CHUYỆN LINH TINH BUỒN VUI TRONG ĐỜI - Page 5 - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > Member News | Tin thành viên


Reply
Page 5 of 17 1234 5 678915 Last »
 
Thread Tools
Old 08-24-2019   #81
hoanglan22
R8 Vơ Lâm Chí Tôn
 
hoanglan22's Avatar
 
Join Date: Apr 2011
Posts: 16,301
Thanks: 21,665
Thanked 37,831 Times in 12,792 Posts
Mentioned: 635 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 7227 Post(s)
Rep Power: 68
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
Default 100 ngày sống trên đảo Hoàng Sa

Vào những năm 1966 – 1967, lúc bấy giờ t́nh h́nh chiến sự ở chiến trường Quảng Nam chưa đến thời kỳ ác liệt cho nên việc tự nguyện đi Hoàng Sa là điều rất hiếm



Cuối cùng th́ tôi cũng không thể thoái thác về sự mong muốn của cậu vợ tôi – ông Trần Huỳnh Mính và anh bạn Đồ Xuân Trúc – người cùng học trường chùa Bà Mụ và ở cùng xóm với tôi sau Chùa Phật Học Hội An từ những năm 1952-1953. Mong muốn của hai người là được tôi viết kể về những ngày sống trên đảo Hoàng Sa vào thời điểm tôi làm đảo trưởng để góp mặt với tờ đặc san xuân Quảng Nam – Đà Nẳng với chủ đề: Hoàng Sa-Phần đất quê hương.



Tôi đă được đọc những bài viết về Hoàng Sa trên các báo. Hầu hết viết về tài liệu lịch sử chủ quyền đảo Hoàng Sa, về tài nguyên hải sản và khoáng sản của đảo Hoàng Sa, về cuộc hải chiên đẩm máu anh dũng của hải quân Việt Nam Cộng Ḥa với bọn cướp đảo Trung Cọng vào ngày 20/1/1974 nhưng chưa được đọc (hoặc chưa ai viết) về cuộc sống của những người lính chiến được giao nhiệm vụ trấn thủ đảo Hoàng Sa.

Vào những năm 1966 – 1967, lúc bấy giờ t́nh h́nh chiến sự ở chiến trường Quảng Nam chưa đến thời kỳ ác liệt cho nên việc tự nguyện đi Hoàng Sa là điều rất hiếm. Hầu hết những người trong chúng tôi là những người bị phạt đưa đi – tuy nhiên cũng có người bị chỉ định v́ chuyên môn như hiệu thính viên, y tá, truyền tin và cũng có một số ít người tự nguyện. Riêng bản thân tôi, sau khi cải vả dần đến xô xát với Đai đôi trưởng, tôi đă bị đưa về ty An Ninh Quân Đội của Tiểu khu để làm tự thuật và đă bị bút phê của Trung tá Tín – Tiểu Khu Trưởng T/K Quảng Nam phạt đưa đi Hoàng Sa thay quân.

Nhận công điện của P3/Tiểu Khu, tôi bắt đầu gom góp quân để thành lập trung đội Hoàng Sa, quân số có 35 người bao gồm cả tôi là đảo trưởng. Trung đội Hoàng Sa qui tụ hầu hết những thành phần bị kỷ luật từ các đại đội tác chiến đưa về, mỗi đại đội từ 2 đến 3 người để tôi gom góp lại cho nên sau này anh em gọi đùa tôi là chúa đảo của trung đội trừng giới Hoàng Sa.

Về tổ chức, trung đội được chia ra làm 3 tiểu đội trấn thủ 3 đảo chính gồm:
-Đảo Hoàng Sa (Pattle) có 13 người gồm tôi là đảo trưởng, trung sĩ Huynh là hiệu thính viên đánh morce (liên lạc với Quân Đoàn bằng máy đánh tich tich te te) y tá Khôn và thêm 10 binh sĩ nữa.
-Đảo Quang Ḥa (Duncan) 11 người do một Trung sĩ làm đảo trưởng.
-Đảo Duy Mộng (Drummond) 11 người cũng do một Trung Sĩ làm đảo trưởng.
Thời gian trấn thủ trên đảo HoàngSa của chúng tôi là 3 tháng, sau 3 tháng sẽ có đợt khác thay quân.

Từ một trung đội trưởng tác chiến quen với những ngày cầm súng hành quân lùng giặc, nay trở thành một đảo trưởng không hề biết ǵ về đảo Hoàng Sa nên mọi việc đối với tôi thật ngỡ ngàng. Rất may mắn, tôi đă gặp được C/úy Hệ thuộc Đại đội Hành chánh Tiếp vận/TKQN – người phụ trách về tiếp liệu và hướng dẫn mua sắm những thực phẩm cần thiết để đủ ăn trong 3 tháng ở trên đảo mà không có tiếp tế. Tàu của hải quân chỉ chở chúng tôi đến đảo và sẽ trở lại chở chúng tôi về đất liền sau ba tháng trấn thủ (nếu điều kiện trời yên biển lặng không có băo). Riêng trung đội Hoàng Sa chúng tôi đă phải chịu trể thêm 10 ngày v́ đợt thay quân cho chúng tôi bị cơn biển động nên tàu của hải quân không ra đúng hẹn. Chính v́ vậy cho nên tôi đă chọn tiêu đề cho những trang hồi kư này là: 100 ngày sống trên đảo Hoàng Sa (3tháng + 10 ngày tàu trể).

Để có đủ thực phẩm tiêu dùng cho ba tháng sống trên đảo (ngoại trừ 3 tháng gạo cho mỗi người được nhận từ Đại đội HCTV), chúng tôi đă được nhận một tháng tiền lương để đi mua sắm đầy đủ những thực phẩm để được lâu ngày như thịt hộp, gia vị, mắm muối, dầu ăn v..v… Ngoài ra chúng tôi c̣n mua thêm những thứ khác như thuốc lá, lưỡi câu, sơn đỏ (dùng để đồ mộ bia trên đảo) lưới đánh cá và 35 con vịt sống cho mỗi người một con.

Sau một hai ngày lang thang nấn ná tại Hội An để từ giă người yêu, từ giă vợ con và bạn bè –ngày rời đất liền để ra hải đảo của chúng tôi cũng đă đến. Xe của TK/QN chuyên chở chúng tôi ra trú tạm tại trại tiếp liên Quân vận Đà Nẵng trên đường Độc Lập gần trường Sao Mai để chờ tàu. Chúng tôi ở đây một ngày và sau đó được chuyên chở tiếp ra quân cảng Tiên Sa để chuẩn bị lên tàu ra đảo Hoàng Sa . Tại đây tôi đă gặp được toán nhân viên khí tượng gồm có năm người của sở khí tượng Đà Nằng . Họ cùng đi trên cùng con tàu với chúng tôi và cũng sẽ cùng trở về đất liền sau ba tháng làm việc tại đài khí tượng trên đảo Hoàng Sa.

Trong năm người nhân viên khí tượng, tôi lân la đến làm quen với bác Phong – một người Bắc di cư lớn tuổi –bác cho tôi biết là bác đă t́nh nguyện đi thế cho những người khác để làm việc trên đảo Hoàng Sa đă bốn đợt và đợt này là đợt thứ năm, v́ vậy sau này sống trên đảo bác đă cho tôi biết được nhiều chuyện về Hoàng Sa và một vài kinh nghiệm về câu các loại cá, cách bắt ốc gân, ốc nhảy, ốc tai tượng vv…

Dù chỉ có năm người nhưng hành trang họ mang theo ra đảo th́ lỉnh kỉnh đủ thứ . Khác với chúng tôi, ngoại trừ súng đạn cá nhân, trong chiếc ba-lô chỉ vơn vẹn một hai bộ áo quần. Đặc biệt tôi thấy lạ hơn là một vài người lính trong chúng tôi mang theo những bao cát đựng đầy đất lấy từ quê nhà. Tôi hỏi họ và được trả lời là mang ra đảo để gối đầu ngủ v́ ở ngoài đảo Hoàng Sa không có hơi đất dễ bị chứng phù thủng.

Chiếc Hộ tống hạm mà tôi đọc được hai chữ Đống Đa màu trắng viết trên thân tàu đă cập vào bến cảng. Chúng tôi chuyển mọi thứ lên boong tàu và chia riêng rẽ ra ba phần cho ba đảo để khi đến Hoàng Sa dề bề di chuyển vào bờ. Cùng đi với chúng tôi đợt này c̣n có ba vị sĩ quan Công Binh thuộc Quân Đoàn I – nghe đâu họ ra Hoàng Sa để khảo sát địa h́nh thiết lập sân bay cho loại phi cơ Ca-ri-bu loại phi cơ chỉ cần phi đạo ngắn để cất và hạ cánh.

Sau một hồi c̣i tàu dài để chào từ giả những người trên đất liền, con tàu từ từ rời cảng Tiên Sa và bắt đầu cuộc hải tŕnh hướng đến Hoàng Sa. Tôi nhớ thời điểm đó là ba giờ hiều vào một ngày cuối tháng sáu của năm 1967.



Hoàng hôn buông xuống . Con tàu vẫn nhẹ nhàng rẻ sóng ra khơi .Nước biển đă đổi màu đen sậm . Cảng Tiên Sa và thành phố Đà Nằng đă lùi lại đằng sau . Chúng tôi chỉ c̣n nh́n được những vệt sáng của ánh điện để biết hướng đó là đất liền . Bây giờ ngồi trên boong tàu, bốn bề mênh mông là biển cả . Nh́n những khuôn mặt sạm nắng nhưng rạng rờ vui tươi của những người lính chiến ḷng tôi cũng cảm thấy vui lây . Là những người quanh năm chỉ biết cầm súng lùng giặc, giờ đây không c̣n e ngại đến những ḿn bẩy băi chông hay sự sống chết thương tật , đời lính chiến dễ ai có được một lần lênh đênh trên biển vừa ăn cơm chiều vừa ngắm sao trời và sóng nước như chúng tôi.

Để khỏi bị nôn mửa,y tá Khôn đă cho tôi và Trung sĩ Huynh uống mỗi người một viên thuốc trừ say sóng,chính nhờ viên thuốc này mà tôi đă đủ sức vận chuyển thực phẩm cùng quân trang của những người lính đi cùng tôi vào bờ khi đến đảo v́ hầu hết họ đều bị say sóng nằm la liêt.
Sau bừa cơm tối tự túc đầy thú vị của mỗi người,chúng tôi dần dần t́m vào giấc ngủ-giấc ngủ chập chờn cùng con tàu lênh đênh trên sóng nước mông mênh .

Nằm thao thức măi không ngủ được,tôi ngồi dậy dựa ḿnh vào boong tàu,đốt điếu thuốc và rít từng hơi dài nghĩ về buổi chia tay từ giă với Tuyết Mai (tên người yêu, bà xă tôi bây giờ) ngày hôm qua tại Đà Nẵng mà ḷng dâng lên bao nỗi nhớ .Tôi lấy cuốn sổ tay mang theo ghi vội mấy câu thơ :
Tàu ra khơi anh mang theo nỗi nhớ
Gọi người t́nh giữa sóng nước mù
Em thành phố,anh miền xa hải đảo
Nhớ nhau xin soi mặt ánh trăng rằm .



Có phải chúng tôi cùng hẹn nh́n vào ánh trăng rằm mỗi tháng để cùng thấy nhau cho vơi đi bao nỗi nhớ nhung .
Gió biển đêm lành lạnh .Một vài người lính cũng không ngủ được thức dậy dựa vào boong tàu hút thuốc,vài người th́ nôn mữa v́ không quen với những cái lắc chồng chềnh của con tàu .Sóng vẫn vỗ vào mạn tàu trên màn tối đen của mặt biển tôi chỉ nh́n thấy được những đốm sáng của chất lân tinh trên bọt sóng .Điếu thuốc cũng sắp tàn trên tay,tôi ghi vội thêm bốn câu thơ vào quyển sổ :
Khói quyện tơ sầu trên ngón tay
Chiến y năm tháng nặng vai gầy
Hành trang nửa mănh trăng đầu súng
Đi măi cho tṛn nghĩa nước mây .

Sau này bốn câu thơ đó tôi đà viết bằng sơn đỏ lên bờ tường loang lỗ của ṭa nhà trên đảo-nơi chúng tôi trú đóng .Khoảng cuối năm 1974, t́nh cờ trong một lần ngồi tṛ chuyện về Hoàng Sa, Trung úy Phạm Hy, đại đội trưởng của tiểu đoàn tôi, người đă bị Trung cộng bắt làm tù binh trong trận đánh cướp đảo Hoàng Sa vào ngày 20 tháng 1 năm 1974 đă đọc lại cho tôi nghe bốn câu thơ đó. Anh ta lúc bấy giờ cũng là đảo trưởng Hoàng Sa, anh nói anh em lính trên đảo rất thích bốn câu thơ đó mà không biết tác giả là ai.

Sau một đêm dài lênh đênh trên biển,trời bắt đầu hừng sáng báo hiệu cho chúng tôi một ngày mới .Réo gọi nhau thức dậy nh́n xem mặt trời mọc lên từ chân biển hướng đông .Như một chảo lửa đỏ từ từ nhô lên khỏi mặt biển,đẹp và cũng lạ lùng đối với chúng tôi .Mặt nước biển bây giờ đă đổi từ màu đen sậm sang màu xanh .Tôi nh́n đồng hồ bấy giờ đă là tám giờ sáng ,chúng tôi dùng điểm tâm. bằng những ổ bánh ḿ mua tại đất liền từ chiều hôm qua .Đứng trên boong tàu vừa ăn vừa nh́n những con cá chuồn vụt bay lên khỏi mặt biển khi con tàu chạy đến gần,xa xa là những con hải âu và nhạn biển đang chúi đầu bay sà xuống để bắt mồi là những con cá con bơi gần mặt nước

Từ xa chúng tôi đă nh́n thấy phía trước mũi tàu h́nh ảnh lờ mờ của nhóm đảo Hoàng Sa. Ḷng chúng tôi cũng rộn ràng mong tàu sớm cập bờ. Và cuối cùng th́ tàu cũng đă đến. Tôi nh́n đồng hồ kim chỉ đúng 11 giờ sáng ,như vậy chuyến hải hành của chúng tôi từ cảng Tiên Sa Đà Nẵng đến Hoàng Sa phải mất đến 20 giờ tàu chạy liên tục . Anh em lính trên tàu nhốn nháo chuẩn bị thu xếp mọi thứ để rời tàu .Con tàu chạy chậm lại và vài người lính hải quân đang chuẩn bị thả neo .Tàu đậu ngoài mí sóng (từ của anh em lính ở Hoàng Sa) nơi vùng nước sâu .Từ đây vào đến bờ để lên đảo khoảng cách xa hơn 100 mét,hải quân phải hạ thuyền nhỏ có gắn động cơ để chuyển hành lư,thực phẩm và đưa chúng tôi lên bờ .Từ trên boong tàu nh́n vào đảo tôi đă thấy lố nhố những anh em lính đảo đợt trước chạy tới chạy lui trông có vẻ nôn nóng muốn sớm trở lại đất liền.

Toán chúng tôi có 13 người nhưng đă mất hết tám người bị say sóng không c̣n làm ǵ được .Tôi, trung sĩ Huynh, y tá Khôn và thêm hai người lính nừa cố gắng vận chuyển mọi thứ xuống thuyền máy để di chuyển vào bờ .Chỗ chúng tôi chất quân trang và thực phẩm lên bờ là một cầu tàu nhỏ xây bằng xi-măng chạy dài ra biển độ khoảng 50 mét .Trên cầu tàu có hai đường rây bằng sắt dùng để đẩy xe g̣ong (là một loại xe nhỏ bằng sắt có bốn bánh nhỏ giống như bánh xe lửa chạy trên đường rây dùng để chở phân phốt-phát) Nhờ có chiếc xe này nên chúng tôi chuyển quân trang và thực phẩm một cách dễ dàng từ cầu tàu vào đến ṭa nhà chúng tôi trú đóng .

Ba vị sĩ quan Công Binh cũng theo chúng tôi lên đảo. Tôi th́ bận rộn đi nhận bàn giao c̣n ba vị sĩ quan công binh th́ đi ṿng quanh đảo để khảo sát địa h́nh .Chuẩn úy Bửu – tên người đảo trưởng tiền nhiệm – vội vă bàn giao cho tôi một vài thứ trên đảo để kịp thời gian ra thuyền máy lên tàu. Tôi kư nhận một khẩu đại liên 50 đặt trên sân thượng ṭa nhà, một máy phát điện đă bị gỉ sét v́ hơi nước mặn không c̣n xử dụng được, ba tháng gạo dự trử cho mỗi người đă mục nát không ăn được, một sơ đồ pḥng thủ trên đảo và một máy hiệu thính để hàng ngày liên lạc với quân đoàn I. Nhiệm vụ chính của chúng tôi là trấn thủ trên đảo để bảo vệ và xác định chủ quyền của đảo Hoàng Sa thuộc Việt Nam Cộng Ḥa đồng thời bảo vệ an ninh cho đài khí tượng.

Kư nhận bàn giao xong,tôi chưa kịp hỏi thêm được ǵ th́ Ch/úy Bửu đă vội vàng lên thuyền máy ra tàu lớn .Con tàu nhổ neo và tiếp tục chạy đến thay quân cho hai đảo Duncan và Drummond .Khoảng ba giờ chiều cùng ngày tàu trở lại đảo Hoàng Sa thả neo đón ba vị sĩ quan công binh. Một hồi c̣i tàu dài vang lên cùng với những cái vẫy tay giả từ của anh em lính hải quân, con tàu từ từ rời đảo và hướng về phía đất liền .

Và chúng tôi thật sự bắt đầu một cuộc sống mới – cuộc sống yên b́nh không có không khí chiến tranh, bốn bề xung quanh là trời nước xa tít đến tận chân mây ,một nơi hoàn toàn xa rời cuộc chiến, đêm không c̣n nghe tiếng bom gầm đạn hú và thật sự một nơi vắng bóng đàn bà . Sau khi ổn định được vài việc và phân chia công tác dọn dẹp, nấu nướng cho anh em lính,tôi cùng trung sĩ Huynh đi loanh quanh quan sát một vài nơi trên đảo.

Nơi trú ngụ của chúng tôi là một ṭa nhà lớn xây rất kiên cố, có lẽ xây dựng từ lâu (có thể xây từ thời Pháp thuộc) nên trông rất cũ kỷ .Nhà xây cao,gồm một nhà lớn ở giữa và hai nhà ngang ở hai đầu dính vào nhau .Nơi hai nhà ngang có hai thang bằng sắt thẳng đứng để leo lên sân tầng thượng,tại đây có một tháp hải đăng nhỏ(không xử dụng)và chúng tôi đă đặt một khẩu đại liên 50 có thể xoay quanh bốn phía biển .Đứng trên tầng sân thượng chúng tôi có thể nh́n thấy lờ mờ ba cây dừa từ đảo Duncan khi thủy triều xuống .Chúng tôi cũng xử dụng sân thượng để phơi khô cá và ốc gân bắt được hàng ngày .Để báo hiệu cho máy bay biết đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam Cộng Ḥa, trên mặt bằng sân thượng có vẽ bằng sơn một lá quốc kỳ màu vàng ba sọc đỏ rất lớn .Nền nhà được lát bằng gạch hoa rất đẹp,tất cả các cửa sổ và cửa lớn đều không có,v́ thế chúng tôi rất khốn khổ chịu cảnh ướt át và lạnh mỗi khi trên đảo bị gió băo .Dưới nền móng nhà là một tầng hầm lớn có đường ống dẫn từ sân thượng xuống để chứa nước mưa xử dụng cho sinh hoạt hàng ngày .Những bức tường trong nhà th́ loang lỗ viết đầy những tên tuổi ngày tháng để lưu niệm của những người từng có mặt trên đảo .Tôi đọc được có người đă đến đây từ năm 1955,và chính trên bức tường này tôi đă viết bốn câu thơ như đă nói ở phần trước .

Nh́n về phía bên trái của ṭa nhà chúng tôi ở cách khoảng ba mươi mét là ṭa nhà đài khí tượng Hoàng Sa. Nhà đẹp,khang trang ,đầy đủ cửa kính hai lớp .Pḥng làm việc ,pḥng truyền tin,pḥng ngủ đều riêng biệt thứ tự .Dưới nền sàn nhà cũng là một hầm lớn chứa nước mưa dùng để nấu nướng ăn uống .Chúng tôi thường sang lấy nước tại đây về dùng v́ nước sạch c̣n hầm chứa nước của ṭa nhà chúng tôi ở th́ đầy xác chuột chết và gián nổi lềnh bềnh .Chúng tôi không thể vớt bỏ chúng được v́ chỉ có một ô vuông trống nhỏ trên sàn nhà đủ để thả gàu xuống múc nước ..

Toán khí tượng gồm có năm người .Một người lo phụ trách công việc nấu ăn và giật nổ máy chạy điện c̣n bốn người kia là chuyên viên .Công việc của họ là cứ khoảng hai đến ba giờ là cho máy điện nổ bơm một bong bóng lớn màu đỏ xong thả bay lên không trung rồi dùng kính chuyên môn để đo tốc độ gió và biết hướng gió di chuyển .Họ cũng xử dụng một kính viễn vọng lớn để quan sát quanh đảo,t́m biết vùng nào có bảo đang tập trung và di chuyển về hướng nào .Cứ khoảng hai đến ba giờ họ lại lặp lại công việc đó và báo cáo về đất liền ,v́ vậy thời gian lội biển và đi câu cá của họ rất hiếm,khác với chúng tôi cả ngày cứ lang thang quanh đảo.

Sống gần đài khí tượng chúng tôi cũng nhờ được họ báo cho biết mỗi khi có mưa sắp di chuyển về hướng đảo Hoàng Sa là chúng tôi mang ốc và cá đang phơi nắng vào .Đứng trên tầng thượng ṭa nhà chúng tôi ở,với mắt thường chúng tôi cũng có thể biết được hướng nào có bảo đang tập trung .Vùng có bảo tập trung th́ từ mặt biển lên không trung trông cả một vùng đen xám và u ám trong lúc xung quanh vùng đó trời vẫn nắng và trong sáng .

Phía trước ṭa nhà chúng tôi ở có một cái giếng c̣n tốt đầy nước nh́n rất trong nhưng lại không thể dùng để nấu nướng được mà chỉ dùng để tắm giặt .Nước hơi lờ lợ mặn,chúng tôi múc nấu thử th́ nước sủi bọt và chuyển sang màu đục ngầu như nước vo gạo .Cạnh giếng là một cây dừa,vài cây ớt,vài đám rau sam và nhiều nhất là những bụi sả .Có lẽ nhờ có phân phốt-phát trên đảo nên những bụi sả phát triển và lan ra cả một vùng rộng đến vài mét .Nhờ có những bụi sả này mà chúng tôi có được một gia vị thơm để ướp vào thịt vích xào nấu ngon hơn .Từ cái giếng này chạy ra đến cầu tàu có hai đường rây để đẩy xe g̣ong chở phân và vận chuyển những vật liệu cần thiết .

Bên kia đường rây là một nhà nguyện cho những người theo đạo Công Giáo. Nhà nguyện nhỏ, tường xây bằng gạch và lợp tôn. Tôi bước vào trong chỉ thấy c̣n lại một cây thánh giá bằng gỗ treo trên tường trông có vẻ hoang tàn không có người lui tới .Tôi đă cho hai người lính có đạo Công Giáo dọn quét sạch sẽ .Thời gian sau hai người lính này cùng bác Phong bên khí tượng thường vào đây cầu nguyện cho sự b́nh an của họ trên đảo .Cách nhà nguyện không xa là ba bốn nhà làm bằng tôn khá lớn,đây là cơ sở chế biến phân phốt-phát để chở về đất liền .Tôi nghe bác Phong nói lại cơ sở này là của bà Nhu,sau cuộc đảo chánh lật đổ Tổng thống Diệm năm 1963 th́ cơ sở này ngưng hoạt động,toán công nhân chế biên phân phốt-phát ở đây suưt đói v́ bị bỏ quên .sau nhiều lần nhờ truyền tin bên đài khí tượng cầu cứu,tàu hải quân đă ra chở họ về đất liền .Quan sát bên trong những căn nhà này tôi thấy c̣n bỏ lại một cổ máy xay nghiền phân phốt-phát đă gỉ sét,vài ba bao phân lở dỡ .

