Vietbf.com - Mặc dù trong nhiều tháng cầm quyền của chính quyền Donald Trump đă tiến hành thảo luận để đưa ra các chính sách ngoại giao quan trọng nhất, song quá tŕnh này lại đang bị phá hủy bởi chính nhà lănh đạo cao nhất bởi "America First" của ông Trump, khiên The Economist số ra tuần này cảnh báo « Nguy hiểm : Ảnh hưởng Mỹ bị suy yếu đi dưới thời Donald Trump », và không dễ dàng ǵ vực dậy nổi.
Tổng thống Mỹ Donald Trump là trung tâm chú ư trong hội nghị APEC tại Đà Nẵng, Việt Nam ngày 10/11/2017. REUTERS/Nyein Chan Naing/Pool
Cách đây đúng một năm, ông Donald Trump được bầu lên làm tổng thống. Nhiều người dự đoán chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ trở thành thảm họa. Ông Trump từng đ̣i từ bỏ các hiệp định tự do mậu dịch, bỏ rơi các đồng minh, làm đảo lộn trật tự toàn cầu hiện nay dựa trên cơ sở luật pháp. NATO bị cho là « lỗi thời », NAFTA (Hiệp định Tự do Mậu dịch Bắc Mỹ) là « tồi tệ chưa từng thấy », và nước Mỹ quá lịch sự với người nước ngoài. Donald Trump dọa « thả bom xuống bọn khốn kiếp Daech », « đoạt lấy dầu lửa ».
Trump vẫn chưa gây thảm họa
Cho đến nay, sự việc không đến nỗi tệ hại lắm như ông Trump đă dọa dẫm. Đành rằng ông quyết định Hoa Kỳ rút ra khỏi hiệp định khí hậu Paris, bỏ rơi TPP, một hiệp định tự do mậu dịch quy mô. Tuy nhiên Donald Trump vẫn chưa tự cô lập. Ông không rút khỏi NATO, và một số đồng minh Đông Âu c̣n thích giọng điệu cứng rắn của Trump hơn là thái độ ḥa nhă của Obama.
Trump chưa phát động một cuộc chiến tranh nào. Tổng thống Mỹ lại c̣n tăng cường bảo vệ chính quyền Afghanistan, và giúp Irak tái chiếm các thành phố từ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (Daech, IS).Tại các khu vực mà Mỹ không quan tâm mấy như châu Phi, chính sách của chính quyền tiền nhiệm vẫn được tiếp tục. Và do Donald Trump đă dành 12 ngày cho chuyến công du châu Á hiện nay, không thể nói rằng ông đă tách rời khỏi phần c̣n lại của thế giới.
Nhiều người cảm thấy an tâm khi xung quanh tổng thống Mỹ là các tướng lănh điềm tĩnh và tài giỏi. Chánh văn pḥng, bộ trưởng Quốc Pḥng, cố vấn an ninh quốc gia đều hiểu rơ sự khủng khiếp của chiến tranh, sẽ ngăn cản Donald Trump làm những điều khinh suất.
Những người lạc quan c̣n cho rằng Trump sẽ bắt chước Ronald Reagan, qua việc làm chuyển động các cơ quan ngoại giao, xây dựng lại sức mạnh quân sự Mỹ ; tung ra nắm đấm khiến Bắc Triều Tiên phải run sợ, rồi sụp đổ như Liên Xô trước đây. Người khác cho rằng dù trước mắt Donald Trump làm phương hại đến vị trí của Hoa Kỳ trên thế giới, ông sẽ thất cử vào năm 2020 và mọi sự sẽ trở lại như cũ.
Hoa Kỳ sẽ vực dậy được uy tín khi Donald Trump ra đi ?
Theo The Economist, đó chỉ là suy nghĩ viển vông. Đành rằng về mặt an ninh, Donald Trump đă tránh được một số sai lầm tai hại. Ông không tranh căi một cách vô ích với Trung Quốc về tư cách nhập nhằng của Đài Loan. X́-căng-đan Nga can thiệp bầu cử đă ngăn Trump bắt tay với Vladimir Putin, vốn đang gây sợ hăi cho các nước láng giềng. Và có vẻ như Donald Trump đă thuyết phục Bắc Kinh gây áp lực nhiều hơn với Bắc Triều Tiên về chương tŕnh nguyên tử.
