Trang của lính - Page 33 - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > Member News | Tin thành viên


Reply
Page 33 of 37 « First 2329303132 33 34353637
 
Thread Tools
Old 12-30-2020   #641
hoanglan22
R8 Vơ Lâm Chí Tôn
 
hoanglan22's Avatar
 
Join Date: Apr 2011
Posts: 16,323
Thanks: 21,684
Thanked 37,904 Times in 12,807 Posts
Mentioned: 635 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 7233 Post(s)
Rep Power: 68
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
Default Người Anh Cả Tiểu Đoàn 52 Biệt Động Quân "SẤM SÉT MIỀN ĐÔNG"



Các chiến si TĐ52BĐQ

Hàng năm, cứ đến khoảng tháng 4, tháng 5, tôi đều nhớ đến những kỷ niệm đau buồn trong cuộc đời đă qua của ḿnh – Ngoài nỗi buồn đau thương nước mất nhà tan, một kỷ niệm buồn nữa đă in sâu trong tiềm thức tôi, mà tôi không bao giờ có thể quên được, đó là cái chết của con "mănh hổ đầu đàn" trong thập niên 1960 của TĐ 52/BĐQ, người mà tên tuổi đă gần như gắn liền với danh hiệu "Sấm Sét miền Đông": Thiếu Tá Nguyễn Hiệp. Tôi là người mang nhiều cơ duyên với Thiếu Tá Hiệp.

– Lần đầu tiên khi ra trường được phục vụ tại TĐ 52, dưới sự chỉ huy của Anh
– Và cũng lần cuối cùng chính tôi vuốt mắt tiễn Anh về bên kia thế giới, trong đơn lạnh, nghẹn ngào, tức tưởi tại khám Chí Hoà, sau ngày đen tối nhất của lịch sử Việt Nam, ngày 30-4-1975.

Anh đă bị một kẻ vô danh tiểu tốt, thiếu ư thức, thiếu giáo dục và căn bản đạo đức, cho nên chỉ v́ chút hiềm khích cá nhân, lợi dụng lúc anh đang tắm, xát xà bông đầy người, hắn đă dùng một độc chiêu của vơ thuật Judo để hạ anh ngă đập đầu trên nền xi măng, bên miệng giếng, trong sân khám đường Chí Hoà, khoảng tháng 5-1975, khiến anh phải bỏ mạng.

Tệ hại hơn nữa là trong khoảng thời gian Anh hấp hối 4, 5 tiếng đồng hồ, bọn cai tù VC, đă không đưa Anh đi cấp cứu, hay chữa trị cho Anh tại chỗ, mà chúng đă bỏ Anh nằm quằn quại, chịu đau đớn và rồi lặng lẽ trút hơi thở cuối cùng, trong ṿng tay của tôi, sự uất ức, căm hờn khiến Anh, dù đă tắt hơi, mà mắt vẫn mở trừng trừng trong ánh sáng mờ nhạt của pḥng giam.

Cơ Duyên Gặp Gở
Lần đầu tôi gặp Anh là vào khoảng tháng 6-1968, sau khi măn khóa 26 Trường Bộ Binh Thủ Đức – Tất cả các tân Sĩ Quan chọn binh chủng LLĐB, trong đó có tôi, đều được tự động đưa qua binh chủng BĐQ, v́ LLĐB đă nhận đủ. V́ yêu màu áo hoa rừng, thích phiêu lưu mạo hiểm, nên tôi đă chấp nhận gia nhập BĐQ.

– Vậy là khoá tôi gần 100 tân sĩ quan bổ sung cho BĐQ, chúng tôi được xe GMC đón về BCH ở Sàig̣n, tại đây chúng tôi bốc thăm về các Liên Đoàn BĐQ trên 4 Vùng Chiến Thuật
– Tôi được nằm trong số 20 người về LĐ3, vùng 3 Chiến Thuật
– V́ nhu cầu chiến trường, chúng tôi được đưa ngay về BCH/LĐ3 ở Biên Hoà, lại một lần nữa bốc thăm về các Tiểu Đoàn của LĐ
– Tôi và 4 người nữa bốc trúng thăm về TĐ 52/BĐQ, tôi c̣n nhớ tên các anh Quư, Nhung, Nam (một người nữa tôi không nhớ v́ anh chỉ ở TĐ vài tháng rồi chuyển về Không Quân).
– Tiểu Đoàn cũng đang thiếu sĩ quan Trung Đội Trưởng, nên chúng tôi lại được xe Jeep của TĐ đưa ngay về tiền cứ của TĐ ở đồi Tân Phong, cách thị xă Xuân Lộc, Long Khánh khoảng hơn 5 cây số, tại đây, TĐ đang tăng phái cho Sư Đoàn 10/BB (tiền thân SĐ 18/BB) để hành quân trong vùng Rừng Lá.

Tại BCH/TĐ, trên đỉnh đồi Tân Phong, trong pḥng thuyết tŕrnh của BCH/TĐ, chúng tôi hồi hộp ngồi chờ Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng về để phân phối chúng tôi đi các Đại Đội. Trong khi chờ đợi, chúng tôi được tiếp đón bởi một vị Thiếu úy, tự giới thiệu tốt nghiệp khóa 22 Đà Lạt, tên Nguyễn Ngọc Khoan. Anh cũng mới về TĐ độ hơn 3 tháng, hiện là Phụ tá Ban 3. Anh giới thiệu sơ qua cho chúng tôi biết về đơn vị và các cấp chỉ huy của TĐ và ĐĐ như sau:

– Tiểu Đoàn Trưởng Thiếu Tá Nguyễn Hiệp.
– Tiểu Đoàn Phó Đại úy Nguyễn Công Thông.
– Đại Đội Trưởng ĐĐ1 Đại úy Nguyễn Văn Niên.
– Đại Đội Trưởng ĐĐ2 Đại úy Hồng Khắc Trân.
– Đại Đội Trưởng ĐĐ3 Đại úy Nguyễn Ngọc Quang.
– Đại Đội Trưởng ĐĐ4 Đại úy Trần Thanh Thuận.

Anh c̣n cho biết thêm, sau khi hành quân xong, toàn bộ TĐ sẽ trở về đóng quân tại đây và tiền cứ các ĐĐ cũng đóng trên các đồi nhỏ trong đồi này.

Khoảng xế chiều, Thiếu Tá Hiệp họp trên Sư đoàn trở về. Ông vui vẻ bắt tay chúng tôi với lời chào đón thân t́nh, nhưng nét mặt ông rất nghiêm nghị, ông chỉ định tôi về ĐĐ 4, Ch/u Nhung về ĐĐ 1, Ch/u Nam về ĐĐ 2, Ch/u Quư về ĐĐ 3, c̣n một người cao lớn, bự con, ở lại làm việc tại BCH/TĐ, thuộc Ban 2, ngày ngày ngồi xe Kiểm Soát BĐQ, tuần tiễu ngoài thị xă Xuân Lộc, kiểm soát các quân nhân thuộc TĐ, tránh phiền hà cho dân chúng và đơn vị bạn.

Tôi được đưa về ĐĐ4 ngay. Đại úy Thuận chỉ định tôi làm Trung đội trưởng Trung đội 1. Trung đội phó là một Thượng sĩ và 3 Tiểu đội trưởng là ba Trung sĩ, tất cả 4 Hạ sĩ quan này đều lớn tuổi, rất dày dạn gió sương và đầy kinh nghiệm chiến trường. Trung đội khoảng trên dưới 25 người, đa số là lớp lính cũ, thâm niên tác chiến, rất ít tân binh, mới nhất chỉ có tôi là tân trung đội trưởng của họ mà thôi. Đặc điểm của TĐ này là thuộc cấp không bao giờ gọi cấp bậc Chuẩn úy, mà họ toàn gọi là Thiếu úy. Tôi có thắc mắc, họ giải thích chung chung là Thiếu úy dễ gọi hơn, vả lại họ đă quen từ xưa rồi,

Thiếu úy? Ráng chịu vậy.

Chẳng hiểu hên hay xui, tôi về Trung đội 1 là Trung đội cứng nhất của ĐĐ, nên khi hành quân, TĐ luôn đi đầu, nhất là thời gian này, Tiểu đoàn đang tăng phái cho Sư đoàn 10/BB.

Tiểu đoàn luôn được tung vào hành quân vùng Rừng Lá, Vơ Su, Vơ Đắc, cánh quân Đại Đội 4 luôn luôn do Trung đội 1 chúng tôi làm mũi nhọn xung kích và thường được ĐĐ cho hành quân đơn lẻ, ở lại phục kích đêm trong vùng hành quân.

Cứ thế, trong suốt thời gian tăng phái, cả Tiểu đoàn hành quân liên miên, hết hành quân lại ứng chiến 100% ở sân bay, để chờ đổ quân tiếp viện. Tiểu đoàn chúng tôi đă hành quân khắp các địa danh nổi tiếng vùng Long Khánh như núi Chứa Chan, La Ngà, Định Quán, Rừng Lá, Vơ Su, Vơ Đắc v.. v… Sau khi hành quân vùng La Ngà, hơn nửa Tiểu đoàn bị sốt rét nặng, hàng ngày đều có binh sĩ tử vong v́ bịnh sốt rét, nên toàn bộ TĐ được rút về băi biển Hàm Tân để nghỉ dưỡng quân và trị bệnh sốt rét. Trong số sĩ quan bị sốt rét, có cả tôi, do đó trung đội tôi hoàn toàn được nghỉ ngơi tại băi biển này một cách thoải mái trong suốt 3 tuần lễ Tiểu đoàn đóng quân tại đây.

Sau khi dưỡng quân, tái bổ sung và trang bị, toàn thể Tiểu đoàn được bốc bằng trực thăng Chinook đổ vào căn cứ Sóc Con Trăng thay thế cho Tiểu đoàn 36/BĐQ. Trong khu vực trách nhiệm của ĐĐ 4, Trung đội 1 của tôi đă được Đại Đội Trưởng chiếu cố nhiều nhất, Trung đội đă được tung ra mỗi ngày một xa căn cứ hơn – Mỗi lần chạm địch đều gặt hái kết quả, mà tổn thất về ḿnh không đáng kể, nên tôi được tiếng là không sát quân. Tuy nhiên Thiếu Tá Hiệp là một vị chỉ huy rất kỹ, ông không cho bung quân quá xa mà phải luôn luôn trong tầm kiểm soát, yểm trợ của Pháo Binh 105 ly và trên trời luôn có L.19 hoặc trực thăng chỉ huy bao vùng, để sẵn sàng yểm trợ khi có chạm địch mạnh.

Tôi c̣n nhớ rơ một buổi trưa nắng đẹp, Thiếu Tá Hiệp bay trên trực thăng chỉ huy kiểm soát các ĐĐ trực thuộc. Khoảng cuối tháng 12-1968 – Các ĐĐ tung các Trung đội hành quân lục soát sâu vào trong rừng, quanh căn cứ độ khoảng 1 tới 3 cây số từ sáng sớm và cho đến giờ này, trên vùng căn cứ các Trung đội đă phải tiến chiếm và lục soát các mục tiêu sâu ở trong rừng rồi, do đó khi Tiểu đoàn trưởng trên trực thăng, muốn kiểm soát cánh quân phía dưới, chỉ cần lệnh cho họ ném khói màu là biết các trung đội phía dưới có thi hành đúng lệnh hành quân hay không.

Sau chuyến bay kiểm soát này, tôi đă được ông khen ngợi là có tinh thần trách nhiệm, thi hành lệnh nghiêm chỉnh, nên đă đạt nhiều thành tích cho ĐĐ. Ngược lại, ông đă phạt nặng Chuẩn úy Nhung của ĐĐ 1, v́ anh đă nằm một chỗ mà báo cáo chứ không cho Trung đội tiến lên. Ông đưa anh ra toà án quân sự với tội danh căi lệnh thượng cấp tại mặt trận, nên anh này đă bị giáng cấp và thuyên chuyển khỏi Tiểu đoàn. Riêng tôi, đây chính là cơ duyên đă đưa tôi đến gần ông hơn, qua chuyến bay kiểm soát hành quân này của ông.

Đó là do nhu cầu, v́ Tiểu đoàn tăng phái cho Lữ đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ, Tiểu đoàn cần một sĩ quan có khả năng thông thạo Anh ngữ. Qua phần lư lịch của tôi, ông đă duyệt qua, tôi đă có bằng Anh ngữ, đă làm cho sở Mỹ 4 năm trước khi nhập ngũ, nên ông ra lệnh rút tôi về nhận nhiệm vụ khác.

Tôi vào tŕnh diện Thiếu Tá Hiệp ngay chiều hôm đó. Ông vui vẻ, thân thiện bắt tay tôi, nhưng nét mặt rất nghiêm nghị, ông nói: “Moa rất thích những sĩ quan trẻ làm việc có trách nhiệm cao như toa”. Ông lệnh cho tôi làm việc ở Bộ chỉ huy Tiểu đoàn và sáng sớm hôm sau, ông sẽ đưa tôi ra căn cứ Tống Lê Chân bằng trực thăng. Ở đây, tôi sẽ là sĩ quan chỉ huy tiền trạm của TĐ, vừa là Sĩ quan liên lạc của TĐ bên cạnh tiền cứ của Lữ đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ có trách nhiệm đại diện TĐ nhận lănh tiếp liệu, nhu yếu phẩm cho TĐ, do Lữ đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ cung cấp.

Trong thời gian làm việc ở Tống Lê Chân, tôi thi hành nhiệm vụ một cách nghiêm chỉnh và đạt kết quả tốt cho Tiểu đoàn, v́ với sự ngoại giao khéo léo của tôi, nguồn tiếp tế cho TĐ luôn được đầy đủ, c̣n có phần dư thừa để dự trữ cho TĐ
– Tôi cũng c̣n linh động dùng những phần ăn do Quân đội Mỹ cung cấp, đổi lấy thực phẩm tươi cho TĐ, v́ thế anh em binh sĩ không cảm thấy khó chịu khi trú đóng lâu dài ở căn cứ trong rừng sâu.

Sau gần 2 tháng đảm trách nhiệm vụ này, Thiếu Tá Hiệp gọi tôi vào tŕnh diện, ông giao cho tôi nhiệm vụ khác, đó là phụ tá Ban 3, làm việc cùng Đại úy Niên, tân Tiểu đoàn Phó, bên BCH nhẹ, c̣n Đại úy Trân là Trưởng Ban 3 của tôi làm việc bên BCH Tiểu đoàn.

Kể từ ngày đó, tôi chính thức làm nhiệm vụ của một sĩ quan Phụ tá Ban 3, tôi luôn túc trực trong pḥng hành quân, để theo dơi diễn tiến của các cánh quân, để cung cấp, yểm trợ Phi Pháo theo yêu cầu khi cần.

Qua đầu tháng 1-1969, Tiểu đoàn được điều động về hành quân bảo vệ ven đô Sàig̣n, TĐ vẫn hành quân phối hợp với Lữ đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ. Tiểu đoàn được trách nhiệm 2 vùng:

– BCH Tiểu đoàn và 2 ĐĐ trách nhiệm vùng xa lộ Biên Hoà – Sàig̣n, từ phía Đông xi măng Hà Tiên chạy dài xuống ngă ba Cát Lái, BCH/TĐ đóng tại bên này cầu xa lộ
– BCH nhẹ do Đại úy Niên chỉ huy cùng 2 ĐĐ chịu trách nhiệm vùng B́nh Triệu, dọc theo đường trong đi Thủ Đức, tới cầu B́nh Lợi về hướng Bắc.

Thời gian này, Thiếu Tá Hiệp được thuyên chuyển về phục vụ ngành Cảnh Sát Quốc Gia. Trước khi rời TĐ, ông cho tôi biết là ông đă đề cử tôi đi học khóa Tác chiến trong rừng bên Mă Lai, vào tháng 10-1969. Tôi c̣n nhớ rơ câu nói của ông khi gặp tôi: "Moa đề cử toa v́ moa tin tưởng với khả năng Anh ngữ của toa, sẽ không làm mất mặt binh chủng BĐQ của ḿnh khi du học bên Mă Lai, vả lại với sự lanh lẹ, tháo vát, cộng với tinh thần trách nhiệm cao, toa rất xứng đáng được moa đề cử đi học khóa này".

Câu nói này đă làm tôi nhớ măi trong đời và cũng chính câu nói tin tưởng khích lệ đó. Tôi đă không hổ danh là một BĐQ khi đi du học khóa 52 Tác Chiến trong rừng ở Mă Lai, v́ chính tôi lại được chọn làm sĩ quan thông dịch trừ bị cho khóa, mỗi khi sĩ quan thông dịch bịnh hay vắng mặt. Trong khi thi hành toán thực tập hành quân, do tôi làm trưởng toán, chúng tôi đều dẫn đầu lớp về thực tập hành quân. Điều này đă mang lại kết quả vẻ vang, đại diện cho binh chủng du học nước ngoài – BCH/BĐQ Trung Ương đă được thông báo kết quả cụ thể này của Tổng Cục Quân Huấn/Bộ TTM, khi chúng tôi măn khóa trở về đơn vị.

Tháng 12-1969, tôi du học Mă Lai trở về tŕnh diện Liên Đoàn th́ được Trung Tá Liên Đoàn Trưởng giữ lại làm việc tại BCH/LĐ, với chức vụ phụ tá Ban 3, đặc trách sĩ quan Không trợ Liên đoàn. Trưởng Ban 3 là Thiếu Tá Ngô Văn Mai, Liên đoàn Trưởng là Trung Tá Phạm Văn Phúc.

– Hiện LĐ đang đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Bộ Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô, với nhiệm vụ phối hợp hành quân cùng Lữ Đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ.
– Có lẽ v́ vậy mà Thiếu Tá Mai rất cần một phụ tá như tôi, mỗi khi giao dịch hay hành quân chung với đơn vị bạn, nên xin với Trung Tá LĐT cho tôi về làm việc với ông chăng. Tôi phục vụ tại BCH/Liên Đoàn với nhiệm vụ một sĩ quan tham mưu hành quân, qua hai thời Liên Đoàn Trưởng là Đại Tá Phạm Văn Phúc và Đại Tá Nguyễn Văn Biết.
– Tôi đă cùng Liên Đoàn tham dự tất cả các cuộc hành quân lớn nhỏ, trong nội địa, cũng như ngoại biên, cho đến ngày đơn vị hoàn toàn tan ră 30-4-1975, ngày đau thương nhất của Quân Lực VNCH, mà mỗi quân nhân chúng ta không bao giờ quên được.

Tái Ngộ Trong Nghiệt Ngă
Sau ngày 30-4-1975, miền Nam bị VC chiếm đóng, chúng ra thông báo cho các sĩ quan cấp Tướng, Tá tŕnh diện đi “học tập cải tạo” trong tháng 5, sĩ quan cấp úy tŕnh diện trong tháng 6. Trong khoảng thời gian chờ đợi đi tŕnh diện, tôi thường hay lên thăm anh Biết ở Thủ Đức. Chúng tôi thường đàm luận về t́nh h́nh, tiên đoán tương lai, số phận của chính ḿnh và tự hỏi không biết cuộc đời sẽ ra sao, có thể chung sống với bọn họ được hay không

– Sẽ được yên lành trong nghèo đói, hay sẽ bị khó dễ đủ điều, thậm chí c̣n có thể bị thủ tiêu nữa
– Chẳng có câu giải đáp nào thoả đáng, buồn quá, chúng tôi chỉ biết uống rượu giải sầu

– Nhưng rồi càng uống càng buồn, nhất là anh Biết, thường nhắc với tôi đến những anh em đồng đội, thuộc cấp bị kẹt lại ngoài Phan Rang, mà không biết số phận ra sao như Đại úy Tài, Bác sĩ Đức của BCH/Liên Đoàn, Thiếu Tá Minh, Thiếu Tá Tú Tiểu đoàn Trưởng và các Hạ sĩ quan ông từng biết tên, nhớ mặt. Ông nhắc đến từng người với nét mặt lo buồn, thương tiếc.

Đến ngày sĩ quan cấp Tá đi tŕnh diện, chị Biết có nói với anh Biết nhờ tôi dùng xe Honda của nhà, chở anh về Sàig̣n tŕnh diện, xong rồi đem xe về nhà giúp chị, đồng thời cho chị biết tin tức cuả anh luôn thể. Tối đó, tôi ngủ tại nhà anh Biết để sáng hôm sau đưa anh về Sàig̣n tŕnh diện như chị dự định

– Khi anh Biết tŕnh diện và được họ tiếp nhận, tôi đem xe về Thủ Đức trả lại cho gia đ́nh anh Biết và để thông báo tin tức cho chị.

– Nhưng khi vừa dừng xe trước nhà anh, th́nh ĺnh có một toán du kích địa phương, khoảng 10 tên, chỉ huy bởi một tên mặc đồ bộ đội, hắn dùng K.54 chĩa vào đầu tôi, các tên kia cầm AK.47 bao quanh tôi với vẻ mặt rất nghiêm trọng và đầy sát khí. Chúng bắt tôi dắt xe theo chúng, tôi phải dắt xe đi bộ đến quận Thủ Đức, đến nơi, chúng dắt xe đi mất, c̣n tên mang K.54 bảo tôi theo hắn vào pḥng làm việc. Tôi c̣n nhớ rơ trên đường đi bộ đến quận, lâu lâu liếc lại phía sau, tôi bắt gặp cô Hồng, em vợ anh Biết, đă âm thầm theo dơi xem chúng dẫn tôi đi đâu. Khi tôi đưọc dẫn vào quận Thủ Đức th́ không thấy cô nữa, tôi đoán có lẽ cô trở về cho chị Biết hay tin.

Trong một căn pḥng của quận Thủ Đức, tôi bị một tên mặc thường phục, giọng người Nam hỏi cung tôi
– Tôi nghĩ tên này là một tên cán bộ nằm vùng ở đây lâu lắm rồi, nay ra mặt để nhận diện và bắt tất cả các sĩ quan trong vùng chưa kịp đi tŕnh diện.

Đầu tiên hắn hỏi tôi dồn dập:
– Là sĩ quan cấp Tá sao anh không đi tŕnh diện để “học tập”? – Anh đưa Đại Tá Biết đi đâu? – Anh đưa anh ta đi dấu ở đâu? – Trở về nhà anh ta làm ǵ?

Không hiểu sao lúc này tôi lại b́nh tĩnh lạ thường và từ tốn trả lời hắn:
– Tôi là sĩ quan cấp Úy, không phải cấp Tá
– Tôi chở anh Biết về Sàig̣n tŕnh diện đi “học tập” rồi. C̣n tôi đem xe về nhà để trả cho chị ấy, có vậy thôi!

Hắn không chịu, nhất định kết tội tôi là sĩ quan cấp Tá, trốn tŕnh diện, với lập luận rất ư khôi hài của hắn. Tôi ghi ra đây để quư vị thấy sự tuyên truyền nhồi sọ của bọn lănh đạo cũng như sự ngu xuẩn của tầng lớp cán bộ Việt cộng:
– Anh nói là sĩ quan cấp Úy, tôi không tin, v́ quân đội “Nguỵ”, sĩ quan cấp Tá không chơi với sĩ quan cấp Úy. Chúng tôi biết anh rất thân thiết với anh Biết, v́ từ trước “giải phóng”, đến sau này, chúng tôi đă theo dơi chặt chẽ nhà anh Biết, nên thấy anh thường xuyên ra vào gia đ́nh này. Anh không phải sĩ quan cấp Tá, sao lại ra vào thân thiết, dễ dàng như vậy?

Tôi nghĩ ngay, bọn chúng đă để ư theo dơi nhà anh Biết từ lâu và có lẽ chúng cũng biết tôi chỉ là cấp Úy, nhưng cố t́nh bắt tôi để nuốt chiếc xe Honda của anh chị Biết, v́ cho dù tôi có đưa giấy tờ xe ra, th́ giấy đó cũng không phải tên tôi. Thời điểm đó không có một chút ǵ được gọi là luật lệ cả.

Hắn bắt tôi kư vào biên bản nhận tội. Tôi nhất định không kư. Sau cùng tên thẩm vấn nói:
– Anh ngoan cố, không nhận tội, tôi tạm giữ anh lại đây để điều tra, để biết thêm đồng phạm của anh.
– Tôi đă nói, tôi chỉ là sĩ quan cấp Úy, chưa đến ngày tŕnh diện, sao các anh bắt tôi, hăy thả tôi về, tới ngày tŕnh diện sĩ quan cấp Úy, tôi sẽ đi tŕnh diện.

– Các anh coi thường chúng tôi quá, “cách mạng” chúng tôi biết hết mọi điều các anh làm. Đoán biết mọi điều các anh đang nghĩ và tính toán, chúng tôi c̣n biết một số các anh tính trốn “tŕnh diện học tập”, để sau này kết bè, kết đảng chống phá “cách mạng” chứ ǵ.
– Các anh có bằng chứng ǵ cụ thể chứng minh, nếu không, xin anh thả tôi về.

– Tôi tạm giữ anh lại đây để cấp trên điều tra và sẽ cho anh về khi chúng tôi có bằng chứng cụ thể. Nói xong, hắn bảo mấy tên du kích dẫn tôi về pḥng tạm giam.

Nơi tạm giam là một căn pḥng mà cửa sắt bít kín hết, chỉ có một cửa sổ nhỏ bằng lưới độ 2 tấc vuông, trong pḥng chỉ có 1 bóng đèn yếu ớt, ánh sáng mờ mờ, mới bị đẩy vào, tôi chưa nh́n được chung quanh và nhận định ra vị trí căn pḥng. Buồn chán, tôi ngồi phệt xuống ngay tại chỗ, nhắm mắt lại định thần.

Suốt chiều đó, chúng dẫn tôi lên hỏi cung mấy lần nữa, nhưng tôi đều cương quyết không nhận tội, sau cùng tên cán bộ tuyên bố:
– Chúng tôi chính thức bắt giữ anh, tạm giam anh ở đây. Tôi cũng cho anh biết, ngoài anh ra, chúng tôi đă bắt nhiều tên sĩ quan ngoan cố như anh, bọn họ cũng là sĩ quan cấp Tá mà không chịu đi tŕnh diện học tập, các anh đă bỏ mất cơ hội để trở thành công dân chân chính của chế độ mới rồi đó.

Câu nói của tên cán bộ VC đúng một phần trên, đó là chúng đă bắt giam nhiều người rồi, v́ trong căn pḥng giam nhỏ xíu này, đă có hơn 40 người, chỉ đủ chỗ ngồi sát vào nhau. Tối hôm đó, chúng tôi nhịn đói nằm trong pḥng giam v́ tôi hỏi những người chung quanh đều bị bắt vào buổi sáng, mà đến giờ đó chưa có ǵ ăn cả – Sự lo lắng, mệt mỏi, sợ hăi đă làm mọi người quên cả đói, hoặc có nhớ đến, cũng không dám kêu, v́ không biết chúng sẽ đối xử với ḿnh như thế nào!

Sáng sớm hôm sau, chúng lại dắt tôi ra pḥng làm việc, tên cán bộ hỏi cung tôi chiều qua cho biết, hắn sẽ giải tôi lên cấp cao hơn ở Sàig̣n giải quyết Ngoài sân đă đậu sẵn một xe GMC, trên xe có khoảng 10 người, mặt mũi người nào cũng xanh xao, u sầu. Tên du kích gác trên xe kéo tôi lên, tôi vừa ngồi xuống th́ chúng dẫn thêm một người nữa ra xe. Tôi nh́n anh, rất đỗi ngạc nhiên, ḷng c̣n đang bàng hoàng, không thể ngờ được lại chính là anh. Vẻ mặt bơ phờ như mất ngủ, dáng đi khập khễnh, khó khăn. Ôi! gặp anh trong t́nh huống nghiệt ngă này thật bất nhẫn, tôi than “trời” nho nhỏ, rồi lầm thầm gọi tên anh, trong khi tên du kích đang kéo anh lên xe một cách khó khăn, phải có một tên dưới đất đẩy phụ anh mới lên được.

Phải! người khiến tôi kinh ngạc khi gặp, vừa được đẩy lên xe chính là anh Nguyễn Hiệp, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ52/BĐQ anh dũng ngày nào, vị TĐT đầu tiên của tôi, đă dẫn dắt, chỉ bảo cho tôi từ những ngày đầu tiên khi mới ra trường.

Tôi e dè vừa nh́n chừng tên du kích, vừa hỏi nhỏ anh, sao anh lại ở đây? – Anh cho biết là anh bị chúng đến nhà bắt đi, với kiểu lừa đảo rất lịch sự là “mời đến cơ quan dể làm việc”, chỉ sau giờ ấn định ngày đầu cho sĩ quan cấp Tá “tŕnh diện học tập”. Tại quận, anh cũng bị chúng khép vào tội sĩ quan cấp Tá không chịu đi Tŕnh diện, chúng giữ anh từ trưa qua, mặc dầu anh đă cho chúng biết anh đă giải ngũ v́ bị thương tật, nhưng chúng vẫn không tin, vẫn giữ anh lại đến sáng nay giải về Sàig̣n luôn.

Sau khi nói chuyện với anh xong, chúng tôi quay qua các người khác hỏi thăm, th́ được biết, họ cũng là sĩ quan, bị các chốt kiểm soát chặn bắt giải về Thủ Đức và cũng bị khép vào tội như chúng tôi vậy.

Xe đến Sàig̣n và chạy thẳng vào khám Chí Hoà. Chúng tôi bị đưa lên lầu 3, dẫy AH, pḥng số 1 với lời tuyên bố là chúng tôi bị tạm giam ở đây, để điều tra lư lịch, tên cán bộ cho chúng tôi vào pḥng, khóa cửa lại rồi lặng lẽ bỏ đi, lúc đó độ hơn 10 giờ sáng.

Pḥng giam ở Chí Hoà tương đối thoáng hơn ở Thủ Đức, trong pḥng đă có săn một số người, cộng chung toán chúng tôi nữa là vào khoảng 35 người, hỏi ra được biết gồm đủ mọi thành phần, Quân đội, Hành chánh, Sĩ quan, Hạ sĩ quan v..v.. đủ cả.

Tới trưa, một tên cán bộ cùng hai tên hộ vệ vào pḥng tôi. Tên cán bộ chỉ định tôi làm trưởng pḥng, hắn bảo tôi ngày hai bữa ăn, trưa và chiều, cắt cử 3 người cùng tôi đi theo một bộ đội, xuống nhà bếp lănh cơm và thức ăn về cho pḥng. Chúng tôi được phát cà mên, ca uống nước, đũa, muỗng để ăn cơm, đồng thời hắn đưa cho tôi một cây viết, một tờ giấy, bảo tôi lập danh sách, theo thứ tự chỗ chiếu nằm trong pḥng của từng người và nộp lại cho hắn khi lănh cơm. V́ làm công việc này, tôi mới biết trong pḥng có một bác sĩ và một nhà tu, anh này khai là Tuyên úy Phật Giáo, c̣n rất trẻ, đầu không cạo trọc mà chỉ húi cua thôi. Tôi c̣n nhớ rơ vị bác sĩ tên là Điền, ông là Bác sĩ Giải phẫu tài danh của bệnh viện Dă Chiến Cần Thơ, trên đường từ Cần Thơ về Sàig̣n th́ bị chốt chặn bắt giữ.

Sau này, Bác sĩ Điền cũng bị chuyển ra Bắc với tôi và cùng ở chung trại Vĩnh Quang. Riêng với anh thanh niên trẻ, người xưng là Tuyên úy Phật Giáo, là đồ đệ của thày Thích Tâm Giác, tên anh này tôi đă hoàn toàn quên hẳn. Tôi cố, cố lắm, nhưng không tài nào nhớ nổi, mặc dù nhắc đến cái chết của anh Hiệp. Anh này đúng là thủ phạm, là vai chính trong câu chuyện, đáng lẽ phải vạch rơ tên tuổi anh ta ra mới hợp lư chứ. Vậy mà bao nhiêu lâu nay, tôi vẫn không nhớ ra được!

Ngày hai lần, tôi được đi lănh cơm cho anh em, anh Hiệp dặn tôi chịu khó ḍ la tin tức xem có ǵ đáng “phấn khởi” không, nhưng hoàn toàn thất vọng, bọn chúng cũng chẳng biết ǵ. Có lần tôi làm bộ ngây thơ hỏi một tên cán bộ: “không biết chúng tôi đă được cấp trên điều tra cứu xét chưa? chừng nào thả chúng tôi về, để đi “tŕnh diện học tập”.