Sau khi đi loanh quanh quan sát khu vực gần ṭa nhà chúng tôi ở, tôi rũ trung sĩ Huynh cùng tôi đi dạo một ṿng quanh đảo .Để ra được băi cát chạy quanh đảo,chúng tôi có được ba con đường ṃn đi xuyên qua rừng cây ráy biển (là một loại cây cao độ hai đến ba mét,thân mềm và xốp,lá nhỏ mọc chi chít trên cát,nhờ những cành khô của loại cây này mà chúng tôi có đủ chất đốt để nấu nướng trong suốt thời gian sinh sống trên đảo) và cây nhàu(loại cây này nghe nói rễ và vỏ cây có thể dùng nấu nước làm trà chửa bệnh ǵ đó) ngoại trừ con đường chính từ cầu tàu theo đường rây dẫn vào đến giếng nước .Xung quanh đảo có được ba pháo đài pḥng thủ,nhỏ,xây bằng xi-măng có lỗ châu mai hướng ra phía biển .Đi ṿng quanh hơn nửa đảo vễ phía bên trái,chúng tôi thấy một ngôi miếu xưa xây bằng gạch và vôi, mái lợp ngói âm dương tọa lạc trên băi cát cao xung quanh bao phủ bởi những cây nhàu và cây ráy biển.

Theo lời bác Phong bên đài khí tượng th́ ngôi miếu này được xây dựng từ thời vua Gia Long khi chính vua đă thân hành ngự giá đến đảo Hoàng Sa khoảng vào năm 1816 .Ngôi miếu được gọi là Miếu Bà v́ bên trong nơi bàn thờ chính thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu (một vị nữ thần ban sự b́nh an và cứu những người đi biển gặp nạn ) hai bên bàn thờ là hai câu liễn đỏ viết bằng chữ Hán .Ngôi miếu được anh em lính những đợt trước quét dọn sạch sẽ và cúng bái đầy đủ vào những ngày rằm và mồng một mỗi tháng .Phía sau ngôi miếu là một nghĩa địa nhỏ có khoảng hơn mười ngôi mộ,có hai ngôi mộ có bia bằng chữ Hán,số c̣n lại là mộ đắp bằng cát không có bia .Nghe bác Phong nói lại những ngôi mộ này là mộ của những người đi đánh cá bị băo đánh ch́m và trôi dạt vào đảo,được những người trên đảo chôn cất .Tuy bác Phong là người theo đạo Công Giáo nhưng bác nói với tôi ngôi Miếu Bà này rất linh thiêng,đêm tối đi dạo biển một ḿnh bác không dám đi ngang qua đây .Những người lính đợt trước chúng tôi cũng nói vậy,họ kể lại một cách vội vă trước khi ra tàu trở về đất liền là từ cầu tàu họ đă nh́n thấy một khối lửa đỏ như quả cầu bay xẹt trên mặt biển từ đảo Cam Tuyền qua đến Miếu Bà rồi tắt lịm,họ c̣n dặn ḍ chúng tôi nếu thấy th́ không được quở (tiếng địa phương Quảng Nam có nghĩa là không được kêu,không được hỏi ,không được chỉ chỏ khi nh́n thấy một sự cố ǵ đó có vẻ ma quái,linh thiêng,nếu không sẽ bị điên hoăc bị bệnh )Chính v́ vậy cho nên nhiều người trong chúng tôi thường đến đây thắp nhang cúng vái trong những ngày rằm và mồng một mỗi tháng để cầu xin được b́nh an và sức khỏe trong suốt thời gian sống trên đảo .

Băi biển trước Miếu Bà phần lớn là cát,rất ít san hô và bông đá biển (là tảng đá có h́nh dáng tṛn,dẹp,có dộ dày từ hai đến ba tất ,màu vàng nhạt,trên và xung quanh tảng đá có nhiều con hàu biển bám vào, .dưới tảng đá có nhiều hang nhỏ để cho những con cá mú bông sinh sống,chúng tôi có thể dùng gậy nạy lên khỏi mặt cát ) .Nước sâu và trong vắt nh́n tận đáy .Chính tại băi biển này ,chúng tôi đă bắt được nhiều ốc nhảy để lấy ruột phơi khô đem về đất liền .

Đối diện với Miếu Bà qua một khoảng cách biển nước sâu, xa từ ba đến bốn km về phía tây nam là đảo Cam Tuyền (Robert) Chính con tàu đưa chúng tôi ra đảo đă chạy kẹp vào giữa hai đảo Hoàng Sa và Cam Tuyền, đây là một đảo nhỏ có diện tích khoảng 1,5 km vuông có nhiều phốt-phát,không có quân trú đóng .Từ đảo Hoàng Sa nh́n sang chúng tôi thấy được những tảng đá lớn nhỏ chen với bờ cát bao quanh đảo .Có thể gọi đây là quê hương của những đàn hải âu và nhạn biển .Hầu hết chúng qui tụ về đảo này vào những buổi chiều tối hoặc những lúc biển bị băo tố.

Tiếp tục đi theo băi biển từ Miếu Bà đến một khoảng cách xa nữa th́ chúng tôi gặp được cầu tàu-nơi đầu tiên chúng tôi đặt chân lên đảo .Từ cầu tàu ra đến mí sóng –nơi tàu lớn đậu-có một đường nước sâu khoảng hai đến ba mét không có san hô,nước trong có thể nh́n thấy được những con cá nhỏ bơi dưới đáy .Chính tại đây tôi đă câu được hai con cá mập lớn và cũng là nơi anh em lính chúng tôi thường tụ tập lại để câu cá ban đêm .

Đứng trên cầu tàu nh́n chếch về hướng tây bắc,chúng tôi thấy được xác một chiếc tàu lớn bị ch́m ,đứng trơ vơ giữa băi san hô gần mí sóng cách chỗ chúng tôi đứng chừng 200 mét .Bác Phong cho tôi biết chiếc tàu này là tàu chở phân phốt phát về đất liền bị bỏ lại sau năm 1963 .Trên boong tàu gỉ sét là nơi tụ hội của các loài chim biển như bồ nông,nhạn biển ,hải âu. Tôi đă tốn hết 30 phút để đi giáp một ṿng quanh đảo quan sát toàn cảnh khu vực đảo từ bờ cát ra đến mí sóng .Tôi ước đoán đảo Hoàng Sa có diện tích chừng 3,5 đến 4 km vuông .Phần đảo nhô lên khỏi mặt nước biển chừng 1,5 km vuông gồm có những tảng đá lớn nhỏ,bờ cát vàng bao quanh cùng với những cây nhàu và cây ráy biển mọc chi chít .Phần này cao hơn mặt nước biển độ 5 mét có băi cát chạy lài xuống đến bờ nước .Từ bờ nước ra đến mí sóng là những rặng san hô đủ màu sắc và bông đá biển bao quanh đảo ngoại trừ băi trước Miếu Bà th́ rất ít san hô .Những băi san hô này mọc lan xa ra tận mí sóng đến cả trăm mét có băi xa đến hơn hai trăm mét .Hầu hết san hô và bông đá biển đều nằm ch́m dưới mặt nước .

Với mắt thường không cần dùng đến kính lặn biển ,chúng tôi cũng có thể thấy rỏ được những màu xanh tím đỏ vàng cam trắng của những nhánh san hô. Xen kẽ vào những nhánh san hô,những con cá nhỏ đủ màu sắc bơi lội và rỉa mồi là những sinh vật li ti bám trên san hô và bông đá biển .(San hô là loài động vật xoang trùng sống thành từng băi ở bờ biển,cơ thể có bộ xương bằng chất khoáng kết thành khối theo h́nh gạc hưu)Tôi bẻ thử một nhánh san hô màu xanh đem lên khỏi mặt nước biển để phơi nắng độ 15 phút,san hô từ từ khô dần và chuyển sang màu trắng như vôi .V́ vậy chất phốt-phát trên đảo là do sự tác dụng của phân chim lên chất vôi của san hô tạo nên .Giữa những rặng san hô tôi cũng thấy được những khoảng cát rộng hơn một sân bóng rổ,chính tại những vũng cát trũng này anh em lính chúng tôi đă rượt bắt những con cá chúc đầu khi thủy triều rút xuống.

Về hai đảo Quang Ḥa (Duncan) và Duy Mộng (Drummond) th́ tôi không được nh́n thấy v́ tàu hải quân thay quân cho đảo Hoàng Sa (Pattle) trước tiên, sau đó mới đến đảo Duncan và cuối cùng là Drummond. Sau hơn ba tháng trú đóng trên đảo Hoàng Sa, ngày trở lại đất liền, đứng trên boong tàu tôi mới nh́n thấy được hai đảo này và theo lời kể lại của anh em lính đóng trên hai đảo cùng với sự quan sát được của tôi th́: đảo Duncan gồm có một đảo lớn nối liền với một đảo nhỏ bằng một giải cát chạy dài, nhô lên khỏi mặt nước biển độ bốn mét có nhiều tảng đá lớn nhỏ và băi cát vàng bao quanh. Trên đảo có ngôi nhà bằng tôn cho anh em lính ở, ba cây dừa cùng những bụi cây ráy biển. Đảo Drummond th́ cũng vậy nhưng lại có được một con lạch nhỏ sâu chạy gần sát bờ.

Vào thời điểm tôi ra thay quân cho đảo Hoàng Sa năm 1967, tôi không hề nghe ai nói (kể cả bác Phong bên đài khí tượng ) về tên đảo Phú Lâm. Trên biên bản kư nhận bàn giao chỉ có những tên đảo Hoàng Sa (do tôi làm đảo trưởng ) và hai đảo Duncan và Drummond do hai trung sĩ làm đảo trưởng. Năm 1974, Tr/úy Phạm Hy (Đại đội trưởng của tiểu đoàn tôi) kể lại với tôi là Trung Cọng đă cho quân đổ bộ lên đảo Cam Tuyền (Robert) trước rồi sau đó mới chiếm tiếp đảo Hoàng Sa và bắt toàn bộ anh em trên đảo làm tù binh chở về đảo Hải Nam. Với sự kiện tranh giành xác định chủ quyền của đảo Hoàng Sa hiện thời giữa CS Việt Nam và Trung Cọng th́ tôi nghĩ tên gọi đảo Phú Lâm (tên gọi hiện tại) có phải là tên của đảo Hoàng Sa do tôi trấn đóng năm 1967 ?

H́nh dung trở lại những ngày tháng cũ sống trên đảo Hoàng Sa từ năm 1967 đến nay đă 46 năm trôi qua – 46 năm dài đăng đẳng .Hoàng Sa tuy đă mất vào tay quân cướp đảo Trung Cọng nhưng h́nh ảnh Hoàng Sa vẫn c̣n sống măi trong tâm tưởng của tôi .Những kỷ niệm về Hoàng Sa,từ những sinh hoạt hàng ngày,từ những khuôn mặt sạm nắng của những người lính giữ đảo đến những chuyện vui buồn trên đảo vẫn c̣n in rỏ nét trong kư ức của tôi .Bây giờ tuy đă ngoại tuổi thất thập,đă là người lính già sống đời lưu xứ,nhớ trước quên sau nhưng có một dịp nào đó để tâm hồn lảng đảng trôi đến Hoàng Sa th́ mọi việc trên đảo trong kư ức của tôi dễ dàng sống lại.

Sinh hoạt hàng ngày trên đảo. Bắt vích và t́m trứng vích.

Con vích (Olive ridley sea turtle).
Vích là tên gọi từ những người đánh cá biển và anh em lính đảo chúng tôi chỉ danh những con rùa biển, h́nh dáng giống như con đồi mồi,rất lớn,có con có mu dài đến 1,3 mét và ngang hơn 1 mét có bốn chân giống như chân đồi mồi dùng để bơi . Khi ḅ lên bờ để đẻ th́ quạt bốn chân để trườn ḿnh tới nhưng ở dưới nước th́ bơi rất nhanh .Tuy là con vật sống dưới nước nhưng lại ḅ lên bờ cát đào ổ cạnh những bụi cây ráy biển để đẻ .Trứng vích có hinh tṛn và nhỏ như quả bóng bàn,vỏ trứng mỏng nhưng dai ,màu trắng Khi luộc trứng vích,ḷng đỏ trứng đông cứng lại như ḷng đỏ trứng gà nhưng ḷng trắng th́ vẫn lỏng .Một con vích đẻ gần cả trăm trứng,có con đẻ nhiều hơn.

Bữa thịt vích đầu tiên trên đảo.
Sau hơn 20 tiếng đồng hồ lênh đênh trên mặt biển,đêm đầu tiên chúng tôi t́m vào giấc ngủ ngon lành .Thật sự một giấc ngủ b́nh yên đối với những người lính chiến như chúng tôi . Xa rời cuộc chiến .Sao trời trên đảo thay cho những đóm hỏa châu,tiếng gió biển cùng với tiếng sóng vỗ ŕ rầm đă thay cho tiếng rít dài của làn đạn pháo .Sống trên đảo không có hơi đất,ngủ nhiều và ít hoạt động dễ sinh ra bệnh phù thủng .cho nên từ chiều tôi đă động viên anh em lính mỗi sáng hàng ngày phải thức dậy sớm chạy ṿng quanh đảo.

Mặt trời mới bắt đầu hừng sáng nơi chân mây, chưa kịp thức dậy th́ chúng tôi đă nghe tiếng réo gọi của Chi –tên một người lính –kêu anh em chúng tôi đi lật bắt vích .Té ra cậu này thức dậy từ sớm đi một ḿnh ra băi biển và trông thấy một con vích đang đẻ chưa ḅ xuống nước .Toàn thể chúng tôi thức dậy chạy xuống băi cát nơi có con vích,ba người lính cùng nhau lật ngữa một con vích lớn .Con vích bị lật ngữa,phần nhô lên của mu vích nằm trũng xuống cát và bốn chân ngọ ngoạy giữa khoảng không .Đầu con vích giống như đầu con rùa và lớn như một bàn tay tôi chụm lại. Tôi thấy hai mắt của nó chảy dài nước mắt, những giọt nước mắt nhỏ xuống ướt cả một vùng cát nhỏ.

Lần đầu tiên nh́n thấy được một con vích,chúng tôi không biết bằng cách nào để xẻ thịt .Trung sĩ Huynh đề nghị bắn vào đầu vích trước cho chết rồi mới lấy thịt .Hai phát súng cac-bin đoành đoành,đầu con vích nát bấy .Theo chỉ dẫn của trung sĩ Huynh ,tôi dùng lưỡi lê rọc theo đường mềm của cái yếm con vích dưới bụng .Cái yếm vích được nâng lên,cả cái mu vích lật ngữa giống như một cái chảo lớn đựng đầy huyết và ruột gan phèo phổi. Chúng tôi nghiêng mu vích cho huyết vích chảy ra ngoài xong dùng dao lạng từng miếng thịt vích và đem bộ ḷng vích ra ngoài .Con vích lớn nên thịt vích rất nhiều,tôi đề nghị bỏ vào thùng thiếc muối để dành ăn trong những ngày biển động không bắt được cá .(kết quả năm ngày sau đó phải mang ra cầu tàu đổ v́ hôi thối)

Chúng tôi mang thịt vích về xắt ướp với gia vị từ đất liền mang theo cùng với sả trồng trên đảo.
nấu hai món xào và cari .(thịt vích có màu đỏ,mềm,giống thịt ḅ,nhưng có người nói ăn nhiều sẽ bị nổi phong) .Trong bộ ḷng vích,phần ngon nhất là bao tử vích (giống như bao tử ḅ )màu trắng,mặt bên trong bao tử có những lớp gai lớn ngắn và không có mùi hôi v́ vích ăn toàn rong biển ,luộc chín ,chấm với mắm ăn gịn như bao tử ḅ .Thế là ngày hôm đó và hai ba ngày kế tiếp chúng tôi chỉ ăn toàn thịt vịt đến phát ớn.

T́m đào trứng vích.
Vích thường ḅ lên bờ cát đào lỗ để đẻ trứng .Thời điểm chúng ḅ lên bờ là sau 10 giờ tối và ḅ trở lại xuống nước khi trời hừng sáng .Sau khi t́m được vị trí thích hợp làm ổ,vích dùng hai chân sau moi một cái lỗ sâu chừng bốn tất và rộng chừng ba tất,kê đít vào để rặn đẻ .Khi đă đẻ hết trứng chúng dùng hai chân sau lấp cát lại và xoay ḿnh cà cái yếm dưới bụng tại lỗ vừa mới đẻ ngang với mặt cát,tiếp tục ḅ đi và lặp lại như vậy vài chỗ để ngụy trang,v́ thế nếu không ŕnh được chỗ vích đẻ rất khó t́m thấy trứng.

Xung quanh băi cát đảo Hoàng Sa,chúng tôi thường thấy mỗi đêm có chừng năm sáu con vích ḅ lên bờ để đẻ .Để t́m được trứng vích,chúng tôi dùng cây thông ṇng súng garant M1 thọc sâu xuống cát những chỗ vích xoay ḿnh ngụy trang xong rút cây thông ṇng lên,nếu đầu cây thông ṇng có dính chất ướt nhầy của trứng th́ đích thực là ổ vit đẻ và từ từ moi cát đem trứng vích lên

Thường một ổ vích đẻ chúng tôi đếm được trên 80 trứng Trứng vit đào được không thể ăn hết một lần, chúng tôi đào một lỗ cát bỏ trứng xuống và lấp cát lại,khi cần ăn lại moi cát lấy trứng lên. Hầu như mỗi người trong chúng tôi đều có một lỗ chôn trứng vích để ăn từ từ.

Ŕnh xem vích đẻ.
Để biết được vích đẻ trứng như thế nào,tôi rũ Trung sĩ Huynh,y tá Khôn và tôi mang đèn pin đi ŕnh xem vích đẻ .Đúng 11 giờ tối (thời điểm vích thường ḅ lên bờ )chúng tôi đi ṿng quanh đảo,giữ im lặng và không mở đèn sáng .Trời sáng lờ mờ nhờ đêm có nhiều sao .Chúng tôi thấy một con vích lớn từ dưới nước đang ḅ trườn lên bờ một cách nặng nề .Chúng tôi dừng lại,nấp vào một bụi cây ráy biển để quan sát ,rất im lặng (nếu vích phát hiện có tiếng động hoặc có người th́ sẽ ḅ trở lại xuống nước) con vích ḅ tới ḅ lui t́m một vài chỗ và cuối cùng th́ cùng t́m được một vị trí thích hợp là một chỗ cát cao cạnh bụi cây ráy biển để đào lỗ đẻ trứng.

Ba người chúng tôi yên lặng quan sát .Con vích nằm im,dùng hai chân sau đào một cái lỗ cát sâu và rộng chừng ba tất .Hai chân sau của con vích hất tung cát ra xa,chúng tôi cũng nghe được tiếng cát bay rào rào khi chạm vào những lá cây ráy biển .Đào được một hồi lâu,con vích đặt đít ngay trên miệng lỗ cát vừa mới đào,hai chân sau khép lại hai bên miệng lỗ cát,hai chân trước khép lại hai bên đầu và bắt đầu rặn đẻ .Ba người chúng tôi rón rén ḅ lại phía sau nằm dài trên cát và pin đèn ngay xuống miệng ổ vích để xem .Con vích rặn và thở rất lớn ,nó có vẻ như rất mệt .Mỗi lần vích rặn đẻ,chúng tôi thấy rơi ra từ hai đến ba trứng và có rất nhiều nước nhờn .Tôi se sẽ đặt một bao cát dưới đít con vích và mỗi lần nó rặn trứng vích đều rớt vào bao cát .Trứng trong bao đă nhiều,con vích ngưng không rặn nữa,tôi xách bao cát trứng lên và không quên nhặt lấy những quả trứng c̣n lại trong lỗ .Con vích bắt đầu dùng hai chân sau lấp cát lại .Lỗ cát đă đầy và nó xoay ḿnh dùng bụng để khỏa bằng ổ trứng vừa mới đẻ .vích tiếp tục ḅ trên cát cách ổ của nó chừng hai đến ba mét ,lại xoay ḿnh cà bụng trên cát và cứ như vậy đến ba bốn lần lặp lại như để ngụy trang cho ổ trứng.

Xong công việc ngụy trang ,con vích trườn ḿnh ḅ trở lại xuống nước một cách mệt mơi .Tôi không hiểu bao lâu th́ trứng vích sẽ nở ra vích con và vích mẹ có nhận ra được đàn con của nó hay không. Thời gian sau,t́nh cờ một lần dạo quanh đảo tôi đă chứng kiến được một đàn vích con nhỏ hơn quả trứng gà đang ngoai lên từ mặt cát và từ từ ḅ trườn xuống nước. Nhừng con vích con trông thật dễ thương. Thỉnh thoảng trong những lần dạo biển tôi cũng nh́n thấy những xác vích con chết bị sóng đánh tấp vào bờ.
Trong suốt thờ́ gian trấn đóng trên đảo ,chúng tôi chỉ bắt ăn thịt tổng cộng 3 con vích kể cả con vích chỉ ăn độc nhất cái bao tử .Những người bên đài khí tượng họ không ăn thịt vích nên đă từ chối khi chúng tôi mang thịt vích cho họ .Lấy thịt một con vích th́ quá nhiều,chúng tôi ít người nên cũng biếng nhác không muốn làm thịt vích dù hàng đêm vích ḅ lên đảo rất nhiều .

Câu cá và bắt cá.
Nói đến Hoàng Sa, ngoài những tài nguyên phong phú về khoáng sản,khí đốt và dầu lửa chúng ta phải kể đến trử lượng cá .Biển quanh đảo Hoàng Sa là nơi qui tụ hầu hết các loại cá ngon có giá trị cao trong ngành đánh bắt thủy sản .Cũng chính v́ vậy , nên dù quân cướp đảo Trung Cọng đă chiếm đảo Hoàng Sa từ năm 1974,kiểm soát các đảo và những vùng biển xung quanh,ngư dân Việt Nam chúng ta từ các tỉnh lân cận cùng với ngư dân Quảng Nam Đà Nẵng vẫn kiên cường bám biển đánh bắt thủy sản .Một phần v́ cuộc sống ,một phần để xác định chủ quyền của vùng biển quê hương .

Cá ở Hoàng Sa th́ nhiều vô kể,nhưng những loại cá đánh bắt được nhiều th́ hầu hết nằm ở ngoài khơi .Riêng quanh đảo chúng tôi trấn đóng ,kể từ mí sóng trở vào bờ cát,xen kẽ với những băi san hô chúng tôi thấy có rất nhiều loại cá .Nhiều nhất là cá mó xanh(loại cá này lớn bằng hai ngón tay có màu xanh lá cây)và cá rô biển có màu đen .Hai loại cá này th́ rất nhiều ,chúng lội quanh những nhánh san hô và bông đá biển để rỉa mồi ,chúng tôi lội xuống nước chúng thường bu lại rỉa cắn xung quanh chân .Ngoài hai loại cá này ra là những con cá đủ màu(cá cảnh) bơi lội chen vào giữa những nhánh san hô đầy màu sắc trông rất đẹp mắt .Những con cá mú bông lớn bằng cổ tay,miệng rộng với những đốm vàng ,đen trên lưng cũng không ít ,chúng thường ẩn nấp trong những hang nhỏ dưới tảng bông đá .Thỉnh thoảng chúng tôi cũng thấy được nhiều đàn cá lạ di chuyển vào gần đảo,cá đối,cá cơm, mực và đôi khi là những con cá mập lội sát bờ bắt mồi .Khi thủy triều xuống ,chúng tôi lội trên những băi san hô nước khoảng trên đầu gối thấy được những con hải sâm ( đĩa biển )và rất nhiều nhím biển ( sinh vật biển có h́nh tṛn,dẹp,có rất nhiều gai nhọn dài gần 1 tất mọc tua tủa quanh ḿnh,có màu nâu hoặc đen) Lội biển đụng phải chúng th́ chân bị ngứa ngáy khó chịu .

