô sinh. Sự kiện này được tiết lộ nhân sinh nhật tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet gần đây.
Trên thế giới đă có 11 đứa trẻ được sinh ra từ tử cung cấy ghép của người sống. Tuy nhiên, trường hợp của em bé trên là ca thành công đầu tiên nhờ sử dụng nội tạng từ người đă mất.
Bé nữ chào đời từ tử cung của người chết tại bệnh viện Das Clinicas, thành phố Sao Paulo, Brazil. Ảnh: Hospital das Clinicas.
Các bác sĩ tại bệnh viện Das Clinicas thuộc ĐH Sao Paulo đă cấy tử cung được hiến tặng từ một phụ nữ 45 tuổi chết v́ đột quỵ vào cơ thể mẹ của bé nữ hồi tháng 9/2016. Cô này sinh ra không có tử cung do mắc hội chứng Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser (MRKH).
Người mẹ mang thai sau đó 7 tháng nhờ thụ tinh ống nghiệm và em bé chào đời khi 35 tuần 3 ngày, dài 45 cm – chiều cao trung b́nh cho trẻ sơ sinh.
Khi bác sĩ mổ lấy thai, họ cũng lấy đi luôn tử cung được cấy ghép. Thông thường, đối với những tử cung từ người hiến sống, chúng sẽ được để lại trong bụng người mẹ thêm một thời gian.
Trước đó, từng có 11 ca cấy ghép từ tử cung hiến tặng của người chết, ở Thổ Nhĩ Kỳ, hai bang Ohio và Texas của Mỹ, Cộng ḥa Czech, Brazil. Năm 2011, trường hợp ở Thổ Nhĩ Kỳ mang thai nhưng bị sẩy và được ghi nhận là lần đầu tiên ca cấy ghép kiểu này có hiệu quả.
Chấn động: Trung Quốc, công nghệ biến đồng thành vàng
Các nhà giả kim đă chật vật hàng ngàn năm để tạo ra viên đá thần kỳ của huyền thoại Nicholas Flamel với khả năng biến kim loại thông thường thành những thứ quư hiếm như vàng.
Ngày nay, các nhà khoa học Trung Quốc cuối cùng cũng tiếp cận gần hơn với quá tŕnh biến đổi kim loại trên.
Một nhóm chuyên gia tại Viện Hóa học – Vật lư học Đại Liên vừa công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí Science Advances, mô tả cách họ biến chất đồng thông thường trở thành một chất liệu “gần như giống hệt” vàng và bạc.
Thứ vật liệu gốc từ đồng này đóng vai tṛ chất xúc tác trong thí nghiệm sản xuất rượu từ than đá – một phản ứng mà chỉ có những kim loại quư như vàng mới đủ khả năng thực hiện.
Họ đă thiêu đốt một mảnh đồng nhỏ bằng luồng khí argon nóng tích điện. Quá tŕnh này làm các nguyên tử của đồng bị tích điện, trong khi những hạt electron của chúng trở nên nặng và ổn định hơn khiến chất liệu này biến đổi giống với vàng hơn về khả năng chống xói ṃn, ô xy hóa và nhiệt độ cao.
Nghiên cứu đăng trên Science Advances đă cho thấy chất liệu mới dựa trên nguyên tố hóa học đồng có thể thay thế chất vàng và bạc đắt tiền trong lĩnh vực sản xuất thiết bị điện tử. Ước tính, bên trong 40 chiếc điện thoại thông minh có thể chứa lượng vàng nhiều bằng một tấn quặng.
Đáng chú ư, vật liệu này sẽ ít bị những kẻ làm giả sử dụng để chế tạo tiền xu hoặc vàng thoi bởi v́ mật độ nguyên tử của nó vẫn giữ nguyên như đồng - điều khiến nó nhẹ hơn hẳn vàng và bạc.
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.