Nhớ 'một câu nhịn chín câu lành', người Việt sẽ không hung dữ
Hơn nhau không phải ở nắm đấm mà là ở khả năng học tập, làm việc, chia sẻ, thương yêu, tử tế với ḿnh, với người trong mối quan hệ với cuộc sống xung quanh!
Hạ cẳng tay, thượng cẳng chân sau khi va chạm giao thông - Ảnh do bạn đọc cung cấp
Cách đây mấy bữa, trên đường đi làm về, tôi thấy một đám đông ở Hàng Xanh (Q.B́nh Thạnh, TP.HCM), nghĩ là có kẹt xe. Tới gần mới phát hiện là vừa có vụ va quẹt và hai tài xế đang căi nhau, người đi đường ngang qua ai cũng lắc đầu.
Chuyện va quẹt trên phố đông như Sài G̣n giờ tan tầm là chuyện cơm bữa, nếu cảm thông và chia sẻ được th́ có lẽ người ta sẽ nhẹ nhàng cho qua, tôi nghĩ vậy!
Môi trường nhiều mầm mống bạo lực
Thường người ta sẽ nổi nóng khi gặp một chuyện bất như ư nào đó, như vừa bị sếp la, ra cổng cơ quan bảo vệ đùa một câu, liền sân si. Nỗi buồn, sự bực bội là thứ năng lượng chi phối hành xử khiến người ta không thể kiềm chế được cơn tức dâng lên, lây sang người khác.
V́ vậy, có người dễ nổi nóng đă cảnh báo: "Thấy tôi ‘khó ở’ là tránh xa xa giùm, không ăn mắng ráng chịu". Theo đó, người nóng lâu ngày họ cũng biết tính khí của ḿnh nên có "chống chỉ định" chuyện nói đùa, tiếp xúc lúc họ đang không vui, căng thẳng. Thực ra, khi quá mệt mỏi, phiền muộn trong ḷng, ta không c̣n giữ được ḿnh.
Có người bạn của tôi b́nh thường hiền queo, ai nói ǵ cũng cười. Bỗng một ngày, tôi hỏi "sao buồn dữ rứa?" lại bị bạn nạt cho một câu nghe chưng hửng. Trời, bạn ḿnh đây sao? Mới đầu tôi phản ứng vậy, nhưng chợt dừng lại v́ nhớ ra, đây không phải là bản chất của bạn. Có thể bạn đang có một nỗi niềm, áp lực từ cuộc sống, gia đ́nh, t́nh yêu hoặc bản thân đang trải qua bệnh tật, sự cố…
Ai cũng có lúc nóng giận, nếu ḿnh hiểu th́ sẽ không khiến ngọn lửa trong họ cháy phừng. Tôi im lặng và không bỏ mặc, cuối cùng cũng nghe được thổ lộ từ bạn. Bạn bị nhiều áp lực trong công việc: sếp chèn ép, đồng nghiệp t́m cách chơi khăm, lương không cao, phải chật vật trang trải cuộc sống…
Tất nhiên, nhiều người khó khăn hơn nhưng họ không nổi nóng. Đó là tính cách và sức chịu đựng của từng người. Sự nóng tính là một thói quen được huấn tập hằng ngày theo nguyên lư:
"Thói quen tạo nên tính cách, tính cách tạo nên số phận".
V́ thế, các chuyên gia tâm lư khi chia sẻ với tôi về thói vũ phu của chồng vẫn thường lưu ư, có thể anh ấy từng bị bạo hành lúc nhỏ, từng sống gần những gia đ́nh lớn tiếng, ồn ào đánh căi nhau như cơm bữa.
Sự tác động của cuộc sống xung quanh lên tính cách con người theo hướng đó được ông bà xưa đúc kết rằng "gần mực th́ đen". Cái đen đó cần có thời gian thanh lọc để dần trắng, nhưng nếu vẫn tiếp tục nuôi dưỡng trong môi trường đen hơn th́ sẽ đen đậm hơn.
Ngày nay các văn hóa phẩm mang tính bạo lực vẫn đầy rẫy trên mạng và tồn tại trong cuộc sống, giải trí của nhiều người: từ game online đến phim ảnh. Thường ngày tiếp xúc với sự đánh đấm, máu me trong các "thức ăn tinh thần" đó khiến năo quen với những "mùi vị" của bạo lực, từ đó hành xử theo.
Những kẻ "giang hồ mạng" được ngưỡng mộ và thu tiền trăm triệu cũng chính là một "h́nh tượng" khiến người ta thay đổi suy nghĩ: cần ǵ học hành, tử tế, chỉ cần có "số má" là có thể lên đời.
Môi trường bên ngoài đă vậy, trong nhà trường, gia đ́nh cũng đầy mầm mống bạo lực, tránh sao người trẻ không hoang mang và hành xử theo cách tương tự. Đây mới là điều đáng lo, và người lớn muốn thay đổi không khí bạo lực lan tràn th́ chính bản thân phải nỗ lực để ứng xử nhẹ nhàng với nhau trước.
Nhẫn để yêu thương
Không thể có kết cục tốt với những người nóng nảy. Nhân vật Trương Phi trong Tam Quốc Chí là h́nh mẫu của nóng tính dẫn đến hư sự và mang họa sát thân. Ai cũng nóng nảy trong hành xử th́ chiến tranh sẽ nổ ra, thương vong là tất yếu.
Một câu nói đùa cũng thành chuyện lớn v́ con người ta quá nóng, quá hung dữ; đi nhậu lo hát karaoke cũng bị đánh chết th́… ôi thôi, cuộc sống quá kinh khủng. Pháp luật cần nghiêm minh để trừng trị việc vô cớ đánh, giết người nhưng đó là xử lư phần ngọn, c̣n cái gốc vẫn là giáo dục.
Làm sao để con người có thể chậm lại để phân tích kỹ hơn từng câu nói, từng biểu hiện của người khác, trong đó có thân nhân, bạn bè ḿnh để không chụp mũ rồi hành xử như người điên, người say?
Sống thiền hay b́nh tĩnh sống, sống chậm, sống có chánh niệm… là những cách sống theo tinh thần "nhẫn để yêu thương". Đầu tiên là thương ḿnh. Một người chỉ được người khác tin tưởng, nể trọng và giao việc khi có sự chín chắn, điềm tĩnh trong xử lư. Như vậy, người sống có lư trí, điềm tĩnh chính là cách sống lợi lạc tự thân.
C̣n cái lợi cho người xung quanh, nhất là người thân - thương th́ cũng dễ dàng để thấy. Con cái sẽ học được nhiều điều hay ho từ bố mẹ có cách sống nhẹ nhàng, t́nh cảm. Đó mới là gia tài quư giá để lại cho con.
Hành xử nóng tính dẫn tới hư việc, hại người th́ ṿng lao lư chờ ḿnh là chắc chắn. Một khi đă gây ra sự cố mới hối th́ đâu c̣n kịp. Nhiều người b́nh luận thiếu niên 16 tuổi rút dao đâm chết người nhắc ḿnh chuyện chạy xe chính là "anh hùng rơm", chứng tỏ với bạn gái nhưng rồi được ǵ sau lần ra tay đó? Tù tội và có thể mất luôn bạn gái.
Ai đợi và ai chấp nhận một người giết người làm người yêu, người chồng, người cha tương lai?
Thực ra, sân si - ai cũng có. Cái chính là cách quản lư năng lương tiêu cực đó để những năng lượng tích cực phát triển. Để làm được điều đó, phải xây dựng lối sống nhân văn từ chính mỗi gia đ́nh, người lớn dạy trẻ nhẫn nhịn để an lành như ông bà ḿnh nhắc "một câu nhịn chín câu lành".
Tất cả những hậu quả do đảng cộng sản gây ra đều có nguồn gốc từ tham lam, dốt nát, ngu lâu và hậu quả ngu lâu gây ra nghiêm trọng hơn cả là tổ chức lực lượng hùng hậu tuyên giáo sử dụng “nước bọt” được đảng lấy tiền thuế của dân chi trả để nói sai sự thật, nói láo với dân, nói tốt cho đảng, nhà nước. Cũng như đảng cộng sản ngu lâu trong công việc thuê mướn lực lượng “cơ bắp” côn an, côn đồ đánh đập, bắt bớ, trấn áp, bịt miệng các tiếng nói đối lập, phản biện với đảng, nhà nước là ngu lâu, không có cái ngu nào ngu lâu hơn cái ngu này. Bởi ảo tưởng với lực lượng “nước bọt” “cơ bắp”mù đảng ngu trung là đảng cộng sản Việt nam có thể muôn năm trường trị?.
Những ai sống trong các nước có chính thể dân chủ đa đảng, văn minh tiên tiến đều nhận ra phản biện là động lực phát triển xă hội – không phản biện là xă hội chết lâm sàng. Giống như phản biện, tiếng nói đối lập góp phần rất quan trọng trong việc điều chỉnh các chính sách nhằm hoàn thiện xă hội giúp cho đảng cầm quyền phải động năo để hữu hiệu hơn trong cai trị và tiếng nói đối lập hữu hiệu hơn hẳn tiếng nói chính thống của đảng, nhà nước cầm quyền. Không phản biện, không có tiếng nói đối lập thực chất nên đảng cộng sản cứ măi loay hoay trong ṿng tṛn tham lam, dốt nát, ngu lâu gây hâu quả nghiêm trọng qua nhiều thế hệ cộng sản và tham, dốt, ngu không có hy vọng chấm dứt hay tháo gỡ ra khỏi đầu những tên cộng sản Việt nam ở tương lai gần.
Trong tác phẩm "10 Bí quyết thành công của người Do Thái", tác giả Lư Hạo, nhà nghiên cứu người Trung Hoa, có một phần rất hay bàn về Trí tuệ và Tiền bạc.
