Anh đă ray rứt và quằn quại trong suy nghĩ từ bao nhiêu năm nay để viết lên một lời nào đó tôn vinh em. Thật là bất công với cuộc nội chiến hơn 20 năm, kết thúc không như ư của hằng triệu con dân đất Việt, “man rợ, tàn bạo” đă thắng “văn minh, nhân bản.” Và anh vẫn chưa làm được điều này, thật là xấu hổ!
Trước ngày buông súng, và cho đến hôm nay gần 45 năm lịch sử sang trang, đă có hằng trăm ngàn đoản văn, truyện dài, nhạc phẩm vinh danh người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà. Vâng, các anh hoàn toàn xứng đáng để nhận những điều tốt đẹp đó. Nhưng bên ṿng hoa chiến thắng, người ta đă quên đi những thiếu nữ dịu dàng âm thầm ngồi kết ṿng nguyệt quế. Bên chiếc quan tài phủ cờ, chẳng mấy ai nhắc đến người goá phụ trẻ quấn khăn tang. Ngày xưa, em đă theo anh vào nơi gió bụi, em đă trèo đèo, lội suối, chỉ để một lần được ôm anh trong ṿng tay, lỡ mai này anh ra đi để không c̣n hối tiếc. Trong chiến hào của các căn cứ lừng danh, Charlie, Bunard, Rạch Bắp, Tống Lê Chân … và hằng ngàn thánh địa khác trên toàn miền Nam, em đă giă từ thành phố để đến cùng người yêu bất chấp đạn pháo binh của quân thù. T́nh yêu em dành cho anh, đă vượt qua nỗi sợ của súng đạn và cái chết. Khi vận nước ngả nghiêng, anh buộc phải giă từ vũ khí, bước vào cuộc sống tù ngục. Em vẫn chưa một lần bỏ anh, cho dù đă nhiều lúc qua thư từ lén gửi ra khỏi trại tù, đă khuyên em “hăy quên anh” và “đi thêm một bước nữa cho cuộc đời” em chỉ mỉm cười và nh́n anh trong lần thăm nuôi với đôi mắt buồn đẫm lệ: “Em vẫn chờ anh” dù phải chờ đến thiên thu trong cái “thiên đường khốn nạn” này. Em chung thuỷ như thế đó! Em vững như tượng đá chờ chồng.
Em của anh,
Hăy cùng nhau quay lại cái ngày xa xưa ấy, nếu không có dĩ văng th́ chúng ta lấy đâu ra hiện tại và tương lai? Sài G̣n của chúng ḿnh đẹp lắm phải không em, không những thế, tất cả các tỉnh thành miền Nam từ chiếc cầu mang tên Bến Hải phân chia đất nước đến tận Mũi Cà Mâu, một miền Nam thanh b́nh nếu không có bọn cộng quân quấy phá. Khi miền Nam xây cầu, đắp đường, th́ cộng sản miền Bắc đặt ḿn, đắp mô phá hoại! Khi miền Nam tôn trọng thoả thuận đ́nh chiến trong ba ngày Tết dân tộc 1968, th́ cộng sản Bắc việt xua quân tấn công ngay trong đêm giao thừa, chúng tạo ra những “Đại lộ Kinh hoàng” trên nửa miền đất nước, mồ chôn tập thể hơn 5,000 nạn nhân đă khiến bao gia đ́nh tại Huế phải chít khăn tang? Cái định nghĩa của hai chữ “giải phóng” sao mà ác độc và đẫm nước mắt đến thế? Lịch sử sẽ công tâm, chế độ cộng sản Việt Nam sẽ không thể măi măi xuyên tạc hay bôi nhọ.
Nối tiếp những khoá đàn anh đi trước, một số đông thanh niên miền Nam (trong đó có anh) đă xếp bút nghiên theo nghiệp đao cung. Em có thể c̣n quá bé nhỏ để hiểu được tâm t́nh người trai thời loạn, hoặc em cũng đă là một thiếu nữ tuổi đôi mươi vào cái năm lịch sử “Mậu thân 1968”. Cũng có khi em đă là vợ lính trước đó … Dù ở lứa tuổi nào đi nữa, đă ra trường hay c̣n đi học? Trở thành vợ lính hay người goá phụ cô đơn … Em đă chọn lựa, một chọn lựa vô cùng cao cả đầy hy sinh! Chọn làm vợ lính VNCH.
Rồi những giờ phép ngắn ngủi trong một hai ngày, anh trở về thăm em bên bộ đồ trận bạc mầu, với đôi giầy nhà binh bám bụi. Em không chọn xa hoa, phù phiếm, em cũng không cần bằng cấp cao sang. Mặc cho ba mẹ lo lắng chỉ sợ em sớm đội khăn tang ở tuổi đôi mươi! Em đă hănh diện bên anh trên đường phố. Tuổi trẻ chúng ḿnh điên quá phải không em? Hạnh phúc bên nhau hôm nay và mặc kệ ngày mai. Trên những nơi đi qua, mọi người nh́n chúng ḿnh với đôi mắt cảm phục và yêu thương, hay nhiều khi họ thầm nghĩ “sao con bé xinh như thế mà dại dột?” Lỡ mai nó chết th́ sao? Anh biết, số người nghĩ như vậy không nhiều đâu, v́ nếu họ chiếm số đông th́ đám lính chúng anh đă ở giá đến già rồi, đúng không em? Con tim có lư trí riêng của nó. Cám ơn em đă cho anh những giây phút thiên đường nơi địa ngục của chiến tranh! Cám ơn nền giáo dục nhân bản của VNCH, ba mẹ em không ghét anh, các cụ chỉ sợ em sớm đeo khăn tang. Nhưng cũng chiều ḷng em, t́nh yêu chúng ta không cần đến phép của bác và đảng, cũng không một cấp chỉ huy nào của bọn anh xen vào chuyện chúng ḿnh. Tự do đơn giản như làn gió hôn nhẹ nhàng lên nụ hoa, không ai sắp đặt mà cũng chẳng ai ngăn cấm. Cái đẹp của Việt Nam Cộng Hoà như thế đó, cộng sản có thể tạm thời chiếm đất, nhưng không bao giờ chúng chinh phục được ḷng dân!
Ngày vui rồi cũng qua, như sáng nắng chiều mưa! Anh trở về với núi đồi xa lạ; với tên những địa danh mà người thành phố chưa bao giờ nghe: Kratié, Snoul, Damber, Bù Gia Mập, Bù Đăng, Bù Đốp … Trong nước mắt chia tay, em tặng anh “Chú Đại Từ Bi” hay “Tượng Đức Mẹ” để tránh sự dữ, gập sự lành. Nhưng tất cả là do số trời định đoạt, đạn tránh người chứ người làm sao tránh được đạn? Từ đó em siêng năng đi Chùa hay vào Nhà thờ quỳ trước tượng Chúa, cô bé chỉ xin bằng an cho anh, chỉ ḿnh anh thôi. Ba mẹ mà biết được th́ các cụ sẽ mắng cho một trận nên thân. Nhưng ba mẹ nào có hiểu, Chúa và Phật đă buộc đôi ta bên nhau, “Sự ǵ Thiên Chúa sắp đặt, loài người không thể phân chia!”
Hẹn em lần tới nhé, nếu anh không về để đón em đi ăn kem sau mỗi buổi chiều, dẫn em vào ciné để vụng về hôn vội. Nếu chờ quá lâu em đừng ngạc nhiên, có thể anh đă ở trong một quân y viện nào đó, hoặc tệ hơn trong quan tài phủ cờ vàng! Mọi chuyện đều là hai chữ “có thể” và đời lính không mấy xa lạ với hai tiếng này. Viết đến đây, anh chợt nghĩ đến những người bên kia chiến tuyến, từ Bắc vào Nam, họ cũng có gia đ́nh, có người yêu và có trái tim nhân hậu. Nhưng họ bị xô vào cuộc chiến như những con thiêu thân, để phục vụ cho một chủ nghĩa phi nhân, tàn bạo.
Anh của em hơn các bạn miền Bắc rất nhiều! Quân đội Việt Nam Cộng Hoà chiến đấu cho TỔ QUỐC – DANH DỰ – TRÁCH NHIỆM. Trong đơn vị anh, sĩ quan Chiến tranh chính trị là người lo cho tinh thần binh sĩ, an ủi thương bệnh binh, chăm sóc gia đ́nh tử sĩ. Khác hẳn với Chính trị viên trong quân đội miền Bắc, chỉ biết c̣n đảng c̣n ḿnh, xua lính vào cơi chết. Vài ba tháng anh c̣n được về phép thăm em, người lính miền Bắc ra trận với mục tiêu “sinh Bắc tử Nam.” Một nửa đất nước ḿnh u mê tăm tối như thế đó, có một câu chuyện vui quân trường như sau: “Huấn luyện viên, hỏi một sinh viên sĩ quan: – Cho tôi biết anh sẽ làm ǵ cho tổ quốc? – Tôi sẽ chết cho tổ quốc! – Đồ ngu! nhiệm vụ anh là giúp cho kẻ thù chết cho tổ quốc của nó!” Đúng hay sai, tuỳ theo suy nghĩ của mỗi người!
Nếu anh không về thăm được, th́ em chẳng ngại đường xa, băng rừng, lội suối vào gập. Em xin một chỗ trên đoàn xe tiếp tế lương thực, em ngồi thu nhỏ như chỉ sợ mất chỗ của người khác và bị đuổi xuống, đoàn xe không mui chạy bụi đỏ bay mờ mịt. Đến địa điểm nhận tiếp tế trên một quăng đường nào đó, đâu đă được gập nhau? Em phải theo một tiểu đội mang súng đạn bảo vệ ra nhận và khiêng lương thực vào rừng, chặng đường băng đèo lội suối cũng vài cây số, chưa đầy một ngày không ai c̣n nhận ra em! Chưa đeo nhẫn cưới, mới chỉ yêu nhau thôi mà đă vất vả như thế đó! Tuổi 18, 20 của em đâu có thua kém ǵ anh? Chiếc nón sắt được chia hai, phần ngoài anh ngồi và chiếc nón nhựa bên trong cho em làm ghế. – Ai lại ngồi trên nón đội lên đầu, em hỏi? Lính là như thế đấy em ạ, lính chẳng có ǵ để kiêng cả. Hôm nay, mời em ăn gạo sấy chế nước nóng, canh chua lá gian nấu với thịt hôp ba lát, và đêm nay hai đứa ḿnh nằm cùng một vơng (không có chuyện kia đâu nhé) v́ chú lính truyền tin giăng vơng ngay bên cạnh …
Hôm sau, em trở về nhà và bị bố mắng: “Con đĩ”. Yêu anh em trả giá như thế đó, bố không nói chuyện với em trong nhiều ngày, mẹ cứ ḍ hỏi khéo không biết em c̣n là con gái không? Thời gian trôi qua, những ngày xa anh như một cực h́nh. Qua những người bạn đi phép, anh nhờ họ mang hoa về tặng em, anh chàng Tố Quyên (danh hiệu của Thiếu uư Quyền), Hạ sĩ Lâm tài xế, Hạ sĩ Sen cận vệ … em lần lượt biết tên những người trong đơn vị anh. Không có lính từ đơn vị về, anh đặt sẵn hoa từ kiosque trên đường Nguyễn Huệ và nhờ họ đem lại. Chỗ làm của em mọi người xôn xao, em bắt đầu nghiện, nghiện những bó hoa, nghiện mong tin anh và dĩ nhiên nghiện anh vô cùng.
Chúa và Phật chưa cất anh đi, bom đạn cũng chê da thịt anh, thế là em c̣n anh! Cùng ba mẹ hai bên, chúng ḿnh đă dắt nhau vào nhà thờ, mặc dù anh theo Phật và em đạo Chúa, nhưng t́nh yêu đă làm nhịp cầu cho đôi ta. Ngày thành hôn, anh chỉ được phép 24 giờ ngắn ngủi, chờ măi không thấy về, em chỉ sợ chuyện ǵ không may xẩy ra, đến gần trưa chiếc xe Jeep đầy bụi dừng trước nhà, anh trở về từ căn cứ Rạch Bắp, và cấp chỉ huy không cho đi phép lâu hơn 24 tiếng.
Từ hôm đó, ngày thần tiên em bước lên ngôi trước sự chứng giám của Linh mục Chủ tế, chúng ta hai đă trở thành một, và sáng mai em đă lên đơn vị cùng anh. Nếu Chúa và Phật mang anh đi, chúng ta sẽ cùng bên nhau, trong sung sướng cũng như lúc hoạn nạn. Hai đứa ḿnh chẳng đă hứa như thế với Chúa sao? Hỡi người lính Bắc quân, bạn có bao giờ được hưởng cái hạnh phúc thần tiên đó không?
Thêm một tuổi, em khôn hơn một chút. Làm vợ lính không c̣n là những ngày tháng mộng mơ, ngồi ngóng trông hoa hồng đến mỗi tuần. Chúng ḿnh đă hưởng một đêm trăng mật không thể nào quên, trong căn hầm chỉ đủ giăng hai chiếc vơng, sâu dưới đất đi vào phải cúi đầu, súng đạn và máy truyền tin lỉnh kỉnh; và ngay trong đêm đó tại khách sạn miễn cưỡng mang tên căn cứ Rạch Bắp, bọn Việt cộng đă đến chúc mừng, súng đạn nổ vang khắp nơi, anh trao chiếc áo giáp và nón sắt cho em và dặn ngồi yên dưới hầm, và anh mang súng đạn ra giao thông hào chiến đấu. Đêm hôm đó là rạng sáng mùng hai Tết 1975, những người khách không mời mang đủ loại súng đạn từ AK 47, B 40 đến súng cối 82 ly ra làm quà. H́nh như người cộng sản miền Bắc không xem trọng những ngày lễ dân tộc? Và cũng may là lính Việt Nam Cộng Hoà học được bài học “Mậu thân 1968” đơn vị đă pḥng thủ rất kỹ vào những ngày quan trọng này, và trong đêm hôm đó một số lính Bắc quân đă đạt ước vọng “sinh Bắc, tử Nam!” Tội nghiệp, họ ra đi không hề được người yêu hay gia đ́nh quấn một vành khăn tang, để vài năm sau nhận một tờ giấy ghi công liệt sĩ. Mạng người rẻ như một tờ giấy, chết cho “đảng” vinh quang như thế đó!
Từ tháng 2/75 đến cuối tháng 4/75, thời gian không ở bên chúng ḿnh. Mặt trận càng ngày càng trở nên căng thẳng, bàn cờ chính trị thế giới đă được sắp đặt, miền Nam không được phép đánh, bị buộc buông súng. Đất nước thay da, đổi thịt, bên thắng cuộc với những thân xác gầy g̣ xanh xao của kẻ sốt rét rừng lâu năm tiến vào Sài G̣n với khẩu hiệu: “Nhà nguỵ ta chiếm, vợ nguỵ ta lấy, con nguỵ ta sai”. Chúng nó nằm mơ giữa ban ngày, em đă có thai con đầu ḷng của chúng ḿnh, thà chết chứ em không để một thằng “nón cối” nào lại gần!
Anh ở đâu, em sẽ t́m đến đó, dù phải bán cả quần áo, nhà cửa em cũng đi, những trại tù mang tên Trảng Lớn, Long Giao, Suối Máu, Hàm Tân hay ra tận cùng miền Bắc em cũng sẽ đi. Cổng trời em không sợ, v́ đất nước sau 1975 đă là địa ngục rồi th́ c̣n chỗ nào tệ hơn nữa khiến em phải chùn chân? Con trong em sẽ vững mạnh hơn v́ mẹ đang trèo đèo lội suối đi t́m cha. Con sẽ được học đau thương ngay từ trong ḷng mẹ, để rồi khi sinh ra, sẽ trở thành chú chiến binh bảo vệ mẹ. Không một tên “nón cối” nào được đụng đến chiếc dép của em, đừng nói ǵ đến chuyện sai con chúng ḿnh.
Sau cơn mưa, trời lại sáng! Em cùng anh ra biển và không quên mang theo những chiến binh hậu duệ Việt Nam Cộng Hoà. Sóng to, băo có lớn, nhưng làm sao vùi dập được ước mơ tự do của chúng ta? Đất nước chỉ là tạm mất, quê hương chỉ là tạm xa, lịch sử rồi cũng sẽ sang trang. Không làm ǵ có chế độ nào muôn năm cả! Khi chúng ta yêu đất nước, quê hương sẽ không bao giờ mất, có chăng chỉ là tạm xa cách.
Ngàn lời để vinh danh em vẫn chưa đủ, hỡi người vợ của những chiến binh Việt Nam Cộng Hoà. Không súng, không đạn, nhưng cuộc chiến vô danh mà em đương đầu từ ngày mẹ cho làm người đến nay, gian khổ, hy sinh, đau thương và mất mát hơn bất cứ trận đánh lừng danh nào!
Ngàn lời để vinh danh em vẫn chưa đủ, hỡi người yêu của những chiến binh Việt Nam Cộng Hoà. V́ anh và các con, em đă đi qua sa mạc của sỏi đá, chân em rướm máu và chưa bao giờ nhận được một “Chiến thương Bội tinh” v́ em chẳng bao giờ đ̣i hỏi, v́ Chúa và Phật sẽ thưởng công cho em sau này.
Hạnh phúc không phải là nhận, mà chính là cho, và em đă cho anh cùng các con rất nhiều. Em cho hơi thở và chính sự sống trong em để có những đứa con vững vàng, thành công hôm nay. Em cho t́nh yêu khi anh đói khát, cho tha thứ khi anh sai lầm, cho nâng niu vỗ về khi đôi cánh anh mỏi mệt, không c̣n bay xa. Và em c̣n cho tiếp, cho đến ngày em không c̣n ǵ để cho.
Vinh danh em, người vợ lính Việt Nam Cộng Hoà! Anh và các con mang ơn em suốt đời.
Nguyễn Tường Tuấn.
The Following 5 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
“Trúc Phương là một trong những nhạc sĩ gốc miền Nam được yêu mến nhất, từng được mệnh danh là ông vua của thể điệu Bolero tha thiết trữ tình. Ông tên thật là Nguyễn Thiện Lộc, ra chào đời năm 1939 tại xă Mỹ Hoà, quận Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, tức Vĩnh B́nh – một xứ Chùa Tháp thu nhỏ ở vùng hạ lưu sông Cửu Long…
“Nhạc của Trúc Phương thường buồn, rất buồn. Trong số những ca khúc của ông, hình như, chỉ có hai bản vui. Đó là: Tình Thắm Duyên Quê và Chiều Làng Em. Riêng bản Chiều Làng Em nói rằng vui là so sánh với những sáng tác khác của ông. Chứ Thực ra, bản nhạc này tuy có nội dung êm đềm trong sáng nhưng giai điệu của nó cũng man mác buồn.
“Không hiểu vì cuộc đời của Trúc Phương vốn nhiều chuyện buồn và đã được ông gửi gấm vào dòng nhạc hay vì ông thích sáng tác nhạc buồn nên riết rồi nó ám vào người, chỉ biết những sáng tác phổ biến nhất, nổi tiếng nhất của ông đều là những ca khúc buồn: Chiều Cuối Tuần, Nửa Đêm Ngoài Phố, Tầu Đêm Năm Cũ, Bóng Nhỏ Đường Chiều…”
Tháng 4 năm 1975, Trúc Phương bị kẹt lại. Năm 1979, ông vượt biên nhưng bị bắt và bị tù. Sau khi được thả, cuộc sống của ông trở nên vô cùng thê thảm về thể xác vật chất cũng như tinh thần. Trong một đoạn video phỏng vấn ông, được Trung Tâm Asia phổ biến tại hải ngoại, Trúc Phương cho biết:.
“Sau cái biến cố cuộc đời, tôi sống cái kiểu rày đây mai đó, ‘bèo dạt hoa trôi’… Nếu mà nói đói th́ cũng không đói ngày nào, nhưng mà no th́ chẳng có ngày nào gọi là no… Tôi không có cái mái nhà, vợ con th́ cũng tan nát rồi, tôi sống nhà bạn bè, nhưng mà khổ nổi hoàn cảnh họ cũng bi đát, cũng khổ, chứ không ai đùm bọc ai được… lúc đó th́ vấn đề an ninh có khe khắc, bạn bè tôi không ai dám ‘chứa’ tôi trong nhà cả, v́ tôi không có giấy tờ tùy thân, cũng chẳng có thứ ǵ trong người cả.Tôi nghĩ ra được một cách... là t́m nơi nào mà có khách văng lai rồi ḿnh chui vào đó ngủ với họ để tránh bị kiểm tra giấy tờ…
“Ban ngày th́ lê la thành phố, đêm th́ phải ra xa cảng thuê một chiếc chiếu, 1 chiếc chiếu lúc bấy giờ là 1 đồng… thế rồi ngủ cho tới sáng rồi xếp chiếc chiếu trả người ta.. thế là ḿnh lấy 1 đồng về… như là tiền thế châ… Một năm như vậy, tôi ngủ ở xa cảng hết 9 tháng… Mà nói anh thương… khổ lắm…
“Hôm nào mà có tiền để đi xe lam mà ra sớm khoảng chừng năm giờ có mặt ngoài đó thế rồi thuê được chiếc chiếu trải được cái chỗ lịch sự chút tương đối vệ sinh một tí mà hôm nào ra trễ th́ họ chiếm hết rồi, những chỗ sạch vệ sinh họ chiếm hết rồi ,tôi đành phải trải chiếu gần chỗ ‘thằng cha đi tiểu vỉa hè’, thế rồi cũng phải nằm thôi.
“Tôi sống có thể nói là những ngày bi đát… mà lẽ ra tôi nên buồn cho cái hoàn cảnh như thế nhưng tôi không bao giờ buồn… Tôi nghĩ mà thôi, c̣n sống cho tới bây giờ và đó cũng là một cái chất liệu để tôi viết bài sau này…”
Vào một buổi sáng năm 1995, Trúc Phương không bao giờ thức dậy nữa. Ông đã vĩnh viễn ra đi. Tất cả gia tài để lại chỉ là một đôi dép nhựa dưới chân. Thế nhưng xét về mặt tinh thần Trúc Phương đã để lại cho chúng ta một di sản vô giá.
“Chúng ta ở đây là những người yêu nhạc, trong nước cũng như hải ngoại, bên này cũng như bên kia chiến tuyến. Bởi vì hơn ba mươi ca khúc nổi tiếng của ông cho dù có một hai bài có nhắc đến chữ ‘cộng hoà’ vẫn phải được xem là những tình khúc viết cho những con người không phải cho một chế độ chính trị nào. Những con người sinh ra và lớn lên trong một cuộc chiến không lối thoát với niềm khắc khoải chờ mong một ngày thanh bình.
“Cuối cùng thanh bình đã tới nhưng không phải là thứ thanh bình mà những ‘con tim chân chính’ trong nhạc của Lê Minh Bằng hằng mơ ước mà là thứ thanh bình của giai cấp thống trị, của một thiểu số may mắn nào đó. Chính cái thanh bình ấy đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng trong đó có người Việt Nam xấu số đáng thương tên Nguyễn Thiện Lộc, tức nhạc sĩ Trúc Phương nổi tiếng của chúng ta.”
S.T.T.D Tưởng năng Tiến
Last edited by cha12 ba; 09-18-2020 at 20:43.