Hắn lạnh lùng trả lời tôi:
- “C̣n cứu xét điều tra ǵ nữa, các anh ở đây sẽ được đưa đi học tập hết mà, đừng lo. Khi nào học tập tốt xong th́ được đảng và nhà nước cho về thôi”.

Tôi cho anh Hiệp biết điều này, anh yên tâm chờ mà không nôn nóng nữa, có điều anh phàn nàn: “bọn ḿnh đi mà gia đ́nh không biết th́ tội nghiệp cho vợ con ḿnh quá!”

Thỉnh thoảng tôi cũng đưa về cho anh một vài tin “vui”. Lần thứ nhất tôi gặp anh Hồ Văn Hoà, Tiểu Đoàn Trưởng 35/BĐQ thời Mậu Thân, với những trận đánh oai hùng vùng Chợ Lớn, đẩy lui địch ra khỏi thủ đô Sàig̣n. Anh Hoà ở pḥng số 3, cùng dăy AH với tôi và anh Hiệp. Lần thứ hai, tôi gặp ở cầu thang, một người lớn tuổi, râu tóc dài lùm xùm, như những người bị lạc vào hoang đảo lâu ngày, tướng đi ông kḥm kḥm, tay xách sô nước nhỏ, nhưng có vẻ khó khăn, khi đụng mặt, tôi nhận ra ông ngay: Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai, vị CHT cuối cùng của BĐQ – Tôi buột miệng gọi ông nho nhỏ: “Thiếu tướng!” Ông chỉ lặng lẽ nh́n tôi, rồi âm thầm đi lên lầu. Trong pḥng tôi có anh Hiệp, pḥng anh Hoà có anh Nhiệm, vậy là có 4 Sĩ quan BĐQ, Hạ sĩ quan BĐQ cả hai pḥng có khoảng 5 người, pḥng tôi có 1 Trung sĩ nhất và 1 Thượng sĩ mà tôi c̣n nhớ tên là Xuân, những người này khi gặp lại chúng tôi trong hoàn cảnh tang thương. Tuy không c̣n ǵ cả, nhưng họ vẫn giữ lễ, kẻ trên người dưới, lúc nào cũng nể v́ chúng tôi, điều này làm anh em chúng tôi cảm thấy an ủi rất nhiều.

Vào một buổi sáng trời nắng đẹp, tên cai ngục dăy AH vào pḥng giam bảo tôi cắt cử 10 người ra nhổ cỏ ngoài sân quanh khám, một lát hắn sẽ tới dắt đi. Tôi cắt 10 người, trong đó có anh thanh niên Tuyên Úy Phật Giáo, Thượng sĩ Xuân v...v..? Trước khi tên cai tù đến nhận người độ vài phút, anh Hiệp ngỏ ư với tôi anh muốn đi ra ngoài hít thở cho khoẻ, đồng thời đi lại ngoài trời cho đỡ tù túng, chiều ư anh, tôi nói Bác sĩ Điền ở lại để anh đi thay.

Khi tên cai tù lên nhận người dẫn đi, đếm qua đếm lại thấy thiếu 1 người, tôi đang quay qua quay lại để t́m th́ anh thanh niên Tuyên Úy từ trong pḥng vệ sinh chạy ra – Kiểm điểm đủ người, tên cai tù dắt họ đi, tôi đứng ở cửa pḥng, c̣n nghe tiếng anh Hiệp lầu bầu chửi đổng: "Đ.M." ǵ đây? – Đây là câu chửi đổng tôi thường nghe anh phát ra mỗi sáng sớm, lúc đó chưa ai thức giấc, tên thanh niên này đă dậy tập vơ, đấm, đá gió, nhẩy th́nh thịch trong pḥng, làm khó chịu mọi người, nhưng không ai nói ǵ, mà chỉ có anh Hiệp thấy chướng quá, hay chứi đổng nho nhỏ đủ tôi nghe: "Đ.M., mới sáng sớm đă đấm với đá, không cho ai ngủ". Tôi không ngờ tên thanh niên cũng nghe được và để bụng thù anh, tuy vậy hắn không nói năng ǵ, mà cứ thản nhiên tập vơ, nhảy nhót mỗi sáng sớm. Hắn c̣n cố t́nh gây tiếng động, có ư như trêu tức anh Hiệp nữa.

Khi tên cai tù nhận người dắt đi, hắn bảo tôi khỏi đi, ở lại coi pḥng và anh em c̣n lại, đến 4 giờ chiều hắn sẽ đem người lên trả tại pḥng cho tôi. Sau 4 giờ chiều, khi anh em trong cả dăy pḥng đang ồn ào, lên xuống xách nước từ dưới lên lầu, th́nh ĺnh tôi nghe có tiếng la lớn ở dưới sân vọng lên: "có đánh lộn!"

Rồi tiếng anh Hoà đứng ở đầu cầu thang hét vọng lên: "Khuê ơi ! tụi nó đánh thằng Hiệp ḱa!" Nghe vậy, tôi tức tốc chạy xuống, đă thấy anh Hoà ẵm anh Hiệp trên hai tay, anh Hiệp lúc này hai mắt nhắm nghiền, tay xuội lơ, máu chảy ra khoé miệng.

Đúng lúc đó, tên cai tù dăy tôi cũng chạy xuống – Anh Hoà báo cho hắn biết anh Hiệp bị đánh bất tỉnh, tên cai tù hỏi ai đánh, lúc đó tên thanh niên Tuyên Úy đang chạy lên, phía sau anh em dưới sân la hét đuổi theo, dẫn đầu là Xuân, Xuân chỉ ngay hắn nói: "Nó đó, nó đánh anh Hiệp đó"

Tên cai tù không nói không rằng, sấn tới chặn tên thanh niên lại, đá hắn một cái thật mạnh, hắn bị mất thăng bằng, lộn té xuống, lăn long lóc theo bậc thang. Cứ thế, tên cai tù đi theo xuống, tiếp tục đá hắn lăn xuống từng trệt, xuống đến đó, ba, bốn tên khác nhảy vào đánh hắn một trận đ̣n ác liệt, sau đó dẫn hắn đi biệt giam luôn. Sau này, chúng tôi không hề gặp lại hắn ở đâu nữa cả.

Phần anh Hiệp, tên cai tù trở lên pḥng bảo tôi cứ để anh Hiệp nằm trong pḥng, chờ tới sáng hôm sau, sẽ có y sĩ lại khám cho anh. Nói xong, hắn bỏ đi, tên cai khác đến bảo tôi cho người đi lănh cơm
– Tôi cắt Xuân và ba người nữa đi, c̣n tôi ở lại pḥng theo dơi t́nh trạng của anh Hiệp
– Anh Hiệp vẫn nằm bất động, mắt nhắm nghiền, hơi thở thoi thóp, bác sĩ Điền bắt mạch cho anh, nói rằng mạch anh rất yếu, ông lật đầu anh qua lại để khám v́ dưới thân thể không thấy có xây xát ǵ, bác sĩ Điền nói có lẽ đầu bị đập mạnh xuống sàn xi măng, nên bị bất tỉnh.

Khi anh Xuân lănh cơm về, tôi mới được anh kể rơ diễn tiến câu chuyện như sau:
– Làm cỏ xong, anh em được tập trung đi tắm ở giếng nước giữa sân dưới tầng trệt, trước khi về pḥng
– Tại giếng nước, Xuân đứng cách anh Hiệp không xa, trong khi mọi người đang chà xà bông từ đầu đến chân, anh Hiệp cũng vậy, mặt mũi đầy xà bông, đang chà rửa, Xuân nghe tên thanh niên Tuyên úy đứng sát anh Hiệp hỏi anh một câu mà Xuân cũng nghe: “Đ.M. hoài, rồi bây giờ đánh không?”. Hắn vừa nói vừa nhấc bổng anh Hiệp lên, quăng qua đầu hắn theo một thế Nhu đạo độc hiểm
– Anh Hiệp ngă vật xuống nền xi măng gần giếng nước, rồi nằm bất động từ đó.
– Khi ấy mọi người đều la lên: “có đánh lộn”, tên thanh niên bỏ chạy, nhưng hắn chạy ṿng ṿng, đi đâu cũng bị anh em la và rượt đuổi, dẫn đầu là Xuân, nên hắn hoảng hốt chạy thẳng lên lầu 3
– Không ngờ hắn lại gặp tên cai tù đang đi xuống, nên mới bị đá văng xuống và bị đ̣n hội đồng trước khi bị biệt giam.

Anh Hiệp vẫn nằm mê man, bất tỉnh nhân sự, trên chiếu bên cạnh tôi, đến hơn 7 giờ tối, tôi thấy máu rỉ ra từ lỗ tai và lỗ mũi của anh, tôi báo cho bác sĩ Điền đến xem, ông cho biết anh Hiệp bị chấn thương sọ năo rồi, máu bị ứ đọng trong đầu, nên đă rỉ ra lỗ tai và lỗ mũi, rất nguy hiểm. Bệnh t́nh này, nếu đủ phương tiện và thuốc men, ông có thể cứu sống được, chứ như t́nh h́nh hiện tại, dù biết anh Hiệp sẽ chết trước mắt, cũng đành bó tay thôi, chuyển đi bệnh viện sớm phút nào, hy vọng tăng theo phút đó, nếu chậm trễ anh Hiệp chắc sẽ chết.

Nghe tới đây, tôi và Xuân, không ai bảo ai, cùng đứng lên chạy ra cửa pḥng, chĩa miệng ra ngoài hét lớn: “… lầu 3, dăy AH, pḥng 1, có người bịnh nặng, cần cấp cứu”. Sở dĩ chúng tôi phải la lớn v́ giờ này, bọn cai tù đều tập trung ở dưới tầng trệt để ăn uống và xem TV, không có tên nào ở trên lầu cả, mạng sống của một người tù không quan trọng bằng một buổi xem TV, chiếc máy lạ lùng, từ nhỏ tới lớn ở miền Bắc, chúng chưa hề thấy, chỉ khi vào Nam chúng mới được mở mắt ra chút đỉnh, dễ ǵ chúng bỏ qua để đi lo cho người tù.

Dù biết vậy, chúng tôi vẫn tiếp tục la lớn, nhưng không một tiếng trả lời, hay một chút động tĩnh ǵ ở bên ngoài cả, chúng tôi vẫn thay phiên nhau la cầu cứu trong tuyệt vọng, sau mỗi tiếng la của chúng tôi, chỉ là một khoảng không gian trống vắng, im ĺm.

Đến khoảng hơn 8 giờ tối, th́nh ĺnh tôi nghe anh Hiệp hét lên một tiếng thật lớn, anh vùng bật dậy, vừa chạy một ṿng nhỏ trong pḥng, vừa hét lớn, sau đó anh ngă vật trở lại nằm trên chiếu của ḿnh, ngửa mặt lên trời, lúc này mắt anh lại mở trừng trừng nh́n lên trần nhà. Tôi ngồi xuống, sau khi chạy theo anh để đỡ, pḥng khi anh ngă xuống. Lúc này, tay anh quơ lên như muốn kéo tôi lại gần, cử chỉ của anh như muốn nói với tôi điều ǵ, tôi thấy miệng anh th́ thầm không ra tiếng. Tôi cố cúi sát xuống mặt anh để nghe, nhưng không nghe được ǵ cả. Anh muốn trăn trối với tôi điều ǵ, nhưng đă không kịp nói trước khi trút hơi thở cuối cùng.
– Mắt anh vẫn mở trừng trừng nh́n lên khoảng không mờ nhạt, dưới ánh sáng yếu ớt của ngọn đèn trong pḥng
Bác sĩ Điền nắm tay anh bắt mạch, khoảnh khắc sau, ông lắc đầu nói: “Anh Hiệp đă đi rồi, anh chết thật rồi !”. Bác sĩ Điền nói thêm: “Như ngọn đèn dầu sắp cạn, phải loé lên một chút rồi tắt hẳn, anh Hiệp cũng thế, v́ uất hận, anh cố thu tàn lực bật dậy, la hét, sau đó ngă xuống và đi luôn”.

Tôi vừa nghe, vừa vuốt mắt anh Hiệp, đôi mắt vẫn trợn trừng, biểu lộ biết bao căm hờn, đau đớn, uất ức. Tay tôi vẫn vuốt mắt anh, miệng lầm thầm khấn nguyện: “Xin anh thanh thản ra đi, linh thiêng pḥ hộ cho chúng tôi sớm được thả về, tôi sẽ báo tin cho chị và các cháu”.
Khi thấy cặp mắt anh đă khép, tôi móc trong túi quần sau của anh, lấy cái bóp, trong đó có tấm h́nh của chị và các con, với ư muốn làm bằng chứng, để sau này có dịp báo tin cho chị và trả lại chị kỷ vật này của anh.

Cá nhân tôi, dù đă nhiều lần vào sinh ra tử, cũng như biết khá nhiều về cuộc đời binh nghiệp lẫy lừng của anh, đồng thời đă có nhiều lần xông pha trận mạc, dưới quyền chỉ huy của anh, tôi thật sự bất ngờ, choáng váng, khi chứng kiến tận mắt cái chết của anh, nó đơn giản, tàn bạo, dă man, nó thể hiện rơ ràng tính dă thú, bất nhân, bất nghiă, độc ác, của con người với con người, nhất là ở buổi giao thời giữa hai chế độ. Tuy không là bà con, máu mủ, nhưng những tháng ngày, cùng với anh phục vụ trong một binh chủng, một đơn vị, không nhiều th́ ít, cũng đă có những gắn bó với nhau – Như thế, có thể nói, tôi là người thân thiết nhất với anh tại đây và bây giờ – Tôi thật đau ḷng, thật xót xa, khi nh́n anh ĺa đời trong hoàn cảnh nghiệt ngă này.

Sau khi ổn định lại tinh thần, tôi bảo Xuân và một vài anh em khác, cùng nhau hét lớn vọng xuống lầu:”…, lầu 3, pḥng 1, dăy AH, có người chết.” Chúng tôi thay nhau la hét như vậy, đến lần thứ 5 mới có tiếng hỏi vọng lên:
– Chết thật chưa?

Tôi đáp: “Chết thật rồi”. Tiếng trả lời vọng lên ngắn ngủi: "Chờ đó đi". Chúng tôi lại phải chờ. Măi đến gần 10 giờ đêm chúng mới đến, chúng đặt anh Hiệp lên băng ca, phủ chiếc chiếu lên người anh, rồi khiêng anh đi luôn, có lẽ chúng khiêng anh xuống nhà xác, để báo cho gia đ́nh đến nhận. Tôi hy vọng được như vậy.

Sau này, khi được thả về, tôi có lại nhà chị Hiệp, trao lại chị kỷ vật của anh và thuật lại tỉ mỉ câu chuyện cho chị nghe. Chị rất cảm động, không cầm được gịng lệ. Chị cũng rất cảm kích và nghĩ rằng, anh cũng đă được yên ủi phần nào, v́ ít ra, anh cũng vĩnh viễn ra đi, trong ṿng tay thân ái của tôi, một đàn em của anh và một vài đồng đội. Chị cho biết, hồi đó, họ cũng báo tin cho chị lên nhận xác anh về chôn cất, với lư do “chết do đánh nhau với bạn đồng tù”. Chị cũng tự an ủi là c̣n may mắn hơn nhiều người khác, v́ chị c̣n được thấy xác chồng, chứ sau này khi bị đưa ra Bắc, biết bao nhiêu người chết mà gia đ́nh không được biết tin tức và cũng chẳng biết chôn ở đâu.

Ngày hôm sau, khi đi lănh cơm gặp anh Hoà, tôi định báo tin cho anh, nhưng anh đă nói trước:
– Tao biết rồi, Hiệp nó chết rồi. Đêm qua tụi bay la như vậy ai mà không nghe.

Anh nói tiếp, bắt đầu bằng một câu chửi thề cố hữu của người miền Nam:
– Đụ mẹ đồ dă man, tụi nó không cho thằng Hiệp đi cấp cứu, chớ chở đi nhà thương ngay, nó đâu có chết đau đớn, tức tưởi như vậy, đúng là tụi hèn.

Quả thật, câu kết luận của anh Hoà, hoàn toàn đúng, v́ sau này, qua những mẩu đối thoại, chúng tôi biết được chúng cố ư để anh Hiệp như vậy, có lẽ để “dằn mặt” chúng tôi chăng, đôi khi chúng c̣n tỏ rơ thái độ khiêu khích bằng cách nói chuyện với nhau cho chúng tôi nghe, để chúng tôi bị nhục nhă
Cái chết của anh Hiệp đau đớn như vậy, nhưng chúng rất hả dạ, mặt chúng hớn hở nói cười với nhau, như để chọc tức chúng tôi, nếu chúng tôi có hành động ǵ, chúng sẽ vin vào đấy trừ khử, tiêu diệt ngay – Chúng tôi cảm nhận được âm mưu đen tối của chúng, nên anh em rỉ tai an ủi tinh thần nhau, khuyến khích nhau cố giữ b́nh tĩnh, tự kềm chế để đừng lọt bẫy của chúng.

Hai tháng sau khi anh Hiệp mất, chúng tập họp, giải chúng tôi bằng xe bít bùng xuống tàu ở Tân Cảng, ḷng ṿng ra đến cửa biển, rồi lại trở lại Tân Cảng, lên xe bít bùng giải đi Suối Máu, Biên Hoà (trại tù phiến cộng). Chúng dở tṛ bịp thật ấu trĩ, 1 giờ sáng xe chạy từ Tân Cảng mà đến 5 giờ sáng mới tới Biên Hoà

Toán chúng tôi ở Chí Hoà ra, đếm được gần 300 người, gồm đủ mọi thành phần, quân đội có từ binh sĩ đến cấp Tướng, hành chánh từ Phường trưởng, Xă trưởng đến Tỉnh trưởng, y tá, bác sĩ đủ cả, thậm chí có cả những người ăn mày, bụi đời, khùng điên, lang thang ngoài đường chúng cũng bắt hết – đúng với tâm niệm của bọn Cộng sản: “bắt lầm hơn bỏ sót”.

Kế tiếp là những ngày tháng dài trong lao tù cộng sản, anh em chúng tôi bị hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần, bị khủng bố ban ngày cũng như ban đêm, lúc nào cũng nơm nớp sống trong lo âu, sợ hăi – Những ư đồ thâm hiểm của bọn cộng sản ngày càng lộ rơ, đó là chúng cố t́nh hạ thấp và bôi nhọ giá trị của quân đội chúng ta. Chúng nhốt chung những sĩ quan Tướng, Tá, Úy, những nhân vật cao cấp trong hành chánh, cùng với những tên du đăng, bụi đời, những kẻ lưu manh, trộm cướp, coi tất cả cùng chung một tên gọi: “Tù”. Biết vậy, nhưng anh em chúng tôi vẫn dửng dưng, vờ như không biết, anh em tự an ủi lẫn nhau: “Thôi ! Mang thân phận kẻ chiến bại, dù có thừa khả năng và dũng khí, nhưng đă bị đồng minh bỏ rơi, lại c̣n bị thượng cấp gạt gẫm, bị trói tay, trói chân trước kẻ địch, chỉ là con cờ thí trong ván cờ quốc tế, giữa tư bản và cộng sản, mà hai nước siêu cường tiêu biểu cho hai chủ nghĩa này, họ cũng chỉ coi quyền lợi của nước họ là trên hết mà thôi, c̣n ǵ mà nói nữa – Hăy cố gắng vượt qua những khó khăn mà sống”

Gần 30 năm sau cái chết của anh Hiệp, tôi và một số đông anh em cựu tù, được sống ở một nơi văn minh, tự do, sung sướng nhất địa cầu: Hoa Kỳ. Tôi chạnh nhớ và ghi lại những đau đớn, nhục nhă, uất ức của những ngày đầu mất nước, mà nạn nhân là toàn thể dân chúng miền Nam, nhưng nặng nề nhất, có lẽ là những thành phần quân nhân như anh em chúng tôi.

– Những đau đớn hằn sâu trong tâm hồn tôi, khó ḷng phai nhạt, đừng nói chi đến chuyện xoá bỏ
– Bao nhiêu gia đ́nh tan nát
– Bao nhiêu người v́ đi t́m tự do mà phải bỏ thân nơi rừng rậm, nơi biển cả
– Bao nhiêu phụ nữ, thiếu nữ, mang nỗi nhục nhă, kinh hoàng, khi thân xác bị những con người, dạ thú dày ṿ, hành hạ, sống dở, chết dở
– Bao nhiêu đồng đội của tôi vùi xác nơi rừng thiêng nước độc, bị bỏ đói, bệnh hoạn không một chút thuốc men trong các trại tù khổ sai
– Biết bao nhiêu gia đ́nh tan nát và những di hại của chế độ cộng sản, không biết sẽ c̣n tàn phá đất nước đến bao giờ – Ôi! nước mất, nhà tan. Câu nói của người xưa thật chí lư.

Thật sự, tôi cũng không muốn nhớ đến những chuyện này, v́ nó đau quá, buồn quá, nhưng mỗi khi nghe đôi ba ông gọi là “chính trị gia”, những ông gọi là nhà văn, nhà báo, những thành phần được coi là học giả, trí thức – Họ nhân danh tự do, dân chủ, nhân danh quốc gia, dân tộc, lên tiếng cổ vơ cho việc hoà giải, hoà hợp, xoá bỏ hận thù, quên quá khứ để xây dựng đất nước, tương lai v…v… Tôi tự hỏi, không biết quốc gia, dân tộc của họ là ǵ, và họ ở đâu mới chui ra mà quên mau quá vậy??? Đầu óc tôi lại quay cuồng, nhớ đến tiếng hét uất hận của anh Hiệp trước lúc lâm chung.

Nguyễn Quốc Khuê
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN

HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
hoanglan22_is_offline   Reply With Quote
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1570492492-td2.jpg
Views:	0
Size:	66.8 KB
ID:	1716514
The Following 2 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
hoathienly19 (12-30-2020), huudangdo1 (12-30-2020)
Old 12-30-2020   #642
hoanglan22
R8 Vơ Lâm Chí Tôn
 
hoanglan22's Avatar
 
Join Date: Apr 2011
Posts: 16,323
Thanks: 21,684
Thanked 37,904 Times in 12,807 Posts
Mentioned: 635 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 7233 Post(s)
Rep Power: 68
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
Default Tiểu Đoàn 52 Biệt Động Quân "Sấm Sét Miền Đông"



Từ Đồng Xoài đến Bà Rịa
Trong chiến sử của binh chủng Biệt Động Quân, Tiểu đoàn 52 Biệt Động Quân là 1 trong những đơn vị đă có những trận đánh được ghi vào quân sử Việt Nam Cộng Ḥa. Chỉ sau hơn 1 năm thành lập, Tiểu đoàn 52 Biệt Động Quân (BĐQ) đă được báo chí vinh tặng danh hiệu “tiểu đoàn Sấm Sét Miền Đông” sau trận đánh lịch sử tại quận lỵ quận Đôn Luân (Đồng Xoài), vào tháng 5/1965. Đây là lần đầu tiên trên chiến trường Việt Nam, Cộng quân đă huy động ba trung đoàn chủ lực để đánh chiếm một quận lỵ của Việt Nam Cộng Ḥa, và dàn quân để nghênh chiến các đơn vị tiếp ứng. Là lực lượng trừ bị cơ hữu của Quân đoàn 3, Tiểu đoàn 52 Biệt Động Quân được điều đồng tiếp cứu quân trú pḥng ở Đôn Luân.

Theo kế hoạch hành quân, toàn tiểu đoàn được trực thăng vận xuống Phước Thành vào buổi trưa và sau đó đổ quân xuống sân vận động quận lỵ vào 4 giờ chiều, đúng vào lúc Cộng quân đă tràn ngập trụ sở quận. Qua liên lạc, Bộ Tư Lệnh Quân đoàn 3 xác nhận là lực lượng chi khu Đôn Luân c̣n làm chủ t́nh h́nh trong quận lỵ. Đại đội 4 của tiểu đoàn tiến vào th́ bị Cộng quân từ quận đường bắn ra. Trước t́nh h́nh đó, ba đại đội c̣n lại và ban chỉ huy tiểu đoàn đă rút ra ngoài hàng rào trước cửa để đợi Quân đoàn tái xác nhận. 15 phút sau, Trung đội 1 của đại đội 3 bám sát hàng rào ngoài quận đường quan sát và thấy rơ Cộng quân đang sử dụng đại liên đặt trên chiến xa của chi khu (địch đă chiếm được) để tác xạ vào đội h́nh của Biệt Động Quân.

Sau khi nhận được báo cáo, Đại úy Hoàng Thọ Nhu, Tiểu đoàn Trưởng, xin sự yểm trợ của Không Lực Hoa Kỳ qua sự liên lạc của cố vấn, oanh tạc ngay vào quận đường. Hai phi cơ B57 đă nhào xuống tiêu diệt các ổ hỏa lực của Cộng quân trên 2 xe thiết giáp. Đợt oanh tạc kết thúc, kho đạn trong Chi Khu (Quận) nỗ dữ dội. Trung úy Trần Thanh Thủy, Đại đội Trưởng Đại đội 3 quyết định tung Trung đội 1 ḅ vào chiếm lại quận đường. Khoảng 8 giờ đêm, kho đạn ngừng nổ, đại đội 3 đă bố trí quanh hàng rào pḥng thủ của chi khu để đợi Cộng quân từ hai trại bên kéo trở lại. Biệt Động Quân đánh tan hai cánh quân này và sau đó tràn lên tái chiếm căn cứ Biệt kích và Pháo binh trong quận lỵ trước khi trời sáng. Tiểu đoàn 52 Biệt Động Quân đă tịch thu hàng trăm vũ khí, trong đó có hơn 50 súng AK47. Sau chiến thắng này, tiểu đoàn được tuyên dương công trạng trước Quân đội.

Tháng 10/1965, do áp lực nặng của Cộng quân tại Phước Tuy, Tiểu đoàn Sấm Sét Miền Đông được Bộ Tư Lệnh Quân đoàn 3 tăng phái cho tiểu khu Phước Tuy, đặt dưới quyền điều động của Trung Tá Lê Đức Đạt - Tiểu Khu Trưởng (năm 1972, ông là Đại Tá Tư Lệnh Sư đoàn 22 Bộ Binh, tự sát tại Tân Cảnh cuối tháng 4/1972). Theo phân nhiệm, tiểu đoàn là nỗ lực chính trong các cuộc hành quân tảo thanh và giải tỏa áp lực của Cộng quân tại Xuyên Mộc, Đất Đỏ, Hàm Long, Núi Đất. Do phải tăng phái 1 đại đội của Tiểu đoàn (Đại đội 1/52) pḥng ngự ở B́nh Giả, nên tiểu đoàn chỉ c̣n 3 đại đội và ban chỉ huy tiểu đoàn tham gia cuộc hành quân trên địa bàn Phước Tuy.

Ngày 11 tháng 11/1965, theo kế hoạch của Bộ chỉ huy Tiểu khu Phước Tuy, đại đội 2/52 do Trung úy Trần Trọng Truồi chỉ huy được chỉ định hoạt động dọc theo đèo Mẹ Bồng Con, tiểu đoàn chỉ c̣n lại hai Đại đội 3/54, 4/52 và được lệnh di chuyển từ vùng hành quân về vị trí mới. Thành phần này được Tiểu khu Phước Tuy tăng cường hai xe thiết giáp (loại xe của Mă Lai dùng để tiểu trừ du kích) và 1 đại đội Địa phương Quân. Đoàn quân do Đại úy Nguyễn Hiệp, Tiểu đoàn Phó chỉ huy. (Tháng 9/1966, Đại úy Hiệp giữ chức Tiểu đoàn Trưởng, thăng Thiếu Tá sau trận đánh Suối Ḷng).

Trong khi tiểu đoàn đang di chuyển trên Quốc Lộ 15 th́ Bộ chỉ huy Tiểu khu Phước Tuy được một hồi chánh viên cho biết là trung đoàn của anh ta đang bố trí sát sân bắn ở đầu tỉnh đợi phục kích Tiểu đoàn 52 BĐQ. Liền ngay sau đó, phi cơ quan sát L19 được gởi tới, quan sát viên xác nhận đă thấy các cụm bố trí của Cộng quân (CQ). Khi vị Tiểu đoàn Phó nhận được thông báo về cuộc phục kích của CQ th́ đoàn xe đă tiến vào khu vực mà địch quân đang bố trí. Theo lời kể của Đại úy Hiệp với một số phóng viên chiến trường sau khi trận đánh kết thúc, th́ vị Tiểu đoàn Phó này đă kịp thời đưa ra một quyết định khẩn cấp là cho lệnh đoàn xe dừng lại khi c̣n cách khúc quanh 50 thước - nơi mà Cộng quân được lệnh khai hỏa khi chiếc xe đầu tiên xuất hiện, đồng thời chỉ định trung đội đi đầu của Đại đội 3 khởi động khai hỏa khi có lệnh.

Trở lại với trận phục kích trên Quốc Lộ 15, theo các tài liệu tổng hợp của đặc san Mũ Nâu và KBC, tuyến phục kích của địch quân dài 2 km với 2 tiểu đoàn dàn trận từ chân núi Thị Vải. Tiểu đoàn CQ thứ ba nằm cạnh sân bắn của tỉnh. Khi đoàn xe vừa ngừng, các chiến binh Nũ Nâu đă tự động nhảy xuống bố trí. Trung đội 1 của đại đội 3 do 1 Trung úy chỉ huy được Đại úy Trần Thanh Thủy - Đại đội Trưởng, tăng cường 2 thiện xạ nổi tiếng thuộc ban chỉ huy đại đội là Thượng sĩ Hoàng Tào với cây súng M14 và Hạ sĩ nhất Đinh Đô với cây AR15 thần tốc, hai tay súng này đă yểm trợ cho tổ đại liên của Trung đội 1 khai hỏa loạt súng đầu tiên cho trận đánh thay v́ phát súng đầu tiên do Cộng quân khai hỏa. Tổ hỏa lực tiền tiêu của CQ đặt tại vườn mít nằm sát Quốc Lộ 1, đă phải lúng túng khi Biệt động quân khai hỏa trước, v́ theo kế hoạch phục kích của CQ, tổ hỏa lực này chỉ khai hỏa khi chiếc xe đầu tiên của BĐQ đến khúc quanh.

Sau khi khai hỏa, Trung đội 1/đại đội 3 tràn lên chiếm vườn mít. Cây B 40 của tổ hỏa lực CQ chỉ mới bắn được một phát trúng xe cơ giới của Địa phương Quân gây phát hỏa, đă bị một toán chiến binh Trung đội 1 tràn lên đoạt ngay. Trận chiến trở nên quyết liệt hơn khi Cộng quân từ các vị trí bên trong bắn xối xả về hướng của Biệt Động Quân để yểm trợ cho thành phần xung kích đang tràn ra. Tại Vườn Mít, tổ đại liên M60 cùng hai thiện xạ M14 và AR15 đă chận đứng đợt xung phong của địch. Để yểm trợ cho Tiểu đoàn 52 Biệt Động Quân, sau khi nhận được yêu cầu của Quân đoàn 3, phản lực cơ F100 của Không quân Hoa Kỳ từ Đệ Thất Hạm Đội đă bay vào vùng xảy ra giao tranh. Để Không Quân khó oanh tạc, Cộng quân cố tràn ra bám sát trận địa, vườn mít trở thành mục tiêu của cả hai bên.

Theo lệnh của Tiểu đoàn Phó, Đại úy Trần Thanh Thủy - Đại đội Trưởng Đại đội 3 cho rút Trung đội 1 rút về bên kia Quốc Lộ dể Không Quân dễ dàng oanh kích Cộng quân. Trong khi F100 oanh tạc dữ dội, th́ Trung đội 1 men theo Quốc Lộ tiến về khúc quanh sát sân bắn để đợi dịp xung phong vào cánh trái của địch quân.

Đối phương cố bám sát Biệt Động Quân để vô hiệu hóa các phi vụ Không Yểm, trong khi đó phía sau của Tiểu đoàn 52 BĐQ là băi śnh lầy lội, do đó Đại úy Hiệp - Tiểu đoàn Phó đă xin Không Quân oanh tạc dọc Quốc Lộ, chấp nhận cùng địch tổn thất nếu bị rủi ro. Cùng lúc đó, Đại đội 2/52 đang hoạt động tại đèo Mẹ Bồng Con được lệnh rời vùng hành quân để tiếp ứng. Cả đại đội này đă quá giang xe đ̣ về bố trí ở ấp sát khu vực phục kích. Trung úy Trần Trọng Truồi, Đại đội Trưởng đă cho các trung đội dàn quân để đợi lệnh xung phong tấn công địch quân từ cánh phải. Với lối điều quân linh động, lực lượng Tiểu đoàn 52 Biệt Động Quân dù ít nhưng đă có được 2 gọng kềm phía ngoài để kẹp ngược lại các đơn vị Cộng quân.

