Hà Nội chính thức xin Mỹ và Quốc Tế hỗ trợ đuổi Trung Cộng ra khỏi Bãi Tư Chính
Ngày hôm nay, 19-7-2019, cách đây khoảng 5 tiếng, chính phủ Hà Nội chính thức gửi thư xin Mỹ hỗ trợ. Nội dung của thông báo như sau:
VIỆT NAM MONG MUỐN CÁC NƯỚC LIÊN QUAN, CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ CÙNG NỖ LỰC ĐÓNG GÓP NHẰM BẢO VỆ LỢI ÍCH CHUNG TẠI BIỂN ĐÔNG
Ảnh: Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam
Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị bình luận về phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 17/7/2019 liên quan đến diễn biến ở khu vực Biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh (19-7-2019) :
"Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.
Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam; tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực. Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục triển khai nhiều biện pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam.
Như đã khẳng định tại phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao ngày 16/7/2019, lập trường nhất quán của Việt Nam là kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 trước bất cứ hành vi nào xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển được xác định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.
Duy trì trật tự, hòa bình, an ninh ở khu vực Biển Đông là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực cũng như cộng đồng quốc tế. Do đó, Việt Nam mong muốn các nước liên quan và cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực đóng góp nhằm bảo vệ và duy trì lợi ích chung này".
Hai Lúa tui chỉ có đọc được tin này theo AP thôi, chứ ...đâu có nghe Trump hoặc Sawyer (7th Fleet) nói gì đâu cà ??
Ngoài ra Mỹ đâu có fải là thành viên UNCLOS mà nhảy vào can thiệp ? Sao CSVN 0 kêu gọi hơn 160 quốc gia thành viên khác liên quan mật thiết ??? Lực lượng hải quân mạnh nhất và gần nhất là Nhật hoặc Úc chắc đi uống sake và hát karaoke hết rồi chăng?
Hai nữa là tàu ngầm, vũ khí từng khoe khang là quân đội mạnh ở châu Á bỏ xó nào rồi ? À, thì ra là vậy: đã lỡ mua toàn đồ ve chai phế liệu 0, giờ đem ra thiên hạ cười thúi đầu ! I see...Nằm trong đặc quyền quản lý mà còn 0 bảo vệ được, thì nói gì đến chủ quyền của Trường Sa ??
Ngày 05 tháng Ba năm 2024, tàu hải cảnh Trung Quốc (TQ) đã “va chạm” với tàu tuần duyên của Philippines tại bãi Cỏ Mây ở biển Đông. Đây là lần đầu tiên lực lượng hải quân của 2 nước có một sự đụng chạm gây ra thương tích cho 4 quân nhân Philippines. Sự kiện này là kết quả tất nhiên mới nhất khi TQ ngày càng gia tăng sự hung hãn xâm chiếm lãnh hải ở biển Đông.
Thoạt đầu, TQ tự vẽ và tuyên bố lãnh hải thuộc về TQ vi phạm các quy định quốc tế về lãnh hải trong vùng biển Đông. Sau đó TQ tấn công Việt Nam chiếm lấy Trường Sa, đào cát biển để tạo ra các hòn đảo nhân tạo trong vùng biển thuộc về Việt Nam và Philippines. Khi đã nắm được đảng CSVN trong tay, TQ quay qua quấy nhiễu Philippines, vì đây là đất nước cuối cùng có thể ngăn chận giấc mơ bá chủ biển Đông của TQ. Khởi đầu là TQ đưa đội quân tàu đánh cá có vũ trang vơ vét khu vực biển Đông xung quanh Philippines, rồi tiến tới dùng lực lượng hải cảnh xua đuổi, ngăn chận tàu đánh cá Philippines, rồi tiến qua chặn đầu tàu hải quân Philippines gần bãi Cỏ Mây, và ngày nay là tạo ra sự cố tàu TQ và tàu Philippines đụng chạm nhau. Hiển nhiên, sự cố sẽ xảy ra trong tương lai là “xung đột vũ trang” giữa TQ và Philippines trên vùng biển này.