The Following 4 Users Say Thank You to cha12 ba For This Useful Post:
Cầm tờ giấy ra trại mà tưởng ḿnh đang mơ. Chúng tôi một toán 13 người ngồi quanh trong một cái láng (Pḥng ) lợp tranh nhỏ cạnh b́a rừng. Tên công an quản giáo đang lên lớp:
- Nhân dân xét thấy trong thời gian cải tạo, các anh có vài tiến bộ, học tập chính trị và lao động tốt, nên ngày hôm nay với chính sách khoan hồng của Cách mạng, các anh được nhà nước xă hội chủ nghĩa cho các anh về. Các anh về phải tŕnh diện uỷ ban nhân dân thành phố, nơi đây sẽ Quản lư các anh.
Hành lư chúng tôi mỗi người chỉ có một cái vơng, vật dụng linh tinh tự chế như chén, lon, muỗng, đũa…, một cái mền cũ và 5 kg khoai ḿ được nhà nước cấp cho để bồi dưỡng trên đường về. V́ không có áo quần tươm tất, 7 năm khốn khổ đă rách tả tơi, tôi đành phải mặc bộ áo quần Cải tạo màu nâu, phía sau có hàng chữ đỏ CT 5…( Cải Tạo khu 5 / Đội 2 ). Đành vậy thôi, mặc dù có vài công an Quản giáo hăm dọa “ Các anh coi chừng nhân dân biết các anh là Nguỵ quân, Nguỵ quyền đầy nợ máu, người ta sẽ ném đá các anh”. Tôi nghĩ thầm, dù sao vẫn c̣n lối thoát, hơn là sống trong tù. Chúng tôi cũng nhiều phần không tin lời tên công an, nhận xét thấy rằng trong thời gian đi lao động, một đôi lần gặp dân, tuy bị cấm ngặt không được liên hệ, họ vẫn len lén vất cho vài củ khoai, vài trái chuối, tuy họ rất lam lũ và quá nghèo. Chúng tôi an tâm phần nào.
Nh́n bao khoai ḿ (Thực phẩm chỉ có vậy thôi), đường về xa thăm thẳm, làm sao nấu nướng, anh Nuôi trại tù, đề nghị mua phần khoai ḿ này cho heo ăn với giá 6 đồng một kí. Chúng tôi đành phải bán cho nhẹ hành trang. Với ba mươi đồng chúng tôi có thể ăn được một tô phở không người lái và mua thêm một ổ ḿ, anh Nuôi nói vậy. Lấy ǵ ăn trên đoạn đường về nhà đây? Thôi th́ tới đâu hay tới đó, miễn thoát khỏi chỗ này rồi tính, chúng tôi ai cũng nghĩ vậy. Lần đầu tiên nh́n thấy tiền miền Bắc, (Theo luật lệ của trại th́ cải tạo viên không được giữ tiền), chúng tôi buồn cười: “ Sau hơn 6 năm lao động cho Xă hội Chủ nghĩa, ḿnh được một số tiền 30 đồng cụ Hồ, biết chừng đâu ḿnh sẽ trở thành Tư sản, rồi lại bị đấu tố th́ sao?”
Nghĩ tếu cho vui vậy thôi chứ ḷng chúng tôi ai nấy cùng hồi hộp, nôn nóng, nghĩ đến chốc nữa đây sẽ được trở về bên mẹ cha, bên vợ con, bên gia đ́nh và ḷng lâng lâng một niềm vui khôn tả. Tôi đang mơ nhè nhẹ bước vào nhà, mọi người không ai biết …Tôi chợt thấy nước mắt ḿnh ứa ra tự lúc nào, không dám tưởng tượng cái sự thật tôi đang có v́ mới cách đây vài giờ tất cả đều ngoài tầm tay. Thực hay mơ, nghĩ cho cùng, có lẽ ḿnh giống như chết đi sống lại.
Chiều hôm nay, rừng núi miền Bắc đầy tiếng chim kêu, ánh nắng chiều chan hoà reo vui trong gió. Trong cái ngút ngàn vô cùng tận của đất trời, tôi mơ… mơ những nụ hôn, những ṿng tay, những lời chan chứa ân t́nh của một ngày về:
Trên đường về nhớ đầy.
Chiều chậm đưa chân ngày.
Tiếng buồn vang trong mây.
Tiếng buồn vang trong mây.
Chim rừng quên cất cánh.
Gió say t́nh ngây ngây.
Có phải sầu vạn cổ.
Chất trong hồn chiều nay.
Chất trong hồn chiều nay.
Tôi là người lữ khách.
Màu chiều khó làm khuây.
Ngỡ ḷng ḿnh là rừng.
Ngỡ hồn ḿnh là mây …
Tôi hát khe khẽ cho tôi nghe bài thơ “Chiều” của Hồ Dzếnh ai đó đă phổ nhạc như chính ḷng tôi đang phổ nhạc.
Theo chương tŕnh, chúng tôi được ăn bữa cơm cuối ngay chiều nay, sau đó xe Công An của trại sẽ đưa bọn tôi xuống núi và cấp vé tàu lửa cho chúng tôi về Nam. Mọi việc đă xong xuôi, khoảng 4 giờ chiều, chúng tôi tụ họp tại cổng trại, điểm danh một lần cuối, chờ xe của trại chở đi. Xin giă từ tất cả, chào tất cả bạn tù c̣n lại mặc dù không thấy mặt nhau trong giây phút này v́ cổng trại xa quá tầm nh́n về các láng bạn tù đang ở. Tôi nh́n lên cổng trại, lá cờ đỏ sao vàng bay phất phơ, dưới hàng chữ: Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam - Công An Nhân Dân Tỉnh Hà Nam Ninh và ảnh HồcMinh. Tôi dơ tay chào và thầm nói “ Thôi ở lại, ta đi.”
Xui cho tôi, tên công an gác cổng đàng xa, vẫy tay gọi tôi lại.
- Anh kia, lại đây, anh nói ǵ với Bác đấy?
Tôi lanh trí, trả lời:
- Tôi chào bác tôi về, tôi rất hồ hởi phấn khởi, nhờ ơn bác và đảng khoan hồng cứu xét cho tôi được về sum họp với gia đ́nh.
- Anh lại đây, chờ làm việc.
Tôi đến vọng gác đứng chờ. Khoảng 15 phút sau có một Công an Quản giáo ra, đưa tôi vào pḥng làm việc. Vẫn câu hỏi “ Anh nói ǵ với Bác?”. Tôi trước sau như một, cứ một lời ban đầu trả lời. Thế là tôi bị giữ lại, 12 bạn lên xe ra đi. Tôi bùi ngùi nh́n theo, chiếc xe vận tải rú lên và lao đầu về phía trước để lại một đám bụi mờ, mờ như số phận của tôi phải trả, do cái tính hay tếu của tôi cho đời nó vui. Vui đâu không thấy bây giờ lại lo, lo một chút thôi, bởi v́ thật ra, cũng liều rồi. Sau đó tôi bị giam cách ly và hàng ngày hàng đêm tôi phải làm tờ tự khai với câu hỏi “ Anh đă nói ǵ với Bác?”. Tôi vẫn cứ thế trả lời hàng trăm lần như một lần “ Tôi chào bác tôi về, tôi rất hồ hởi phấn khởi, nhờ ơn bác và đảng khoan hồng cứu xét cho tôi được về sum họp với gia đ́nh”`.
Cuối cùng sau hai tuần bị giữ lại, tôi được tha, với lời hăm dọa:
Tạm tha cho anh, chúng tôi không tin lời anh nói tốt như vậy,
Lần này tôi nhắm mắt đi, (Không một lời giă biệt bác.)
Tôi được trao lại đầy đủ hành lư, kể cả 30 đồng cụ Hồ. 4 giờ sáng ngày 21/9/1981. (Tôi gọi là ngày N) tôi quá giang xe anh nuôi đi chợ. Tài xế chở tôi đến một ga không có tên tuổi ǵ cả.( Sau này tôi biết được là ga Vinh). Toàn là người miền núi. Họ nói tiếng của họ, họ hiểu với nhau, tiếng Việt của người dân tộc Nguôi. Quản giáo trao cho tôi tấm vé xe lửa “tàu chợ”. Tôi chỉ được cấp vé về đến Qui nhơn, từ Qui nhơn về Saigon phải tự túc. Tôi nghe trên loa phóng thanh người ta thông báo xe chạy đến ga Diêu tŕ sẽ ngừng để chạy ngược lại về miền Bắc. Suốt thời gian di chuyển, tôi không dám mua một món ǵ để ăn, dù một củ khoai. Chỉ có 30 đồng, nếu hết th́ làm sao xoay xở, trên người không có một cái ǵ có thể đổi chác được. Tôi uống nước cầm hơi cho qua ngày. Nghĩ ngày về đến Saigon vui quá tôi quên đi cái đói phần nào.
Nhưng đến ngày N3+, vừa bước ra khỏi toa xe lửa, tôi muốn xỉu, hoa mắt, nhức đầu, bụng cồn cào ra chất chua. Chợt thấy con chó hoang ghẻ lác đứng gặm khúc xương bên hè mà nước miếng ḿnh chảy dài. Cầm ḷng không được, tôi sà xuống gánh hàng rong bán bún, ăn một tô bún to với nước mắm chanh tỏi ớt đường. Những cọng bún trắng tinh, thêm vị chua ngọt mặn trôi dần xuống cổ. Tôi không dám ăn nhanh, chậm chậm thưởng thức cái mùi vị ngàn năm một thuở. Bụng đă no rồi nhưng bụng lại đau khi người bán hàng bảo:
- Cho tớ xin 15 đồng.
Thế là toi đi mất nửa gia tài.
Chần chờ tại ga Diệu Tŕ đến trưa pḥng bán vé mới mở cửa. Tôi hỏi vé đi thành phố Hồ chí Minh. Anh cán bộ bán vé trả lời “ Diêu tŕ - SaiGon giá 58 đồng”. Tôi yêu cầu cho giá hạng bét, anh ta lạnh lùng trả lời “ Đây chỉ có một giá thôi, đồng hạng”…Tôi năn nỉ “ Xin anh giúp cho, tôi chỉ có vỏn vẹn 15 đồng, cải tạo được tha về mà anh”. Với giọng Bắc lạnh lùng hơn nữa, anh ta dứt khoát trả lời “ Không là Không”. Tôi đành ở lại Ga Diêu tŕ để t́m phương cách khác.
Với số tiền c̣n lại, tôi cầm hơi khoai sắn được hai ngày th́ hết sạch.
Ban ngày tôi t́m đủ mọi cách để kiếm tiền vé xe nhưng không có cách nào cả, tối lại treo vơng ṭng teng ngủ trong sân ga. Thấy tôi mặc bộ đồ tù nên chẳng ai hỏi đến. May thay đến ngày thứ ba, trong lúc không c̣n một xu để mua thức ăn, có một em bé mặt mũi khôi ngô khoảng mười tuổi tự nhiên chạy đến hỏi:
- Chú có muốn đi làm kiếm tiền không?
Mừng quá tôi hỏi:
- Làm chuyện ǵ em?
- Nhà cháu cần người gánh nước, mỗi đôi 1 đồng.
Tôi nhận lời ngay. Em bé dẫn tôi về nhà, giới thiệu với bố mẹ. Người ta bằng ḷng với điều kiện gánh nước không mặc quần áo cải tạo. Tôi nghĩ điều chi chớ điều này th́ quá dễ, mặc quần xà lỏn gánh nước cũng tiện cho tôi. Từ giếng về nhà xa gần cây số, mỗi thùng cỡ 20 lít, cố gắng lắm tôi cũng chỉ gánh được 15 đôi. Ngày đi cải tạo 68 kg, ngày về c̣n 50 kg, gởi lại 18 kg thịt cho núi rừng Bắc việt, tôi cảm thấy không đủ sức để gánh nhiều hơn. Tôi nhận mười lăm đồng để sống qua ngày. Ngày hôm sau người ta không thuê nữa, thế là thất nghiệp. Ba ngày vô vị trôi qua, ḷng như lửa đốt, tôi đành chọn phương pháp nhảy tàu. Đây là phương pháp của những người bán hàng rong đi lậu vé, nếu bị xét vé th́ bị phạt nặng. Đối với những người bán hàng rong th́ dễ dàng v́ người ta là dân, lại quen mặt với những người xét vé, c̣n tôi là tù vừa được thả, chưa có quyền công dân, lỡ bị xét không có vé có thể đi tù trở lại. Biết vậy nhưng con người đến đường cùng th́ phải liều, tôi quyết định nhảy tàu.
Ngày N6+ chuyến tầu Thống nhất từ Hà nội vào đúng 8 giờ sáng. Từ đấy về Saigon tàu sẽ ghé mỗi ga. Tôi theo những người bán hàng rong đứng chờ sẵn mỗi toa. Khi c̣i tàu hú và chuyển bánh chầm chậm, dân nhảy tàu lợi dụng thời gian này, bu theo thành tàu chạy một đoạn rồi nhảy lên, đến ga tới, tàu ngừng th́ nhảy xuống. Tại mỗi Ga như vậy, tàu ngừng khoảng 30 phút để hành khách lên xuống, chuyển hàng hoá và soát vé.
Tôi cứ nhảy ga như vậy cho đến ga Tuy ḥa. Trên đường nhảy ga tôi thường giúp đỡ những người bán hàng rong để chuyển dùm hàng hoá lên xuống, do đó tôi chiếm được cảm t́nh nhiều người và được tặng vài củ khoai, củ sắn, miếng cơm, cái bánh… no ḷng trên suốt đoạn đường dài. Từ Tuy Ḥa đến Ga Nha trang, tàu đang chạy ngon trớn, bỗng nhiên ngừng lại. Sợ bị xét vé, tôi vội nhảy xuống, nhưng không phải soát vé mà là có một tai nạn xảy ra. Tàu đang cán phải một người. Hỏi ra mới biết nạn nhân cũng là một người tù măn án, trên đường về không có tiền mua vé nên phải nhảy tàu, bị tên cán bộ xét vé đẩy té ngă vào đường rầy. Tên cán bộ này đang bị mọi người phẫn nộ đánh hội đồng. Sau đó tàu phải ngưng giữa đường một đêm, để giải quyết sự việc và từ đấy không c̣n xét vé. Khi tàu đến Ga Mương Mán, Phan thiết, tôi ngồi ĺ không thèm nhảy nữa, b́nh an về đến Ga B́nh Triệu đúng 11 giờ đêm ngày N 16+.
Gió mát từ sông Saigon thổi vào Thành phố. Chợ Bến thành rộn rịp như ngày tôi đi nhưng tôi vẫn ngỡ ngàng nh́n Thủ đô ngày nào bây giờ là Thành phố đổi tên. 16 ngày đêm trên đoạn đường dài, biết bao kỷ niệm từ Bắc về Nam. Tôi vất hết hành lư, hai tay thọc vào túi áo, thả bộ từ Ga về nhà, trên con đường Trương minh Giảng quen thuộc, ḷng phơi phới nghĩ đến vợ con, đến mái nhà tổ ấm của tôi. Trong niềm tin và hy vọng, tôi chuẩn bị tư tưởng cho một chuyến Đi xa. Đi thật xa và không bao giờ quay trở lại.
Tôn Thất Phú Sĩ
Tù cải tạo: 28 Mai 1975
Ngày ra trại tù cải tạo Hà Nam Ninh: 03 Tháng 8 -1981.
Last edited by cha12 ba; 09-20-2020 at 02:39.
The Following 4 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
“Nha Trang là miền quê hương cát trắng. Có những đêm nghe vọng lại, ầm ầm tiếng sóng xa đưa. Nha Trang cánh đồng bao la bát ngát. Hương quê dâng lên ngào ngạt, ḥa cùng sức sống yên vui… Ai ơi, người về cho ta nhắn với. Nha Trang quê hương dịu hiền, ngàn đời ḷng tôi mến yêu…”
Ai đă sinh ra và lớn lên ở Nha Trang, hoặc đă từng ghé lại đây đôi lần, đều không quên bài hát dễ thương này, mà cả một thời gian gần hai thập niên, đài phát thanh Nha Trang đă dùng làm nhạc hiệu mở đầu. Cuối tháng 3, 1975, Nha Trang bị nhận ch́m trong làn sóng đỏ. Người Nha Trang đă cùng chịu chung số phận. Kẻ bị giết, người bị tù đày, gia đ́nh, bè bạn, thầy tṛ, chia ly tan tác. Số phận của nhạc sĩ Minh Kỳ, tác giả bài hát này (cùng nhiều bản nhạc về Nha Trang khác nữa) cũng đă gắn liền với định mệnh đau thương của thành phố mà ông đă được sinh ra, hết ḷng yêu thương và đă gởi trọn ḷng ḿnh qua những ḍng nhạc thiết tha tŕu mến đó. Ông đă bị giết. Cái chết thê thảm và oan khuất của ông có lẽ được ít người Nha Trang – dù c̣n ở trên quê nhà, hay tha phương khắp chốn – biết đến.
Người viết bài này, có cái cơ duyên được ở chung cùng một trại tù với ông, và cũng đă được tâm sự cùng ông một vài ngày trước khi ông chết.
Đầu tháng 3, 1975, sau khi Ban Mê Thuột mất, những đơn vị từng sống chết với Cao Nguyên có lệnh triệt thoái. Tôi theo đơn vị, chỉ c̣n một phần tư quân số, lần lượt “di tản chiến thuật” vào Cam Ranh, rồi Vũng Tàu để tái tổ chức, trước khi tham dự những trận đánh cuối cùng “cô đơn và buồn tẻ” ở những địa danh xa lạ: Cần Giuộc, Bến Lức, thuộc tỉnh Long An, ngăn bước chân địch quân đang ồ ạt kéo về vây hăm Sài G̣n.
Ngày 28 tháng 4, 1975, tôi và cả vợ con, theo lời hẹn của người bạn chí thân, là SQ Hải Quân, có mặt tại Bến Bạch Đằng. Nhưng đến giờ chót, trước sự ngỡ ngàng và tức giận của người bạn có ḷng, tôi quyết định không cùng vợ chồng anh ấy xuống tàu di tản. Có lẽ anh không hiểu được là tôi cũng đă khổ tâm biết dường nào để có cái quyết định “sống chết” ấy, mặc dù tôi biết trước là rồi tôi cũng phải trả một cái giá, chắc không nhỏ. Tôi không đành ḷng bỏ lại những đồng đội đă theo tôi từ những quê quán miền Trung, mà giờ đây đă trở nên xa tít mịt mờ trong tay giặc; và nhất là cha tôi, người cha đă làm gà trống nuôi con từ lúc tôi mới lên ba, mà tôi được tin là ông đă bị bắt và đang bị giam giữ ở đâu đó ngoài Nha-Trang. Tôi không thể xa ông trong hoàn cảnh khốn cùng này.
Điều đáng ân hận nhất là, dù ở lại để chấp nhận mọi điều, nhưng tôi cũng không bao giờ có cơ hội gặp lại cha tôi. Ông đă chết trong trại cải tạo Đá Bàn, cuối tháng 6, 1976, và đúng ngay vào cái đêm tôi bị chở bằng xe “bịt bùng” từ trại tù An Dưỡng Biên Ḥa ra bến Tân Cảng để xuống tàu Sông Hương ra Bắc. Măi gần năm năm sau tôi mới nhận được tin buồn.
Trại tù An Dưỡng Biên Ḥa, cũng chính là nơi tôi đă gặp nhạc sĩ Minh Kỳ, và đă tâm t́nh cùng ông một ngày trước khi ông chết.
Tôi tŕnh diện tại trường Đại Học Kiến Trúc, bị đưa lên nhốt tại trại tù binh Tam Hiệp. Một tháng sau được chuyển đến trại tù An Dưỡng Biên Ḥa, nằm bên cạnh phi trường quân sự Biên Ḥa. Trại an dưỡng này, trước là một khu quân sự, về sau được chỉnh trang lại để tiếp nhận những quân nhân tù binh của ta được miền Bắc trao trả theo hiệp định Paris. Họ được nghỉ ngơi, bồi dưỡng cả sức khỏe lẫn tinh thần ở trại An Dưỡng này trước khi trở về đơn vị cũ và gia đ́nh.
Đến trại này, tôi gặp những anh em ở đây từ trước cùng một số mới được chuyển từ các trại khác tới. Gồm đủ các quân binh chủng, kể cả những sĩ quan biệt phái về các bộ, và cảnh sát. Trong số này có nhạc sĩ Minh Kỳ. Tôi ở Nhà 1, c̣n anh Minh Kỳ ở Nhà 3 (?), cách nhau khu nhà bếp (gọi là hậu cần).
Cũng như những người Nha Trang khác, lớn lên vào những năm giữa thập niên 50, đầu thập niên 60, tôi thuộc ḷng những bài hát Nha Trang của nhạc sĩ Minh Kỳ, nhưng chưa hề biết tên thật và cũng chưa được hân hạnh gặp ông. Trong Nhà 1, tôi nằm bên cạnh hai anh bạn tù lớn tuổi hơn tôi. Một anh từ trường Chỉ Huy Tham Mưu, một anh làm ở Nha Quân Pháp.
Hai anh này rất tốt bụng và vui tính, có quen biết nhạc sĩ Minh Kỳ. Biết tôi là dân Nha Trang, nên có lần anh đă giới thiệu tôi với anh Minh Kỳ.
Nhạc sĩ Minh Kỳ lớn tuổi hơn tôi nhiều, nên tôi gọi ông bằng anh và xưng em… Có lẽ bản tính của anh vốn thầm lặng, ít nói, và đặc biệt trong hoàn cảnh như vừa trải qua cơn ác mộng, chưa biết ngày mai sẽ ra sao này, anh lại càng ít nói hơn. Gặp anh vài ba lần, tôi chỉ nói lên ḷng hâm mộ của tôi về những bài hát Nha Trang, mà với tôi bây giờ nó lại là những kỷ niệm vô giá. Anh thường chỉ trả lời tôi bằng một nụ cười buồn.
Một đêm, cuối tháng 8, 1975 (31 tháng 8, 1975), vào khoảng 09:30 tối, cả trại tù đang ch́m trong bóng đêm với cả ngàn người tù đang nằm thao thức, bởi tâm tư c̣n nặng trĩu lo âu, đang chờ đợi những điều bất trắc nào đó sẽ đến với số phận ḿnh, bỗng một tiếng nổ long trời kèm theo những tiếng la thất thanh, và rồi tiếng c̣i báo động, tiếng chát chúa trên loa phóng thanh, lệnh cho tất cả “cải tạo viên” nằm yên tại vị trí, kẻ nào bước ra khỏi nhà sẽ bị bắn tại chỗ.
Khi đám tù chúng tôi chưa hết hoang mang, th́ tiếng xích sắt xe tăng T 54 tràn vào trại rít lên từng chặp, chia nhau bao vây từng căn nhà. Hằng loạt bộ đội, súng gắn lưỡi lê, mặt tên nào cũng đằng đằng sát khí túa vào từng nhà, kéo cơ bẩm lên đạn, quát tháo chúng tôi đứng dậy ngay tại chỗ, hai tay để trên đầu. Tôi có cảm giác là chúng tôi sắp bị xử tử…
Chúng tôi đứng bất động như vậy cho đến gần 10 giờ trưa. Nh́n qua khe cửa, tôi thấy mấy anh em tù ở nhà 3 khiêng một số người bị thương lên bệnh xá.
Cả ngày sau, tất cả tù đều không được ra khỏi nhà, ngoại trừ đi ra cầu tiêu và ở đó cũng có đầy lính gác. Sau đó, đúng vào ngày 2 tháng 9, Quốc khánh của VC, tất cả chúng tôi được đưa lên hội trường. Ngồi chễm chệ trên dăy bàn trước mặt chúng tôi là những “thủ trưởng” không mang quân hàm, nên chúng tôi cũng chẳng biết họ là ai. Chúng tôi bị “nghiêm khắc” cảnh cáo là “có bọn phản động trong các anh đă giấu giếm vũ khí, mang lựu đạn Mỹ vào để nhằm phá hoại thành quả kách mệnh” (!). Sau đó chúng tôi làm “bản tự khai tội ác” và bắt đầu bài học số 1, “Đế Quốc Mỹ là kẻ thù của nhân dân ta.”