Tuy nhiên Donald Trump đă có những quyết định gây tranh căi, như muốn hủy hiệp định hạt nhân với Iran. Ông ưa thích các nhân vật quyền lực như Vladimir Putin hay Tập Cận B́nh. Trump mê các tướng lănh, nhưng lại tỏ ra nghi hoặc các nhà ngoại giao : ông đă làm bộ Ngoại Giao Mỹ trở nên vắng vẻ, mất đi rất nhiều đại sứ đầy kinh nghiệm.
Qua các tin Twitter, ông nói ngược lại những ǵ các viên chức của ḿnh phát biểu mà không thèm báo trước, đe dọa Kim Jong Un…Hơn nữa, Donald Trump chưa từng được thử thách qua một cuộc khủng hoảng. Các vị tướng có thể khuyến cáo ông, nhưng Trump là tổng tư lệnh quân đội, với tính cách khiến cả bạn lẫn thù đều phải cảnh giác.
Về thương mại, Trump đơn giản cho rằng nhà xuất khẩu « thắng », c̣n nhập khẩu là « thua » (Vậy th́ những khách hàng mua trang phục, túi xách mang nhăn hiệu Ivanka sản xuất tại châu Á đều thua thiệt ?). Donald Trump nói rơ, ông thích các thỏa thuận song phương hơn là đa phương, v́ một nước lớn như Hoa Kỳ có thể ép các nước nhỏ phải nhượng bộ. Cách suy nghĩ này, theo The Economist, có đến hai cái sai.
Thứ nhất, thật vô cùng khó khăn cho các nước nhỏ, hiện đang vất vả xoay sở trước các nhóm lobby chủ trương bảo hộ. Thứ hai, sẽ lại tạo ra một loạt những quy định phức tạp ; mà trước đây hệ thống thương mại đa phương đă được h́nh thành để đơn giản hóa chúng.
Quyền lực mềm Hoa Kỳ : Nạn nhân chính của Donald Trump
Nhưng có lẽ quyền lực mềm của Mỹ là nạn nhân chính của Donald Trump. Ông Trump công khai đặt dấu hỏi về việc Mỹ phải bảo vệ các giá trị phổ quát như dân chủ và nhân quyền. Không chỉ ngưỡng mộ các nhà độc tài, tổng thống Mỹ c̣n ca ngợi bạo lực, như việc sát hại hàng loạt nghi can ma túy ở Philippines. Đó không phải là chiến thuật ngoại giao, mà có vẻ như xuất phát từ niềm tin.
Đây là một điều mới. Các tổng thống Mỹ tiền nhiệm cũng đă từng ủng hộ các nhà độc tài, v́ buộc phải làm như vậy trong thời chiến tranh lạnh. « Hắn ta là một tên khốn kiếp, nhưng là tên khốn của chúng ta » - Tổng thống Harry Truman từng nói về một lănh đạo độc tài chống cộng ở Nicaragua như thế. C̣n ông Trump th́ : « Anh ta là một tên khốn. Thật tuyệt vời ! »
Thái độ này đă đẩy lùi ra xa những đồng minh yêu chuộng tự do ở châu Âu, Đông Á…đồng thời cổ vũ các nhà độc tài. Bắc Kinh có thể dễ dàng tuyên truyền rằng mô h́nh dân chủ Mỹ đă lỗi thời, và những nước khác có thể sẽ sao chép mô h́nh độc đoán của Trung Quốc.
Ư kiến cho rằng mọi việc sẽ trở lại như cũ sau khi Donald Trump ra đi là quá lạc quan. Thế giới đang thay đổi. Các nước châu Á đang tạo dựng những quan hệ thương mại mới, mà thường th́ Trung Quốc là trung tâm. Châu Âu đang cố gắng xây dựng một nền quốc pḥng, một khi không c̣n có thể dựa vào Chú Sam. Và chính trị Mỹ đang hướng nội : cả Cộng Ḥa lẫn Dân Chủ nay đều có xu hướng bảo hộ hơn so với thời điểm Donald Trump thắng cử.
The Economist kết luận, cho dù có những khiếm khuyết, Mỹ quốc từ lâu vẫn là lực lượng quan trọng nhất trên thế giới bênh vực cho điều thiện, ủng hộ tự do, và là kiểu mẫu dân chủ. Tất cả nay đang bị đặt trong t́nh trạng nguy hiểm. Khi thúc đẩy « Nước Mỹ trước hết », Donald Trump đă làm cho Hoa Kỳ suy yếu đi, và thế giới trở nên tồi tệ hơn.