Chong rua tien o vuong quoc kim cuonghttp://vneconomy2.vcmedia.v n/zoom/500_312/Images/Uploaded/Share/2008/09/20080915102359777/usdn.jpg
Người Do Thái có một chuyện vui cười nói về mối quan hệ giữa trí tuệ với tiền bạc. Có hai học giả nói chuyện với nhau. "Trí tuệ và tiền bạc cái nào quan trọng hơn?", "Tất nhiên là trí tuệ quan trọng hơn!", "Vậy tại sao người có trí tuệ lại phải làm việc cho người giàu có nhiều tiền bạc. Người giàu lại không phải phục vụ người có trí tuệ. Ai cũng đều thấy các học giả triết gia phải chiều ḷng theo ư muốn các triệu phú, c̣n các triệu phú lại có thái độ trịnh thượng đối với người có trí tuệ.", "Người có trí tuệ biết được giá trị của tiền bạc, c̣n triệu phú liệu có luôn hiểu rơ giá trị của trí tuệ?"
Không thể cho rằng lời nói của học giả thiếu đạo lư bởi con người ta có biết được giá trị của đồng tiền mới đi làm việc cho nhà giàu. Chỉ những ai không biết giá trị của trí tuệ mới lên mặt đối với bậc trí giả. Nhưng ư nghĩa sâu xa của câu chuyện này như thế nào? Nó thể hiện ngay bản thân nghịch lư của câu chuyện.
Người có trí tuệ đă biết được giá trị của tiền bạc, vậy tại sao không dùng trí tuệ để kiếm tiền? Biết được giá trị của đồng tiền nhưng vẫn phải dựa vào sự phục vụ các triệu phú để kiếm sống. Trí tuệ như vậy có ǵ và c̣n đáng được coi trọng không?
Tuy trí tuệ của các học giả triết gia được gọi là “Trí Tuệ” nhưng không phải là trí tuệ thực sự, nó chỉ đơn thuần là Tri thức, nó không có quan hệ ǵ với đồng tiền. Trí thức phải chịu trước sự kiêu hănh của đồng tiền sao có thể quan trọng hơn tiền bạc. Trái lại các triệu phú không có trí thức như học giả nhưng lại biết chi phối đồng tiền thu nhận được giá trị của nó. Họ có trí tuệ dựa vào đồng tiền để sai khiến trí tuệ của các học giả đó mới là trí tuệ thức sự. Trí tuệ này rơ ràng quan trọng hơn cả tiền bạc.
Người Do Thái đă đưa ra một khái niệm tổng quát về đồng tiền như sau: Đồng tiền sống có thể không ngừng sinh ra tiền mới, quan trọng hơn, trí tuệ chết không sinh ra tiền. Trái lại trí tuệ sống có thể sinh ra tiền, c̣n đồng tiền chết không thể sinh ra tiền mới. Trí tuệ hoá nhập với đồng tiền được gọi là trí tuệ sống. Đồng tiền hoá nhập với trí tuệ được gọi là đồng tiền sống. Rất khó để phân biệt ngôi thứ giữa trí tuệ sống và đồng tiền sống. Thực tế hai vấn đề này đồng thời là một nó chỉ là một sự kết hợp đầy đủ chặt chẽ giữa nhau.
Thể cùng tồn tại và đồng nhất giữa trí tuệ và tiền bạc là một tư tưởng đặc biệt của người Do Thái, điều đó giải thích v́ sao các Doanh nhân Do Thái thành công. Điều đó cũng thể hiện người Do Thái rất coi trọng trí tuệ và cũng rất coi trọng đồng tiền.
Nhưng người Do Thái c̣n có một câu chuyện khác. Trên một chiếc tàu có rất đông hành khách, phần lớn đầu là thương gia giàu có, mang theo rất nhiều của cải, duy chỉ có một vị Học giả. Các thương gia tụ tập lại một chỗ, khoe khoang về tài sản của ḿnh. Sau khi nghe xong, vị học giả nói: "Tôi mới là người giàu nhất, tạm thời tôi chưa trưng bày của cải cho các ông xem." Trong chuyến đi biển đó, bọn cướp biển xông lên cướp sạch vàng bạc châu báu và mọi thứ của các thương gia.
Học vấn cao sâu của vị học giả được dân chúng ở cảng hâm mộ và ông bắt đầu mở lớp giảng dạy giáo lư trong nhà trường. Thời gian sau, vị học giả gặp lại các thương gia cùng đi thuyền khi trước, cảnh ngộ của họ rất thảm hại. Họ thấy ông được mọi người trọng vọng, lúc đó họ mới biết thứ tài sản mà ông đă nói trước đây. Họ cảm khái nói: " Ngài nói đúng! Người có học thật vô cùng giàu có". Người Do Thái cũng đă thể hiện rằng: Trí tuệ không thể bị tước đoạt và có thể luôn mang theo bên người, nên nó là thứ tài sản quan trọng nhất, quư báu nhất.
Tri thức, thứ được tích luỹ từ sách vở, tích luỹ từ trường lớp. Nó chưa được hấp thụ vào trong Trí óc, chưa được hấp thụ vào trong Trái tim, chưa thể chảy trong từng mạch máu, thấm đậm trong từng tế bào,... Th́ nó chỉ là tri thức xuông. Giống như h́nh ảnh một con lừa ḅ đi chậm chạp và cơng trên lưng một kho tàng sách. Tri thức là ngoại vi, Trí tuệ là cái bên trong. Trí tuệ hấp thụ được từ cuộc sống, từ thất bại, từ thành công.
Trí tuệ là cái làm nên con người.
Trí tuệ là cái làm nên Con Người. Đó là hiện tại của Con Người. Thông qua Trí tuệ Con Người thực hiện chức năng sống. Và tất cả các hoạt động khoa học, tất cả các hoạt động kinh doanh, tất cả các hoạt động chính trị, hệ thống tôn giáo và các hoạt động tâm lư,... của Con Người đều dựa vào nền tảng chung đấy là Trí tuệ.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa thường dâng lời tạ ơn với Đức Chúa Cha trước khi làm việc ǵ: khi làm phép lạ hóa bánh ra nhiều (Mt 15:36), trong bữa tiệc ly (Mt 26:27), cho La-da-rô sống lại từ cơi chết (Ga 11:41)…
Con cũng muốn bắt chước Chúa để bập bẹ những lời tạ ơn, những lời tạ ơn khó nói nhất của kiếp nhân sinh! Có những lời tạ ơn thật dễ để nói với nhau và với Chúa. Nhưng cũng có những lời tạ ơn không thể thốt thành lời nếu không có ơn Chúa. Phải đợi khi linh hồn con được nuôi dưỡng bằng bao nhiêu ân sủng từ trời cao, đợi khi con đi gần đến hoàng hôn của đời người, th́ con mới đủ can đảm nói lên những lời tạ ơn muộn màng này.
Tạ ơn ai? Tạ ơn hay hờn giận? Cám ơn hay trách móc? Tạ ơn Chúa trong nghịch cảnh cuộc đời và những người một thời đă làm con đau khổ. Khó quá Chúa ơi! Đôi khi lời được thốt ra trong ḍng nước mắt không biết của hờn giận hay của tha thứ. Đôi khi lời được bập bẹ ở đầu môi, những nghẹn ngào tức tưởi ngăn cho lời không tṛn chữ. Đôi khi lời được bật lên qua con tim rướm máu của vết thương năm xưa chưa lành hẳn. Dù thật khó để nói, dù ê a tập tành từng chữ như trẻ nhỏ học nói, nhưng Chúa ơi, con sẽ cố gắng để nói…
Cám ơn những người bạn đă phản bội tôi năm nào. Đau khi bị phản bội! Nhưng Người đă dạy cho tôi hiểu bài học về t́nh bạn chân thật là “t́nh thương của người đă hy sinh tính mạng v́ bạn hữu của ḿnh.” (Ga 15:13)
Cám ơn người yêu đă phụ t́nh tôi năm xưa. Hận khi bị phụ rẫy! Nhưng Người đă dạy tôi biết trân quư t́nh yêu của Người đă dám “yêu thương đến cùng!” (Ga 13:1)
Cám ơn kẻ thù, những người đă bắn gục tôi trên chiến trường năm nào, đă đẩy tôi lao đao khốn khó trong chốn lao tù năm xưa. Người đă vô t́nh tạo cơ hội cho gia đ́nh tôi giờ đây được b́nh an định cư nơi thiên đường của trần thế, đă cho tôi cơ hội để sống câu: “hăy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đăi anh em.” (Mt 5:44)
Cám ơn những đứa con hoang đă làm cơi ḷng mẹ cha tan nát. Thất vọng, buồn tủi ngập tràn con ơi! Nhưng con đă cho cha mẹ cơ hội để nên thánh.
Cám ơn những bậc cha mẹ bất hảo đă không yêu thương và dạy dỗ con cái ḿnh như bổn phận đáng phải làm. Cay đắng khi bị hất hủi mẹ cha ơi! Nhưng Người đă làm cho trái tim con luôn khát khao t́m kiếm t́nh yêu nơi Thiên Chúa T́nh Yêu.
Tôi có tất cả 12 người bệnh ung thư ruột già (colon cancer). Vài vị đă qua đời.
Một vị trên 50 tuổi không có bảo hiểm, Medi-Cal, nhiều năm lần lữa không đi soi ruột già, đến khi đi cầu ra máu, tôi gửi đi soi, ra ung thư ruột già, phải mổ cắt rộng chỗ ung thư, đoạn ruột già trên chỗ ung thư không nối lại với khúc dưới được, vị này nay phải đeo bọc phân ở bụng (colostomy), săn sóc bọc phân mỗi ngày. Rồi ung thư chuyển di đến phổi, lại mổ phổi, chuyển di đến gan, lại mổ gan. Hiện vị này c̣n đang trị liệu với hóa chất (chemotherapy).