Philippines là đất nước của hàng ngàn đảo, không có biên giới trên đất liền, cho nên việc xác minh chủ quyền của bãi Cỏ Mây vô cùng quan trọng. Nếu Philippines không thành công bảo vệ bãi Cỏ Mây thì đảo nào sẽ là đảo kế tiếp mà Philippines sẽ mất về tay TQ? Mặc dù Philippines không đủ lực lượng quân sự để bảo vệ biên giới, tuy nhiên họ đã thành công trong việc sửa đổi lại hiệp ước quân sự với Mỹ, trong đó Mỹ cam kết sẽ bảo vệ Philippines nếu chiến tranh xảy ra trên lãnh thổ Philippines.
Hiệp ước quân sự mới giữa Mỹ - Philippines đã làm TQ chùn bước ở biển Đông trong năm 2023. Nhưng khi chiến tranh Ukraine - Nga cứ kéo dài không đi theo một chiều hướng nhất định, chính phủ Mỹ lại có vẻ sa lầy vào cuộc chiến Trung Đông một lần nữa giữa Hamas và Do Thái. Đặc biệt là tháng 10 năm 2024 này lại có cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, TQ sẽ cho rằng đây là cơ hội chín mùi cho TQ tấn công mạnh trên biển Đông, đưa chính phủ của ông Biden vào tình trạng khó xử. Cách đây vài ngày, TQ đã không xài cụm từ “thống nhất trong hòa bình với Đài Loan” trong bài diễn văn của thủ tướng Li Qiang đọc trước Quốc Hội TQ.
Trước khi kết thúc nhiệm kỳ năm 2016, bộ trưởng ngoại giao Hillary Clinton tuyên bố rằng “Mỹ sẽ quay lại Đông Nam Á”. Ủng hộ Philippines một cách thiết thực khi có đụng chạm quân sự xảy ra giữa TQ và Philippines sẽ chứng tỏ sự quyết tâm của chính phủ Mỹ đóng một vai trò quan trọng trong hòa bình ở Đông Nam Á và nó sẽ khuyến khích các nước trong vùng mạnh dạn liên kết để chống lại sự bành trướng của TQ. Một khi Philippines mất bãi Cỏ Mây vào tay TQ thì biển Đông sẽ dần dần nằm trong sự kiểm soát của TQ về mặt quân sự, ngoại giao và kinh tế. Bãi Cỏ Mây chỉ là một địa danh rất nhỏ nhưng nó là thành trì đầu tiên ngăn chận ảnh hưởng đang lan rộng của TQ trong vùng Đông Nam Á.
Trần Nghị
Ngửa tay để xin xỏ, cậy nhờ nhưng bên trong hậu trường lại chỉ thị bọn bồi bút xuyên tạc, nói xấu, bóp méo tin tức ở Hoa Kỳ và thế giới tự do! Mỉa mai thay! Không tin thì xin mời vô sân chơi này sẽ thấy rõ nét hơn!!
The Following User Says Thank You to trungthuc For This Useful Post:
Salami là một loại xúc xích làm bằng thịt bò hay heo được cắt thành những lát mỏng để ăn. Khi dùng trong chính trị học, “Chiến Thuật Xúc Xích” (Salami Tactics) là một chiến thuật nhằm chẻ mỏng đối phương để dễ bề lần lượt tiêu diệt toàn bộ.
Chiến thuật này được các đảng Cộng sản (CS) áp dụng trong các giai đoạn tranh chấp chính trị tại Ba Lan và Hungary sau Thế Chiến Thứ Hai, trong đó các đảng CS Đông Âu dưới sự ủng hộ tích cực của Liên Xô đã từng bước loại các thành phần không CS ra khỏi guồng máy lãnh đạo quốc gia.
Thuật ngữ chính trị “Chiến Thuật Xúc Xích” (Salami Tactics) đầu tiên được lãnh tụ CS Hungary Mátyás Rákosi dùng để mô tả cách ông ta loại bỏ các thành phần không CS cuối thập niên 1940.