Sau 1 giờ giao tranh với nhiều phi tuần F 100 yểm trợ liên tục, Cộng quân đă bị tổn thất nặng. Trời gần tối, Đại úy Hiệp xin ngưng không trợ và cho lệnh các đại đội xung phong. Tiểu đoàn 52 Biệt Động Quân từ chính diện và hai bên trái phải của Cộng quân đồng loạt tiến lên theo tiếng c̣i của cấp chỉ huy. Tuyến phục kích bị chọc thủng, Cộng quân tháo chạy về cánh rừng sát chân núi Thị Vải. Sau trận đánh, Tiểu đoàn 52 Biệt Động Quân đă được các tướng lănh Hoa Kỳ ngợi khen. Theo đề nghị của Bộ Tư Lệnh Hoa Kỳ tại Việt Nam, Tổng Thống Jonhson đă kư quyết định ân thưởng huy chương Danh Dự của Tổng Thống Hoa Kỳ cho Tiểu đoàn Sấm Sét Miền Đông.

Vương Hồng Anh
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN

HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
hoanglan22_is_offline   Reply With Quote
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1570657504-td1.png
Views:	0
Size:	863.1 KB
ID:	1716515
The Following 2 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
hoathienly19 (12-30-2020), huudangdo1 (12-30-2020)
Old 12-31-2020   #643
huudangdo1
R7 Tuyệt Đỉnh Cao Thủ
 
huudangdo1's Avatar
 
Join Date: Jul 2007
Posts: 5,269
Thanks: 1,495
Thanked 2,083 Times in 1,055 Posts
Mentioned: 9 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 101 Post(s)
Rep Power: 24
huudangdo1 Reputation Uy Tín Level 7huudangdo1 Reputation Uy Tín Level 7huudangdo1 Reputation Uy Tín Level 7
huudangdo1 Reputation Uy Tín Level 7huudangdo1 Reputation Uy Tín Level 7huudangdo1 Reputation Uy Tín Level 7huudangdo1 Reputation Uy Tín Level 7huudangdo1 Reputation Uy Tín Level 7huudangdo1 Reputation Uy Tín Level 7huudangdo1 Reputation Uy Tín Level 7huudangdo1 Reputation Uy Tín Level 7huudangdo1 Reputation Uy Tín Level 7huudangdo1 Reputation Uy Tín Level 7huudangdo1 Reputation Uy Tín Level 7huudangdo1 Reputation Uy Tín Level 7huudangdo1 Reputation Uy Tín Level 7huudangdo1 Reputation Uy Tín Level 7huudangdo1 Reputation Uy Tín Level 7huudangdo1 Reputation Uy Tín Level 7huudangdo1 Reputation Uy Tín Level 7huudangdo1 Reputation Uy Tín Level 7huudangdo1 Reputation Uy Tín Level 7huudangdo1 Reputation Uy Tín Level 7huudangdo1 Reputation Uy Tín Level 7
Default

Cám ơn Huynh Hoanglan22 đă luôn ghi lại những h́nh ảnh với những trận đánh oai hùng của Quân Lực VNCH trong Quân Sử Thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Ḥa !...

Thân Chúc Huynh HL22 và Gia Quyến 1 Năm Mới 2021 được nhiều Niềm Vui Hạnh Phúc và VẠN SỰ NHƯ Ư !:handshak e:
HDD
huudangdo1_is_offline   Reply With Quote
The Following User Says Thank You to huudangdo1 For This Useful Post:
hoanglan22 (12-31-2020)
Old 12-31-2020   #644
hoanglan22
R8 Vơ Lâm Chí Tôn
 
hoanglan22's Avatar
 
Join Date: Apr 2011
Posts: 16,323
Thanks: 21,684
Thanked 37,904 Times in 12,807 Posts
Mentioned: 635 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 7233 Post(s)
Rep Power: 68
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Quote:
Originally Posted by huudangdo1 View Post
Cám ơn Huynh Hoanglan22 đă luôn ghi lại những h́nh ảnh với những trận đánh oai hùng của Quân Lực VNCH trong Quân Sử Thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Ḥa !...

Thân Chúc Huynh HL22 và Gia Quyến 1 Năm Mới 2021 được nhiều Niềm Vui Hạnh Phúc và VẠN SỰ NHƯ Ư !:handshak e:
HDD
Trong năm mới cũng chúc huynh và Gia đ́nh vui vẻ đầy đủ sức khỏe b́nh an .Riêng huynh có đầy sáng tác thơ và in Tập thơ xuất bản 2021 :handshake :
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN

HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
hoanglan22_is_offline   Reply With Quote
The Following 3 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
hoathienly19 (01-03-2021), huudangdo1 (12-31-2020), tcdinh (01-03-2021)
Old 01-01-2021   #645
hoathienly19
R4 Cao Thủ Vơ Lâm
 
Join Date: Sep 2020
Posts: 967
Thanks: 1,791
Thanked 1,257 Times in 569 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 23 Post(s)
Rep Power: 6
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
Default TỔNG KẾT TRAO QUÀ XUÂN 2021 CỦA QUƯ THƯƠNG PHẾ BINH VNCH VÙNG SÀI G̉N



TỔNG KẾT TRAO QUÀ XUÂN 2021 VÀ TÂM T̀NH TRI ÂN CỦA QUƯ THƯƠNG PHẾ BINH VNCH VÙNG SÀI G̉N






hoathienly19_is_offline   Reply With Quote
The Following 2 Users Say Thank You to hoathienly19 For This Useful Post:
hoanglan22 (01-01-2021), huudangdo1 (01-01-2021)
Old 01-02-2021   #646
hoathienly19
R4 Cao Thủ Vơ Lâm
 
Join Date: Sep 2020
Posts: 967
Thanks: 1,791
Thanked 1,257 Times in 569 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 23 Post(s)
Rep Power: 6
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
Default GIÁNG SINH XƯA VÀ NGƯỜI LÍNH VIỆT NAM CỘNG H̉A



GIÁNG SINH XƯA VÀ NGƯỜI LÍNH VIỆT NAM CỘNG H̉A







Cho đến nay, dẫu đất nước Việt Nam Cộng Ḥa, đă bị bức tử, nhưng h́nh ảnh của những lần đón mừng Lễ Giáng Sinh xưa và Người Lính Việt Nam Cộng Ḥa vẫn không bao giờ phai nhạt.

Người Lính Việt Nam Cộng Ḥa, với h́nh ảnh oai hùng trên khắp sa trường, đối diện với những nguy nan, xem thường tử sinh nơi chiến địa; nhưng h́nh ảnh Người Lính vẫn thật đẹp, thật lăng mạn với h́nh ảnh trong những lúc dừng quân, Người Lính lại viết thư:






“Đồn anh bên sông cạn, và hoàng hôn ướt đẫm đáy sông thưa ;

Nhiều tên trong đơn vị gọi đùa anh chiến sĩ của mộng mơ ;

Thường khi hai ba thằng, chiều chiều ra bờ vắng ngắm mông lung.

Một thằng nhớ em, để một thằng nhớ thêm. C̣n ḿnh t́m h́nh lén xem.


Thư của lính không xanh màu trời như mơ ước đâu em.

Thư của lính không thơm nồng hương, không nét hoa đa t́nh.

Thư của lính ba lô làm bàn nên nét chữ không ngay Nhưng thư của lính ghi giữa rừng cây khi nhớ em thật đầy”.

Và nơi “Tiền đồn heo hút, tinh tú quây quần nghe Anh kể chuyện đời Lính”.

Rồi người Lính lại ngồi lại với nhau, để đọc những “Bức tâm thư”:






“ Hôm qua hành quân dừng chân trên dăy đồi sim

Anh vui nhiều hơn v́ đọc thêm lá thư em

Lời thư đẹp quá, đọc đă bao nhiêu lần, mà ḷng vẫn c̣n thương ”

Và rồi, mùa Đông lại đến, Giáng Sinh lại về, trên những tiền đồn, hay những Căn Cứ xa xôi, Người Lính không thể trở về phố thị, để sum họp bên mái ấm gia đ́nh, nên Người Lính đành phải đón mừng Giáng Sinh với tất cả những ǵ có thể làm, có thể tạo ra những h́nh ảnh Giáng Sinh, với những Hang Đá “dă chiến”, để cùng nhau, tay súng, tay đàn, hát những bài ca yêu thích, để cùng nhau san sẻ những niềm vui đời Lính Chiến.






Một lần nữa, người viết xin trích lại một bài viết của chính ḿnh, về những mùa Giáng Sinh xưa:

“Đêm nay, đêm Giáng Sinh - Đêm Thánh Vô Cùng - Đêm chia hai lịch sử của nhân loại.

Mọi người ở trên mặt địa cầu này, dù có tin Chúa hay không; nhưng mỗi lần đặt bút xuống, để ghi lại một ngày tháng nào đó, dù là ngày vui hay là một ngày buồn, th́ chính họ, mặc nhiên công nhận :

Đó là ngày đánh dấu niên lịch của sự kiện Chúa Cứu Thế đă Giáng Sinh.”






Cùng giao ḥa với sự đổi thay của đất Trời, để nhân loại có một niên lịch vĩnh cửu như hôm nay , chúng ta, những người Việt đang sống đời vong quốc ở khắp bốn phương Trời hồi tưởng về những năm tháng cũ của một thời chinh chiến.

Đặc biệt, với những chàng thư sinh đă từng t́nh nguyện xếp bút nghiên theo việc đao binh, từ giă mái trường cùng bè bạn thân yêu, lên đường ṭng quân, với nguyện ước để bảo vệ đồng bào, bảo vệ miền Nam Tự Do, v́ đó là bổn phận của người thanh niên giữa thời đất nước đang lâm vào cơn nguy biến.

Những ngày tháng đầu tiên nơi “Thao trường đổ mồ hôi, Chiến trường bớt đổ máu”; lần đầu tiên khoác chiến y, trở thành người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Ḥa, những “Đoạn Đường Chiến Binh”đầy thử thách, nhưng với chí nam nhi các anh đều vượt qua tất cả, để làm tṛn trách nhiệm:

Đem sinh mạng của chính ḿnh, để bảo vệ non sông.


Từ những năm tháng ấy, gót chinh nhân đă từng lưu dấu trên khắp Bốn Vùng Chiến Thuật, mà có khi cả năm, các anh không được một lần về phép, để sum họp cùng người thân bên mái ấm gia đ́nh.

Cho đến khi những đám mây đen vần vũ trên khắp đầu non, và những ngọn gió Đông giá buốt xoáy vào những chốn rừng sâu, ở các đơn vị nơi biên pḥng giới tuyến, th́ các anh bỗng nhớ đến rằng :

Mùa Vọng và Giáng Sinh lại trở về giữa chốn núi rừng hoang lạnh,
thế rồi, với những đôi tay khéo léo như một nghệ nhân của các anh - các chị - các cô Chiến Sĩ Tâm Lư Chiến của đơn vị, đă gom góp :

Những tấm cạt-tông, những tờ giấy xi-măng được tách ra, những cọng cỏ, rơm khô, những nắm đất sét mềm mại vàng nâu, những viên đá, viên sỏi… những cục nhựa đặc biệt mềm và dẻo của loại cây Sưng (sâng) có một mầu vàng trong suốt… và để có những sắc mầu trang trí cho Hang Đá, th́ các anh đă lấy mầu vàng từ cốt nước của loại lá Dung, mầu đỏ từ cốt nước của thân cây Vang ở ven rừng… rồi pha thêm thành nhiều mầu khác, sau đó, đem trộn lẫn với một chất keo chiết từ lá khoai lang, cộng thêm với những nhánh Thạch Thảo, thế là đă đủ, để các anh-các chị-các cô Chiến Sĩ Tâm Lư Chiến cứ vừa hát vừa biến tất cả thành những chiếc Hang Đá thật tự nhiên, tái hiện một Hang Bê-Lem của từ ngh́n năm trước, và được đem đặt ở một nơi trang trọng nhất của đơn vị, có nơi là một Pḥng Văn Khang , để đêm về người Chiến Sĩ quỳ bên máng cỏ, hoặc ở một nơi nào đó của đơn vị và cất tiếng hát giữa đêm thâu những bài Thánh Ca hoặc những bản nhạc viết về Giáng Sinh như :

Đêm Thánh Vô Cùng, Bài Thánh Ca buồn…






Những Người Lính tiền đồn đón Noel bằng vật liệu tác chiến sẵn có. Nào ống phóng lựu M72 làm trụ, đạn đại liên M60 làm lá thông, đạn M79 làm dây đèn trang trí cùng với 5 quả đạn súng cối, trên đỉnh làm ngôi sao và vài thùng đạn làm đế cây phía dưới.

Thật tuyệt, một h́nh thức trang trí đón mừng Giáng Sinh của Lính.






C̣n đây, là những h́nh ảnh của Người Lính Việt Nam Cộng Ḥa đă đón Giáng Sinh ở những doanh trại, tiền đồn, hay các Căn Cứ xa xôi:





Các quân nhân Sư Đoàn 7 BB đang trang trí hang đá trong đơn vị











Ngày nay, Người Lính Việt Nam Cộng Ḥa, dẫu không c̣n được tay súng, tay đàn như những ngày hào hùng, thân ái cũ. Có những Người Lính đă vĩnh viễn ra đi !

Người c̣n ở lại, bùi ngùi, rưng rưng tiếc nhớ những năm tháng được sống trong “T́nh Huynh Đệ Chi Binh”.

Người Lính không bao giờ quên những giờ phút đă từng sát cánh bên nhau giữa các chiến hào, say mùi thuốc súng, đối đầu với quân giặc, để rồi thốt lên câu:


“ Những người muôn năm cũ ; Hồn ở đâu bây giờ ?!”



Người Lính Việt Nam Cộng Ḥa, với những chiến công lẫy lừng, với những trận địa nổi danh trong Quân Sử :


Mùa Hè Đỏ Lửa, Quảng Trị, B́nh Long, An Lộc…







Đặc biệt, trong trận chiến Mậu Thân, 1968, v́ đă “ tin ” cái “Thỏa ước hưu chiến ba ngày cho đồng bào ăn Tết ” do chính Cộng sản xâm lăng Bắc Việt “đề xướng”, nên một nửa quân số của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa đă được phép về ăn Tết với gia đ́nh.

Lịch sử sẽ măi măi khắc ghi:

Giữa đêm Giao Thừa Mậu Thân, 1968, th́ “Giặc từ miền Bắc vô đây, bàn tay nhuốm máu đồng bào”.

Quân xâm lăng Cộng sản đă tấn công vào các thành phố, máu đổ, đầu rơi, bao xác dân lành ngă đổ, khói lửa lan tràn, quyện giữa làn khói hương nghi ngút trên bàn thờ gia tiên của đồng bào miền Nam !






Thế nhưng, dẫu Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, với quân số, chỉ c̣n phân nửa, nhưng Cộng sản Bắc Việt gồm có sự tiếp tay đắc lực của Nga, Tàu và cả những tên lính Bắc Hàn đă cải trang thành “bộ đội Bắc Việt”, (Sau này, Bắc Hàn đă sang Việt Nam đem xương cốt của chúng về nước, th́ người ta mới biết).

Riêng về mặt quân sự, phần lớn các loại vũ khí của Quân Giải phóng
đều do Liên Xô và Trung Quốc viện trợ, trong đó chỉ tính riêng vơi súng bộ binh, tổng số lượng viện trợ của các nước đồng minh Xă hội Chủ nghĩa đă lên tới hơn 3,5 triệu khẩu. Nguồn ảnh: TL.





Và v́ đă không được “ chiến ” vào trận đánh cuối cùng.

Chính v́ thế, nên Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa không hề có
“ bại”





Tạm kết :


Qua những h́nh ảnh của Người Lính Việt Nam Cộng Ḥa, từ lúc xếp bút nghiên, lên đường ṭng chinh. Người Lính luôn tâm niệm: Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm cho đến giây phút cuối của cuộc đời.

Người Lính không cho phép ḿnh đón Giáng Sinh, hoặc vui Xuân cho riêng ḿnh, khi đất nước c̣n ch́m trong lửa khói của quân xâm lăng.

“Em nghe không ngoài kia, Trời Đông đă lên rồi, bao lớp người đi, đầu mây chân gió, vai nặng gánh sông hồ, c̣n bao lâu nữa, xin em thôi hờn dỗi.

.................

Đây gói hành trang xếp lại cho tṛn để anh đi nhé. Xin chớ u buồn v́ trong những ngày dài anh vắng bên em. Nhưng xin em đừng quên, từng đêm súng vang về trong giấc ngủ say, là khi anh đă dâng nguồn sống cho đời, và cho đôi lứa đẹp ước mơ…”






Người Lính Việt Nam Cộng Ḥa, là tất cả những ǵ cao quư, hào hùng, đẹp nhất trên đời, khi các Anh đă dâng hiến đời ḿnh cho Tổ Quốc và Dân Tộc.

Hôm nay, và măi măi cho đến ngàn sau, dẫu có “hái ngàn sao” trên Trời, hay “gom hết sóng nước của đại dương”, cũng không sánh bằng những hy sinh vô bờ bến của Người Lính Việt Nam Cộng Ḥa trong suốt hơn hai mươi năm, đă góp máu xương trong đại cuộc chung :

BẢO QUỐC - AN DÂN !







Hậu thế, cần phải ghi nhớ :


Quân xâm lăng Cộng sản Bắc Việt được Nga, Tàu tiếp tế súng đạn, vũ khí hùng hậu, và điêu ngoa quỷ quyệt khi đă trắng trợn bội ước hưu chiến trong cuộc
“Tổng Công Kích Tết Mậu Thân, 1968”, là như thế; nhưng vẫn không thắng nổi Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa






th́ nếu vào thời điểm trước và sau 30/04/1975, nếu không bị bức tử, và nếu được đánh một trận thư hùng cuối cùng, th́ chắc chắn Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa phải thắng !





Giáng Sinh 2020

Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

hoathienly19_is_offline   Reply With Quote
The Following 3 Users Say Thank You to hoathienly19 For This Useful Post:
hoanglan22 (01-03-2021), huudangdo1 (01-03-2021), tcdinh (01-03-2021)
Old 01-03-2021   #647
hoathienly19
R4 Cao Thủ Vơ Lâm
 
Join Date: Sep 2020
Posts: 967
Thanks: 1,791
Thanked 1,257 Times in 569 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 23 Post(s)
Rep Power: 6
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
Default CHƯƠNG TR̀NH " TÂM T̀NH NGƯỜI TPB VNCH " XUÂN 2021



CHƯƠNG TR̀NH " TÂM T̀NH NGƯỜI TPB VNCH " XUÂN 2021






hoathienly19_is_offline   Reply With Quote
The Following User Says Thank You to hoathienly19 For This Useful Post:
huudangdo1 (01-07-2021)
Old 01-07-2021   #648
hoathienly19
R4 Cao Thủ Vơ Lâm
 
Join Date: Sep 2020
Posts: 967
Thanks: 1,791
Thanked 1,257 Times in 569 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 23 Post(s)
Rep Power: 6
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
Default CHIẾN TRƯỜNG TAM BIÊN



CHIẾN TRƯỜNG TAM BIÊN






Chuyện kể của Cựu Đại Úy Biệt Cách Dù Lê Đắc Lực.



“mong manh cánh lan rừng xanh bên thác uốn quanh”

“ Chiều lên Bản Thượng ”

Đâu phải lần nầy đơn vị tôi mới lên rừng. Dù ở Tiểu Đoàn hay Thám Sát Delta, “lên rừng” là những cuộc hành quân thông thường và sở trường của chúng tôi.

Ba Ḷng, A-Shau, An Lăo, Dakto… nơi nào không là núi rừng? Chỉ có thời gian Tết Năm Mậu Thân mới đánh nhau với địch ở Thành Phố Nha Trang, Gia Định, Saigon.

Địch ở trên rừng, chúng tôi lên rừng, địch về thành phố, chúng tôi về thành phố. Nơi nào có địch, cấp trên điều là chúng tôi tới.

Phía Tây Quê Hương Việt Nam, núi rừng xanh ngắt trùng điệp, nh́n màu xanh Quê Hương, vừa thấy đẹp, vừa thấy buồn, vừa thấy thương…






Chuyến đi nầy th́ thấy thương hơn, lên tới vùng Tây Bắc Kontum, qua khỏi những cái tên mà người Thành Phố đă nghe tới nhiều, nhưng vẫn c̣n thấy lạ lẫm :

- Dakto, Dak-Bla, Ban-Het, Tân Cảnh, Tu-Morông, hay các Trại Lực Lượng Đặc Biệt Polei-Kleng, Plei-Djereng kế cận vùng Tam Biên.

Tam Biên là khu vực giáp ranh của ba biên giới :

- Việt, Miên, Lào.

Vào khoảng tháng 2 năm 1971, gần tới Tết con Heo, năm Hợi .

Trước ư đồ xảo trá của bọn giặc cọng, chúng muốn tái diễn cái tṛ lấn đất dành dân, nên đă chuyển quân tràn qua biên giới ngỏ hầu mở ra các cuộc tấn công xâm chiếm Thị Xă Kontum hay một vài Quận Lỵ lân cận để làm áp lực trong cuộc Hội Đàm 4 bên tại Paris.

Việt cọng đă đưa quân theo con đường ṃn Hồ Chí Minh, từ Lào, từ Cambodia qua ẩn trú sát nách biên giới trong vùng rừng rú lănh thổ trách nhiệm của Quân Đoàn II. Để xác định chính xác về đơn vị, cấp số và vùng trú quân của lực lượng địch, ngỏ hầu lập kế hoạch tấn công, tiêu diệt hay pḥng thủ.

Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II đă tŕnh xin Bộ Tổng Tham Mưu đưa Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù tăng phái cho Sư Đoàn 22 Bộ Binh để hành quân thám sát kiểm chứng, xác minh.

Toàn bộ Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù được không vận đến Phi Trường Kontum, và lập căn cứ Hành Quân ở mạn Tây sát bên hông Phi Đạo.

Vào những ngày cận Tết, Kontum trời se lạnh, thỉnh thoảng có những trận mưa rào, làm cho những chiến binh đang buồn v́ phải xa Sài G̣n như chúng tôi lại càng buồn hơn.

Từ căn cứ hành quân, lội bộ gần cả cây số mới tới khu phố Hàng Keo, nằm cạnh bờ sông Dak-Bla, để uống một ly cà-phê đen nóng và nghe vài ba bản nhạc giải khuây, ngoài ra chẳng có ǵ làm vui trên cái xứ cao nguyên hẻo lánh này.






Đêm Giao Thừa, nằm trải dài trên chiếc ghế bố, thỉnh thoảng tôi nghe từng tràng đạn pháo nổ ḍn bên tai, ngoài trời th́ liên tục được thắp sáng bởi những trái hỏa châu, đầu óc tôi cứ bị đè nặng trong không khí chiến tranh. Chẳng biết đến bao giờ Đất Nước tôi mới không c̣n bom rơi đạn nổ. Tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.

Sáng vừa thức dậy, Thượng Sĩ Mai Xuân Hùng, Thường Vụ Đại Đội, báo tin cho hay hôm nay sẽ có Biệt Đoàn 5 Văn Nghệ Trung Ương ở Sài G̣n lên tŕnh diễn ủy lạo.

Tin thật vui mà lại quá buồn cười. Đơn vị tôi đóng ở ngă tư An Sương, Hốc Môn, Sài G̣n. Biệt Đoàn 5 Văn Nghệ Trung Ương cũng ở Sài G̣n, sao không cho nghe hát ở dưới đó mà kéo nhau lên rừng, bên hát, bên nghe ?

Mấy ngày qua, một hai Toán Thám Sát đă xâm nhập hoạt động trong các vùng gần Tam Biên, nằm về hướng Tây Nam Dakto, cách

Trại Polei-Kleng về hướng Tây Bắc khoảng 20 cây số. Các Đại Đội th́ đang túc trực ứng chiến tại căn cứ Hành Quân.

Tối lại, ngoài các Sĩ Quan, Binh Sĩ trực hành quân và canh gác, bốn Đại Đội tập trung ngồi phía trước cái sân khấu dă chiến, được kê cao bằng những tấm palette nhôm của Quân Đội Mỹ, đặt trên các thùng “phuy” chứa đầy nước, phía sau là căn lều bạt để các Ca Nghệ Sĩ làm chỗ trang điểm, thay đổi y phục.

Ban Nhạc đánh trống thổi kèn trên ấy, Ca Sĩ hát trên ấy, chúng tôi ngồi dưới đất, ngưỡng cổ hào hứng vừa nghe vừa nh́n.

Các Ca Sĩ lần lượt xuất hiện :

- Phương Hồng Quế

- Phương Hoài Tâm

- Phương Dung

- Thanh Mai

- Chế Linh

- Hùng Cường

Duy Khánh v.v…

Các Nữ Ca Sĩ cũng mặc đồ trận, quần áo rằn ri Biệt Động Quân, Nhảy Dù, Biệt Cách Dù. Mà có ǵ lạ đâu, các Cô là Binh 1, Hạ Sĩ danh dự của các Quân Binh Chủng mà. Phó Tổng Thống Trần Văn Hương cũng là Hạ Sĩ danh dự đấy. Nghe giới thiệu lon lá như thế, chúng tôi rất vui và vỗ tay hoan hô liên tục, không dứt.

Duy Khánh xuất hiện trên sân khấu. Rất ít người Huế không biết Duy Khánh. Chúng tôi th́ rành sáu câu bởi v́ khó có ai hát hay hơn Duy Khánh với bài “Xuân nầy con không về!”

Hồi chưa nhập ngũ, gần Tết, tôi cũng bắt chước Duy Khánh:

“Con biết bây giờ Mẹ chờ em trông, nhưng nếu con về bạn bè thương mong”.


Ông Anh con ông cậu tôi, giáo sư, nghe tôi hát, phán một câu:

“Thằng ni bất hiếu. Cha mẹ phải hơn bạn bè chớ !”.

Có lẽ ông Anh tôi ngoài tuổi nhập ngũ, chưa từng đi lính, nên không rơ t́nh Đồng Đội như thế nào. Sinh ra ta là Cha Mẹ, cứu mạng ta giữa chiến trường là Đồng Đội.

Chưa từng đi đánh giặc, chưa từng gặp gian nguy, thập phần sinh tử nên khó biết cái t́nh Đồng Đội ấy thiêng liêng, cao quí như thế nào.
Càng xông pha trận mạc, vào sinh ra tử, tôi hiểu tâm trạng người lính trong bài hát hơn Ông Anh của tôi.[b][size=3][color=black][i]






Sau đêm tŕnh diễn, Biệt Đoàn Văn Nghệ Trung Ương trở về Sài G̣n ngay sáng hôm sau. Chúng tôi đón Xuân không có “thịt mỡ dưa hành, câu đối đỏ”, [b][size=3][i]thiếu cả tiếng pháo đ́ đùng. V́ Tết Mậu Thân mà bây giờ có lệnh cấm pháo. Đồng bào cũng nản “quân giải phóng” nên không ai c̣n muốn đốt pháo làm chi để Việt cọng lợi dụng vào Thành Phố mà giết Đồng Bào.

Ba ngày Tết lặng lẽ trôi qua. Buổi sáng Mồng 4, Trung Úy Thứ, Sĩ Quan phụ tá Ban 3 Hành Quân thông báo:

Đại Đội 4 có lệnh chuẩn bị hành quân.



Toán 5 Thám Sát Delta, đă chuyển công điện báo cáo là vừa khám phá trên đường ṃn Hồ Chí Minh, ở gần ngă ba biên giới, ban đêm có nhiều đoàn xe Molotova và bộ đội Việt cọng từ Lào và Cambodia di chuyển về hướng Đông Đông Nam, trên phần lănh thổ của Nước ta, dẫn đến gần các căn cứ 5 và 6 trong vùng trách nhiệm của Sư Đoàn 22 trú đóng tại Tân Cảnh.

Theo yêu cầu của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II.

Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù có nhiệm vụ tổ chức phục kích tiêu diệt đoàn xe, bắt sống tù binh để khai thác tin tức.

Đại Đội 4 Biệt Cách Dù được giao trách vụ này. Đại Đội Trưởng là Đại Úy Đào Minh Hùng, c̣n tôi là Đại Đội Phó.






Chiều hôm sau,
Đại Đội được trực thăng vận vào vùng hành quân. Băi đổ bộ nằm ở hướng Nam khu vực Tam Biên, cách đường biên giới Cambodia về hướng Tây chừng 1 km.

Hai Trung Đội 3 và 4 do tôi chỉ huy được đổ xuống trước để an ninh băi, không lâu sau đó là Ban Chỉ Huy Đại Đội và hai Trung Đội 1 và 2.

Đại Đội di chuyển chừng cây số th́ trời bắt đầu tối nên dừng quân nghỉ đêm.

Sáng dậy, Đại Đội chia ra hai cánh quân, tiến song hành về hướng Đông Bắc để tiếp cận con đường ṃn do Toán 5 Thám Sát phát hiện.

Nơi đây chắc hẳn là chốn an toàn của địch, v́ trên đường di chuyển Đại Đội đă nh́n thấy có rất nhiều đường dây điện thoại của chúng giăng đầy chằng chịt dọc theo các cành cây, thỉnh thoảng bắt gặp những căn lều trại và bếp núc đă bị bỏ hoang bên những khe suối, dưới những cụm rừng âm u, hoang






Đi gần nửa ngày đường,
vừa tiếp cận con đường ṃn, đang dàn quân bố trí, th́ Tổ khinh binh tiền đạo trông thấy một tốp bộ đội Việt cọng đang di chuyển ngược hướng, nên đă nổ súng tác xạ.

Bọn địch dạt qua mé rừng bên phải phản công mănh liệt, nhưng cuối cùng bọn chúng tháo chạy, để lại 05 xác chết tại hiện trường. Có thể đây cũng là đám tiền sát viên của chúng.

Sợ lộ mục tiêu sau khi chạm địch, Đại Úy Hùng cho lệnh Đại Đội di chuyển lên hướng Bắc chừng 500 mét th́ dừng lại.

Sau khi quan sát địa thế, Đại Đội dàn trải đội h́nh dọc theo con đường ṃn chạy từ Tây sang Đông.

Tôi ra lệnh Thiếu Úy Nguyễn Kim Long Trung Đội Trưởng Trung Đội 3 đưa 2 khinh binh ḅ ra giữa mặt đường để chôn các trái ḿn chống chiến xa M.15 dưới các vết xe lăn cũ.

Màn đêm xuống dần, rừng êm ắng, lặng yên và mù mịt tối. Tất cả Binh sĩ gh́m súng nằm chờ đợi. Ở một vài khoảng trống trong khu vực, thỉnh thoảng được những trái hỏa châu trên bầu trời tỏa sáng lờ mờ rồi dần dần tối hẳn.

Ba tiếng đồng hồ đă trôi qua, không một động tĩnh, nhưng không v́ thế làm nản ḷng các chiến sĩ Đại Đội 4 Biệt Cách Dù, tất cả vẫn gh́m súng trong tư thế sẵn sàng đối phó với địch quân.

Tôi nh́n đồng hồ, đă 12 giờ 30 khuya, vừa định lấy bi đông uống một ngụm nước cho tỉnh táo, th́ ầm, ầm, ầm, những tiếng nổ vang dội và chuyển động cả một khu rừng.

Ba chiếc xe Molotova của địch đă bị trúng ḿn, nằm lật nghiêng, choáng hết cả mặt đường.

Tiếng la hét của đám Việt cọng, tiếng súng Đại liên, XM.16, M.79, xen lẫn tiếng đạn AK.47, CKC đă làm cho sự tịch mịch của khu rừng trở nên náo động, ầm ĩ.

Đêm trôi qua rất nhanh. Trời vừa hừng sáng, sau khi kiểm chứng và báo cáo kết quả tổn thất của địch bao gồm:

- 15 cán binh cọng sản bị sát hại

- 03 xe molotova và rất nhiều quân dụng, lương thực đă bị phá hủy hoàn toàn

- Phía ta 5 chiến sĩ bị thương, trong đó có tôi bị một mănh tạc đạn cắt vào cổ tay và 1 Hạ Sĩ Quan tử thương về Bộ Chỉ Huy Hành Quân.