Bủa lưới bắt cá.
Sau ba ngày ăn thịt vích ớn đến tận cổ,chúng tôi bắt đầu đi bủa lưới bắt cá .Trời về chiều,chúng tôi đem hai tay lưới mua từ Đà Nẳng ra thả xuống băi nước gần cầu tàu và dự trù sáng hôm sau sẽ rủ nhau ra gở cá. Chúng tôi trở vào nhà và yên trí nhờ hai tay lưới này chúng tôi sẽ có cá ăn đều đặn mỗi ngày.

Sáng hôm sau thức dậy sớm mọi người gọi nhau đi gở cá mắc lưới .Đến nơi lội xuống băi nước nơi thả hai tay lưới,chúng tôi thấy cá mắc vào lưới dày đặc,nhiều nhất là cá rô biển và cá mó xanh ,ngoài ra cũng có một vài con cá lạ mà chúng tôi không biết tên .Lưới quện vào nhau như một đống bùi nhùi,có đoạn rách toạc v́ những con cá lớn vùng vẩy khi bị mắc lưới .Kết quả không như chúng tôi mong muốn,hai tay lưới chỉ dùng được một đêm ,loại cá mó xanh và cá rô biển th́ không cần thả lưới bắt lúc nào cũng được . Hy vọng dùng hai tay lưới để có cá ăn hàng ngày đă tiêu tan và chúng tôi lên phương kế khác .

Câu cá mú bông.
Trong các loại cá quanh đảo,chúng tôi thấy cá mú bông là loại cá có thịt ăn ngon hơn cả .Dưới hang của những tảng bông đá biển thường có từ ba đến bốn con cá mú bông trú ngụ .Câu loại cá này th́ cũng dễ dàng v́ miệng cá lớn và lại tạp ăn .Để câu được cá mú bông ,chúng tôi phải lội ra chỗ có nước sâu đến ngực .Đầu tiên ,chúng tôi bắt ốc câu vài con cá mó xanh bằng lưỡi câu nhỏ xong cắt cá ra từng khúc móc vào lưỡi câu làm mồi câu cá mú, ném miếng mồi gần cạnh tảng bông đá,ch́m đưới nước và nh́n thấy được miếng mồi .V́ nước biển trong và sóng nhỏ nên chúng tôi có thể nh́n thấy được những con cá mó xanh và cá rô biển bu quanh rỉa mồi .Từ trong hang bông đá ,cá mú sẽ chạy ra đớp mạnh miếng mồi và chạy ngược vào hang ,chúng tôi giật mạnh cần câu ,con cá chưa kịp vào hang đă bị dính lưỡi câu .Nếu chẳng may cá rúc vào hang rồi,bắt lấy cá rất khó .Đôi lúc chúng tôi phải dùng một cây gậy dài để nạy tảng bông đá lên bắt lấy cá .Gặp phải tảng bông đá lớn th́ phải đành cắt cước bỏ lười câu.

Đi câu cá mú ,thường chúng tôi đi chung hai đến ba người ,đem theo mỗi người một cây gậy dùng để đi dạo biển .Cây gậy thường dài độ hai mét chắc và cứng .Một đầu gậy chúng tôi cột vào ba chỉa nhọn bằng sắt ,mục đích để cắm xuống cát giữ xâu cá mú câu được và dùng làm vũ khí để đề pḥng chống đỡ những con cá mập lội gần bờ bắt mồi .Khi cá mập bơi đến gẫn ,chúng tôi rút cây gậy và thọc lia lịa để xua cá mập đi nơi khác .Thường những con cá mập vào kiếm mồi gần bờ không lớn lắm,chúng lội đưa cả vây trên lưng lên khỏi mặt nước .Trong khoảng thời gian hai đến ba tiếng đồng hồ ,chúng tôi có thể câu được 50 đến 60 con cá mú (nếu mặt nước biển yên không có sóng )Phần nhiều sóng lớn đánh ngoài mí sóng và lan dần vào bờ đảo chỉ c̣n lại những gợn sóng nhỏ lăn tăn .Có nhiều hôm biển lặng mặt nước biển như một mặt gương nằm ngang phẳng lặng .Gặp những hôm như vậy chúng tôi câu được rất nhiều cá mú bông . Cá mú câu được,chúng tôi dùng một phần nấu canh ,xào đôi lúc nướng ăn rất ngon,số lớn c̣n lại chúng tôi xẻ làm hai và phơi khô mang về đất liền .Cái thú của chúng tôi khi đi câu cá mú bông là đốt một đống lửa trên băi cát nướng những con cá mú lớn vừa câu được,ngồi gở thịt ăn và tán gẫu chuyện đời .

Câu cá mập.
Một đêm trăng,năm người chúng tôi rủ nhau ra cầu tàu câu cá mập. Để có đủ đồ nghề câu cá mập ngoài chiếc lưỡi câu lớn (có đường kính bằng đầu chiếc đủa) chúng tôi dùng ba sợi dây kéo điện thoại bện con tít lại với nhau dài độ 20 mét ,một cục ch́ lớn nấu từ 10 mũi đạn Garant M1 cột vào gần lưỡi câu .Mồi là một con cá mú lớn .Nơi cầu tàu có một luồng nước sâu từ mí sóng chạy vào và có một khoảng cát rộng không có san hô .Những con cá mập lớn nhỏ từ mí sóng thường hay lộivào đây săn mồi khi thủy triều lên .
Sau khi móc mồi vào lưỡi câu,tôi cuốn ṿng sợi dây điện thoại lại theo nhiều ṿng và ném thật mạnh ra xa giống như những chàng cao-bồi miền viễn tây vung ṿng dây bắt ngựa .Mồi ch́m sâu xuống nước ,tôi cột sợi dây điện thoại vào cây cọc sắt trên cầu tàu ṿng qua một thùng thiếc trống để khi cá mập ăn mồi kéo dây,thùng thiếc sẽ rơi xuống báo hiệu cho chúng tôi biết .Chúng tôi ngồi đợi cá ăn mồi và kể cho nhau nghe những chuyện ở quê nhà.

Đúng như mong đợi của tôi,chiếc thùng thiếc rơi xuống ,tôi cầm dây điện thoại giật mạnh,con cá mập bị mắc lưỡi câu .Với sức một ḿnh tôi không thể nào kéo nổi ,bốn anh em lính xúm vào kéo hộ .Có lúc chúng tôi nới dây điện thoại ,có lúc chúng tôi kéo mạnh để quần thảo với con cá mập .Đang trên đà ráng sức kéo lui ,dây điện thoại đứt,chúng tôi ngă lăn trên cầu tàu .Kết quả mất một lưỡi câu cá mập và chúng tôi lồm cồm đứng dậy vào nhà .Tôi kể chuyện câu cá mập với bác Phong ,bác cười và cho tôi 20 sải cước câu cá mập .Cước có màu xanh nhạt và lớn hơn sợi dây điện thoại ,bác Phong nói chỉ có loại cước này mới đủ sức câu được cá mập lớn .

Đêm hôm sau ,sửa soạn đầy đủ mọi thứ câu cá mập ,chúng tôi lại trở ra cầu tàu và lặp lại những động tác cũ .Ngồi đợi và tán gẫu với nhau độ 30 phút ,chiếc thùng thiếc rơi xuống báo hiệu cá đă ăn mồi ,tôi cầm sợi cước giật mạnh và cá mập mắc câu .Chúng tôi chung sức lại kéo sợi cước,con cá mập tŕ ḿnh lại ,chúng tôi nới cước xong lại tiếp tục kéo và cứ như vậy đến hơn 30 phút,con cá mập mắc câu h́nh như đă đuối sức theo chiều cước vào đến gần chân cầu tàu Tôi rọi đèn xuống nước và thấy cá rất lớn .Con cá vẫn vùng vẫy lăn lộn c̣n chúng tôi xúm nhau giữ chặc sợi cước Tôi bảo Hóa –tên một người lính –chạy vào nhà lấy khẩu Garant M1 ,tôi nhắm bắn nguyên một gắp đạn Garant tám viên vào đầu con cá mập ..Con cá bị đạn bớt vùng vẫy và đă yếu sức .Lúc bấy giờ tất cả chúng tôi đều có mặt trên cầu tàu .Mười người lính lội xuống nước khiên con cá lên để nằm dài trên sàn xi-măng , nó vẫn c̣n sống ,chiều dài gần 2,5 mét và thân cá rất lớn có màu xam xám .Chi –tên một người lính –tưởng cá đă chết,tḥ tay vào miệng rờ mấy cái răng,con cá táp mạnh bị thương một lóng tay .

Chúng tôi khiên con cá mập bỏ lên xe g̣ong đẩy về nơi giếng nước trước ṭa nhà chúng tôi ở .Đốt đèn sáng lên ,chúng tôi cắt đầu con cá mập và mổ bụng đem bộ ḷng ra ngoài,bộ ḷng cá đựng đầy một thúng lớn .Đầu con cá vẫn c̣n nguyên 8 mũi đạn Garant ghim vào mà không xuyên thấu qua được,lư do những mũi đạn khi tôi bắn xuống đă bị nước cản .Con cá tôi câu được có cái đuôi và bộ vây thật lớn .Trung sĩ Huynh xin toàn bộ .Tôi hỏi anh ta và được trả lời xin về làm thuốc .Sau này tôi mới biết được anh ta mang về đất liền và bán được rất nhiều tiền ,người ta mua để chế biến vi cá nấu súp .Chúng tôi lấy một ít ḷng cá nấu cháo c̣n toàn bộ thịt cá tôi chia cho tất cả anh em lính phơi khô làm khô cá mập .Trong suốt thời gian đóng trên đảo ,tôi và trung sĩ Huynh đă câu được bốn con cá mập nhưng chỉ có con cá mập tôi câu được đầu tiên là lớn hơn cả .

Bắt cá chúc đầu.
Khi thũy triều rút xuống ,xung quanh đảo chỉ c̣n trơ lại những băi san hô chạy ra xa tận mí sóng .B́nh thường khi san hô ở dưới mặt nước ,chúng cho những màu sắc rất đẹp nhưng khi nước cạn ,san hô nhô lên khỏi mặt nước trông chúng xấu xí chỉ toàn là một màu trắng đục v́ chưa bị khô chết . Vào thời điểm này ,chúng tôi rủ nhau đi t́m bắt cá chúc đầu .

Sỡ dĩ chúng tôi gọi là cá chúc đầu v́ chúng tôi không biết tên loại cá này .Ḿnh cá hơi dẹp,lớn bằng bắp chân,vảy cá nhỏ màu trắng .Đặc biệt miệng cá rất nhỏ nên chúng thường chúc đầu xuống rỉa những sinh vật biển li ti bám dưới những gốc san hô hoặc trên mặt bông đá biển.Chúng say sưa rỉa mồi không hề để ư đến thời gian thủy triều xuống .Khi phát hiện nước đă rút ,chúng lui ra vùng nước sâu th́ bị những rặng san hô như hàng rào cản đường . Để thoát thân ,chúng t́m những trũng nước rộng để qui tụ vào đó .Chúng tôi cầm trên tay mỗi người một khúc cây ngắn rượt đánh và ném chúng lên băi san hô .Thường một trũng nước có khoảng 20 đến 25 con cá chúc đầu .Thịt chúng mềm,không có độ dai nên chúng tôi ít phơi khô .

Ném lựu đạn bắt cá.
Ngày rời đất liền,chúng tôi mang theo nhiều lựu đạn M 26 xin từ các bạn đồng đội để ra đảo ném cá , nhờ những quả lựu đạn này mà chúng tôi bắt được nhiều mẻ cá lớn .Khi thủy triều lên ,chúng tôi thường đi dạo quanh đảo để t́m những đàn cá vào sát bờ , khi đă phát hiện ra ,chúng tôi xử dụng lựu đạn để bắt cá .Đă hai lần bắt cá bằng lựu đạn thất bại ,rút chốt lựu đạn , chúng tôi ném xuống ngay đàn cá , lựu đạn ch́m xuống nước và chờ một vài giây sau mới nổ .Kết quả đàn cá vụt chạy tứ tung chỉ chết có vài con chạy sau cùng .Một người lính tên Thanh đă “gồng ḿnh” nghĩ ra một cách ném lựu đạn bắt cá .Anh ta cho lựu đạn bật chốt trên tay, đếm 1,2,3 rồi mới ném xuống nước .(có hai loại lựu đạn :lựu đạn ném tay và lựu đạn gài,lựu đạn gài có một dấu chấm đỏ trên mỏ vịt ,bật mỏ vịt lựu đạn sẽ nổ ngay ) Kết quả nhờ lối ném này,chúng tôi đă bắt được nhiều đàn cá bơi vào gần bờ .Có nhiều đàn cá anh em chúng tôi bắt được đến hai ,ba bao tải,loại bao tải gạo 46 kg đem phơi khô . Hầu hết cá bắt bằng cách ném lựu đạn đều nhỏ như cá liệc hoặc cá đối .Chúng tôi cũng thử ném lựu đạn để bắt cá mập nơi cầu tàu nhưng chẳng ăn thua ǵ đối với chúng. Lựu đạn nổ , chúng quay đuôi chạy ra mí sóng xong lại trở vào để ăn những con cá bị chết v́ lựu đạn .

Tôi c̣n nhớ,có một lần tôi cùng cậu vợ tôi Trần Huỳnh Mính,anh Phùng Rân và Phạm Phú Lợi đi ra Cù Lao Chàm đóng trại hè với học sinh Trần Quí Cáp .Tôi mang theo lựu đạn và dùng lối ném này bắt được một bao tải cá đủ loại về giao cho đầu bếp .Bây giờ đă là người lính già,nghĩ lại nếu phải ném lựu đạn theo kiểu này th́ tôi sẽ xin đưa tay chào thua.

Ốc ở Hoàng Sa.
Ngoài những tài nguyên phong phú về hải sản như cá ,rong biển ,rùa biển quanh đảo ,Hoàng Sa c̣n có nhiễu loại ốc ngon như ốc gân, ốc vú nàng, ốc nhảy, ốc tai tượng v..v..và nhiều loại ốc hoa dùng trong lĩnh vực mỹ nghệ rất đẹp mắt .

Bắt ốc gân.
Mọi người từ những đợt trước cũng như chúng tôi đều gọi loại ốc này là ốc gân ,nhưng thật ra h́nh dáng của chúng giống như một con ṣ rất lớn .B́nh thường chúng lớn bằng chiếc nón sắt quân đội nhưng đôi khi chúng tôi cũng thấy được có con lớn gấp đôi .Chúng có hai chiếc vỏ,nơi miệng vỏ có những đường cong lên cong xuống rất bén ,khi chúng khép hai vỏ lại th́ những đường cong này ăn khớp với nhau .Chúng mở và ngậm hai vỏ lại nhờ một sợi gân lớn màu trắng trong và có tính đàn hồi .

Theo chỉ dẫn của bác Phong ,bắt ốc gân phải thật cẩn thận nếu chẳng may bị ốc kẹp ,gặp con ốc lớn có thể bị đứt lóng tay .Muốn bắt ốc gân phải dùng một cây gậy và một con dao bén có lưỡi giống như chiếc đục hoăc có thể dùng lưỡi lê mài bén để nhủi đứt gân ốc .


Ở dưới nước, ốc gân mở rộng hai vỏ ra để bắt mồi. Mồi là những sinh vật li ti bị hút và miệng . Khi phát hiện ra ốc gân ,chúng tôi lấy cây gậy thọc vào miêng ,ốc gân khép hai vỏ lại rất nhanh, bị cấn cây gậy hai vỏ ốc không thể liền kín vào nhau được và để hở một đường trống dài theo miệng ốc .Chúng tôi dùng dao nhủi sát bên trong vỏ ốc nơi có chiếc gân .Bị đứt gân , hai vỏ ốc tự động mở rộng và chúng tôi tiếp tục nhủi phần vỏ c̣n lại ,moi toàn bộ thịt ốc ra và gở lấy gân .



Thường sợi gân ốc khi thun lại có đường kính từ hai đến ba phân .Chúng tôi chỉ bắt những con ốc gân có độ lớn hơn cái tô lớn ,thịt và ruột ốc rất nhiều nhưng chúng tôi không ăn mà chỉ bằm nhỏ làm thức ăn cho vịt .Gân ốc ,chúng tôi dùng dao lạng theo ṿng tṛn hoặc xẻ mỏng dài theo đường zic-zac đem phơi khô .Gân ốc gân khô nướng ăn ngon hơn mực khô nhưng gân c̣n tươi đem xào ăn rất dỡ .

Bắt ốc nhảy.
Ốc nhảy có độ lớn bằng ba ngón tay chụm lại ,nơi vảy đậy miệng ốc có một cái càng dài độ 5 phân đưa ra ngoài,khi di chuyển ốc nhảy dùng chiếc càng này búng mạnh xuống cát và đưa ḿnh tới .Ốc nhảy sống rất nhiều ở băi cát trước Miếu Bà,khi nước cạn chúng tôi rủ nhau đi bắt ốc tại băi này .Ốc bắt được ,luộc chín cầm chiếc càng và rút thịt ốc ra khỏi vỏ dễ dàng .Thịt ốc nhảy xào ăn rất ngon , chúng tôi cũng phơi khô và mang về đất liền .Loại ốc này có đít ốc rất dày dùng để mài nhẩn nhiều màu sắc rất đẹp nên chúng c̣n có tên là ốc nhẩn .Thường mài được một chiếc nhẩn ốc ,chúng tôi cũng mất nửa ngày công tùy theo kiểu cách .

Bắt ốc tai tượng.
Loại ốc này thường sống ở những băi cát sạch nước sâu trên hai mét .Chúng thường úp miệng xuống cát và đưa vỏ ốc lên trên .Miệng vỏ ốc có màu vàng ánh rất đẹp ,lớn và loa ra giống như cái tai voi v́ vậy nên được gọi là ốc tai tượng .Thịt ốc có màu vàng nhạt ,luộc hoặc xào ăn giống như lưỡi ḅ .Vỏ ốc thường để trang trí làm cảnh nơi pḥng khách cho nên muốn giữ được màu vàng ánh nơi miệng ốc chúng tôi không thể luộc chín ốc mà phải lấy thịt ốc khi c̣n tươi .Nếu không muốn lấy thịt ốc để ăn th́ có thể đem ốc chôn xuống cát độ một tuần sau đó đào lên đem súc sạch để lấy vỏ .C̣n muốn lấy cả vỏ ốc lẫn thịt (con lớn thịt có thể gần 1 kg)th́ phải biết phương pháp .

Theo chỉ dẫn của bác Phong ,đầu tiên chúng tôi cột một sợi dây trên vỏ ốc và treo chúc ngược miệng ốc xuống phía mặt đất .Đợi chừng 30 phút ốc khát nước và ló miệng ra ngoài (nếu đụng vào ốc sẽ thụt miệng vào ngay),chúng tôi dùng một sợi dây điện thoại thắt chiếc ṿng,chờ ốc ló miệng ra,thật nhanh tay đưa ṿng thắt chặt miệng ốc lại,lúc này ốc đă thụt miệng vào .Chúng tôi dùng một cục đá nặng độ 2 đến 3 kg cột vào sợi dây vừa thắt miệng ốc và treo ṭn ten như vậy . Ốc khát nước,lại tḥ miệng ra ,cục đá nặng cứ tŕ xuống và cứ như thế từ từ ốc sẽ mơi và tụt toàn bộ thịt ốc ra ngoài .Đem vỏ ốc súc sạch với nước biển và vẫn giữ được màu vàng ánh rất đẹp

Trong một lần về Việt Nam ,du lịch xuống Vũng Tàu tôi thấy tại đây người ta bán rất nhiều ốc tai tượng ,họ xử dụng ốc tai tượng trong mỹ nghệ chạm khắc nhiều h́nh rất đẹp .

Ốc gạo Ḥang Sa.
Sở dĩ chúng tôi gọi là ốc gạo Ḥang Sa v́ h́nh dáng của loại ốc này giống như ốc gạo nhỏ bán ở Hội An .Ốc gạo Hoàng Sa có độ lớn bằng đầu ngón tay cái ,ban ngày không thấy được chúng nhưng chạng vạng tối chúng từ dưới cát ḅ lên rất nhiều .Những băi cát cạnh cầu tàu là nơichúng sinh sản và trú ngụ nhiều nhất .Chúng tôi đốt đèn sáng và rủ nhau đi bắt ốc khi trời tối ,thường mỗi đêm chúng tôi có thể bắt được hơn một thùng thiếc .Ốc bắt được đem về ngâm nước biển độ một ngày cho sạch cát rồi đem luộc chín lể (nhể) ăn rất ngon ,đôi lúc chúng tôi lể dồn lại rồi đem xào với bí đỏ từ đất liền mang ra .

Ốc vú nàng.
Ốc có h́nh xoắn nhiều ṿng và có chóp nhọn như h́nh kim tự tháp lớn bằng nắm tay ,v́ vậy nên mọi người đều gọi là ốc vú nàng .Ốc không có nhiều và thịt loại ốc này rất ngon .Thường khi thủy triều xuống,chúng tôi đi dạo trên những băi san hô th́ bắt được chúng .

Ốc hoa.
Xung quanh những băi san hô ,dưới những tảng bông đá có rất nhiều loại ốc hoa đủ màu sắc đủ kích cỡ h́nh dáng .Con lớn nhất cũng bằng quả trứng gà và nhỏ cũng bằng hạt đậu phụng .Có nhiều con ốc trên vỏ ốc sần sù và có nhiều càng đưa ra dính liền với vỏ ốc .Khi nước cạn,chúng tôi lội gần đến mí sóng lật những tảng bông đá nhỏ và bắt được rất nhiều ốc hoa .Đứng sát mí sóng ,nh́n xuống những hang đá nước sâu xanh thẳm chúng tôi thấy rất nhiều đàn cá mú lớn bằng bắp chân lội qua lội lại .Chúng tôi phải bắt nhanh ốc hoa để quay vào bờ v́ thủy triều sẽ lên trở lại .Riêng tôi đă bắt được nhiều con ốc hoa rất đẹp,có con trên lưng vỏ ốc đen nhánh điểm những chấm vàng ánh như những hoa mai vàng năm cánh .Có con có màu đỏ huyết dụ trên vỏ điểm những chấm trắng, vàng. Với những con ốc hoa này khi mang chúng về đất liền, tôi đă tặng cho người tôi yêu làm quà từ hải đảo.

Đi dạo biển bắt ốc hoa,chúng tôi cũng thường bắt được những con hải sâm,h́nh dáng chúng giống như con đĩa nên c̣n có tên là đĩa biển,lớn bằng ổ bánh ḿ thịt Lee Sandwiche có màu nâu hoặc màu vàng sậm .Chúng tôi dùng dao bén rọc từ đầu đến đít,mở rộng thân ra,trong bụng hải sâm chỉ thấy toàn tơ giống như mủ mít màu trắng .Hải sâm được cạo rửa sạch và phơi khô,khi dùng đem ngâm nước nở ra cắt từng miếng nhỏ nấu cháo hoặc súp rất bổ cho sức khỏe .Chim ở Hoàng Sa.