Khi ấy chúng tôi mới biết tiếng nổ tối hôm ấy đă xảy ra tại Nhà 3, làm chết và bị thương khá nhiều. Mọi dấu tích đă được thu dọn sạch sẽ, như chưa hề có việc ǵ xảy ra.
Có điều cái “sự cố” thảm khốc ấy, không phải như lời “lên lớp” hù dọa của mấy ông thủ trưởng, bởi một điều rất dễ hiểu là ngay từ lúc vào trại cho đến bây giờ, đă qua hằng trăm lần kiểm soát, vả lại hành trang mang theo của mỗi người tù đâu có cái ǵ, ngoài hai bộ áo quần, cái khăn lau mặt và bàn chải đánh răng. Tiền bạc và tư trang khác đă được “kách mạng” giữ hộ ngay sau khi nhập trại. Vậy th́ một trái lựu đạn có phép màu nào lọt vào trong trại. Điều quan trọng hơn, là nếu người tù nào dám liều mạng mang được lựu đạn vào trại th́ cũng chỉ nhằm mục đích giết kẻ thù chứ sao lại giết chết bao nhiêu bè bạn của ḿnh?
Những câu hỏi đó đă có sự trả lời chính xác ngay sau đó. Một số bạn tù ở Nhà 3 và Nhà kế bên kể lại như sau: Nhà 3 (chứa khoảng 80 tù nhân, đa số là SQ Cảnh Sát) nằm đối diện ngay trước Khu Trực Ban và Nhà Vệ Binh của trại, chỉ cách nhau chừng hơn năm mét và một hàng rào kẽm gai. Khi ấy tổ của nhạc sĩ Minh Kỳ đang họp để phân công nấu bếp vào ngày mai, th́ một quả lựu đạn được quăng vào vách tôn ngay phía sau làm 3 người chết tại chỗ và khoảng 8 người bị thương. Nhạc sĩ Minh Kỳ bị thương rất nặng, được anh em tù khiêng lên bệnh xá cùng với những anh em bị thương khác. Ông bị thương ở ngực, bụng và cổ rất nặng. Biết ḿnh sắp chết nên trăng trối với những bạn tù:
– Tụi mày về nói với vợ tao ráng nuôi con tao, chắc tao không sống được.
Sau đó máu ở ngực và cổ chảy ra lênh láng. Ông vừa la vừa rên:
– Sao chân lạnh quá!
– Lạnh quá! Sao bụng tao lạnh quá! Sao ngực tao lạnh quá!
Ông chết từ từ, chết từ chân đến bụng rồi đến ngực cho đến lúc tắt thở.
Một cái chết mà chính ông cảm nhận được, biết được nó đến với ḿnh từng phút từng giây.
Sáng sớm hôm sau, anh em bạn tù, với sự giám sát của toán vệ binh VC, đem chôn các bạn tù vắn số của ḿnh trên một mảnh rừng bên ngoài ṿng đai phi trường quân sự Biên Ḥa.
Ai cũng biết là trái lựu đạn giết chết nhạc sĩ Minh Kỳ cùng những người bạn tù khác, là do chính bọn VC quăng từ khu trực ban của trại phía bên kia hàng rào. (Có một số sĩ quan ngành đạn dược c̣n cho là tiếng nổ ấy có thể là tiếng nổ của đạn B40 hay B41, có sức tàn phá c̣n hơn cả lựu đạn).
Và cũng sau ngày ấy, chúng tôi phải chịu một tṛ chơi trả thù ác độc từ phía những người chiến thắng. Mỗi ngày chia nhau đi gỡ các băi ḿn trong hàng rào phi trường quân sự Biên Ḥa.
Họ đă bày ra cái tṛ giết người dấu tay ở Nhà 3, để rồi lại lấy đó làm lư do giết tiếp những người c̣n lại bằng cái tṛ chơi đẫm máu “gỡ ḿn” này.
Những băi ḿn này do Công Binh của ta thiết lập chằng chịt dọc theo hệ thống pḥng thủ phi trường. Bây giờ, không có sơ đồ những băi ḿn, chúng tôi lại là những người không chuyên môn về ḿn bẫy, có nhiều anh em giữ các chức vụ tham mưu, hay được biệt phái về các bộ khác, chưa hề thấy lại quả ḿn sau ngày rời khỏi quân trường. Vậy mà bây giờ phải tham dự cái tṛ chơi bất nhân này. Ngày nào cũng có ḿn phát nổ, người chết, vài người mất tay, mất chân, nhưng vẫn không làm giao động được tấm ḷng của những người “kách mạng!”
Và cũng chính nhờ được cắt cử đi đào huyệt chôn một người bạn tù chết ḿn, sớm trả “nợ máu” sau ngày miền Nam “giải phóng” này, đám chúng tôi mới phát hiện được bốn ngôi mộ mới đă nằm sẵn tại “nghĩa trang” vô danh trong một mảnh rừng hoang. Trước mỗi ngôi mộ được đắp đất sơ sài đó có cái bia làm bằng một mảnh gỗ nhỏ. Bọn chúng tôi lén đọc tên trên từng tấm bia viết bằng sơn đỏ, trong đó có tên Vĩnh My (Vĩnh Mỹ?). Đó chính là tên trong khai sinh của nhạc sĩ Minh Kỳ (Nguyễn Phúc Vĩnh Mỹ). Dưới sự canh gác nghiêm ngặt của đám vệ binh, tôi chẳng biết làm ǵ khác hơn là khi đi ngang trước mộ anh để trở về trại, chắp hai tay trước ngực và cúi đầu tưởng niệm anh cùng những bạn bè xấu số đă chết tức tưởi cùng anh.
Ḷng tôi nhói lên đau đớn như vừa bị một nhát chém hư vô nào đó. Trong tôi vừa mới mất thêm một điều ǵ, mà với tôi nó trở thành thiêng liêng hơn là kỷ niệm. Nhiều đêm sau đó tôi trằn trọc cả đêm không ngủ. Dư âm những bài hát NhaTrang của anh lúc nào cũng văng vẳng bên tai tôi. Tâm tư lúc nào cũng mơ màng đến thành phố Nha Trang, đến ngôi trường Vơ Tánh, nhớ da diết những kỷ niệm ấu thơ, của những ngày đi học, và h́nh dung đến từng khuôn mặt bè bạn thân quen… Cũng mới đây thôi, mà bây giờ tưởng chừng như đă là một quá khứ thật xa xăm, mơ hồ như kiếp trước. Ba mươi năm chiến tranh trên quê hương đă đem lại biết bao điều bi thảm. Vậy mà sau khi chiến tranh chấm dứt lại c̣n nhiều bi thảm hơn. Cái chết của nhạc sĩ Minh Kỳ cũng chỉ là một trong hàng vạn, hàng triệu điều oan khiên bi thảm đó. Nhưng chúng ta xót xa và nhớ đến nhạc sĩ Minh Kỳ, bởi chính v́ ông là một nghệ sĩ, một người đă sống và cống hiến cho đời bằng chính trái tim ḿnh. Đặc biệt với những người NhaTrang và những người yêu Nha Trang, đă mang ơn Ông v́ Ông đă cho chúng ta những ḍng nhạc biểu tượng của quê nhà, mà chúng ta sẽ mang theo dư âm tiếng hát cho đến suốt cuộc đời.
Với tôi, những đau đớn này cứ tưởng chỉ chôn chặt trong ḷng, không ngờ sau khi xem chương tŕnh nhạc Lê-Dinh trên Thúy Nga Paris trước đây, trong đó nhạc sĩ Lê-Dinh có nhắc tới cái chết của nhạc sĩ Minh Kỳ, và mới đây là chương tŕnh Huyền Thoại Lê Minh Bằng trên Asia, đă làm tôi nhớ thật nhiều đến cái chết của Ông và ngồi xuống viết lại những ḍng này.
Xin được thay một nén hương ḷng đốt lên cho một người đồng hương, đồng tù, bỏ bạn bè ra đi bằng một cái chết thảm thương, oan khuất…
Cũng để được nói lên ḷng tiếc thương một nhạc sĩ tài hoa đă làm Nha Trang sống măi trong ḷng người. Và nếu được phép, xin gởi một lời chia buồn thật muộn màng nhưng với trọn tấm ḷng đến gia đ́nh ông.
Bắc Âu, một ngày không có mặt trời”
Phạm Tín An Ninh.
Last edited by cha12 ba; 09-20-2020 at 23:49.
The Following 4 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
Đài hiệu Đài Phát Thanh Saigon – Hệ thống radio của VNCH
09/20/20
Đài Vô tuyến Việt Nam (viết tắt là VTVN) tức Radio Vietnam hay c̣n được gọi là Đài Phát Thanh Sài G̣n và Đài Phát Thanh Quốc Gia là tên của hệ thống radio của nước Việt Nam Cộng Ḥa được thiết lập vào năm 1950, tồn tại đến năm 1975 tại Miền Nam, trước khi Miền nam rơi vào tay Cộng Sản Bắc Việt. Hệ thống này c̣n có tên tiếng Pháp là Le Radio-diffusion National du Vietnam. Thời Đệ Nhất Cộng ḥa th́ gọi là đài Tiếng Nói Nước Việt Nam Cộng Ḥa.
Vào năm 1964 trong số 11 đài trên toàn quốc phát thanh 12 giờ/ngày, trong đó 96 giờ (80%) phát thanh bằng tiếng Việt. Phần c̣n lại bằng tiếng Anh, Pháp, Hoa, Miên, Thái và một số ngôn ngữ sắc tộc người Thượng.
Chương tŕnh Đài Phát Thanh Quân Đội gồm có “Giờ của Dạ Lan”, bắt đầu từ năm 1964, phát thanh từ 19h30 đến 20h30 mỗi đêm; “Tiếng ca gởi người tiền tuyến” do Mạnh Phát phụ trách (1735 đến 1825); “Văn nghệ quân nhân tài tử” (Chủ nhật 1800 đến 1845). Các nghệ sĩ thường góp mặt trong chương tŕnh “Tiếng ca gởi người tiền tuyến” gồm có Thanh Thúy, Lệ Thanh, Hà Thanh, Thái Thanh, Minh Tuyết, Tuyết Mai, Hùng Cường và Duy Khánh. Dương Thiệu Tước phụ trách chương tŕnh “Cổ kim ḥa điệu”, kết hợp nhạc truyền thống và tân nhạc. (Nguồn: wikipedia.org)
Trân trọng kính mời quư vị nghe lại đài hiệu Đài Phát Thanh Sài G̣n, được thu vào ngày Thứ Ba, 31 Tháng Tám năm 1971.
C12 ba St.
Last edited by cha12 ba; 09-20-2020 at 23:45.
The Following 3 Users Say Thank You to cha12 ba For This Useful Post:
Xin được thay một nén hương ḷng đốt lên cho một người đồng hương, đồng tù, bỏ bạn bè ra đi bằng một cái chết thảm thương, oan khuất…
Cũng để được nói lên ḷng tiếc thương một nhạc sĩ tài hoa đă làm Nha Trang sống măi trong ḷng người. Và nếu được phép, xin gởi một lời chia buồn thật muộn màng nhưng với trọn tấm ḷng đến gia đ́nh ông.
Bắc Âu, một ngày không có mặt trời”
Phạm Tín An Ninh.
:handshake :
Vài h́nh ảnh của Cố Nhạc Sĩ Minh Kỳ Đại Úy Cảnh Sát Quốc Gia , Giáo Sư Âm Nhạc Trường Trung Học TRUNG THU Của BTL/CSQGVN
Last edited by cha12 ba; 09-21-2020 at 00:00.
The Following 3 Users Say Thank You to cha12 ba For This Useful Post:
‘Peace & Prisoners of War,’ hồi kư chiến tranh của Phan Nhật Nam
LITTLE SAIGON, California (NV) – Nhà xuất bản Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ hôm 15 Tháng Chín vừa ấn hành “Peace & Prisoners of War: A South Vietnamese Memoir of the Vietnam War” (Ḥa b́nh và tù binh chiến tranh: Hồi ức về chiến tranh Việt Nam của một người miền Nam Việt Nam) của tác giả Phan Nhật Nam, với lời giới thiệu của cựu Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ Jim Webb.
Theo bản dịch tiếng Việt, trích từ thông cáo báo chí của nhà xuất bản Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ cho biết, ông Jim Webb viết lời giới thiệu như sau: “Các cuộc thảo luận tại Hoa Kỳ về chiến tranh Việt Nam có xu hướng làm mờ nhạt giai đoạn từ năm 1972 đến cuộc tổng tấn công cuối của miền Bắc vào năm 1975. Nhưng trên chiến trường, đó là thời điểm tàn bạo đối với đồng minh Nam Việt Nam của Hoa Kỳ trong lúc một cuộc đàm phán ngoại giao gay go được tiến hành trước thực tế ngày càng rơ là người Mỹ đă bỏ rơi họ.”
Vẫn theo nhà xuất bản, trong “Peace & Prisoners of War: A South Vietnamese Memoir of the Vietnam War,” được viết ngay khi các sự kiện đang xảy ra, nhà văn Phan Nhật Nam, qua một lăng kính đặc thù, giúp người đọc thấy được cuộc chiến khắc nghiệt sau khi quân đội Mỹ rút lui, và nỗi tuyệt vọng của miền Nam Việt Nam trước nỗ lực ngăn chặn chiến thắng cuối cùng của Cộng Sản.
Ít người cầm bút có thể viết nên những trang sử tương tự. Nhà văn Phan Nhật Nam đă chứng kiến cuộc chiến trong nhiều năm từ cái nh́n của một người lính cầm súng trong binh chủng Nhảy Dù và phóng viên chiến trường của miền Nam Việt Nam, và 14 năm sau cuộc chiến, ông là tù nhân trong các trại tù cải tạo khét tiếng của Hà Nội, trong đó có 8 năm ông bị biệt giam.
Sau cuộc chiến, mai danh ẩn tích là số phận và chọn lựa của Phan Nhật Nam cả ở Việt Nam và Hoa Kỳ.
Nhưng giờ đây, một trong những tác phẩm quan trọng của ông được ấn hành, và do Thượng Nghị Sĩ Jim Webb, một trong những sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến Mỹ nổi tiếng nhất trong chiến tranh Việt Nam, giới thiệu trang trọng.
Ông Jim Webb mô tả tác phẩm sống động này là “một cái nh́n nguyên bản bị đóng băng trong thời gian, không phô diễn thái quá hay kết hợp những hiểu biết được hồi tưởng lầm lẫn.”
Quan sát của nhà văn Phan Nhật Nam làm rơ ư nghĩa cái kết thúc của miền Nam được dự báo trước với những sự kiện bi thảm, trên chiến trường cũng như nỗi thất vọng khi đàm phán với một đối thủ độc ác trong lúc bị đồng minh hàng đầu bỏ rơi.
Độc giả sẽ thấy cuốn sách vừa mang lại những điều mới lạ cũng như quan ngại, những quan sát của người viết cho đến nay vẫn bị lăng quên trong hầu hết các trang sử về chiến tranh Việt Nam.
Phan Nhật Nam là một quân nhân, một nhà văn tên tuổi và một nhà b́nh luận chính trị. Ông tốt nghiệp trường Vơ Bị Quốc Gia Đà Lạt, ngôi trường tại miền Nam Việt Nam được coi là West Point của Việt Nam.
Trong cuộc chiến, Phan Nhật Nam là người lính trận Mũ Đỏ hơn 8 năm, một chiến sĩ thuộc một sư đoàn tinh nhuệ của miền Nam Việt Nam và sau đó trở thành phóng viên chiến trường.
Sau ngày Cộng Sản tiếp quản miền Nam vào năm 1975, ông bị giam trong “trại cải tạo” khét tiếng của Hà Nội trong 14 năm, với 8 năm biệt giam.
Ông di cư sang Hoa Kỳ năm 1993 theo chương tŕnh ODP, tuy vậy, ông không ngừng viết và nói về cuộc chiến cũng như hậu quả của nó. Nhà văn Phan Nhật Nam là một trong những tiếng nói có tầm ảnh hưởng lớn từ cộng đồng người Việt hải ngoại.
Cựu Thượng Nghị Sĩ Jim Webb từng tham chiến tại Việt Nam trong binh chủng Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ. Ông được nhiều huy chương cao quư của Hải Quân Hoa Kỳ như Navy Cross, Silver Star, hai Bronze Star, và hai Purple Heart. Ông là tác giả của 10 tác phẩm, trong đó có tiểu thuyết kinh điển “Fields of Fire,” nói về cuộc chiến Việt Nam.
Ông Webb cũng là nhà báo, đi và viết nhiều, từng nhận giải Emmy cho chương tŕnh truyền h́nh năm 1983 về Thủy Quân Lục Chiến ở Beirut, Lebanon, và là phóng viên chuyên nghiệp tại Afghanistan năm 2004.
Trong chính quyền Hoa Kỳ, ông từng là cố vấn nhiều ủy ban tại Hạ Viện, và nắm nhiều chức vụ quan trọng như phụ tá bộ trưởng Bộ Quốc Pḥng và bộ trưởng Bộ Hải Quân trong chính quyền Ronald Reagan, và từng là thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đại diện tiểu bang Virginia. (Đ.D.)
“Peace & Prisoners of War: A South Vietnamese Memoir of the Vietnam War” (Ḥa b́nh và tù binh chiến tranh: Hồi ức về chiến tranh Việt Nam của một người miền Nam Việt Nam)
Tết Mậu Thân năm 1968: Một vành khăn tang cho Thiết giáp binh Quân lực VNCH
09/22/20
Khóa 20 Sĩ Quan Căn Bản Thiết Giáp chúng tôi khai giảng ngày 20 tháng 1 năm 1968 tại Trường Thiết Giáp QLVNCH. Đây là một khóa hổn hợp gồm 3 thành phần:
-55 tân chuẩn úy vừa tốt nghiệp khóa 25 Sĩ Trừ Bị Thủ Đức do Trường Bộ binh Thủ Đức chuyển sang.
-3 sĩ quan bộ binh được chuyển ngành qua binh chủng Thiết Giáp.
Tất cả là 63 khóa sinh. Chúng tôi mới học được hơn 1 tuần th́ đến Tết Mậu Thân 1968. Năm đó v́ t́nh trạng 2 bên hưu chiến nên Trường Thiết Giáp cho toàn thể khóa sinh chúng tôi được bắt thăm đi phép làm 2 đợt. Đợt đầu đi phép từ trưa 30 Tết đến chiều mồng 2 Tết. Đợt thứ 2 từ chiều mồng 2 đến mồng 5 Tết. Tôi bắt thăm đi phép đợt 2 nên gặp nhiều rủi ro cho toán sĩ quan ứng chiến 50% nầy.
Đêm mồng 1 rạng mồng 2 Tết, lúc 2 giờ sáng tức là ngày 31 tháng 1 năm 1968, Việt Cộng đồng loạt tấn công Sài G̣n ở nhiều địa điểm khác nhau như : Dinh Độc Lập, Ṭa Đại sứ Mỹ, Đài phát thanh Sài G̣n …
Về phía Đông và phía Bắc th́ họ tấn công Bộ Tổng Tham Mưu, phi trường Tân sơn Nhất, Trung Tâm Huấn Luyên Quang Trung, Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp ( Trại Phù Đổng ), Bộ Chỉ Huy Pháo Binh ( Trại Cổ Loa ), Quân lao, khu vực Ngă Tư Hàng Xanh …Tại trại Phù Đổng, Cộng quân đă thảm sát toàn gia Trung tá Nguyễn Tuấn gồm 8 người trong đó có vợ chồng ông Tuấn, bà mẹ già hơn 80 tuổi và 5 con nhỏ.
Chỉ có 1 đứa bé trai duy nhất 9 tuổi c̣n sống sót tên là Nguyễn Từ Huấn. Trong trại Phù Đổng Trung tá Tuấn có một căn nhà ở biệt lập gần cổng chánh. Bên hông nhà, ông Tuấn có kéo 1 chiếc xe Thiết vận xa M113 hư về,xếp bao cát chung quanh làm nơi trú ẩn pḥng khi bị pháo kích. Khuya đêm đó cả nhà ông Tuấn đều chết trong chiếc M113 hư nầy.Ngoài ra cũng trong khu cư xá nầy, ở 1 căn nhà gần bên, vợ chồng Trung tá Huỳnh Ngọc Diệp cũng bị giết trong đêm đó. Sau nầy, chúng tôi được Trung Tá Đỗ Đức Thảo-Thiết đoàn trưỡng Thiết Đoàn 15 Kỵ binh, lúc đó mới là Đại úy, kể lại là gia đ́nh ông Thảo cư ngụ ở trại gia binh Bùi Ngươn Ngăi của gia đ́nh quân nhân Thiết Giáp.
Trại gia binh nầy nằm kế cận và ở phía cổng sau trại Phù Đổng. Đêm đó nghe tiếng nổ và tiếng súng AK ḍn dả trong trại Phù Đổng, biết có biến ông Thảo cùng mấy người sĩ quan cùng dăy, vội lẻn ra cổng sau, thoát ra ở tạm nhà người quen lánh nạn.Cũng may là Việt cộng không lục soát các dăy nhà của trại gia binh Bùi Nguơn Ngăi, phía cổng sau nên gia đ́nh ông Thảo thoát nạn.Tới sáng ngày hôm sau tức mồng 2 Tết, sau khi biết Tiểu Đoàn 4 Thủy Quân lục chiến đă giải tỏa xong trại Phù Đổng, họ trở về th́ mới rơ vụ thảm sát gia đ́nh Trung tá Tuấn và vợ chồng Trung tá Diệp.
An ninh trong trại Phù Đổng đă vản hồi v́ Thủy quân lục chiến đă kiểm soát toàn bộ khu vực. Chính đại úy Thảo và vài người bạn đă vào chiếc M113 hư đem từng xác chết ra ngoài và cũng chính ông Thảo đă bế cháu trai may mắn c̣n sống sót là bé Nguyễn Từ Huấn lúc đó mới 9 tuổi, ra ngoài . Sau đó ông Thảo gọi điện thoại báo cho Đại tá Lương Bùi Tùng – Chỉ Huy Trưỡng Thiết Giáp binh tất cả mọi việc xảy ra. Đại tá Tùng chỉ thị ông Thảo tạm thời quản lư căn nhà và gọi điện thoại báo cho em Trung tá Tuấn là Đại úy Tú Không quân biết để đem các thi hài về tẩn liệm. Lúc đó t́nh h́nh khu vực G̣ Vấp và phi trường Tân Sơn Nhất đă tạm yên nên Đại úy Tú cùng vài binh sĩ không quân đến, chở các thi hài về tẩn liệm tại hội trường Không quân trong ṿng đai Tân Sơn Nhất. Cả gia đ́nh Trung tá Tuấn gồm 8 quan tài được quàn tại hội trường nầy cho đến khi an táng. Trường Thiết Giáp đă cử các sĩ quan Khóa 20 sĩ quan căn bản Thiết giáp chúng tôi thay phiên nhau gác quan tài cho đến sáng ngày mồng 7 Tết tức ngày 6 tháng 2 năm 1968 mới an táng tại nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi –Sài G̣n.