Đại Đội khởi sự di chuyển trở lại hướng Tây Nam, vừa băng ngược qua con đường ṃn, di chuyển lên hướng ngọn đồi trước mặt để đến băi triệt xuất, th́ bất ngờ đạn địch từ trên bắn xuống xối xả, nhưng may nhờ sườn đồi có nhiều đá tảng và cây rừng lớn che chắn, nên chỉ làm bị thương 2 Hạ Sĩ Quan Tiểu Đội Trưởng và 5 Binh Sĩ.

Đại Đội ở vị thế bất lợi hơn địch, Việt cọng ở trên cao. Đại Đội tấn công lên đồi nhiều đợt mà không lên được, hao hụt không ít.

Chuẩn Úy Lương Hữu Yên, Trung Đội Trưởng Trung Đội 2, đă bị tử thương, xác c̣n nằm trên sườn đồi, và không lâu sau đó Chuẩn Úy Trần Thanh Đồng đang tiến quân lên đỉnh đồi ở cánh phải, th́ cũng cùng chung số phận, tôi đă hai lần điều động binh sĩ cố ḅ lên lấy xác, nhưng v́ bị hỏa lực địch bắn càng quét dữ dội, nên không thể, Đại Úy Hùng bảo tôi báo cáo t́nh h́nh chạm địch và tổn thất về Bộ Chỉ Huy, đồng thời khẩn cấp xin máy bay oanh kích đến dội bom vào vị trí địch ở trên đồi cao.

Tiếng động Trực Thăng bay ṿng trên khu vực, qua máy truyền tin PRC.25, tôi nghe rơ tiếng Trung Tá Chỉ Huy Trưởng Phan Văn Huấn, đang liên lạc hướng dẫn các Phi Tuần Skyraider, A.37, trên đường bay đến để oanh kích chính xác vào tọa độ mục tiêu của địch.






Sau các Phi tuần oanh tạc th́ Phi Đội Trực Thăng vơ trang xuất hiện, bay ṿng quanh, bắn xối xả, liên hồi xuống trên đầu địch.

Vừa chấm dứt các đợt oanh kích, tác xạ, hai cánh quân hai mặt của Đại Đội, theo lệnh của Đại Úy Hùng, đă đồng loạt xung phong, tràn lên chiếm lĩnh đỉnh đồi.

Xác Chuẩn Úy Yên và một số Binh sĩ đă được Thiếu Úy Long đưa một Tiểu Đội khiêng vác mang theo.

Riêng thi thể Chuẩn Úy Đồng, v́ nằm gần vị trí địch, nên đă không c̣n t́m thấy xác sau khi các chiến đấu cơ đă dội bom yểm trợ khốc liệt.:1 12:

Quân địch hoàn toàn tan ră, bỏ thây răi rác chung quanh đồi, 20 xác đếm được, c̣n một số[color=red'' chém vè”
cao bay xa chạy, tịch thu rất nhiều loại vũ khí, máy móc và quân dụng.

Vậy rồi, ngay chiều hôm đó, Đại Đội vừa tải thương vừa di chuyển đến băi triệt xuất. Tới điểm hẹn, chờ không bao lâu th́ một Đoàn Trực Thăng đáp xuống thấp.

Từng Trung Đội đưa xác tử sĩ và thương binh lên trước, xong thay nhau nhảy lên các chiếc kế tiếp. Lần lượt Đại Đội đă được bốc đưa về lại Căn Cứ Hành Quân ở Phi Trường Kontum.






Cách hành quân của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù thường như thế.

Thả các Toán Thám Sát vào các mật khu của địch, thông thường là ở những vùng dọc theo biên giới, núi non hiểm trở, ngoài tầm tác xạ, yểm trợ của Pháo Binh, để khám phá các căn cứ, kho tàng, địa đạo và lực lượng của Việt cọng.

Nhưng, nếu cần thiết thanh toán mục tiêu, hành quân tiêu diệt, phục kích, th́ các Đại Đội xung kích sẽ đảm nhận trách nhiệm.

Đây cũng là một trong hai cuộc phục kích hiếm hoi trong ḷng địch, nơi các mật khu bất khả xâm phạm của bọn chúng, trước đây vào năm 1968 tại thung lũng Ashau, mà chỉ có lực lượng duy nhất là Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù mới có thể lập nên thành tích, công trạng lịch sử này.

Kontum là đây ! Tam Biên là đây !

Ḷng chúng tôi vui. Và trong niềm vui trở về, tôi bỗng nhớ một bài hát:

“ Đường lên núi rừng ! Sao hăi hùng ”.

Hăi hùng là tự người khác đem đến cho ta, từ con người, không phải từ thiên nhiên.

Người yêu Quê Hương th́ không thấy Quê Hương ḿnh hăi hùng bao giờ !

Cựu Đại Úy Biệt Cách Dù Lê Đắc Lực.


https://dongsongcu.wordpress.com

Last edited by hoathienly19; 01-09-2021 at 06:54.
hoathienly19_is_offline   Reply With Quote
The Following User Says Thank You to hoathienly19 For This Useful Post:
huudangdo1 (01-07-2021)
Old 01-18-2021   #649
hoathienly19
R4 Cao Thủ Vơ Lâm
 
Join Date: Sep 2020
Posts: 967
Thanks: 1,791
Thanked 1,257 Times in 569 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 23 Post(s)
Rep Power: 6
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
Default ANH HÙNG QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG H̉A , TRUNG TÁ LÊ BÁ B̀NH








ANH HÙNG QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG H̉A , TRUNG TÁ LÊ BÁ B̀NH



Trung Tá Lê Bá B́nh năm 1972 là TĐT Tiểu Đoàn 3 TQLC VNCH. Đại Úy John Ripley lúc đó là Cố Vấn TĐ (sau lên Đại Tá) kể lại, trong trận đánh ở Thị Xă Đông Hà, Ông ĐU hỏi TrT B́nh:

"Nếu giặc tràn qua được th́ sao ?"

TrT B́nh trả lời :

"Nếu TĐ 3 TQLC trong đó có tôi và anh không c̣n nữa th́ cộng quân mới có thể vào Thị Xă Đông Hà".

Năm 1972 mở đầu cho cuộc tổng tấn công trong chiến dịch Nguyễn Huệ, cộng quân xua 20.000 lính cùng hàng trăm thiết giáp T54, PT76 và đại pháo tấn chiếm Đông Hà, Quảng Trị.

Thị Xă Đông Hà lúc đó được trấn giữ bởi TĐ3 TQLC, quân số gồm khoảng 700, cùng Thiết Đoàn 20, có phi pháo và hải pháo yểm trợ.

TrT B́nh quyết định giật sập cầu Đông Hà ḥng cản đường tiến của xe tăng cộng quân.

Sau khi cầu sập, nhờ con sông Thạch Hăn làm rào cản thiên nhiên, Ông và các chiến sỹ TĐ3 TQLC đă giữ được Thị Xă trong hơn một tháng, sau đó bàn giao trách nhiệm lại cho LĐ5 BĐQ. Trong trận này Ông bị thương, quân số TĐ bị thiệt hại hết phân nửa.

Trung Tá Lê Bá B́nh tốt nghiệp Khóa 12 Trường Sỹ Quan Trừ Bị Thủ Đức năm 1962, t́nh nguyện về TQLC, chức vụ sau cùng:

- Tiểu Đoàn Trưởng TĐ6 TQLC.

Sau ngày mất nước Ông đi tù cải tạo khổ sai 12 năm, qua Mỹ theo diện HO năm 1991, hiện đang sống ở San Jose, CA.

Ông là nguồn cảm hứng cho Ông Richard Botkin viết cuốn sách Ride The Thunder sau được làm thành phim mang cùng tên.


Ông vừa mới mất tại Mỹ lúc 1g40 15/1/2021.

Xin chào vĩnh biệt Đại Bàng Bắc Giang.

Nguyễn Quốc



" RIDE THE THUNDER - CƯỠI NGỌN SẤM
- NGƯỜI THẬT VIỆC THẬT VỀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM






TRẢ SỰ THẬT CHO LỊCH SỬ



Được hỏi lư do viết thêm một cuốn sách rồi lại làm thêm một cuốn phim về Việt Nam, tác giả Richard Botkin nhắc lại câu nói bất hủ của cố Tổng Thống Nixon:


“ Không biến cố nào trong lịch sử Hoa Kỳ bị hiểu lầm hơn là chiến tranh Việt Nam.
Cuộc chiến này trước đây bị tường tŕnh sai lệch, và giờ đây được nhớ lại lại một cách sai lạc.”

“Gặp và nghe chuyện của Trung Tá Lê Bá B́nh là chuyện t́nh cờ. Nhưng từ đó, tôi đă nghiên cứu nhiều vô cùng, đọc biết bao nhiêu tài liệu, cả trăm cuốn sách, và nói chuyện với rất nhiều người, để cuối cùng phải đi đến kết luận là :

" Đa số sách viết sai về cuộc chiến này, sai về dữ kiện lịch sử, về con người, người dân, người lính VNCH và người cựu chiến binh Hoa Kỳ.”


“Tôi muốn thay đổi những nhận thức và kư ức sai lạc đó.”


Trả lời câu hỏi ông muốn thay đổi nhận thức ǵ, đâu là sự thật ?

Ông Richard Botkin nói:


“ Những người nói miền Nam thất thủ v́
quân sĩ VNCH thiếu can trường, c̣n cựu binh Hoa Kỳ chỉ là những người trai trẻ bị tổng động viên, không có lư tưởng, là không hiểu đúng lịch sử.

Người lính VNCH rất can trường, chiến đấu trong danh dự, và bạn họ, các chiến binh Hoa Kỳ xả thân v́ yêu nước, v́ chia sẻ lư tưởng chống cộng sản.”


“Sự thật những người lính quân đội Việt Nam Cộng Ḥa là những người quả cảm.
Không ai muốn ngừng chiến đấu cả. Miền Nam Việt Nam đă gần đoạt được chiến thắng rồi. Nhưng họ phải bỏ súng v́ Hoa Kỳ quyết định không hỗ trợ, không viện trợ nữa, trong khi miền Bắc vẫn tiếp tục được Nga và Tàu hỗ trợ.”

C̣n nhiều sự thật nữa mà ông Richard Botkin muốn đưa lên màn ảnh.

Sự thật về sự tàn ác của bên thắng cuộc tại những trại tù cải tạo.

Sự thật về những người vợ có chồng đi cải tạo vừa bươn chải lo cho con, vừa đối phó với mọi khó khăn của cuộc sống, vừa bóp chắt thăm nuôi chồng, vừa ṃn mỏi đợi chờ, cho đến ngày chồng hoặc được thoát khỏi ngục tù hay được tin chồng đă chết.

Ông Richard Botkin cho biết cũng v́ mục đích trả lại sự thật cho lịch sử mà ông muốn biến cuốn :


“Ride the Thunder : A Vietnam War Story of Honor and Triumph”
thành phim.

Tuấn Đạt



Last edited by hoathienly19; 01-18-2021 at 18:55.
hoathienly19_is_offline   Reply With Quote
Old 01-29-2021   #650
hoathienly19
R4 Cao Thủ Vơ Lâm
 
Join Date: Sep 2020
Posts: 967
Thanks: 1,791
Thanked 1,257 Times in 569 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 23 Post(s)
Rep Power: 6
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
Default NGƯỜI LÍNH GIÀ (Cọp Nhớ Rừng)



NGƯỜI LÍNH GIÀ (Cọp Nhớ Rừng)




Người Lính Già, nửa đêm nằm trăn trở

Nhớ trường sơn, như thể hổ nhớ rừng

Thèm điếu thuốc, đốt lên trong nón sắt

Đốt đêm đen, thêm hơi ấm vào ḷng


*****

Người Lính già, nửa đêm nằm không ngủ

Nhớ anh em, nhớ đồng đội ngày xưa

nhớ trà nóng, nửa đêm nằm dưới hố

nấu vội vàng, bằng "C4" chuyền tay


*****

Người lính già, nửa đêm trong giấc ngủ

Mơ chập chờn, bạn gọi lúc nửa đêm

Ngồi bật dậy, tay quơ “M 16”

Súng c̣n đâu, đâu c̣n Súng mà t́m


*****

Người lính già, nửa đêm t́m giấc ngủ

Cố quên đi, những h́nh ảnh ngày xưa

Quên sao được, nào “Triệu Phong” “ Ái Tử”

Cùng “Hương Điền”, Hương lộ ba số “5”


*****


Người Lính Già , nửa đêm nằm không ngủ

Nhớ “Trị Thiên”, nhớ tuyến lửa địa đầu

Nhớ “Mỹ Chánh”, nơi chiếc cầu bị găy

Bởi v́ đây, là chiến tuyến cuối cùng


*****


Người Lính Già, cố quên càng thêm nhớ

Nhớ “Hải lăng”, nhớ “Thạch Hăn”, “Điền Môn”

Nhớ nhiều lắm, nhớ hoài không kể hết

Nhớ ḍng sông, toàn xác với lục b́nh…


*****


Người lính Già nửa đêm nằm trăn trở

Mơ trong đêm, tiếng pháo nổ đ́ đùng

Nhớ nhiều lắm, ánh hỏa châu soi sáng

Dẫn đường về, sau trận đột kích đêm

*****

Ngày tháng đến, người Lính Già thôi nhớ

Thời gian trôi, là Phuơng thuốc thần tiên

không ai gọi, nữa đêm người tỉnh giấc

Chỉ c̣n chăng, trong t́m thức Cọp Già…


*****






Tuấn TT


"C4" một loại thuốc nổ TNT ở trong ruột quả Ḿn claymore, lính thường lấy bớt ra để nấu café hay nấu trà , khi lấy bớt sức công phá sẽ bị giảm thiểu, nhưng ngộ biến tùng quyền.

http://tqlcvn.org

hoathienly19_is_offline   Reply With Quote
Old 02-02-2021   #651
hoathienly19
R4 Cao Thủ Vơ Lâm
 
Join Date: Sep 2020
Posts: 967
Thanks: 1,791
Thanked 1,257 Times in 569 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 23 Post(s)
Rep Power: 6
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
Default THĂM LẠI ĐỒI CHARLIE : NGHE NGƯỜI ĐI , HỒN Ở LẠI !



THĂM LẠI ĐỒI CHARLIE : NGHE NGƯỜI ĐI , HỒN Ở LẠI !



Trung Tá Nguyễn Đ́nh Bảo - người ở lại Charlie (phải), và Đại Úy Đoàn Phương Hải (trái) - Nguồn h́nh Internet






Chúng tôi chọn những ngày cuối năm để leo lên ngọn đồi lịch sử Charlie, bởi vào lúc này thời tiết không quá khắc nghiệt để lần ṃ được đến nơi. Mang theo trong chuyến đi, những thứ quan trọng nhất là rượu, hoa và nhang :

Quà cho những người mà thế hệ chúng tôi chưa từng biết mặt.


Máu xương người Việt…

Khác với việc thắp nhang ở nghĩa trang quân đội Biên Ḥa, nay nằm trong địa phận tỉnh B́nh Dương, đường đi nghĩa trang không khó nhưng lại phải chịu sự ḍm ngó và hạch hỏi của nhóm gác cổng do công an địa phương cắt đặt, c̣n đường đi đến đồi Charlie chỉ có núi rừng, vài tấm bảng chỉ đường phủ đầy bụi đỏ.

Thỉnh thoảng trên đường có bắt gặp vài người dân tộc Jarai hay Sedang.

Charlie là một chóp đồi cao nằm giữa ba huyện Sa Thầy, Đắk Tô và Ngọc Hồi, thuộc tỉnh Kon Tum.

Đường đi đến đó cheo leo và trắc trở. Chúng tôi đoán là trước năm 1975, hầu hết cuộc chuyển quân đều dựa trên không vận mới có thể nhanh và an toàn.

Người Việt trong vùng gọi là Sạc-Li, dựa theo âm tiếng Anh, mà trong chiến tranh Việt Nam, cứ điểm cao 900m so với mặt nước biển được quân đội đặt tên, tạo thành tuyến pḥng thủ và quan sát khu vực ngă ba Đông Dương.






Nơi đây c̣n là vùng bảo vệ cho sân bay quân sự Phượng Hoàng và bản doanh bộ Tư lệnh Hành quân Sư đoàn 22 Bộ binh ở Tân Cảng của miền Nam.

Việc đặt tiểu đoàn 11 nhảy dù Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa trấn giữ ở đồi Charlie là một sự khó chịu vô cùng đối với quân Bắc Việt, v́ mọi cuộc chuyển quân ở ngă ba Đông Dương hay từ Bắc vào, qua ngă này, đều có thể bị phát hiện.

Cho nên , trong cuộc tổng tiến công năm 1972 của quân đội Bắc Việt, cùng với một phần của Mặt trận Giải phóng miền Nam, đồi Charlie là mục tiêu cần phải bị xóa sổ.

Cái gai cần phải nhổ cho đường tiến quân thuận tiện từ Tây Nguyên xuống đồng bằng miền Nam.


Mùa hè 1972,
người ta gọi đó là mùa hè đỏ lửa. Đỏ lửa là bởi sự nóng bức của thiên nhiên, cộng thêm súng đạn bay khắp nơi trong một cuộc tương tàn nhân danh giải phóng của chủ nghĩa cộng sản.

Không có số liệu chính xác nào nói về thương vong của cả hai bên ở đồi Charlie, nhưng dựa trên phần sử liệu được công bố th́ phía Việt Nam Cộng Ḥa có :

- Tiểu đoàn 11 Song kiếm Trấn ải (tạm tính khoảng hơn 600 người) đối đầu với quân của :

- Sư đoàn 320 Bắc Việt (tạm tính khoảng gần hơn 7,000 người), chưa kể phía lực lượng Mặt trận Giải Phóng Miền Nam không được công bố, th́ con số ít nhất thiệt mạng sau khi máy bay B-52 bỏ bom rải thảm tái chiếm, những thanh niên Việt Nam của cả hai bên thiệt mạng, ít ra cũng phải là 4,000 đến 5,000 người trong trận đó.

Điều đó, có nghĩa rằng chuyến đi mất gần ba tiếng di chuyển lên đến đỉnh đồi của chúng tôi, nơi đâu cũng có máu xương người Việt.


Từng viên đá, từng khúc quanh, từng ngọn cây… chắc đều giữ lại phần bí mật nhất chưa bao giờ được kể lại về số phận không chỉ của từng con người, mà của một dân tộc phải chịu điêu linh v́ cuộc chiến tranh màu lư tưởng cộng sản.






Ngọn đồi Charlie xanh mướt và lặng lẽ giữa thông xanh, trời mây và gió se sắt lạnh. Đầu ngơ vào cầu treo dẫn đến chân đồi, chính quyền địa phương đến hôm nay cũng chưa dám ghi rơ ràng về cuộc chiến này, mà chỉ đơn giản là :

“ Di tích lịch sử của điểm cao 1015 Charlie và 1049 Delta ”


- Khác với giọng điệu thường đắc thắng và kiêu ngạo sau 1975, khi mà những di tích thường có thêm các tấm bia nợi
ca ngợi sự anh dũng của quân đội Bắc Việt.


Nhưng ở Charlie, mất mát quá lớn có thể là điều nhà cầm quyền ngại ngùng không muốn nhắc tới.






Hàng năm không chỉ có những chuyến xe từ Bắc vào Charlie để viếng người thân sinh Bắc tử Nam, mà chính người miền Nam đứng trên ngọn đồi ấy cũng ngậm ngùi :

Ai, điều ǵ… đă xô đẩy khiến cho máu xương Việt Nam chia ĺa và chôn vùi thảm khốc đến vậy ?











- “ Đi thăm ông Trung tá Bảo à ?”

Chúng tôi đi xe máy, sáu người chở nhau và tận dụng mọi sức lực tay chân để có thể đến đỉnh đồi, trước khi trời sụp tối. Có đoạn phải vừa nổ máy xe, vừa đẩy, có đoạn vứt bớt đồ lại v́ quá mệt, mang vác không nổi.

Đoạn đường vừa tạm hết lầy sau mùa mưa, lại khô, trơn và nhiều ổ gà và đá vụn. Mọi người trong đoàn có lúc mệt đến mức hoa mắt, tay chân bủn rủn, thở không được v́ không khí ngày càng loăng.

Anh B., người khỏe nhất trong nhóm, có lúc đứng lại chắp tay và cầu nguyện :

- “ Đă đến được đây, mấy anh phải giúp tụi em đến nơi thắp hương mời rượu cho mấy anh ”.

Đă 45 năm rồi.
Những ngôi mộ, nếu có, th́ giờ cũng đă um tùm cỏ lau. Thịt xương cũng đă là rêu bụi. Chiến địa đă trở thành rừng xanh bao phủ trên núi, ôm kín mọi nỗi ḷng.

Đó là chưa nói nhiều thế hệ đă đi qua, không biết, hoặc bị tuyên truyền bóp méo tin tức về những người lính Việt Nam Cộng Ḥa ở đây.

Vậy mà mấy lần, gặp một người Jarai hay Sedang, thấy chúng tôi hồng hộc thở trên đường, họ cười thân thiện và hỏi :

- “ Đi thăm ông Trung tá Bảo à ?”.


Lạ lùng. Sao họ lại biết Trung tá Bảo nhỉ ?
Thậm chí bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh có tên Người ở lại Charlie cũng không nhắc ǵ về tên của người chỉ huy tiểu đoàn Song kiếm Trấn ải này.

Dù sau khi tử trận ở Charlie, Trung tá Nguyễn Đ́nh Bảo (1936-1972) được truy phong đại tá, nhưng dân trong vùng vẫn nhớ về một vị Trung tá, giữa hàng ngàn người đă gửi lại h́nh hài ở nơi này.







NGƯỜI Ở LẠI CHARLIE


Trận chiến Charlie diễn ra trong một tuần, dữ dội. Quân đội Bắc Việt được điều động tiến vào Nam, số trang bị và nhân lực được kể là gấp sáu lần quân Việt Nam Cộng Ḥa trấn giữ.

Một người lính miền Nam phải chống cự với 6-7 người lính miền Bắc.

Pháo kích và tiến công biển người diễn ra cấp tập trong ba ngày đầu. Đạn pháo kích đă khiến Trung tá Nguyễn Đ́nh Bảo tử trận vào ngày thứ hai (12-4-1972), các chỉ huy nối nhau thay quyền kiểm soát cũng tử trận liên tục.

Không chỉ tấn công mà mục tiêu của sư đoàn 320 c̣n là tiêu diệt cho được tiểu đoàn Song Kiếm Trấn Ải (theo nhà văn Phan Nhật Nam th́ sau trận đồi Charlie, tiểu đoàn này mất 400 quân nhân) nên quân Bắc Việt bao vây và chặn đường mọi ngă.

Thậm chí súng pḥng không Bắc Việt c̣n được chuẩn bị để ngăn không cho trực thăng tiếp viện.

Sau khi không c̣n đạn dược và lương thực, những quân nhân Việt Nam Cộng Ḥa c̣n lại đă rút lui, nhường đường cho tốp máy bay B-52 bỏ bom hủy diệt toàn bộ phần Sư đoàn 320 đang tràn lên ở đây.






Charlie phút chốc thành b́nh địa,
kể cả những bộ đội từ Bắc vào, cho đến những thân xác c̣n nằm lại của những quân nhân Việt Nam Cộng Ḥa.

Mọi nỗ lực tấn công hao tổn về con người và súng đạn của phía quân chính quy Bắc Việt hoàn toàn thất bại.
Có lẽ v́ vậy mà trong wikipedia Việt ngữ nói về Sư đoàn 320, chiến sử Charlie đă không được ghi lại cũng như cũng cố ư không nhắc tới, trong các mục viết ca ngợi danh tiếng của Sư đoàn này.

Nói về trận đánh đó, vùng đất đó, nhà văn Phan Nhật Nam có viết trong bài Người ở lại Charlie:

- “Bi kịch không riêng đối với những người lính Tiểu Đoàn 11 Dù, qua lần đi khuất của Cố Đại Tá Nguyễn Đ́nh Bảo

– Nhưng cũng là bi kịch của mỗi thân phận Người Miền Nam hiện thực qua hy sinh xả kỷ của Người Lính, sự chịu đựng âm thầm của Người Vợ-Đứa Con Người Lính.

Nỗi Đau kia hằng mới v́ Nỗi Đau Luôn Là Nỗi Đau Chung, cùng với những dấu tích kỳ diệu miên viễn của T́nh Yêu trong đời sống trần thế giới hạn của nhân sinh”. (trích)



Đồi Charlie, Một Địa Danh ghi vào Quân Sử VNCH cùng với Tiểu Đoàn 11 Dù "Song Kiếm Trấn Ải" của Đại tá Nguyễn Đ́nh Bảo






Cuối năm 1972, quân đội Việt Nam Cộng Ḥa có tổ chức dựng bia tưởng niệm trên đỉnh đồi để tưởng các quân nhân đă hy sinh trong cuộc chiến, và ghi nhớ nơi tử trận của Đại tá Nguyễn Đ́nh Bảo.

Nhưng rồi sau 1975,
chính quyền địa phương theo lệnh từ Hà Nội đă cho đập phá tất cả. San bằng mọi thứ.

Nhưng đáng ngạc nhiên, là chính nhà cầm quyền Bắc Việt
cũng không hề dựng bất kỳ bia tưởng niệm nào cho hàng ngàn người lính của họ đă thiệt mạng ở nơi này.

Măi cho đến giữa thập niên 1990,
những đoàn thân nhân từ miền Bắc vào để viếng, nơi con em của họ đă để lại tuổi xuân trên ngọn đồi Charlie mới góp tiền cùng nhau dựng một bàn thờ, hương khói.

C̣n về những người miền Nam, không biết ai đó đă ùn một đống đất, tựa như một g̣ nhỏ, hay có thể là một nấm mộ tượng trưng cho những ai lên thắp hương cho Đại tá Nguyễn Đ́nh Bảo và những quân nhân Việt Nam Cộng Ḥa.

Và dù rất khiêm tốn, không có bia hay chữ ghi chú nào, nhưng mọi người đều biết nếu thắp nhang cho những người miền Nam, th́ đến đó.


Miếu thờ các quân nhân tiểu đoàn nhảy dù 11, quân lực VNCH được người thân dựng lên ngay trận địa đồn trú của họ 46 năm trước, cạnh điểm cao Charlie.
Ảnh: Mai Thanh Hải







GIẢI OAN CHO CUỘC BIỂN DÂU NẦY !



Khi cả nhóm loay hoay trên ngọn đồi, lúc chiều xuống đậm rồi, vẫn không biết là nơi nào để hướng đến, th́ chính một người trẻ tuổi địa phương bất ngờ có mặt xuất hiện trên đó chỉ giúp, “ nơi của ông Bảo ” , hay nơi để viếng những người cùng ông ngă xuống, cũng vậy.

Hương bay theo gió, những cánh hoa vàng phất phơ trên cỏ. Tôi chợt nhớ đến phần cuối trong Đồi gió hú của Emily Bronte, rằng :

- “ Dưới những cành hoa phất ấy, những người nằm dưới nấm mộ ấy có thật sư yên nghỉ không ?”.

Không có ai trả lời tôi suy nghĩ đó, chỉ có tiếng gió rít qua từng hồi như tiếng thở than.

Con đường xuống núi nguy hiểm và khó khăn hơn cả lúc đi lên, v́ chung quanh là bóng tối, đường lầy với cát khô và đầy khúc quanh đốc xuống thẳng đứng. Nhưng bên cạnh chuyện việc lo lắng đi ra, ai cũng mang theo một cảm giác kỳ lạ.

Trận chiến Charlie lại sống động như mới hôm qua, những người Việt Nam nổ súng vào nhau như vẫn c̣n nghe tiếng đạn bay. Rừng núi âm u như vẫn chực chờ những cái chết vô định. Chúng tôi cảm nhận được hết mọi thứ và ngồi lại, kể với nhau khi ra đến bên ngoài.

Kư ức thường rồi dần sẽ phai mờ, sự khốc liệt của chiến tranh, máu và nước mắt rồi cũng khô cạn.


Nhưng anh hùng tử, khí hùng bất tử,
cái chết v́ chính nghĩa bảo vệ miền đất tự do của những thanh niên miền Nam Việt Nam quyết bảo vệ vùng đất của ḿnh vẫn được nhớ đến, vẫn phảng phất trong hương gió núi vùng Dakto, trong lời hát, bất ngờ hiện ra vào chiều sẩm tối ở đồi Charlie, khiến chúng tôi gai người

– Sự linh thiêng của núi sông là đây, của cha anh là đây, của nghịch cảnh tương tàn
v́ tham vọng cơ đồ là đây . !






Đi trong đoàn có hai sư thầy trẻ, vừa là bạn tín ngưỡng, vừa là người đồng chí hướng. Nhang được đốt lên, hoa được đặt xuống mặt đất bằng. Chai rượu trắng được rót xuống cùng những lời cầu nguyện khác nhau.

Anh V., đứng thẳng dáng gầy, tay chắp nhang ngang mày im lặng. Sự tôn nghiêm của anh làm hơi rượu như nồng hơn, sẻ chia như những vần thơ của Tô Thùy Yên :

Ta về như lá rơi về cội

Bếp lửa nhân quần ấm tối nay

Chén rượu hồng đây xin rót xuống

Giải oan cho cuộc biển dâu này

Giờ th́ không có ai là kẻ thù, cần diệt trừ và không có nơi chốn nào, cần phải bị giải phóng.

Chỉ có những con người nằm lại với nhau, xương thịt nằm lại trên cùng một mảnh đất, cùng ngửa mặt lên bầu trời đêm của ngọn đồi Charlie để thấy thương đau là tên gọi chung của tất cả.


Tất cả thịt xương Việt Nam đă đến, đă hư không, chỉ c̣n linh hồn ở lại.


Chắc chắn rồi chúng tôi sẽ trở lại, rót rượu cho mọi người, không phân biệt là ai. V́ như có một lời hứa âm vang trong tim với những con người đă đến, thân xác ra đi nhưng linh hồn măi măi ở lại Charlie.






Những người anh em Việt Nam đă chết trên đất nước, đem lại những điều quư giá.


Có những người dạy cho thế hệ sau biết
chính nghĩa quốc gia là ǵ, và có những người lại dạy cho chúng tôi biết :

Cuộc tương tàn ấy đau đớn thế nào
trong tham vọng chủ nghĩa.






Tuấn Khanh - RFA Blog


hoathienly19_is_offline   Reply With Quote
The Following 3 Users Say Thank You to hoathienly19 For This Useful Post:
duckyy (05-14-2021), hoanglan22 (02-02-2021), huudangdo1 (02-02-2021)
Old 02-02-2021   #652
hoanglan22
R8 Vơ Lâm Chí Tôn
 
hoanglan22's Avatar
 
Join Date: Apr 2011
Posts: 16,323
Thanks: 21,684
Thanked 37,904 Times in 12,807 Posts
Mentioned: 635 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 7233 Post(s)
Rep Power: 68
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
Default LIÊN ĐOÀN 81 BIỆT CÁCH DÙ & CUỘC HÀNH QUÂN DELTA 51



Trong cuộc hành quân Delta 51, theo tổ chức của Lực Lượng Đặc Biệt (LLĐB) Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH), Trung Tâm Huấn Luyện Hành Quân Delta đảm nhận trách nhiệm hoạch định chương tŕnh nhảy toán xâm nhập vào mật khu địch trong rừng sâu, khám phá các căn cứ của địch quân và theo dơi sự chuyển quân của bọn cộng sản Bắc Việt (CSBV) từ đường ṃn Hồ Chí Minh (HCM) xâm nhập vào chiến trường Trị Thiên, vùng Tam Biên (biên giới Việt Nam, Cam Bốt, và Lào), Lộc Ninh, B́nh Long, Tây Ninh… để xâm lăng Miền Nam Việt Nam

Tiểu Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù (BCDN) gồm 6 đại đội xung kích và một đại đội chỉ huy, mỗi đại đội có đủ khả năng tấn công và tiến chiếm các mục tiêu do các toán Delta chỉ tọa độ, hoặc mở những cuộc tấn công bất thần vào các cứ điểm bọn cộng sản Bắc Việt. Tiểu đoàn này và Trung Tâm Huấn Luyện Hành Quân Delta cũng có hai đơn vị trừ bị của Lực Lượng Đặc Biệt với nhiệm vụ giải tỏa áp lực địch trong trường hợp một trại Biên Pḥng bị đối phương bao vây. (Giữa năm 1970, Lực Lượng Đặc Biệt được lệnh giải tán. Tiểu Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù sát nhập với Trung Tâm Hành Quân Delta để trở thành Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù).