Khoáng sản chính của Hoàng Sa là phốt-phát do sự tác dụng của phân chim lên chất vôi của san hô tạo nên v́ vậy chim ở Hoàng Sa nhiều vô số kể .Những loại chim mà chúng tôi thường thấy là hải âu,nhạn biển,yến, bồ nông .Chúng thường qui tụ về những đảo không có người để làm tổ đẻ con .Thịt của chúng rất tanh dù ướp nhiều gia vị khi nấu ,chúng tôi đă bắn thử vài con nhưng không thể ăn được .Đứng trên đảo Hoàng Sa nh́n ra hướng biển chúng tôi thường thấy những bầy chim chúi đầu sà xuống mặt nước bắt mồi .Nếu thấy cả bầy chim là nơi vùng biển đó có cả một đàn cá nhỏ bơi gần mặt nước ,thường là những đàn cá cơm .

Chiếc tàu chở phân bị ch́m cách bờ cát 200 mét là nơi các loại chim biển thường tụ tập lại phơi nắng .Một lần đi câu cá mú bông với Trung sĩ Huynh,tôi đến gần chiếc tàu đă bị chúng tấn công,bay sà xuống mổ lên đầu tôi giống như những chiếc phản lực chúi xuống ném bom ,may là tôi có đội chiếc mũ đi rừng .Tôi dùng cây gậy đi biển quơ lia lịa trên đầu để đuổi chúng,Trung sĩ Huynh câu gần đó chạy đến vừa la vừa quơ gậy đuổi dùm chúng mới chịu bay đi .

C̣n chim yến,chúng làm tổ ở nơi đâu chúng tôi không t́m thấy .Chỉ khi nào ở Hoàng Sa bị gió băo,chúng không bay về kịp tổ nên phải bay đến trú tạm nơi ṭa nhà chúng tôi ở,qua cơn gió băo chúng lại bay đi.

Tản mạn về những chuyện vui buồn trên đảo.

Đi câu cá bị cá rỉa “chim”
Ở một nơi thật sự vắng bóng đàn bà nên những ngày đầu tiên trên đảo ,một vài anh em lính thích khỏa thân dạo quanh đảo. Một lần đi câu cá mú bông,lội xuống nước sâu đến ngực,vài người không mặc quần ,mắt đăm đăm nh́n vào miếng mồi đang chờ cá mú trong hang cắn câu không hề để ư đến những ǵ xảy ra quanh thân ḿnh .Bỗng cảm thấy bị đau nhẹ và và nhột nơi hạ bộ,nh́n xuống thấy hơn mười con cá mó xanh và rô biển xúm nhau bu lại rỉa “chim”. Đưa tay đuổi chúng đi, rút tay lên chúng lại tiếp tục bu rỉa, cuối cùng đành ngưng câu chạy vào nhà lấy quần mặc vào câu tiếp.

Những ngày đầu lội biển,hầu hết chúng tôi đi chân không và mặc mỗi chiếc quần đùi thậm chí có người khỏa thân như Adam ,kết quả chân người nào người nấy bị san hô cắt trầy xước rất nhiều .Đôi lúc bị sụp chân vào rặng san hô phải khó khăn lắm mới rút chân lên được ,sau đó chúng tôi đi câu hoặc đi lội biển bắt ốc đều phải mặc quần dài và mang giày bố .

Câu cá mập bị cá kéo chạy .
Có một đêm,năm người chúng tôi rủ nhau ra băi cát gần cầu tàu trải pon-cho ngủ và luôn tiện câu cá mập . Sau khi ném mồi ra chỗ nước sâu,chúng tôi nằm nhai ốc gân nướng và kể cho nhau nghe những lần hành quân ở quê nhà và mơ ước viễn vông trên hải đảo .Đă lâu lắm rồi không thấy được bóng dáng đàn bà nên ước ǵ có một chiếc ghe trôi giạt vào bờ đảo,trên ghe có được vài người đẹp bị băo đánh ch́m tàu bám được trên ghe .Nằm nh́n trời biển ,mơ ước rồi cười và t́m quên vào giấc ngủ . Chờ măi cá chưa ăn mồi,Thanh (tên người lính) lấy dây cước cột chắc vào người và yên chí nằm ngủ nếu cá ăn mồi sẽ biết được .Trời đă về khuya,lúc này thủy triều đang lên và chúng tôi đang ngủ,bỗng nghe tiếng la hét của Thanh,anh ta bị cá mập ăn mồi kéo anh ta đến gần bờ nước .Chúng tôi vùng thức dậy cùng nhau kéo cá,có lúc nới cước ,có lúc kéo mạnh .Con cá đă nuốt miếng mồi vào bụng nên không có cách nào thoát được,và phải mất hơn nửa giờ chúng tôi mới kéo được con cá mập vào bờ cát .

Báo động có ghe lạ vào đảo.
Trời chạng vạng tối .Vài người lính đi dạo quanh đảo,bất chợt phát hiện ra có một chiếc ghe từ ngoài xa mí sóng đang từ từ trôi vào trước băi Miếu Bà . Lệnh báo động được ban ra, mọi người chúng tôi vội. vàng mang súng đạn cá nhân chạy đến bố trí dọc theo bờ đảo nơi Miếu Bà .Nước biển đang lớn,trong bóng tối lờ mờ chúng tôi nh́n thấy chiếc ghe được sóng đưa đến gần bờ cát đảo .Chúng tôi yên lặng quan sát và chờ đợi .Năm phút trôi qua,tôi kẹp khẩu các-bin đă lên đạn cùng hai người lính nữa tiến lại gần chiếc ghe,th́ ra đây là một chiếc ghe đánh cá đă bị băo đánh bung cả gỗ nơi sàn ghe .Trên ghe không có bất cứ một thứ ǵ ngoại trừ cây chèo lái được cột chắc vào ghe .Chúng tôi cùng nhau kéo chiếc ghe lên bờ cát và thu quân trở vào nhà trong tiếng cười nói huyên thuyên .

Hiện tượng huyền bí ở Miếu Bà.
Có một chuyên xảy ra trên đảo mà cho đến bây giỡ đă bốn mươi sáu năm trôi qua,mỗi lần nhắc lại tôi vẫn không sao hiểu được .Trong một đêm trăng,tôi và sáu người lính rủ nhau ra cầu tàu câu cá .Thủy triều đang lên,những đợt sóng vỗ vào chân cầu tàu tung tóe những bọt sóng lóng lánh dưới ánh trăng .Chúng tôi ngồi tán gẩu những chuyện ở quê nhà bỗng thấy một khối sáng đỏ như quả cầu lửa là đà trên mặt biển từ đảo Cam Tuyền đi đến Miếu Bà rồi tắt lịm .Ngày đầu tiên đặt chân lên đảo đă được các anh em lính đợt trước dặn ḍ nên khi thấy hiện tượng đó ,mọi người chúng tôi chỉ nh́n trong yên lặng



Có lẽ v́ đă từng chứng kiến được hiện tượng huyền bí này nên những anh em lính từ các đợt thay quân Hoàng Sa trước đă truyền miệng lại cho nhau mua sắm đầy đủ nhang đèn áo giấy vàng mă mang ra cúng bái Miếu Bà .Riêng bản thân tôi là đảo trưởng nên đă thường xuyên đến Miếu Bà cúng vái trong những ngày rằm và mồng một hàng tháng để cầu xin được b́nh an sức khỏe cho mọi người trên đảo. Có phải nhờ vậy mà 13 người trong toán chúng tôi từ ngày đặt chân lên đảo Hoàng Sa đến ngày trở về lại đất liền,không có một ai bị bệnh tật thương tích ǵ cả ?

T́m thấy hài cốt khi đào t́m trứng vích.
Một buổi sáng ,hai người lính đi xăm t́m trứng vích trên cát gần những bụi cây ráy biển .Khi họ đâm sâu cây thông ṇng súng Garant M1 xuống cát đă đụng phải một vật ǵ cứng,họ moi cát lên th́ lộ ra một chiếc đầu lâu trắng hếu .Họ chạy về báo cáo lại sự việc vừa t́m thấy .Tôi ,trung sĩ Huynh cùng mọi người đổ xô chạy ra nơi đó,chúng tôi moi từ từ cát lên và lộ nguyên ra một bộ xương của một người đàn ông, bên cạnh có một đống áo quần đă mục nát .Tôi bảo anh em lính t́m những tấm ván ép củ ghép lại thành một cái ḥm nhỏ, nhặt tất cả xương cốt bỏ vào và mang đến an tang lại sau Miếu Bà .Vun một mộ cát, thắp một nén nhang và cắm một tấm bia bằng gỗ đề Vô Danh Mộ t́m được vào tháng tám năm 1967 , chúng tôi hy vọng linh hồn người quá cố mà chúng tôi chưa hề biết đến được siêu thoát nơi cơi vĩnh hằng . Mọi sự việc tôi có báo cáo về Quân Đoàn nhưng không thấy công điện trả lời .

Những ngày biển động .
B́nh thường những ngày nắng ráo ,trời yên biển lặng nh́n những băi nước xung quanh đảo, chúng tôi thấy rơ được nhiều loại cá đủ màu sắc tung tăng bơi lội trên những rặng san hô xen lẫn với đàn cá mó xanh và cá rô biển,nhưng khi biển động hoặc có gió băo thổi về hướng Hoàng Sa,quanh băi nước đảo không c̣n nh́n thấy bất cứ một con cá nào kể cả những con cá tḥi ḷi biển hàng ngày thường trườn ḿnh lên nằm trên mặt đá .Những ngày này đối với chúng tôi thật buồn chán , có đi dạo biển th́ cũng chỉ nh́n thấy được những cơn sóng lớn vỗ ầm ầm từ mí sóng nối tiếp vào bờ .

Hầu hết chúng tôi đều ở nhà,vài người đem ốc nhảy ra mài nhẩn,một số giải trí bằng cách chơi bài ăn ốc gân khô .Khốn khổ nhất cho chúng tôi là bị những cơn gió mạnh thổi mưa vào nhà,chúng tôi phải xử dụng pon-cho để che chắn cho khỏi ướt v́ căn nhà hoàn toàn trống trải không c̣n một cánh cửa nào .Thức ăn của chúng tôi trong những ngày mưa băo hoặc biển động là cá khô câu được hay thịnh soạn hơn là những lon thịt hộp mang ra từ đất liền .

Riêng tại đảo Drummond,căn nhà tôn xây dựng trên đảo để cho anh em trú ngụ cũng bị băo đánh trốc cả mái , những tấm tôn lợp bay tứ tung ra rừng cây ráy biển .Mọi người trên đảo phải phủ pon-cho ẩn nấp trong những hốc đá chờ băo tan họ mới cùng nhau đi t́m nhặt những tấm tôn mang về tu sửa lại nhà .Cho nên đối với những người lính giữ đảo như chúng tôi,những ngày trời yên biển lặng nắng ráo là những ngày viên măn nhất .

Kêu cứu từ đảo Duncan.
Sống ở đất liền, cho dù ngày đêm đối diện với súng đạn chiến tranh, chạm trán với quân thù, chúng tôi không hề nao núng lo sợ. Ngược lại làm một người lính giữ đảo Hoàng Sa, một nơi cách Đà Nẵng 300 km, phương tiện di chuyển khó khăn, thuốc men thực phẩm thiếu thốn, dù là một nơi b́nh yên sống an nhàn tự tại với trời nước bao la, chúng tôi vẫn nơm nớp lo âu cho bản thân ḿnh nếu chẳng may gặp phải bệnh hoạn hay thương tật.

Mang chung một trách nhiệm giữ đảo, tôi vẫn thường hẹn giờ mở máy liên lạc với hai đảo Drummond và Duncan. Phương tiện liên lạc của chúng tôi lúc bấy giờ là máy PRC-10 của đơn vị tác chiến, nhờ sống ở biển không bị một chướng ngại ǵ cản trở nên chúng tôi liên lạc nhau rất rỏ. Một người lính trên đảo Duncan lội biển đă bị con đẽn biển cắn vào chân (đẽn biển là một loại giống như con rắn ở đất liền, có nọc cực độc, trên ḿnh có nhiều khoan màu đen , vàng bơi lặn dưới nước và sống trong những hang bông đá.) Anh ta bị phù chân và lên cơn sốt cao độ v́ nọc độc chạy lan cả toàn thân. Mặc dù mỗi đảo đều có y tá, nhưng với số thuốc men nghèo nàn mang theo chỉ có vài thứ trị cảm cúm, sát trùng, bông băng, thử hỏi làm sao cứu được một sinh mạng đang trong cơn nguy kịch.

Tôi đă điện liên tiếp hai công điện về Tiểu Khu qua phương tiện truyền tin Quân Đoàn I xin tàu để chở bệnh binh về đất liền cấp cứu. Đến công điện khẩn cấp thứ ba th́ được Tiểu khu trả lời không có phương tiện ra đảo Hoàng Sa, nếu đương sự chẳng may bị chết, an táng đương sự ngay trên đảo. Đọc nội dung công điện trả lời tôi cảm thấy bàng hoàng cả người và nghĩ đến thân phận những người lính giữ đảo như chúng tôi chẳng khác ǵ bị đem con bỏ chợ.

Tôi gọi máy báo với Trung sĩ Khuyến – tên người đảo trưởng Duncan – khuyên anh em cầu nguyện Ơn Trên phù hộ giùm cho người lính bị đẽn biển cắn sớm tai qua nạn khỏi. Và ihật ngạc nhiên sau hơn mười ngày bị sốt cao độ và sưng phù toàn thân anh ta đă dần dần hồi phục nhưng không đi được. Sau hơn ba tháng ở đảo, ngày thay quân anh em lính phải khiên anh ta lên tàu về lại đất liền.

Chuyện kể từ bác Phong.
Trong một lần sang đài khí tượng ngồi chơi, tôi đă được bác Phong kể cho nghe câu chuyện về một người khách lạ không mời mà đến với đảo Hoàng Sa. Bác kể, có một chiếc tàu lớn thả neo ngoài mí sóng đối diện với cầu tàu, những người trên tàu hạ xuống một chiếc ghe máy nhỏ và chạy vào đảo. Trên ghe có ba người, chở theo nhiều bánh kẹo, thuốc lá và những thùng nhựa để xin nước ngọt. Họ là những người Tàu, có một người biết nói tiếng Việt, họ cho biết tàu của họ khởi hành từ Đài Loan đi đến Mă Lai, đi được nửa đường có một ngừơi bị bệnh không thể đi tiếp được và trên tàu đă hết nước ngọt. Họ biếu cho đảo trưởng và anh em lính trên đảo kẹo bánh và thuốc lá, xin vài thùng nước ngọt và gửi lại trên đảo người bị bệnh. Họ nói sau một tuần họ sẽ quay trở lại để đón người bị bệnh về Đài Loan. Người bị bệnh không biết tiếng Việt trùm khăn quanh đầu và mặt nh́n vóc dáng có vẻ đau yếu rũ rượi. Sau khi được đảo trưởng đồng ư, họ xin mấy thùng nước ngọt bên hầm nhà khí tượng và nhổ neo tiếp tục ra khơi. Người Tàu bị bệnh mang nhiều lương khô và sống chung nhà với anh em lính Sau ba ngày, hắn ta b́nh phục và lân la cùng với anh em lính đi ḷng ṿng quanh đảo, hắn quan sát mọi thứ kể cả những sinh hoạt hàng ngày trên đảo như một tên đi ḍ thám.

Đúng hẹn, sau một tuần chiếc tàu đó đă trở lại thả neo và vào đảo để chở người Tàu bị bệnh, cũng không quên cám ơn và biếu cho anh em lính trên đảo thuốc lá cùng bánh kẹo.

Ở ngoài khơi đảo Hoàng Sa, chúng tôi nh́n thấy được nhiều tàu ngoại quốc qua lại nhưng không thể biết được tàu của nước nào v́ đó là hải phận quốc tế. Chiếc tàu vào đảo gửi người bị bệnh nói là đi từ Đài Loan nhưng làm sao để biết được là tàu của Đài Loan hay của Trung cộng.

Qua câu chuyện bác Phong kể, bây giờ Hoàng Sa đă mất vào tay Trung cộng, tôi mới nghiệm ra rằng: chiêu thức gửi người lên đảo chỉ là giả vờ để do thám t́nh h́nh bố trí pḥng thủ trên đảo . Một con tàu lớn như vậy không thể nào thiếu nước ngọt và dù có người bị bệnh th́ vẫn có thể nằm điều trị trên tàu .Tựu trung lại đă là Tàu th́ dù là Tàu Đài Loan hay Tàu Trung cộng th́ vẫn là Tàu với bản chất bành trướng xâm lược đă có sẵn trong máu của chúng. Kể từ khi người Tàu bị bệnh được gửi lên trên đảo Hoàng Sa đến bảy năm sau vào ngày 20 tháng một năm 1974 th́ Trung cộng xua tàu đổ bộ cướp đảo Hoàng Sa, biết đâu đó là âm mưu cướp đảo của bọn chúng đă vạch ra từ bảy năm trước.

Ngày lại ngày. Sáng thức dậy chạy quanh đảo, trưa chiều đi câu cá bắt ốc, dạo biển. Có gặp nhau chăng cũng chỉ là mười tám khuôn mặt quen thuộc trên đảo. Cuộc sống của chúng tôi cứ lặp lại như một điệp khúc buồn chán. V́ thế nên vào những ngày cuối gần đến đợt thay quân, mọi người chúng tôi nôn nao mong đợi sớm trở lại đất liền. Nhận được công điện của Tiểu Khu Quảng Nam báo biển bị động, sóng to gió lớn tàu của hải quân sẽ không ra đúng ngày và có thể bị trể. Gạo đă gần cạn, thức ăn cũng đă hết, chỉ c̣n lại hai con vịt và năm lon nếp để trước khi về lại đất liền nấu xôi cúng ở Miếu Bà và mang theo lên tàu ăn. Hành trang cũng được gói ghém gọn gàng, ngoài chiếc ba lô và súng đạn cá nhân, ngày trở về đất liền của chúng tôi có thêm được những bao cát cá khô, ốc khô lỉnh kỉnh. Lo ngại tàu của hải quân sẽ trễ dài ngày nên tôi đă bắt mọi người phải ăn cháo để tiết kiệm gạo v́ gạo dự trử trên đảo đă bị mục nát không thể ăn được. Tâm trạng của những người bên đài khí tượng cũng nôn nóng giống như chúng tôi.

Cho đến một ngày,nhận được công điện của Tiểu Khu báo tàu của hải quân đă rời cảng Tiên Sa và đang trên đường hướng ra hải đảo. Chúng tôi la lớn reo mừng. Khoảng mười giờ sáng chúng tôi leo lên tầng thượng nh́n về hướng đất liền để t́m bóng dáng của con tàu ra đảo.


Và cuối cùng con tàu đă đến, vẫn là chiếc Hộ tống hạm Đống Đa đă chở chúng tôi từ hơn ba tháng trước. Điệp khúc ngày nào nay được lặp lại. Những người lính vội vă chuyển hành lư ra cầu tàu để chuẩn bị lên tàu lớn. Tôi kư biên bản bàn giao với người đảo trưởng mới đến, chỉ cho anh ta vài kinh nghiệm có được và vài vị trí của băi đảo rồi ra đi chuyến cuối cùng với hai người bên đài khí tượng ra tàu lớn.

Vẫn những cái vẫy tay,vẫn là hồi c̣i tàu kéo dài vang động cả một vùng biển đảo để chào từ giă những người lính đến thay thế cho chúng tôi giữ đảo . Tôi đâu có ngờ đối với tôi là lần vẫy tay cuối cùng để vĩnh biệt Hoàng Sa !

Con tàu tiếp tục chạy đến thay quân cho hai đảo Drummond và Duncan. Những người lính ngày nào của trung đội Hoàng Sa do tôi qui tụ hôm nay mới gặp lại. Vui mừng khôn tả. Người lính bị đẽn biển cắn ngày nào được anh em khiêng hộ lên tàu và thêm hai người nữa phải d́u đi v́ bị phù thủng. Như vậy là sau hơn ba tháng, đúng 100 ngày, anh em lính chúng tôi đă hoàn thành nhiệm vụ trấn giữ Ḥang Sa và bây giờ đang trở lại đất liền. Con tàu rời đảo cuối cùng ở Hoàng Sa khoảng 3 giờ chiều và dự trù sẽ đến cảng Tiên Sa vào 11 giờ sáng hôm sau.

Khác với ngày đi, ngày trở về đất liền ngồi trên boong tàu chúng tôi cười nói xôn xao, kể lại cho nhau nghe những ngày ở đảo. Tâm trạng nôn nóng mong sớm gặp lại người yêu, gặp lại vợ con bạn bè hiện rơ trên khuôn mặt của mỗi người. Và đúng như dự tính, 11 giờ sáng tàu đă đến cảng Tiên Sa sau một đêm dài lênh đênh cùng sóng nước. Hai chiếc xe GMC của Tiểu Khu Quảng Nam đă ra chờ sẵn chở chúng tôi về Hội An.

Ở đảo hơn ba tháng không hớt tóc nên người nào người nấy tóc dài đến tận vai, đen đúa giống như người ở rừng lâu năm xuống phố. Chúng tôi được nhận những tháng lương chưa lảnh khi ở Hoàng Sa và mỗi người được cấp năm ngày phép về thăm gia đ́nh trước khi nhận sứ vụ lệnh ra đơn vị. Điều kiện trước khi nhận giấy phép, đầu tóc phải gọn gàng sạch sẽ v́ vậy nên những tiệm hớt tóc cạnh Tiểu Khu đầy những người lính từ Hoàng Sa về ngồi đợi đến phiên ḿnh hớt tóc.
Tôi chào từ giă anh em và hẹn sẽ có dịp gặp lại nhau trong những lần hành quân lùng địch ở quê nhà.

Hồi tưởng lại những tháng ngày sống trên đảo Hoàng Sa – đối với tôi đến nay đă 46 năm trôi qua, 46 năm gần nửa đời người, 46 năm trăi qua với bao thăng trầm vinh nhục, 46 năm là một chuỗi thời gian dài để quên, nhưng làm sao quên được khi thời buổi hiện tại trước âm mưu bành trướng xâm lược quê hương, biển đảo của Trung cộng, biết bao nhiêu người Việt Nam yêu nước tay trong tay hô vang hai tiếng Hoàng Sa – Việt Nam.

Hoàng Sa – phần đất quê hương lâu đời của Ông cha ta để lại, vùng biển đảo yêu dấu của ngư dân Quảng Nam – Đà Nẵng và của ngư dân các tỉnh lân cận không thể măi măi thuộc về quân cướp đảo Trung cộng . Với tinh thần bất khuất, khí phách hiên ngang hào hùng đă từng đánh bại quân ngoại xâm phương bắc, mỗi người Việt Nam chúng ta hăy nguyện làm con sóng nhỏ âm ĩ quanh đảo Hoàng Sa – triệu triệu con sóng nhỏ kết hợp nhau lại sẽ tạo thành một trận sóng thần trổi dậy quét sạch và chôn vùi quân cướp đảo Trung cộng xuống tận đáy biển đông để Hoàng Sa trở về lại với phần đất quê hương.

Và để kết thúc những trang hồi kư viết về những ngày sống trên đảo Hoàng Sa, tôi xin kính cẩn nghiêng ḿnh mượn hai câu thơ của cụ Nguyễn Du và xin được phép đổi lại hai chữ “t́nh quê” bằng hai chữ Hoàng Sa.

Hoàng Sa góp nhặt dông dài
Mua vui cũng được một vài trống canh.