Một vị khác nghe lời bạn bè, “Chị không có triệu chứng ǵ, đi soi ruột già làm chi”, cứ nhất định từ chối lời khuyên soi ruột già của tôi, đến khi thử phân, ba mẫu phân đều thấy có máu, lúc đó vị này mới chịu đi soi, ra ung thư ruột già, phải mổ, mổ xong tắc ruột, lại vào nhà thương lần nữa chữa tắc ruột. Con cái phải nghỉ việc nhiều ngày trông coi mẹ trong bệnh viện, rồi khi ra viện, chở đi bác sĩ ung thư và thông dịch.
Mỗi năm, có 11 triệu trường hợp ung thư ruột già mới xảy ra trên toàn thế giới. Riêng tại Mỹ, ung thư ruột già nhiều chỉ sau ung thư phổi, mỗi năm có thêm 150.000 trường hợp, làm thiệt mạng khoảng 50.000 người.
- Bác trên 50, nên đi soi ruột già. Bác để trễ chuyện này 16 năm rồi.
- Không bác sĩ ạ, tôi không đi soi, tôi muốn tiết kiệm tiền cho chính phủ.
- Nếu thương chính phủ, bác càng nên đi soi sớm. V́ chữa ung thư ruột già rất tốn kém trường hợp nó nặng, kể từ lúc khám phá ra ung thư ruột già, đến khi bác qua đời v́ căn bệnh, chính phủ phải bỏ ra mấy trăm ngàn đô-la để cố cứu bác. Tiền mổ, có khi nhiều lần, tiền chữa bằng hóa chất, tiền săn sóc bọc phân đeo ở bụng. Khổ cho bác, cho con cái bác, mà cho cả chính phủ.
Trong các tổ hợp y tế HMO (Health Maintenance Organizations, Tổ Chức Duy Tŕ Sức Khỏe) chăm sóc sức khỏe cho các vị cao niên, theo lệnh của Medi-Cal, Medicare, bác sĩ phải làm việc nghiêm túc, chú trọng việc pḥng ngừa bệnh cho các vị cao niên. Một trong những việc quan trọng này là nhắc nhở các vị đi soi ruột già để truy t́m ung thư ruột già (colon cancer screening) đúng hạn kỳ, bắt đầu từ tuổi 50, dù người bệnh không có triệu chứng ǵ cả.
Ba phương pháp truy t́m ung thư ruột già Medi-Cal, Medicare, qua tổ hợp y tế HMO, muốn các bác sĩ phải làm cho người bệnh 50 tuổi trở lên của ḿnh: soi toàn ruột già (colonoscopy) mỗi 10 năm, hoặc soi đoạn cuối của ruột già (sigmoidoscopy) mỗi 5 năm, hoặc thử phân hàng năm.
Tốt nhất, chúng ta nên soi toàn ruột già (colonoscopy) mỗi 10 năm để truy t́m và ngừa ung thư ruột già.
Soi toàn ruột già giúp bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa nh́n trực tiếp niêm mạc lót ḷng của toàn thể ruột già, khám phá hầu hết các bướu thịt và ung thư nếu có.
Chiều hôm trước khi soi, người bệnh ăn lỏng (clear liquid diet), uống thuốc xổ để xúc sạch ruột. Khi soi, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa cho người bệnh ngủ, và đưa một ống soi vào hậu môn người bệnh, đẩy dần lên để coi, cho đến khi đi hết ruột già từ trái sang phải. Thấy có chỗ nào trông bất thường, qua ống soi bác sĩ có thể cắt đi đem thử thịt.
Soi toàn ruột già có thể gây chảy máu hoặc làm rách ḷng ruột già với tỉ lệ 1/1000. V́ được cho ngủ, hôm đi soi, người bệnh cần có người chở về, và không thể đi làm trong cùng ngày. Trả tiền mặt, soi toàn ruột già tốn khoảng 900-1000 Mỹ kim; trong các tổ hợp y tế HMO, các vị cao niên không phải trả tiền.
Sigmoidoscopy
Đây là phương pháp soi đoạn cuối của ruột già (phần ruột già bên trái) gần về phía hậu môn (ống soi chỉ vào sâu 60 cm), và nếu b́nh thường, sẽ làm lại mỗi 5 năm.
Chiều trước ngày soi sigmoidoscopy, người bệnh ăn thức ăn lỏng, và chỉ cần được bơm thuốc vào hậu môn để đi cầu cho sạch hết phân ngày hôm sau trước khi soi. Thường khi soi, người bệnh không phải ngủ và có thể trở lại làm việc trong ngày.
Soi sigmoidoscopy có thể khám phá các bướu thịt hoặc ung thư trong phạm vi các vùng được soi. Việc soi rất ít nguy hiểm, hiếm khi xảy ra chảy máu hoặc rách ḷng ruột già.
Sigmoidoscopy rẻ hơn colonoscopy, ít nguy hiểm hơn, song điểm bất lợi nhất của sigmoidoscopy là không t́m được những bướu thịt hoặc ung thư ở phía bên phải của ruột già. Ngoài ra, khi t́m thấy bướu thịt hoặc ung thư tại những vùng soi, sau đó cũng sẽ phải làm colonoscopy (tức tốn thêm lần tiền nữa) để soi toàn ruột già, v́ bướu thịt hoặc ung thư có thể xuất hiện luôn tại cả những vùng ruột già bên phải.
Thử phân
Ung thư ruột già hay gây chảy máu ít một, mắt chúng ta thường không nh́n thấy, song thử phân có thể khám phá thấy máu trong phân.
Vị nào không thích truy t́m ung thư ruột già bằng hai phương pháp kể trên, có thể thử t́m máu trong phân hàng năm. Thử thấy có máu trong phân, cần soi toàn ruột già t́m ung thư.
Tuy nhiên, phương pháp truy t́m bằng thử phân kém nhất, không mấy chính xác, do các bướu thịt trong ḷng ruột già hiếm khi chảy máu nên trắc nghiệm hay ra âm tính (không thấy có máu), ngược lại, nhiều trường hợp trắc nghiệm dương tính (thấy có máu), nhưng thực ra v́ những nguyên nhân khác không phải ung thư, chẳng hạn như trĩ.
Trên là ba phương pháp truy t́m ung thư ruột già từ tuổi 50 cho người b́nh thường, không có triệu chứng, thực hiện trong các tổ hợp y tế HMO theo lệnh của Medi-Cal, Medicare. Với các vị có những yếu tố quan trọng dễ đưa đến ung thư ruột già (có người thân trong gia đ́nh bị ung thư ruột già, bệnh viêm ruột, …) tùy trường hợp, bác sĩ sẽ đề nghị truy t́m sớm hơn so với người thường.
Đầu năm 2014 tới, tất cả các vị Medi-Medi sẽ lần lượt phải gia nhập một tổ hợp y tế, và vào cuối năm nay, sẽ nhận được thư thông báo, yêu cầu chọn bác sĩ chính (primary care doctor) và tổ hợp y tế, nếu không, sẽ bị chỉ định bác sĩ và tổ hợp. V́ trong tổ hợp, các vị sẽ được chăm sóc kỹ càng hơn với những chỉ thị trực tiếp của Medi-Cal, Medicare các bác sĩ trong tổ hợp phải thi hành, c̣n như bây giờ, người có Medi-Medi muốn đi đâu th́ đi, dễ sa vào tay những bác sĩ chỉ muốn kiếm tiền bằng những phương cách bất chính gây tốn kém công quĩ, mà không khuyên người bệnh những việc cần làm. Với mô thức tổ hợp y tế, chính phủ biết chắc những chỉ thị đưa xuống các bác sĩ sẽ phải thi hành, đồng thời nắm vững được đồng tiền chi ra để chăm sóc sức khỏe cho các vị Medi-Medi, của công không c̣n bị lọt vào tay những kẻ gian giảo.
Soi ruột già vừa cứu mạng chúng ta, vừa tiết kiệm tiền cho hệ thống y tế chúng ta đang hưởng. Mà cũng chẳng phải tiền ǵ của hệ thống y tế, nhưng chính tiền của những người công dân Mỹ cần cù đi làm đóng thuế.
Cũng xin nhớ, trong lănh vực sức khỏe, một lời khuyên vô ư thức có thể gây hại, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của người thân chúng ta. Chớ nên khuyên người kiểu, “Chị không có triệu chứng ǵ, đi soi ruột già làm chi, bác sĩ chỉ vẽ chuyện”, song nên khuyên, “Chuyện sức khỏe, chị hỏi ư kiến bác sĩ, c̣n chị hỏi chuyện bếp núc, làm vườn, mua hột xoàn, tui chỉ chị”.
Lời nói chúng ta nên thận trọng, nhất là trong những địa hạt chuyên môn ḿnh không rành.
Có không biết bao nhiêu cặp vợ chồng, từ bao nhiêu năm cứ để mặc t́nh trạng “khắc khẩu”, t́nh trạng “xung khắc” bất ḥa giữa hai vợ chồng kéo dài năm này tháng nọ. Họ không buồn bỏ một chút th́ giờ để t́m hiểu lư do của sự khắc khẩu, sự nghịch ư và t́m cách khắc phục để gia đ́nh có một đời sống hạnh phúc, an vui.
Họ không ư thức được rằng, hạnh phúc có sẵn trong hiện tại, trên con đường chúng ta đang đi …
Chỉ một việc chúng ta được sống độc lập, nghĩa là có thể thấy, nghe, đi, đứng, ăn uống, không bệnh hoạn, có cơm ăn, có áo mặc, có nhà ở và được b́nh yên đă là một hạnh phúc vô cùng trong đời, mà ít người ư thức, v́ người ta cứ mải mê theo đuổi những mộng tưởng xa xôi, thả h́nh bắt bóng.
Nếu tuần nào không bận rộn với những sinh hoạt cộng đồng, hai vợ chồng tôi đi ăn nhậu tiệc tùng ở nhà bạn bè, sẽ có dịp nghe các bà, sau khi ăn no kéo nhau ra pḥng khách, đem ông chồng yêu quư của ḿnh ra tố khổ.