Toán B52 Lực Lượng Đặc Biệt (LLĐB) Hoa Kỳ có nhiệm vụ yểm trợ trực tiếp cho Trung Tâm Huấn Luyện Delta về quân trang, quân dụng, vũ khí cũng như các nhu cầu cho kế hoạch huấn luyện và thám sát hành quân Delta. Để đáp ứng nhu cầu hành quân theo kế hoạch Delta, toán B52 Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ tuyển mộ, trang bị, trả lương cho 12 toán thám kích Tiền Phong cũng như hai đại đội Biệt Kích Quân (Dân Sự Chiến Đấu cải danh) người Việt sắc tộc Nùng và người Việt gốc Miên. Hai đại đội Biệt Kích Quân này có nhiệm vụ pḥng thủ doanh trại cũng như tham gia chiến đấu trong các cuộc hành quân Delta.

Phi Đoàn 281 Trực Thăng Nhảy Dù là một phi đoàn chuyên thả toán và bốc các toán đă hoàn tất công tác rút khỏi vùng hành quân. Phi đoàn được trang bị những chiếc thang giây và những sợi dây tḥng ḷng để các toán Delta dễ dàng lên xuống trong một vùng không có băi đáp.
TUẦN ĐẦU CUỘC HÀNH QUÂN

Sáng ngày 6 tháng 4/1970, toàn bộ lực lượng tham chiến được vận chuyển về Cam Lộ, qua Cùa và đến Mai Lộc thuộc tỉnh Quảng Trị đi về hướng Tây. Hai sĩ quan chỉ huy cuộc hành quân này là Thiếu Tá Phan Văn Huấn, chỉ huy trưởng của Trung Tâm Huấn Luyện và Hành Quân Delta, và Thiếu Tá Trần Phương Quế, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù.

Tại Mai Lộc có trại Lực Lượng Đặc Biệt nằm trên một ngọn đồi cao, chung quanh là núi rừng. Căn cứ hành quân Delta được thiết lập và bố pḥng bên phía trái của trại Mai Lộc. Trước cổng trại có một phi trường dă chiến cho phi cơ loại nhẹ có thể đáp xuống được. Những căn lều được dựng lên song song với việc đào giao thông hào, hố cá nhân chiến đấu, hầm chống pháo kích. Ngày 7 tháng 4/1970, Phi Đoàn 281 trực thăng Hoa Kỳ đáp xuống Mai Lộc, các hoa tiêu và xạ thủ phi hành cũng dựng lều trong căn cứ hành quân.

Sau phần thuyết tŕnh của toán trưởng, các cảm tử quân lần lượt lên phi cơ để tiến hành xâm nhập, một chiếc trực thăng Command And Control (CNC) do Thiếu Tá Huấn chỉ huy và cố vấn Hoa Kỳ bay trên cao, một trực thăng cấp cứu, 2 trực thăng vơ trang hộ tống và chiếc trực thăng cuối cùng dành cho toán cảm tử quân xâm nhập vào vùng địch.
Trong khi đó, các đại đội Biệt Cách Nhảy Dù tuần tự lên phiên ứng chiến để kịp thời giải cứu toán Delta trong trường hợp khẩn cấp, hoặc khai thác các mục tiêu do toán Delta t́m thấy.

Những ngày kế tiếp, toán Delta và toán Thám Kích Tiền Phong được đưa vào vùng hành quân. Chiều ngày 12 tháng 4/1970, một trực thăng CNC do Trung Úy Hoàng Xuân Cường bay đi liên lạc với các toán, v́ bay quá thấp để quan sát nên Cộng quân đă bắn trúng phi cơ. Phi cơ nổ tan, tất cả phi hành đoàn và Trung Úy Cường mất liên lạc.

Ngày 13 tháng 4, Đại Đội 2 Biệt Cách Nhảy Dù do Đại Đội Trưởng Trần Duy B́nh chỉ huy được tung vào vùng hành quân với hy vọng cứu thoát được những người may mắn sóng sót. Khi cánh quân của Đại Đội 2 vừa nhảy vào khu vực phi cơ bị trúng đạn ở phía Nam Lao Bảo th́ một cuộc chạm súng dữ dội đă xảy ra với một tiểu đoàn Cộng Sản Bắc Việt.
Trận chiến kéo dài từ 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều, nhiều lần Bộ Chỉ Huy Hành Quân hỏi xem Đại Đội 2 có cần tăng viện không nhưng Đại Đội Trưởng Trần Duy B́nh đều trả lời không cần thiết. Đại Đội 3 Biệt Cách Nhảy Dù do Đại Úy Phạm Châu Tài chỉ huy ở căn cứ hành quân được lệnh sẵn sàng nhảy vào khu vực hành quân bất cứ lúc nào. Tin từ Đại Đội 2 cho biết Cộng quân đă sử dụng súng cối 82 ly pháo vào vị trí đại đội.
Mười giờ đêm, tiểu đoàn trưởng là Thiếu Tá Trần Phương Quế gọi Đại Úy Tài vào Trung Tâm Hành Quân, ông cho biết t́nh h́nh của Đại Đội 2 rất trầm trọng, đang bị Cộng quân bao vây. Ông chỉ định Đại Đội 3 do Đại Úy Tài chỉ huy nhảy vào trận địa để giải vây cho đại đội bạn. Trên bản đồ hành quân, Thiếu Tá Quế chỉ cho Đại Đội Trưởng Đại Đội 3 biết vị trí đổ quân.

Trong khi đó, tại trận địa, cố vấn Hoa Kỳ nhảy theo Đại Đội 2 đă gọi phi tuần phản lực từ Hạm Đội 7 vào oanh kích chính xác vào các vị trí mà Cộng quân đang khai triển đội h́nh để bao vây đại đội Biệt Cách Nhảy Dù nói trên. Từng trái bom Napalm được thả vào vị trí của địch quân tạo nên những cuộn lửa khổng lồ và những tiếng dội thật lớn.

Lợi dụng sương mù đang phủ xuống những vùng đồi núi ở phía Nam Lao Bảo, và sự không yểm của phi tuần khu trục làm cho đối phương kinh hoảng, Đại Đội Trưởng Trần Duy B́nh hướng dẫn Đại Đội 2 vượt thoát được ṿng vây của Cộng quân. Đến 6 giờ sáng ngày 14 tháng 4, Đại Đội 2 đă t́m được một băi đáp tương đối tốt. Đúng 7 giờ sáng, 10 chiếc trực thăng của Phi Đoàn 281 sẵn sàng cất cánh tại Mai Lộc. Từ vùng chiến trận, Đại Úy B́nh yêu cầu xạ kích quanh băi đáp trước khi trực thăng đáp xuống bốc Đại Đội 2 trở về.

Chín giờ 15 phút, chiếc trực thăng thứ mười với những chiến binh Biệt Cách Nhảy Dù đáp xuống Mai Lộc. Đại Đội 2 mang về một số vũ khí địch gồm một khẩu súng cối 82 ly, 2 khẩu trung liên và 8 súng AK, phần đại đội có 6 chiến binh tử thương, 12 bị thương được đưa về căn cứ.
Ngày 15 tháng 4, Đại Đội 3 Biệt Cách Nhảy Dù của Đại Úy Phạm Châu Tài được điều động nhảy vào vùng giao tranh để kiểm soát chiến trường. Khi đại đội có mặt tại trận địa th́ Cộng quân đă rút đi, để lại vô số xác chết. Biệt Cách Nhảy Dù bắt được một thương binh Cộng Sản Bắc Việt.

Thẩm vấn tại chỗ, thương binh Cộng quân này khai quê quán tại Yên Bái, xâm nhập qua Bến Hải và được bổ sung cho D5 thuộc Công Trường 316. Lục soát trận địa, Đại Đội 3 Biệt Cách Nhảy Dù thu thêm 2 khẩu B-40, 4 khẩu AK-47, và 2 khẩu CKC. Đến trưa ngày 15 tháng 4/1970, Đại Đội 3 rời vùng hành quân, mang theo chiến lợi phẩm và 6 tử thi của các chiến binh Đại Đội 2 Biệt Cách Nhảy Dù.

Từ ngày 16-4-1970, các đại đội Biệt Cách Nhảy Dù lần lượt được đưa vào vùng hành quân, mỗi ngày đều có các phi vụ thả các toán xâm nhập và bốc các toán đă hoàn tất công tác lại căn cứ. Vào thời gian này, các toán Delta nhảy đơn độc, không có có vấn Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ như trước, chỉ có cấp đại đội mới có cố vấn nhảy theo. Các cố vấn đại đội được phân nhiệm vụ hướng dẫn phi tuần oanh kích của Không lực Hoa Kỳ yểm trợ cho cuộc hành quân.

Ngày 21 tháng 4, Đại Đội 4 Biệt Cách Nhảy Dù do Đại Đội Trưởng Đào Minh Hùng chỉ huy được thả xuống khu vực Khe Sanh nơi Trung Đoàn 26 Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) Hoa Kỳ và Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân (BĐQ) đă tử chiến với hai sư đoàn Cộng Sản Bắc Việt trong 10 tuần lễ ṛng ră vào mùa Xuân Mậu Thân 1968.

Sau khi Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ rút khỏi Khe Sanh vào giữa năm 1968, khu vực này đă được bỏ ngỏ, trở thành vùng oanh kích tự do của Không quân Việt-Mỹ. Hai năm sau, các chiến binh của Đại Đội 4 Biệt Cách Nhảy Dù đă xâm nhập vào Khe Sanh để thám sát mục tiêu này, bấy giờ Khe Sanh đă hoang tàn với cỏ tranh, cỏ lau phủ đầy.

Hai ngày sau, toán Delta do Biệt Cách Nhảy Dù Lưu Huỳnh chỉ huy nhảy vào Khu Phi Quân Sự (DMZ), khám phá dấu vết chuyển quân của Cộng quân, và bắt sống được một giao liên (danh từ Cộng Sản để chỉ người đưa đường và liên lạc).
ĐẠI ĐỘI 3 BIỆT CÁCH NHẢY DÙ PHỤC KÍCH CỘNG QUÂN Ở SAVANAKHET, LÀO
Ngày 25 tháng 4, cuộc hành quân bước vào giai đoạn 2, Đại Đội 1 Biệt Cách Nhảy Dù đă xâm nhập và thọc sâu mũi xung kích vào căn cứ địa của Cộng Sản Bắc Việt ở Ba Ḷng, khám phá một bệnh xá của địch, bắn hạ một số Cộng Sản Bắc Việt thuộc đội bảo vệ mật khu này, bắt một quân y sĩ Cộng Sản Bắc Việt và tịch thu nhiều dược phẩm do Trung Cộng sản xuất.

Tiếp đến, ngày 1 tháng 5 năm 1970, toán 2 Delta do chiến binh Trương Việt Lâm làm trưởng toám đă khám phá một con đường chiến lược chạy dài từ những dăy núi dọc biên giới Lào-Việt và xuyên thẳng về hướng Lao Bảo. Con đường chiến lược này mang kư hiệu “616,” rộng 4 mét chạy ngoằn ngoèo trên dăy Trường Sơn và đâm thẳng sang lănh thổ Savanakhet của Lào. Đại Đội 3 Biệt Cách Nhảy Dù do Đại Úy Phạm Châu Tài chỉ huy được giao nhiệm vụ thám sát và khai thác con đường này.
Sáng ngày 2 tháng 5/1970, Đại Đội Trưởng Phạm Châu Tài bay quan sát con đường chiến lược này cùng với Thiếu Tá Phan Văn Huấn, chỉ huy trưởng Trung Tâm Hành Quân Delta, và Vũ Xuân Thông –Trưởng Ban 3 Delta. Phi cơ bay cao để các sĩ quan nói trên t́m một nơi đổ quân an toàn.

Qua khỏi biên giới Việt-Lào khoảng 5 km, con đường chiến lược 616 tách ḿnh qua giữa hai ngọn đồi ở cao độ 270. Đại úy Tài nh́n kỹ ngọn đồi 270 này và quyết định đổ quân trên đỉnh đồi. Nh́n qua ống ḍm thật kỹ, Trưởng Ban 3 Vũ Xuân Thông kề miệng vào tai Đại Úy Tài và nói
– Có ổ pḥng không trên đỉnh đồi.

Theo đề nghị của các sĩ quan Việt Nam, phi cơ trực thăng đảo một ṿng nữa rồi bay đi. Qua sự quan sát, Đại Đội Trưởng Phạm Châu Tài biết rằng những điểm cao hai bên đường đều có đặt pḥng không để bảo vệ sự chuyển quân của Việt Cộng nếu bị phi cơ của Không Quân Việt-Mỹ phát hiện.

Đại Úy Tài được Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn dành cho một ngày để thảo kế hoạch xâm nhập và chuẩn bị súng đạn và trang bị cần thiết cho cuộc hành quân của đại đội trong vùng Savanakhet, lănh thổ Lào. Để phụ trợ cho Đại Đội 3 Biệt Cách Nhảy Dù về liên lạc không yểm trong vai tṛ cố vấn, toán B52 Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ đă chỉ định 3 quân nhân nhảy theo đại đội. Đó là Thượng Sĩ Voix, Trung Sĩ Scott và Hạ Sĩ Alain.
Tối ngày 3 tháng 5, Đại Úy Tài được lệnh thuyết tŕnh đầy đủ chi tiết cuộc xâm nhập. Theo kế hoạch th́ đỉnh đồi 270 là mục tiêu thứ nhất và ngọn đồi 250 là mục tiêu thứ nh́. Tiến sâu vào lănh thổ Lào khoảng 500 mét có một ngọn đồi ở cao độ 200 mét là mục tiêu thứ ba.

Các trực thăng vơ trang sẽ tác xạ “sạch sẽ” băi đáp ngay trên đỉnh đồi 270 một phút trước khi Đại Đội 3 Biệt Cách Nhảy Dù đổ bộ. Nếu gặp sự chống trả hoặc bao vây của Việt Cộng th́ đường rút lui sẽ men theo hướng Đông đi về biên giới Lào-Việt. Các sĩ quan chỉ huy gồm có: Đại Đội Trưởng Phạm Châu Tài; Đại Đội Phó Dương Thương Ngộ, Trung Đội Trưởng Trung Đội 1 Nguyễn Vũ Thiện; Trung Đội Trưởng Trung Đội 2 Đặng Đ́nh Hoàng; Trung Đội Trưởng Trung Đội 3 Nguyễn Văn Phước; Trung Đội Trưởng Trung Đội 4 Vũ Ngọc Đính.

Sáu giờ sáng ngày 4 tháng 5, 15 chiếc trực thăng của Phi Đoàn 218 Hoa kỳ sẵn sàng tại phi đạo Mai Lộc để chuẩn bị cuộc đổ quân. Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù là Trần Phương Quế và Trưởng Ban 3 Tiểu Đoàn là Trần Văn Thọ sẵn sàng trên chiếc trực thăng CNC.
Ngoài ra, 4 trực thăng vơ trang cũng chuẩn bị cất cánh. Theo kế hoạch, Đại Đội Trưởng Phạm Châu Tài và ban chỉ huy đại đội gồm 5 người sẽ cùng Trung Đội 1 của Nguyễn Vũ Thiện là thành phần đầu tiên chiếm đỉnh đồi 270.

Sáu giờ 30, đoàn trực thăng rời khỏi phi đạo, bay về hướng biên giới với cao độ tăng dần. Lúc 6 giờ 55 đoàn trực thăng hạ thấp cao độ. Mục tiêu lần lần hiện rơ. Đoàn trực thăng chở quân đảo một ṿng trên mục tiêu để 4 trực thăng vơ trang luân phiên nhau bắn dọn băi.

Khi những quả rocket và đại liên của trực thăng vơ trang nổ vang là lúc Cộng quân vừa tỉnh ngủ và thức dậy. Trung Đội 1 nhảy xuống trận địa xung phong tiến chiếm các vị trí cao điểm, một ổ pḥng không 12 ly của Cộng quân chỏng mũi lên trời và chưa kịp điều khiển, th́ Biệt Cách Nhảy Dù đă tung một trái lựu đạn vào ổ súng này, hai xạ thủ Cộng quân tan xác.

Do bị tấn công bất ngờ, nên Cộng quân không kịp kháng cự. Phân đội pḥng không của họ phản ứng yếu ớt và bị triệt tiêu. Từng hố cá nhân trên đồi bị nổ tung, một toán Biệt Cách Nhảy Dù nhanh chóng tấn kích chớp nhoáng vào căn hầm chỉ huy có mái lợp bằng lá rừng, bắn hạ cả 3 bộ đội Bắc Việt trong hầm. Những cán binh Bắc Việt khác c̣n sống sót lập tức tháo chạy. Đại Đội Trưởng Phạm Châu Tài liền chỉ định Trung Đội 2 đuổi theo truy kích.

Đúng 7 giờ 15 phút, Đại Đội 3 Biệt Cách Nhảy Dù hoàn toàn làm chủ đồi 270, tịch thu một súng pḥng không 12.7 ly, 12 khẩu AK 47, 30 thùng đạn đại-liên 12.7 ly, một số lựu đạn chài và chất nổ. Ngoài ra, có 7 cán binh Bắc Việt đă bị bắn hạ tại chỗ.

Về phía Biệt Cách Nhảy Dù có một người tử trận, 2 binh sĩ khác bị thương. Các cố vấn Hoa Kỳ đi theo đại đội đă ngạc nhiên về chiến tích 15 phút vừa qua của các Biệt Cách Nhảy Dù. Cuộc truy kích tiếp tục, các trung đội bung rộng lục soát đồi, khám phá nhiều giao thông hào chiến đấu được ngụy trang rất kỹ.

Tại ban chỉ huy, Đại Đội Trưởng Phạm Châu Tài liên lạc vô tuyến với Tiểu Đoàn Trưởng Trần Phương Quế trên máy, báo cáo chiến tích và xin một trực thăng cứu thương để đưa xác chiến binh vừa tử trận và thương binh về căn cứ hành quân.

Lời yêu cầu được đáp ứng 15 phút sau đó. Tám giờ 5 phút, trên vùng trời xuất hiện một phi cơ L-19. Thượng Sĩ Voix liên lạc với phi công và được biết quan sát viên trên phi cơ này vừa thấy một đoàn quân khoảng 100 người đang từ hướng Tây Bắc di chuyển về hướng Đại Đội 3 Biệt Cách Nhảy Dù.
Được báo tin, Đại Đội Trưởng Phạm Châu Tài nghĩ ngay đây là một thành phần Cộng quân đă lọt vào khu vực hành quân của Biệt Cách Nhảy Dù. Thượng Sĩ Voix hỏi Đại Đội Trưởng Phạm Châu Tài có cần gọi phi cơ oanh kích không, anh gật đầu và yêu cầu liên lạc thẳng với L-19 để hướng dẫn cuộc oanh kích.

Mười lăm phút sau, trên nền trời hai phản lực cơ F-5 xuất hiện và nhào xuống oanh kích đoàn Cộng quân. Một lát sau đó, có thêm hai F-5 tăng cường. Cả bốn chiếc đồng loạt oanh kích dữ dội. Phi công trên chiếc L-19 báo cho Thượng Sĩ Voix biết là phi cơ đă tấn công trúng đội h́nh di chuyển của Cộng quân và địch chết rất nhiều.

Thượng Sĩ Voix hỏi Đại Đội Trưởng Phạm Châu Tài có cần oanh kích nữa không, anh trả lời nếu cần th́ xin thêm hai phi tuần nữa rồi đại đội di chuyển đến đại đội đó để thanh toán các Cộng quân c̣n sống sót.
Qua sự liên lạc của Thượng Sĩ Voix, hai phi tuần F-5 tiếp tục oanh kích lần chót, sau đó Đại Đội 3 Biệt Cách Nhảy Dù di chuyển xuống đồi, băng qua đường chiến lược 616 để tiến về phía Tây Bắc.

Di chuyển gần 2 km trên triền núi, Đại Đội Trưởng Phạm Châu Tài các chiến binh Đại Đội 3 Biệt Cách Nhảy Dù nh́n thấy tận mắt kết quả của trận oanh kích: trên 100 xác Cộng quân bị cháy, bị đạn nằm la liệt trên đồi, bên b́a rừng và trên triền núi. Không một tiếng súng kháng cự của đối phương khi Đại Đội 3 Biệt Cách Nhảy Dù đến.

Chiến binh trong đại đội nhặt những khẩu AK bị gẫy báng, bị cháy, ṇng cong queo và chất thành đống. Lục soát tử thi, đại đội t́m được một số tài liệu và biết được đơn vị Cộng Sản Bắc Việt này vừa theo đường ṃn Hồ Chí Minh xâm nhập vào Nam Lào để tiến về Trị-Thiên.

Mười giờ 30, đại đội chia làm ba mũi tiến chiếm ngọn đồi 250. Không một tiếng súng chống cự, và khi Trung Đội 2 do anh Đặng Đ́nh Hoàng tiến lên đỉnh đồi th́ khám phá một ổ pḥng không 12 ly 8. Những hầm hố ngụy trang xung quanh đồi vẫn c̣n nguyên vẹn và mới mẻ.

Theo ước đoán của Đại Đội Trưởng Phạm Châu Tài, Cộng quân sợ phi cơ oanh tạc nên đă vội vă rút chạy, c̣n để lại khẩu pḥng không và 50 thùng đạn mang nhăn hiệu Trung Cộng. Mười một giờ, Đại Đội 3 Biệt Cách Nhảy Dù làm chủ ngọn đồi 250.

NHỮNG PHÚT MÁU LỬA Ở ĐỒI 250
Sau khi dừng quân trên Đồi 250, Đại Đội Trưởng Phạm Châu Tài ra lệnh cho các trung đội tổ chức bố pḥng và dùng cơm trưa. Mỗi chiến binh Biệt Cách Nhảy Dù nấu một lon nước sôi bằng chất thuốc nổ rồi đổ bao gạo sấy và khui một hộp thịt ba lát, ăn vội vàng để c̣n kịp chuyển quân sang mục tiêu thứ ba trước khi trời tối.

Mười một giờ 5 phút, Đại Đội Trưởng Phạm Châu Tài đang ngồi dưới gốc cây lưng chừng đồi, xem lại bản đồ th́ anh nghe tiếng ngáy ngủ của Thượng Sĩ Voix. Trung Sĩ Scott đề nghị Đại Đội Trưởng Phạm Châu Tài hướng dẫn anh lên đỉnh đồi để quan sát và chụp h́nh vị trí pḥng không của địch. Đại Đội Trưởng Phạm Châu Tài đồng ư và gọi Thượng Sĩ Voix thức dậy cùng đi. Anh liên lạc với Trung Đội 2 cho biết anh và 2 cố vấn Mỹ đang tiến lên đỉnh đồi.

Đến đỉnh đồi, anh gặp Trung Đội Trưởng Hoàng đang đứng bên cạnh ổ súng pḥng không, Hoàng nói với Đại Đội Trưởng:
– Không đánh mà được, kỳ này ḿnh may nhiều hơn rủi, phải không Hổ Xám (danh hiệu truyền tin của Đại Úy Tài).
Hổ Xám trả lời:
– Ḿnh c̣n 3 mục tiêu phải thanh toán, anh em ḿnh có lẽ sẽ mệt lắm.
Mười phút sau, trong khi Đại Đội Trưởng Phạm Châu Tài, Trung Đội Trưởng Hoàng và hai cố vấn đang đứng quanh ổ súng pḥng không của địch th́ trên bầu trời bỗng nhiên xuất hiện một chiếc trực thăng “con cóc” mà Không Quân Hoa Kỳ gọi là LOH (Light Observation Helipcopter).
Các chiến binh Biệt Cách Nhảy Dù thấy phi cơ Mỹ th́ vui mừng, giơ tay lên trời vẫy. Đại Đội Trưởng Phạm Châu Tài cũng nghĩ đó là một trực thăng đang có nhiệm vụ yểm trợ quân bạn. Chiếc LOH chao đi một ṿng và bắn hai quả đạn khói trắng gần vị trí các quân nhân nói trên. Đại Đội Trưởng Phạm Châu Tài ngạc nhiên vô cùng và tự hỏi tại sao LOH bắn trái khói của Biệt Cách Nhảy Dù.

Nh́n về hướng Đông, Đại Đội Trưởng Phạm Châu Tài thấy hai chiếc Cobra xuất hiện. Linh tính cho vị Đại Đội Trưởng biết là sẽ có những điều không may xảy đến, anh nhảy xuống ụ súng pḥng không đào sâu dưới đất một thước th́ nghe bốn tiếng ầm ầm nổ vang trên đồi.

Trung Sĩ Scott cũng nhảy theo anh xuống ụ súng ngay theo đó. Tiếp theo là những tràng đại liên nổ ṛn ră và tới tấp từ Cobra bắn xuống. Đại Đội Trưởng Phạm Châu Tài biết là phi cơ Mỹ đă bắn lầm nên rút vội trái khói vàng thảy lên miệng hố. Anh cũng thúc Trung Sĩ Scott rút một trái khói vàng nữa thảy lên. Khi trái khói vàng tỏa ra trên đỉnh đồi th́ hai chiếc Cobra mới ngưng tác xạ. Hạ sĩ Alain dưới đồi vội vă t́m tần số liên lạc với hai phi cơ này.

Sự kiện xảy ra không đầy ba phút, và theo ghi nhận của Đại Đội Trưởng Phạm Châu Tài đó là ba phút của máu và nước mắt của chiến trường. Anh đă kể lại sự kiện bi tráng này trong hồi kư của ḿnh như sau:
“Dứt tiếng súng, tôi và Trung Sĩ Scott nhảy lên miệng hố th́ chứng kiến một cảnh tượng hăi hùng diễn ra trước mắt: Trung Đội Trưởng Đặng Đ́nh Hoàng nằm ngữa không nhắm mắt, bị đại liên bắn trúng từ hông phải và rải dọc lên vai trái. Thượng Sĩ Voix nằm sấp, chết bất động, chân trái và chân phải bị đạn từ bắp vế, đứt ĺa khỏi cơ thể. Hạ Sĩ Nguyên mang máy truyền tin cho tôi ngồi bất động, vẫn c̣n sống, nhưng cánh tay phải đă cụt mất và không biết văng rớt nơi nào.”

“Khi tôi nhảy lên miệng hố th́ hai chiếc Cobra và chiếc LOH vẫn c̣n bay ḷng ṿng trên bầu trời. Những người lính Đại Đội 3 Biệt Cách Nhảy Dù đang bố pḥng quanh, một số ít bị thương v́ đạn đại liên, phần lớn đều bị trúng những cây đinh ghim vào mặt, vào chân, vào tay, vào cổ.
Th́ ra chiếc Cobra loạt đầu đă phóng 4 hỏa tiễn Flechette, mỗi trái đạn khi ra khỏi ṇng tủa ra 2,500 cây đinh nhọn. Đây là một loại đạn chống chiến thuật biển người của Việt Cộng, không may lại phóng vào Đại Đội 3 Biệt Cách Nhảy Dù của chúng tôi.”

“Hai chiếc Cobra sau khi đă bắt được liên lạc với hạ sĩ Alain, biết ḿnh đă bắn lầm quân bạn, vội vă bay đi mất. Những máy truyền tin PRC-25 bị chấn động mạnh nên gặp trở ngại những phút ban đầu. C̣n chiếc LOH đă chỉ điểm bắn lầm quân bạn bay hai, ba ṿng trên đỉnh đồi, bỗng nhiên trục trặc máy móc và buộc phải hạ cánh xuống đỉnh đồi.”

“Lính Đại Đội 3 Biệt Cách Nhảy Dù biết rằng Mỹ bắn lầm và chợt thấy chiếc LOH hạ cánh xuống đồi, họ tức giận và cầm súng hung hăng tiến đến định bắn chết phi công Mỹ. Trong lúc đó, hai chiếc Cobra bay trở lại ṿng ṿng trên bầu trời. Viên phi công trực thăng LOH vội vă giựt ống liên hợp truyền tin trên tay Hạ Sĩ Alain và báo với 2 chiếc Cobra rằng Biệt Cách Nhảy Dù uy hiếp anh ta.”

“Đứng bên cạnh viên trung úy phi công Mỹ, tôi chụp lấy ống liên hợp của anh ta và nói: Anh đừng báo cáo bậy, tôi là chỉ huy trưởng ở đây, tôi sẽ bắt anh chứ không bắn chết anh. Lính Đại Đội 3 Biệt Cách Nhảy Dù tiến lại và chĩa súng vào ḿnh viên trung úy phi công này, chỉ cần một tiếng nói của tôi là họ đồng loạt nổ súng.”

“Thấy vậy tôi bảo họ: Không nên làm bậy, v́ thằng Mỹ này chết th́ hai chiếc Cobra trên đầu sẽ tác xạ bọn ḿnh. Tôi bảo họ trở về vị trí, sợ Việt Cộng thừa cơ hội tấn công. Sau đó, một mặt tôi báo cáo về căn cứ hành quân sự kiện phi cơ Mỹ bắn lầm, một mặt lo chỉnh đốn lại hàng ngũ và kiểm điểm quân số tổn thất. Tôi nghĩ rằng căn cứ hành quân sẽ xúc động mạnh về sự kiện này.”

“Thi thể Đặng Đ́nh Hoàng, thi thể Thượng Sĩ Voix và thi thể của ba anh em khác được cuốn gọn trong những tấm poncho. Tổng kết tổn thất trong vụ bắn lầm gồm có 5 người chết và 33 người bị thương. Tôi liên lạc với căn cứ hành quân để xin tản thương. Hai giờ chiều, một chiếc Chinook Hoa Kỳ bay đến và t́m cách móc chiếc LOH đang nằm trên đỉnh đồi. Công việc hoàn tất lúc 2 giờ 30 phút. Tôi giữ viên trung úy phi công lái chiếc LOH lại.”

“Trung Sĩ Scott da đen giải thích với tôi rằng phi cơ của Sư đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ đang tuần tiễu biên giới Lào Việt, nh́n về hướng Đông, chiếc trực thăng LOH nhận thấy lố nhố những người đang di chuyển trên đồi cạnh khẩu pḥng không, phi công này tưởng đó là quân Bắc Việt nên hướng dẫn hai chiếc Cobra tác xạ, nên xảy ra việc bắn lầm đáng tiếc này.”

NHỮNG GIỜ PHÚT CUỐI CÙNG TRÊN ĐỒI 250
Hai giờ 50 phút chiều, sáu chiếc trực thăng tản thương đến. Tử thi của Trung Đội Trưởng Hoàng, 3 binh sĩ Biệt Cách Nhảy Dù, Thượng Sĩ Voix cùng các thương binh khác lần lượt đưa lên trực thăng. Đại Đội Trưởng Phạm Châu Tài giao viên phi công Mỹ cho Căn Cứ Hành quân, đồng thời nhận được công điện của Liên Hương (danh hiệu của Thiếu Tá Phan Văn Huấn, Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Hành Quân Delta gửi cho Đại Đội Trưởng Phạm Châu Tài: “Hổ Xám tiếp tục nhiệm vụ.”

Đại Đội Trưởng Phạm Châu Tài kiểm điểm quân số c̣n lại và xin thay đổi gấp hai máy truyền tin PRC-25 đă bị hư không liên lạc được để tránh những khó khăn lúc lâm trận, nhất là cả đại đội đang ở trên đất Lào, ngay trên đường chuyển quân của bọn cộng sản Bắc Việt.
Đến 3 giờ 30 chiều, đại đội đang bố trí quân c̣n lại trên đồi 250 th́ từ phía Đông-Nam xuất hiện một chiếc trực thăng. Đại Đội Trưởng Phạm Châu Tài nghĩ rằng trực thăng này sẽ mang hai máy truyền tin mới cho đại đội.

Một lát sau trên tần số của máy PRC-25, Đại Đội Trưởng Phạm Châu Tài nghe tiếng của Thiên Nga (danh hiệu của Tiểu Đoàn Trưởng 81 Biệt Cách Nhảy Dù) gọi và hỏi Hổ Xám: “T́nh h́nh thế nào, có ổn không, có “lang thang” được không? (“lang thang” ở đây có nghĩa là tiếp tục chiến đấu).” Hổ Xám trả lời: “Tŕnh Thiên Nga, vẫn đủ sức lang thang.”