Dư Mỹ

HQVN Facebook
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN

HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
hoanglan22_is_offline   Reply With Quote
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	hs1.jpg
Views:	0
Size:	71.2 KB
ID:	1441335   Click image for larger version

Name:	hq07.jpg
Views:	0
Size:	40.9 KB
ID:	1441336   Click image for larger version

Name:	hoangsa.jpg
Views:	0
Size:	91.1 KB
ID:	1441337   Click image for larger version

Name:	hsmap.jpg
Views:	0
Size:	126.8 KB
ID:	1441338  

Click image for larger version

Name:	hstshinh.png
Views:	0
Size:	536.2 KB
ID:	1441339  
The Following 2 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
luyenchuong3000 (08-18-2020), phokhuya (09-15-2019)
Old 09-05-2019   #82
hoanglan22
R8 Vơ Lâm Chí Tôn
 
hoanglan22's Avatar
 
Join Date: Apr 2011
Posts: 16,301
Thanks: 21,665
Thanked 37,831 Times in 12,792 Posts
Mentioned: 635 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 7227 Post(s)
Rep Power: 68
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
Default CHUYỆN ĐÁNG KÍNH PHỤC !



Vợ ông Thuận (một cựu sĩ quan VNCH, sang Mỹ theo diện HO) sau cơn bạo bệnh đă mất cách nay hơn 10 năm. Các con trai và gái của ông bà đều lớn cả và có gia đ́nh nên ông ở chỉ có một ḿnh. Từ ngày vợ mất, ông đă ngoài 65 nhưng vẫn c̣n tráng kiện và khoẻ mạnh.

Cái tin ông về VN mấy lần, khá tốn kém để cưới vợ qua Mỹ làm chấn động cả một thị trấn nhỏ, hơi có tin lành dữ ǵ là ai cũng biết.
Dĩ nhiên đâu có ai có thiện cảm với một ông lăo 75 tuổi về VN cưới 1 cô gái trẻ đẹp mới ngoài 20 chỉ đáng tuổi con cháu chắt. Đúng là trâu già thích gặm cỏ non!

Ra phi trường đón cô gái trẻ ấy chỉ có một ḿnh ông. Tất cả con cháu, họ hàng không có một người nào. Thái độ đó ông thừa hiểu là họ phản đối!
Giấy tờ hợp lệ, hôn thú hẳn hoi, ông đưa cô về nhà.

Đêm đầu tiên cô gái cơm nước xong, tắm rửa sạch sẽ, ngồi coi tivi, cô chưa biết tiếng Anh nên ông mở mấy băng Paris By Night, Asia.. cho cô coi.
Khuya, ông chỉ tay vào một căn pḥng và nói:
- Đó là pḥng riêng của Hằng, tất cả đồ đạc có đầy đủ, Hằng cứ tự nhiên.
Nói xong, ông đứng lên đi vào pḥng của ông.

Cô gái hơi ngạc nhiên nhưng chỉ nghĩ là bên Mỹ vợ chồng ngủ riêng mỗi người một pḥng, khi nào cần làm "chuyện ấy" th́ mới...ṃ sang! Hix!
Nhưng cả tháng sau cô chờ hoài mà vẫn không nghe tiếng ông gơ cửa hay có thái độ nào khác!

Sau khi hoàn tất mọi thủ tục bổ sung để làm giấy tờ như thẻ SS (Social Security), thẻ ID, permanent resident card (thẻ xanh thường trú nhân)...

Ông nói nhẹ nhàng nhưng nghiêm trang với cô:
- Từ mai tôi sẽ chở Hằng đi học ESL, sau một thời gian, sẽ đăng kư học tiếp ở college, Hằng phải cố mà học, tôi không sống măi mà bảo bọc cho cô được đâu.
Ở cái xứ sở này, đâu ai để ư ai, đâu ai biết, đó là vợ chồng hay cha con, chỉ thấy ngày ngày ông chở cô đi và đón cô về, ân cần thăm hỏi động viên học hành.
Cô chỉ biết vâng dạ.

Những đêm xa nhà, xa quê hương một ḿnh nơi đất khách quê người, người ta mới hiểu thế nào là cô đơn cực kỳ, là cần hơi ấm người đồng hương, là thèm một tiếng nói dù là tiếng nói của một ông già. Nhiều lần cô lưỡng lự, muốn qua gơ cửa pḥng vào nói chuyện với ông nhưng rồi lại thôi.

Một năm thấm thoát trôi qua. Cô c̣n trẻ lại khá thông minh nên tiến bộ trông thấy, cô apply vào trường college và vượt qua các test để vào ngành y tá.

Ngày cô đi thi quốc tịch cũng là ngày ông mừng ra mặt khi cô báo tin đă pass (đậu).

Rồi ông đốc thúc cô nhanh chóng bảo lănh cha mẹ qua Mỹ!
Cô c̣n đi học nên tất cả mọi chi phí ông đều đài thọ.

Ba năm sau cô và ông ra đón cha mẹ cô và đứa em nhỏ dưới 21 tuổi.
Từ xa, bố vợ của ông tách khỏi gia đ́nh, chạy lại ôm chầm lấy ông, mắt đă nhoè lệ và kêu lên sung sướng:
- Ông Thầy!
Th́ ra ông Thuận nguyên là sĩ quan tiểu đoàn trưởng, thuộc trung đoàn 50, sư đoàn 25 bộ binh VNCH. C̣n "ông bố vợ", bố của Hằng nguyên là một trung sĩ, thuộc cấp của ông.
Hai thầy tṛ ôm nhau mừng mừng tủi tủi.

Chỉ đến khi ông và Hằng ra toà ly dị các con ông mới vỡ lẽ. Họ biết là họ đă sai lầm.

Ngày xưa sau 1975, lúc ông phải đi tù cải tạo, người lính thuộc cấp ấy đă phải đạp xích lô nuôi gia đ́nh bữa no bữa đói mà vẫn chia sẻ giúp đỡ gia đ́nh ông dù chỉ là những đồng tiền khiêm tốn. Những lần vợ ông đi thăm nuôi gần như là toàn bộ đồ dùng người thuộc cấp mua cho ông.

*****

Ông bùi ngùi nói với tôi:
- Chú Ḥa biết không, những ngày trong trại cải tạo, là những ngày đói triền miên, đói vô tận, đói mờ mắt, đói run chân th́ 1 cân đường, 1 kg chà bông, 1 bịch đậu phọng, vài viên thuốc qúy... hơn vàng nhưng những thứ đấy vẫn không qúy bằng cái t́nh nghiă mà người lính dành cho ḿnh. Chính cái t́nh nghiă ấy cho tôi niềm tin và hy vọng.

Khi qua Mỹ, tôi được tin gia đ́nh chú ấy kiệt quệ, đau bệnh liên miên, tiếp tế vài ba trăm cũng chỉ nuôi được mấy tuần, nên tôi đành phải bàn ... làm rể "giả" của chú ấy. (Ông hóm hỉnh khi nói câu này)

*****

Tôi hiểu câu chuyện, th́ ra ông về VN "giả" cưới cô Hằng là để đền ơn người thuộc cấp đă cưu mang giúp đỡ ông và gia đ́nh sau 1975.

Nhưng tôi vẫn c̣n thắc mắc:
- Thế sao cô Hằng không biết chú là cấp chỉ huy của ba cô ấy?
Ông mỉm cười:
- Đám cưới giả mà, phải giữ bí mật chứ, chỉ có 2 người biết là tôi và người lính ấy.
Tôi nhắp ngụm bia, bỗng nảy ra ư tưởng, tôi nói:
-Chuyện của chú cháu đưa lên... facebook được chứ?
- Tôi chỉ làm một việc rất b́nh thường. Sống có t́nh có nghiă là vui lắm rồi, cần ǵ ̣m ĩ...

Hằng và các con ông đang ngồi ăn uống vui vẻ, Hằng đứng dậy đi về phiá tôi và nói:
- Anh Ḥa, anh cứ đưa lên facebook cho em, coi như là lời cảm tạ người Bố thứ 2 của em vậy !

Tôi thấy mắt Hằng long lanh !

ĐNH
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN

HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
hoanglan22_is_offline   Reply With Quote
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	[UNSET].jpg
Views:	0
Size:	112.3 KB
ID:	1447748  
The Following 4 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
luyenchuong3000 (08-18-2020), phokhuya (09-15-2019), thino2000 (09-06-2019), trungthu (08-29-2020)
Old 09-05-2019   #83
tbbt
R6 Đệ Nhất Cao Thủ
 
tbbt's Avatar
 
Join Date: Dec 2009
Posts: 2,368
Thanks: 2,543
Thanked 6,183 Times in 1,890 Posts
Mentioned: 80 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1175 Post(s)
Rep Power: 23
tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9
tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9
Default

Theo tôi nghĩ tác giả tên Ḥa (ĐNH) viết ra cốt truyện không thực tế mấy…v́ Hằng qua Mỹ ngoài 20 tuổi rồi suốt 8 năm (5 năm sau vô quốc tịch + 3 năm làm giấy tờ bảo lănh) học college rồi làm y tá chẳng lẽ không vướng bận t́nh cảm nào với những người cùng tuổi cô? Cô không quen biết bất cứ người Việt nào và cam chịu thân phận tuổi trẻ đầy sức sống của cô bị giam hăm như vậy trong nhà ông Thuận suốt 8 năm???
tbbt_is_offline   Reply With Quote
The Following 3 Users Say Thank You to tbbt For This Useful Post:
luyenchuong3000 (08-18-2020), phokhuya (09-15-2019), trungthu (08-29-2020)
Old 09-05-2019   #84
hoanglan22
R8 Vơ Lâm Chí Tôn
 
hoanglan22's Avatar
 
Join Date: Apr 2011
Posts: 16,301
Thanks: 21,665
Thanked 37,831 Times in 12,792 Posts
Mentioned: 635 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 7227 Post(s)
Rep Power: 68
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Quote:
Originally Posted by tbbt View Post
Theo tôi nghĩ tác giả tên Ḥa (ĐNH) viết ra cốt truyện không thực tế mấy…v́ Hằng qua Mỹ ngoài 20 tuổi rồi suốt 8 năm (5 năm sau vô quốc tịch + 3 năm làm giấy tờ bảo lănh) học college rồi làm y tá chẳng lẽ không vướng bận t́nh cảm nào với những người cùng tuổi cô? Cô không quen biết bất cứ người Việt nào và cam chịu thân phận tuổi trẻ đầy sức sống của cô bị giam hăm như vậy trong nhà ông Thuận suốt 8 năm???
Ư chính của tác giả đề cập đến sự trả ơn , c̣n chuyện đời tư cô ta quen biết người đồng tuổi là chuyện riêng .
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN

HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
hoanglan22_is_offline   Reply With Quote
The Following 4 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
lavu (08-21-2020), luyenchuong3000 (08-18-2020), phokhuya (09-15-2019), trungthu (08-29-2020)
Old 09-05-2019   #85
tbbt
R6 Đệ Nhất Cao Thủ
 
tbbt's Avatar
 
Join Date: Dec 2009
Posts: 2,368
Thanks: 2,543
Thanked 6,183 Times in 1,890 Posts
Mentioned: 80 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1175 Post(s)
Rep Power: 23
tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9
tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9tbbt Reputation Uy Tín Level 9
Default

Quote:
Originally Posted by hoanglan22 View Post
Ư chính của tác giả đề cập đến sự trả ơn , c̣n chuyện đời tư cô ta quen biết người đồng tuổi là chuyện riêng .
yes, cám ơn lời giải thích:hand shake:
tbbt_is_offline   Reply With Quote
The Following 3 Users Say Thank You to tbbt For This Useful Post:
luyenchuong3000 (08-18-2020), phokhuya (09-15-2019), trungthu (08-29-2020)
Old 09-06-2019   #86
thino2000
R6 Đệ Nhất Cao Thủ
 
thino2000's Avatar
 
Join Date: Feb 2009
Posts: 2,355
Thanks: 1,632
Thanked 1,464 Times in 690 Posts
Mentioned: 10 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 483 Post(s)
Rep Power: 18
thino2000 Reputation Uy Tín Level 6
thino2000 Reputation Uy Tín Level 6thino2000 Reputation Uy Tín Level 6thino2000 Reputation Uy Tín Level 6thino2000 Reputation Uy Tín Level 6
Default

Cô gái hơi ngạc nhiên nhưng chỉ nghĩ là bên Mỹ vợ chồng ngủ riêng mỗi người một pḥng, khi nào cần làm "chuyện ấy" th́ mới...ṃ sang! Hix!

Hahahaha
thino2000_is_offline   Reply With Quote
Old 09-12-2019   #87
hoanglan22
R8 Vơ Lâm Chí Tôn
 
hoanglan22's Avatar
 
Join Date: Apr 2011
Posts: 16,301
Thanks: 21,665
Thanked 37,831 Times in 12,792 Posts
Mentioned: 635 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 7227 Post(s)
Rep Power: 68
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
Default NHỮNG CÔ GÁI BẮC KỲ LAO ĐỘNG XA XỨ



Có nhiều lúc tôi tự hỏi, tại sao những chàng trai và cô gái ở miền quê lại phải đi vay ngân hàng để đi xuất khẩu lao động. Lần nào đi sân bay, tôi cũng ít nhiều thấy những gương mặt trẻ ngồi chờ đến lược ḿnh. Đa số họ bằng hoặc nhỏ tuổi hơn tôi.

Có rất nhiều bạn trẻ, nhưng đây là câu chuyện của một cô gái tên Mai Phương, đang lao động ở Nhật trong một trại táo. Quê ở Hà Tĩnh, đă làm việc hơn một năm cùng với những lao động Việt Nam khác. Họ đến từ những vùng miền khác nhau, người từ Nam Định, người quê Quảng Ninh, nên đôi lúc có cảm giác nơi đây là một Việt Nam thu nhỏ.

Công việc chính của Phương là chăm sóc cho những trái táo, trồng trọt theo tiêu chuẩn nông trại đưa ra để có thể bán ra ngoài với giá nhất định. Cô ta làm gần như mọi phân đoạn. Từ trồng, chăm, hái cho đến xếp táo vào thùng.

Ở quê nhà, gia đ́nh Phương là nông dân. Làm cả năm không đủ ăn. Mẹ cô ta dù đă lớn tuổi nhưng vẫn đi làm phụ hồ và được trả 3 triệu mỗi tháng. V́ thương mẹ cha, cho nên Phương chủ động sang Nhật lao động nhằm giúp đỡ gia đ́nh.

Công việc rất nặng và cực. Cô ta phải làm liên tục từ sáng tới tối để đổi lấy đồng lương khoảng 1.2 triệu VND. Nó chỉ là một phần ba so với lương của người bản xứ. Nhưng đối với Phương và những người cùng cảnh ngộ th́ đó là số tiền khổng lồ. Nó nhiều hơn bất cứ công việc khác ở một vùng quê chưa phát triển. Mỗi tháng sau khi để lại số ít để ăn uống, cô ta gửi về cho gia đ́nh 16 triệu đồng. Cô ta tiết kiệm từng đồng một, không phấn son, không đua đ̣i, tất cả v́ gia đ́nh.

Sau khi làm việc vất vả ngoài vườn, Phương và các bạn lao động khác trở về trong căn pḥng chật hẹp. Nó rất nhỏ nhưng rất gọn và ngăn nắp. Người khác có thể không thích cho lắm nhưng đối với một người lao động th́ đây là sự tiện nghi đáng mơ ước.

Họ cùng nhau nấu ăn, đi chợ, lau chùi và kể cho nhau nghe về cuộc đời. Ở quê nhà, cha mẹ và em trai lúc nào cũng nhớ Phương. Là chị cả nên gánh hết trách nhiệm lên đôi vai bé nhỏ của ḿnh.

Khi kể về gia đ́nh, nói về nỗi nhớ nhà, cô ta khóc. Nhưng không sao, cô ta cảm thấy rất vui khi được làm ở đây. Dù cực nhưng khi nghĩ đến gia đ́nh th́ cơ thể luôn tràn đầy sức sống. Niềm vui của gia đ́nh là hạnh phúc của chính bản thân cô ta.

Hiện tại có hàng vạn người Việt Nam đang xa xứ để lao động như Phương. Họ chấp nhận đánh đổi tuổi trẻ và sức khoẻ của ḿnh để nhận lấy những đồng tiền rẻ mạt. Họ cắn răng chịu cực v́ tương lai của ḿnh và gia đ́nh.

Nh́n những h́nh ảnh này, có bao giờ bạn tự hỏi v́ sao họ lại phải xa quê hương không? Đất nước chúng ta có vấn đề ǵ mà khiến họ không thể kiếm sống. Từ bao giờ xứ người là nơi sinh sống, c̣n quê nhà là chỗ để về thăm. Cha mẹ xa con, chồng xa vợ và người xa nhà. Tất cả v́ cuộc sống.

Tôi ngưỡng mộ họ. Ước ǵ ḿnh có nghị lực tương tự, dù chỉ một ít. Những cô gái Bắc Kỳ ấy thật tuyệt vời trong mắt tôi. Sự hy sinh đáng yêu của những thiên thần mới lớn. Chúc các bạn thành công.

Ku Búa @ Cafe Ku Búa
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN

HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
hoanglan22_is_offline   Reply With Quote
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	blogtouch_picture_f95be26c_6a9d_e155_9b8e_11fa05621dc8.jpg
Views:	0
Size:	81.6 KB
ID:	1451632  
The Following 4 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
lavu (08-21-2020), luyenchuong3000 (08-18-2020), phokhuya (09-15-2019), trungthu (08-29-2020)
Old 09-15-2019   #88
longhue
R6 Đệ Nhất Cao Thủ
 
Join Date: Dec 2007
Posts: 2,807
Thanks: 6,545
Thanked 3,911 Times in 1,337 Posts
Mentioned: 21 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 596 Post(s)
Rep Power: 23
longhue Reputation Uy Tín Level 8longhue Reputation Uy Tín Level 8longhue Reputation Uy Tín Level 8longhue Reputation Uy Tín Level 8
longhue Reputation Uy Tín Level 8longhue Reputation Uy Tín Level 8longhue Reputation Uy Tín Level 8
Default

Hành tŕnh đi t́m Nursing Home
Heather Pham
(Đọc bài này hết ham sống … thọ?)

Ḿnh làm POA (Power of Attorney) cho một người bạn, tháng trước bệnh viện chuyển bạn qua Rehab, nhưng v́ không c̣n chỗ nên Case Manager gợi ư là chuyển tới Nursing Home-Rehab, ḿnh có hỏi bạn để ḿnh kiếm Nursing Home tốt, bạn nói không sao v́ Social Worker nói mấy chỗ Nursing Home chung với Rehab thường tốt hơn, và hứa sẽ kiếm một chỗ tốt cho bạn, gần bệnh viện, để tiện việc đi lại.

Giải thích cho bạn Nursing Home, con quạ nào cũng đen Nursing Home, chẳng qua nó biết che hay không thôi. Bạn nói thấy ḿnh bận rộn, với lại bạn biết tiếng Anh và c̣n tỉnh táo chắc không ai dám ăn hiếp bạn. Với lại sau này trước sau cũng vào Nursing Home ở, nên coi như trải nghiệm.

2 ngày sau ḿnh vào thăm bạn, bạn nửa thức nửa ngủ, lờ đờ, Nurse nói bạn ngủ suốt, thường ngày bạn ḿnh là người mất ngủ thường xuyên, mới đầu nghĩ là từ bệnh viện qua, rồi nhiều thuốc mới, có thể chưa quen và mệt. Ḿnh yêu cầu coi list những thuốc bạn đă uống, họ cho tối đa PRN (thuốc yêu cầu khi cần) thuốc ngủ, bạn nói không hề yêu cầu thuốc ngủ, trong khi Nurse một mực nói có.

Trước khi đi ḿnh có chụp h́nh xung quanh pḥng. Hai ngày sau quay lại, rác vẫn chưa đổ, gọi charge nurse complaint, họ đổ thừa là 2 loại rác, house keeping tưởng là rác y tế nên không dọn.

Đồ ăn th́ khỏi phải nói, 90% món ăn là đồ hộp hoặc đông đá, thịt gà cứng và khô, rau green bean th́ mặn chát, tụi nhà bếp c̣n cắt luôn khẩu phần sữa, lại phải đi căi lộn, ḿnh biết tỏng là tụi nó giấu sữa Ensure đem về.

Ngày sau nữa đến, Nurse quên làm wound care, trời ạ, trong khi vết thương cần thay băng mỗi ngày 2 lần. Thuốc th́ một số prepack trong bịch nhỏ, tụi nó cứ ngắt ra mà không cần coi lại, v́ dạng thuốc đóng gói sẵn nên chuyện sai sót thuốc dư thiếu là chuyện b́nh thường, nhưng nurse không hề kiểm tra lại, thuốc huyết áp mém chút uống gấp đôi. Nói bạn uống phải coi chừng, bạn v́ quá đau nhức và không đủ sức khỏe nên cũng không lên tiếng. Ḿnh biết bạn bị cho uống thêm thuốc ngủ mà không làm ǵ được.

Đỉnh điểm là khi Nurse Aid đưa cho bạn ḿnh nước, gọi call light cách đó 3 hrs, khi ngửi có mùi rất khó chịu, ḿnh nói sao đưa nước lấy trong rest room hả, she chối. Ḿnh nói giờ she viết giấy xác nhận, ḿnh sẽ gọi State Police liền, đem nước đi pḥng lab, coi có phải neglected patient không, she hoảng hồn nói chắc nhà bếp đưa Nursing Homeầm, xin lỗi rối rít…

Họ nói có transportation riêng đưa đón người trong đó, ḿnh chứng kiến bà làm ở front desk kiêm tài xế đưa người đi, ai dè lúc đưa người ra khỏi xe, wheelchair bị vướng, ông lăo bị lăn cù mèo té không đứng lên được, v́ không có kinh nghiệm transfer người, bả mặc váy lùng phùng, quay ông già ṿng ṿng bầm dập, ḿnh chạy vào gọi người ra giúp. Ḿnh chắc chắn là gia đ́nh họ sẽ không hề biết chuyện này.

Ở Nursing Home nên đem đồ nhà càng nhiều càng tốt, thí dụ nước uống, bộ trải giường, hay khăn mặt v́ trước đó họ chùi cái ǵ th́ có trời biết được. Bạn ḿnh th́ cứ nói kệ, cho qua đi, bạn chịu khó để ư là được. Ngồi một chút tiếng người già la hét, khóc lóc, tiếng mấy cô nhân viên cũng la hét, mùi hôi khai không thể nào chịu nổi. Ḿnh thừa biết, State muốn kiểm tra, khi qua được cửa th́ mọi việc đă khác.

Ḿnh gọi phone cho Bác sĩ nói xin chuyển him đi chỗ khác, lần này ḿnh t́m được Nursing Home khác, với rating khá cao, có RN (Registered Nurse), BSN (Bachelor of Science Nursing) chứ không phải LPN (Licensed Practical Nurse), pḥng ốc sạch sẽ không hôi hay khai. Giường tối tân có gắn sensor, mỗi 2hr sẽ gọi vào beeper có người vào coi chừng, turn, thực đơn th́ tương đối phong phú, có chef nấu. Nói chung mọi thứ vô cùng yên tâm.

Sau 2 ngày thăm bạn, bạn than đau nhức quá, bị muscle spasm liên tục, tự nhiên ḿnh nghi ngờ he bị withdrawal thuốc, hỏi có uống thuốc giảm đau không, he nói có, ḿnh chờ đúng giờ gọi đưa thuốc, nói bạn nh́n kỹ viên thuốc tối nay coi nó đưa đúng thuốc không, y chang nó đổi thuốc thay thuốc Hydrocodone giảm đau loại mạnh, bằng Tylenol, ḿnh lại làm người xấu đi complaint Nurse căi nói viên đó không phải, sau đó th́ mọi việc yên ổn, không c̣n bị uống thuốc dzỏm. (T́nh trạng Nurse ăn cắp thuốc rất phổ biến ở Nursing Home).