Sau nầy Đại tá Lương Chi.-Thiết đoàn trưỡng Thiết đoàn 14 Kỵ binh, lúc đó mới là Thiếu tá Trưỡng khối quân huấn Trường Thiết giáp, kể lại là ông đă cho binh sĩ của Chi đoàn diển tập của trường đào một cái huyệt dài và rộng để an táng tập thể 8 quan tài kề nhau.Cũng trong ngày lễ an táng đó, có một số sĩ quan Khóa 20 sĩ quan căn bản Thiết giáp chúng tôi được tuyển chọn theo xe của Trường Thiết Giáp đến tham dự. Lúc đó có mặt các chuẩn úy trẻ như Phạm Quư Thể, Phạm Hữu Phước, Nguyễn Thiện Tường … và Hồ Thanh Nhă –tác giả bài viết nầy.
Chúng tôi sắp hàng cạnh huyệt, làm toán dàn chào tiễn đưa gia đ́nh Trung tá Tuấn lúc hạ huyệt. Tham dự lúc đó gồm có gia đ́nh Đại úy Tú, cháu Nguyễn Từ Huấn, thân nhân và báo chí..Thiếu tá Lương Chi thay mặt Binh chủng Thiết giáp và Tổng cục quân huấn đọc điếu văn truy điệu cố Đại tá Nguyễn Tuấn.Đó cũng là một vành khăn tang khoát trên đầu mọi quân nhân của binh chủng Thiết Giáp Quân lực VNCH. V́ sự mất mát quá lớn là ngoài gia đ́nh Trung tá Tuấn, Trung tá Diệp, c̣n có 3 sĩ quan trẻ tử trận trong trận Tết Mậu Thân nầy.
Sau tang lễ, t́nh h́nh ven đô Sài g̣n vẫn chưa yên. Một số sĩ quan Khóa 20 sĩ quan căn bản bắt thăm đi phép đợt 2, ứng chiến 50%, phải theo các xe M113 của Chi đoàn diễn tập, hành quân giải tỏa ven đô ở Chợ Lớn, Cầu Tre, Phú Thọ Ḥa..
Tại đây có 2 chuẩn úy khóa sinh là các anh Lăm và Thạch đă tử trận, cùng với 1 thiếu úy của Ban chiến thuật Trường Thiết Giáp. Riêng tác giả Hồ Thanh Nhă th́ theo cánh quân của Tiểu đoàn 7 Nhảy dù đi giải tỏa khu nhà máy bột ngọt Vị Hương Tố và vành đai Trung Tâm Huấn Luyên Quang Trung.T́nh h́nh mặt trận khu nầy nhẹ hơn khu Cầu Tre, Chợ Lớn..nên sau khi tham dự hành quân chừng 15 ngày th́ chúng tôi được trả về Trường Thiết Giáp và tiếp tục khóa học.
Ba ngày phép Tết đợt 2 kể như xí xóa luôn, chẳng ai nhắc nhở ǵ nữa.Sau 2 đợt Việt Cộng tấn công Tết Mậu Thân, Khóa 20 sĩ quan căn bản chúng tôi phải kéo dài ra, đến cuối tháng 6 năm 1968 mới mản khóa, với sự vắng mặt của 2 chuẩn úy trẻ đă hy sinh tại mặt trận Cầu Tre Tết Mậu Thân. Nghĩa là trể hơn lịch tŕnh khóa học là 2 tháng.
- 51 năm sau ( 1968-2019 )
Phó Đô Đốc Thomas Moore (phải) trao quyết định thăng cấp Phó Đề Đốc cho Đại Tá Nguyễn Từ Huấn( ngày Oct-10-2019 ).
Nhân dịp lễ Độc lập Hoa Kỳ July-4-2019, cô Thanh Thảo –phóng viên của Đài Vietface Tivi –Nam California đă phỏng vấn Đại tá Hải Quân Hoa Kỳ Nguyễn Từ Huấn - đứa con trai may mắn c̣n sống sót của Trung tá Thiết Giáp Nguyễn Tuấn – tại Washington DC. Trong cuộc phỏng vấn nầy Đại tá Nguyễn Từ Huấn cho biết là vào những ngày cuối cùng của tháng 4 năm 1975 khi Sài G̣n sắp thất thủ, th́ ông Huấn đă theo gia đ́nh người chú di tản sang đảo Guam. Khi ấy ông là đứa bé mồ côi 16 tuổi.
Rời Sài G̣n cùng với khoảng 130 ngàn người Việt khác, đến đảo Guam với một tâm trạng cực kỳ hoang mang trước một tương lai bất định của lớp người sống lưu vong. Và cũng với tâm trạng cô đơn của đứa trẻ mồ côi, ông Huấn cùng với gia đ́nh người chú cư ngụ tại tiểu bang Oklahoma.Nơi quê hương tạm dung xa lạ nầy, cậu bé 16 tuổi nầy đă phấn đấu vươn lên bằng một nghị lực phi thường.
Ông đă cố gắng học hành và tốt nghiệp Đại học Oklahoma State năm 1981 với bằng cử nhân điện ( EE ) – Tốt nghiệp Cao học kỹ thuật điện tử Đại học Southern Methodist và Cao học kỹ sư ngành sản xuất Manufacturing của Đại học Purdue – Tốt nghiệp Cao học kỹ thuật thông tin nhu liệu ưu hạng từ Đại học Carnegie University năm 2008.
Thoạt tiên đến Mỹ, anh Nguyễn Từ Huấn đă định gia nhập Hải quân Mỹ, nhưng v́ chưa có quốc tịch nên anh chọn theo đuổi con đường học vấn. Đến khi có quốc tịch, người thanh niên quả cảm nầy đă gia nhập Hải quân Mỹ và thăng cấp từ từ lên đến cấp bậc Đại tá.Ông Huấn từng chỉ huy nhiều đơn vị trừ bị Hải quân như NAVSEA, PACFLT, và ONR .
Ông đă trải qua nhiều cương vị lănh đạo Hải quân Hoa Kỳ tại Afghanistan năm 2013.Đại tá Huấn hiện là Chỉ huy trưỡng và Giám đốc Bộ chỉ huy hệ thống Hải quân Biển chương tŕnh trừ bị ( NAVSEA ). Đại tá Nguyễn Từ Huấn được cấp trên xét tài năng nên đề nghị thăng cấp Phó Đề đốc Hải quân Hoa Kỳ, tương đương Tướng 1 sao của Lục quân Hoa kỳ. Trong dịp nầy nữ phóng viên Thanh Thảo của Đài truyền h́nh Vietface – Nam California cũng đă phỏng vấn cựu Đại tá Hải quân David Harrison, thượng cấp của Đại tá Huấn một thời gian dài.Ông nầy nhận xét Đại tá Huấn là một tài năng kiệt xuất, cực kỳ thông minh, có những cống hiến to lớn cho quân đội Mỹ ở chiến trường Afghanistan mà không sĩ quan nào sánh kịp.
Ông nầy c̣n cho biết việc đề nghị thăng cấp của Đại tá Huấn đă được xem xét và theo dỏi khả năng từ nhiều năm trước và Đại tá Huấn rất xứng đáng được hưởng sự tuyển chọn nầy. Nó khó khăn cũng như biến một ḥn than thành một viên kim cương vậy.
Đại tá Nguyễn Từ Huấn cũng kêu gọi người Việt và hậu duệ hàng năm vào ngày 30 tháng 4 nên tổ chức một vài ngày trở về đảo Guam, nơi mà 44 năm trước đă có 130 ngàn người đă đến đây để khởi đầu cho cuộc đời mới trên đất Mỹ.Chính Đại tá Huấn là người có ư tưởng xây dựng một tượng đài ở đảo Guam để tưởng nhớ công ơn những người lính Hải quân Hoa Kỳ đă tận t́nh giúp đở hàng trăm ngàn người Việt trong những ngày đầu đời tị nan. Đề nghị trên của ông Huấn được cấp trên chấp thuận và một cuộc gây quỷ được bắt đầu. Đến tháng 12 năm 2018, tượng đài The Lone Sailor ( Người thủy thủ cô đơn ) được khánh thành trong khuôn viên của dinh Thống đốc đảo Guam, có sự tham dự của Thống đốc đảo Guam, nhiều quan khách Hải quân trong đó có Đại tá Nguyễn Từ Huấn, đồng bào cư ngụ tại đảo và một đoàn du khách người Việt từ các tiểu bang khác về dự.
Sau cuộc phỏng vấn của cô phóng viên Thanh Thảo 3 tháng th́ tin vui đă đến cho cộng đồng người Việt hải ngoại.Đó là vào ngày thứ Năm Oct-10 năm 2019, đại tá Hải quân Nguyễn Từ Huấn 60 tuổi, đă chính thức thăng cấp Phó Đề Đốc Hải quân Hoa Kỳ.Buổi lễ gắn lon được tổ chức trọng thể trong khuôn viên Viện Bảo tàng và Trung tâm Di sản Hải quân Hoa Kỳ tại Washington D.C. Buổi lễ đặt dưới sự chủ tọa của Phó Đô Đốc Thomas Moore – Chỉ Huy trưỡng Bộ chỉ huy kỹ thuật hàng hải của Hải quân Hoa Kỳ (NAVSEA).. Phó Đề Đốc tân thăng Nguyễn Từ Huấn đă phát biểu : Hôm nay tôi được thăng cấp lên hàng Phó Đề Đốc là một danh dự lớn cho tôi và cho cả cộng đồng người Việt tị nạn tại hải ngoại …
Trước đó Phó Đô Đốc Thomas Moore làm lễ tuyên thệ cho Đại tá Huấn, kế là mời phu nhân và 3 người con của tân Phó Đề Đốc lên khán đài gắn lon 1 sao trên 2 vai áo của ông.Quan khách tham dự buổi lễ khoảng 200 người gồm các sĩ quan cao cấp của quân đội Mỹ, trong đó có 2 vị tướng gốc Việt là Thiếu Tướng Lương Xuân Việt trở về từ Nam Hàn và chuẩn tướng Châu Lập Thể Flora trở về từ Phi Châu.Ngoài ra c̣n có các sĩ quan Hải quân Hoa Kỳ đă hồi hưu cũng đến tham dự như Phó Đề Đốc Alma Grocki, Đại tá David Harrison, Đại tá Charles Peynolds …Với cấp bậc mới ông Huấn c̣n được bổ nhiệm chức Tổng Tham Mưu Phó của NAVSEA kể từ ngày Oct-10- 2019.
Hiện diện trong buổi lễ c̣n có một số đồng hương gốc Việt từ các nơi về tham dự như nữ tài tử Kiều Chinh, cô phóng viên Thanh Thảo Đài Vietface Tivi, phóng viên các báo Việt ngữ ở Little Saigon, vài người bạn cũ của cố Đại tá Nguyễn Tuấn –thân phụ của tân Phó Đề Đốc Huấn . Toàn thể thân nhân của ông Nguyễn Từ Huấn đều đến tham dự, trong đó có ông bà cựu Đại tá không quân Nguyễn Tú 85 tuổi, người mà Tết Mậu Thân 1968 năm xưa đă mang thi hài toàn gia của Trung tá Thiết Giáp Nguyễn Tuấn về tẩn liệm và chôn cất. Và sau đó ông bà Tú đă nuôi nấng cháu bé Nguyễn Từ Huấn từ lúc 9 tuổi cho đến 51 năm sau trở thành một sĩ quan cấp tướng lừng danh của Hải Quân Hoa Kỳ( Xem h́nh toàn gia đ́nh của tân Phó Đề đốc Nguyễn Từ Huấn trong buổi gắn lon trong đó có ông bà Nguyễn Tú đứng thứ 2 từ phải sang ).. Thật đúng là công lao trời biển vậy ! Trong phần nghi lễ của buổi lễ gắn lon Phó Đề Đốc cho ông Huấn, cô xướng ngôn viên Thanh Thảo của Đài Truyền h́nh Vietface Tivi –Nam California, đă hát bài Quốc ca Hoa Kỳ, mỡ đầu buổi lễ.
Đúng 51 năm sau của ngày bi thảm Tết Mậu Thân 1968, là đă có Một vành khăn tang khoát trên đầu toàn thể quân nhân Thiết giáp binh Quân Lực Việt nam Cộng ḥa năm xưa, th́ nay lại có một trang sách mới tươi sáng đă được mỡ ra cho một Hậu duệ của binh chủng Thiết giáp. Đó là sự vinh thăng của tân Phó Đề đốc Nguyễn Từ Huấn.Quả đúng với câu; Hổ phụ sinh hổ tử vậy!
Trời c̣n để có hôm nay
Tan sương đầu ngơ, vén mây giữa trời ( Nguyễn Du )
Kỵ Binh Hồ Thanh Nhă.
The Following 2 Users Say Thank You to cha12 ba For This Useful Post:
Trở lại ca khúc Qua Cơn Mê, nhớ thời gian người dân miền nam được nghe “QCM” trên đài phát thanh Sài G̣n? mang máng h́nh như ca sĩ Băng Châu ca bài này? Ông bố ḿnh, vốn thích mua, sưu tập những bản nhạc, có ấn bản Qua Cơn Mê ngay khi nó được in bán trên thị trường, thế là mang ra cùng bạn trong xóm nghiên cứu, ṃ mẫm ghi chép, đặt gam gảy đàn…
Hồi nhỏ mê guitar, thấy hay là đờn ca theo sở thích mà vui, nào biết nghĩ ǵ? Giờ ngược ḍng cảm nhận, ngồi nghiệm lại lời nhạc xưa, thấy có vẻ như gần nửa thế kỷ từ khi ca khúc QCM ra đời, và từ sau tháng 4-1975 chiến tranh chấm dứt, những kỳ vọng của nhạc sĩ sáng tác cũng là những ước vọng chung của người Việt th́ đă có phần nào đáp ứng được?
Trích:”T́nh người sau cơn mê vẫn xanh
Dù bao tháng năm đau thương dập vùi
Trường quen vắng bóng mai ta lại về
Cùng theo lũ em học hành như xưa”…
Người lính miền nam sau khi buông súng 1975, đă không theo lũ em học hành như xưa, nhưng cũng được kẻ thắng trận ưu ái cho đi học, học tập cải tạo! bố khỉ chú bác, cha anh của chúng tôi bị ai kia ma mánh chữ nghĩa, lươn lẹo, dối gian! các cụ bị quả lừa to, lùa vào những trại tù nơi rừng thiêng nước độc và nhiều người đă bỏ mạng. Chán và cũng tiếc nhỉ! toàn là những người có tŕnh độ, những chất xám cần thiết thích hợp cho việc dựng xây lại quê hương sau bao năm… giá mà!
Trích: “Rồi mai qua cơn mê, sông cạn lại thành gịng, xuôi về ngọt quê hương.
Ngày đó tay em dài, vun cuộc t́nh thật đầy, mơ toàn chuyện trên mây”.
Thật phí của! Sau 1975 sông cạn thành gịng, nhưng không xuôi về ngọt quê hương mà chỉ toàn cay đắng, hành hạ, tù đày, đói khổ. Cả nước thành nhà tù lớn với những kềm kẹp, mất hết tự do, tương lai thật đen tối khiến người dân, cả triệu người phải liều thân vượt biên, vượt biển ra đi tha phương. Nhiều người xác thân nuôi cho béo cá! Cái ước mơ lăng mạn của người miền nam được nuôi dưỡng trong nôi nhân bản trở thành ngây thơ đối với kẻ đi xâm chiếm, theo chủ thuyết marxist, đấu tranh giai cấp!
Trích: “Khi lá hoa thật nhiều, trái yêu thương đầy cành, hái đem cho mọi người.”
Thời gian qua mau, có ǵ là bất biến? cả 2 nhạc sĩ Trần Trịnh – Nhật Ngân sau thời gian dài ngóng cổ chờ “Dream come true” cũng đă thành cánh chim bay về trời, sau khi lưu vong, bỏ nước mà đi? mầm xanh tươi mang về gieo như lời nhạc hứa hẹn quả thật không có chỗ đứng trong xă hội mới, cái tương lai xây dựng con người Việt Nam hiền ḥa, nhân bản, biết chia sẻ yêu thương cho nhau khi tàn chinh chiến thực xa xỉ.
Hiện tượng trái cây, thịt heo tiêm thuốc, tiêm nước, hàng hóa, vật phẩm, thuốc tây giả mà chán. Cả nước thấy kiệt quệ quá, tin tức về tham nhũng, gian dối tràn lan. Giới trẻ qua gần 2,3 thế hệ bị bưng bít thông tin, thật ngu ngơ. Nghĩ cũng buồn cười? đứa cháu bên VN tuy đi làm cho nhà nước, tháng lương lănh về rất gầy nhưng xài I- phone X, thứ xiệng cả hơn ngh́n đô? vợ nó than chiều nào cũng bia bọt tới đêm muộn, chán cái là luôn mồm năm miệng mười chửi tư bản là …ngu! nhưng lạ cái lư tưởng của nó là mau được bảo lănh qua Mỹ Bố khỉ, cái thằng đểu quá Hic hic! Nh́n chung, đất nước hy vọng ǵ? những thế hệ sau chăng?
Nhân tiện xía vô chút về phần sáng tác ca khúc QCM, bài này có tới 2 tác giả, Trần Trịnh và Nhật Ngân. Nhạc sĩ Trần Trịnh th́ nổi tiếng rất giỏi về melody (giai điệu?) e nhạc sáng tạo ở dạng bán cổ điển? bạn thử nghe lại “Lệ Đá” ông phổ nhạc từ thơ Thi sĩ Hà Huyển Chi. Theo Wikipedia bài hát “Lệ Đá” tức khắc được mọi người yêu thích, có số bản nhạc in phá kỷ lục. Sau này tại hải ngoại, với Album để đời có tên “Trái Sầu Đầy”, Nhạc sĩ Trần Trịnh sáng tác bài nào cũng nhẹ nhàng, thấm hồn người, có cái ǵ đó lăng đăng, mênh mang, mong chờ, rạo rực, rất thú vị. Ḿnh thích lối chọn lọc khá kỹ lưỡng giai điệu của ông, câu cú liền lạc, rất sáng bài.
Về Nhạc sĩ Nhật Ngân, chúng ta có “Một mai giă từ vũ khí” hay “Xuân Này Con Không Về”, bài sau thuộc dạng “Bolero Top Ten” và một số nhạc phẩm khác… đều là những ca khúc nổi tiếng, phần lời kể lại tâm sự thật thà, đậm t́nh quê nghèo, đơn giản của người lính xa nhà… Khi đặt lời cho nhạc, ông thường nói lên cái chung. Trong mọi hoàn cảnh, nhạc sĩ như đại diện cho con người Việt Nam, chia sẻ những ước mơ hiền ḥa, nhân bản.
Tóm lại, qua t́m hiểu về 2 nhạc sĩ này, ta thấy mỗi người đều có cái độc đáo riêng của họ, tức sở trường, giới văn nghệ thường hay đùa gọi “chuyên trị”, vậy nên khi cùng phối hợp nơi lănh vực sáng tác nhạc, chung dưới cái tên “Trịnh Lâm Ngân”, hai ông cho ra đời nhiều ca khúc xuất sắc, thâm sâu, đi vào ḷng người, riêng ca khúc QCM thật hay cả về nhạc và lời là việc khỏi bàn căi. Chỉ tiếc lúc 2 ông c̣n tại thế th́ họ, ḿnh cũng bận bịu quá, không có cơ hội cho lớp trẻ học hỏi thêm với, mấy lần gặp chỉ gật đầu chào, nhớ hồi đó cũng được dựa hơi quen quen các ngài qua 1 vài người bạn văn nghệ.
Vài hàng suy tư ghi lại khi nghe trên Youtube ca sĩ Hà Vân & Thanh Điền Guitar tŕnh bày QCM, họ biểu diễn thật mộc mạc nhưng tạo nhiều cảm xúc, y chang như những buổi tối đêm nào, chúng tớ, cũng chỉ tiếng ca, tiếng đệm đàn guitar…chay, từ 1 góc hàng hiên vẳng ra, nhưng sao vẫn thật đầy. An ủi nhứt là cả xóm, nhà nào nấy tuy cửa đóng then cài, nhưng tất cả đều yên tĩnh lặng, nằm lắng nghe? Vụ này th́ hơi chủ quan, bà con làng xóm nào thấy đúng th́ làm ơn ghé ngang xác nhận dùm nha
Ṭ ṃ xem thêm nơi phần “Comment” QCM, có bạn Hank Khavo dịch bài này sang Anh ngữ, thật hay và cảm động quá “It’s wonderful and very touching”, làm như có ǵ đó thôi thúc, bèn phóng bút viết vài hàng
Kết: Mùa hè năm nay khá yên lặng v́ Covid-19, chia sẻ đôi ḍng tâm sự để nhớ về một mùa hè năm nào vô tư, hồn nhiên, tuy đất nước chiến tranh, nhưng nhờ bao công lao cha anh tích cực bảo vệ xóm làng, ḿnh mới có may mắn sống thanh b́nh nơi hậu phương mà yên ổn dệt nên những kỷ niệm của 1 thời, cùng mong thắp lên nén nhang thơm cho các vị chiến sĩ nói chung, và những anh lớn người cùng làng, chung xứ đạo, mà từ hồi xưa đó đă ra đi về nơi nào miên viễn. Hy sinh thân ḿnh để bảo vệ quê hương, đất nước, đồng bào, khi tuổi đời các anh c̣n quá trẻ!
Cuối Hạ 2020, Trần Kim Bằng
The Following 2 Users Say Thank You to cha12 ba For This Useful Post:
Cuối tháng 11 năm 1967, Đại đội 17 – Khóa 25 Sinh viên sĩ quan Thủ Đức chúng tôi được vinh dự làm Đại đội dàn chào, khánh thành Đài Tử Sĩ của Nghĩa trang quân đội Biên Ḥa vừa được Công binh xây dựng.
Trung tướng Trần văn Trung – Tổng cục chiến tranh chánh trị- thay mặt Tổng Thống Việt Nam Cộng ḥa khánh thành . Toàn Đại đội sinh viên sĩ quan chúng tôi trong quân phục vàng , đứng dàn chào hai hàng từ ngoài đường , dưới chân Bức tượng Thương Tiếc , dài vào đến chân đài Tử Sĩ .
Hàng quân chắc dài hơn 200 mét . Trên bậc thang đi lên Đài Tử Sĩ th́ tay trái mỗi sinh viên đều cầm thêm bó đuốc đang cháy. Quang cảnh buổi lễ vô cùng trang nghiêm , lắng đọng .
Sau khi Tướng Trung đọc xong diễn văn , th́ nghe có tiếng ai đó tiếp đọc sang sảng bài văn tế dài cả tiếng đồng hồ. Chen lẫn trong từng đoạn là tiếng tiêu ai oán như gọi hồn núi sông. Có khi là tiếng trống trận bừng bừng khí thế . Rồi tiếp theo là nhạc chiêu hồn tử sĩ trỗi lên nhè nhẹ , ḥa trong bài văn tế . Lúc đó toàn vùng đồi nghĩa trang vang lên nhiều âm thanh lẫn lộn , ḥa tan vào nhau , khi nhặt khi khoan , lúc hùng dũng , lúc nhẹ nhàng , làm cho tâm hồn mọi người hiện diện nơi đó như say như tỉnh .
Ai cũng thấy rợn người , cảm giác như có hàng ngàn hàng vạn oan hồn đang tụ tập mọi nơi trong vùng đồi thấp nầy . Tiếng trống rộn ràng như thúc giục lên đường , ḥa tan trong tiếng tiêu nhè nhẹ trong mây:
Hồn tử sĩ gió ù ù thổi
Mặt chinh phu trăng dơi dơi soi
Buổi lễ kéo dài hơn 2 giờ mới kết thúc mà dư âm c̣n lắng đọng trong ḷng mọi người quá nhiều nỗi xót xa ngậm ngùi.