Bên đầu máy, giọng của Thiên Nga trở nên nghiêm trọng: “Đây là lệnh Liên Hương cho Hổ Xám: Zoulou chuồn chuồn sẽ đến. (Liên Hương là danh hiệu của Thiếu Tá Phan Văn Huấn — Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Hành Quân Delta). Lệnh của Liên Hương cho phép Đại Đội 3 Biệt Cách Nhảy Dù được rút khỏi trận địa để trở về căn cứ hành quân. Mười sáu (16) chiếc trực thăng sẽ đến đưa toàn đại đội trở về.”

Sau khi nhận lệnh của Liên Hương, Hổ Xám trả lời: “Tŕnh Thiên Nga, tôi nhận đủ –thôi nhé, ráng lên.” Bốn giờ 30 chiều, đoàn trực thăng từ hướng Đông bay đến. Chỉ Huy Trưởng hành quân Delta là Thiếu Tá Phan Văn Huấn ngồi trên trực thăng CNC gọi Đại Đội Trưởng Phạm Châu Tài sẵn sàng để Zoulou (di chuyển).

Đại Đội Trưởng Phạm Châu Tài ra lệnh cho các trung đội sẵn sàng theo thứ tự ưu tiên để lên phi cơ, anh là người cuối cùng của đại đội lên chiếc trực thăng thứ 16 trở về căn cứ hành quân ở Mai Lộc.

(Sài G̣n trong tôi/ Vương Hồng Anh)
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN

HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
hoanglan22_is_offline   Reply With Quote
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	144083494_2277525972392222_1311660615544366498_o.jpg
Views:	0
Size:	212.6 KB
ID:	1735116 Click image for larger version

Name:	144755265_2277525759058910_7198561495516216563_n.jpg
Views:	0
Size:	150.2 KB
ID:	1735117
The Following 3 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
duckyy (05-14-2021), hoathienly19 (02-03-2021), huudangdo1 (02-02-2021)
Old 02-07-2021   #653
hoathienly19
R4 Cao Thủ Vơ Lâm
 
Join Date: Sep 2020
Posts: 967
Thanks: 1,791
Thanked 1,257 Times in 569 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 23 Post(s)
Rep Power: 6
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
Default HUYNH ĐỆ CHI BINH



HUYNH ĐỆ CHI BINH






hoathienly19_is_offline   Reply With Quote
The Following 2 Users Say Thank You to hoathienly19 For This Useful Post:
duckyy (05-14-2021), wonderful (02-08-2021)
Old 02-07-2021   #654
huudangdo1
R7 Tuyệt Đỉnh Cao Thủ
 
huudangdo1's Avatar
 
Join Date: Jul 2007
Posts: 5,269
Thanks: 1,495
Thanked 2,083 Times in 1,055 Posts
Mentioned: 9 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 101 Post(s)
Rep Power: 24
huudangdo1 Reputation Uy Tín Level 7huudangdo1 Reputation Uy Tín Level 7huudangdo1 Reputation Uy Tín Level 7
huudangdo1 Reputation Uy Tín Level 7huudangdo1 Reputation Uy Tín Level 7huudangdo1 Reputation Uy Tín Level 7huudangdo1 Reputation Uy Tín Level 7huudangdo1 Reputation Uy Tín Level 7huudangdo1 Reputation Uy Tín Level 7huudangdo1 Reputation Uy Tín Level 7huudangdo1 Reputation Uy Tín Level 7huudangdo1 Reputation Uy Tín Level 7huudangdo1 Reputation Uy Tín Level 7huudangdo1 Reputation Uy Tín Level 7huudangdo1 Reputation Uy Tín Level 7huudangdo1 Reputation Uy Tín Level 7huudangdo1 Reputation Uy Tín Level 7huudangdo1 Reputation Uy Tín Level 7huudangdo1 Reputation Uy Tín Level 7huudangdo1 Reputation Uy Tín Level 7huudangdo1 Reputation Uy Tín Level 7huudangdo1 Reputation Uy Tín Level 7huudangdo1 Reputation Uy Tín Level 7huudangdo1 Reputation Uy Tín Level 7
Default

Quote:
Originally Posted by hoanglan22 View Post
Các ACE đă tham gia vào TOPIC này tui rất vui . nhưng bây giờ tui cảm thấy không c̣n thích hơp nữa nên tui đóng cửa . Chúc các ACE vui vẻ:handsha ke:
Huynh Hoàng Lan 22 ơi !...Trang Lính mà đóng cửa th́ tiếc lắm Huynh !...V́ theo HDD nghĩ Trang Lính có giá trị vô cùng !...Bởi v́ đọc lại Trang nầy để chúng ta nhớ lại những ngày chiến đấu gian khổ và hy sinh để bảo vệ Miền Nam Tự Do của Quê Hương hơn 40 Năm trước ...Và để con cháu chúng ta biết được những Trang Sữ Bi Hùng Tráng của Người Lính VNCH trong công cuộc Bảo Vệ Tổ Quốc VN thân yêu bên kia bờ Đại Dương xa thẳm ...Cũng bởi v́ Người bạn Đồng Minh Mỹ đă bỏ chúng ta !...nên Miền Nam mới thất bại !...

Một lần nữa cám ơn Huynh HL22 đă ghi lại những h́nh ảnh và ḍng bút kư ở những Trận Đánh kiêu hùng của Quân Lực VNCH Năm Xưa !...Rất mong Huynh đừng đóng cửa nhé !...Thân Chào Huynh ! :handshake ::handsha ke:
huudangdo1_is_offline   Reply With Quote
The Following User Says Thank You to huudangdo1 For This Useful Post:
hoathienly19 (02-08-2021)
Old 02-08-2021   #655
hoathienly19
R4 Cao Thủ Vơ Lâm
 
Join Date: Sep 2020
Posts: 967
Thanks: 1,791
Thanked 1,257 Times in 569 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 23 Post(s)
Rep Power: 6
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
Default

Quote:
Originally Posted by huudangdo1 View Post
Huynh Hoàng Lan 22 ơi !...Trang Lính mà đóng cửa th́ tiếc lắm Huynh !...V́ theo HDD nghĩ Trang Lính có giá trị vô cùng !...Bởi v́ đọc lại Trang nầy để chúng ta nhớ lại những ngày chiến đấu gian khổ và hy sinh để bảo vệ Miền Nam Tự Do của Quê Hương hơn 40 Năm trước ...Và để con cháu chúng ta biết được những Trang Sữ Bi Hùng Tráng của Người Lính VNCH trong công cuộc Bảo Vệ Tổ Quốc VN thân yêu bên kia bờ Đại Dương xa thẳm ...Cũng bởi v́ Người bạn Đồng Minh Mỹ đă bỏ chúng ta !...nên Miền Nam mới thất bại !...

Một lần nữa cám ơn Huynh HL22 đă ghi lại những h́nh ảnh và ḍng bút kư ở những Trận Đánh kiêu hùng của Quân Lực VNCH Năm Xưa !...Rất mong Huynh đừng đóng cửa nhé !...Thân Chào Huynh ! :handshake ::handsha ke:



Trong cuộc chiến 20 năm qua , h́nh ảnh người lính VNCH bị " bôi nhọ " bởi bên thắng cuộc nào là :

- " Hèn nhát "

- " Bị " quân đội đánh cs chạy tụt cả quần .... " nhưng nh́n lại lịch sử đă chứng minh những trậnnh đánh chính quy của quân lực VNCH và cs Bắc Việt th́ VNCH hoàn toàn đẩy lui dù VNCH phải chiến đấu trong t́nh trạng thiếu vũ khí v́ bị đồng minh Mỹ bán đứng dưới h́nh thức cắt viện trợ vũ khí , đạn dược trong khi đó cs Bắc Việt được LX , Tàu cộng viện trợ vũ khí dồi dào ! .

Trong cuộc chiến 20 năm qua , h́nh ảnh người lính VNCH bị " bôi nhọ " bởi bên thắng cuộc nào là :

- " Hèn nhát "

- " Bị " quân đội nhân dân chạy tụt cả quần .... " nhưng nh́n lại lịch sử đă chứng minh nhận trận đánh chính quy của quân lực VNCH với cs Bắc Việt :

Tết Mậu Thân , Mùa hè đỏ lửa , ... đă chứng minh hùng hồn những luận điệu xuyên tạc ác ư , gian dối .

Theo thiển ư thô thiển của tôi về cuộc chiến trong 20 năm qua được cho là :

- Một cuộc chiến huynh đệ tương tàn do những thế lực trên thế giới ... Với những sự kiện lịch sữ đă được bạch hóa th́ đây không phải là một cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn mà là cuộc chiến " chống ngoại xâm , bảo vệ lảnh thổ của tiền nhân để lại và người lính VNCH đă mang một sứ mệnh cao cả đó .

Những trận đánh , những anh hùng tử sĩ trong cuộc chiến nầy phải được lưu truyền , vinh danh để cho những thế hệ trẻ sau nầy biết được :


Quân đội nào thực sự bảo vệ Tổ Quốc VN và Quân Đội nào làm tay sai cho Cộng Sản Quốc Tế ( Cướp miền Nam để đưa cả dân tộc VN trở về thời kỳ Ngàn Năm Nô Lệ Giặc Tàu " , cản đường bước tiến của dân tộc )

Người lính VNCH hy sinh xương máu bảo vệ Tổ Quốc VN trước hiểm họa nhuộm đỏ của " cs quốc tế " .

Quân Đội Nhân Dân VN ăn cướp miền Nam là cho " Cộng Sản Quốc Tế " mà Lê Duẩn đă chỉ thị :





Một chứng minh thực tế là quân đội nào " Hèn với giặc ... hăy so sánh quân lực VNCH và Quân Đội Nhân Dân VN trong thời điểm hiện tại và trận Hải Chiến HS của Quân Lực VNCH và Quân đội Nhân Dân VN hiện nay đă chứng minh hùng hồn :

- " Quân Đội nào " Bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam Quân đội nào " Hèn , không bảo vệ Tổ Quốc VN ? ".

Tàu cộng ngang nhiên vào vùng đặc khu kinh tế của VN , bắn giết , cướp ngư cụ ngư dân VN mà Quân Đội Nhân Dân VN trốn mất sau những tuyên truyền " hét ra lửa " :

- Quân đội ta đánh trăm trận , thắng trăm trận

" Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành "

- Khó khăn nào cũng vượt qua

- Kẻ thù nào cũng đánh thắng ... vv .... và vv...





Câu hỏi được đặt ra :


" Tại sao Quân Đội Nhân Dân VN oai hùng , tài ba thế mà cái Dũng của quân đội nầy ở đâu để ngồi xem đoạn video của Tàu cộng chiếu lại cảnh bọn chúng thảm sát 64 bộ đội ở đảo Gạc Ma năm 1988 để rồi sau đó nh́n chúng xây căn cứ quân sự , tuyên bố chủ quyền lảnh của VN thuộc về chúng mà không thấy nhục nhă ?

Tổ quốc , Danh dự , Trách Nhiệm , của người lính trước một đoạn phim của kẻ cướp chiếu lại cảnh chúng tàn sát đồng đội mà không thấy bị sĩ nhục ?

Một quân đội luôn tự hào có truyền thống " chiến thắng Pháp , Mỹ , 2 tên đầu sỏ thế giới " , từng ngẩng cao mặt thóa mạ người lính VNCH là ươn hèn , đánh thuê cho Mỹ ... vv ... và ... vv ...

Bây giờ bị trói tay xem kẻ thù tàn sát đồng đội không dám hở môi th́ cái chiến thắng oai hùng , long trời , lở đất ngày 30/4/1975 " được tuyên truyền tóe lửa " có thật là chiến thắng do chính Quân Đội Nhân Dân VN làm ra hay nhờ vào một thế cờ khốn nạn giữa các cường quốc ?

Bộ đội cs có thực sự là một đội quân " bách chiến , bách thắng " ?






Quân lực VNCH thua trận HS v́ phải đối đầu với CS ,
v́ bị đồng minh Mỹ bán đứng nhưng trong trang sử của dân tộc VN th́ :

- VNCH không thua chứng minh cụ thể :

- Dù biết khả năng không thể đương đầu với một lực lượng quân sự Tàu cộng hùng mạnh nhưng VNCH vẫn hiên ngang đánh với bọn chúng .

Biết chết vẫn đánh , biết thua vẫn đánh .

- Đánh cho chúng biết cái hào khí của dân tộc VN .

- Đánh cho chúng nhớ từ ngàn năm trước chúng từng thua nhục nhă trong các trận Như Nguyệt (1285) , Bạch Đằng Giang , Hà Hồi , Ngọc Hồi .... mà tiền nhân của chúng ta làm cho chúng khiếp sợ , bỏ mộng xâm lăng .

- Đánh cho chúng biết tinh thần bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc VN nói chung và của người lính VNCH nói riêng .

https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1424042






Tâm niệm của người lính VNCH :

" Tổ Quốc Việt Nam trên hết .

Nối gót tiền nhân : " Quyết tâm hy sinh xương máu để bảo vệ toàn vẹn lảnh thổ ."

Thiết tha mong anh Hoang Lan 22 đừng bao giờ khóa thread nầy .

Trân trọng . hoathienly19
hoathienly19_is_offline   Reply With Quote
The Following 3 Users Say Thank You to hoathienly19 For This Useful Post:
hoanglan22 (05-18-2021), huudangdo1 (02-08-2021), wonderful (02-08-2021)
Old 02-08-2021   #656
hoathienly19
R4 Cao Thủ Vơ Lâm
 
Join Date: Sep 2020
Posts: 967
Thanks: 1,791
Thanked 1,257 Times in 569 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 23 Post(s)
Rep Power: 6
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
Default THẦN ƯNG XÉ XÁC XE TĂNG ĐỊCH 1972 !



THẦN ƯNG XÉ XÁC XE TĂNG ĐỊCH 1972 !








Qua đợt đầu Cộng sản Bắc Việt tấn công mănh liệt, hung hăn, ồ ạt, các căn cứ hỏa lực Carroll (Trung đoàn 56 thuộc Sư đoàn 3 Bộ binh) đầu hàng và Mai Lộc (Lữ đoàn 147 Thủy Quân Lục Chiến) phải cầm cự lui dần, khi căn cứ Pedro trở nên tuyến đầu pḥng thủ.

Thiếu tá Đỗ Hữu Tùng, Sĩ quan khóa 16 đalat,
phong thái trầm tĩnh, luôn như suy nghĩ điều ǵ, từ từ, thủng thẳng trong mọi biến cố, kinh nghiệm chiến trường, một trong các Tiểu đoàn trưởng cự phách của Thủy Quân Lục Chiến, là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến biết thế nào căn cứ cũng bị chiến xa cùng quân bộ Cộng sản Bắc Việt tấn công kế tiếp, nên anh phối hợp với Lữ đoàn 258 xin đặt ḿn chống chiến xa sâu về hướng Tây đường tiến sát đến căn cứ.






Ngay trong đêm 8/4/1972,
toàn bộ Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến phân tán lực lượng ra khỏi căn cứ, chốt tại các đỉnh cao xung quanh.

Thật quả như Đỗ Hữu Tùng dự đoán,
địch chuẩn bị cho cuộc tấn công căn cứ vào ngày hôm sau nên pháo kích suốt đêm như mưa, binh sĩ Tiểu đoàn 6 dưới các hầm hố cá nhân bên ngoài căn cứ chờ địch suốt đêm

Quả nhiên lúc 6 giờ 45 sáng ngày 9/4/1972,
một Trung đoàn địch cùng đoàn chiến xa T54, T59 xuất hiện từ hướng Tâỵ Pháo binh được gọi can thiệp, nhưng chỉ cản sức tiến phần nào của Bộ binh địch mà thôi, c̣n chiến xa địch vẫn hăm hở xông xáo tiến lên trong thế nghênh ngang khinh địch .

Đoàn chiến xa vượt hẳn đội h́nh bộ binh của họ, tiến thẳng đến căn cứ.


Từ một hố cá nhân chỉ huy đặt ống nḥm, Đỗ Hữu Tùng nở nụ cười nửa miệng, anh thường hay có lối cười như vậy, bạn bè thường nói:

- “ Lại cười ruồi rồi ”,
mà cứ mỗi lần cười ruồi là tiếp theo một đ̣n độc.

Bản chất vốn thủng thẳng, anh giữ im lặng vô tuyến với các đại đội xa gần, ngay cả với hệ thống chỉ huy cao hơn, các con cái sốt ruột quá, không rơ ông Thái Dương (danh hiệu của Thiếu tá đỗ Hữu Tùng) của ḿnh muốn ǵ đây.

Vài chiến xa đă cán hàng rào rồi, mà sao chưa lệnh lạc ǵ thế này, chờ cho đoàn chiến xa lọt hẳn vào tầm tác xạ dự trù, th́ cũng vừa lúc 1 chiếc cán ḿn, ầm một tiếng long trời dội đất, chiếc chiến xa lệch sang một phía bốc cháy, vài chiếc khác đă lọt hẳn vào trong căn cứ c̣n lựng khựng như đang cảm nghĩ chắc bị lừa, th́ lệnh khai hỏa tấn công của Đỗ Hữu Tùng vang lên trong máy truyền tin.


Một xe tăng T-54 bị bắn hạ tại An Lộc.





Các chiến sĩ Tiểu đoàn 6 nhô ra khỏi hố cá nhân,
súng nhỏ nhắm bộ binh địch mà khiển, ống phóng chống chiến xa M72, 57 ly không giật tha hồ mà phóng từ bên hông và theo đuôi đoàn chiến xa ; cả chục chiếc bốc cháy, những chiếc c̣n lại hốt hoảng, đội h́nh rối loạn và húc vào nhau phóng chạỵ .

Nhưng đâu thoát,
các đồi xung quanh căn cứ binh sĩ Tiểu đoàn 6 đă chốt hết rồi, cứ nhằm chiến xa địch mà xịt ống phóng M72, một hồi nuốt gọn gần 20 chiến xa địch.

Nhiều chiếc đang bốc cháy, một số binh sĩ Tiểu đoàn 6 hăng quá phóng ra khỏi hố cá nhân nhẩy phốc lên tháp chỉ huy chỉa súng M16 vào trong xe tăng, dọa tung lưu đạn, kêu ra đầu hàng.

Về phần bộ binh địch tiến theo sau thấy đoàn chiến xa dẫn đầu bị phản công hung hăn, bốc cháy hàng loạt, đâm hốt hoảng rối loạn hàng ngũ tháo lui.






Ngay khi được báo cáo t́nh h́nh, Trung tá Ngô Văn định, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 258 (sau thăng cấp đại tá) liền ra lệnh Tiểu đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến cùng chiến xa M48 hoạt động gần đó nhào đến tiếp tay Tiểu đoàn 6 truy kích ngược lại địch, đồng thời Không Quân cũng được gọi đến khi trời quang sáng để dội bom gây cho địch thiệt hại nặng .

Địch cố thoát về hướng Tây bỏ lại hơn 400 xác ngổn ngang đầy đồi núi và 23 xe tăng (kể cả Tiểu đoàn 1 truy kích hạ thêm 4 và 2 xe tăng do Tiểu đoàn 6 bắt sống) bị cháy ngổn ngang.

Vô cùng ngoạn mục và hùng tráng, thường th́ chiến xa chiến là 2 đoàn chiến xa bạn thù quần thảo với nhau,
nhưng đây ngược lại lính Thủy Quân Lục Chiến quần thảo với chiến xa hạng nặng địch khác nào như lấy trứng gà đập vào tảng đá.

Thật là một trận diệt chiến xa bằng bộ binh ít thấy ghi chép trong các trang quân sử trên thế giới.






Sau trận này, 5 tiểu đoàn đàn anh, không một ông anh nào dám coi thường thằng em Thần Ưng nữa (xin xem bài Thần Ưng trong mùa Hè đỏ Lửa của Thiếu tá Thủy Quân Lục Chiến Lương Xuân đương, để rơ nét thêm về trận đánh này).

Cũng lại Trung tá Đỗ Hữu Tùng dẫn Tiểu đoàn 6 tapi nửa vào Cổ thành đinh Công Tráng trong trận tái chiếm Quảng Trị sau đó ít tháng.

Lời kết, nhân danh là vị Tiểu đoàn trưởng đầu tiên của Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến “Thần Ưng” có vài cảm nghĩ như sau:

– Trung tá Đỗ Hữu Tùng,
vị Tiểu đoàn trưởng lâu nhất, cũng là người dẫn dắt Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến lập được nhiều chiến công hiển hách lẫy lừng.

– Đỗ Hữu Tùng sống anh dũng,
khi về th́ lặng lẽ biến đi, để lại biết bao thương tiếc cho bạn bè đồng đội và một mối t́nh sầu cho người nữ ca sĩ nổi danh.

– Nhiệm vụ sau cùng là
Lữ đoàn phó Lữ đoàn 369, anh cùng với Lữ đoàn trưởng, Trung tá Nguyễn Xuân Phúc mất tích vào những ngày cuối tháng 3 năm 1975, hơn hai mươi năm sau, chúng tôi vẫn không t́m kiếm được một dấu tích nào về các anh.

Khi ngồi ghi lại những ḍng này, người viết không khỏi bùi ngùi, xúc động tưởng nhớ các anh, những chiến hữu đă cùng người viết chia sẻ mười mấy năm vinh nhục trong cuộc nội chiến phi lư nhất lịch sử Việt Nam.: 112:


MX Phạm Văn Chung

https://dongsongcu.wordpress.com

Nguồn: http://tqlcvn.org/chiensu/cs-td6-xexac-xetang-dich.htm


hoathienly19_is_offline   Reply With Quote
The Following 3 Users Say Thank You to hoathienly19 For This Useful Post:
hoanglan22 (05-18-2021), huudangdo1 (02-08-2021), wonderful (02-08-2021)
Old 02-08-2021   #657
wonderful
R8 Vơ Lâm Chí Tôn
 
Join Date: Jun 2011
Posts: 17,288
Thanks: 18,988
Thanked 64,869 Times in 16,419 Posts
Mentioned: 126 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 4457 Post(s)
Rep Power: 58
wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11
wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11
Default

Đêm Hoa Đăng Bi Thảm (Hồi kư chiến trường).

LTS* Hôm nay ngày 30 tháng 3 năm 2013, đúng 38 năm ngày kỷ niệm trận Khánh Dương, Lữ đoàn 3 Nhảy Dù rút quân về Phan Rang, theo sau là đoàn xe của quân đội và đồng bào theo chân quân đội quốc gia xuôi về nam lánh nạn cộng sản.

Đêm Hoa Đăng Bi Thảm.