Nurse ở đây làm việc máy móc, computer bị lỗi software, không hiện thông báo, là có khi không cho thuốc antibiotics (through IV) bạn ḿnh phải setup alarm để nhắc.

Chuyện cái giường hiện đại, cứ 2hrs bất kể ngủ hay không CNA cứ đè bạn ḿnh ra turn trái phải làm 2 đêm đầu mất ngủ.

He kể con nhỏ CNA mới đầu thấy him người VN tưởng không biết tiếng Anh, nên vừa ôm phone 8 vừa giúp him, bạn hỏi mày nói chuyện với tao hả, nó nói tưởng bạn ḿnh không biết Anh, sau đó ôm phone xí xố ngôn ngữ khác. Ḿnh kêu bạn thu âm gửi ḿnh, nhờ cả đám coworker nghe là tiếng nước nào, sau khi biết là Creole nhờ coworker dịch, bả không dám dịch, nói tục quá. Ḿnh nói cứ dịch, hôm sau lại chạy lên nữa gặp Nurse Manager, Social Worker, Administrator nói chuyện, họ tưởng ḿnh là dân làm tiền chuyên nghiệp, kiểu như giả vờ bị abuse neglected rồi giả vờ đ̣i đi kiện, để được ăn ở free, hay hù dọa kiếm tiền. Bả offer này nọ, mắc cười chết luôn. Ḿnh nói tôi từng làm việc nên biết, chỉ cần take care tốt cho bạn thôi.

Thời gian 3 tuần cũng qua, bạn ḿnh nói đâu ngờ Nursing Home kinh khủng vậy, mặc dù nghe ḿnh nói rất nhiều chuyện, cứ nghĩ biết tiếng Anh, biết luật là không ai ăn hiếp, ḿnh nói tụi nó rành mọi kẽ hở, lơ mơ là ḿnh không làm ǵ được.

Phải nói thêm là mỗi Nursing Home ḿnh vào thăm, vài ba ngày lại đem hộp bánh, hộp kẹo vào, coi như vừa ủy lạo tinh thần, ḿnh biết công việc Nursing Home không dễ dàng chút nào, và cũng ngầm ư, bạn tôi có người nhà.

Ḿnh suy nghĩ rất nhiều trước khi viết bài này. Là một người từng làm Nursing Home, Hospice, Bệnh viện, ḿnh biết người nhà luôn phải tôn trọng, ḥa nhă,với nhân viên, cũng là viec b́nh thường trong giao tiếp. Những ai đă gặp ḿnh ở ngoài biết ḿnh hiền khô à nhưng nhiều khi cũng nổi điên luôn.

Dù biết mỗi nhà mỗi cảnh, nhưng nếu bạn thật ḷng yêu thương cha mẹ và người thân, xin đừng đem họ vào Nursing Home!

(*) BSC= The Bachelor of Science in Nursing cao hơn RN= Registered Nurse, cao hơn LPN= Licensed Practical Nurse.

(Nursing Home không phải cái nào cũng như nhau, cũng như ở đâu cũng có người tốt và người xấu. Nếu như không có sự chọn lựa phải vào Nursing Home, ḿnh cũng hy vọng anh/chị t́m được một nơi tốt.

* Lưu ư: Bài viết là kinh nghiệm bản thân, không thể dùng làm thước đo cho hệ thống Nursing Home ở Mỹ.
Heather Pham
longhue_is_offline   Reply With Quote
The Following 4 Users Say Thank You to longhue For This Useful Post:
hoanglan22 (09-15-2019), luyenchuong3000 (08-18-2020), phokhuya (09-15-2019), trungthu (08-29-2020)
Old 09-15-2019   #89
longhue
R6 Đệ Nhất Cao Thủ
 
Join Date: Dec 2007
Posts: 2,807
Thanks: 6,545
Thanked 3,911 Times in 1,337 Posts
Mentioned: 21 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 596 Post(s)
Rep Power: 23
longhue Reputation Uy Tín Level 8longhue Reputation Uy Tín Level 8longhue Reputation Uy Tín Level 8longhue Reputation Uy Tín Level 8
longhue Reputation Uy Tín Level 8longhue Reputation Uy Tín Level 8longhue Reputation Uy Tín Level 8
Default

Mời nghe nhạc cuối tuần.



longhue_is_offline   Reply With Quote
The Following 3 Users Say Thank You to longhue For This Useful Post:
hoanglan22 (09-16-2019), luyenchuong3000 (08-18-2020), trungthu (08-29-2020)
Old 09-18-2019   #90
longhue
R6 Đệ Nhất Cao Thủ
 
Join Date: Dec 2007
Posts: 2,807
Thanks: 6,545
Thanked 3,911 Times in 1,337 Posts
Mentioned: 21 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 596 Post(s)
Rep Power: 23
longhue Reputation Uy Tín Level 8longhue Reputation Uy Tín Level 8longhue Reputation Uy Tín Level 8longhue Reputation Uy Tín Level 8
longhue Reputation Uy Tín Level 8longhue Reputation Uy Tín Level 8longhue Reputation Uy Tín Level 8
Default

Ai đă đặt tên cho các đường phố Sài-G̣n trước 1975?

Nhà văn Thuần Phong Ngô Văn Phát, người Bạc Liêu và việc đặt tên đường phố Sài-G̣n năm 1956.
Nhưng thật là bất ngờ, bất ngờ đến kinh ngạc, khi qua tài liệu đính kèm của tác giả Nguyễn văn Luận, chúng ta được biết kiệt tác của lịch sử này đă được hoàn thành bởi… một người. Người đó là ông Ngô văn Phát, trưởng pḥng họa đồ thuộc ṭa đô chánh Saigon
saigon3 saigon4
Từ lâu, tôi đă có dịp bày tỏ ḷng ngưỡng mộ và khâm phục về việc đặt tên cho các đường phố tại Saigon vào năm 1956, ngay sau khi chúng ta giành được độc lập từ tay thực dân Pháp. V́ đây là một công việc quá xuất sắc và quá hoàn thiện, nên tôi vẫn đinh ninh rằng đó phải là một công tŕnh do sự đóng góp công sức và trí tuệ của rất nhiều người, của một ủy ban gồm nhiều học giả, nhiều sử gia, nhiều nhà văn, nhà báo…
Nhưng thật là bất ngờ, bất ngờ đến kinh ngạc, khi qua tài liệu đính kèm của tác giả Nguyễn văn Luận, chúng ta được biết kiệt tác của lịch sử này đă được hoàn thành bởi… một người. Người đó là ông Ngô văn Phát, trưởng pḥng họa đồ thuộc ṭa đô chánh Saigon.
Nhà văn Ngô văn Phát, bút hiệu Thuần Phong, sinh quán tại huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.
Nhân đây, tôi cũng xin được gửi lại một vài ư kiến liên hệ của tôi:
“… Nói vào chi tiết hơn, vua Lê Thánh Tôn đă mở mang bờ cơi từ Quảng Nam, Quảng Ngăi và B́nh Định. Rồi sau đó, chúa Nguyễn Hoàng và con cháu đă vượt đèo Cù Mông, đánh chiếm Phú Yên, Khánh Ḥa, Ninh Thuận, B́nh Thuận, vĩnh viễn xóa sổ nước Chiêm Thành khỏi bản đồ thế giới. Rồi c̣n tiếp tục mang về cho dân tộc cả một đồng bằng Nam Phần mênh mông bao la, từ Đồng Nai đến Cà Mau, Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc... Cũng phải kể luôn cả “Hoàng Triều Cương Thổ” (vùng đất mà thực dân Pháp dành riêng cho các vua nhà Nguyễn) là vùng Cao nguyên Trung phần trù phú mầu mỡ hiện nay. Dĩ nhiên công cuộc mở mang bờ cơi này cũng bao gồm cả các quần đảo Hoàng Sa và Truờng Sa nữa.
Nghĩa là hơn một nửa diện tích đất liền của Việt Nam hiện nay là do gịng họ của Chúa Nguyễn Hoàng đă mang về cho dân tộc Việt Nam!
Riêng Chúa Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần, là người đă có công rất lớn trong công cuộc Nam Tiến của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt là Chúa Hiền Vương đă đóng góp rất nhiều công sức trong việc b́nh định và chinh phục vùng đất Gia Định ngày xưa. Gia Định ngày xưa bao gồm Biên Ḥa, Long Khánh, Bà Rịa, Vũng Tàu, Tây Ninh, Phước Long, B́nh Long, Long An, Mỹ Tho, Gia Định, Saigon... bây giờ. Cho nên chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa đă lấy tên của Ngài để đặt cho một trong hai con đường chính từ hướng Bắc dẫn vào trung tâm Thành Phố Sá G̣n. (CSVN đă thay Hiền Vương bằng tên của Vơ thị Sáu – Đường Nguyễn Hoàng bị đổi thành Trần Phú…).
Loại bỏ tên của Chúa Nguyễn Hoàng, của Chúa Hiền Vương và các vị ân nhân của dân tộc trong công cuộc Nam Tiến ra khỏi bản đồ Sài G̣n và các thành phố Miền Nam là điều mà tục ngữ ca dao b́nh dân gọi là “ăn cháo, đá bát”.
Đấy là chưa nói tới giấc mộng...Tây Tiến chưa thành. Hai vị trung thần nhà Nguyễn là Lê Văn Duyệt và Trương Minh Giảng đă mở mang bờ cơi nước ta tới tận biên giới… Thái Lan bây giờ, đă thiết lập thêm một Trấn mới là Trấn Tây Thành, (hai Trấn kia là Trấn Bắc Thành và Trấn Gia Định Thành). Phải chăng chính v́ vậy mà ngay từ khi vừa dành được chủ quyền từ tay thực dân Pháp, hai con đường lớn từ trung tâm Sài G̣n hướng về Bà Quẹo để sang thẳng đất Miên qua ngả G̣ Dầu, đă được mang tên hai vị Anh Hùng Tây Tiến nổi danh này. Đó là đường Trương Minh Giảng và đường Lê Văn Duyệt. Phải chăng đó cũng như là một nhắc nhở cho các thế hệ mai sau về một sứ mạng chưa thành, một “Mission unaccomplished”...
Nhà văn Thuần Phong Ngô Văn Phát và việc đặt tên đường phố Sàig̣n năm 1956.
Trong những năm làm việc tại Ṭa Đô Chánh Saigon, tôi có dịp góp phần trông coi việc xây dựng và tu bổ đường xá, lúc th́ tại Khu Kiều Lộ Saigon Tây (Chợ Lớn) gồm 6 quận 5, 6, 7, 8, 10 và 11, lúc th́ tại Khu Kiều Lộ Saigon Đông (Saigon) gồm 5 quận 1, 2, 3, 4 và 9. Hàng ngày họp với các ông cai lục lộ phụ trách từng khu vực, nghe báo cáo đường th́ ngập nước sau cơn mưa, đường th́ có ổ gà, nhựa đường tróc hết trơ lớp đá xanh đá đỏ nền đường, đường th́ dân xây cất trên lộ giới tràn ra lề đường, nên tôi gần như thuộc ḷng tên hơn 300 con đường.
Sàig̣n xưa
Qua bao nhiêu năm lịch sử của thành phố, hầu hết đều có tên Tây như:
· Boulevard Charner
· Boulevard Galliéni
· Boulevard Kitchener
· Boulevard Norodom ..v.v...
Sau hiệp định Genève tháng 7 năm 1954 chính quyền Pháp bàn giao cho chính phủ Bảo Đại, với Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm.
Để đánh dấu việc dành độc lập từ tay người Pháp, Toà Đô Chánh Sàig̣n được lệnh gấp rút thay thế toàn bộ tên đường từ tên Pháp qua tên Việt trong khoảng thời gian ngắn nhất. Trong lịch sử của các thành phố có bao nhiêu lần đổi tên hàng loạt toàn bộ các con đường như thế này? Có lẽ vô cùng hiếm hoi.
Việc đối chiếu tên các danh nhân trong lịch sử 4000 năm để đặt tên đường sao cho hợp lư không phải dễ. Chỉ nghĩ đơn thuần, khi dùng tên Vua “Trần Nhân Tôn” và Tướng “Trần Hưng Đạo”, người làm dưới trướng của Vua, để đặt tên cho 2 con đường th́ đường nào to và quan trọng hơn? Câu hỏi nhỏ như vậy c̣n thấy không đơn giản, huống chi cân nhắc cho ngần ấy con đường trong một thời gian gấp rút thật không dễ.
Lúc bấy giờ công việc này được giao cho Ty Kỹ Thuật mà Pḥng Hoạ Đồ là phần hành trực tiếp. May mắn thay cho thành phố có được nhà văn Ngô Văn Phát**, bút hiệu Thuần Phong, có bằng Cán Sự Điền Điạ lúc ấy đang giữ chức Trưởng Pḥng Hoạ Đồ.
Năm 1956, sau hơn ba tháng nghiên cứu, ông đă đệ tŕnh lên Hội Đồng Đô Thành, và toàn bộ danh sách tên đường ấy đă được chấp thuận. Khi tôi vô làm năm 1965 và hàng ngày lái xe đi công trường, đụng chạm với các con đường mới cảm nhận được sự uyên bác về lịch sử của ông. Nh́n những tên đường trên họa đồ, khu nào thuộc trung tâm thành phố, khu nào thuộc ngoại ô, đường nào tên ǵ và vị trí gắn bó với nhau, càng suy nghĩ càng hiểu được cái dụng ư sâu xa của tác giả.
Các đường được đặt tên với sự suy nghĩ rất lớp lang mạch lạc với sự cân nhắc đánh giá bao gồm cả công trạng từng anh hùng một lại phù hợp với điạ thế, và các dinh thự đă có sẵn từ trước. Tác giả đă cố gắng đem cái nh́n vừa tổng quát lại vừa chi tiết, những khiá cạnh vừa t́nh vừa lư, đôi khi chen lẫn tính hài hước, vào việc đặt tên hiếm có này. Tôi xin kể ra đây vài thí dụ, theo sự suy đoán riêng của ḿnh, bởi v́ ông có nói ra đâu, nhưng tôi thấy rơ ràng là ông có ư ấy:
· Đầu tiên là những con đường mang những lư tưởng cao đẹp mà toàn dân hằng ao ước: Tự Do, Công Lư, Dân Chủ, Cộng Hoà, Thống Nhất. Những con đường hoặc công trường này đă nằm ở những vị trí thích hợp nhất.
· Đường đi ngang qua Bộ Y Tế th́ có tên nào xứng hơn là Hồng Thập Tự.
· Đường de Lattre de Tassigny chạy từ phi trường Tân Sơn Nhất đến bến Chương Dương đă được đổi tên là Công Lư, phải chăng v́ đi ngang qua Pháp Đ́nh Sài-G̣n. Con đường dài và đẹp rất xứng đáng. Ba đường Tự Do, Công lư và Thống Nhất giao kết với nhau nằm sát bên nhau bên cạnh dinh Độc Lập.
· Đại lộ Nguyễn Huệ nằm giữa trung tâm Sàig̣n nối từ Toà Đô Chánh đến bến Bạch Đằng rất xứng đáng cho vị anh hùng đă dùng chiến thuật thần tốc phá tan hơn 20 vạn quân Thanh. Đại lộ này cũng ngắn tương xứng với cuộc đời ngắn ngủi của ngài.
· Những danh nhân có liên hệ với nhau thường được xếp gần nhau như Đại Lộ Nguyễn Thái Học với đường Cô Giang và đường Cô Bắc, cả ba là lănh tụ cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Hoặc đường Phan Thanh Giản với đường Phan Liêm và đường Phan Ngữ, Phan Liêm và Phan Ngữ là con, đă tiếp tục sự nghiệp chống Pháp sau khi Phan Thanh Giản tuẫn tiết.
· Những đại lộ dài nhất được đặt tên cho các anh hùng Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản, Lê Lợi và Hai Bà Trưng. Mỗi đường rộng và dài tương xứng với công dựng nước giữ nước của các ngài.
· Đường mang tên Lê Lai, người chịu chết thay cho Lê Lợi th́ nhỏ và ngắn hơn nằm cận kề với đại lộ Lê Lợi.
· Đường Khổng Tử và Trang Tử trong Chợ Lớn với đa số cư dân là người Hoa.
· Bờ sông Sàigon được chia ra ba đoạn, đặt cho các tên Bến Bạch Đằng, Bến Chương Dương, và Bến Hàm Tử, ghi nhớ những trận thuỷ chiến lẫy lừng trong lịch sử chống quân Mông cổ, chống Nhà Nguyên cuả Hưng Đạo Đại Vương vào thế kỷ 13.
· Cụ Nguyễn Du, mà thầy đồ Thiệp, người dạy học vỡ ḷng cho tôi, khi nói chuyện với cha tôi, bao giờ cũng gọi với danh xưng Cụ Thánh Tiên Điền. Cuốn truyện Kiều của cụ ngày nay được chúng ta dùng như là khuôn mẫu cho tiếng Việt, khi có sự tranh luận về danh từ hay văn phạm, người ta thường trích một câu Kiều làm bằng. Vậy phải t́m đường nào đặt tên cho xứng? Tôi thấy con đường vừa dài vừa có nhiều biệt thự đẹp, với hai hàng cây rợp bóng quanh năm, lại đi ngang qua công viên đẹp nhất Saigon, vườn Bờ Rô, và đi ngang qua Dinh Độc Lập, th́ quá xứng đáng. Không có đường nào thích hợp hơn. Tuyệt! Vườn Bờ Rô cũng được đổi tên thành Vườn Tao Đàn làm cho đường Nguyễn Du càng thêm cao sang.
· Vua Lê Thánh Tôn, người lập ra Tao Đàn Nhị Thập Bát Tú, cũng cho mang tên một con đường ở địa thế rất quan trọng, đi ngang qua một công viên góc đường Tự Do, và đi trước mặt Toà Đô Chánh.
· Trường nữ trung học Gia Long lớn nhất Sài g̣n th́, (trớ trêu thay?), lại mang tên ông vua sáng lập nhà Nguyễn. Trường nữ mà lại mang tên nam giới! Có lẽ nhà văn Thuần Phong muốn làm một chút ǵ cho trường nữ trung học công lập lớn nhất thủ đô có thêm nữ tính, nên đă đặt tên hai đường song song nhau cặp kè hai bên trường bằng tên của hai nữ sĩ: Bà Huyện Thanh Quan và Đoàn Thị Điểm. Chùa Xá Lợi nằm trên đường Bà Huyện Thanh Quan thấy cũng nhẹ nhàng.
· Thẳng góc với hai đường Bà Huyện Thanh Quan và Đoàn Thị Điểm là đường Hồ Xuân Hương. Ba nữ sĩ nằm bên cạnh nhau, thật là có lư, nhưng có lư hơn nữa có lẽ là đường Hồ Xuân Hương đi ngang qua bệnh viện Da Liễu. Tác giả những câu thơ “Vành ra ba góc da c̣n thiếu, Khép lại hai bên thịt vẫn thừa” mà cho mang tên đường có bệnh viện Da Liễu có lẽ cũng xứng hợp.
Ông Nhà Văn - Trưởng Pḥng Họa Đồ quả là sâu sắc.
Rất tiếc là lúc vào làm việc th́ Thuần Phong Ngô văn Phát đă về hưu nên tôi không được hân hạnh gặp mặt. Măi sau này mới có dịp đọc tiểu sử của ông, mới hết thắc mắc làm sao chỉ là một công chức như tôi mà ông đă làm được việc quá xuất sắc và hi hữu này.
*** Nhà văn, nhà họa đồ Ngô Văn Phát, bút hiệu Thuần Phong, Tố Phang, Đồ Mơ, sinh ngày 16-10-1910 tại huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.
Thuở nhỏ học ở Bạc Liêu, Sài G̣n, đậu bằng Thành Chung rồi nhập ngạch họa đồ ngành công chánh. Ông ham thích văn chương từ ngày c̣n ngồi trên
ghế nhà trường, từng có thơ đăng trên Phụ nữ tân văn, họa mười hai bài Thập thủ liên hoàn của Thương Tân Thị... Có lúc ông dạy Việt văn tại trường Pétrus kư Sài G̣n.
Năm 1957 ông có bài đăng trên bộ Tự điển Encyclopedia - Britannica ở Luân Đôn (Anh Quốc). Đó là chuyên đề Khảo cứu về thành phố Sài G̣n.
Năm 1964 chuyên đề Ca dao giảng luận in trên tạp chí Trường Viễn đông Bác cổ ở Paris (sau in thành sách ở Sài G̣n). Cùng năm này Trường Cao học Sorbonne (Paris), ông cũng có chuyên đề Nguyễn Du et la métrique populaire (Nguyễn Du với thể dân ca) trong bộ sách nhan đề: Mélanges sur Nguyen Du (Tạp luận về Nguyễn Du).
Những năm 70 ông được mời giảng môn Văn học dân gian tại Đại học Văn khoa, Sư phạm Huế và Cần Thơ.
Ông mất năm 1983 tại Sài G̣n.
(Nguồn : Vũ Linh Châu & Nguyễn Văn Luận)
longhue_is_offline   Reply With Quote
The Following 4 Users Say Thank You to longhue For This Useful Post:
hoanglan22 (09-18-2019), luyenchuong3000 (08-18-2020), phokhuya (10-12-2019), trungthu (08-29-2020)
Old 09-19-2019   #91
trungthu
R5 Cao Thủ Thượng Thừa
 
Join Date: Nov 2006
Posts: 1,628
Thanks: 25,844
Thanked 3,605 Times in 1,315 Posts
Mentioned: 403 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1259 Post(s)
Rep Power: 24
trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8
trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8
Default

Quote:
Originally Posted by longhue View Post
Ai đă đặt tên cho các đường phố Sài-G̣n trước 1975?


Những năm 70 ông được mời giảng môn Văn học dân gian tại Đại học Văn khoa, Sư phạm Huế và Cần Thơ.
Ông mất năm 1983 tại Sài G̣n.
(Nguồn : Vũ Linh Châu & Nguyễn Văn Luận)
Sư phụ thiệt là tài, mới tung ra bài Nursing Home rồi nhạc rên rỉ tưởng sư phụ đi kiếm Khánh Ly hát bài " tóc đầu có c̣n đâu, cho ta,,," tưởng sắp đi đứt rồi nhưng bây giờ lại tung chưởng t́m đường Hồ xuân Hương , đệ tử mừng thầm th́ ra sư phụ vẫn c̣n cứng cựa...
Nói chơi vậy thôi , bài " Ai đă đặt tên cho các đường phố Sài-G̣n trước 1975? " thật là hay, có giá trị khảo cứu , lịch sử , cám ơn sư phụ sưu tầm...
Sẵn tiện đây có 4 câu thơ vấn an gởi cho sư phụ thưởng ngoạn.