Câu chuyện của chị Hồng làm tôi suy nghĩ rất nhiều, từ câu chuyện đó tôi suy ra một triết lư … sống hạnh phúc ngay bây giờ và ở đây.
Chị Hồng kể, chị vượt biên trước với hai con, qua Mỹ mấy mẹ con vất vả lúc đầu nhưng dần dần đă tạo được cuộc sống tốt đẹp. Chị mua được một cái nhà hàng nho nhỏ và các con đă ăn học nên người. Hơn mười năm sau ông chồng ra tù cải tạo mới được bảo lănh sang Mỹ. Trong thời gian xa cách hơn một chục năm đó hai người đă hoàn toàn thay đổi. Chị Hồng đă quen đời sống Tây phương, tháo vát, lanh lợi, c̣n ông chồng sau một thời gian lâu dài bị tù đày, sức khỏe yếu kém, tinh thần bị khủng hoảng, ông rất chậm chạp, có thể nói là cù lần so với bà vợ.
Tinh thần chị Hồng luôn bị căng thẳng, lo âu v́ việc làm ăn buôn bán, cạnh tranh, lại thêm thân xác quá mệt mỏi v́ làm việc nhiều giờ ở nhà hàng nên lúc nào chị cũng cau có, gắt gỏng như bệnh thần kinh hay x́-nẹc vô lư, càng làm cho ông chồng thêm buồn tủi thân phận sống bám vào vợ.
Một hôm ông chồng bệnh, bảo chị Hồng rót cho một ly sữa. Chị càu nhàu:
- Th́ ông đi lấy đi, c̣n đi được, chưa bệnh nặng mà.
Ông chồng đổ quạu:
- Tôi bệnh bà biết không?
Chị Hồng với tay lấy ly nước trà chị đang uống, đổ sửa vô rồi đem lại cho ông chồng. Chị dằn mạnh cái ly lên bàn nói “uống đi”, rồi quay lưng đi.
Ông chồng nổi giận bắt đầu to tiếng:
- Bà đă đi quá mức của một người vợ, không coi chồng ra ǵ !.
- Bên Mỹ này b́nh quyền, không có chuyện chồng chúa vợ tôi. Ai cũng phải làm việc cực thấy cha để kiếm sống, không ai hầu ai như bên nhà.
Chị lằng nhằng không dứt lời. Ông chồng thấy cái ǵ màu đen giống con ruồi trong ly sữa, ông la lên:
- Bà cho tôi uống sữa với ruồi, bà biết không?
Chị Hồng b́nh thản đáp:
- Th́ vớt nó ra. Ở bên Việt Nam, đang ăn phở con ruồi bay rớt vô tô phở ḿnh vớt bỏ đi, rồi ăn tiếp có sao đâu.
Ông chồng nổi cơn, nhắc lại đủ thứ chuyện buồn phiền chất chứa trong ḷng bấy lâu nay. Ông chồng chưa dứt lời th́ bà vợ phản pháo ngay bằng những lời lẽ thật đanh đá. Cả hai trao đổi nhau những câu nói chanh chua, độc ác cho hả giận. Trong cơn nóng giận đó, họ không có th́ giờ suy nghĩ, cân nhắc từng lời nói, nên những lời lẽ thật tàn nhẫn, độc địa được bắn thẳng vào tai, vào tim hai người và đă để lại nhiều vết thương không hàn gắn được.
Không dằn được cơn giận, anh chồng nói:
- Không thể tiếp tục được nữa, phải ly dị.
Bà vợ trả lời ngay:
- Càng sớm càng tốt, bỏ ông ra tôi dư sức lấy một chục thằng hơn ông.
Ông chồng không chịu thua nói:
- Phen này ông về Việt Nam ông lấy gái c̣n trinh chứ không lấy bà già ó đâm như bà .
Chị Hồng chạy vội ra xe :
- Tôi đi tới văn pḥng luật sư kư giấy ly dị ngay bây giờ đây.
Tại văn pḥng luật sư, chị Hồng gọi điện thoại về cho hay luật sư đ̣i phải đặt trước hai ngàn đô và không trả lại nếu sau này họ đổi ư không muốn ly dị. Ông chồng đồng ư ngay, rồi buồn bă đứng dậy bước lại bồn rửa chén, đổ ly sữa. Bên cửa sổ có ánh sáng, anh chồng mới thấy miếng đen trong ly sữa là lá trà trong ly chị Hồng đă uống. Th́ ra cả hai vợ chồng căi nhau rùm beng, làm mất đi một buổi sáng đẹp trời chỉ v́ xớn xác thấy lá trà mà tưởng là con ruồi. Anh chồng ân hận cho sự nóng nảy của ḿnh. Không phải hai vợ chồng chỉ mất đi một buổi sáng đẹp trời mà mất luôn hai ngàn đô, đấy là may nếu không thấy lá trà th́ họ đă ly dị, gia đ́nh ly tan, con cái buồn khổ, chỉ v́ nóng nảy, lầm lẫn. Lúc nóng giận đầu óc người ta không sáng suốt, nói nặng không tiếc lời.
Hai vợ chồng tiếp tục sống chung, ăn chung, ngủ chung nhưng không hạnh phúc, không ai nhường nhịn ai. Ai cũng có cái “ngă” quá to, tự cho ḿnh đúng rồi rống họng căi, mạt sát lẫn nhau. Họ để mặc cho t́nh trạng khắc khẩu kéo dài v́ tin là tuổi của họ xung khắc, số con chuột, con mèo, con rắn, con heo ǵ đó … tứ hành xung, v́ t́nh nghĩa không ly dị, nhưng không thể sống thuận ḥa, hạnh phúc với nhau được.
Một hôm có một người khách đến ăn ở nhà hàng đưa cho chị Hồng xem h́nh họ vừa xây một căn nhà rất khang trang bốn từng lầu tuyệt đẹp ở Saigon mà tốn có bảy chục ngàn mỹ kim. Chị Hồng cầm cái h́nh ngắm tới ngắm lui thích quá, muốn về VN xây một căn như vậy cho cha mẹ ở bây giờ và một ngày nào đó về hưu hai vợ chồng về VN, th́ có căn nhà tiện nghi. Ở đây chắc con cái sẽ bỏ cha mẹ vô viện dưỡng lăo, thêm buồn tủi.
Thế là chị Hồng tự ư bay về VN hai tháng để tận mắt trông coi việc xây cất căn nhà theo ư chị muốn. Trước khi đi chị dặn ḍ mấy đứa con, coi chừng ba, đừng để ổng đi nhậu nhẹt, gặp gỡ bà này bà nọ lúc mẹ vắng nhà. Hai đứa con nghe lời mẹ, để ư canh chừng ông già. Ông chẳng đi đâu cả, buổi tối sau khi đóng cửa nhà hàng về ông ngồi gơ lóc cóc trên keyboard computer đến quá nửa đêm, “chat” với mấy cô gái ở VN muốn lấy chồng Việt Kiều. Chỉ trong ṿng hai tháng là t́nh nồng say đắm nẩy nở giữa chồng chị và cô gái tuổi đáng con ở VN. Câu chuyện t́nh ảo trên net đă thúc đẩy anh chồng quyết về VN một chuyến để gặp người t́nh trong mộng, trên net.
Khi chị Hồng trở về Mỹ, hí hửng với mấy cái h́nh căn nhà khang trang ở VN th́ ông chồng chị quyết liệt đ̣i về VN để xem tận mắt căn nhà. Cố nhiên chị Hồng không cho ông ta về VN một ḿnh, cho chồng về VN một ḿnh rất nguy hiểm, dễ bị các cô gái tơ ở VN quyến rũ. Nhưng nay với t́nh yêu thúc đẩy ông chồng chị Hồng quyết“quật khởi”, không chịu đựng sự chỉ huy, theo ư kiến của vợ nữa. Chị Hồng giận lẫy, cảnh cáo là khi ông trở về th́ ông cuốn quần áo ra khỏi nhà. Ly dị. Ông chồng nghĩ bụng “càng tốt”.
Khi về tới VN th́ việc đầu tiên là anh chồng đi t́m gặp người t́nh trên net.
Trời ơi! H́nh trên net th́ cô ta đẹp và duyên dáng, c̣n trên thực tế th́ xấu ơi là xấu và qua nhiều câu chuyện th́ anh chồng thấy rơ là cô này “bắt địa”, moi móc tiền Việt kiều hơn là có t́nh yêu chân thật. Cô này muốn đi Mỹ với bất cứ giá nào, chuyện sống hạnh phúc hay không th́ hạ hồi phân giải, có ly dị cũng không sao, miễn được đi Mỹ. Ông chồng thất vọng, lo ngại, tiếc công xúc tép nuôi c̣, không biết c̣ ở với ông được bao lâu mà trước mắt là phải hy sinh bà vợ già ... Sau vài lần gặp gỡ anh chồng quyết ở lại với vợ “ta về ta tắm ao ta” cho chắc ăn.
Từ đấy ngày nào anh ta cũng o bế đưa ông bà già vợ đi ăn , đi chơi, như một thằng rể có hiếu. Chị Hồng ở nhà lục lạo hết pḥng này tới tủ nọ cố t́m một chứng tích để hiểu v́ sao ông nhất quyết đ̣i về VN, phải có một động cơ nào đó thúc đẩy ông ta mới quyết liệt như vậy.