Tuy nhiên, Rákosi không phải là người đầu tiên áp dụng “Chiến Thuật Xúc Xích” mà trước đó, Hitler đã áp dụng tại Châu Âu để từng bước chiếm đoạt những vùng chiến lược và quốc gia đầu cầu quan trọng trước khi phát động Thế Chiến Thứ Hai.
Đặng Tiểu Bình và các lãnh tụ Trung Cộng tránh đương đầu trực tiếp với các cường quốc, nhất là Mỹ, nên đã áp dụng "Chiến Thuật Xúc Xích" để từng bước gặm nhắm hết Biển Đông của Việt Nam bằng các phương pháp dã man, hèn hạ và bẩn thỉu.
Gạc Ma, Vành Khăn, Chữ Thập, Tư Chính chỉ là một điểm nhỏ khác trong tiến trình thực hiện chính sách bành trướng của Tập Cận Bình trên toàn bộ Biển Đông.
Tiến trình bành trướng của Trung Cộng trên lãnh thổ Việt Nam từ các vùng phía Bắc như Nam Quan, Bản Giốc, Lão Sơn đến Biển Đông được đáp ứng bằng một chuỗi dài im lặng của đảng CSVN và các lãnh đạo thế giới.
Lịch sử nhân loại chứng minh, chìm trong đáy hồ sâu im lặng của các lãnh đạo các nước tự do là máu của hàng trăm triệu người vô tội, trong đó có nhiều triệu người Việt cả hai miền Nam Bắc.
Đọc lại bài học của Hitler để nhận ra bản chất của Tập Cận Bình.
Sách vở về Thế Chiến Thứ Hai còn đang nằm trên giá sách của Barnes & Noble.
- Tháng 3-1935, Hitler vi phạm hiệp ước Versailles khi đơn phương xóa bỏ “status quo” (tình trạng hiện hữu) của vùng kỹ nghệ Saar Basin đang trực thuộc quyền cai quản của Anh Pháp và sáp nhập lãnh thổ này vào Đức. Anh Pháp coi như không biết.
- Tháng 3-1936, Hitler đưa quân chiếm đóng khu phi quân sự Rhineland. Anh và Pháp có quyền được quy định trong hiệp ước Versailles để giải giới hay đánh bật quân Hitler ra khỏi vùng Rhineland. Anh Pháp ngồi yên.
- Tháng 3-1938, bằng những xúi giục chính trị từ bên trong Áo và áp lực quân sự bên ngoài biên giới Áo, Hitler đã hoàn thành dự tính chiếm Áo mà y đã viết trong Mein Kampf 1925 không tốn một viên đạn. Anh Pháp làm ngơ.
- Tháng 9-1938, Hitler công khai bày tỏ ý định sáp nhập vùng Sudetenland có đông dân Đức, có nguồn dự trữ nguyên liệu lớn của Tiệp Khắc và dùng khu vực giàu có này làm bàn đạp thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc. Anh Pháp nhân nhượng.
- Tháng 3-1939 lợi dụng sự suy yếu trầm trọng của chính phủ Tiệp và đất nước này bị các nước Ba Lan, Hung xâm lấn, Hitler xua quân chiếm toàn bộ nước Cộng Hòa Tiệp Khắc vốn là một cường quốc của châu Âu. Anh Pháp buông xuôi.
Nếu bất cứ vi phạm nào trong các vi phạm vừa nêu trên của Hitler, hai liên minh Anh-Pháp và Pháp-Tiệp phản ứng một cách quyết liệt, hàng trăm triệu người đã không chết.
Nhưng Pháp đã không giữ cam kết với người bạn lâu năm Tiệp Khắc (Treaty of Alliance 1924 giữa Pháp và Tiệp có giá trị không giới hạn thời gian) và Anh lẫn Pháp đều làm ngơ khi Hitler ráo riết tái vũ trang.