Kiếm xưa vùng vẫy 4 trời.
Kiếm nay saongủ bên đồi núi đôi..?
T́nh người sao vẫn xa xôi
Hạc rơi trên giấy vàng khơi điệu buồn..
Trung thu
:handshak e::thankyo u:
trungthu_is_offline   Reply With Quote
The Following 4 Users Say Thank You to trungthu For This Useful Post:
hoanglan22 (09-19-2019), longhue (09-19-2019), luyenchuong3000 (08-18-2020), phokhuya (10-12-2019)
Old 09-19-2019   #92
hoanglan22
R8 Vơ Lâm Chí Tôn
 
hoanglan22's Avatar
 
Join Date: Apr 2011
Posts: 16,301
Thanks: 21,665
Thanked 37,831 Times in 12,792 Posts
Mentioned: 635 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 7227 Post(s)
Rep Power: 68
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
Default

@longhue . Bài nào mà lăo gia không biết post ở đâu th́ thảy vào chỗ này , sau này có th́ giờ ḿnh sẽ làm mục lục tuần tự theo vần A B CD . Lúc này cũng bận nhiều việc , làm cho hăng bàn giao công việc cho người mới trước khi rời khỏi hăng ( về hưu trong tháng 10 )
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN

HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
hoanglan22_is_offline   Reply With Quote
The Following 4 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
lavu (08-21-2020), luyenchuong3000 (08-18-2020), phokhuya (10-12-2019), trungthu (08-29-2020)
Old 09-19-2019   #93
hoanglan22
R8 Vơ Lâm Chí Tôn
 
hoanglan22's Avatar
 
Join Date: Apr 2011
Posts: 16,301
Thanks: 21,665
Thanked 37,831 Times in 12,792 Posts
Mentioned: 635 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 7227 Post(s)
Rep Power: 68
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Quote:
Originally Posted by trungthu View Post
Sư phụ thiệt là tài, mới tung ra bài Nursing Home rồi nhạc rên rỉ tưởng sư phụ đi kiếm Khánh Ly hát bài " tóc đầu có c̣n đâu, cho ta,,," tưởng sắp đi đứt rồi nhưng bây giờ lại tung chưởng t́m đường Hồ xuân Hương , đệ tử mừng thầm th́ ra sư phụ vẫn c̣n cứng cựa...
Nói chơi vậy thôi , bài " Ai đă đặt tên cho các đường phố Sài-G̣n trước 1975? " thật là hay, có giá trị khảo cứu , lịch sử , cám ơn sư phụ sưu tầm...
Sẵn tiện đây có 4 câu thơ vấn an gởi cho sư phụ thưởng ngoạn.

Kiếm xưa vùng vẫy 4 trời.
Kiếm nay saongủ bên đồi núi đôi..?
T́nh người sao vẫn xa xôi
Hạc rơi trên giấy vàng khơi điệu buồn..
Trung thu
:handshak e::thankyo u:
Qua bài thơ trên không biết có phải là song kiếm trấn ải không ???

__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN

HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
hoanglan22_is_offline   Reply With Quote
The Following 5 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
lavu (08-21-2020), longhue (09-19-2019), luyenchuong3000 (08-18-2020), phokhuya (10-12-2019), trungthu (08-29-2020)
Old 09-19-2019   #94
hoanglan22
R8 Vơ Lâm Chí Tôn
 
hoanglan22's Avatar
 
Join Date: Apr 2011
Posts: 16,301
Thanks: 21,665
Thanked 37,831 Times in 12,792 Posts
Mentioned: 635 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 7227 Post(s)
Rep Power: 68
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
Default RUỒI



Thưa các bác, Tha Hương nhà cháu mần bài vè này, nếu có chạm bác nào thì hoàn toàn là sự ngẫu nhiên, vì nhà cháu chỉ dùng ngôn ngữ và chân thật vẽ lại những cảnh đời trong cộng đồng tị nạn VC chúng ta ở hải ngoại, khi nghe câu chuyện Đêm Tạ Tình và khi thấy tấm hình lobter này do bác nào đưa lên mạng mà thôi.

Tội cho mấy chú lobsters
Vì đâu mà bị bất ngờ... hy sinh ...
Không một chú kịp trình kịp báo
Mà đã bay vô chảo, vô nồi
Rồi chui vào bụng đám người
Coi chùa văn nghệ lại lời bữa ăn

Lobster này khi lăn qua họng
Xuống dạ dày là ngọng, là câm
Hình đầy trên NET, đâu lầm
Chẳng ai dám tiếng thì thầm, đúng không?
Khi trọc phú lên đồng, chửi mắng
Năm ngàn người im lặng ngồi nghe
Không ai dám chút ho he
Vì tôm hùm đã nằm che họng rồi !
Để trọc phú khơi khơi hỗn xược
"Tôi chửi cho cả nước nghe nè
HIỂU CHƯA?, Vỗ lớn tay nhe !
Chửi cho CHỐNG CỘNG cả bè teo luôn
Văn công vẹm và tuồng nhà Đảng
Tui đem qua, tui ngán đứa nào ?
Biểu tình, chống được tui sao?
Tui RECALL đợi chúng nhào, coi chơi !"

Năm ngàn vị theo đuôi trọc phú
Ngồi im re vì chú lobster
Có người thấy nhục, thấy dơ
Lobster lỡ nuốt, lỡ khờ... đành cam
Có kẻ lại hân hoan, "HỒ HỞI"
Cười rất ngoan đón đợi lobster
Trong bày công cụ, thời cơ
Mèn ui, trán bóng, mặt trơ mấy ngài
Đã ngất ngưởng trên ngai dân cử
Lại tung hoành quá khứ Hát Ô
Và từng chống cộng, bài Hồ
Bỗng nhiên đổi job, bưng bô cho Kiều !
Ôi, cái job... tiêu diêu thân thế
Nên xanh màu tiền tệ, đô la
Do chàng trọc phú tung ra
Mấy ngài hứng lấy xuýt xoa ... thơm lừng !
Ra ngài đã quay lưng đổi óc
Và quăng đi bài học làm người
Lobster lọt được qua môi
Cộng mà có chửi cũng ngồi im re
NGHE CHƯA?- cung kính - Dạ NGHE !
HIỂU KHÔNG? nào dám rụt rè -Thưa KHÔNG !
Mà khép nép trước ông trọc phú
Ngắm lobster cũng đủ mê ly
Lobster có lắm quyền uy
Chung quanh kẻ vái người qùy, cũng dzui

Ai bảo rứa là tồi, ngài đạp
Mướn du côn mõm táp, tay ghè
Rứa là thiên hạ im re....
Và ngài mặc sức vo ve LÀM RUỒI ...

Tha Hương
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN

HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
hoanglan22_is_offline   Reply With Quote
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	hk3.png
Views:	0
Size:	957.9 KB
ID:	1455866  
The Following 5 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
lavu (08-21-2020), longhue (09-19-2019), luyenchuong3000 (08-18-2020), phokhuya (10-12-2019), trungthu (08-29-2020)
Old 09-19-2019   #95
longhue
R6 Đệ Nhất Cao Thủ
 
Join Date: Dec 2007
Posts: 2,807
Thanks: 6,545
Thanked 3,911 Times in 1,337 Posts
Mentioned: 21 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 596 Post(s)
Rep Power: 23
longhue Reputation Uy Tín Level 8longhue Reputation Uy Tín Level 8longhue Reputation Uy Tín Level 8longhue Reputation Uy Tín Level 8
longhue Reputation Uy Tín Level 8longhue Reputation Uy Tín Level 8longhue Reputation Uy Tín Level 8
Default

Quote:
Originally Posted by hoanglan22 View Post
@longhue . Bài nào mà lăo gia không biết post ở đâu th́ thảy vào chỗ này , sau này có th́ giờ ḿnh sẽ làm mục lục tuần tự theo vần A B CD . Lúc này cũng bận nhiều việc , làm cho hăng bàn giao công việc cho người mới trước khi rời khỏi hăng ( về hưu trong tháng 10 )
Bỏ được gánh nặng công việc trong mưu sinh hằng ngày là một việc mừng rồi phải đối mặt với việc mà ai cũng sợ là bệnh lủng túi khi thấy tiền hàng tháng bớt đi. Dư thời gian nhiều quá rồi làm ǵ vậy bạn già. C̣n việc đưa vào mục lục tuần tự cho có thứ tự th́ tui ủng hộ liền. Cảm ơn bạn già nhiều lắm hén. Chúc bạn già những ngày tháng tới bên gia đ́nh trọn niềm vui và an nhiên tự tại.:hand shake::tha nkyou:

Con cái của ḿnh bây giờ đă lớn cho nên cũng không cần lo bọn nó nữa . Về đời sống cũng chẳng lo nghĩ ǵ về tiền bạc , bởi v́ đă đầy đủ , thú vui bây giờ đi vào nhà thờ hay chùa làm thiện nguyện giúp và cũng là một cách giao tiếp với nhiều ông bà anh chị em ở đây , Cuối tuần th́ đi câu cá qua ngày , đầu óc rất thảnh thơi

Chúc vui vẻ:thanky ou:
longhue_is_offline   Reply With Quote
The Following 4 Users Say Thank You to longhue For This Useful Post:
hoanglan22 (09-19-2019), luyenchuong3000 (08-18-2020), phokhuya (10-12-2019), trungthu (08-29-2020)
Old 09-19-2019   #96
longhue
R6 Đệ Nhất Cao Thủ
 
Join Date: Dec 2007
Posts: 2,807
Thanks: 6,545
Thanked 3,911 Times in 1,337 Posts
Mentioned: 21 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 596 Post(s)
Rep Power: 23
longhue Reputation Uy Tín Level 8longhue Reputation Uy Tín Level 8longhue Reputation Uy Tín Level 8longhue Reputation Uy Tín Level 8
longhue Reputation Uy Tín Level 8longhue Reputation Uy Tín Level 8longhue Reputation Uy Tín Level 8
Default

Quote:
Originally Posted by trungthu View Post
Sư phụ thiệt là tài, mới tung ra bài Nursing Home rồi nhạc rên rỉ tưởng sư phụ đi kiếm Khánh Ly hát bài " tóc đầu có c̣n đâu, cho ta,,," tưởng sắp đi đứt rồi nhưng bây giờ lại tung chưởng t́m đường Hồ xuân Hương , đệ tử mừng thầm th́ ra sư phụ vẫn c̣n cứng cựa...
Nói chơi vậy thôi , bài " Ai đă đặt tên cho các đường phố Sài-G̣n trước 1975? " thật là hay, có giá trị khảo cứu , lịch sử , cám ơn sư phụ sưu tầm...
Sẵn tiện đây có 4 câu thơ vấn an gởi cho sư phụ thưởng ngoạn.

Kiếm xưa vùng vẫy 4 trời.
Kiếm nay saongủ bên đồi núi đôi..?
T́nh người sao vẫn xa xôi
Hạc rơi trên giấy vàng khơi điệu buồn..
Trung thu
:handshak e::thankyo u:
Kính chào ông bạn già hay lưng lửng tui hỏng có biết à nhen...sorry, đừng khen quá mà làm già nầy thêm tủi. Phận thấp hèn này chôm được bài nào có ư nghĩa để mọi người tham khảo mà thôi chứ có hay ho ǵ đâu. C̣n đầu th́ trọc cũng đă mấy chục năm rồi ông bạn lưng lửng ui....cười cái coi cho răng vàng sáng chói nha.:hand shake::tha nkyou:
longhue_is_offline   Reply With Quote
The Following 4 Users Say Thank You to longhue For This Useful Post:
hoanglan22 (09-19-2019), luyenchuong3000 (08-18-2020), phokhuya (10-12-2019), trungthu (08-29-2020)
Old 09-20-2019   #97
hoanglan22
R8 Vơ Lâm Chí Tôn
 
hoanglan22's Avatar
 
Join Date: Apr 2011
Posts: 16,301
Thanks: 21,665
Thanked 37,831 Times in 12,792 Posts
Mentioned: 635 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 7227 Post(s)
Rep Power: 68
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
Default CÔ GÁI BÁN DON



Đến định cư tại miền Bắc California Hoa Kỳ hơn nửa năm, bỗng một hôm, tôi nhận được cú điện thoại của Thung từ Texas gọi qua. Thung là bạn học, cũng là chiến hữu của tôi ngày xưa. Hắn đề nghị gởi vé máy bay mời tôi qua Houston chơi. Nhân tiện thăm viếng khu vực dễ làm ăn và giá nhà cửa cũng dễ thở hơn nhiều so với San Jose. Tôi đồng ư. Một tuần lễ sau, một vé máy bay và một cái check 300 Mỹ kim trong b́ thư gởi đến. Đây là một món quà khá hậu hỉ ở đất lạ quê người. Ba ngày sau, tôi lên máy bay của hăng Continental Airlines đi Texas. Bay suốt bốn tiếng đồng hồ, chiếc Boeing mới hạ cánh xuống phi trường Houston. Thung đón tôi tại lối ra của khu hành khách. Lần gặp nhau cuối cùng ở quê nhà vào năm 1973, tại Đại Học CTCT Đà Lạt. Ngày ấy, trông hắn rắn rỏi, khuôn mặt sạm nắng mà hôm nay, sau mười sáu năm định cư tại Mỹ, hắn hoàn toàn lột xác. Nước da trắng hồng đỏ au, cái bụng căng tṛn, dáng người bệ vệ trông “rất ông chủ”. Mà chủ thực. Thung làm chủ cái chợ bán đồ biển. Vợ và con quản lư c̣n Thung lo chạy ṿng ngoài.

Ngày hôm sau Thung đưa tôi đến thăm cơ sở làm ăn của gia đ́nh. Nào pḥng mạch nha sĩ của đứa con trai đầu ḷng, pḥng dịch vụ về bảo hiểm của đứa con gái. Sau đó Thung mời tôi đi ăn trưa.

Nhà hàng có tên Cổ Lũy Restaurant tọa lạc tại khu sầm uất nhất của người Việt và Hoa tại thành phố Houston. Vào giờ xế trưa, nhà hàng vắng khách nên chúng tôi chọn chiếc bàn đặt gần quầy thu tiền. Người bồi bàn trao cho chúng tôi bản thực đơn. Cái tên Cổ Lũy nghe quen thân quá. Tôi nghĩ, có lẽ chủ nhà hàng là người Quảng Ngăi. Bởi Cổ Lũy là tên một cửa biển từ hai ḍng sông Trà Khúc và Sông Vệ nhập vào. Nơi đây thuyền bè tấp nập ra vào bến tàu Phú Thọ. Trong tờ thực đơn có món “Hến xúc bánh tráng”. Nh́n thấy hến ḿnh lại nhớ đến món don. Chẳng cần xem tiếp tờ thực đơn, tôi gọi ngay một tô don. Cô bồi bàn giọng miền Nam nh́n tôi ngạc nhiên hỏi:

- Don là món ǵ vậy, nghe lạ quá hỡ ông? Thực đơn nhà hàng này không có món đó.

- Cái món “Hến xúc bánh tráng” trong thực đơn có ghi, tại sao lại không có món don ?

Tôi vừa cự nự (kiểu Quảng Ngăi hay co) vừa chỉ cho cô chạy bàn cái món ruột hến, rồi tiếp:

- Nếu không có don th́ cho tôi cái món số 15 này.

Cô gái bồi bàn đi vào bếp. Ngay sau đó, một phụ nữ đứng tuổi ăn mặc sang trọng từ quầy thu tiền đi thẳng đến bàn chúng tôi. Bà có mái tóc ngắn làm nổi bật khuôn mặt trái soan đầy đặn với làn da trắng mịn. Thung khều chân tôi nói nhỏ : “Bà chủ”

- Chào hai anh. Người đàn bà nở nụ cười thân thiện.

- Chào bà chủ, Thung đáp lễ.

- Vị nào thích món don ? bà chủ tươi cười hỏi.

- Thưa bà, tôi ạ.

Xin lỗi, anh người quê Quảng Ngăi ?

- Tại sao bà biết ?

- Tôi chỉ đoán thôi, bởi v́ chỉ có dân sống tại Quảng Ngăi mới thấy thích thú món don. Thế bà cũng là người Quảng Ngăi, đúng không?

- Anh nghĩ sao mà đoán ra thế?

- Chỉ nh́n cái tên hiệu Cổ Lũy của nhà hàng là biết ngay.

- Nầy ông anh, trước kia ở Quảng Ngăi, anh sống ở huyện nào vậy?

- Tôi ở thị xă, trên đường Quang Trung.

Người đàn bà nh́n tôi một chặp lâu rồi quay vào bên trong nhà hàng. Lát sau, món ăn được bưng ra. Một tô bún chả cá cho Thung và một dĩa ruột hến xúc bánh tráng cho tôi. Lâu lắm rồi tôi mới nghe lại mùi hến. Hến ở quê nhà ruột nhỏ, dai và thơm. C̣n hến đóng hộp nhập cảng con lớn, mềm lại mất hết mùi vị. Ngày xưa, mỗi lần đi Huế, tôi nhất định phải ăn cho được một lần cơm hến. Đi đâu xa trở về Quảng Ngăi, tôi không thể nào quên ăn một bữa don cho đă cơn ghiền.

Cô bồi bàn bưng hai ly nước cam vắt đến bàn chúng tôi nói của bà chủ mời, có kèm theo một tấm danh thiếp trao cho tôi. Mặt sau danh thiếp là chữ viết của bà chủ nhà hàng mời riêng tôi đến nhà vào chiều Thứ Bảy. Đặc biệt, bà khoản đăi món don do bà nấu. Phần dưới là số phone và địa chỉ nhà riêng. Trên đường về, tôi hỏi Thung:

- Cậu nghĩ sao cái trường hợp lạ lùng này ?

- Ở quê người, nhớ cố hương, gặp người Việt đă mừng rồi huống chi lại là đồng hương Quảng Ngăi. Bà ấy mời cậu đến nhà có lẽ để hỏi thăm tin tức bà con ở quê nhà. Cứ nh́n dáng dấp bà ấy với cái cơ ngơi nầy là cậu hiểu ngay bà ta là dân trụ ở đây khá lâu. Biết đâu cơ may đem đến cho cậu công ăn việc làm ở thành phố này. Bạn tôi suy luận như thế. Riêng tôi, v́ lạ đất lạ người nên có phần bồn chồn, áy náy.

* * *

Hương vị của món hến xúc bánh tráng làm tôi nhớ đến kỷ niệm ngày mới lớn nơi quê nhà. Tôi từ trên quê xuống tỉnh học, ở trọ nhà người chị thứ Tư trên đường Quang Trung Thị xă Quảng Ngăi. Anh chị dành cho tôi căn pḥng trên căn gác lửng. Có ban-công nhô ra làm mái hiên cho tầng dưới. Thông thường mỗi sáng, tôi thức dậy học bài rất sớm. Đường phố vẫn c̣n sương mù vướng mắc đó đây. Hàng cây bên đường trĩu nặng những hạt sương khuya, dấu kín bóng đêm trong ṿm lá sum sê. Khi chân trời vừa rựng đỏ khuất sau hàng tre hướng Đông, là tiếng rao hàng ăn buổi sáng bắt đầu râm ran trước đường nhựa. Nào xôi, bánh bột lọc, cháo gà, bánh canh, bánh ḿ... đủ các loại hàng ăn vặt, và cũng đủ các loại âm thanh. Tiếng trầm, tiếng bổng, tiếng hơi khàn, giọng Huế, giọng Bắc, giọng Nam... Duy có tiếng rao: “Ai ăn don ho..o..o.. ông” là khiến tôi để ư. Tiếng “ho..o..o..ông” sau cùng kéo dài không đủ hơi chứng tỏ người rao hàng không phải giọng của người đứng tuổi. Tiếng rao nghe lánh lót như chim non mới tập hót, âm điệu ngây thơ rời rạc. Tôi ngồi học mà vẫn để ư đến tiếng rao bán don vang lên trước nhà. Tiếng rao như bị sương lạnh buổi sáng sớm làm đông lại không thoát ra được, nó nhỏ dần, nhỏ dần rồi hút mất ngoài xa.

Một hôm, tôi đang đứng tập mấy động tác hít thở trên ban-công, chợt tiếng rao “Ai ăn don ho..o..ông” quen thuộc vang lên phía dưới đường. Tôi vạch bức mành nh́n xuống thấy một người con gái mặc chiếc áo bà ba trắng thân h́nh mỏng mảnh với gánh don trên vai.

“Ê don”, tôi gọi cô nàng đứng lại rồi vộï vàng xuống thang gác.

Gánh don đă được đặt trước hiên nhà, nàng đứng đó chờ tôi mở cửa.

- Anh ăn don? Nàng hỏi khi tôi nhẹ nhàng lách ḿnh qua cánh cửa sắt. Là một cô bé ước chừng mười mười bốn, mười lăm. Mái tóc vừa chấm vai che một bên khuôn mặt trái soan c̣n măng tơ. Tôi nh́n vào ngực cô bé, đôi nhũ hoa hồng hồng như hai núm quả cau nhú bên trong làn vải mỏng không áo lót, khiến cô bé cúi mặt thẹn thùng. Bạn học của tôi, những cô nữ sinh cùng cỡ tuổi đă bắt đầu chưng diện se sua, áo ngoài áo trong, phần trên phần dưới đủ cả, không khác chi người lớn. C̣n cô bé, với chiếc quần đen, áo bà ba trắng mộc mạc nổi bật nét đẹp của người con gái chân quê.

- Anh ăn don?

Cô bé nhắc lại lần nữa, tôi sực tỉnh trả lời :

- Không ăn don, kêu cô lại làm ǵ?

Cô bé chợt hiểu nở miệng cười chữa thẹn khoe hàm răng trắng đều như những hạt bắp nếp. Nụ cười hồn nhiên khiến người đối diện cũng thấy ḷng dạt dào, xao xuyến. Cô bé hai tay thoăn thoắt múc don. Mùi don thơm nồng pha chút hương biển từ ui don bay lên ngào ngạt. Cô bé trao cho tôi tô don c̣n bốc hơi cùng với chiếc bánh tráng nướng và hai trái ớt xiêm tươi xanh. Ăn don đâu cần phải bàn ghế. Tôi đặt bát don xuống nền xi măng, bẻ bánh tráng bỏ vào tô giằm luôn hai trái ớt. Nước don ngọt và béo. Cái ngọt độc đáo không phải vị ngọt của thịt, cá mà vị ngọt rất đậm đà hương vị quê hương. Lại thêm vị nồng cay của ớt, mùi thơm của bánh tráng nướng nó quyện vào lưỡi, ngấm vào chân răng, kích thích tận cùng tế bào vị giác. Nước don nuốt tới đâu ấm tới đó. Trời lạnh mà ta ăn don vào buổi sáng th́ mới thưởng thức được hết cái thú ăn don ở quê nhà. Miếng don cuối cùng để lại trong miệng, trong cổ của ta vị ngọt ngọt, cay cay, nồng nồng, béo béo quyến rũ lạ kỳ. Nó khiến người ăn don không muốn dừng ở tô thứ nhất.

Tôi ăn ngon lành. Miệng hít hà v́ ớt cay. Cái lưỡi tê tê mùi cay nồng của loại ớt xiêm vô cùng hấp dẫn làm cho nước mắt nước mũi tuôn ra. Nh́n cách ăn rất thật t́nh của tôi, cô bé cứ che miệng cười. Một tô, hai tô rồi ba tô. Cô bé trợn trừng đôi mắt, đôi mắt bồ câu đen lay láy. Cô kêu lên :

- Coi chừng bể bụng đó, anh Hai !

Ô, lần đầu tiên tôi được một người con gái gọi bằng anh. Anh Hai. Mười sáu tuổi, học lớp đệ Tứ rồi đấy nhé. Thế mà cha mẹ, anh chị cứ gọi tôi là Út Đẹt. Mẹ tôi thường nhắc chuyện hồi tôi c̣n nhỏ. Đă bốn, năm tuổi rồi mà vẫn c̣n bú và ăn cháo. Các bà chị tôi chế nhạo hoài mỗi lần tôi ôm vú mẹ. Chị Hai tôi hay trách mẹ tôi nhiều nhất :

- Mẹ ơi, mẹ cưng chiều nó quá làm sao nó thành người lớn. Mẹ tôi cười, nhỏ nhẹ bảo :

- Các chị lớn cả rồi c̣n em nó út ít mà”. Chị tôi bực ḿnh bảo:

- Chừng đó tuổi mà chưa chịu dứt sữa. Chẳng lẽ đến khi đi học, mẹ phải mang vú đến trường cho Út sao?