Nguyễn Văn Lập
( Translated into English by Writer, Merle L Pribblenow below. Thanks)
Tái chiếm Quăng Trị xong, Sư đoàn Nhảy Dù tiếp tục đóng chốt trên dảy Trường Sơn làm thành một tuyến dài Bắc Nam từ bờ Nam sông Thạch Hản về đến căn cứ Bastongne tây bắc Huế, lúc này Hiệp định Paris đă ráo mực với những đợt xâm nhập của cộng sản Bắc Việt theo đường ṃn Hồ Chí Minh nằm sâu trong dảy Trường Sơn âm u, chúng định cắt Quân khu 1 làm đôi nên nhả bớt hoạt động nhưng vẫn duy tŕ áp lực để cầm chân hai Sư đoàn tổng trừ bị Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến tại Quăng Trị để đánh vào Thường Đức thuộc tỉnh Quăng Nam, nên Lữ đoàn 3 Nhảy Dù được điều động làm thành một pḥng tuyến kéo dài từ Ḥa Thanh sát với Đèo Hải Vân đến bờ sông Thu Bồn để bảo vệ Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 1 tại Đà Nẳng. Bộ Tư Lệnh Sư đoàn Nhảy Dù cũng rút về đóng tại phi trường Non Nước.
Tiểu đoàn 2 Pháo binh Nhảy Dù của chúng tôi về đến Quăng Nam giửa tháng 2 năm 1975. Sau gần ba năm hành quân ngoài Trung, lần này tôi có căm tưởng đây là cuộc hành quân xuôi Nam lần cuối rồi giả từ vĩnh viễn miền Trung. Trung đội tôi đóng sát chân núi chỉ cách đồi 1062 độ 8 cây số để yểm trợ cho nhiều trận đánh ác liệt tại đây, Tiểu đoàn 6 Dù rồi Tiểu đoàn 3 Dù thay nhau tái chiếm ngọn đồi máu này. Gần Tết, pháo binh Thủy Quân Lục Chiến đến thay. Trung đội tôi rút ra đóng chung với Bộ chỉ huy một Tiểu đoàn Địa Phương Quân tại một ngọn đồi thoai thoải phía trước quận Đại Lộc, ngó xuống Cầu Gảy. Nhiệm vụ bây giờ chỉ là yễm trợ tổng quát tăng cường cho các đơn vị bạn, nên chúng tôi có th́ giờ đi vào làng dân thăm hiểu t́nh h́nh luôn tiện làm công tác dân sự vụ. Mặc dù không phải là nhiệm vụ chính của đơn vị tác chiến như chúng tôi, nhưng thấy t́nh cảnh đồng bào nghèo khổ tội nghiệp quá, đau yếu thuốc men ǵ cũng không có, nên tôi bảo y tá có bất cứ loại thuốc ǵ có thể cho th́ cho đồng bào rồi báo cáo xin lại sau, và gạo xấy th́ tặng cho bà con hết, kể cả một số gạo thặng dư hàng ngày thay v́ bán để mua thêm thức ăn cho trung đội, tôi cũng bảo đem cho hết. Ngày 30 Tết, Ban đại diện ấp và bà con đem bánh tét và bánh tổ là một loại đặc sản Quăng Nam đến tặng cho Trung đội tôi ăn Tết, t́nh nghỉa quân dân thật thắm thiết, nghỉ lại câu nói bạc như dân bất nhân như lính mà tôi nghe trước đây thật đúng là xuyên tạc. Viên Trưởng ấp nói với tôi quân đội ḿnh tốt quá, ở đây thường mất an ninh, nếu Nhảy Dù mà rút đi chắc bà con chúng tôi cũng bỏ làng đi theo. Câu nói này đă in sâu vào ḷng tôi nhiều năm sau này, và tôi tiếc là khi chúng tôi rời Quăng Nam vài ngày sau đó để về Nam th́ đồng bào Đại Lộc không theo chúng tôi được.
Khi Thủy Quân Lục Chiến hoàn toàn thay thế Nhảy Dù tại mặt trận Thường Đức th́ Sư đoàn Nhảy Dù được lệnh về hậu cứ, chúng tôi hoàn toàn không ngờ đây là một cái lệnh bỏ Quân Khu 1. Tôi được Tiểu đoàn điều động ở lại sau chót để thu dọn quân dụng lên Hải vận hạm 505 về Saigon. Sau gần hai ngày lênh đênh trên biển, thay v́ về Saigon, tàu đưa chúng tôi vào quân cảng Cam Ranh rồi quân xa chở chúng tôi về Dục Mỹ. Lữ đoàn 3 Nhảy Dù đă có mặt ở Khánh Dương để chận bước tiến của đại quân cộng sản sau khi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu có ư định bỏ nốt Quân Khu 2. Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng, Nguyễn Ngọc Triệu giao cho tôi nhiệm vụ làm Sĩ quan liên lạc Lữ đoàn 3 Dù, nếu tôi về trước đó một ngày th́ có lẽ không bao giờ có việc cầm bút viết lại hồi kư này v́ tôi sẻ được thay thế cho Đại Úy Tuấn, Pháo đội Trưởng A2 bị bệnh nên Đại Úy Tống Văn Tùng khoá 26 Thủ Đức và là bạn học cùng lớp với tôi suốt 4 năm Trung học Trần Lục, nay là Phụ tá Ban 3 vào thay. Sau trận Khánh Dương, Tùng bị bắt và bị cộng sản Bắc Việt đem ra sân vận động Nha Trang xử tử.
Theo nhiệm vụ, tôi được quyền xin toàn bộ hỏa lực của Trường Pháo Binh Dục Mỹ gồm một pháo đội 105 ly, một pháo đội 155 ly, và một liên đội 175 ly gồm 3 khẩu để tác xạ tăng cường cho Lữ Đoàn 3 Nhảy dù gồm các Tiểu đoàn 2,5, và 6 Nhảy dù đóng từ Khánh Dương tức cửa ngỏ vào tỉnh Ban Mê Thuột chạy dài đến phía Bắc của Trung tâm Huấn luyện Lam Sơn. C̣n Tiểu đoàn tôi yễm trợ trực tiếp cho các đơn vị tác chiến thuộc Lữ Đoàn 3 Nhảy dù với gồm 18 khẩu đại bác 105 ly kiểu M102 kích ṇng bắn cực nhanh mà chính pháo binh Hoa Kỳ cũng không được trang bị, v́ chỉ dành riêng cho Pháo binh Nhảy Dù Việt Nam Cộng Ḥa là đơn vị duy nhất xử dụng loại vũ khí này cho thích hợp với đặc tính di động nhẹ. Sau khi Ban Mê Thuột thất thủ, toàn bộ các đơn vị đồn trú rút hết về Nam qua quốc lộ số 21, và bây giờ Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù phải một ḿnh ngăn chận các Sư đoàn 3 và 10, và một số đơn vị khác của cộng quân tại đây, tương quan lực lượng cở một chống mười làm tôi nhớ lại ngày nào Tiểu đoàn 11 Dù tử thủ Charlie tại Kontum, nay sẻ giống hệt như Lữ đoàn 3 Dù tại Khánh Dương. Cộng quân áp lực khắp nơi từ cả hai mặt đông và tây núi non hiểm trở, c̣n quốc lộ 21 th́ cộng sản không dám theo đường bộ tràn xuống, bộ binh và xe tăng của địch theo những đường ṃn trong rừng núi đánh ra đến đèo Phượng Hoàng (M’Rack) th́ bị chận lại, hàng trăm xác Việt cộng bị bỏ thây tại đây cùng với một xe tăng T54, t́nh h́nh chiến sự đè nặng lên vai bố già Lữ đoàn trưởng, Đại Tá Lê Văn Phát. Không ai bảo ai, mọi người đều biết t́nh h́nh này khó thể kéo dài nếu không có quân tiếp viện, suốt trong một tuần lễ và nhất là trong hai ngày 29 và 30 tháng 3 năm 1975, các đơn vị Lữ đoàn đụng độ liên tục với cộng quân, pháo binh Nhảy Dù cùng pháo binh cộng quân đấu pháo hầu như liên tục. Có lẻ tôi là một pháo thủ duy nhất lần đầu tiên được sử dụng toàn bộ hỏa lực của Trường Mẹ để yễm trợ chiến trường ác liệt cách Trường Pháo Binh không xa, tôi đă gọi bắn gần như liên tục ngày đêm các mục tiêu phản pháo hoặc tiêu hủy với đại bác 175 ly, và nhiều tuyến cản với đại bác 155 ly và 105 ly, ngoài các mục tiêu mà các Sĩ quan liên lạc từ các Tiểu đoàn Dù xin bắn, tôi c̣n phải chấm thêm nhiều tuyến cản để tác xạ. Cộng quân không pháo kích Bộ chỉ huy Lử Đoàn mà chỉ đánh các Tiểu đoàn Dù bằng pháo kích với pháo binh và xe tăng xong rồi bộ binh xung phong theo chiến thuật cổ điển tiền pháo hậu xung, Không Quân của ta từ phi trường Thành Sơn lên yễm trợ cũng không được hữu hiệu lắm đối với các chiến trường xé lẻ và tiếp cận hàng chục thước như thế này.
Đến tảng sáng ngày 31/3/1975 th́ toàn thể các đơn vị tác chiến kể cả các pháo đội Pháo binh Dù bị tràn ngập, và trước khi rút đi đă phá hủy hết đại bác. Không hiểu sao Trường Pháo Binh nghe được và tự động ngưng tác xạ, tôi gọi măi để chuẩn bị nếu các đơn vị bạn yêu cầu th́ bắn ngay trên đầu cùng chết với địch tức là đồng ư quy tận, nhưng không có một đài nào trả lời hết. Độ nửa tiếng sau tôi nghe tiếng động cơ nổ liên tục tại Trường Pháo Binh mà sau cùng là tiếng xích sắt của các khẩu pháo 175 ly. Có lẽ Trường Pháo Binh đă nhận lệnh di tăn từ ở đâu đâu trước đây nên tự động tan hàng, kế đến là Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân Dục Mỹ nằm sát bên cũng tự động rút đi, và sau cùng là Trung Tâm Huấn Luyện Lam Sơn. Một số các đơn vị thuộc Lữ đoàn 3 Nhảy dù hiện đang im lặng vô tuyến rời bỏ vị trí, chỉ biết là hầu hết bị địch tràn ngập, không một Đề lô nào cũng như Sĩ quan liên lạc pháo binh lên máy, mà có liên lạc được giờ phút này cũng không c̣n hỏa lực pháo binh yễm trợ nửa. Bộ Chỉ huy Lữ đoàn 3 Dù ra lệnh rút và Bộ chỉ huy Tiểu đoàn 2 Pháo binh Dù phải di tản theo về Đèo Rù Ŕ, độ một tiếng sau là gở toàn bộ căn cứ di tản ra khỏi phi trường Dục Mỹ, tôi được lệnh ở lại căn cứ với một máy truyền tin PRC 25, một tài xế, và một chiếc xe Dodge. Trung Tá Trần Đăng Khôi, Lữ Đoàn Phó dặn tôi cứ ở tại phi trường chờ ông bay trực thăng quan sát xong sẻ quay trở lại bốc tôi đi, việc để lại tài xế với chiếc xe Dodge này mang ư nghỉa nếu ông không về đón th́ tôi sẻ cùng đệ tử chạy về Đèo Rù Ŕ t́m Lữ đoàn. Giờ này th́ cả huấn khu rộng lớn và phi trường Dục Mỹ chỉ c̣n có một ḿnh tôi và người đệ tử. Tôi nh́n về hướng Tây Bắc nơi h́nh Núi Vọng Phu vươn lên trên bầu trời nhạt nắng mai, người chinh phụ cùng đứa con hóa đá kia đă bao năm sắt son đứng đợi chồng về vẫn c̣n đứng đó, và ở dưới chân Bà, nhiều thế hệ sau đang viết tiếp một chương bi thảm của những người đi chinh chiến không về, lịch sử là một sự lặp lại không ngừng. Trong niềm đau thương u uất đó, tôi mong nghe có tiếng gọi của đồng đội tôi thuộc bất cứ đơn vị nào t́m đường ra quốc lộ, tôi sẻ hướng dẩn như đă làm trong quá khứ, nhưng không thấy ai lên tiếng. Gần một tiếng rồi không thấy trực thăng của Trung tá Khôi bay về, tôi mở các tần số gọi liên tục, vô vọng, kể cả tiếng Trung tá Khôi cũng không thấy trả lời. Tôi lên xe bảo người tài xế mở máy trực chỉ về Nha Trang.
Dọc đường, đồng bào bằng đủ mọi phương tiện xe đ̣, honda, xe ḅ, kể cả đi bộ, có người trên vai gánh cái gia tài vô giá là hai người con nhỏ ngồi hai đầu, họ cũng xuôi Nam theo chân quân đội quốc gia, họ đi theo đường quân đội rút, để t́m tự do. Để phục vụ cho âm mưu phản chiến, bọn phóng viên khốn nạn nước ngoài chỉ giỏi loan báo những tin thất thiệt xuyên tạc cuộc chiến tranh tự vệ của quân dân miền Nam, chúng không bao giờ có th́ giờ t́m hiểu tại sao những người dân lành lánh nạn cộng sản, tại sao đồng bào tôi lại theo chân quân đội quốc gia về miền đất hứa bằng đôi chân tự do như thế này. Xế trưa th́ tôi về đến Đèo Rù Ŕ gần Nha Trang gặp lại Tiểu đoàn, tôi tŕnh với Thiếu Tá Triệu là không nghe bất cứ đài nào gọi. Độ nửa tiếng sau, Trung Tá Khôi cũng bay về, ông hỏi tôi sao không đợi, tôi trả lời cả một huấn khu to lớn như thế rút hết, chỉ c̣n hai thầy tṛ tôi và không liên lạc được ai nửa nên phải về đây. Lúc này tôi cũng không rỏ Lữ đoàn sẻ đi đâu, vào Nha Trang hay về Saigon theo đường bộ. Sau đó th́ có lệnh rút về quân cảng Cam Ranh. Về đến cổng quân cảng th́ cả một rừng quân xa của nhiều binh chủng và dân xa đủ loại đă bít kín hết cổng ra vào, xe cộ đậu dài cả chục cây số. Những người lính quân cảnh gác cảng chỉ biết lắc đầu nói không có tàu, t́nh cảnh này mà mở cổng th́ có trời cũng không cản nổi cảnh hổn loạn.
Lúc gần chiều th́ Đại Tá Phát Lữ đoàn trưởng quyết định rút về Phan Rang theo đường bộ, khi đoàn xe của Lử đoàn trở đầu ra khỏi quân cảng th́ toàn thể rừng xe cộ kia cũng tự động nối đuôi, cặp bên hông là xe gắn máy của đồng bào, hàng ngàn xe cộ, dân xa, chiến xa, đại bác, và quân xa của một phần Quân khu 2 đông cở chục ngàn người theo sau đoàn quân Mũ Đỏ cở trên một trăm người mở đường tiến về Nam. Giửa cái khung cảnh bi hùng như thế, tôi có căm tưởng giống hệt như ngày xưa ông Môi Sen dẩn dân Do Thái vượt qua Biển Đỏ t́m về miền đất hứa lánh nạn quân Ai Cập. Xe chạy khá chậm để phía sau theo kịp, thỉnh thoảng phải dừng lại để quan sát ḍ đường. Mổi lần ngừng lại, chúng tôi năn nỉ đồng bào đừng chạy xe gắn máy cặp sát xe chúng tôi, lở bị phục kích th́ bị chết oan, nhưng đồng bào cương quyết nói “Nhảy dù đi đâu chúng tôi đi theo, có chết chúng tôi cũng chịu”, đành phải để cho bà con chạy theo như thế. Trong đời lính, nếu các bạn đă từng nghe được chính miệng những người dân lành vô tội đă đặt hết sinh mạng và tài sản vào tay quân đội quốc gia trong giờ phút tuyệt vọng như thế này, mới thấy được sự hy sinh của người lính chúng ta không phải vô ích. Ngồi trên xe, nhớ lại ngày mồng 2 Tết năm 1973, tôi đi đề lô cho Tiểu đoàn 2 Nhảy dù của Thiếu Tá Nguyễn Đ́nh Ngọc, có Đại đội 1 Hắc Báo là một đại đội bộ binh nổi tiếng nhất của Sư đoàn 1 Bộ binh do một viên Thiếu Tá làm Đại đội trưởng tăng cường đi chiếm lại làng An Lỗ nằm sát ngay quốc lộ số1 Thừa Thiên, Việt cộng vi phạm Hiệp định Paris, dành dân lấn đất, chúng đă lợi dụng ngưng bắn, chiếm trọn làng này, và dùng đồng bào làm bia đở đạn. Tôn trọng lệnh ngưng bắn, chúng tôi không sử dụng pháo binh để yễm trợ, Hắc Báo làm trừ bị, Nhảy Dù dàn hàng ngang làm nổ lực chính, cẩn thận chiếm lại từng ngôi nhà với lệnh cố gắng tối đa bằng mọi giá không làm thiệt hại đến tính mạng và nhà cửa của đồng bào, chiếm đến đâu giao cho Hắc Báo giử đến đó. Khi chiếm lại toàn bộ xă, bắt sống cũng như hạ tại chổ nhiều địch quân, nhà cửa của đồng bào hầu như c̣n nguyên vẹn, không một người lính Dù và đồng bào nào bị tử thương, c̣n hơn là phép lạ.
Đến Du Long th́ trời đă tối, nh́n lại phía sau, cả chục cây số đèn pha sáng trưng, nguyên một góc trời đèn xe như một con giao long đang uốn khúc, sáng long lanh trong đêm hoa đăng bi thảm, đêm nay đồng bào Khánh Ḥa bỏ phiếu cho tự do, không cần biết về đâu miễn quân đội quốc gia đi đâu th́ đồng bào đi theo đến đó. Cũng may, không một tiếng súng nào nổ thêm trong đêm này và toàn bộ đoàn quân dân về đến Phan Rang b́nh an vô sự.
Xe của Nhảy dù chạy đi đâu th́ đoàn xe khổng lồ phía sau cũng nối đuôi, đến khoảng 3 giờ sáng ngày 01/4/1975 th́ vào đến Phan Rang, xe chạy ra sát biển th́ dừng lại, c̣n đoàn xe đă tháp tùng chúng tôi th́ tiếp tục cuộc hành tŕnh vô Nam và đến Phan Thiết trong ngày hôm đó. Lử đoàn 3 Dù nhận được lệnh mới vào phi trường Thành Sơn nay do Bộ Tư lệnh Sư đoàn 6 Không Quân với con phượng hoàng Phan Rang, một vị tướng mặt trận, Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang trấn nhậm, c̣n vị Tỉnh trưởng Phan Rang, Đại Tá Trần Văn Tự th́ đang tá túc trong phi trường đến ngày 07/4/1975 mới trở về nhiệm sở. Sáng hôm sau ngày 02/4/1975, một trung đội thuộc đại đội chỉ huy của Lữ đoàn 3 Dù do một Trung sỉ hướng dẩn đi theo một viên Đại Úy Địa Phương Quân, vị này nguyên là Trưởng Ban 2 quận châu thành Phan Rang nay được đề cử giử chức tân Quận Trưởng và được Nhảy Dù hộ tống đi trấn an dân chúng. Tôi được lệnh đi theo với nhiệm vụ chính là t́m đại bác 105 ly nào của ta bỏ lại c̣n sử dụng được th́ sẻ kéo về pḥng thủ phi trường, nhưng tất cả đại bác kể cả 155ly đều bị phá ṇng để lở rơi vào tay địch th́ không sử dụng được. Tại tiểu khu Ninh Thuận, tôi đă gặp người thay thế ông Tỉnh đang tá túc ở trong phi trường là vị Trung Tá Tiểu khu phó, đang liên lạc bằng tiếng Anh với một chiếc trực thăng bay ṿng ṿng trên đầu nghe nói là của một cựu cố vấn Mỹ đang hỏi thăm t́nh h́nh. Trong lúc chờ đợi, tôi đi ṿng ṿng quanh tỉnh th́ gặp một toán Thám Sát Tỉnh (tiếng Anh là Province Recon Unit gọi tắt là PRU), anh em này nhận ra tôi là cựu huấn luyện viên CT tiền thân của PRU, tay bắt mặt mừng, anh em cho biết t́nh h́nh trong tỉnh vẫn tương đối yên ổn tuy có vài vụ cướp bóc, c̣n Việt cộng th́ chưa vào được thành phố. Tôi nói Nhảy Dù về giử Phan Rang, nếu thuận tiện anh em thông báo cho dân chúng biết. Xong tôi từ giả và tiếp tục đi theo xe của trung đội Nhảy Dù chạy ṿng quanh thị xả t́m súng đại bác, rồi ra đến ngoại ô, đến nơi đâu viên Đại úy Quận Trưởng đều bắc loa nói Nhảy Dù đă về Phan Rang xin bà con trở lại sinh hoạt b́nh thường. Chỉ trong ṿng một buổi sáng, đă thấy sinh khí có vẽ đă trở lại với Phan Rang, vùng đất mà từ nay đă trở thành địa đầu giới tuyến, nhưng tôi vẫn không t́m được khẩu đại bác nào c̣n nguyên vẹn, pháo binh quyết định chiến trường, không có pháo th́ việc pḥng thủ phi trường càng thêm khó khăn.
Tại cửa biển Phan Rang, sát một làng chài lưới, đồng bào báo cáo có một bọn cướp có súng, lợi dụng t́nh h́nh sôi động đă cướp bóc nhũng hại dân lành cả tháng nay, hiện bọn này đang nằm ở nhà, xin quân đội đi bắt, viên Đại Úy không c̣n quân này xin Nhảy Dù đi bắt cướp, tôi đề nghị viên Trung sĩ Trưởng toán Nhảy Dù cho đi, và đă bắt được hai tên cướp này thật dễ dàng, rồi trói lại rồi đưa ra ngay cửa biển nơi có chiếc ghe của gia đ́nh tên chánh đảng cướp đang neo tại bến. Bà con nghe tin kéo đến thật đông, viên Đại Úy hỏi ư kiến bà con xử trí như thế nào, mọi người đều hô to xử tử, nhanh như chớp viên Đại Úy Quận Trưởng lập tức giơ M16 nhắm vào tên chánh đảng đang quỳ cách đó khoảng chục thước và bắn ba phát, tên chánh đảng vừa giảy chết th́ chiếc ghe kia cũng mở máy chạy. C̣n lại tên thứ hai th́ có một vị bô lảo nói là con và xin tha, v́ con ông chỉ là đồng bọn bị ép buộc, nay dân chúng cũng xin bảo lănh tha tội chết, tôi cũng nói thêm vào xin Đại Úy tha cho nó, và thật giống như là xi nê, tên này được viên Quận Trưởng cởi trói và tha tại chổ giống như “not guilty” tại phiên ṭa xử vô tội tại Mỹ. Chuyện này về sau xem phim Hồng Kông, tôi có ư nghỉ ngộ nghĩnh là Nhảy Dù dẫn Bao Công đi xử án tại Phan Rang.



Về đến Tiểu đoàn, tôi báo cáo mọi chuyện, Thiếu Tá Triệu cắt tôi tiếp tục làm Sĩ quan liên lạc Lữ Đoàn đặt cạnh Bộ chỉ huy hành quân chiến cuộc của Không Quân, và nhờ phương tiện liên lạc tốt của Không Quân, tôi đă liên lạc được Hải pháo Hoa Kỳ ngoài khơi hải phận Việt Nam qua một sĩ quan liên lạc hải pháo người Việt. Tôi tŕnh bày mọi việc và yêu cầu yễm trợ hải pháo khi đụng trận, v́ hiện nay chúng tôi không c̣n pháo binh, họ chấp thuận yêu cầu trên nguyên tắc, nhưng sau đó đă lờ đi v́ Hoa Kỳ vĩnh viễn phủi tay với người bạn đồng minh. Ngày 9/4/1975 đă diễn ra một cuộc bốc quân cuối cùng và vĩ đại nhất của Không Quân Việt Nam Cộng Ḥa, Không đoàn 72 chiến thuật của Trung tá Lê Văn Bút đă dùng 40 trực thăng UH1B cộng với 12 trực thăng vơ trang, và 8 chiếc trực thăng Chinook từ phi trường Biên Ḥa ra bay ngược về Khánh Dương bốc “một slick duy nhất” được gần hết các quân nhân Lử Doàn 3 bị thất lạc gần 600 người mà đa số là Tiểu đoàn 5 Nhảy dù của Trung Tá Bùi Quyền và một số anh em Tiểu đoàn 2 và Tiểu đoàn 6 Dù, c̣n riêng các pháo đội Nhảy dù th́ sau này có người t́m ra được quốc lộ và cuối cùng về đến đơn vị chỉ được vài người, c̣n lại ngoài số bị tử trận, một số bị bắt làm tù binh như Đại úy Nguyễn Thái Chân hàng chục năm sau mới được trả tự do. Vài ngày sau, khi toàn bộ Lữ đoàn 2 Dù ra thay Lữ đoàn 3 xong, và Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi ra làm tư lệnh mặt trận Phan Rang, th́ Tiểu đoàn tôi được lệnh trở về hậu cứ Nguyễn Huệ để bổ xung lực lượng sau gần 3 năm tham chiến tại miền Trung.
Qua cửa phi cơ nh́n xuống Phan Rang, quốc lộ số 1 với những hàng dừa ngút ngàn chạy song song với biển Thái B́nh Dương, tôi c̣n h́nh dung được hơn một tuần trước, ở phía dưới kia đă diễn ra một đêm hoa đăng bi thảm soi đường cho một cuộc di tản trong ṿng trật tự, v́ tự do, v́ đồng bào, chúng tôi đă ngồi dậy, và cầm súng tiếp tục chiến đấu.
“Night of the Flowered Lanterns” [Đêm Hoa Đăng Bi Thảm]
By Nguyen Van Lap [Nguyễn Văn Lập]
wonderful_is_offline   Reply With Quote
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	! +++unnamed.gif
Views:	0
Size:	53.7 KB
ID:	1738090 Click image for larger version

Name:	! ++++unnamed.jpg
Views:	0
Size:	78.0 KB
ID:	1738091
The Following 3 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
hoanglan22 (05-18-2021), hoathienly19 (02-08-2021), huudangdo1 (02-08-2021)
Old 02-08-2021   #658
wonderful
R8 Vơ Lâm Chí Tôn
 
Join Date: Jun 2011
Posts: 17,288
Thanks: 18,988
Thanked 64,869 Times in 16,419 Posts
Mentioned: 126 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 4457 Post(s)
Rep Power: 58
wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11
wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11
Default

Xuân nhớ bạn!

Ngoài trời mưa xuân đến sớm nhưng sao buốt lạnh quá chừng, khiến cho ta thêm buồn rầu trong bóng tối một tết tha hương. Dường như có ai đang hát ru Những T́nh Khúc Chiến Trường giúp ta nhắp một chút men nồng để thấy lại ngày xưa, để ta d́u ta trở về trong kỷ niệm buồn vui của đời lính với những tết không bao giờ quên được dù nay bạn bè người c̣n kẻ mất, trong đó có rất nhiều anh em đă gục chết ngay giữa tuổi thanh xuân mộng thắm tràn đầy.

Giữa đồi sương và gió
T́nh cờ ta ghé qua
Ngu ngơ nh́n ngọn cỏ
Quanh mộ đời phôi pha

Giun dế đọc giùm ta.
Tên một loài dễ vỡ
Chim một bầy gọi nhỏ
Tên một loài hư vô

Người ôm bờ huyệt lạnh
Ngủ cùng đất ngàn năm
Ta ôm đời lẽ bạn
Mang mang sầu quanh quanh…
(Chinh Yên một chiều viếng mộ bạn)

wonderful_is_offline   Reply With Quote
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	! !!!unnamed.jpg
Views:	0
Size:	275.0 KB
ID:	1738113
The Following 3 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
hoanglan22 (05-18-2021), hoathienly19 (02-10-2021), huudangdo1 (02-08-2021)
Old 02-10-2021   #659
hoathienly19
R4 Cao Thủ Vơ Lâm
 
Join Date: Sep 2020
Posts: 967
Thanks: 1,791
Thanked 1,257 Times in 569 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 23 Post(s)
Rep Power: 6
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
Default TẾT VỀ LẠI NHỚ NHỮNG TẾT THA PHƯƠNG CỦA ĐỜI LÍNH TRẬN VNCH !



TẾT VỀ LẠI NHỚ NHỮNG TẾT THA PHƯƠNG CỦA ĐỜI LÍNH TRẬN VNCH !




Chợt nhớ xuân nào trên chiến địa,

Tao mày hiu hắt đón xuân chơi

Một thằng bộ binh đời như bỏ

Một đứa nhảy dù cũng tả tơi..






Bốn câu thơ củ mới đó mà đă mấy mươi mùa thương nhớ, càng khiến cho người lính già thêm trơ trọi lạc lơng, giữa tối ba mươi lạnh lẽo nơi chón quê người..

Trong quán khách bên đường, ta một ḿnh sóng đôi với ngọn đèn hiu hắt, qua đêm lại một năm buồn. Rượu chưa nhắp mà môi dă muốn cay sè, ngoài trời con chim kỹ niệm vẫn như thiết tha giục giă dù khói lửa đă ngưng trên chiến địa, bạn bè cũng không c̣n quan hà cạn chén ly bôi, sau những tiếng tỳ bà nhặt khoan nức nỡ.

Tan tác, chia xa giờ đây chúng ta đang lang thang như mây chiều, sau những năm tháng đă giốc ngược đời ḿnh cho quê hương.

Lính là thế đó, buồn nhiều vui ít với một chút nhun nhén t́nh cờ bắt gặp, trên các nẽo đường hành quân vô định, qua dăm ba ngày Tết dưỡng quân hay canh giặc chốn tiền đồn lẽ loi ngoài quan tái.

Ai đă từng là lính mới căm thông cho lính, sống thật cô đơn lếch thếch và chết cũng rất hiu hắt ngậm ngùi. Thời gian và không gian đời lính cũng chẳng qua chỉ là một cái mốc vô t́nh để biết ta hiện hửu. Nhưng thôi tiếc làm ǵ ai biểu ta sinh ra làm trai hùng đất Việt ? nên phải chấp nhận kiếp lính :

“ Ôm yên gối trống đă chồn, nằm vùng cát trắng ngủ cồn rêu xanh “ để rồi thui thủi

- “ Đêm từng đêm ngó mông lung, ôm cây súng lạnh hát rừng mà nghe “..

Gần mười ba năm lính tết nào cũng tết tha hương, xuân ở đâu cũng xuân lữ thứ.

Đêm trừ tịch giữa tối ba mươi cái khoảnh khắc năm củ sắp tàn, khi mà mọi nhà chặt then kín cửa, để sửa soạn đón giao thừa trong niềm hạnh phúc của gia đ́nh, th́ lính cũng đón chào năm mới trong chiếc hầm trốn đạn hay mái cḥi canh giặc đen tối lạnh băng.

Nhớ từ đâu bổng kéo tới, vây kín cái không gian nhỏ hẹp này. Ngoài trời mưa xuân đến sớm nhưng sao buốt lạnh quá chừng,khiến cho ta thêm buồn rầu trong bóng tối một tết tha hương.

Dường như có ai đang hát ru một khúc t́nh ca của lính, nhắp một chút men nồng để thấy lại ngày xưa, để ta d́u ta trở về những mùa xuân củ, những tết không bao giờ quên được trong cuộc đời






1 - TẾT LÍNH ĐẦU TIÊN TRÊN RỪNG NÚI MIỀN TÂY BẮC B̀NH THUẬN :







Ma Lâm xưa nay vẫn là cửa ngỏ để nhập vào vùng tây bắc B́nh Thuận hùng vĩ và đầy huyền thoại. Ma Lâm là thủ phủ của quận Thiện Giáo, nằm giữa châu thổ ph́ nhiêu của con sông Cả (Quao) phát nguyên tại Di Linh và ra biển Đông tại cửa Phú Hài.

Quốc lộ 12 hay c̣n gọi là Liên tỉnh lộ 8 chạy ngang qua đây, được hoàn thành ngày 1-10-1914 từ Phan Thiết đi Di Linh. Đây là biên địa cuối cùng của Vương quốc Chiêm Thành trước khi mất nước vào năm 1693, nên có nhiều người Chàm và Thượng Ba Phủ sống tại các xă Ma Lâm Chàm, Phú Nhiêu, Sông Trao, Trịnh Ḥa, Tịnh Mỹ.

Tuy những địa danh như Rừng Đú, Mang Tố, Làng Chăo, Vũng Dao.. và các câu chuyện xưa về người Chàm trên mănh đất B́nh Thuận, theo thời gian tan biến vào cát bụi nhưng vẫn muôn đời vẫn c̣n là huyền thoại đẹp của một thời vang bóng.

V́ địa thế hiểm trở lại thêm chinh chiến triền miền nên quốc lộ gần như bị bỏ hoang, cũng như hầu hết miền tây bắc bi quên lăng, để mặc cho người Thượng tha hồ đốt rừng bừa bải làm rẫy, dù vùng này nếu ruộng đất được khai thác, cũng đủ cung ứng nhu cầu lúa gạo cho nhiều người trong tỉnh.

Gần Tết Nguyên Đán năm 1964,
chúng tôi gồm mười lăm đứa măn khóa từ Sài G̣n bổ sung cho Trung Đoàn 43 biệt lập, lúc đó do Thiếu Tá Vơ văn Cảnh (sau lên chuẩn tướng là tư lệnh Sư đoàn 23 bộ binh năm 1972), làm Trung Đoàn Trưởng kiêm Biệt Khu Trương Biệt Khu B́nh Lâm, trách nhiệm ba tỉnh B́nh Tuy-B́nh Thuận-Lâm Đồng.

Bộ chỉ huy biệt khu đóng tại quân Di Linh với Đại đội Trọng Pháo của Đại Uư Ngô Tất Tống và Tiểu đoàn 3/43 của Đại Uư Công.

Riêng Tiểu đoàn 1/43 của Đại Uư Ngô văn Diệp (tử trận năm 1965 tại Trảng Bàng) và Tiểu đoàn 2/43 của Đại Úy Hai, th́ hành quân thường trực tại B́nh Tuy-Phan Thiết.






Ngày đầu tiên về đơn vị lại là ngày cuối năm, nên khi xe lủa tới Đà Lạt vào buổi chiều cũng là lúc thiên hạ đang rộn rịp chuẩn bị đón giao thừa. Cao nguyên Lâm Viên mùa Tết, nên trời rét căm căm. Bọn chúng tôi đều sinh trưởng tại miền biển và đồng bằng sông Cửu Long, nên chịu không thấu với cái lạnh cát da tím thịt nơi chốn biên tái, trong bộ đồ trận mỏng manh, qua đêm đầu tiên tại nhà văng lai của Tiểu Khu Tuyên Đức.

Viết sao cho hết nổi buồn rầu của bọn lính xa nhà trong đêm trừ tịch ? dù tết Đà Lạt thật tuyệt vời, khiến ta cứ ngỡ như ḿnh đang lạc lối đào nguyên giữa hoa và người đẹp, cả hai sắc hương dường như đang cùng với mây trời ngạt ngào trong sương giá.

Đà Lạt đêm xuân thú vui không kể xiết, khắp phường phố thiên hạ quần áo là lượt hạnh phúc, gắn bó từng cặp, từng đôi trong muôn màu đam mê rực rỡ nhưng với bọn lính mới đầu đời, Đà Lạt lại vô t́nh hờ hửng. Bởi vậy mười mấy đứa đều mong mau sáng, để sớm trả lại cái thiên đường hạnh phúc mà trời trót dành cho những giai nhân tài tử.

Rồi th́ chia tay, dăm đứa gọi là kém may mắn khi về Tiểu đoàn 3/43 gần mặt trời. Số c̣n lại bổ sung cho Tiểu đoàn 1 và 2/43.

Một cuộc hành quân mở ra vào ngày mùng ba tết nguyên đán, mục đich khai thông quốc lộ 12, đưa lính mới và quân trang quân dụng bổ sung cho hai đơn vị tại B́nh Thuận. Nhờ vậy mới có dịp hưởng được một cái tết núi rừng vui nhộn với người Koho quanh bếp lửa hồng.






Bộ tộc Koho sống đông đảo tại cao nguyên nam Trung Phần, có nguồn gốc pha trộn từ nhiều sắc dân Chàm, Mă Lai, Indonesian và Chân Lạp.. gồm các bộ lạc Churu, Noang, Sre, Maa, Sil, Toa, Queyong, Lat, Nop, Kodiong, Nam.. chủ yếu sống tại các tỉnh Quảng Đức, Tuyên Đức, Lâm Đồng,B́nh Thuận, B́nh Tuy và Long Khánh.

Được vui Tết với người Koho là một thích thú tột cùng, v́ ngoài việc được ăn uống tự do, c̣n hưởng được t́nh người qua cử chỉ, một hành động đối với người Việt trong thời chinh chiến, hầu như đă mất mát hay nếu c̣n cũng chẳng qua là sự giả tạo hay lớp phấn hào nhoáng bên ngoài.

V́ lộ tŕnh bị bỏ hoang lâu ngày,không được sửa chữa và xử dụng nên khắp nơi đầy ổ voi ổ gà. Thêm vào đó là nhiều đèo cao với vô số khúc quanh co lên trời, xuống lủng. Do vậy đoàn xe di chuyển rất chậm v́ phải mở đường và tu bổ quan lộ, nên đêm đó phải đóng quân và cũng là dịp ngàn năm một thuở được chủ làng trong buôn Koho, tai thung lũng Klonodium sát đường mời ăn Tết.

Theo truyền thống, buổi lễ được tổ chức giữa sân nhà Hội Đồng. Tất cả đều là sự quyên góp chung từ củi đốt, trâu ḅ tới rượu cần.

Quang cảnh đêm Tết thật hấp dẫn với đống củi cao như núi đủ rực sáng suốt đêm, mấy trăm hủ rượu cần và ba con trâu cột sẳn quanh các hàng cộc được chạm trổ. Khắp nơi c̣n có những cây phướng, nêu và cờ xí càng tăng thêm nét đẹp và trang nghiêm trong ngày Tết.

Rồi lúc ráng chiều vừa khuất sau rặng núi Bà cao đen thăm thẳm đầy huyền bí, cũng là lúc chiêng trống nơi nhà Hội Đồng trổi dậy, thúc dục dồn dập như tiếng trống trận xua quân, kêu gọi mọi người trong Buôn tề tựu nơi bếp lửa hồng vừa cất cao ngọn.

Tiếng lửa lách tách nổ vui tai, cộng với tiếng người chuyện tṛ huyên náo. Nam nử, già trẻ vui Tết ăn mặc quần áo đẹp và mới nhất của họ, dù chỉ là thứ vải bâu thô thiển.






Ở đây hoa nhiều không đếm hết nhưng cũng không có hoa ǵ đẹp hơn hoa mai khiến đêm thêm ngát, làm cho lính đă ngây ngất bên ché rượu cần, lại càng ngẩn ngơ hóa bướm v́ tiếng hát ngây thơ hồn nhiên của các cô gái vùng cao.

Hỡi ôi kỷ niệm mấy chục năm qua rồi, mà sao trong hồn mỗi lần chợt nhớ, dường như lại muốn khựng khi tưởng tới vị chua chua của rượu cần và mú hương hoa núi rừng tây bắc.

Sáng tinh sương lính lại lên đường, không được như người Koho sung sướng tiếp tục cuộc vui Tết quanh các gia đ́nh, cho đến hết tháng giêng mới chấm dứt khi cả Buôn không c̣n rượu và thịt.:

“ Ớ chàng trai lính ơi,

đùng quên đêm nay bên vũ điệu Lam Tơi,

đôi ta t́nh cờ quen nhau ngắn ngũi

nhưng em nguyện chờ chàng trở về ..”


2 - NHỮNG NGÀY TIỀN ĐỒN Ở TÙNG NGHĨA, TUYÊN ĐỨC :


Sau hiệp định Genève 1954 chia đôi đất nước , một số người Thái sinh sống tại tỉnh Lai Châu đă từ bỏ thiên đàng xă nghĩa miền bắc, di cư vào Nam để t́m tự do và lập nghiệp tại xă Tùng Nghĩa, quận Đức Trọng, tỉnh Tuyên Đức, gần phi trường Liên Khương ngả ba Di Linh-Đà Lạt-Đơn Dương.

Thời tiền chiến, Hoàng Ly đă viết bộ tiểu thuyết trường thiên dă sử nổi tiếng :

- “ Lửa hận rừng xanh”,
hư cấu cuộc đời của Tù trường Đèo văn Lang, vua của người Thái đen Thái trắng sống ở miền tây bắc Lai Châu rộng lớn , từ Phong Thồ, Nậm Nà tới Mường Lay, Mường Tè, Bản Pháp.. xứ sở của hoa ban, loài hoa trắng mọc chênh vênh ven vách núi, mùa xuân nở trắng núi đồi xứ Thái.

“ Đón giao thừa một phiên gác đêm

chào xuân đến súng xa vang rền

Xác hoa tàn rơi trên bán súng..

ngỡ rằng pháo tung bay, nào ngờ hoa lá rơi”






Bài hát cũ của nhạc sỹ Nguyễn văn Đông mấy chục năm về trước, nay sao vẫn nhớ như niềm nhớ về một cái tết xa xưa rất t́nh cờ với đồng bào Thái Trắng, khi tiểu đoàn nằm tiền đồn, giữ an ninh ngoài ṿng đai Tùng Nghĩa.

Theo phong tục cổ truyền, hầu như tất cả các dân tộc thiểu số vùng thượng, trung Bắc Việt cũng như cao nguyên Trung Phần, hằng năm đều có nhiều lễ hội.

Người Thái cũng vậy nhưng quan trọng hơn hết đối với họ vẫn là Tết Nguyên Đán NEN BƯƠNG TIÊN, thường được tổ chức tiếp theo Lệ ăn cơm mới và uống rượu Kim Lao Mao, mừng trúng mùa, cũng như ngày Tết Thần Táo vào tối đêm 23 tháng chạp, cũng giống như người Việt, rất trọng thể khắp mọi nhà, mọi đ́nh làng với lễ vật gồm gà, xôi, rượu, vàng giấy và hoa quả.