Năm đó v́ mới xây dựng , nên Nghĩa trang chỉ mới có chừng ngót một ngàn ngôi mộ. Sau nầy khi chiến sự leo thang , tốc độ mai táng tử sĩ càng ngày càng gia tăng . Nhất là khi cuộc chiến leo thang đến chót đỉnh vào mùa Hè đỏ lửa năm 1972 . Tử sĩ chở về nghĩa trang càng nhiều th́ thành phần cơ hữu của nghĩa trang cũng phải gia tăng theo . Họ là thành phần tạp dịch , lo việc hậu sự của tử sĩ như : tắm rửa tử thi , tẩn liệm , đào huyệt , xây mộ … Từ một trung đội thành một đại đội khi cuộc chiến chấm dứt năm 1975 .
Song song đó , Công binh cơ giới cũng bận rộn không kém . Họ tiếp tục đào đấp , xây cất thêm những công tŕnh khác .Theo sơ đồ tổng quát toàn khu như đường sá ngăn chia từng khu mộ , bức tường Vành Khăn Tang …Vào sâu trong trung tâm nghĩa trang , c̣n có đài Tử Sĩ được xây trang trọng trên ngọn đồi thấp có hàng trăm bậc thang đi lên.
Trước đài có cổng Tam quan uy nghi… Giữa nghĩa trang là một tháp xi măng cao 43 mét gọi là Trung Dũng Đài , Chung quanh Trung Dũng Đài là một bức tường lớn h́nh tṛn gọi là Vành Khăn Tang. Không biết ai đặt tên cho bức tường nầy Vành Khăn Tang ? Sao mà nghe ai oán , thê lương , năo ḷng cho người sống và cả cho những linh hồn người lính đă trở về cùng cát bụi , đă nằm im ĺm theo năm tháng đi qua .
Từng dăy mồ tiếp nối , dài thêm theo từng ngày , từng tháng . Bia mộ nằm thẳng hàng , yên lặng , b́nh đẳng , hàng hàng , lớp lớp , mút mắt cho đến cuối chân đồi. Việc xây thêm mồ mả đó dừng lại vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 .
Như một định mệnh , như một sự an bài!
Lúc khánh thành th́ nghĩa trang chỉ có ngót nghét ngàn ngôi mộ . Thế mà khi cuộc chiến chấm dứt vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 , tổng số mộ phần ở đây đă lên gần 16 ngàn ngôi mộ . Đó là chưa kể nhiều tử sĩ đă được thân nhân đưa về đất nhà , mà con số nầy th́ vô phương tổng kết . Tại nghĩa trang nầy cũng có hơn mười ông Tướng nằm chung với thuộc cấp của ḿnh . Trong số đó có Đại tướng Đỗ Cao Trí . Nằm lại b́nh đẳng – Huynh đệ chi binh .
Theo đồ án dự trù xây cất th́ chung quanh vành tṛn bức tường Vành Khăn Tang nầy , sẽ thi công nhiều công tŕnh điêu khắc nghệ thuật ghi lại những chiến tích oai hùng chống ngoại xâm của dân tộc ta qua các triều đại , từ thuở vua Hùng mở nước kéo dài cho đến ngày nay . Việc thi công trên c̣n đang tiếp diễn hàng ngày, th́ xảy ra biến cố 30 tháng 4 năm 1975 .
Những phá hoại lớn bắt đầu từ đó ở nghĩa trang nầy qua nhiều bàn tay của bên thắng cuộc . Chính quyền Cộng sản quản lư nghĩa trang nầy cắt bỏ 10 mét phần đầu của Nghĩa Dũng đài đem đâu mất , phần nầy bắng thép , chắc mắc . Bức tượng Thương Tiếc bị xe cần cẩu giựt sập , chở đi biệt tăm . May quá có một kư giả người Pháp chụp được h́nh lúc pho tượng bị kéo sập, phổ biến lên mang nên nhiều người xem được .
C̣n nhiều thứ trong nghĩa trang bị đánh cắp , chia chát nhau không ai dám kiểm soát . Con cóc làm sao dám kiện ông Trời ?
Đứng trên khu vực dưới chân Nghĩa Dũng đài, ta thấy cả một cánh đồng mộ chí trùng trùng điệp điệp, dài đến mút mắt . Một quang cảnh tiêu điều , hoang vu nhưng lại có giá trị lịch sử , trong suốt thời gian điêu tàn vận nước vừa qua:
Tủi thân người lính nằm trong mộ
Nợ máu xương nầy …biết hỏi ai ?
Đêm bấc hồn oan theo bóng đóm
Vật vờ ghềnh băi …ánh ma trơi
Đại đội 17 –Khóa 25 Sinh viên sĩ quan trừ bị Thủ Đức chúng tôi , vào tháng 11 năm 1967 , là những nhân chứng tận mắt ngày bắt đầu xây dựng Nghĩa trang quân đội Biên Ḥa . Và nhiều sinh viên khóa 25 nầy c̣n sống sót cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 trong đó có tác giả , lại cũng chứng kiến sự khép cửa Nghĩa trang vĩnh viễn .
Một giai đoạn đau buồn của đất nước Việt Nam đă đến và cũng đă đi qua . Cầu xin anh hồn của 16 ngàn tử sĩ cùng độ tŕ, phù hộ cho Nghĩa trang không bị tàn phá tiếp . Xin hỏi núi cao , xin hỏi sông dài , hỏi em bé lên ba , hỏi bà già tám chục , th́ chắc chắn rằng hồn thiêng sông núi và toàn dân Việt đều một ḷng muốn bảo vệ Nghĩa trang yêu dấu nầy .
Lúc nào toàn dân ở trong nước cũng như ở hải ngoại cũng dành một góc trang trọng trong ḷng , tôn kính những người con anh hùng đă nằm xuống. Mười sáu ngàn tử sĩ nầy đă đem máu đào bảo vệ từng tấc đất ngọn rau và họ đă đền nợ nước . Mà than ôi ! Kết quả khác nào như việc làm vô ích của những con dă tràng xe cát Biển Đông, nhọc nhằn mà chẳng nên công cán ǵ ? Xin đọc bài thơ Nghĩa trang dưới đây:
Nghĩa trang
Ở đây lớp lớp mồ vô chủ
Nào có ai dành một nén hương ?
Ở đây tối tối hồn oan khóc
Tiếng dế đêm sâu năo nuột buồn
Bao nhiêu mộ chí nằm nghiêng đổ
Bạn với trâu ḅ mỗi giấc trưa
Lối nhỏ hoang tàn gai mắc cỡ
Nào ai thăm viếng lúc sang mùa ?
Người từ tuyến lửa chở về đây
Tử sĩ Binh Long ngăn đá đầy
Từng dăy Poncho về băi H.
Trực thăng lên xuống bụi mù bay
Về đây rũ sạch trần duyên cũ
Lặng lẽ đi về cơi tịch liêu
Về đây hoàn tất phần chung sự
Đồi thấp thiên thu lộng gió chiều
Ở đây b́nh đẳng nằm thanh thản
Kẻ trước người sau…những dăy mồ
Ở đây tất cả là huynh đệ
Mật thiết nhau từ mảnh vải sô
Đồi vắng chiều hôm ai đứng đó
Bàng hoàng lịch sử đă sang trang
Xa xa Châu Thới xanh màu núi
Thánh giá nghiêng xiêu lệ mấy hàng
Người sống hôm nay c̣n thẹn mặt
Với hồn tử sĩ với trăng sao
Ngoài kia pho tượng …đi đâu mất
Chiếc bệ c̣n nguyên nỗi nghẹn ngào
Ở đây tháng Bảy mùa ân xá
Luống những điêu tàn chẳng khói hương
Ai thỉnh cho hồi chuông siêu độ ?
Giải oan hồn phách lạc mười phương
Bao nhiêu suối lệ , bao nhiêu máu
Rồi cũng ô hô kiếp dă tràng
Một sớm Xuân về nghe băo tới
Sơn hà xao xuyến lệ dầm chan
Từ đấy miền Nam…thành khánh tận
Sạch trơn bờ cơi…trắng tay chung
Nổi trôi vận nước bèo mây dạt
Xí xóa cho rồi cuộc phế hưng
Tủi thân người lính nằm trong mộ
Nợ máu xương nầy …biết hỏi ai ?
Đêm bấc hồn oan theo bóng đóm
Vật vờ ghềnh băi …ánh ma trơi
Nhân chứng là đây…từng dăy mộ
Đoạn trường chi lắm núi sông ơi !
Có nghe tiếng quốc buồn bi thiết
Ḥa tiếng mưa rơi cuối…cuối trời
Hồ Thanh Nhă
Last edited by cha12 ba; 09-24-2020 at 22:25.
The Following 2 Users Say Thank You to cha12 ba For This Useful Post:
Câu chuyện t́nh bi thương của cô gái Nhật Bản cùng nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn – tác giả bài “Nắng Chiều
09/27/20
Một bài hát nhưng lại có 2 giai thoại hoàn toàn khác nhau, được kể lại bởi những người đều rất có uy tín. Sự thật như thế nào vẫn chưa được rơ, xin phép để bạn đọc tự xem xét….
“Nắng Chiều” là bài hát nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn. Đằng sau bài hát này có các giai thoại về hoàn cảnh ra đời được kể lại. Xin đăng 2 giai thoại này được viết bởi nhà thơ Du Tử Lê và nhà báo Hà Đ́nh Nguyên. Một điều kỳ lạ là 2 giai thoại này có nội dung hoàn toàn khác nhau.
Những người theo dơi sinh hoạt âm nhạc ở miền Nam Việt Nam vào giữa thập niên 1960, hẳn chưa quên rằng trong chương tŕnh nhạc FM, thỉnh thoảng, người nghe lại bắt gặp một nhạc phẩm rất quen thuộc, bài “Nắng Chiều” của Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn, được ḥa tấu bởi một dàn nhạc Mỹ là Synphony of the New York City.
Có thể nói, đó là một trong vài nhạc phẩm Việt Nam đầu tiên, cất cánh, bay lên và ra khỏi không gian hạn hẹp của đất nước. Nhạc phẩm ḥa tấu này, hôm nay, trên ṿm trời quốc tế, giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ, thỉnh thoảng, người ta vẫn c̣n được nghe lại.
Tuy nhiên, có thể không nhiều người lắm, biết được lai lịch hay cái sinh phần hoặc định mệnh khốc liệt, nếu có thể nói được như vậy, về nhạc phẩm đó.
Sinh thời, nhạc sĩ Hoài Bắc Phạm Đ́nh Chương, một người bạn rất thân với Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn, hơn một lần kể rằng, nhạc phẩm “Nắng Chiều” là ca khúc đầu tay của Lê Trọng Nguyễn.
Gọi là ca khúc đầu tay bởi v́ Lê Trọng Nguyễn viết nhạc từ những năm giữa thập niên 40, nhưng ông chỉ viết những nhạc phẩm không lời. Lê Trọng Nguyễn không hề viết ca khúc, hiểu theo nghĩa một nhạc phẩm có lời hát đi kèm.
Măi tới đầu năm 1952, khi Lê Trọng Nguyễn gặp một thiếu nữ Nhật Bản lúc đó đang làm việc cho ṭa lănh sự Nhật Bản ở Saigon. Khi hai người yêu nhau, Lê Trọng Nguyễn mới viết nhạc có lời. Và ca khúc đầu tiên đó là “Nắng Chiều”, ghi lại cuộc t́nh của hai người. Giữa thập niên 50, khi hết nhiệm kỳ, người con gái xứ Mặt Trời Mọc này mang nhạc phẩm “Nắng Chiều” về nước, chuyển sang lời Nhật.
Chỉ một sớm một chiều, nhạc phẩm “Nắng Chiều” nổi tiếng khắp xứ Phù Tang. Đó là lần đầu tiên dân Nhật biết tới nền tân nhạc Việt.
Đầu thập niên 60, Shoshi Koe, tên tạm chỉ người con gái Nhật Bản này, vận động với bộ ngoại giao Nhật, xin trở lại Saigon.
Năm 1961, Shoshi được toại nguyện. Cuộc t́nh giữa một nhạc sĩ Việt Nam và một cô gái Nhật được nối tiếp. Ở thời điểm 1963, nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn sáng tác thêm hai ca khúc, đó là các bài “Sao Đêm” và “Chiều Bên Giáo Đường”. Cả hai ca khúc này đều được những người làm nhạc và yêu nhạc ở Saig̣n đón nhận như những hạt ngọc trân quư nhất của tân nhạc Việt Nam thời gian này.
Nhưng cuộc t́nh của dị biệt chủng tộc kia chỉ kéo dài thêm được 3 năm th́ th́nh ĺnh đứt đoạn. Cuối năm 1963, Shoshi bị chính phủ Nhật gọi về nước.
Trước khi chia tay người yêu, Shoshi nói cô sẽ vận động để trở lại Việt Nam hoặc đưa nhạc sĩ Lê trọng Nguyễn qua Nhật Bản để chính thức thành hôn. Nếu không làm được điều ấy, cô sẽ tự chấm dứt đời sống của ḿnh.
Một năm sau, năm 1964, các báo ở Tokyo đồng loạt đăng tải về cái chết của Shoshi, đồng thời chuyện t́nh giữa cô và một nhạc sĩ Việt Nam được tường thuật tỉ mỉ.
Một lần nữa, ca khúc “Nắng Chiều” lại thắp lên những ngọn lửa rát bỏng đau đớn, chia ĺa trong tâm hồn dân Nhật. Và giới làm nhạc Hoa kỳ chú ư tới ca khúc “Nắng Chiều” của Lê Trọng Nguyễn, cũng khởi từ cái kết thúc bi thảm của cuộc t́nh dị chủng đó.
Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn sinh ngày mồng 1 tháng 5, 1927 tại Quảng Nam. Ông đă sống với mối t́nh khốc liệt của ḿnh tới năm 1985, khi đă 58 tuổi, ông mới lập gia đ́nh.
Lê Trọng Nguyễn định cư tại Hoa kỳ năm 1981, cư ngụ tại thành phố Glendale, thuộc quận hạt Los Angeles cho đến khi qua đời năm 2004.
Câu chuyện bên trên được nhà thơ Du Tử Lê – người sinh sống cùng thời với Lê Trọng Nguyễn kể lại trong một bài viết.
Tuy nhiên chuyện t́nh trong bài hát Nắng Chiều này lại được nhà báo Hà Đ́nh Nguyên kể một câu chuyện hoàn toàn khác. Xin trích nguyên văn bài này đăng trên báo Thanh Niên hồi năm 2011 như sau:
Có thể nói nhạc phẩm “Nắng Chiều” của nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn là một trong những bài nhạc boléro “kinh điển”, được viết với cung trưởng trẻ trung, buồn mà không bi lụy – rất hiếm gặp trong thời kỳ đầu của ḍng nhạc boléro và cả sau này…
Lê Trọng Nguyễn sinh năm 1926 tại Điện Bàn (Quảng Nam). Ông tên thật là Lê Trọng, c̣n chữ Nguyễn là họ của mẹ (sau này vợ ông cũng ghép tên ông vào trước tên ḿnh: Lê Trọng Nguyễn Thị Nga). Cha mất sớm, bà mẹ trẻ chấp nhận ở góa để nuôi ông và người em gái cho đến lúc trưởng thành… Có lẽ cơ duyên để ông đến với âm nhạc là do có một thời kỳ (1942-1945) ông sống ở Hà Nội và làm bạn với nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát. Sau này, ông học hàm thụ Trường École Universelle (Pháp) và trở thành hội viên Hội Nhạc sĩ Pháp SACEM (La Société des auteurs, compositeurs et éditeurs de musique). Ca khúc đầu tay “Ngày mai trời lại sáng” được viết năm 1946. Ông sáng tác không nhiều nhưng những tác phẩm của ông đều có giá trị nghệ thuật cao, giai điệu và ca từ trau chuốt, h́nh ảnh đẹp như tranh (Chiều bên giáo đường, Lá rơi bên thềm, Sóng Đà giang, Sao đêm…). Tuy nhiên, nói đến Lê Trọng Nguyễn là người ta nghĩ ngay đến ca khúc“Nắng chiều”.
Hai bóng hồng trong một bản nhạc
Chất “bột” để “gột nên hồ” đầu tiên cho “Nắng chiều” là trong thời kỳ Nhật đảo chính Pháp (1945), có một gia đ́nh công chức Nam triều từ Quy Nhơn chạy ra tá túc ở Hội An, gần nhà của Lê Trọng Nguyễn. Gia đ́nh này chỉ có duy nhất cô con gái đang tuổi xuân th́. T́nh yêu giữa đôi bạn trẻ chớm nở, đẹp và mong manh như cánh hoa trong thời ly loạn. Chỉ ít lâu sau, gia đ́nh nàng lại rời bỏ Hội An.
Một thời gian sau, Lê Trọng Nguyễn cũng bỏ Hội An ra Huế. Ở đây anh có người bạn thân Vũ Đức Duy, anh này là cháu họ bà Từ Cung (thân mẫu vua Bảo Đại). Anh bạn này thường rủ Lê Trọng Nguyễn đến thăm bà Từ Cung ở cung An Định (cung này không nằm trong thành nội mà ở sát bờ sông An Cựu) vừa ngắm cảnh. Chính từ những chuyến đi chơi này mà Lê Trọng Nguyễn gặp được “chất bột” thứ hai: nàng thiếu nữ họ Hoàng, hoa khôi của đất thần kinh.
Một chiều ngồi bên hồ sen, bất chợt cô gái ấy đi qua. Bóng dáng thướt tha ấy “ngược sáng” trong ánh tà dương. Nh́n “cô này”, bất giác Nguyễn… nhớ “cô kia” quá đỗi! Thế là bật lên tứ nhạc:
Qua bến nước xưa lá hoa về chiều.
Lạnh lùng mềm đưa trong nắng lưa thưa.
Khi đến cuối thôn chân bước không hồn.
Nhớ sao là nhớ, bóng người ngày xưa…
Chỉ trong ṿng nửa tiếng đồng hồ, Lê Trọng Nguyễn đă viết xong “Nắng chiều” (1952). Ở Huế, Lê Trọng Nguyễn c̣n chơi thân với nhóm bạn văn nghệ (Minh Trang, Dương Thiệu Tước, Nguyễn Hiền, Kim Tước…) nên khi bản Nắng Chiềuđược xuất bản, chính Minh Trang là người hát và thu âm đầu tiên. Bản thu âm được phát thường xuyên trên hai đài phát thanh Huế và Sài G̣n từ năm 1953 trở về sau khiến Nắng chiều lan tỏa khắp Trung – Nam.
“Nắng chiều” và hai bóng hồng… ngoại
Năm 1957 ban nhạc Toho Geino (Nhật Bản) sang Việt Nam lưu diễn, và họ đă nhờ phía Việt Nam chọn 12 ca khúc đang nổi tiếng trong nước để tập và sẽ hát “giao lưu” với khán giả. Duyên trời đă đưa đẩy nữ ca sĩ Midori Satsuki chọn hát “Nắng Chiều” và cô đă được khán giả ở Hội chợ Thị Nghè hoan hô nhiệt liệt.. Thích quá, Midori Satsuki quyết định chuyển soạn cho “Nắng chiều” có cả lời Nhật lẫn lời Anh (với tựa Evening sunshine hoặc Afternoon sun), và cô đă thể hiện rất thành công trên đài phát thanh Sài G̣n và Tokyo trong suốt nhiều năm với bản nhạc “tủ” này.
Vậy là “Nắng Chiều” không chỉ nổi tiếng trong nước mà c̣n vang vọng khắp xứ Phù Tang… Từ cái “duyên” do “Nắng Chiều” đem tới, tác giả ca khúc và người thể hiện đă gặp gỡ nhau, rồi tỏ ra rất “tâm đầu ư hợp”. Họ đă có một thời gian bên nhau thật đẹp khi ở Việt Nam và khi Midori Satsuki về nước họ vẫn giữ liên lạc qua thư từ (năm 2004, gia đ́nh cố nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn và những người thực hiện CD Lê Trọng Nguyễn Collection ở California (Mỹ) đă liên lạc được với bà Midori Satsuki. Bà vẫn c̣n làm việc ở Đài truyền h́nh Tokyo và xác nhận là ḿnh vẫn c̣n nhớ bản “Nắng Chiều“).
Chưa hết, năm 1960 cô ca sĩ Đài Loan tên Kỷ Lộ Hà đến Đà Nẵng tŕnh diễn và đă làm khán giả Việt Nam bất ngờ khi cô hát “Nắng Chiều” bằng tiếng Hoa do Thận Chi đặt lời. Thận Chi (1928-1988) là một tên tuổi lớn của Đài Loan trong lĩnh vực biên kịch và soạn nhạc. Ông cũng thành công trong việc đặt lời Hoa cho nhiều ca khúc quốc tế, trong đó có Nắng chiều…
Khi biết tác giả của “Nắng Chiều” đang ở Hội An, Kỷ Lộ Hà đă đến gặp để xin phép về mặt tác quyền. Tuy Lê Trọng Nguyễn không chính thức thừa nhận nhưng nhiều người trong giới, cùng thời với Lê Trọng Nguyễn đă tiết lộ rằng ngay trong cuộc gặp ấy, “Đài ca nương” đă bị “Việt nhạc lang”… hớp hồn bởi nét hào hoa, lịch thiệp – thậm chí nàng c̣n viết thư cho chàng.
Nghĩ cũng… ngộ, Nắng Chiều được h́nh thành từ cảm hứng do hai giai nhân “nội” mà tác giả thoáng gặp, thoáng yêu đem lại. Rồi “Nắng Chiều” nổi tiếng lan ra hải ngoại lại cũng do hai bóng hồng “ngoại” đến với nhạc sĩ: gặp một thoáng, yêu một thoáng. Thoáng tụ, thoáng tan như vạt nắng chiều.
Như vậy, chỉ với 1 bài hát nhưng lại có 2 giai thoại hoàn toàn khác nhau, được kể lại bởi những người đều rất có uy tín. Sự thật như thế nào vẫn chưa được rơ, xin phép để bạn đọc tự xem xét.
nhacxua.vn
The Following 6 Users Say Thank You to cha12 ba For This Useful Post:
Tôi viết bài này để riêng tặng và cám ơn Bác sĩ TQLC Phạm Vũ Bằng, ngoùi đă thực hiện ca mổ độc đáo ngày 3/4/2008 để lấy ra mảnh đạn pháo 130 ly của Cộng Sản Bắc Việt c̣n sót lại trong bàn tay phải của tôi trong trân chiến thảm khốc ở Hạ Lào năm 1971.