Giả thiết tham vọng của Hitler không điên cuồng mà có giới hạn và biết dừng chân sau mỗi lần chinh phục. Thay vì tấn công Ba Lan để đẩy thế giới vào lò lửa Thế Chiến Thứ Hai vào đầu tháng 9-1939, Hitler sau khi thu lại cả vốn lẫn lời về lãnh thổ Đức bị tước đoạt trong hiệp ước Versailles, chọn dừng lại mười năm để củng cố đế quốc Đức mới mênh mông, xóa bỏ mọi tàn tích văn hóa lịch sử của các dân tộc bị chiếm, tăng cường kỹ nghệ quốc phòng và kỹ thuật chiến tranh thì khuôn mặt thế giới sẽ ra sao vào mười năm sau, tức năm 1949?
Thế Chiến Thứ Hai vẫn có thể bùng nổ mười năm sau đó nhưng đồng minh sẽ không chỉ cần sáu năm để chiếm Berlin, mà có thể rất lâu và nhân loại không chỉ chết 85 triệu hay 3% trong tổng số 2,3 tỉ người, mà có thể vài trăm triệu mới đánh bại được Đế Quốc Đức.
Nhân loại đang đối phó với một Hitler khác, lần này ở Á châu và có tên là Tập Cận Bình.
Adolf Hitler và Tập Cận Bình có những điểm giống nhau về tham vọng lãnh thổ, độc quyền toàn trị, dã man, tôn thờ cá nhân, tuyên truyền và khủng bố.
Điểm khác duy nhất giữa Hitler và các lãnh tụ CS Trung Quốc là cách áp dụng chính sách bành trướng.
Thay vì chiếm toàn bộ Trường Sa như Hitler đã làm đối với Áo và Tiệp, Trung Cộng gặm nhấm từng phần của quần đảo giàu tài nguyên thiên nhiên này cho đến hết.
Thay vì quốc hữu hóa toàn bộ Biển Đông một cách nhanh chóng như Hitler đã làm đối với hai khu kỹ nghệ Saar Basin và Rhineland, Tập Cận Bình vẫn để cho tàu bè các nước qua lại nhưng cùng lúc quân sự hóa từng khu vực qua việc xây dựng ít nhất bảy đảo nhân tạo trên Biển Đông.
Tâp Cận Bình tin rằng, đến một thời điểm thuận tiện, hải quân Trung Cộng đóng cửa và Biển Đông sẽ là một Venice của Trung Cộng.
Câu hỏi được đặt ra, Trường Sa của Việt Nam là chặng dừng chân nào trong bản đồ chinh phục đầy tham vọng của Tập? Là Saar Basin? Là Rhineland? Là Áo? Là Sudetenland? Là Tiệp Khắc? Là Ba Lan?
Biết chặng đường nào rất cần thiết vì qua đó đo lường phản ứng của quốc tế. Có chặng họ sẽ làm ngơ. Có chặng họ sẽ nhượng bộ. Có chặng họ sẽ buông xuôi và có chặng buộc quốc tế phải can thiệp võ trang.
Tranh chấp quốc tế cũng đơn giản như nấu một nồi nước. Những mâu thuẫn giữa Mỹ và đồng minh của Mỹ với Trung Cộng vẫn còn trong giai đoạn đầu và còn lâu để nồi nước Biển Đông sôi sục.
Trong giai đoạn từ năm 1933 đến khi thế chiến thứ hai bùng nổ, liên minh Anh, Pháp, Tiệp cũng nhiều lần biểu dương lực lượng qua các cuộc điều binh và tăng cường phòng thủ. Tuy nhiên, những hành động đó chỉ để hỗ trợ cho đàm phán chứ không phải để tấn công. Hitler biết rõ điều đó và tiếp tục chính sách bành trướng bằng quân sự.
Lịch sử đang tái diễn. Những căng thẳng ở Biển Đông sẽ ngày càng tăng cường độ nhưng còn lâu mũi tên mới rời khỏi dây cung của Mỹ.