Moi móc hết quần áo ở mọi góc kẹt, chị mới thấy một hộp bánh biscuit được gói kỹ, tim chị đập mạnh, hội hộp mở ra từ từ, trong đó có một cuốn sổ tay nhỏ và một xấp thơ cũ giấy đă bạc màu. Chị mở cuốn sổ nhỏ ra đọc mới biết đó là quyển nhật kư, ông chồng viết rất ngắn gọn những tâm t́nh thật buồn tủi về cuộc đổi đời, bây giờ không c̣n uy quyền của một cấp chỉ huy, một người chồng, người cha trong gia đ́nh… Ông ghi lại sự chịu đựng, chấp nhận cuộc sống hiện tại, nhất là nỗi buồn tủi phải sống bám vào vợ, v́ tuổi đă lớn không thể làm lại từ đầu…
Đọc tới đây chị Hồng thấy cảm động ứa nước mắt, bây giờ chị mới cảm thông, thương xót, tội nghiệp chồng.. Từ trước tới giờ mỗi lần nổi cơn là chị la cho hả giận, chứ không hề nghĩ tới tinh thần ông chồng đă bị khủng hoảng trước cuộc đổi đời, và chị cũng không biết giọng nói thường nhật vô t́nh của chị đă làm chạm tự ái ông chồng rất nhiều, đă để lại trong tâm thức ông nhiều đau thương, buồn tủi không tả được.
Chị Hồng bỏ cuốn nhật kư xuống, đọc tiếp xấp thư, th́ ra đây là những cái thư chị đă gởi cho anh chồng từ lúc hai người mới yêu nhau. Chị thật xúc động khi thấy anh chồng vẫn c̣n giữ kỹ những kỷ vật này.
Chị đọc cái thư thứ nhất, có những lời lẽ thật ngọt ngào, nũng nịu dễ thương "Anh dễ ghét ghê! Anh biết là xa anh em nhớ anh thấy mồ không? Lần sau hễ em gọi điện thoại, dù anh bận đến đâu anh cũng phải gọi lại liền, nếu không em sẽ bắt đền…” Kèm theo thư là cái h́nh chị lúc 18 tuổi. Trời lúc đó mặt mũi xinh ghê, đă xinh đẹp c̣n ngọt ngào nữa chẳng trách ông chồng trồng cây si, đ̣i làm đám cưới sớm. Cái thư có ép hoa pensée nữa, t́nh thuở ấy thiệt là thơ mộng.
Chị Hồng với tay lấy cái gương trên bàn, soi lại mặt ḿnh bây giờ… hỡi ơi, năm tháng đă để lại trên mặt chị nhiều nếp nhăn, đă già nua mà lúc x́-nẹc chị c̣n cau có, chẳng trách sao bây giờ chồng muốn thương mà thương không vô.
Chị Hồng đọc tiếp cái thư thứ hai, cái nào cũng có kèm theo một cái h́nh rất xinh, hồi đó có bao nhiêu tiền mấy cô gái cũng đem đổ cho máy tiệm chụp h́nh ăn.
Trong thư chị viết: “ Em nhớ buổi chiều ḿnh dạo chơi trong công viên, trời bắt đầu mưa nhẹ hạt, anh ôm, che mưa cho em, trong ṿng tay thương yêu của anh, em cảm thấy thật ấm êm, hạnh phúc. Em mong ṿng tay thương yêu này che chở em măi suốt cuộc đời…”.
Chị Hồng nhớ lại … mới cách đây mấy hôm, hai vợ chồng lái xe khi trời tuyết. Nh́n những bông tuyết rơi nhẹ càng thú vị hơn mưa rơi nhiều, nhưng bây giờ già hay quạu bậy, đường trơn trợt, ông chồng gh́ chặt tay lái, trong lúc chị càu nhàu:
- Ông lái xe kiểu ǵ kỳ cục vậy, sang “lane” sao không ra signal, hồi năy bảo đi đường trong ông không chịu, ông đi đường ngoài bây giờ không nhớ đường. Tôi nói với ông hoài, lên xe th́ phải coi bản đồ trước, định hướng, bây giờ sắp trễ chuyến bay mà c̣n lần quần không biết đường, khổ không ?
Ông chồng cự lại:
- Bà giỏi bà lái đi !
- Tôi không lái xe được trên xa lộ, trời tuyết.
- Không lái được th́ im đi để người ta lái. Đă lạc đường c̣n nghe cằn nhằn có bực không?
Cái thư thứ ba cũng có lời lẽ nồng nàn tha thiết lắm.
- Em mong khi ḿnh về sống với nhau rồi, mỗi đêm em sẽ đưa anh vào “rose garden” (vườn hồng) thật thơ mộng.
Thực tế bây giờ cứ mỗi lần ông chồng lại gần th́ chị nhăn nhó:
- Mệt quá đi thôi! làm việc đầu tắt mặt tối cả ngày mà tới giờ này ông c̣n bắt làm thêm job đêm!
Ông chồng chịu đấm ăn xôi, choàng tay qua ôm vợ.
Chợt nhớ tới mấy cái bills, chị Hồng hỏi :
-Cái bill nước anh trả chưa, nếu để trễ là họ cúp nước cho mà coi.
Nghe cúp nước ông chồng hoảng quá, tuột xuống giường đi t́m cái bill coi đă trả chưa.
Vừa trở lại đặt lưng xuống giường nằm th́ chị Hồng nói, đă nhắc anh bỏ vô băng IRA hai ngàn để được trừ thuế, anh bỏ chưa?. Cái máng xối rớt ṭn teng cả tháng nay, chừng nào anh mới sửa?
Ông chồng kêu trời:
- Trời ơi! sao cứ tới giờ tôi leo lên giường nằm cạnh bà, bà hỏi đủ thứ chuyện như vầy, làm sao hứng nổi, thôi bỏ mẹ nó qua hết đi, tính sau…
Xếp lại xấp thư cũ, chị Hồng ưu tư nghĩ đến hai chữ “vô thường”, quả thật vạn vật luôn đổi thay. Từ một cô gái xinh đẹp hiền dịu nay trở thành bà già xấu xí, hay gắt gỏng, khó thương. Ngày này qua ngày khác chị đă quá bận rộn chạy đua với cuộc sống đến nỗi không có th́ giờ dừng lại để suy nghĩ, t́m hiểu coi ḿnh đă sống như thế nào? Ḿnh đă sống với ư thức hiện hữu và sống hạnh phúc trong từng phút, từng giây hiện tại ?
V́ cuộc sống quá bận rộn, bon chen để cung ứng những nhu cầu, tiện nghi vật chất, rơ ràng là chị đă đánh mất quá nhiều hạnh phúc hiện tại của ḿnh cho những vọng tưởng điên đảo, được, mất, hơn , thua, vinh, nhục, buồn, giận, thương, ghét. Khoắc khoải trong âu lo, toan tính, sân hận , thù oán, trong nuối tiếc kư ức, trong ước vọng tương lai và ngay cả giờ phút này chị cũng đang lao chao vọng động … sự bất an có mặt thường trực trong đời sống tinh thần, tâm linh của chị.
Chỉ những giây phút thật lắng đọng tâm tư như thế này chị mới thấy thương chồng và ân hận về cách cư xử tồi tệ với chồng. Ngày hôm sau chị quyết định làm mới lại cuộc t́nh bằng cách sẽ sửa đổi để được dễ thương như ngày xưa. Chị đi chợ mua cho chồng vài cái cà vạt, vài đôi vớ, quần áo mới, rồi gói lại cẩn thận trong giấy kiếng màu thật đẹp, như gói quà Giáng sinh. Chị dự định khi chồng ở VN về chị sẽ bịt mắt anh chồng lại, đem quà ra bày một bàn rồi mở mắt anh ta ra cho xem, chắc chắn là anh ta sẽ rất vui mừng và hạnh phúc trước sự đổi mới này .
Trong lúc chị đang quyết tâm làm mới lại cuộc đời th́ có người bạn rủ chị đi dự lớp thiền ở chùa gần nhà, chị nhận lời đi ngay. Ở thiền đường, các thiền sinh ngồi thành một ṿng tṛn. Bên cạnh thầy, tất cả cùng thư thả uống trà và bàn chuyện đạo (trà đàm) và nghe pháp thoại, có lúc cùng nhau hát những bài thiền ca, để ư thức sự sống nhiệm mầu trong giờ phút hiện tại, vui như trẻ thơ. Trong môi trường trong sáng này, chị cảm thấy như đă thoát ṿng tục lụy, bước vào niết bàn ở thế gian. Chưa bao giờ chị có được cảm giác an lạc thanh thản, tâm hồn rộng mở, tha thứ, bao dung, vui tươi, hồn nhiên như vậy.
Thầy giảng về sự “cảm ơn” và “ái ngữ”. Trong lúc lắng nghe chị nh́n xuống như để thấm thấu hết những lời giảng vàng ngọc của thầy. Suy nghĩ kỹ lại th́ chị chưa bao giờ nói lời cảm ơn chồng và con cái, mà chính thực chị đă mang ơn họ rất nhiều. Chồng là người đầu gối, tay ấp đă chia sẻ với chị biết bao nhiêu khổ cực, buồn vui của cuộc sống. Chị cũng chẳng có để ư tới hai chữ “ái ngữ” là những lời nói êm đẹp, đem lại hạnh phúc cho nhau. Từ trước tới giờ hễ nổi cơn lên là chị nói, chị nói bất cứ cái ǵ vụt hiện ra trong óc, nói cho hả giận, không cân nhắc, đắn đo hậu quả ǵ cả.
Càng nghe thầy giảng chị càng ân hận cho những ǵ ḿnh đă nói, đă làm một cách vô minh từ trước tới giờ. Tối hôm đó, chị gọi điện thoại cho chồng với những lời lẽrất ngọt ngào, êm dịu, chị dặn ḍ anh chồng cứ vui chơi bên nhà, khi về th́ nhớ mua cho chị mấy thức ăn Việt Nam như khô cá thiều, khô lan pḥng, mứt me… chị thực sự nôn nóng mong cho mau qua một tuần để đón chồng về. Cuộc đời của hai người từnay sẽ đổi khác, sẽ không c̣n khắc khẩu, xung khắc như trước nữa.