Cách đây mấy tháng, kể từ tháng 4/2008, tôi thấy đau ở bàn tay phải. Lấy tay trái mân mê chỗ đau, tôi thấy một cục nổi lên. Cho rằng đó là một cục chai, tôi mân mê rồi thôi. Nhưng rồi một hôm lại thấy ở đó h́nh như có vết bầm và càng rờ càng thấy đau. Tôi nói với bà xă: “Không hiểu sao bàn tay anh lại nổi lên một cục bầm đau quá.” Bà xă lấy tay rờ rồi bảo: “Anh đi bác sĩ khám xem sao.” Tôi nhăn mặt, thật sự tôi có tánh làm biếng đi khám bệnh. Kể từ ngày qua Mỹ đến nay, đi làm hăng có bảo hiểm đàng hoàng mà tôi đi khám bệnh đếm trên bàn tay chỉ mấy lần trong khi vẫn đóng tiền bảo hiểm đều đều. Tôi ậm ừ cho qua rồi lại thôi. Cho đến gần đây, tháng 4/2008, thấy c̣n đau rồi nhân ngày chủ nhật rảnh rỗi, tôi ghé vào Medical Center của Bác sĩ TQLC Phạm Vũ Bằng. Không phải đây là lần đầu tiên tôi đến với ông. Bác sĩ Bằng là bác sĩ gia đ́nh của tôi trong danh mục bảo hiểm. Tuy nhiên, lần nào tôi đến cũng v́ t́nh binh chủng mà thôi chứ không phải khám bệnh, bởi v́ từ hồi giờ tôi có bệnh ǵ đâu mà khám. Dân TQLC mà, trước đây ai đi hành quân mút mùa lệ thủy, khắp bốn vùng chiến thuật, th́ giờ đâu mà đi khám. Chỉ có khi nào về hậu cứ, đi lang thang bị bể xú bắp mới chịu ṃ đến mấy ông lang tây nhà ta mà thôi. Thật sự, tôi cũng không dám tới gặp Bác sĩ TQLC Phạm Vũ Bằng nhà ta hoài, bởi v́ Bác sĩ Bằng đúng là một cậy TQLC. Mỗi lần tôi tới là ông lôi tôi vào văn pḥng và kể về cuộc chiến mà TQLC đă tham dự một cách say sưa, quên cả khách đang chờ. Tôi thấy ông bác sĩ này có máu TQLC hơn là máu bác sĩ. Ngoài ra hồi ở tiểu đoàn 4/TQLC tôi cũng gắn bó với Bác sĩ Trần Xuân Dũng, bác sĩ Quân y Tiểu đoàn. Ông Dũng cũng có tâm hồn TQLC. Bợi v́ h́nh như TQLC đă tràn ngập trong người ông, cho nên trong mọi câu chuyện, ông đều ca ngợi binh chủng mũ xanh. Cho đến ngày qua đến Hoa Kỳ, ông vẫn như thế. V́ vậy, ông đă để cả tâm huyết và tấm ḷng để thực hiện cuốn chiến sử, lại tiếp tục tái bản, cho dù mất biết bao công phu và tốn kém. Măi giờ, nói về mấy ông bác sĩ tôi quên cả nói chuyện của tôi. Vào một buổi sáng chủ nhật, sau khi thấy tay đau quá, tôi ghé Bác sĩ Bằng. Thấy tôi, ông lôi tôi vào văn pḥng và lại liên miên nói về những ngày cuối cùng ở Đà Nẵng, ở đó ông là một chứng nhân lịch sử của cuộc triệt thoái vùng 1 và cả hai rất hợp ư v́ lúc bấy giờ, vào tháng 3/1975 tôi là Trung tâm Trưởng Trung tâm Hành Quân/sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến di tản từ Huế vào đóng, Bộ Tư Lệnh/Hành Quân ở căn cứ Non Nước. Sau một hồi cả hai, Bác sĩ Bằng và tôi điểm qua t́nh h́nh lịch sử của cuộc triệt thoái cả Thủy Quân Lục Chiến lẫn Quân đoàn I chiến thuật, cùng nhau phân tích về trách nhiệm lịch sử của các cấp lănh đạo, chờ đến lúc ông bác sĩ bóp trán suy nghĩ, tôi lợi dụng cơ hội break time, khều tay ông nói nhỏ: “bác sĩ, ông xem giùm sao tay tôi có cục ǵ ǵ nổi lên, dạo này thấy đau quá!” Đang lim dim mắt suy tư ông mở mắt, cầm lấy tay tôi, bấm vào vết sưng rồi hỏi: “Anh cảm thấy đau không?” Tôi gật đầu, ông nói: “Chắc có vấn đề chứ không phải mụt nhọt tự nhiên.” Ông bước ra ngoài, kêu một nhân viên người Mễ nói một tràng tiếng Anh lẫn tiếng Mễ. Trước đây tôi nghe nói Bác sĩ Bằng nói tiếng Mễ rất giỏi v́ nhân viên và bệnh nhân của ông đa số là người Mễ, cho nên ông đă học sau khi lấy bằng bác sĩ ở Hoa Kỳ. Ông bảo tôi: “Anh qua bên kia cho anh này chụp h́nh bàn tay của anh để tôi định bệnh.” Sau khi chụp xong, tôi trở về văn pḥng và chúng tôi tiếp tục câu chuyện về cuộc chiến. Trong khi cả hai chúng tôi đang phân tích về sự rút quân, đường nào thuận tiện và ít thất thoát hơn th́ anh nhân viên bước vào đưa hai tấm h́nh chụp bàn tay của tôi. Xem hai tấm phim, Bác sĩ Bằng quay qua qua hỏi tôi: “Anh có bị thương lần nào không?” Tôi trả lời ngay: “Trong đời TQLC tôi bị thương ba lần cả thảy.” Ông chỉ vào tấm phim rồi bảo tôi: “Đây, trong tay anh có một mảnh kim khí c̣n nằm ở đây và một khối mủ bọc bên ngoài.” Tôi giật ḿnh: “Chắc đây là mảnh đạn 130 ly của lần bị pháo ở Hạ Lào, v́ lần ấy tôi bị mảnh đạn cắt mất đầu ngón áp út bàn tay trái, có lẽ một mảnh đạn nào đă vào bàn tay tôi tay phải tôi, và ở yên đó.
Bởi v́ hai lần kia th́ bị ở chân và bụng mà thôi.” Bác sĩ bằng cười bảo tôi: “Chắc mảnh đạn này có duyên với anh đă đi theo anh sau cuộc chiến và di tản qua tận đất Mỹ. Thôi được, tôi sẽ cho anh thuốc trụ sinh, giảm đau rồi hôm nào rảnh rỗi , đến đây tôi mổ, gắp mảnh đạn pháo ra cho.”
Tôi cầm thuốc ra về, thấy an tâm v́ tôi được biết trước đây chuyên môn của Bác sĩ bằng là giải phẫu. Ông là bác sĩ nội trú, sau khi ra trường ông ở lại hai năm để học thêm về giải phẫu và măn khóa một lần với Bác sĩ Trung Chỉnh.
Tuần sau, thấy đau quá, tôi điện thoại cho Bác sĩ bằng để lấy hẹn mổ tay. lần này, thấy tôi vào, ông cười, gục gặt đầu: “Qua Mỹ, tôi ít có dịp để mổ, nhưng mà lấn này thử xem sao, ḿnh bây giờ lớn rồi, chắc không nhanh nhẹn như hồi c̣n trẻ.” Tôi cười: “Ông cứ xem như ḿnh mới đang trận hôm qua, và giờ đây ông ra tay tại chiến trường. là chiến binh, ḿnh có ǵ để sợ, phải không ông.”
Bác sĩ Bằng quay ra, bảo cô y tá người Mễ sắp đặt pḥng mổ. Độ 10 phút sau, ông dẫn tôi qua. Bước vào, tôi đă thấy cô y tá đăsẵn sang bên bàn mổ viớ đầy đủ dụng cụ, thuốc men. Bác sĩ bằng ra dấu cho tôi ngồi vào vị trí, đặt tay phải lên bàn mổ. Trong khi đeo găng tay, ông bảo tôi: “Tôi cố gắng , bởi v́ cũng đă lâu không mổ, nếu lấy không được coi như chuyện không xong nhé.” Tôi biết, đây là lời thận trọng của một y sĩ khi thi hành công tác và tôi thấy ḿnh cũng nên có một lời trấn tĩnh: “Tôi biết ông là thầy giải phẫu mà. Hơn nữa ḿnh là dân Thủy Quân Lục Chiến mà.” Có lẽ đoán tôi cũng là dân ch́, ông mỉm cười, không nói nhưng tôi thấy vẻ tự tin hiện lên ở ông khi ông bắt đầu thao tác giải phẫu. Ông bảo: “Tôi sẽ chích cho anh bốn mũi thuốc tê vào chỗ vết đau, ráng chịu nhé!” Tôi giật ḿnh. Chích bốn mũi thuốc tê vào bàn tay, nơi mà cảm giác dễ bị xúc cảm nhất th́ c̣n ǵ. Ôi bàn tay, bàn tay năm ngón đă từng đi lần ṃ vào những nơi cảm xúc nhất, gây nên biết bao ân oán, bàn tay bị người cho ăn đ̣n, trả ân, trả oán. Bốn mũi thuốc tê th́ c̣n đâu hở mi!!!
Đă lỡ chơi, th́ phải chịu đ̣n. Tôi làm bộ người hùng: “Thứ ǵ chứ thuốc tê th́ tôi đă quen hồi mổ bụng ở lần bị thương thứ ba.” Chích lần thứ nhất, tôi thấy tê tê. Đền mũi thứ hai, tôi bắt đầu nhổm đít và nghiến răng. Bác sĩ Bằng liếc mắt: “Anh thấy thế nào?” Tôi bặm môi: “Ông cứ tiếp tục.” Mũi thuốc tê thứ ba làm tôi toát mồ hôiv́ như tôi đă nói, tay là nơi dễ cảm xúc nhất và mũi thứ tư làm tôi chảy nước mắt, hai chân bấu chặt lấy giày và cố chịu đựng. Đến khi tiếng Bác sĩ Bằng thoảng bên tai: “Xong rồi.” tôi mở mắt nh́n vào vết tay, không c̣n cười nhưng vẫn giữ nét mặt cố b́nh thản. bác sĩ Bằng tháo găng tay vừa bước ra ngoài vừa nói với tôi: “Anh chờ đến khi thuốc ngấm, tôi sẽ vào tiếp tục.” Ông đi rồi, chỉ c̣n cô y tá Mễ và tôi. Cô nh́n tôi, đưa ngón tay cái lên gật đầu: “You are a good boy.” Tôi cười: “I’m a Marine.” Cô y tá c̣n quá trẻ, cô chỉ mới 24, 25 tuổi đời, có lẽ cô không hiểu tại sao một Marine lại ch́ như vậy, nhất là một người ngoại quốc như tôi, người nhỏ thó và không không to, cao, mập mạp như các chàng trai Mễ của cô. Thôi, mặc kệ cô ta, bốn mũi thuốc tê chích vào tay, đau thấy mẹ! “Chưa chắc các anh chàng Mễ to con của mày chịu được như tao.” Tôi nghĩ đến lúc ông Bằng cho dao kéo vào gắp ra mới là chuyện cần phải gồng ḿnh hơn nữa.
Độ 15 phút sau, Bác sĩ Bằng bước vào thấy tôi vẫn t́nh táo, ông cười: “Sao, anh thấy chỗ chích đă tê chưa.” “Có lẽ là được rồi, ông ạ! Xin ông cứ ra tay.” Bác sĩ Bằng mang bao tay vào, bắt đầu hành sự. Tôi thấy ônglấy dao nhỏ, rạch một chút xíu vào chỗ vết tê, cho một cây kim vào dọ dẫm, tay kia ông nặn nhè nhẹ cho mủ ở vết thương chảy ra. Ông nói nho nhỏ: “Anh thấy đau không?” “Không hề ǵ, ông cứ tiếp tục.” Đến khi ông nặn hết mủ và đưa cây kim qua lại vẫn không thấy ǵ, ông lấy dao rạch dài vết mổ th́ tôi không c̣n can đảm ngó nữa. tôi quay mặt đi chỗ khác, bặm môi chịu đựng. H́nh như ông đă thay cây kim bằng cái kềm Inox và đi sâu vào. Ông th́ thầm: “Sao, thấy ra sao?” “Không sao, cứ tiếp đi nào.” Bỗng tôi cảm thấy cái kềm đụng vào một vật cứng trong chỗ vết thương, tôi th́ thào: “H́nh như trúng nó rồi ông Bằng ơi.” Bác sĩ bằng không nói một lời nào, cố điều khiển cái kềm và độ khoảng 3 giây sau, ông rút cây kềm ra và bật lên: “Nó đây rồi.” Tôi quay mặt lại cũng thốt lên: “Ừ chính nó.” Bác sĩ Bằng không nói một lời, đặt cây kềm c̣n mảnh đạn lên bàn mổ rồi b́nh thản bước ra ngoài. Có lẽ ông đă trải qua một phút căng thẳng và cần lấy lại b́nh tĩnh. Bác ś bằng quay vào chùi rửa vết thương rồi nói: “Ban đầu, tôi tưởng ch́ cần cây kim nạy mảnh đạn ra nhưng không được, sau tôi phải rạch thêmvết mổ để đưa kềm vào gắp ra. Có lẽ anh đau lắm.”
Tôi không c̣n lời nào để nói nữa, đôi mắt nh́n vào mảnh đạn pháo trên bàn mổ. H́nh như tôi thấy như vừa hiện ra trước mắt tôi, chiến trường xưa như trở về.
Ầm… ầm …Tiếng đạn pháo từ đâu ập tới làm vang dội một góc trời xa lạ tận đâu đâu…Ừ, đây là đất Hạ Lào vào năm 1971. Lúc bấy giờ tôi là Trường Ban 3 Tiểu đoàn 4/Ḱnh ngư/Thủy Quân Lục Chiến với Tiểu đoàn trưởng là Đại Bàng Vơ Kỉnh. Tôi đang lien lạc với Trung úy Tho, Đại đội trưởng/ĐĐ 3, và Trung úy Đức, Đại đội trưởng/ĐĐ4 để chặn đợt tấn công bằng chiến xa của Cộng sản tại đồi 555 Hạ Lào, th́ bỗng tôi nghe tiếng nổ rất lớn, sát cách quân của Tiểu đoàn 4/TQLC. Lúc đó, tôi đang ngồi dưới hố với một người truyền tin, Chín Rỗ. Tôi nói với Chín Rỗ: “Mày gọi Đại Bàng xem ai bắn pháo gần ḿnh quá.” Chín Rỗ gọi xong trao ống liên hợp cho tôi: “Vũng Tàu, mày gọi về bảo ngư phở đi,” tiếng Đại Bàng Vơ Kỉnh oang oang trong máy. Tôi chụp máy của lữ đoàn: “Uông Bí! Uông Bí, ngư phở đi, ngư phở ngay.”, “Vũng tàu, Vũng tàu, mấy gánh phở của tao đă bán cho ba Tàu rồi (có nghĩa là đă trở thành ve chai, hết xài rồi đó bạn ạ!), của nó đó, của nó đó!!!”
Thôi rồi, đạn pháo 130 ly của thằng Cộng sản, nó dùng chiến thuật tấn công bằng chiến xa và pháo 130 ly vào Tiểu đoàn Cọp Biển Ḱnh Ngư trong khi chiến xa của chúng không lên nổi.
Ầm ầm, tiếng đạn nổ chát chúa, vung văi xung quanh. Bỗng bên tai tôi, tiếng Chín Rỗ thất thanh : “Ông thầy ơi! Em bị thương rồi!” Tôi quay lại, chân thằng Chín Rỗ đan chéo trên chân tôi, máu chảy xuống ướt cả quần tôi. Tôi vẫn áp ống liên hợp bên tai th́ nghe tiếng Đại Bàng Vơ Kỉnh: “Vũng tàu, Vũng tàu, cho chó ăn chè, cho chó ăn chè…”
Lại một lần nữa, con ḱnh ngư kẹt sóng hết vẫy vùng. Thật tội nghiệp cho những đứa con Mũ xanh trong một cuộc chiến không cân xứng giữa một tập đoàn Cộng sản quốc tế khát máu Nga-Tàu-Việt Cộng và Việt Nam Cộng Ḥa với một người đồng minh không tốt, không chịu yểm trợ khi quân lực Việt Nam Cộng Ḥa tấn công vào Hạ Lào, do một hiệp định nào đó mà họ đă kư kết.
Tôi th́ thào bên Chín rỗ: “Ḿnh rút thôi, không chịu nổi pháo địch.” Chín rỗ đưa mắt trừng trừng nh́n tôi: “Ông thầy chạy đi, tôi không đi được đâu, vết thương nặng lắm.” Tôi cố lôi Chín Rỗ lên mặt hầm nhưng hắn tŕ lại. “Đi đi, chết đến nơi rồi!” Không c̣n cách nào hơn, tôi chụp lấy mày truyền tin, chạy thoát ra vùng lửa đạn trong khi cảm thấy ḿnh cũng bị thương ở tay. Th́ ra bây giờ tôi mới nhớ lại, ngoài mảnh đạn cắt ngón tay áp út bên bàn tay trái, c̣n một mảnh nhỏ lọt vào gan bàn tay trái mà tôi không hay sau gần 30 năm bây giờ mới phát giác. (Quí vị bạn đọc nếu muốn biết rơ hơn trận Hạ Lào xin đọc bài “Đêm Hạ Lào, sao đêm dài quá” trong hồi kư “Những bước chân âm thầm” của Mũ xanh Trần Vệ)
Sau khi may lại vết mổ, Bác sĩ bằng sai cô y tá lấy một lọ nhỏ có dung dịch, bỏ mảnh đạn pháo 130 ly vào rồi đậy nắp lại trao cho tôi: “Đây, tôi tặng anh mảnh đạn pháo của Cộng sản Việt nam, xem như kỷ vật, anh giữ lấy để nhớ đến một thời chiến đấu cho đất nước Việt Nam thân yêu.”
Tôi cầm lấy lọ dung dịch có chứa mảnh đạn pháo với lời thân tặng mà nghẹn ngào. Có lẽ đây là lần đầu trong đợi quân ngũ, tôi nhận một kỷ vật cao quư rất hiện thực nói lên tang chứng của một cuộc chiến mà kẻ khát máu, tàn bạo c̣n để lại rơ ràng không chối căi. Mảnh đạn này nếu đenm xét nghiệm th́ rơ ràng là từ một đạn pháo của Nga Tàu viện trợ cho Cộng sản Bắc Việt trong một tập đoàn Cộng sản muốn nhuộm đỏ miền Nam Việt Nam, là tiền đồn của Tự Do thế giới để sau đó chùng đi chiếm nốt Thế giới tự do.
Tôi nh́n lại vết mổ đă được khâu lại do bác sĩ TQLC Phạm vũ Bằng giải phẫu ngảy hôm nay, tháng 4/2008, sau gần 30 năm tại đất khác quê người để xin vị Tư lệnh TQLC coi lại trong kho huy chương của Người đă phân phát trong cuộc chiến vừa qua, nếu c̣n xin dành lại hai huy chương tặng cho Bác sĩ Phạm Vũ Bằng đă thành công ca mổ muộn màng này, và cho tôi, Thiếu tá TQLC Trần Vệ, đă mang một mảnh đạn pháo 130 ly suốt một cuộc hành tŕnh H.O từ Hạ Lào, sau 30/4/1975 với 13 năm tù đày tại Bắc Việt và 15 năm sống lưu vong ở đất Mỹ làm nơi quê hương thứ hai này. Tôi cũng cám ơn Người, nếu đă cạn huy chương, cũng xin cho một lời chúc lành v́ cả hai đă dâng suốt cuộc đời trai trẻ cho binh chủng Thủy Quân Lục Chiến…
Viết để kỷ niệm ngày 30/4/2008
Mũ xanh TQLC Thiếu Tá Trần Vệ.
The Following 4 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
Lễ Tưởng Niệm 81 Chiến Sĩ Nhẩy Dù Tại Peek Family Funeral, Nam California September 29th 2020
Trong thời tiết nắng tươi đẹp của miền Nam California, trên ba mươi cựu quân dân cán chính và thế hệ thứ hai Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH) đă tề tựu tại khu vực Thuyền Nhân, Peek Family Funeral, thành phố Westminster, Quận Cam, Nam California lúc 10 giờ sáng ngày Thứ Ba 29 tháng 9 năm 2020, để cử hành giản dị nhưng trang trọng một lễ tưởng niệm trước mộ phần của 81 chiến sĩ Nhẩy Dù Thuộc Quân Lực VNCH đă được an nghỉ tại khu vực nghĩa trang này vào ngày 26 tháng 10 năm 2019.
PHam Gia Dai
Giở lại trang lịch sử: Được biết vào ngày 11 Tháng Mười Hai, năm 1965, Tiểu Đoàn 3 và Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù chuẩn bị chuyển về Sài G̣n sau khi hoàn tất một cuộc hành quân, th́ được lệnh của Quân Đoàn 2 ở lại để đánh giải vây cho Sư Đoàn Mănh Hổ của Nam Hàn đang bị kẹt ở Tuy Ḥa. Trên đường bay, Đại Đội 72 thuộc Tiểu Đoàn 7 trên chiếc máy bay C-123 định mệnh đă gặp nạn tại một vùng hẻo lánh tại Tuy Ḥa. Măi đến năm 1974 mới t́m được hài cốt và được chuyển về Băng Cốc, Thái Lan để giảo nghiệm. Hài cốt của 4 phi công Mỹ được đưa về Arlington, Hoa Kỳ và năm 1986, hài cốt c̣n lại của 81 chiến sĩ nhẩy dù mới được chuyển về Cơ Quan T́m Kiếm Tù Binh/Người Mất Tích tại Hawaii, và nằm ở đó măi cho đến ngày 26-10-2019 mới hoàn tất nghi lễ an táng tại nghĩa trang Peek Family Funeral, nam California.
The Following 5 Users Say Thank You to cha12 ba For This Useful Post:
10/08/20 - ...Trong khi chính phủ QGVN rồi VNCH tôn trọng hiệp định Genève, thi hành nghiêm túc tất cả những quy định trong hiệp định Genève, th́ nhà nước VNDCCH đă có kế hoạch vi phạm hiệp định, ngay từ trước khi hiệp định được kư kết và cả sau khi hiệp định được kư kết. Đặc biệt VNDCCH vi phạm hiệp định có “biên nhận” do Trung Cộng cung cấp. Năm 1973, chuyện vi phạm hiệp định Paris lại tái diễn. Do đó, chẳng những “đừng tin những ǵ cộng sản nói” (lời tổng thống Nguyễn Văn Thiệu), mà c̣n đừng tin những ǵ cộng sản viết, và cũng đừng tin những ǵ cộng sản cam kết, dù cam kết trên giấy tờ như hiệp định Genève...
Gần đây, nhân chuyện phim The Vietnam War ra mắt, có nhiều người bàn luận sôi nổi. Có người c̣n đặt câu hỏi ai đă vi phạm hiệp định Genève để đưa đến chiến tranh?
Hiệp định Genève ngày 20-7-1954 chia hai Việt Nam ở vĩ tuyến 17. Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa (VNDCCH) ở phía bắc, thường được gọi là Bắc Việt Nam (BVN). Quốc Gia Việt Nam (QGVN), đổi thành Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH) ngày 26-10-1955, ở phía nam, thường được gọi là Nam Việt Nam (NVN).
1.- Hiệp định Genève không đề cập chuyện thống nhất đất nước
Danh xưng chính thức đầy đủ của hiệp định Genève về Việt Nam là Hiệp định đ́nh chỉ chiến sự ở Việt Nam, được viết bằng hai thứ tiếng Pháp và Việt, có giá trị như nhau. Ngoài Pháp và VNDCCH tức Việt Minh, các nước khác cùng kư vào hiệp định Genève c̣n có Anh, Liên Xô, Trung Cộng, Lào, Cambodia. Hai chính phủ QGVN và Hoa Kỳ không kư vào bản hiệp định nầy.
Hiệp định đ́nh chỉ chiến sự ở Việt Nam gồm có 6 chương, 47 điều, chỉ là một hiệp định có tính cách thuần túy quân sự, hai bên ngưng chiến đấu, rút quân về vị trí chỉ định trong hiệp định, thời biểu rút quân... Hiệp định không đưa ra một giải pháp chính trị nào cho tương lai Việt Nam, nghĩa là hoàn toàn không đề cập đến chuyện tổng tuyển cử thống nhứt đất nước.