Số phận Trường Sa của Việt Nam hôm nay, vì thế, có thể sẽ giống như các lãnh thổ, các quốc gia bị Hitler và Stalin chiếm đoạt trước tháng 9-1939.
Học các bài học thế giới để thấy, cuối cùng, sẽ không ai cứu Việt Nam ngoài chính người Việt Nam.
Trương Nhân Tuấn: Về vụ Trung Quốc công bố đường cơ sở bổ sung ở Vịnh Bắc Bộ
Vụ Trung Quốc công bố hệ thống đường căn bản bổ túc trong Vịnh Bắc Việt gây "giật gân" trong giới nghiên cứu và báo chí hải ngoại, khiến Bộ Ngoại giao Việt Nam phải lên tiếng "chữa lửa". Nhứt là BBC, trang này đăng ý kiến nhiều chuyên gia, có ý kiến đọc qua "té ghế". Vụ này tôi nói rồi, hôm kia.
Việt Nam bị "nguy hiểm" về điều gì? Không thấy BBC nói tới.
Trên nguyên tắc, mục đích của "đường cơ bản" là xác định hệ thống các điểm chuẩn từ đó đo bề rộng lãnh hải của quốc gia.
Trung Quốc không hề "vẽ lại đường cơ sở" như chuyên gia nói trên BBC mà chỉ "bổ túc" thêm ở các khu vực chưa vẽ đường cơ sở (hay đường căn bản). Trường hợp này là từ giới điểm số 9 cho đến điểm cuối cùng (hệ thống đường căn bản) trên đảo Hải nam.
Câu hỏi đặt ra là, Trung Quốc có thể vịn vào hệ thống đường căn bản mới để yêu cầu Việt Nam phân định lại ranh giới trong Vịnh Bắc Việt hay không? Theo tôi là không.
Bởi vì phía Việt Nam cũng có thể công bố hệ thống đường căn bản của mình, mà điều này khiến phía Trung Quốc sẽ bị thiệt hại nếu phải phân định lại.
Xét hình dưới đây. Đường màu đỏ là đường căn bản phía Trung Quốc (mới công bố). Đường vàng là đường căn bản của Việt Nam giả định sẽ công bố. Đường xanh là đường "trung tuyến có điều chỉnh".
Nếu Việt Nam và Trung Quốc phân định lại ranh giới, theo nguyên tắc "đường trung tuyến có điều chỉnh" (tôi nhớ không lầm tỉ lệ 1:1,15). Từ đường màu xanh, ta thấy ngay giới điểm số 10 sẽ phải dời sâu về phía Trung Quốc.
Tất cả các giới điểm, từ số 11 cho tới số 21 đều phải dời qua phía Trung Quốc. Đặc biệt giới điểm số 17.
Tức là, giả định Việt Nam công bố hệ thống đường căn bản như trong hình, Việt Nam sẽ lấy lại 11 ngàn cây số vuông biển đã mất cho Trung Quốc qua cuộc phân định ngày 25-12-2000.
Từ 20 năm trước, khi hai bên Việt Nam và Trung Quốc công bố nội dung Hiệp định Phân định vịnh Bắc Việt 2020, tôi đã viết bài chỉ ra những thiệt hại phía Việt Nam. Trong đó có vấn đề Việt Nam không vẽ hệ thống đường căn bản trong Vịnh Bắc Việt, từ đảo Cồn Cỏ tới cửa sống Bắc Luân.
Hệ thống đường căn bản giả định do tôi vẽ hoàn toàn phù hợp với Công ước LHQ về Luật Biển 1982.
Điều mà người ta lo ngại về việc Trung Quốc công bố hệ thống đường căn bản bổ túc (mà BBC News Tiếng Việt không thấy nói) là do hệ quả của nó có thể gây tiền lệ ở eo biển Đài Loan.
Eo biển Đài Loan, cũng như eo biển Quỳnh Châu (giữa bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam), sẽ trở thành nội thủy của Trung Quốc.
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.