Hai ngày sau, đứa cháu bên VN gọi điện thoại qua cho hay chồng chị bị “heart attack” trong lúc tắm biển với mấy cháu và tắt thở trên đường đưa tới bệnh viện cấp cứu. Chị vội vă bay về Saigon, cố nhiên chị đem theo những món quà đă gói trong giấy kiếng thật đẹp. Lúc tẩn liệm, chị đă liệm theo quan tài những món quà này với thật nhiều nước mắt… đă muộn rồi!
Ai cũng biết đời là vô thường, hăy sống trọn vẹn những giờ phút hiện tại, biết là biết vậy nhưng người ta cứ để cho đời trôi lăng, để cho biết bao phiền muộn cứ ḥa quyện theo tâm hồn ta trong mỗi phút giây. Có một lúc nào đó dừng lại, thử hỏi, chúng ta đă bỏ biết bao nhiêu sinh lực, công sức để có được một t́nh yêu như ư, một danh vọng như ư, một tài sản như ư và rằng chúng ta thực sự đă sống với cái “như ư” đó một cách hạnh phúc không? Rơ ràng là chúng ta vẫn c̣n nhiều phiền muộn và cay đắng mà phần lớn là bởi bám víu, dính mắc với “cái tôi”, “cái của tôi”, và cái tự ngă của tôi”. Đó là chưa kể cái tâm thức đang bị thiêu đốt bởi những khao khát, ước mơ và lo âu …
Để thoát ly mọi phiền năo, để xa ĺa mọi mộng tưởng, đảo điên, cuồng si, chúng ta hăy tập sống buông xả , “không phân biệt”.
Hăy ư thức ḿnh đang sống, trong từng hơi thở, trong mỗi bước chân, hăy an trú vững chắc trong hiện tại - sống hạnh phúc ngay bây giờ và ở đây.
Đức khiêm tốn là một đức hạnh không làm khổ ḿnh, khổ người, luôn mang niềm vui hạnh phúc đến cho chính ḿnh và mọi người, giúp tâm hồn luôn thanh thản an vui và vô sự.
Đức khiêm tốn thường thể hiện qua từng hành động, lời nói và suy nghĩ không khoe khoang hay nói:
Những ǵ ḿnh có (của cải, sự giàu sang từ cái nhà, chiếc xe, quần áo model nhất, thức ăn ngon, vật dụng điện tử mới nhất, cho tới những vật dụng nhỏ nhất trong nhà)
Những ǵ ḿnh đă đạt được, đă làm được (đă học xong bằng tiến sĩ, vừa mới ráp được một hệ thống chống trộm,…)
Những ǵ ḿnh hiểu (lời dạy của Phật, của Chúa, của vị nào đó, của ai đó,…)
Về những bằng cấp, chứng chỉ, bằng khen, huy chương,…
Về những việc làm tốt, việc làm từ thiện, những việc giúp người, giúp thú vật, giúp thành phố bằng cách bỏ thời gian, công sức, trí tuệ, tiền của, vật chất hay những lời khuyên,…
Về những quan hệ của ḿnh với những người có danh, có thế lực, nổi tiếng, giàu sang hay có đức trọng,…
Về cái đẹp, cái thông minh, sự giàu sang, sự hiểu biết hay học thức, cái tài, gia đ́nh, ḍng họ, dân tộc, đất nước của ḿnh.
Không thổi phồng hoặc tự đánh giá cao về ḿnh.
Ngoài ra những người khiêm tốn c̣n
Không tham gia vào những tṛ thi đấu hơn thua, tranh tài.
Không tham gia vào những nơi đông đúc, ồn náo mà chỉ thích sống một ḿnh, trầm lặng tư duy về cuộc sống thiện ác để tránh xa điều ác, tăng trưởng điều thiện.
Tránh xa những người giàu có, có thế lực, có uy quyền, …
Làm việc ǵ cũng không cần ai khen, chỉ biết làm tốt, làm cho xong việc và rất cẩn thận.
Làm theo ư kiến, yêu cầu, đề nghị của người khác để người vui, ḿnh vui. Không bao giờ làm theo ư ḿnh, cho ư ḿnh là hay là đúng nhất,…
Luôn thưa hỏi người khác trước khi làm việc ǵ mà không tự ư làm theo ư của ḿnh.
Ai nói ǵ, khen hay chê, nói tốt hay xấu, nói về người khác th́ người khiêm tốn đều im lặng không b́nh luận đúng sai, phải trái.
Không nhiều chuyện phân tích chuyện của người, chuyện đời, chuyện kinh tế, chính trị của xă hội,…
Không tự nói lên ư kiến của ḿnh mà chỉ trả lời những ǵ người khác hỏi.
Ăn mặc giản dị, gọn gàng sạch sẽ
Sống đơn giản, không cầu kỳ, khoe trương ta cũng có thứ này thứ nọ như mọi người, không chạy theo vật chất thế gian, không chạy theo cách sống của người khác. Họ sống rất thiểu dục tri túc, không ăn xài phung phí, biết suy nghĩ tính toán, tư duy kỹ trước khi làm điều ǵ.
Biết lắng nghe người khác, không chú trọng “cái tôi”, mà biết quan tâm đến vấn đề của người khác.
Luôn không ngừng học hỏi những cái hay của mọi người xung quanh, chứ không bó chặt vào những ǵ ḿnh biết.
Luôn nh́n thấy lỗi ḿnh, không nh́n lỗi người.
Luôn sống cung kính và tôn trọng mọi người dù là một em bé, người nhỏ tuổi, người nghèo hèn, người hầu, người không quen biết, phụ nữ, người tàn tật, người tội phạm, người bị xă hội ruồng bỏ.
Luôn nhường nhịn, nhún nhường người khác như nhường cho người khác làm trước, nói trước, đứng trước, nằm trước, ăn trước, nghỉ trước, ngồi trước, nói chung là nhường quyền ưu tiên cho người khác kể cả nhường giải thưởng, vị trí cao nhất, chức vụ cao, quyền hành, bổng lộc cho người. Nhường nhịn những ǵ ngon nhất, đẹp nhất, hay nhất, tốt nhất, tiện nhất, phù hợp nhất,… cho người.
Luôn mong mọi người chỉ lỗi cho, chỉ chỗ sai, chỉ cái xấu của ḿnh để sửa đổi thành tốt hơn.
Luôn tự đánh giá về những ǵ ḿnh làm là chưa hoàn hảo, chưa toàn diện, chưa đủ, chưa chất lượng, chưa tốt. Do vậy mà luôn muốn lắng nghe mọi người góp ư kiến sửa đổi để tốt hơn.
Khi thưa hỏi th́ dùng danh từ lịch sự như “Kính thưa,…”
Không so sánh ḿnh với bất kỳ ai, hơn kém hay bằng người.
Người khiêm tốn sống để phục vụ người, mang lợi ích đến cho người chứ không phải mong rằng sống để người khác phục vụ ḿnh hay nhớ ơn ḿnh.
Người khiêm tốn luôn sống ly dục ly ác pháp, v́ nếu không biết sống ly dục th́ sẽ bị ác pháp chi phối, ác pháp chi phối th́ tâm tham sân si mạn nghi đều đầy đủ và lộ ra ngoài.
Khiêm tốn thừa nhận sự thiếu khiêm tốn của ḿnh.
Tóm lại khiêm tốn là một đức hạnh diệt ngă xả tâm, giúp cho tâm hồn thanh thản an lạc và vô sự, người khiêm tốn
Không khoe khoang,
Không đề cao bản thân,
Không cần tạo ấn tượng với ai,
Không tỏ ra ḿnh hơn người khác,
Không cần lôi kéo sự chú ư của ai về ḿnh,
Không bao giờ tự măn về những điều ḿnh có, ḿnh đạt được hay ḿnh biết, mà luôn mở ḷng học hỏi, trau dồi từng lời nói, hành động, suy nghĩ và từng cử chỉ nhỏ nhặt.
Luôn sống cung kính và tôn trọng mọi người.
Luôn biết nhún nhường chứ không tranh dành.
Luôn nh́n thấy lỗi ḿnh, không nh́n lỗi người.
Ḷng khiêm tốn dễ đưa mọi người đến gần nhau, làm lan tỏa mối thân thiện giữa môi trường làm việc cũng như trong quan hệ bằng hữu, t́nh yêu, giao tiếp, ngoại giao….
Có lạ không nhỉ, khi bảo rằng người ta bước lên để cúi nh́n xuống? Có kỳ cục không nhỉ, khi người ta bị thúc để bước lên, và cũng cùng lúc bị nhắc phải biết nh́n xuống?
Chắc em biết rằng người ta thường thích sự an toàn và ổn định. Ai cũng muốn được ở yên trong cái vị thế của ḿnh. Thế nên bước lên không phải lúc nào cũng dễ. Nh́n xuống không phải lúc nào cũng dễ. Bước lên rồi mà c̣n nh́n xuống nữa th́ lại chẳng dễ tí nào, phải không?
Có những người không muốn bước. Bởi v́ bước nghĩa là phải rời khỏi cái vị thế hiện tại của ḿnh. Để bước, người ta phải bỏ lại đằng sau nhiều thứ. Có nhiều người không muốn bước lên. Để bước lên người ta phải cố gắng. Ai cũng có sức nặng. Bước lên là lúc người ta nhận ra và chiến đấu với nhiều sức nặng đang tŕ kéo ḿnh xuống.
Sống trên mặt đất, con người phải chịu sức hút của trọng lực. Sức hút ấy giữ họ an toàn, nhưng cũng đồng thời cản chân họ bước lên. Mỗi lần vươn lên cao là mỗi lần người ta bị kéo xuống. Vươn càng cao th́ bị kéo càng mạnh. Giống như trèo càng cao th́ té càng đau vậy!