Gần một năm sau, thủ tướng QGVN Ngô Đ́nh Diệm tuyên bố trên đài phát thanh Sài G̣n ngày 6-7-1955 rằng chính phủ QGVN không kư các văn kiện Genève nên không bị ràng buộc phải thi hành hiệp định nầy. Chính phủ QGVN không phản đối nguyên tắc tổng tuyển cử, nhưng không có bằng chứng cho thấy VNDCCH đặt quyền lợi quốc gia lên trên quyền lợi Quốc tế Cộng sản. (John S. Bowman, The Vietnam War, Day by Day, New York: The Maillard Press, 1989, tr. 17.)
Ngày 19-7-1955, thủ tướng VNDCCH là Phạm Văn Đồng gởi thư cho thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm yêu cầu mở hội nghị hiệp thương bắt đầu từ ngày 20-7-1955, như đă quy định trong hiệp định Genève ngày 20-7-1954, để bàn về việc tổng tuyển cử nhằm thống nhứt đất nước. Ngày 10-8-1955, thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm bác bỏ đề nghị của Phạm Văn Đồng, và xác nhận lại chủ trương của chính phủ QGVN đă được đưa ra ngày 6-7-1955. Quốc Gia Việt Nam được đổi thành Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH) ngày 26-10-1955.
Tuy chính phủ VNCH nhiều lần từ chối, thủ tướng VNDCCH Phạm Văn Đồng vẫn nhắc lại đề nghị nầy hằng năm vào các ngày 11-5-1956, 18-7-1957, và 7-3-1958, nhằm chứng tỏ VNDCCH quan tâm đến chuyện thống nhứt đất nước, và tuyên truyền với các nước trên thế giới. Lần cuối, tổng thống VNCH Ngô Đ́nh Diệm, bác bỏ đề nghị của Phạm Văn Đồng vào ngày 26-4-1958.
Hiệp định Genève hoàn toàn không đề cập đến chuyện tổng tuyển cử thống nhất đất nước, nên luận điệu của VNDCCH cho rằng VNCH không hiệp thương để tổng tuyển cử, vi phạm hiệp định Genève, là luận điệu vu cáo trắng trợn. Luận điệu vu cáo nầy được cộng sản lập đi lập lại nhiều lần, cho đến ngày nay trong nước vẫn c̣n tồn tại luận điệu vu cáo nầy.
2.- Việc tổng tuyển cử được đề cập trong bản tuyên bố không chữ kư
Sau khi Hiệp định đ́nh chỉ chiến sự ở Việt Nam cùng các hiệp định đ́nh chỉ chiến sự ở Lào và Cambodia được kư kết, các phái đoàn tham dự hội nghị Genève họp tiếp vào ngày 21-7-1954, nhằm bàn thảo bản “Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại ḥa b́nh ở Đông Dương”.
Bản tuyên bố gồm 13 điều; quan trọng nhứt là điều 7, ghi rằng: “Hội nghị tuyên bố rằng đối với Việt Nam, việc giải quyết các vấn đề chính trị thực hiện trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc độc lập, thống nhất và toàn vẹn lănh thổ, sẽ phải làm cho nhân dân Việt Nam được hưởng những sự tự do căn bản, bảo đảm bởi những tổ chức dân chủ thành lập sau tổng tuyển cử tự do và bỏ phiếu kín. Để cho việc lập lại ḥa b́nh tiến triển đến mức cần thiết cho nhân dân Việt Nam có thể tự do bày tỏ ư nguyện, cuộc Tổng tuyển cử sẽ tổ chức vào tháng 7-1956 dưới sự kiểm soát của một Ban Quốc tế gồm đại biểu những nước có chân trong Ban Giám sát và Kiểm soát Quốc tế đă nói trong Hiệp định đ́nh chỉ chiến sự. Kể từ ngày 20-7-1955 những nhà đương cục có thẩm quyền trong hai vùng sẽ có những cuộc gặp gỡ để thương lượng về vấn đề đó.” (Thế Nguyên, Diễm Châu, Đoàn Tường, Đông Dương 1945-1973, Sài G̣n: Tŕnh Bày, 1973, tr. 53. Bản Pháp văn: google.com.fr., chữ khóa: Déclaration finale de la Conférence de Genève en 1954.)
Chủ tịch phiên họp là Anthony Eden (ngoại trưởng Anh) hỏi từng phái đoàn, th́ bảy phái đoàn là Anh, Pháp, Liên Xô, Trung Cộng, VNDCCH, Lào và Cambodia trả lời miệng rằng “đồng ư”. Tất cả đều trả lời miệng, không phái đoàn nào kư tên vào bản tuyên bố, nghĩa là bản tuyên bố không có chữ kư.
Đây chỉ là lời tuyên bố (déclaration) của những phái đoàn, có tính cách dự kiến tương lai Việt Nam. Một văn kiện quốc tế không có chữ kư, th́ không thể là một hiệp ước, v́ không ai kư tên cam kết để thi hành những điều đă cùng nhau thỏa ước (nên mới gọi là hiệp ước). Bản tuyên bố không chữ kư chỉ có tính cách gợi ư, hướng dẫn mà thôi. Hơn nữa, những hiệp định với đầy đủ chữ kư mà c̣n bị CSVN vi phạm trắng trợn, huống ǵ là một bản tuyên bố không chữ kư? (Ở đây xin đưa ra một ví dụ đơn giản: hai người nam nữ tuyên bố kết hôn mà không kư kết hôn ước th́ có hợp pháp hay không?)
Phái đoàn QGVN và phái đoàn Hoa Kỳ không kư vào Hiệp định đ́nh chỉ chiến sự ở Việt Nam ngày 20-7-1954 và cũng không đồng ư bản “Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại ḥa b́nh ở Đông Dương” ngày 21-7-1954. Hai phái đoàn QGVN và Hoa Kỳ đă đưa ra tuyên bố riêng của mỗi phái đoàn để minh định lập trường của ḿnh.
Chính phủ QGVN dưới quyền quốc trưởng Bảo Đại và thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm thi hành đúng đắn hiệp định Genève ngày 20-7-1954, tập trung và rút toàn bộ lực lượng QGVN về miền Nam vĩ tuyền 17 đúng thời hạn và đúng theo quy định của hiệp định Genève. Điều nầy chẳng những báo chí lúc bấy giờ đă tŕnh bày, mà cho đến nay, không có tài liệu nào cho thấy là chính phủ QGVN đă vi phạm hiệp định Genève.
Riêng bản “Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève...” ngày 21-7-1954 không có chữ kư, không ai kư tên cam kết sẽ thi hành, chỉ có tính cách khuyến cáo mà thôi, nên không bắt buộc VNCH phải thi hành. V́ vậy, cũng không thể vu cáo Việt Nam Cộng Ḥa và Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm không thi hành hiệp định Genève, rồi động binh gây chiến.
3.- Ai vi phạm Hiệp định Genève?
Muốn biết ai vi phạm hiệp định Genève, xin trở lại thời gian hội nghị Genève. Hội nghị khai mạc ngày 8-5-1954, kéo dài cho đến ngày 21-7-1954, có thể chia thành hai giai đoạn: giai đoạn thứ nhứt từ ngày 8-5 đến ngày 20-6-1954; giai đoạn thứ hai từ ngày 10-7-1954 đến ngày 21-7-1954.
Giữa hai giai đoạn là thời gian 20 ngày tạm nghỉ để các phái đoàn về nước tham khảo và nghỉ ngơi. Trong thời gian nầy, xảy ra ba sự kiện quan trọng: 1) Tại Pháp, Mendès France được cử làm thủ tướng ngày 17-6-1954. Ông hứa hẹn với dân chúng Pháp sẽ giải quyết vấn đề Đông Dương trong ṿng bốn tuần lễ, và sẽ kư kết hiệp ước đ́nh chiến chậm nhứt là ngày 20-7-1954, nghĩa là Pháp dứt khoát rời bỏ Việt Nam. 2) Tại Việt Nam, Ngô Đ́nh Diệm được quốc trưởng Bảo Đại đề cử giữ chức thủ tướng QGVN. Ông Diệm nhận chức ngày 7-7-1954, thường được gọi là ngày “Song thất”. 3) Thủ tướng và là trưởng phái đoàn Trung Cộng tại hội nghị Genève, Châu Ân Lai về nước trong thời gian nghỉ họp, mời Hồ Chí Minh (HCM), chủ tịch VNDCCH, bí mật gặp nhau tại Liễu Châu thuộc tỉnh Quảng Tây (Trung Hoa), từ ngày 3 đến ngày 5-7-1954. Lúc đó, dư luận thế giới hoàn toàn không hay biết đến hội nghị quan trọng nầy.
Hội nghị Liễu Châu giữa Châu Ân Lai và HCM diễn ra từ ngày 3 đến ngày 5-7-1954, tức trước khi hiệp định Genève được kư kết. Tháp tùng theo HCM có Vơ Nguyên Giáp và Hoàng Văn Hoan. Vào họp, Châu Ân Lai báo cho phái đoàn Việt Minh biết có ba cách để đối phó với t́nh h́nh mới: 1) Thượng sách là ḥa. 2) Trung sách là đánh rồi ḥa. 3) Hạ sách là đánh tiếp.
Châu Ân Lai khuyên HCM và Việt Minh chấp nhận thượng sách là ḥa để tránh mở rộng chiến tranh, v́ nếu mở rộng chiến tranh, Hoa Kỳ có thể can thiệp. Theo Châu Ân Lai, Việt Minh nên giải quyết riêng chuyện Việt, Miên, Lào, đồng thời chia hai Việt Nam ở khoảng vĩ tuyến 16. Với kinh nghiệm Trung Cộng qua chiến tranh Triều Tiên, Châu Ân Lai khuyên HCM không nên đ̣i hỏi thái quá, khiến Pháp sẽ ở vào thế phải nhờ Hoa Kỳ can thiệp. Cũng theo Châu Ân Lai, trong trường hợp Hoa Kỳ can thiệp vào chiến tranh Việt Nam, với binh lực hùng hậu, Hoa Kỳ có thể lật ngược t́nh thế như trong chiến tranh Triều Tiên trước đây. Như vậy, theo Châu Ân Lai, Việt Minh sẽ đuổi được kẻ địch yếu (Pháp), nhưng lại rước kẻ địch mạnh (Hoa Kỳ). Hơn nữa, cũng theo Châu Ân Lai, Việt Minh nên giúp thủ tướng Mendès-France để ông ta không bị quốc hội Pháp lật đổ. Nếu Mendès France không thành công, chính phủ Mendès France sẽ bị lật đổ, th́ có thể bất lợi cho phía cộng sản. (Tiền Giang, Châu Ân Lai dữ Nhật-Nội-Ngơa hội nghị [Châu Ân Lai và hội nghị Genève] Bắc Kinh: Trung Cộng đảng sử xuất bản xă, 2005, bản dịch của Dương Danh Dy, tựa đề là Vai tṛ của Châu Ân Lai tại Genève năm 1954, chương 27 “Hội nghị Liễu Châu then chốt”. Nguồn: Internet).
Châu Ân Lai c̣n bàn thêm rằng sau khi chia hai Việt Nam, Việt Minh rút quân về phía Bắc Việt Nam (BVN), nhưng không có nghĩa là Việt Minh rút hết vơ khí, mà vơ khí nào cất giấu được, th́ phân tán mà cất giấu để tránh bị phát hiện. Hồ Chí Minh và phái đoàn Việt Minh chấp nhận thi hành kế hoạch của Châu Ân Lai.
Tại hội nghị nầy, Vơ Nguyên Giáp đưa ra kế hoạch là sẽ chỉ rút những người làm công tác chính trị bị lộ diện; phần c̣n lại th́ ở lại để chờ đợi thời cơ nổi dậy. Số ở lại có thể đến 10,000 người. Việt Minh cộng sản chẳng những chôn giấu vơ khí, lưu 10,000 cán bộ, đảng viên ở lại Nam Việt Nam (NVN), mà c̣n gài những cán bộ lănh đạo cao cấp ở lại NVN như Lê Duẩn, Vơ Văn Kiệt, Mai Chí Thọ, Cao Đăng Chiếm... (Huy Đức, Bên thắng cuộc, tập I: Giải phóng, New York: Osinbook, 2012, tt. 271-273).
Sau hội nghị Liễu Châu, trong báo cáo của HCM tại hội nghị Ban chấp hành Trung ương đảng Lao Động ngày 15-7-1954, HCM chỉ nhắc sơ là có gặp và trao đổi với thủ tướng Châu Ân Lai. Việt Minh không công khai loan báo kế hoạch của Châu Ân Lai cũng như kế hoạch mai phụjc cán bộ ở lại miền Nam của Vơ Nguyên Giáp để chờ đợi thời cơ nổi dậy. Lư do đơn giản là nếu công khai, th́ sẽ bị lộ ra âm mưu vi phạm hiệp định Genève. Về sau, khi ấn hành lại bản báo cáo nầy trong Hồ Chí Minh toàn tập tập 7, Nxb Chính Trị Quốc Gia, th́ ban biên tập chỉ chú thích sơ lược cuộc gặp gỡ ở cuối trang 315.
Về phía Châu Ân Lai, sau khi hội nghị Genève kết thúc ngày 21-7-1954, th́ Trung Cộng mới đăng lên Nhân Dân Nhật Báo ở Bắc Kinh ngày 8-8-1954 bản “Tuyên bố về cuộc hội đàm Trung-Việt của chính phủ Trung Quốc”, được dịch nguyên văn như sau:
“Thủ tướng nước Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa Châu Ân Lai và chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa Hồ Chí Minh đă cử hành hội đàm tại biên giới Trung-Việt từ ngày 3 đến ngày 5 tháng 7 năm 1954. Thủ tướng Châu Ân Lai và chủ tịch Hồ Chí Minh đă trao đổi ư kiến đầy đủ về vấn đề khôi phục ḥa b́nh tại Đông Dương và các vấn đề có liên quan khác. Tham gia hội nghị c̣n có: Hoàng Văn Hoan, đại sứ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa tại Trung Quốc và Kiều Quán Hoa, cố vấn đoàn đại biểu nước Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa tại hội nghị Genève.” (Tiền Giang, sđd., bản dịch đă dẫn, chương: “Hội nghị Liễu Châu then chốt”. Nguồn: Internet) Bản tuyên bố nầy cũng chỉ xác nhận có cuộc hội họp giữa Châu Ân Lai và HCM mà không đề cập đến nội dung chi tiết, như việc chôn giấu vơ khí, hay cài cán bộ ở lại NVN.
Kết luận
Như thế, rơ ràng trong khi chính phủ QGVN rồi VNCH tôn trọng hiệp định Genève, thi hành nghiêm túc tất cả những quy định trong hiệp định Genève, th́ nhà nước VNDCCH đă có kế hoạch vi phạm hiệp định, ngay từ trước khi hiệp định được kư kết và cả sau khi hiệp định được kư kết. Đặc biệt VNDCCH vi phạm hiệp định có “biên nhận” do Trung Cộng cung cấp.
Năm 1973, chuyện vi phạm hiệp định Paris lại tái diễn. Do đó, chẳng những “đừng tin những ǵ cộng sản nói” (lời tổng thống Nguyễn Văn Thiệu), mà c̣n đừng tin những ǵ cộng sản viết, và cũng đừng tin những ǵ cộng sản cam kết, dù cam kết trên giấy tờ như hiệp định Genève.
20.10.2017
TRẦN GIA PHỤNG
The Following 4 Users Say Thank You to cha12 ba For This Useful Post:
--> Nếu đă là VNCH th́ chúng ta giờ đây lại lưu vong ha bác...Hết Genève rồi cứ thế mà đến Paris, Mỹ đă bán đứng VNCH, th́ Hoàng Sa, Trường Sa chỉ là chuyện đương nhiên mà thôi...bằng chứng lịch sử đă cho thấy 0 thể nào chối căi, nhưng mà sao lại có người tự xưng là tiến sĩ, là kỹ sư thông thạo lịch sử do CS viết, rồi vác đầu đi ủng hộ Trump chỉ v́ cái ảo tưởng chỉ có Trump mới diệt được Tập..? Chuyện khó tin nhưng mà có thật vậy ! Chưa hết, họ c̣n vỗ ngực rầm rầm như đười ươi King Kong rằng ta đây ái quốc đúng nghĩa ! :ran t:
The Following 2 Users Say Thank You to thangtram For This Useful Post:
--> Nếu đă là VNCH th́ chúng ta giờ đây lại lưu vong ha bác...Hết Genève rồi cứ thế mà đến Paris, Mỹ đă bán đứng VNCH, th́ Hoàng Sa, Trường Sa chỉ là chuyện đương nhiên mà thôi...bằng chứng lịch sử đă cho thấy 0 thể nào chối căi, nhưng mà sao lại có người tự xưng là tiến sĩ, là kỹ sư thông thạo lịch sử do CS viết, rồi vác đầu đi ủng hộ Trump chỉ v́ cái ảo tưởng chỉ có Trump mới diệt được Tập..? Chuyện khó tin nhưng mà có thật vậy ! Chưa hết, họ c̣n vỗ ngực rầm rầm như đười ươi King Kong rằng ta đây ái quốc đúng nghĩa ! :ran t:
:handshake :
Thời đại bây giờ thật giả khó lường mà bạn.
Miệng nói VNCH bị CSVN đuổi rút cổ chạy như vịt..tay cầm vàng???
The Following 3 Users Say Thank You to cha12 ba For This Useful Post:
Câu chuyện cảm động về tác phẩm ‘Ḷng Mẹ’ của Nhạc Sĩ Y Vân
10/20/20
Những câu ca mộc mạc, êm ái trong ca khúc Ḷng mẹ đă theo tiếng ru của những người mẹ đưa không biết bao nhiêu thế hệ những người con đi vào giấc ngủ b́nh yên. Có thể nói “Ḷng mẹ” của nhạc sĩ Y Vân là “ca khúc quốc dân về Mẹ”, bởi lẽ, theo thời gian, theo sự phát triển của âm nhạc cùng với sự thay đổi về thị hiếu người nghe, th́ Ḷng mẹ vẫn giữ cho ḿnh một chỗ đứng vững chắc.
Qua ca khúc, có thể thấy t́nh cảm tuyệt vời mà nhạc sĩ Y Vân gửi tặng cho mẹ ḿnh. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, đằng sau ca khúc ấy c̣n có một câu chuyện cảm động về thứ t́nh cảm thiêng liêng ấy.
Y Vân là nghệ danh của cố nhạc sĩ khi bước vào con đường sáng tác. Tên thật của ông là Trần Tấn Hậu, sinh vào năm 1933, tại Hà Nội. Sinh ra trong một gia đ́nh đông con, gia cảnh nghèo khó lại sớm mồ côi cha, bao gánh nặng cơm áo gạo tiền dồn hết lên vai gầy của mẹ. Cả tuổi thơ và đằng sau mỗi giai đoạn thăng trầm của ông đều có bóng dáng của bà. Có lẽ v́ vậy mà trong đoạn đầu bài hát, ông đă miêu tả Ḷng mẹ thông qua những h́nh ảnh thiên nhiên thân thuộc:
“Ḷng mẹ bao la như biển Thái B́nh dạt dào,
T́nh mẹ tha thiết như ḍng suối hiền ngọt ngào
Lời mẹ êm ái như đồng lúa chiều ŕ rào
Tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng mẹ yêu
Ḷng mẹ thương con như vầng trăng tṛn mùa thu
T́nh mẹ yêu mến như làn gió đùa mặt hồ
Lời ru man mác êm như sáo diều dật dờ
Nắng mưa sớm chiều vui cùng tiếng hát trẻ thơ”
“Biển dạt dào”, “ḍng suối hiền”, “đồng lúa”, “vầng trăng”, “làn gió”, “sáo diều”, “tiếng hát”…. Đây chẳng phải là toàn bộ thế giới trẻ thơ đó sao? Và ở thế giới đó, đâu đâu cũng mang h́nh bóng mẹ hiền. Nhờ có công ơn sinh thành dưỡng dục của người mẹ, những “người con” mới cảm nhận được thế giới này.
Hiểu được t́nh cảm và sự vất vả của mẹ, nhạc sĩ Y Vân đă sớm đi dạy đàn để phụ giúp gia đ́nh. Gia cảnh nghèo khó đă góp phần tạo nên một người nhạc sĩ nặng t́nh, trưởng thành và có trách nhiệm nhưng đó cũng chính là rào cản khiến măi về sau ông không thôi day dứt về mối t́nh đầu với cô gái tên Tường Vân. Nghệ danh của cố nhạc sĩ chính là minh chứng cho điều này – Y Vân có nghĩa là Yêu Vân.
Sau mối t́nh đầu đứt gánh, ông và gia đ́nh chuyển vào Sài G̣n sinh sống vào khoảng năm 1954. Tại Sài G̣n ông vừa viết nhạc, vừa chơi nhạc cho các ban nhạc ở các pḥng trà. Mẹ ông vẫn tảo tần chăm sóc cả gia đ́nh.
Vào một đêm khuya năm 1959, sau khi xong việc tại pḥng trà, ông vội vàng đến đồn cảnh quan để bảo lănh mẹ – người đang bị tạm giam do vi phạm lệnh giới nghiêm. Sự việc này chính là điều đă đẩy cao cảm xúc của người nhạc sĩ ấy để ông thức trắng đêm viết lên ca khúc Ḷng mẹ. Ngay ngày hôm sau, ca khúc lần đầu tiên được đích thân nhạc sĩ tŕnh bày trước sự chứng kiến của mẹ. Không có sân khấu xa hoa, không có ca sĩ nổi tiếng nhưng phần tŕnh diễn đó là sân khấu đầy cảm xúc nhất. Người mẹ tần tảo, trăm cay ngh́n đắng nuôi lớn đàn con thơ, người v́ mải lo giặt quần áo cho cả nhà mà vô t́nh phạm luật giới nghiêm đến bị tạm giam cũng là người nhận được t́nh cảm thiết tha được thấu hiểu bởi chính người con của ḿnh, bà đă không ḱm được những ḍng lệ hạnh phúc. Người ta nói, phải nuôi con th́ mới thấu được ḷng mẹ:
“Thương con thao thức bao đêm trường…
Lặn lội gieo neo nuôi con tới ngày lớn khôn…
Bao năm nước mắt như suối nguồn…
Dù cho mưa gió không quản thân gầy mẹ hiền
Một sương hai nắng cho bạc mái đầu buồn phiền…”
Nhưng nay, qua ca khúc đó, “Mẹ” biết rằng “Con của mẹ” vẫn luôn luôn thấu hiểu và với “con” b́nh yên nhất vẫn là “dưới bóng mẹ yêu”:
“Dù ai xa vắng trên đường sớm chiều về đâu
Dù khi mưa gió tháng ngày trong đời bể dâu
Dù cho phai nắng nhưng ḷng thương chẳng lạt màu
Vẫn mong quay về vui vầy dưới bóng mẹ yêu”
Năm 1992, nhạc sĩ Y Vân mất. Trong tang lễ, mẹ ông không hề rơi nước mắt. Nhưng câu nói của bà trước di hài cố nhạc sĩ đă cho thấy t́nh yêu to lớn và sự thấu hiểu mà bà dành cho con cái, cũng khiến cho những người xung quanh không nguôi xót xa: “Người đời thường nói, con đi trước mẹ là bất hiếu, nhưng mẹ chẳng trách con đâu bởi con đă làm tṛn chữ hiếu ngay từ lúc viết xong bài “Ḷng mẹ””…
Có lẽ vị trí vững chắc của “Ḷng mẹ” trong ḍng chảy thời gian, âm nhạc xuất phát từ “cái hồn” của ca khúc. Mỗi lần nghe lại là một lần chạm vào nơi sâu thẳm trái tim, nơi mà mỗi người chúng ta dành riêng một vị trí cho gia đ́nh và cho Mẹ.