Người Thái sống lâu năm trên đất Việt nên Tết Nguyên Đán gần giống người Kinh, nhất là từ khi họ di cư vào miền Nam. Đêm giao thừa, mọi người đều ăn mặc quần áo mới, sặc sở và diêm dúa nhất vẫn là các cô gái chưa chồng trong lễ hội “ Tung Cầu “ với thanh niên chưa vợ, để rồi sau đó từng cặp sóng sánh cười vui, qua cuộc t́nh đầu xuân vừa chớm nở.

“Chốn biên thuỳ này xuân tới chi, t́nh lính chiến khác chi bao người”
, nên đêm tiền đồn được vui ké với bản làng một cái tết vui nhộn từ đầu thôn tới cuối ấp, nơi nào cũng vang vang tiếng pháo, khiến người lính trẻ xa nhà chạnh ḷng để rơi nước mắt, khi nhớ về những ngày xuân củ, nhớ màu hoa cúc hoa mai, tết đến nở tṛn như mắt môi em một thời tuổi học :

- “ Tay anh gh́ nhẹ trên báng súng, cứ ngỡ cùng em sóng bước xuân



3 - ĐÊM CHỜ TÊT NGOÀI V̉NG ĐAI ÂP CÂY BÀI (CỦ CHI) :


Cuối năm 1964, toàn bộ Trung Đoàn 43 biệt lập từ Di Linh tăng phái hành quân cho khu 32 chiến thuật trách nhiệm tỉnh Hậu Nghĩa nhưng chủ yếu là tại quận Củ Chi bảo vệ an ninh cho các xă :

- B́nh Mỹ

- Tân Thạnh

- Trung An

- Phú Ḥa Đông

- Phước Vĩnh An

- Tân Phú Trung

- Tân Thông

- Nhuận Đức

- Trung Lập

- Phước Hiệp

- Thái Mỹ

- An Nhơn Tây

- Phú Mỹ Hưng và phố huyện Tân An Hội nằm trên quốc lộ 1từ Sài G̣n đi Tây Ninh.

Lúc đó, BCH Trung đoàn đóng tại Tân Thông, các tiểu đoàn 2 và 3/43 nằm tiền đồn khắp các xă xôi đậu.



Riêng Tiểu đoàn 1/43 được dưởng quân ba ngày Tết tại Quận, v́ đă lội suốt một năm khắp các chiến trường Phan Thiết, B́nh Tuy, Long Khánh, B́nh Dương, B́nh Long và Hậu Nghĩa.

Cũng v́ vậy, Ban 5 /TĐ đă soạn thảo nhiều chương tŕnh để lính và gia đ́nh vui một cái Tết đặc biệt tại hậu phương.

Ngày ba mươi tháng chạp đơn vị xuất tiền hành quân, công thêm tiền thưởng của Tỉnh và Trung Đoàn, giao cho Ban 4 ra chợ Củ Chi mua sắm gà, vịt, heo, ḅ, bánh trái và rượu đế Bà Điểm làm tiệc tất niên.

Lúc đó, đa số lính của TD là người Trung, nên trong dịp Tết chỉ có một số nhỏ có gia đ́nh tại Sài G̣n và vùng lân cận được phép miệng về thăm gia đ́nh, c̣n hầu như là ở lại với đơn vị.

V́ khỏi trực gác, nên lính tha hồ rong chơi khắp hàng quán, dù phố lỵ Củ Chi nhỏ xiú và buồn hiu, lưa thưa vài hàng quán và cái lồng chợ cũng bé bỏng khiêm nhượng.

Cũng may quận nằm trên quốc lộ 1, nên có rất nhiều xe đ̣ xuội ngược Sài G̣n-Trảng Bàng-Tây Ninh.. cũng như ngả rẽ tới Bầu Trai, Hiệp Ḥa, Đức Huệ..

Đứng bên đường,nh́n trộm những người đẹp ngồi trên xe, đang hối hả mua quà vật khi xe ngừng, hồn lính cũng cảm thấy phần nào vơi đi nổi nhớ nhà.

Ở đây mùa đông không lạnh lắm so với Phan Thiết nhưng gíó nhiều nên cũng tái tê se sắt. Bao nhiêu năm lính, lần đầu được vui một cái tết thị thành cũng thấy an ủi phần nào .

Nhưng Tết chưa tới, tiệc cũng c̣n đang sửa soạn, th́ lệnh hành quân khẩn cấp từ Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn ban xuống. Quân báo và an ninh Tiểu đoàn lái xe ruồng bố khắp nơi để gom lính, làm cho người Củ Chi ngạc nhiên tuá ra đường ḍm ngó, như thể họ đang xem hát tuồng.






Và rồi nửa giờ sau Tiểu đoàn 1/43 lại lên đường, lính chỉ mang theo súng đan và nước uống với nhiệm vụ giải toả Ấp Cây Bài vừa bị giặc lợi dụng lệnh hưu chiến, từ mật khu Hố Ḅ tràn vào chiếm Ấp và bắt đồng bào làm con tin đỡ đạn.

Quân ra đi như bóng ma đói, ai cũng phờ phạc buồn rầu thấy rơ, đầu gục xuống súng vác vai, bất kể đội h́nh kỹ luật, im lặng như hến. Thế là thêm năm nửa tàn mộng tết-xuân.






Bốn giờ rưỡi chiều ba mươi Tết Tiểu đoàn 1/43 đă có mặt ngoài ṿng đai Ấp, trong khi đó toàn bộ Trung Đoàn đều tham dự cuộc hành quân này và các đơn vị đang dần xiết ṿng vây.

Súng nổ khắp bốn hướng giữa ta và địch, từ trong Ấp cho tới Làng Paris Tân Qui, Bến Cỏ, Phú Ḥa, Ấp Nhà Việt.. chổ nào cũng có đụng lớn.

Riêng TD 1/43 án ngử ngay con đường tỉnh lộ dẫn vào Ấp, đường đă bỉ cày xới tan nát.

Ấp nằm trong tầm ngó nhưng mù mịt v́ bom đạn lửa khói và rừng cao su ngút ngàn che phủ. Cánh đồng lúa ven làng đang bắt đầu ươm hạt, mùi thơm sữa lúa theo gió thoang thoảng khắp nơi, mũi ṃng từng đàn đáp đậu trên da thịt, tha hồ xơi tái lính.

Trong cảnh buồn rầu thê thiết, ai cũng thẩn thờ quên đau v́ muỗi chích khi nghĩ tới đồng bào vô tôi đang nằm giữa dao thớt chiến tranh, trong khi các nơi khác mọi nhà đang rộn ríp náo nức đón xuân về.

Thời gian qua thật chậm, chiến trường vẫn sôi sục bom đạn.

C̣i thúc quân vang dậy dồn dập nhưng lính vẫn không tiến nổi v́ các khẩu súng cộng đồng của giặc từ các cao điểm trong Ấp bắn chận dữ dội,
khiến cho lính Tiểu đoàn 1/43 lần hồi rụng tă tơi như mấy cánh mai vàng trước gió xuân tơi tả, khi tiệc tất niên chưa kịp hưởng đă vội về với đất lạnh.

Thân phận của người lính trận VNCH là như vậy, làm sao mà không buồn không hận và không than trách cho kiếp đời hẵm hiu héo úa ?






Không thể làm ǵ hơn, nên Bộ Chỉ Huy hành quân đă xin Khu chiến thuật nhờ không quân can thiệp.

Màn đêm hững hờ buông rèm gói trọn vạn vật, chỉ c̣n nghe tiếng L19 và Khu trục cơ Skyraider vần vũ dội bom bắn phá mục tiêu. Xa xa về hường Sài G̣n, trời sáng hồng trong đêm tối, giờ này thiên hạ đang vui say chè chén nhảy nhót và hạnh phúc.

Nên chắc không ai hoài công nghĩ tới, lúc đó tại một thôn xóm hẻo lánh nghèo nàn, có không biết bao nhiêu người, dân cũng như lính, địch lẫn ta đang lặn lội trong bom đan, chỉ mong được phép lạ để sống c̣n.

Suốt đêm trừ tịch, máy bay liên tục dội bom, Ấp Cây Bài đắm ch́m trong biển lửa. Ngoài ŕa ấp Tiểu đoàn nằm chờ trời sáng ai cũng đói lạnh nên nhiều người mặc kệ lăn kềnh trên đất ngáy kḥ, bất kể cái chết kề cận.

Tờ mờ mồng một Tết, quân vào Ấp trong nổi thê lương tận tuyệt. Khắp nơi chỉ là nổi chết từ người tới trâu ḅ heo chó. Giặc đă chém vè bằng các đường giao thông hào, bỏ lại nhiều tử thi lơa lồ bất động.


Chiến tranh tàn nhẩn, oan nghiệt khiến suốt đời lính không quên được h́nh ảnh chết chóc
[/i][/color][/size][/b]của những người dân lành vô tội, giữa nhang đẻn bánh mứt.. chờ đón xuân về.






C̣n tiếp ,


hoathienly19_is_offline   Reply With Quote
The Following User Says Thank You to hoathienly19 For This Useful Post:
hoanglan22 (05-18-2021)
Old 02-10-2021   #660
hoathienly19
R4 Cao Thủ Vơ Lâm
 
Join Date: Sep 2020
Posts: 967
Thanks: 1,791
Thanked 1,257 Times in 569 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 23 Post(s)
Rep Power: 6
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
Default



TẾT VỀ LẠI NHỚ NHỮNG TẾT THA PHƯƠNG CỦA ĐỜI LÍNH TRẬN VNCH !




Chợt nhớ xuân nào trên chiến địa,

Tao mày hiu hắt đón xuân chơi

Một thằng bộ binh đời như bỏ

Một đứa nhảy dù cũng tả tơi..






Bốn câu thơ củ mới đó mà đă mấy mươi mùa thương nhớ, càng khiến cho người lính già thêm trơ trọi lạc lơng, giữa tối ba mươi lạnh lẽo nơi chón quê người..

Trong quán khách bên đường, ta một ḿnh sóng đôi với ngọn đèn hiu hắt, qua đêm lại một năm buồn. Rượu chưa nhắp mà môi dă muốn cay sè, ngoài trời con chim kỹ niệm vẫn như thiết tha giục giă dù khói lửa đă ngưng trên chiến địa, bạn bè cũng không c̣n quan hà cạn chén ly bôi, sau những tiếng tỳ bà nhặt khoan nức nỡ.

Tan tác, chia xa giờ đây chúng ta đang lang thang như mây chiều, sau những năm tháng đă giốc ngược đời ḿnh cho quê hương.

Lính là thế đó, buồn nhiều vui ít với một chút nhun nhén t́nh cờ bắt gặp, trên các nẽo đường hành quân vô định, qua dăm ba ngày Tết dưỡng quân hay canh giặc chốn tiền đồn lẽ loi ngoài quan tái.

Ai đă từng là lính mới căm thông cho lính, sống thật cô đơn lếch thếch và chết cũng rất hiu hắt ngậm ngùi. Thời gian và không gian đời lính cũng chẳng qua chỉ là một cái mốc vô t́nh để biết ta hiện hửu. Nhưng thôi tiếc làm ǵ ai biểu ta sinh ra làm trai hùng đất Việt ? nên phải chấp nhận kiếp lính :

“ Ôm yên gối trống đă chồn, nằm vùng cát trắng ngủ cồn rêu xanh “ để rồi thui thủi

- “ Đêm từng đêm ngó mông lung, ôm cây súng lạnh hát rừng mà nghe “..

Gần mười ba năm lính tết nào cũng tết tha hương, xuân ở đâu cũng xuân lữ thứ.

Đêm trừ tịch giữa tối ba mươi cái khoảnh khắc năm củ sắp tàn, khi mà mọi nhà chặt then kín cửa, để sửa soạn đón giao thừa trong niềm hạnh phúc của gia đ́nh, th́ lính cũng đón chào năm mới trong chiếc hầm trốn đạn hay mái cḥi canh giặc đen tối lạnh băng.

Nhớ từ đâu bổng kéo tới, vây kín cái không gian nhỏ hẹp này. Ngoài trời mưa xuân đến sớm nhưng sao buốt lạnh quá chừng,khiến cho ta thêm buồn rầu trong bóng tối một tết tha hương.

Dường như có ai đang hát ru một khúc t́nh ca của lính, nhắp một chút men nồng để thấy lại ngày xưa, để ta d́u ta trở về những mùa xuân củ, những tết không bao giờ quên được trong cuộc đời






1 - TẾT LÍNH ĐẦU TIÊN TRÊN RỪNG NÚI MIỀN TÂY BẮC B̀NH THUẬN :







Ma Lâm xưa nay vẫn là cửa ngỏ để nhập vào vùng tây bắc B́nh Thuận hùng vĩ và đầy huyền thoại. Ma Lâm là thủ phủ của quận Thiện Giáo, nằm giữa châu thổ ph́ nhiêu của con sông Cả (Quao) phát nguyên tại Di Linh và ra biển Đông tại cửa Phú Hài.

Quốc lộ 12 hay c̣n gọi là Liên tỉnh lộ 8 chạy ngang qua đây, được hoàn thành ngày 1-10-1914 từ Phan Thiết đi Di Linh. Đây là biên địa cuối cùng của Vương quốc Chiêm Thành trước khi mất nước vào năm 1693, nên có nhiều người Chàm và Thượng Ba Phủ sống tại các xă Ma Lâm Chàm, Phú Nhiêu, Sông Trao, Trịnh Ḥa, Tịnh Mỹ.

Tuy những địa danh như Rừng Đú, Mang Tố, Làng Chăo, Vũng Dao.. và các câu chuyện xưa về người Chàm trên mănh đất B́nh Thuận, theo thời gian tan biến vào cát bụi nhưng vẫn muôn đời vẫn c̣n là huyền thoại đẹp của một thời vang bóng.

V́ địa thế hiểm trở lại thêm chinh chiến triền miền nên quốc lộ gần như bị bỏ hoang, cũng như hầu hết miền tây bắc bi quên lăng, để mặc cho người Thượng tha hồ đốt rừng bừa bải làm rẫy, dù vùng này nếu ruộng đất được khai thác, cũng đủ cung ứng nhu cầu lúa gạo cho nhiều người trong tỉnh.

Gần Tết Nguyên Đán năm 1964,
chúng tôi gồm mười lăm đứa măn khóa từ Sài G̣n bổ sung cho Trung Đoàn 43 biệt lập, lúc đó do Thiếu Tá Vơ văn Cảnh (sau lên chuẩn tướng là tư lệnh Sư đoàn 23 bộ binh năm 1972), làm Trung Đoàn Trưởng kiêm Biệt Khu Trương Biệt Khu B́nh Lâm, trách nhiệm ba tỉnh B́nh Tuy-B́nh Thuận-Lâm Đồng.

Bộ chỉ huy biệt khu đóng tại quân Di Linh với Đại đội Trọng Pháo của Đại Uư Ngô Tất Tống và Tiểu đoàn 3/43 của Đại Uư Công.

Riêng Tiểu đoàn 1/43 của Đại Uư Ngô văn Diệp (tử trận năm 1965 tại Trảng Bàng) và Tiểu đoàn 2/43 của Đại Úy Hai, th́ hành quân thường trực tại B́nh Tuy-Phan Thiết.






Ngày đầu tiên về đơn vị lại là ngày cuối năm, nên khi xe lủa tới Đà Lạt vào buổi chiều cũng là lúc thiên hạ đang rộn rịp chuẩn bị đón giao thừa. Cao nguyên Lâm Viên mùa Tết, nên trời rét căm căm. Bọn chúng tôi đều sinh trưởng tại miền biển và đồng bằng sông Cửu Long, nên chịu không thấu với cái lạnh cát da tím thịt nơi chốn biên tái, trong bộ đồ trận mỏng manh, qua đêm đầu tiên tại nhà văng lai của Tiểu Khu Tuyên Đức.

Viết sao cho hết nổi buồn rầu của bọn lính xa nhà trong đêm trừ tịch ? dù tết Đà Lạt thật tuyệt vời, khiến ta cứ ngỡ như ḿnh đang lạc lối đào nguyên giữa hoa và người đẹp, cả hai sắc hương dường như đang cùng với mây trời ngạt ngào trong sương giá.

Đà Lạt đêm xuân thú vui không kể xiết, khắp phường phố thiên hạ quần áo là lượt hạnh phúc, gắn bó từng cặp, từng đôi trong muôn màu đam mê rực rỡ nhưng với bọn lính mới đầu đời, Đà Lạt lại vô t́nh hờ hửng. Bởi vậy mười mấy đứa đều mong mau sáng, để sớm trả lại cái thiên đường hạnh phúc mà trời trót dành cho những giai nhân tài tử.

Rồi th́ chia tay, dăm đứa gọi là kém may mắn khi về Tiểu đoàn 3/43 gần mặt trời. Số c̣n lại bổ sung cho Tiểu đoàn 1 và 2/43.

Một cuộc hành quân mở ra vào ngày mùng ba tết nguyên đán, mục đich khai thông quốc lộ 12, đưa lính mới và quân trang quân dụng bổ sung cho hai đơn vị tại B́nh Thuận. Nhờ vậy mới có dịp hưởng được một cái tết núi rừng vui nhộn với người Koho quanh bếp lửa hồng.






Bộ tộc Koho sống đông đảo tại cao nguyên nam Trung Phần, có nguồn gốc pha trộn từ nhiều sắc dân Chàm, Mă Lai, Indonesian và Chân Lạp.. gồm các bộ lạc Churu, Noang, Sre, Maa, Sil, Toa, Queyong, Lat, Nop, Kodiong, Nam.. chủ yếu sống tại các tỉnh Quảng Đức, Tuyên Đức, Lâm Đồng,B́nh Thuận, B́nh Tuy và Long Khánh.

Được vui Tết với người Koho là một thích thú tột cùng, v́ ngoài việc được ăn uống tự do, c̣n hưởng được t́nh người qua cử chỉ, một hành động đối với người Việt trong thời chinh chiến, hầu như đă mất mát hay nếu c̣n cũng chẳng qua là sự giả tạo hay lớp phấn hào nhoáng bên ngoài.

V́ lộ tŕnh bị bỏ hoang lâu ngày,không được sửa chữa và xử dụng nên khắp nơi đầy ổ voi ổ gà. Thêm vào đó là nhiều đèo cao với vô số khúc quanh co lên trời, xuống lủng. Do vậy đoàn xe di chuyển rất chậm v́ phải mở đường và tu bổ quan lộ, nên đêm đó phải đóng quân và cũng là dịp ngàn năm một thuở được chủ làng trong buôn Koho, tai thung lũng Klonodium sát đường mời ăn Tết.

Theo truyền thống, buổi lễ được tổ chức giữa sân nhà Hội Đồng. Tất cả đều là sự quyên góp chung từ củi đốt, trâu ḅ tới rượu cần.

Quang cảnh đêm Tết thật hấp dẫn với đống củi cao như núi đủ rực sáng suốt đêm, mấy trăm hủ rượu cần và ba con trâu cột sẳn quanh các hàng cộc được chạm trổ. Khắp nơi c̣n có những cây phướng, nêu và cờ xí càng tăng thêm nét đẹp và trang nghiêm trong ngày Tết.

Rồi lúc ráng chiều vừa khuất sau rặng núi Bà cao đen thăm thẳm đầy huyền bí, cũng là lúc chiêng trống nơi nhà Hội Đồng trổi dậy, thúc dục dồn dập như tiếng trống trận xua quân, kêu gọi mọi người trong Buôn tề tựu nơi bếp lửa hồng vừa cất cao ngọn.

Tiếng lửa lách tách nổ vui tai, cộng với tiếng người chuyện tṛ huyên náo. Nam nử, già trẻ vui Tết ăn mặc quần áo đẹp và mới nhất của họ, dù chỉ là thứ vải bâu thô thiển.






Ở đây hoa nhiều không đếm hết nhưng cũng không có hoa ǵ đẹp hơn hoa mai khiến đêm thêm ngát, làm cho lính đă ngây ngất bên ché rượu cần, lại càng ngẩn ngơ hóa bướm v́ tiếng hát ngây thơ hồn nhiên của các cô gái vùng cao.

Hỡi ôi kỷ niệm mấy chục năm qua rồi, mà sao trong hồn mỗi lần chợt nhớ, dường như lại muốn khựng khi tưởng tới vị chua chua của rượu cần và mú hương hoa núi rừng tây bắc.

Sáng tinh sương lính lại lên đường, không được như người Koho sung sướng tiếp tục cuộc vui Tết quanh các gia đ́nh, cho đến hết tháng giêng mới chấm dứt khi cả Buôn không c̣n rượu và thịt.:

“ Ớ chàng trai lính ơi,

đùng quên đêm nay bên vũ điệu Lam Tơi,

đôi ta t́nh cờ quen nhau ngắn ngũi

nhưng em nguyện chờ chàng trở về ..”


2 - NHỮNG NGÀY TIỀN ĐỒN Ở TÙNG NGHĨA, TUYÊN ĐỨC :


Sau hiệp định Genève 1954 chia đôi đất nước , một số người Thái sinh sống tại tỉnh Lai Châu đă từ bỏ thiên đàng xă nghĩa miền bắc, di cư vào Nam để t́m tự do và lập nghiệp tại xă Tùng Nghĩa, quận Đức Trọng, tỉnh Tuyên Đức, gần phi trường Liên Khương ngả ba Di Linh-Đà Lạt-Đơn Dương.

Thời tiền chiến, Hoàng Ly đă viết bộ tiểu thuyết trường thiên dă sử nổi tiếng :

- “ Lửa hận rừng xanh”,
hư cấu cuộc đời của Tù trường Đèo văn Lang, vua của người Thái đen Thái trắng sống ở miền tây bắc Lai Châu rộng lớn , từ Phong Thồ, Nậm Nà tới Mường Lay, Mường Tè, Bản Pháp.. xứ sở của hoa ban, loài hoa trắng mọc chênh vênh ven vách núi, mùa xuân nở trắng núi đồi xứ Thái.

“ Đón giao thừa một phiên gác đêm

chào xuân đến súng xa vang rền

Xác hoa tàn rơi trên bán súng..

ngỡ rằng pháo tung bay, nào ngờ hoa lá rơi”






Bài hát cũ của nhạc sỹ Nguyễn văn Đông mấy chục năm về trước, nay sao vẫn nhớ như niềm nhớ về một cái tết xa xưa rất t́nh cờ với đồng bào Thái Trắng, khi tiểu đoàn nằm tiền đồn, giữ an ninh ngoài ṿng đai Tùng Nghĩa.

Theo phong tục cổ truyền, hầu như tất cả các dân tộc thiểu số vùng thượng, trung Bắc Việt cũng như cao nguyên Trung Phần, hằng năm đều có nhiều lễ hội.

Người Thái cũng vậy nhưng quan trọng hơn hết đối với họ vẫn là Tết Nguyên Đán NEN BƯƠNG TIÊN, thường được tổ chức tiếp theo Lệ ăn cơm mới và uống rượu Kim Lao Mao, mừng trúng mùa, cũng như ngày Tết Thần Táo vào tối đêm 23 tháng chạp, cũng giống như người Việt, rất trọng thể khắp mọi nhà, mọi đ́nh làng với lễ vật gồm gà, xôi, rượu, vàng giấy và hoa quả.

Người Thái sống lâu năm trên đất Việt nên Tết Nguyên Đán gần giống người Kinh, nhất là từ khi họ di cư vào miền Nam. Đêm giao thừa, mọi người đều ăn mặc quần áo mới, sặc sở và diêm dúa nhất vẫn là các cô gái chưa chồng trong lễ hội “ Tung Cầu “ với thanh niên chưa vợ, để rồi sau đó từng cặp sóng sánh cười vui, qua cuộc t́nh đầu xuân vừa chớm nở.

“Chốn biên thuỳ này xuân tới chi, t́nh lính chiến khác chi bao người”
, nên đêm tiền đồn được vui ké với bản làng một cái tết vui nhộn từ đầu thôn tới cuối ấp, nơi nào cũng vang vang tiếng pháo, khiến người lính trẻ xa nhà chạnh ḷng để rơi nước mắt, khi nhớ về những ngày xuân củ, nhớ màu hoa cúc hoa mai, tết đến nở tṛn như mắt môi em một thời tuổi học :

- “ Tay anh gh́ nhẹ trên báng súng, cứ ngỡ cùng em sóng bước xuân



3 - ĐÊM CHỜ TÊT NGOÀI V̉NG ĐAI ÂP CÂY BÀI (CỦ CHI) :


Cuối năm 1964, toàn bộ Trung Đoàn 43 biệt lập từ Di Linh tăng phái hành quân cho khu 32 chiến thuật trách nhiệm tỉnh Hậu Nghĩa nhưng chủ yếu là tại quận Củ Chi bảo vệ an ninh cho các xă :

- B́nh Mỹ

- Tân Thạnh

- Trung An

- Phú Ḥa Đông

- Phước Vĩnh An

- Tân Phú Trung

- Tân Thông

- Nhuận Đức

- Trung Lập

- Phước Hiệp

- Thái Mỹ

- An Nhơn Tây

- Phú Mỹ Hưng và phố huyện Tân An Hội nằm trên quốc lộ 1từ Sài G̣n đi Tây Ninh.

Lúc đó, BCH Trung đoàn đóng tại Tân Thông, các tiểu đoàn 2 và 3/43 nằm tiền đồn khắp các xă xôi đậu.



Riêng Tiểu đoàn 1/43 được dưởng quân ba ngày Tết tại Quận, v́ đă lội suốt một năm khắp các chiến trường Phan Thiết, B́nh Tuy, Long Khánh, B́nh Dương, B́nh Long và Hậu Nghĩa.

Cũng v́ vậy, Ban 5 /TĐ đă soạn thảo nhiều chương tŕnh để lính và gia đ́nh vui một cái Tết đặc biệt tại hậu phương.

Ngày ba mươi tháng chạp đơn vị xuất tiền hành quân, công thêm tiền thưởng của Tỉnh và Trung Đoàn, giao cho Ban 4 ra chợ Củ Chi mua sắm gà, vịt, heo, ḅ, bánh trái và rượu đế Bà Điểm làm tiệc tất niên.

Lúc đó, đa số lính của TD là người Trung, nên trong dịp Tết chỉ có một số nhỏ có gia đ́nh tại Sài G̣n và vùng lân cận được phép miệng về thăm gia đ́nh, c̣n hầu như là ở lại với đơn vị.

V́ khỏi trực gác, nên lính tha hồ rong chơi khắp hàng quán, dù phố lỵ Củ Chi nhỏ xiú và buồn hiu, lưa thưa vài hàng quán và cái lồng chợ cũng bé bỏng khiêm nhượng.

Cũng may quận nằm trên quốc lộ 1, nên có rất nhiều xe đ̣ xuội ngược Sài G̣n-Trảng Bàng-Tây Ninh.. cũng như ngả rẽ tới Bầu Trai, Hiệp Ḥa, Đức Huệ..

Đứng bên đường,nh́n trộm những người đẹp ngồi trên xe, đang hối hả mua quà vật khi xe ngừng, hồn lính cũng cảm thấy phần nào vơi đi nổi nhớ nhà.

Ở đây mùa đông không lạnh lắm so với Phan Thiết nhưng gíó nhiều nên cũng tái tê se sắt. Bao nhiêu năm lính, lần đầu được vui một cái tết thị thành cũng thấy an ủi phần nào .

Nhưng Tết chưa tới, tiệc cũng c̣n đang sửa soạn, th́ lệnh hành quân khẩn cấp từ Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn ban xuống. Quân báo và an ninh Tiểu đoàn lái xe ruồng bố khắp nơi để gom lính, làm cho người Củ Chi ngạc nhiên tuá ra đường ḍm ngó, như thể họ đang xem hát tuồng.






Và rồi nửa giờ sau Tiểu đoàn 1/43 lại lên đường, lính chỉ mang theo súng đan và nước uống với nhiệm vụ giải toả Ấp Cây Bài vừa bị giặc lợi dụng lệnh hưu chiến, từ mật khu Hố Ḅ tràn vào chiếm Ấp và bắt đồng bào làm con tin đỡ đạn.

Quân ra đi như bóng ma đói, ai cũng phờ phạc buồn rầu thấy rơ, đầu gục xuống súng vác vai, bất kể đội h́nh kỹ luật, im lặng như hến. Thế là thêm năm nửa tàn mộng tết-xuân.






Bốn giờ rưỡi chiều ba mươi Tết Tiểu đoàn 1/43 đă có mặt ngoài ṿng đai Ấp, trong khi đó toàn bộ Trung Đoàn đều tham dự cuộc hành quân này và các đơn vị đang dần xiết ṿng vây.

Súng nổ khắp bốn hướng giữa ta và địch, từ trong Ấp cho tới Làng Paris Tân Qui, Bến Cỏ, Phú Ḥa, Ấp Nhà Việt.. chổ nào cũng có đụng lớn.

Riêng TD 1/43 án ngử ngay con đường tỉnh lộ dẫn vào Ấp, đường đă bỉ cày xới tan nát.

Ấp nằm trong tầm ngó nhưng mù mịt v́ bom đạn lửa khói và rừng cao su ngút ngàn che phủ. Cánh đồng lúa ven làng đang bắt đầu ươm hạt, mùi thơm sữa lúa theo gió thoang thoảng khắp nơi, mũi ṃng từng đàn đáp đậu trên da thịt, tha hồ xơi tái lính.

Trong cảnh buồn rầu thê thiết, ai cũng thẩn thờ quên đau v́ muỗi chích khi nghĩ tới đồng bào vô tôi đang nằm giữa dao thớt chiến tranh, trong khi các nơi khác mọi nhà đang rộn ríp náo nức đón xuân về.

Thời gian qua thật chậm, chiến trường vẫn sôi sục bom đạn.

C̣i thúc quân vang dậy dồn dập nhưng lính vẫn không tiến nổi v́ các khẩu súng cộng đồng của giặc từ các cao điểm trong Ấp bắn chận dữ dội,
khiến cho lính Tiểu đoàn 1/43 lần hồi rụng tă tơi như mấy cánh mai vàng trước gió xuân tơi tả, khi tiệc tất niên chưa kịp hưởng đă vội về với đất lạnh.

Thân phận của người lính trận VNCH là như vậy, làm sao mà không buồn không hận và không than trách cho kiếp đời hẵm hiu héo úa ?






Không thể làm ǵ hơn, nên Bộ Chỉ Huy hành quân đă xin Khu chiến thuật nhờ không quân can thiệp.

Màn đêm hững hờ buông rèm gói trọn vạn vật, chỉ c̣n nghe tiếng L19 và Khu trục cơ Skyraider vần vũ dội bom bắn phá mục tiêu. Xa xa về hường Sài G̣n, trời sáng hồng trong đêm tối, giờ này thiên hạ đang vui say chè chén nhảy nhót và hạnh phúc.

Nên chắc không ai hoài công nghĩ tới, lúc đó tại một thôn xóm hẻo lánh nghèo nàn, có không biết bao nhiêu người, dân cũng như lính, địch lẫn ta đang lặn lội trong bom đan, chỉ mong được phép lạ để sống c̣n.

Suốt đêm trừ tịch, máy bay liên tục dội bom, Ấp Cây Bài đắm ch́m trong biển lửa. Ngoài ŕa ấp Tiểu đoàn nằm chờ trời sáng ai cũng đói lạnh nên nhiều người mặc kệ lăn kềnh trên đất ngáy kḥ, bất kể cái chết kề cận.

Tờ mờ mồng một Tết, quân vào Ấp trong nổi thê lương tận tuyệt. Khắp nơi chỉ là nổi chết từ người tới trâu ḅ heo chó. Giặc đă chém vè bằng các đường giao thông hào, bỏ lại nhiều tử thi lơa lồ bất động.


Chiến tranh tàn nhẩn, oan nghiệt khiến suốt đời lính không quên được h́nh ảnh chết chóc
[/i][/color][/size][/b]của những người dân lành vô tội, giữa nhang đẻn bánh mứt.. chờ đón xuân về.






C̣n tiếp ,


hoathienly19_is_offline   Reply With Quote
The Following User Says Thank You to hoathienly19 For This Useful Post:
hoanglan22 (05-18-2021)
Reply
Page 33 of 37 « First 2329303132 33 34353637

User Tag List


Những Video hay hiện nay N1
Best Videos around the world today
Youtube Videos

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 12:58.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.18099 seconds with 13 queries