Nhưng con người không chỉ là một vật thể giữa vô vàn vật thể khác trên hành tinh này. Trong ḷng con người lại tồn hữu nhiều sức gh́ kéo khác. Sức kéo từ bên trong giữ con người ở yên với cái hiện tại, bất chấp hiện tại ấy như thế nào. Bao nhiêu lần người ta muốn thay đổi là hầu như bấy nhiêu lần người ta cảm được cái trở lực từ bên trong ḿnh. Có những lúc vượt ra khỏi cái sức hút của trái đất c̣n dễ hơn là vượt ra khỏi những sức ́ nội tại ấy. Có những lúc phải sống trong cái hiện tại dội vào ḷng họ bao nhiêu là tù túng ấm ức, c̣n dễ hơn là phải bắt đầu một cái ǵ đó mới mẽ lạ lẫm. Người ta tưởng rằng ḿnh sẽ quen dần. Họ không nhận ra rằng ḿnh đang trở nên chai sạn dần.
Chung quanh con người cũng có nhiều sức kéo khác nữa. Con người luôn sống trong một cộng đồng. Đôi khi chính cộng đồng ấy là chướng ngại cho việc bước lên. Tại sao tôi phải bước lên, trong khi chung quanh tôi người ta vẫn cứ tàn tàn mà sống? Tại sao tôi phải lao ḿnh vào chuyến phiêu lưu, trong khi những người quanh tôi vẫn cứ lây lây lất lấy với cái quỹ đạo sống đều đặn thường ngày? Tại sao tôi vẫn t́m cách vượt thoát để bước lên trong khi phần lớn thế giới loài người vẫn cứ ngồi yên một chỗ?..
Bước lên nghĩa là tự vơ vào ḿnh một chút thách đố nào đó. Bước lên, người ta dễ mệt mỏi và cô đơn. Thế nhưng bước lên cũng hứa hẹn cho người ta một điều ǵ đó, em nhỉ !
Nhiều người biết rằng bước lên là để t́m thấy cái ǵ đó tốt đẹp hơn cho cuộc sống. Nhưng ít người thật sự bước. Ai cũng ôm ấp cho ḿnh một vài điều lư tưởng. Nhưng từ lư tưởng đến cuộc sống là cả một quăng đường dài. Không phải ai cũng đủ can đảm để sống với những điều mà ḿnh cho là đẹp. Càng không phải ai cũng có khả năng để theo tới cùng điều mà ḿnh cho là đúng.
Có những người đă can đảm bước lên, đă để lại một điều ǵ đó thật đẹp… Đáng buồn là cái đẹp của họ chỉ đủ để biến họ trở thành gương mẫu cho nhiều người khác nghĩ về, chứ không đủ để mời nhiều người khác bước theo. Có những lúc người ta thích làm khán giả hơn là diễn viên. Có những lúc người ta thích làm cổ động viên hơn là cầu thủ. Họ nại lư do rằng ḿnh không đủ khả năng để bước vào cuộc chơi.
Nhưng em ạ, cuộc đời đâu phải là một cuộc chơi! Làm sao người ta có thể nhường trách nhiệm tŕnh tấu cuộc đời ḿnh cho người khác! Làm sao người ta có thể chỉ làm khán giả với chính cuộc đời ḿnh.
Thế nên cần biết bao những người dám bước lên. Bước lên để hướng đến một điều ǵ đó tốt đẹp hơn. Bước lên để đảm nhận cuộc đời ḿnh. Nhưng quan trọng hơn nữa, bước lên là để nh́n xuống.
Bước lên để nh́n xuống là một điều dị thường.
Có rất nhiều người khi đă bước lên rồi th́ chẳng bao giờ thèm liếc con mắt của ḿnh xuống dưới. Dường như trong hành tŕnh bước lên, họ đă tập cho ḿnh thói quen chỉ dán mắt về phía trước. Như cô gái làng đă quen đỏng đảnh với phồn hoa đô thành, dễ ǵ c̣n mơ về cánh đồng xa với những con người chân bùn tay lấm. Như những người đă t́m được cho ḿnh vùng đất hứa, dễ ǵ họ quay về với vùng hoang mạc mà từ đó ḿnh đă cất bước ra đi.
Bước lên để nh́n xuống là một lư tưởng đẹp, một lối sống đẹp. Có những người đă dám bước lên, dám đi t́m ánh sáng cho nhiều hy vọng ấp ủ trong ḷng ḿnh. Họ mong một ngày nào đó, khi đă có thể bay thật cao, họ sẽ trở về để sống và xây dựng cho chính chốn thấp đă sinh ra ḿnh.
Thế nhưng khi đă lên cao thật cao, người ta ngại hạ xuống thấp thật thấp. Yên vị ở chốn thấp người ta đă ngại bước lên cao. Yên vị ở trên cao, dễ ǵ người ta không ngại ngần hạ ḿnh xuống thấp. Có những người mê mải với đường bay có thèm đoái hoài ǵ đến những nơi đă được ḿnh dùng như là một bước đệm…
Em biết không? Phải có một lư tưởng đẹp và một động lực mạnh lắm, th́ người ta mới dám bước lên. Phải có một t́nh yêu lớn lắm, th́ người ta mới dám cúi ḿnh xuống. Phải có một con tim quảng đại lắm th́ người ta mới bỏ trên cao để hạ xuống với chính những người đang c̣n ở dưới thấp. Phải có một cái ǵ đó đặc biệt lắm th́ người ta mới không một ḿnh tận hưởng chốn cao, nhưng lại chấp nhận hạ ḿnh xuống để làm lại từ đầu với những cái long đong bất định nơi chốn thấp.
Cuộc sống này sẽ trở nên phong phú biết bao nhờ những chuyển động như thế. Chẳng phải khi có một người cúi xuống và một người vươn lên, con người sẽ gặp gỡ nhau mặt giáp mặt sao?
Này em, em đang muốn bước lên, hay đang cần cúi ḿnh xuống?
Nghiên Cứu Tìm Thấy: Đèn Led Trong Nhà Bạn Có Thể Làm Hỏng Mắt Vĩnh Viễn - Huỳnh Chiếu Đẳng
Do you have LED lights in your home? Yeah- Then this is for you! health, home, health, public health, health, home, home, health, home A 400-page report released by the French Agency for Food, …
(máy dịch) Một báo cáo dài 400 trang do Cơ quan Thực phẩm, Sức khỏe và Môi trường và An toàn Lao động Pháp công bố xác nhận rằng đèn LED gây ra thiệt hại gần như không thể đảo ngược đối với mắt chúng ta. Đèn LED có thể dẫn đến thoái hóa điểm vàng và mù ḷa.
Các quan chức cần sửa đổi giới hạn tối đa để tiếp xúc với đèn LED phát ra ánh sáng màu xanh. Ánh sáng LED hiệu quả hơn 90% so với bóng đèn sợi đốt. Nó rẻ hơn và chiếm lĩnh một nửa thị trường chiếu sáng. Sản xuất sẽ tăng lên đến 60 phần trăm vào năm 2020.
Ánh sáng xanh gây tổn thương tế bào cảm quang, dẫn đến mất thị lực. Nó gây ra nhiễm độc quang, một t́nh trạng trong đó các tế bào mắt và da bị tổn thương nhạy cảm với ánh sáng hơn các tế bào b́nh thường.
Đèn LED có thể gây tổn thương không hồi phục cho các tế bào vơng mạc và giảm thị lực. Các tế bào mắt chết đi, và điều này kích hoạt sự phát triển của thoái hóa điểm vàng. Nó là một nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực ở Mỹ và hơn 10 triệu người Mỹ.
Sàig̣n đang vào Tết Trung Thu. Sàig̣n, bấy giờ đă được đổi tên. Cũng đúng thôi ! Bởi v́ “nó” không c̣n giống cái “Sàig̣n” của thời trước, cái thuở mà mỗi món vật mỗi con người đều được nhận diện một cách trung thực, cái thuở mà tiếng nói chưa bị thâm nhập bởi những “mỹ từ... dao to búa lớn”, cái thuở mà t́nh cảm c̣n thật là tràn đầy... Cái tên mới của Sàig̣n có hơi... dài, nên sau này, người ta chỉ c̣n gọi là “thành phố”, vừa ngắn gọn lại vừa hợp... thời trang !
Sàig̣n b́nh thường đă rộn rịp. Vào dịp Tết Trung Thu lại c̣n rộn rịp gấp bội. Xe cộ – đông nhứt là xe mô-tô, loại sau này được gọi chung là Honda – chạy đầy đường, chạy loạn, tiếng máy nổ điếc tai thêm bóp kèn liên hồi inh ỏi. Quán lều cũng đầy đường. Hàng họ chưng bày cũng đầy đường. Bánh mứt đèn lồng Trung Thu cũng đầy đường. Coi thật là phồn vinh sung túc.
Trong rừng xe cộ đó, có một người đàn ông cởi xe đạp chở ba đứa nhỏ. Nh́n anh ta là thấy ngay rằng anh ta không “hợp thời”. Anh ta c̣n đội nón Panama, một loại nón mà thời trước người ta nhập cảng từ Nam Mỹ. Mặc dù cái nón – vốn là màu trắng – đă ngă màu vàng và vành nón có nhiều chỗ rách tưa..., cái nón đó vẫn thấy lạc lơng giữa phố phường đầy nón cối, mũ tai bèo, nón lá, nón rơm, nón kết. Anh ta c̣n mặc áo sơ-mi sọc, cổ đứng tay dài, mặc dù sơ-mi bỏ ngoài quần và mang đầy nếp nhăn v́ đă không được ủi. Anh c̣n mặc quần tây dài màu sậm c̣n đủ bờ-li và nhứt là c̣n mang đôi giày da đen mũi nhọn – loại “xịn” – mặc dù giày đen đă ngă màu xam xám v́ đầy bụi đất.