(Nguồn: Thời Xưa)
The Following 3 Users Say Thank You to cha12 ba For This Useful Post:
Cố Tổng Thống Trần Văn Hương , người VNCH chính thống !
10/20/20
TRẦN VĂN HƯƠNG
Thái Bá Tân
Đă nhiều lần nghe nói,
Không biết có đúng không.
Nhưng có lẽ là đúng.
Nghe mà nhói trong ḷng.
Hai ngày sau nhậm chức,
Tổng thống Trần Văn Hương
Được đại sứ nước Pháp
Trao bức thư dị thường.
Đó là bức thư mật
Của chính quyền Trung Hoa,
Hứa viện trợ, giúp đỡ
Nước Việt Nam Cộng Ḥa
Đánh bại quân Bắc Việt.
Ông từ dưới đánh lên.
Họ từ trên đánh xuống,
Rồi ép cả hai bên.
Miền Bắc thua, lúc ấy
Ông vẫn giữ nước ông.
Họ sẽ chiếm Miền Bắc.
Cả hai cùng hài ḷng.
Một đề nghị hấp dẫn,
Nhất là khi sắp thua.
Thư từ đại sứ Pháp.
Nghiêm túc, không phải đùa.
Không cần phải cân nhắc,
Tổng thống Hương nói: “Không!
Chúng tôi thà mất nước
Cho Bắc Việt. Các ông,
Các ông th́ không được.
Các ông là ngoại bang”.
Và mấy hôm sau đó
Ông kư giấy chuyễn quyền
*
Tôi thành thật xin lỗi
Tổng thống Trần Văn Hương,
Một người con yêu nước,
Một nhân cách phi thường.
Xin lỗi v́ ngày trước
Bị nhồi sọ, bốc đồng
Tôi đă từng căm ghét
Tổng thống Diệm và Ông.
_________
TRẦN VĂN HƯƠNG
Ngày Hăm Chín tháng Tư
Năm Bảy Lăm, một ngày
Trước Sài G̣n thất thủ,
Điện thoại réo gắt gay.
Đó là đại sứ Mỹ
Gọi điện thoại dục ông
Phải gấp rút di tản.
Nhưng ông đă nói không.
“Tôi t́nh nguyện ở lại
Để chia sẻ phần nào
Cái nhục người mất nước
Của quốc dân đồng bào”.
Sau đấy ông bị bắt,
Bị giam suốt ba năm
Ở đường Phan Thanh Giản,
Trong căn hẻm tối tăm.
Năm Một Chín Bảy Tám,
Người ta trả cho ông
Quyền công dân, quốc tịch.
Nhưng ông lại nói không.
“Tôi không thể nhận nó.
Các quân nhân Miền Nam
Tuân lệnh, rồi ...ngừng bắn,
Nay đang bị tù giam.
Với tư cách tổng thống,
Tôi đau xót trong ḷng,
Nên không muốn, không thể
Làm công dân các ông.
Năm Một Chín Tám Hai, (27 tháng 1 năm 1982)
Ông chết ở tư gia.
Vẫn công dân, quốc tịch
Nước Việt Nam Cộng Ḥa.
Last edited by cha12 ba; 10-21-2020 at 00:30.
The Following 3 Users Say Thank You to cha12 ba For This Useful Post:
Tổng Thống Richard Nixon đang chúc lành với Thủ Tướng Châu Ân Lai tại Bắc Kinh tháng Hai năm 1972. (Getty Images)
Thời gian gần đến ngày bầu cử, có hai dư luận trái ngược về sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam. Nhóm thứ nhất: Một số người Việt cho rằng chính phủ Mỹ, hiện nay đại diện là Tổng Thống Donald Trump, sẽ đánh bại Trung Cộng trên phương diện kinh tế cũng như quân sự. Một khi mà Trung Cộng sụp đổ, th́ Cộng Sản Việt Nam sẽ “thoát Trung,” nghĩa là thoát khỏi sự kềm kẹp của Cộng Sản Trung Hoa, từ đó, sẽ hướng về Hoa Kỳ, và dần dần sẽ đi theo chế độ Tự Do, Dân Chủ mà Hoa Kỳ đang lănh đạo. Như vậy, gián tiếp, Mỹ sẽ giúp Việt Nam. Người Việt nào không bầu cho Donald Trump th́ là người ủng hộ Cộng Sản. Cũng cùng quan điểm này, nhiều người Việt cho rằng nếu Biden đắc cử, th́ nước Mỹ sẽ thành nước Cộng Sản, Trung Cộng sẽ thống lĩnh nước Mỹ.
Nhóm thứ hai: Tổng Thống Trump chỉ dọa Trung Cộng để buộc Bắc Kinh phải lép vế trước Hoa Kỳ trong vấn đề kinh tế, không thực sự có việc đánh Trung Cộng thật sự, cả về kinh tế lẫn quân sự. Không bao giờ có sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam lần thứ hai, cũng như không có việc chính phủ Mỹ buộc các nước Cộng Sản phải tôn trọng Nhân Quyền tại các nước nhỏ. Người Mỹ là những người Thực Dụng (Practicalism – Devotion to Practical Matters), nghĩa là nhất cử nhất động đều phải tính toán sao cho có lợi cho chính ḿnh. Cho nên, chính phủ Mỹ sẽ đặt tất cả mọi chính sách toàn cầu lên bàn tính, xem việc “đánh” Trung Cộng sẽ đem lại lợi nhuận ǵ cho giới tư bản và đại tư bản. Nếu không Lợi, th́ miễn bàn.
Hiện nay, hai quan điểm trái ngược trên đang được phổ biến rất mạnh trong cộng đồng Việt, khiến cho cộng đồng như đang có chiến tranh, bạn hữu lâu năm hay thân thuộc bỗng biến thành kẻ thù. Chiến hữu mạ lị chiến hữu y hệt như khi tấn công Việt Cộng. Đôi khi trong cùng một gia đ́nh, bố mẹ và con cái “đánh vơ miệng” với nhau tưng bừng. Trên mạng Email hay Facebook, người Việt rủa xả nhau tận t́nh, không ai c̣n nhớ thân phận ḿnh chỉ là những người di tản v́ chính trị, di cư v́ kinh tế. Nhiều người Việt bỗng tự biến ḿnh thành “NGƯỜI DA VÀNG THƯỢNG ĐẲNG – YELLOW SUPREMACIST” ngang ngửa với WHITE SUPREMACISTS để hạ bệ và nhục mạ người da đen, không khác ǵ một đảng KKK- da vàng.
Một số chế tạo Fake News, biến những tấm h́nh cựu Tổng Thống Obama và h́nh Đệ Nhất Phu Nhân Michelle trở thành đười ươi trong khi chính khả năng về học vấn, kiến thức của ḿnh không đáng làm học tṛ của các vị đáng kính trên. Điều này đi ngược lại văn hóa Việt Nam là luôn tôn trọng các dân tộc khác, cũng như chứng tỏ cho thế giới thấy (nếu họ đọc được và xem được những fake news nhục mạ này) là dân Việt Nam gồm toàn những kẻ thiếu tư cách, thiếu học, và vô ơn, nếu không nói là mù quáng.
V́ thế, người viết bài này, môt lần nữa, lục lại lịch sử sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam trên 75 năm nay, nghĩa là lấy năm 1944 làm mốc, để xem thực tế, các chính phủ Mỹ (không muốn sử dụng chữ “Người Mỹ” v́ nhiều khuynh hướng Mỹ khác nhau) có thực sự quan tâm đến vấn đề Việt Nam, chỉ v́ muốn giúp Việt Nam phát triển trên phương diện vô vị lợi, với t́nh cảm của một người lănh đạo Thế Giới Tự Do, một đàn anh, một nhà bảo trợ thiện nguyện, hay v́ lư do nào khác.
Bài này được chia làm hai giai đoạn:
1. Giai đoạn 1944-1954
a- Mỹ yểm trợ Việt Minh: Trong giai đoạn cuối của cuộc Thế Chiến thứ Hai, Hoa Kỳ đă chú tâm đến lực lượng Việt Minh dưới sự lănh đạo của Hồ Chí Minh. Một nhóm gián điệp OSS (US Office of Strategic Services) của Mỹ, do Thiếu Tá Archimedes Patti, cầm đầu, đă liên lạc với Hồ Chí Minh và nhảy dù xuống Lạng Sơn, giúp cho Hồ Chí Minh huấn luyện một Trung đội có vũ khí đầu tiên của lực lượng Cộng Sản Viêt Nam. Trung đội này được giao cho Vơ Nguyên Giáp chỉ huy. (1) Tên gọi đầu tiên của lực lượng quân sự này là Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân. Ngày đầu tiên thành lập là ngày 11 tháng 12 năm 1944. Số lượng bộ đội trong trung đội đầu tiên này là 31 bộ đội trai và 3 bộ đội gái, được OSS của Mỹ tặng cho 2 khẩu súng lục, 17 khẩu súng trường, một súng máy hạng nhẹ, và 14 khẩu súng nạp đạn bằng cách bẻ đôi. (2) Qua sự viện trợ súng đạn này, và tin tưởng rằng người Mỹ có thể giúp ḿnh làm nên sự nghiệp, Hồ Chí Minh đă xin được làm đồng minh với Mỹ, thời gian đó, Tổng Thống Mỹ là Franklin D. Roosevelt, tuy nhiên, khi Mỹ nghiên cứu thấy Viêt Minh chỉ lợi dụng và sẵn sàng làm phản, nên Roosevelt chấm dứt sự yểm trợ này.
b-Mỹ yểm trợ Pháp tại Việt Nam: Khi cuộc chiến Điện Biên Phủ bùng nổ, Pháp đă t́m cách vận động với Mỹ xin yểm trợ máy bay, và được Mỹ giúp 24 máy bay C-119, với phi công là CIA của Mỹ. Về tài chánh, Mỹ đă tăng viện trợ cho Pháp từ 160 triệu đôla đến 3 tỷ đô la vào thời điểm mà Pháp thua trận Điện Biên Phủ. (3) Mục đích của Mỹ khi đó là muốn dùng Pháp để cầm chân Cộng Sản tại Việt Nam nhưng không ngờ Pháp đánh trận quá dở, mà phe Cộng Sản gồm Liên Sô và Trung Cộng lại cương quyết muốn chiếm bán đảo Đông Dương nên buộc Việt Minh phải đánh hết ḿnh, lấy thân người làm cầu cho bộ đội xông lên, kẻ nào lui là cả gia đ́nh bị buộc tội chết. V́ thế, Pháp thất thủ. Mỹ rút hết máy bay về nước, bỏ mặc cho Pháp đầu hàng. Hiệp định Geneve 1954 ra đời với sự thờ ơ của Mỹ.
2. Giai đoạn 1954 đến 1975
a-Mỹ viện trợ miền Nam: Nhận thấy đây là cơ hội để có thể thế chân người Pháp, có một miền đất do người Mỹ bảo hộ, cũng như cần miền Nam Việt Nam làm tiền đồn chống Cộng Sản theo chủ thuyết Domino do Eishenhower đề ra, Hoa Kỳ đă tổ chức Operation Passage To Freedom bằng nhiều tầu chiến, máy bay để đưa người miền Bắc di cư vào Nam. Mỹ đă yểm trợ miền Nam lập ra Tổng Hội Di Cư để giúp dân di cư miền Bắc định cư ở miền Nam. Tiền và trang cụ của Mỹ dồi dào đổ vào yểm trợ Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm để ông ổn định miền Nam lúc đó đang ở trong cái thế Sứ Quân, do nhiều phe nhóm, đảng cướp chiếm giữ Thành Phố Saigon và các đô thị quan trọng.
Ngày 1 tháng 11 năm 1955, Mỹ chính thức yểm trợ quân sự cho miền Nam bằng cách gửi sang Nhóm Cố Vấn Quân Sự (American Advisor Group) để giúp huấn luyện quân đội Miền Nam lúc đó mới được chuyển từ quân đội Pháp sang, các tướng lănh hồi đó toàn là các sĩ quan được Pháp huấn luyện, c̣n mang tư tưởng Thực Dân Tây. Dưới sự lănh đạo tài t́nh của Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm, sau trở thành Tổng Thống đầu tiên do dân bầu, miền Nam đă dần dần ổn định. Các đảng cướp phải buông súng bỏ chạy, các Sứ Quân đều trở thành các sĩ quan cao cấp hoặc Tướng lănh của Quân Đội Việt Nam Cộng Ḥa, nếu không muốn trở thành chính trị gia đối lập.
b-Mỹ muốn dùng quân Mỹ trực tiếp đánh cộng sản: Tháng 5 năm 1961, Kennedy, Tổng Thống thuộc đảng Dân Chủ lại gửi sang miền Nam Việt Nam thêm 400 cố vấn Mỹ nữa, và với đề nghị là Tổng Thống họ Ngô cho quân đội Mỹ chính thức sang Viêt Nam để bảo vệ an ninh cho vùng. Tổng Thống Ngô đ́nh Diệm, một vị Tổng Thống V́ Dân, V́ Nước cương quyết từ chối lời đề nghị này và cho rằng “Nếu quân Mỹ đổ bộ vào Việt Nam th́ Việt Nam sẽ mất chính nghĩa, và nếu mất chính nghĩa th́ sẽ thua Cộng Sản!” Nhưng Kennedy vẫn cương quyết đ̣i đổ quân vào miền Nam Việt Nam.
Tháng 10 năm 1961, Bộ Trưởng Quốc Pḥng McNamara đề nghị sẽ gửi 200,000 quân Mỹ vào Việt Nam. Tổng Thống Diệm vẫn từ chối. Từ đó, Mỹ t́m mọi cách để lật đổ Tổng Thống Diệm. Vài cuộc đảo chính nhỏ lẻ xảy ra, dưới sự chỉ đạo của Mỹ. Tháng 12 năm 1962, hai phi công bỏ bom Dinh Độc Lập. Tháng 9 năm 1963, trong một cuộc phỏng vấn với Walter Cronkite, Kennedy tố cáo Tổng Thống Diệm đàn áp Phật Giáo, trong khi đó âm thầm tung tiền mua chuộc một số tướng lănh phản bội để giết Tổng Thống Diệm. Ngày 1 tháng 11 năm 1963, cuộc đảo chánh đẫm máu đă diễn ra dưới sự đạo diễn của Cabot Lodge, đại sứ của Kennedy, kết cuộc thảm khốc là Tổng Thống Diệm và Cố Vấn Nhu bị giết tàn nhẫn trong xe tăng.
Ông Ngô Đ́nh Cẩn, em út, sau đó bị xử bắn. Không c̣n ai cản trở, Kennedy gửi ngay 16,000 quân sang Viêt Nam. Tuy nhiên, Ông Trời có mắt, chỉ 21 ngày sau, Kennedy bị ám sát. Nhiều nguồn tin cho hay là v́ Kennedy dự định nhân nhượng với Cộng Sản Nga trong một thỏa hiệp nào đó, khiến dân Dallas ghét ông, và đă cho người bắn Kennedy chết khi đang chuyến công du sang Dallas với mục đích ḥa giải với dân Texas là dân chống Cộng cực kỳ. Từ sự việc này, thế giới đă thấy: Một Tổng Thống Mỹ thuộc đảng Dân Chủ, chỉ v́ vấp phải sự từ chối của một nguyên thủ Quốc Gia Việt Nam, đă tàn nhẫn cho lệnh sát hại cả gia đ́nh một Tổng Thống Việt Nam.
Các lănh đạo Mỹ sau đó, đă t́m mọi cách để nhũng loạn chính trường Việt Nam, ủng hộ người này, phế bỏ người kia khiến phe Quân Sự bị thụ động, để mặc cho Cộng sản Bắc Việt tràn vào miền Nam như thác đổ. Từ Du Kích Chiến cấp Đại Đội, cao lắm là Tiểu Đoàn, Cộng Sản đă công khai đánh Công Kiên Chiến, Trận Địa Chiến, tấn công Miền Nam với cấp Sư Đoàn, rồi dần dần tăng cường thành Quân Đoàn hay Binh Đoàn (gồm nhiều Sư Đoàn) với quân số trên 30,000 bộ đội cho một Quân Đoàn. Quân đội miền Nam đang từ Tấn Công trở sang Pḥng Thủ thụ động cũng v́ mục tiêu lũng đoạn chính trị của người Mỹ. Tổng Thống Mỹ (Dân Chủ) coi Việt Nam như là đầy tớ của họ, khi không xài được, th́ giết quách.
c-Mỹ muốn tiếp tục chiến tranh: Từ 1965 đến 1966, Tổng Thống Lyndon B. Johnson (Dân Chủ) đă đưa sang Việt Nam 325,000 quân Mỹ. Đến 1968, số quân Mỹ đă có mặt ở Việt Nam là 536,100 người. V́ sự có mặt quá đông đảo quân Mỹ tại miền Nam gây ra nhiều xáo trộn về văn hóa, văn học và xă hội, khiến cho Cộng Sản Việt Nam có cớ tăng cường vận động quốc tế giúp miền Bắc “Đánh cho Mỹ cút, Ngụy nhào.” Dân nông thôn, v́ không có phương tiện theo dơi báo chí, nên đa số căm thù Mỹ-Ngụy và ngả theo Mặt Trận Giải Phóng.
Đến tháng 3, 1968, một biến cố hăi hùng xảy ra đẩy dân quê miền Nam biến thành du kích: Thảm sát Mỹ Lai làm Việt Cộng có cớ tấn công nhiều hơn và được sự hưởng ứng của những dân quê xa thành phố. Từ đó, chiến tranh bùng phát mạnh hơn và có chiều hướng thuận cho việc tuyển mộ thêm du kích Cộng sản. Quân đội Việt Nam Cộng Ḥa vừa phải chiến đấu bằng súng đạn, vừa phải chiến đấu trên phương diện tâm lư chiến, nên vất vả hơn nhiều.
d-Nixon âm mưu bán đứng miền Nam cho cộng sản: Năm 1968, Nixon, thuộc đảng Cộng Ḥa, ngay khi c̣n là Ứng cử viên Tổng Thống đă âm mưu giục miền Nam đừng tham gia Ḥa Đàm Paris, v́ nếu cuộc chiến chấm dứt trong ḥa b́nh, th́ Nixon không có thế mạnh trong chính trường quốc tế.(4) Nhưng sau khi lên ngôi, Nixon lại trở mặt, thúc giục miền Nam ngồi vào bàn hội nghị với Cộng Sản. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu không chấp nhận những điều kiện do Mỹ đưa ra, v́ chỉ có lợi cho Cộng Sản mà thiệt hại cho miền Nam cho nên Ḥa Đàm Paris không tiến triển.
Năm 1971, Nixon, kẻ nham hiểm, đă cử Kissinger lén lút liên lạc với Châu Ân Lai, Thủ Tướng Trung Hoa Cộng Sản, để t́m cách giao hảo giữa Washington và Cộng Sản Tầu.(5) Không biết hai bên hứa hẹn ǵ với nhau, nhưng sau khi về Mỹ, Nixon luôn thúc giục Tổng Thống Thiệu kư vào bản Hiệp Định do Mỹ soạn thảo. Tổng Thống Thiệu vẫn cương quyết từ chối trong khi đó Bắc Việt cũng đ̣i hỏi nhiều điều bất hợp lư, và bỏ hội nghị, không tái tục thương thảo.
Khi thấy đầu năm 1973 đă gần đến mà Bắc Việt vẫn khăng khăng không chịu ngồi vào bàn hội nghị, Nixon đă cho lệnh thực hiện chiến dịch bỏ bom Bắc Việt tên gọi là Operation Linebacker II (6) để buộc Bắc Việt trở lại bàn thương thảo. Chiến dịch này kéo dài từ 18 đến 29 tháng 12 năm 1972, khiến cho miền Bắc tan hoang. Điều chứng tỏ là Nixon chỉ muốn rút chạy khỏi Việt Nam, là đến ngày thứ 12, Bắc Việt đă bắn tiếng chuẩn bị đầu hàng vô điều kiện, th́ Nixon lại cho lệnh ngưng oanh tạc, nghĩa là dùng chính sách “cây gậy và củ cà rốt” để dọa Bắc Việt mà thôi. Nếu Nixon thật sự muốn thắng Cộng Sản, th́ chỉ cần oanh tạc thêm 2 ngày nữa, là Bắc Việt giơ cả hai chân lên đầu hàng. Nhưng Nixon không làm thế, v́ nếu tiêu diệt Bắc Việt là đụng chạm đến Trung Cộng!
T́nh thế bó buộc, Bắc Việt lê tấm thân thương tật trở lại Paris, nhưng Tổng Thống Thiệu vẫn không chấp nhận áp lực của Mỹ. Ông yêu cầu phải giải quyết nhiều việc như khu Phi Quân Sự phải được coi là bất di bất dịch cũng như đ̣i quân Bắc Việt phải rút trở về Bắc. Nhưng Nixon không muốn thế, cho nên gửi công hàm trực tiếp cho Tổng Thống Thiệu: “V́ thế, tôi quyết định, không thể thay đổi, là tiếp tục để kư hiệp định ngày 23 tháng 1 năm 1973... Tôi sẽ làm điều này và nếu cần, tôi làm một ḿnh!” (I have therefore irrevocably decided to proceed to initial the agreement on 23 January 1973... I will do so, if necessary, alone).(6) Tổng Thống VNCH lúc đó không c̣n chọn lựa nào khác là bắt buộc phải kư hiệp định Da Beo này, cho quân Bắc Việt cùng với súng đạn tiếp tục ở lại miền Nam cùng với du kích, trong khi quân Mỹ rút hết về nước! Kết quả ra sao, cả thế giới đều biết: Việt Nam Cộng Ḥa bị Mỹ phản bội một cách công khai. Nixon đă bức tử quốc gia này! Sau đó, quân đội miền Nam chỉ c̣n cách chiến đấu tuyệt vọng, với súng không có đạn, với máy bay và chiến xa không có xăng, quân trang, quân dụng, quân cụ thiếu thốn, hư hỏng không được thay… Điều phải đến đă đến: Chỉ sau 2 năm cầm cự, ngày 30 tháng 4 năm 1975, quân đội Việt Nam Cộng Ḥa, một trong các đội quân thiện chiến nhất trên thế giới phải buông súng, đầu hàng. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đánh dấu sự biến mất của một dân tộc anh hùng trước chủ nghĩa Cộng Sản. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 cũng là ngày ghi nhớ sự phản bội đồng minh trắng trợn, đạo diễn bởi một ông Tổng Thống thuộc đảng Cộng Ḥa, người đầu tiên đă mở đường cho việc giao thương với Cộng Sản sau 25 nước Mỹ đoạn giao với chế độ tàn ác, vô nhân này.
Như thế, thử hỏi, có đảng nào của Hoa Kỳ quan tâm đến Việt Nam như một người Bạn thật sự không? Bây giờ người Việt lại ngửa cổ trông chờ một ông Tổng Thống thuộc đảng Cộng Ḥa Mỹ sẽ đánh Cộng Sản Tầu và giúp Việt Nam được Tự do, Dân chủ th́ một là không biết học lịch sử, hai là mơ ngủ giữa ban ngày.
*
Chu Tta61 tiến
Viễn Đông
The Following User Says Thank You to cha12 ba For This Useful Post:
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.