Chị Hai nói xong bỏ đi. Mẹ ṿ đầu tôi, tóc c̣n ướt nhẹp mồ hôi, âu yếm :

- Giàu út ăn, khó út chịu, Mẹ có sữa con nhờ.

Cái ḥn đá bàn dưới bến sông, nơi để giặt áo quần là chỗ ngủ của tôi trong những buổi trưa hè. Nền nhà lót gạch trước bàn thờ là giường ngủ của tôi trong những đêm nóng bức. Các chị tôi thường hay đùa cợt:

- Thằng Út cứ ăn chay nằm đất kiểu nầy, lớn lên nó trở thành thầy chùa là cái chắc.

Tôi là đứa con thứ bảy trong gia đ́nh. Những tá điền, người làm cho cha mẹ tôi đều gọi tôi là cậu Bảy Út. Thế mà bác Tám Đang ở xóm dưới dám đặt cho tôi biệt danh “Bảy Thưa” chỉ v́ mấy cái răng cửa của tôi mọc hơi sưa một chút. Cái thân h́nh của tôi hồi đó mỏng như thân con nhái bén. Da dẻ sần sùi khô khốc bởi suốt ngày cứ để lưng trần chạy ngoài nắng. Mỗi lần bạn bè rủ tôi đá banh trên ruộng lúa mới cắt, chúng nó cứ la oang oang cái tên “Bảy Thưa” nghe chẳng đẹp tư nào ấy:

- Ê, Bảy Thưa đưa banh qua cho tao. Nào, Bảy Thưa banh đây sút vào...

Tức lắm, tôi bèn ra một điều kiện:

- Nếu bọn bay c̣n gọi cái tên “Bảy Thưa” nữa là tao bỏ chơi. Nhóm thằng Thới xóm Thọ Đông đang chiêu dụ tao đó. Liệu hồn!...

- Nầy cô bé, sao không múc tiếp một tô nữa?

- Anh à, em chưa hề thấy người nào ăn đến ba tô don mà c̣n kêu thêm nữa, ăn no quá mất ngon, thôi để ngày mai nghe anh,

Tiếng “nghe anh” của cô bé sao mà êm đềm quá, ngọt ngào quá. Bỗng nhiên tim tôi đập rộn ràng. Tôi muốn hỏi tên cô bé nhưng cứ ngại ngùng, đành phải móc tiền ra trả. Cô bé đi rồi, tiếng rao “Ai ăn don ho..o..ông” đă văng vẳng ngoài xa mà tôi vẫn c̣n đứng nh́n theo thẫn thờ. Sáng hôm sau, cô bé cất tiếng rao hàng rồi đặt gánh don trước hiên nhà chờ đợi. Tôi lại vội vàng mở cửa :

- Nầy, đằng ấy tên ǵ vậy ?

- Em tên Thuyền

Cô bé trả rồi dạn dĩ nh́n tôi hỏi:

-Thế c̣n tên anh ?”

- Hạo. Hạo, cái tên lạ quá ! Cô bé nhắc lại tên tôi rồi cười bẽn lẽn. Đôi tay Thuyền múc don lẹ làng, vén khéo không hề rơi rớt. Tôi để ư lần này, cô bé đem theo một cái tô cỡ lớn hơn, khác hẳn với những cái tô khác chồng trên miệng ui. Cô tự ư bẻ bánh tráng cho vào tô trước khi đổ don vào. Vừa làm cô bé vừa giải thích :

- Làm thế nầy don c̣n giữ được độ nóng, và hương don không bị loăng.

Cô bé trao tô don cho tôi, vô t́nh tôi đặt bàn tay chạm phải tay nàng. Bé cúi mặt thẹn thùng khiến hai tai nàng rựng đỏ, Thuyền bảo :

- Mỗi sáng anh ăn hai tô nầy là đủ rồi.

Từ đó, sáng nào tôi cũng ăn don của cô bé Thuyền. Thỉnh thoảng chị tôi mua ốc don tươi về nấu. Thông thường chị thêm vào nồi don cả thịt bằm, tóp mỡ, nhưng tôi ăn một cách lơ đăng chẳng thấy hấp dẫn tư nào. Chị tôi chế giễu :

- Thằng Út nó đâu có mê don, chỉ mê con nhỏ bán don.

Có lần tôi cố t́nh giữ bàn tay Thuyền bên dưới tô don, cô bé cứ để nguyên nh́n tôi với ánh mắt long lanh t́nh tứ.

Chặp lâu sau, nàng rút tay về hối thúc:

- Người ta thấy ḱa, ăn đi kẻo nguội.

Thế là suốt mùa don, cô bé Thuyền ít có buổi sáng nào vắng mặt. Ăn hoài tôi đâm ghiền. Ngày nào Thuyền không đến là suốt ngày đó tôi thấy trống vắng lạ thường. Tôi nhớ hương vị của don, tôi nhớ khuôn mặt của Thuyền. Suốt ba tháng hè tôi không về quê lấy cớ học bài thi. Có lẽ nhờ ăn don mà thân thể tôi đẫy đà. Da dẻ tôi thêm hồng hào trắng mịn. Bà chị tôi phát giác sự “thay da đổi thịt” của thằng em út. Chị chế nhạo: “Nghèo nghèo, nợ nợ kiếm cô vợ bán don. Mai sau có chết cũng c̣n cặp ui”.

Năm đó tôi đậu bằng Trung Hoc Đệ Nhất Cấp, cha mẹ tôi cho tôi theo người anh họ vào Sài G̣n tiếp tục học. Tôi từ biệt Quảng Ngăi mà nghe ḷng ḿnh buồn tê tái. Tôi ra đi lúc trời chớm Thu, những cơn mưa đầu mùa đă làm cho nước sông dâng cao. Tôi c̣n nhớ lời Thuyền dặn: “Khi nào nước sông dâng cao th́ don không c̣n nữa. Chừng ấy em sẽ không c̣n dịp gặp anh, chỉ c̣n biết hẹn anh vào mùa don tới đầu tháng Hai âm lịch”.

Biết như thế nhưng sáng nào tôi cũng trông tiếng rao của Thuyền. Tôi mong gặp nàng để nói lời từ biệt. Giờ phút chót ngồi trên xe đ̣ mà tôi vẫn dơi mắt đợi chờ, hy vọng Thuyền xuất hiện. Khi xe chuyển bánh, mẹ và chị tôi mắt rưng rưng lệ nắm tay tôi từ giă. Tôi không cầm được xúc động đă ̣a khóc. Lần đầu tiên tôi xa mẹ xa chị, xa gia đ́nh cách gần ngàn cây số. Tôi cảm thấy nỗi cô đơn như đè nặng lên lồng ngực ḿnh. Tôi thương mẹ, thương chị. Nhưng t́nh của tôi đối với Thuyền vừa nồng nàn vừa xót xa. Tôi xót thương v́ cuộc sống của nàng quá lam lũ. Tuổi vừa lên ba, cha Thuyền đă tử nạn theo tàu đánh cá ngoài khơi khi bị cơn băo bất ngờ ập tới. Mồ côi cha, mẹ ở vậy nuôi Thuyền ăn học hết bậc Tiểu học. Mới chừng ấy tuổi mà phải từ giă ghế nhà trường, lăn lộn vào trường đời. Mẹ nấu don, Thuyền gánh bán dạo hàng ngày đi về trên mười cây số.

* * *

Những đêm đầu tiên ở Sài G̣n, tôi nhớ day dứt nụ cười rạng rỡ của Thuyền. Nhớ đôi bàn tay nhỏ nhắn của nàng run run trong bàn tay tôi. Nhớ đến hương vị thơm lừng của tô don với chất béo của ruột don trộn mùi cay nồng của ớt, mùi bánh tráng nướng, mùi hành lá tươi. Nó tổng hợp thành hương vị không có món ăn nào so sánh được. Don Quảng Ngăi chiếm lĩnh cương vị độc tôn đối với người dân Quảng Ngăi bởi nó là món ăn quê hương. Và đối với riêng tôi có pha cả mùi hương con gái của Thuyền.

Xa nơi chôn nhau cắt rún lần đầu, tôi nhớ nhất là những chuyến đi chơi với bạn bè trên núi Thiên Ấn. Sau một hồi leo giốc mệt bở hơi tai, khát nước khô cả cổ chỉ cần uống mấy ngụm nước giếng của nhà chùa là cơn mệt cùng mồ hôi tan đi hết. Có người bảo đó là nước của Tiên Phật độ tŕ. Một truyền thuyết kể rằng có một vị sư đến đào giếng này suốt cả năm trời, khi giếng có nước th́ vị sư ấy biến mất. Ngôi chùa Thiên Ấn tọa lạc trên đỉnh núi có mặt bằng vuông vức, cao hơn mặt nước biển trên trăm mét, nhưng nước giếng trong và ngọt cung cấp cho chùa không bao giờ cạn. Quả là điều rất hiếm. Đây là “Đệ nhất thắng cảnh” của quê nhà có tên là “Thiên Ấn Niêm Hà” do quan Tuần Vũ Nguyễn Cư Trinh đặt tên trong mười hai bài thơ Đường Luật. Mỗi bài ca ngợi một thắng cảnh của tỉnh Quảng Ngăi. Đứng trên đỉnh núi nh́n bao quát ta thấy ḍng sông Trà Khúc óng ánh bạc uốn ḿnh theo những lũy tre xanh đến tận cùng cửa Cổ Lũy trước khi nhập vào biển Đông. Nơi đây ta có thể thưởng ngoạn thêm “Đệ nhị Thắng cảnh” của quê hương, đó là “Cổ Lũy Cô Thôn” nằm im ĺm nơi cửa biển, nước bủa mênh mông. Nh́n chệch qua bên trái là mũi Ba-Tâng-Gâng phơi ḿnh với sóng băo đại dương. Để hồn trải rộng đến cuối chân trời, ta có cảm tưởng như người được thoát tục về nơi tiên cảnh. Kẻ nào có tham vọng, mang ư đồ đen tối mà đối diện với cảnh sắc nầy, trong thoáng chốc cũng tạm thời quên đi.

Vào những ngày sắp nghỉ Hè, tôi nhận được thư của chị tôi : “...Đầu mùa don năm nầy, con bé bán don trở lại. Sáng nào nó cũng đặt gánh don trước cửa nhà chị. Lâu lâu nó rao lên “Ai ăn don hông” rồi đứng đó đợi chờ. Người ta không biết nó đợi chờ ai, nhưng chị, th́ chị đoán biết. Thời gian kéo dài cả tháng trời, chị thấy tội nghiệp nên thỉnh thoảng kêu don của nó cho cả nhà ăn buổi sáng. Đôi mắt nó thật buồn, cứ lén nh́n sâu vào trong nhà mà không dám hỏi. Một hôm, cầm ḷng không được, chị cho nó biết là em vào Sài G̣n học đă gần một năm. Sau đó chị không c̣n thấy con bé bán don trên con đường nầy nữa...”

Đêm đó tôi nằm mơ nghe thấy tiếng rao: “Ai ăn don ho..o..ông” như tiếng chim cuốc lẻ đôi khắc khoải gào khan suốt mùa Hè thương nhớ rồi cuối cùng chết khô theo con trống, chung t́nh. Thuyền ơi, hăy tha thứ cho tôi. Những rạo rực t́nh yêu đầu đời đă làm cho con tim em phải se thắt v́ phân ly.

Rồi thời gian trôi qua, ba năm miệt mài đèn sách đă giúp tôi quên h́nh ảnh cô gái bán don ngày nào. Sau khi lấy xong bằng Tú Tài toàn phần, tôi về thăm Quảng Ngăi. Vào buổị sáng, tôi dậy sớm cùng chị tôi chuẩn bị về quê thăm cha mẹ. Đang xếp áo quần vào va-li chợt tôi nghe tiếng rao “Ai ăn don ho..o..ông”. Tôi vội vàng chạy ra ban-công gọi :

- Ê ! Cô bán don.

Tôi nhanh chân xuống thang gác mở cửa. Cô bán don đứng đợi dưới mái hiên nhà. Thoáng nh́n, tôi tưởng một thiếu phụ nào khác không phải Thuyền. Nhưng không, làm sao tôi nhầm lẫn được. Âm thanh tiếng rao của Thuyền như mọc rễ trong kư ức của tôi. Cũng thân h́nh mảnh khảnh đó nhưng cao hơn và già dặn hơn. Chính là Thuyền của ba năm về trước.Tôi hỏi:

Thuyền phải không? Nàng nh́n tôi đăm đăm, rồi những giọt nước mắt lăn tṛn má. Tôi thấy loáng thoáng trên ngực áo nàng vết ố của những giọt sữa đă khô. Đứng sát vào Thuyền, tôi đặt tay lên vai nàng bảo:

- Em để gánh xuống đây, múc don cho anh ăn nhé.

- Không. Don em đă cuối mùa, gặp luồng nước bạc (nước lụt), em không bán cho anh đâu.

Nói xong, nàng đưa tay áo quệt nước mắt, trở gánh quay lại con đường cũ. Tôi đứng nh́n theo nàng mà nghe hồn trĩu nặng. Tôi cố lắng nghe tiếng rao “ai ăn don ho..o..ông” lần cuối cùng của Thuyền lẫn lộn với tiếng rao hàng khác nhưng tuyệt nhiên im lặng, chỉ c̣n sót lại hương don thoảng bay trong gió.

* * *

Chiều Thứ Bảy, Thung bỏ tôi trước căn nhà số 28... trên đường White Forge thành phố Sugarland. Căn nhà lầu ở khu mới xây khá đồ sộ. Vách tường áp gạch màu nâu đỏ trông thật mát mắt. Tôi đứng tần ngần một hồi lâu mới bấm chuông. Người phụ nữ ở quán Cổ Lũy hôm trước mở cửa, gục đầu chào rồi mời tôi vào khu pḥng khách trang hoàng lộng lẫy. Bộ sô-pha da màu vàng nhạt choán cả một góc pḥng. Chiếc TV cỡ lớn cùng dàn karaoke với hệ thống âm thanh chiếm trọn góc pḥng đối diện. Bà chủ rót trà :

- Mời anh dùng nước, nàng trao tôi tách nước rồi tự giới thiệu:

- Tôi tên là Mary, chồng tôi là người Mỹ đưa tôi sang đây từ năm 1972. Xa quê ḿnh lâu quá, nay gặp người đồng hương tôi mừng lắm. Và đặc biệt là dân ở Quảng Ngăi mà lại thích ăn don như anh.

- Bà ở huyện nào ? tôi ṭ ṃ hỏi :

- Huyện Tư Nghĩa xă Tư Nguyên.

Bà Mary nh́n tôi định hỏi tiếp điều ǵ, nhưng bà lại đổi thế ngồi, xoay người sang hướng khác bưng b́nh trà rót thêm nước vào tách cho tôi. Bà nói :

- Thôi, để lát sau ḿnh nói chuyện tiếp, giờ mời anh dùng món ăn quê nhà kẻo nguội mất.

Tôi theo nàng đến pḥng ăn. Mùi don từ trên bếp bốc hơi thơm lừng. Bà chủ nhà bưng hai tô don hơi lên nghi ngút đặt trên bàn có cả bánh tráng nướng, đĩa ớt xiêm và lá hành xắt nhỏ.

Bà tươi cười bảo :

- Đây là don chính hiệu từ Quảng Ngăi đấy nhé. Người ở ngoài tỉnh cứ hiểu lầm don là hến. Thực ra don và hến là hai loại ốc khác nhau. Ốc don dài, vỏ mỏng, ruột don có tua màu hồng thoạt trông như cái đuôi. Nước don ngọt và ít nồng hơn hến v́ don chỉ sống nơi vùng sông nước lợ gần cửa biển. Tôi bưng tô don ăn ngon lành, ăn thật t́nh. Ớt cay, don nóng, tôi hít hà, nước mắt nước mũi chảy ra. Bà chủ nhà đưa tissues cho tôi với ánh mắt đầy xúc động. Một tô rồi hai tô, bà ngồi nh́n tôi ăn và khuyến khích thêm tô nữa nhưng tôi vỗ bụng lắc đầu từ chối. Nàng bảo :

- Anh sợ vỡ bụng đấy à?

Câu nói của bà chủ khiến tôi sực nhớ đến Thuyền, cô gái bán don thời tôi c̣n trung học ở Quảng Ngăi. Cô bé đă từ chối bán cho tôi tô thứ tư với câu : “Coi chừng bể bụng”. Tôi ngước nh́n bà Mary, tâm sự:

- Ăn don hôm nay khiến tôi nhớ đến kỷ niệm thời niên thiếu ở quê nhà. Tôi là khách ăn thường xuyên của cô gái bán don tên Thuyền. Tôi thương nàng và tội nghiệp hoàn cảnh cô ấy. Mới mười mấy tuổi đầu đă phải bỏ học thay Mẹ đi bán don dạo. Buổi sáng nào Thuyền cũng gánh don đến trước nhà tôi trọ học và chăm sóc tô don cho tôi như người chị lo cho em. Sau nầy tôi vào Sài G̣n học đă quên bẵng cô bé bán don. Ba năm sau trở về Quảng Ngăi, tôi t́nh cờ gặp lại nàng cũng với gánh don trên vai, nhưng cô bé đă trở thành thiếu phụ. Thuyền đă từ chối không bán don cho tôi c̣n bảo... Vừa nói đến đây, chợt bà Mary cướp lời tôi, lên tiếng :

- Em không bán cho anh đâu, don em cuối mùa lại gặp luồng nước bạc!

Bà chủ nhà đă nói lên nguyên văn câu nói của Thuyền ngày xưa, ẩn chứa sự trách móc giận hờn, khiến tôi giật ḿnh sửng sốt. Tôi nh́n vào mắt bà Mary, h́nh như long lanh ánh nước. Tôi kêu lên:

- Thuyền phải không?

Thuyền ngày xưa không trả lời câu hỏi của tôi chỉ đưa tay áo lau ḍng lệ. Mary bây giờ với giọng ngậm ngùi:

- Vâng, em là Thuyền của 37 năm về trước. Em đă nhận ra anh ngay khi anh cho biết chỗ ở trước kia là đường Quang Trung. Đó là con đường dạt dào hạnh phúc trên mỗi bước đi của em hồi đó, mà cũng là con đường mang đầy xót xa thương nhớ ngày anh rời xa. Thuyền đứng dậy đến ôm vai tôi :

- Cảm ơn anh đă cho em một t́nh cảm trân quư, dù là đối với một cô gái bán don nghèo hèn. Suốt quảng đời đen tối về sau này, t́nh anh là ngọn đèn thắp sáng cho em trong những đêm mịt mù sương tuyết. Hạo ơi - cái tên nghe lạ quá - ngày đó em đă nói với anh như thế. Nhưng sau nầy mỗi khi gặp những đau khổ chất chồng, chính cái tên Hạo trở nên thân thương sưởi ấm ḷng em.

Tôi nắm lấy tay nàng, nói như một triết gia:

- Đời như một ḍng sông, chuyển đổi không ngừng. Xưa kia Thuyền là cô gái bán don, ngày nay Mary là chủ một nhà hàng lớn nhất nh́ ở đây. Chúc mừng em. Chúc mừng người đồng hương Quảng Ngăi đă nắm bắt được cơ hội vươn lên trên xứ người.

Sau buổi hàn huyên, Thuyền đưa tôi ra tận xe khi bạn tôi đến đón. Lên xe rồi, tôi thấy nàng c̣n quyến luyến nh́n theo, đưa mấy đầu ngón tay áp vào môi hôn. Tôi hít một hơi thật sâu vào lồng ngực, chợt nghe hương don c̣n nồng trong hơi thở

Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN

HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
hoanglan22_is_offline   Reply With Quote
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	69529094_503753933720356_6643055702321397760_n.jpg
Views:	0
Size:	32.4 KB
ID:	1456747  
The Following 4 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
lavu (08-21-2020), luyenchuong3000 (08-18-2020), phokhuya (10-12-2019), trungthu (08-28-2020)
Old 09-20-2019   #98
trungthu
R5 Cao Thủ Thượng Thừa
 
Join Date: Nov 2006
Posts: 1,628
Thanks: 25,844
Thanked 3,605 Times in 1,315 Posts
Mentioned: 403 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1259 Post(s)
Rep Power: 24
trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8
trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8
Default

Quote:
Originally Posted by longhue View Post
Kính chào ông bạn già hay lưng lửng tui hỏng có biết à nhen...sorry, đừng khen quá mà làm già nầy thêm tủi. Phận thấp hèn này chôm được bài nào có ư nghĩa để mọi người tham khảo mà thôi chứ có hay ho ǵ đâu. C̣n đầu th́ trọc cũng đă mấy chục năm rồi ông bạn lưng lửng ui....cười cái coi cho răng vàng sáng chói nha.:hand shake::tha nkyou:
Lưng lửng là phải dzồi , làm sao mà không lưng lửng được v́ ở trong này c̣ nhiều người nói " tui với bác tuy 2 mà một, bác với tui tuy một mà hai, tui thấy họ nghĩ cũng có lư lắm , đầu giống đầu, nhưng cái đuôi ngược th́ hổng có giống chút nào, cây trương của bác làm bằng cây trúc lâu năm nên chống đi chút síu th́ được, chống nhiều th́ bị run tay , c̣n tui th́ năm bẩy năm nữa sẽ lập lại lời của Nguyễn công Trứ " Ngũ thập niên tiền....: handshake::handshake :
trungthu_is_offline   Reply With Quote
The Following 3 Users Say Thank You to trungthu For This Useful Post:
longhue (09-20-2019), luyenchuong3000 (08-18-2020), phokhuya (10-12-2019)
Old 09-20-2019   #99
trungthu
R5 Cao Thủ Thượng Thừa
 
Join Date: Nov 2006
Posts: 1,628
Thanks: 25,844
Thanked 3,605 Times in 1,315 Posts
Mentioned: 403 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1259 Post(s)
Rep Power: 24
trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8
trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8trungthu Reputation Uy Tín Level 8
Default

Quote:
Originally Posted by hoanglan22 View Post


Đến định cư tại miền Bắc California Hoa Kỳ....... Thuyền đưa tôi ra tận xe khi bạn tôi đến đón. Lên xe rồi, tôi thấy nàng c̣n quyến luyến nh́n theo, đưa mấy đầu ngón tay áp vào môi hôn. Tôi hít một hơi thật sâu vào lồng ngực, chợt nghe hương don c̣n nồng trong hơi thở

Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích
Bác post bài này hay quá, tui dzừa đọc đến câu "Don em đă cuối mùa, gặp luồng nước bạc (nước lụt), em không bán cho anh đâu " , là tui chẩy nước mắt và nhớ đến hoàn cảnh của tui sau 40 năm gặp lại ngưới t́nh cũ bên đường , nàng phán một câu :
---Em đă cuối mùa....em không gả cho anh đâu...
:nana ::thanky ou:
trungthu_is_offline   Reply With Quote
The Following 3 Users Say Thank You to trungthu For This Useful Post:
hoanglan22 (09-20-2019), luyenchuong3000 (08-18-2020), phokhuya (10-12-2019)
Old 09-20-2019   #100
hoanglan22
R8 Vơ Lâm Chí Tôn
 
hoanglan22's Avatar
 
Join Date: Apr 2011
Posts: 16,301
Thanks: 21,665
Thanked 37,831 Times in 12,792 Posts
Mentioned: 635 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 7227 Post(s)
Rep Power: 68
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
Default

@trungthu . Tính mở thêm Trang Khoa học & tâm linh nhưng chưa có bài nhiều
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN

HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
hoanglan22_is_offline   Reply With Quote
The Following 5 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
lavu (08-21-2020), longhue (09-20-2019), luyenchuong3000 (08-18-2020), phokhuya (10-12-2019), trungthu (08-28-2020)
Reply
Page 5 of 17 1234 5 678915 Last »

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 10:24.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.15581 seconds with 13 queries