Trong lúc mọi người ăn mặc rất tự do, rất... giải phóng, đại loại như áo thun ba lỗ quần đùi dép cao su, hoặc sơ-mi ngắn tay phạch ngực quần pi-da-ma chim c̣ dép nhựt hoặc những bộ đồ màu xanh cỏ úa rộng thùng th́nh dép lớp xe... th́ lối ăn mặc của anh ta – thật t́nh – không đúng “tác phong của thời đại” ! Ngay như chiếc xe đạp của anh ta cũng không hạp với rừng xe cộ chung quanh. Nó ọp ẹp cũ kỹ, giống như đă được lắp ráp chắp vá bằng những món đồ góp nhặt được từ những chiếc xe đạp phế thải. Cái giỏ sắt gắn ở phía trước ghi-đong (thường dùng như pọt-ba-ga) đă được cắt xén để trở thành cái ghế ngồi cho thằng bé, đứa nhỏ nhứt trong ba đứa. C̣n cái pọt-ba-ga phía sau th́ được nối dài ra một chút, mặt được lót ván và phía dưới có hàn hai thanh sắt ngắn để gác chân. Hai đứa nhỏ c̣n lại ngồi trên đó, đứa lớn ôm đứa bé, đứa bé – v́ c̣n nhỏ quá không ôm được eo ếch của gă đàn ông – nắm chặt lấy vạt áo sơ-mi, nắm bằng cả hai tay...
Trong luồng xe cộ chạy như điên, hối hả, ḷn lách... người đàn ông thản nhiên đạp chậm răi vững chắc dọc theo hè phố. Mấy đứa nhỏ nh́n ngang nh́n dọc, tranh nhau hỏi, tranh nhau nói, líu lo:
- Ba ! Ba ! Coi ḱa ! Đèn Trung Thu ở đâu mà nhiều quá hén ba.
- Ba ! Ba ! Cái ǵ mà bự quá xá đàng kia vậy?
- Tại sao ông già ổng ôm cột đèn vậy?
- Sao ông xích-“dô” ổng nằm ngủ trên xe vậy?
- Bộ ở đây người ta đái ở gốc cây được hả ba?
- Cha... Ông này ổng mua tới bốn cái đèn Trung Thu.
- Ḿnh cũng đi mua đèn nữa, hén ba?
Đứa nhỏ ngồi ở giữa, giọng khàu khàu:
- Anh Việt nói chừng ảnh “dớn” ảnh mua cho con cái đèn máy bay bự bằng cái nhà ớ !
Đứa lớn ngồi phía sau cười hắc hắc, ôm em nó lắc qua lắc lại:
- Ừa ! Mà Nhi phải đừng nói ngọng mới được. “Lớn” th́ nói “lớn”, chớ cái ǵ mà “dớn” hả?
Đứa nhỏ nhứt ngồi trong giỏ phía trước, nói chen vào, cũng ngọng trớt:
- Anh Nhi ảnh nói “nhọng” “vá” hà. Há ba?
Làm cả bọn cười vang. Tiếng cười của cha con nhà đó hồn nhiên, thanh thoát, bị ch́m lấp trong ḍng thác tiếng động điếc tai, vừa ô-hợp, vừa khô khan của phố phường đầy người, đầy xe, đầy bụi...
Đến một gốc đường khá thoáng, nghĩa là vỉa hè c̣n có chỗ trống, thấy có một xe đẩy treo đầy đèn Trung Thu đủ kiểu đủ cỡ và đủ màu sắc đang nằm gần đó, người đàn ông rà xe đạp vào lề:
- Tụi con coi ḱa, đèn Trung Thu ḱa ! Để ba ngừng đây cho tụi con xuống lựa nghen !
Mấy đứa nhỏ “ồ” lên sung sướng. Đứa bé nhứt bỗng vỗ tay cười hắc hắc giống như bị cù léc. Nó la lớn:
- Đèn ! Đèn ! Đèn ! Đèn !
Thả bầy con xuống xong, người cha bảo:
- Tụi con lại đó coi đi ! Lựa đi ! Ba ngồi đây đợi
Trong lúc mấy đứa nhỏ vây quanh xe bán đèn lồng, người đàn ông chống chân lên bờ hè, rút ở túi áo sơ-mi một điếu thuốc. Đó là loại thuốc vấn tay (sau cuộc “đổi đời”, v́ không c̣n tiền để hút thuốc loại sản xuất kỹ nghệ nên phần đông dân “ghiền” mua thuốc rê G̣ Vấp về trộn với thuốc vàng Lạng Sơn rồi vấn hút. Nhiều người vấn sẵn ở nhà rồi cho vào bao hay hộp mang theo ḿnh cho tiện khi cần đi đâu...). Cầm hộp quẹt máy trong tay lắc lắc cho xăng thấm lên đầu tim, người cha đó hướng về bầy con nói to, khá to, để át tiếng ồn man dại của thành phố:
- Tụi con lựa đi nghen ! Lựa đi ! Thứ nào cũng được hết ! Máy bay, xe tăng, bươm bướm ǵ cũng được hết ! Đứa nào thích thứ nào th́ nói cho ba biết. Lát nữa về nhà, ba làm cho y như vậy hà !
Nói xong, anh ta để điếu thuốc lên môi, chẹt hộp quẹt đốt. Bập vài cái cho lửa bắt rồi hít một hơi thật sâu để thở khói ra dài, thật dài... Làm như anh ta muốn trút ra theo khói một cái ǵ đang nghẹn trong ḷng ngực. Chung quanh, người ta, xe cộ đi như loạn.
Chuyến Xe Bus Và Khúc Hát Người Lính Mù. Tuỳ bút Nguyễn Mạnh Trinh.
2019
Leave a comment
by Hư Vô in Tuyển Văn Tags: tùy bút, văn
2 Votes
Nguyễn Mạnh Trinh
Sài g̣n, năm 1980. Lúc đó, cuộc “cách” cái “mạng” ngày 30 tháng tư đă năm năm. Nhưng xem ra không khí chiến tranh vẫn c̣n bao phủ. Đời sống càng ngày càng đi vào bế tắc. Hè đường đầy những người đi kinh tề mới trở về hoặc vượt biên mất nhà sinh sống. Họ trở thành những người không nhà không hộ khẩu sống lây lất trong một thành phố đầy đe dọa. Những trại giam đầy áp người tù, tù chính trị và tù h́nh sự. Đêm đêm là thời gian của kiểm tra hộ khẩu, của bắt người, của đe dọa chập chờn ngoài cánh cửa. Với người dân thường c̣n như vậy. Huống chi những người tù bị gọi là “cải tạo” trở về. Đời sống lại càng bị đe dọa hơn biết bao nhiều. Tôi cũng bị ảnh hưởng trong thời thế ấy. Sống bất hợp pháp trong nhà của ḿnh và trong đầu óc lúc nào cũng chờ đợi một chuyến vượt biển ra đi. Cột đèn mà cũng muốn xuất ngoại, huống chi…
Lúc ấy, phương tiện giao thông đi lại hầu như chỉ có xe buưt ở trong thành phố và xe đ̣ đi xa ngoài thành phố. Ở bến xe, sinh hoạt thật nhộn nhịp. Như ở Xa Cảng Miền Tây lúc nào cũng đầy người mà số đông là những người chờ đợi một chuyến xe. Có người phải ngủ đêm chầu chực nhiều ngày. Nhưng nếu có tiền mua vé chợ đen, th́ được đi ngay. Bao nhiêu con buôn đi hàng ngày mà c̣n chở theo hàng hóa cồng kềnh mà đâu có chờ đợi ǵ đâu. C̣n xe buưt, th́ là chỗ hỗn tạp. Đi xe luôn phải coi chừng, ăn cắp móc túi như ranh. Chỉ một loáng thôi, dù đă giữ ǵn nhưng bị mất mát ngay một cách nhăn tiền. Thời mạt pháp, ai có thân th́ giữ…
Trên một chuyến xe, có hai người lính cũ, một mù một què, dắt díu nhau đi hát để kiếm miếng ăn độ nhật. Người què th́ dẫn đường cho người mù không có mắt để đi lần theo từng hàng ghế. Họ mặc bộ quần áo trận đă rách te tua bạc phếch nhưng vẫn c̣n phảng phất đâu đó h́nh ảnh của người lính thời xưa. Trên tay người lính mù là chiếc đàn mandoline cũ kỹ và anh hát những bản nhạc lính của cuộc chiến ngày cũ đă tàn nhưng c̣n nhiều hậu quả nhức nhối. Những bản nhạc đă vinh danh những anh hùng như “Huyền Sử Ca Một Người Mang Tên Quốc” hoặc “Người Ở Lại Charlie”. Khi hát tôi thấy dường như trong đôi mắt đen đục của người lính mù có chút nước mắt. Đi lần qua những hàng ghế, cũng có những người cho tiền, mặc dù họ không phải là những người khá giả trong xă hội này. Và nếu có một vài chú bộ đội phê b́nh nào là nhạc phản động, nào là nhạc vàng bị cấm th́ họ lại bào chữa bảo vệ “Người ta tàn tật đi kiếm ăn mà c̣n làm khó!”…
Trong không khí đe dọa, họ vẫn cất tiếng hát. H́nh như, họ đang chiến đấu với tiếng hát của ḿnh. Cờ bay, cờ bay trên thành phố thân yêu vừa chiếm lại đêm qua bằng máu… Hay : Anh không chết đâu anh người anh hùng mũ đỏ tên Đương… Hay Anh Quốc ơi từ nay trong gió ra khơi từ nay trên cánh mây trôi có hồn anh trong cơi ḷng tôi. Ơi những tiếng hát nhắc lại một thời binh lửa mà những người bây giờ đang hát đă hiến dâng cho đất nước những phần thân thể của ḿnh. Tự nhiên, tôi cảm thấy ḿnh xúc động quá. Những người lính thời trước chịu bao nhiêu điều thua thiệt mà bây giờ vẫn c̣n cất tiếng hát bất chấp đe dọa bất chấp công an để vẳng lên tâm sự của ḿnh. Và qua từng chuyến xe này qua chuyến xe khác, họ vẫn hát dù có khi bị ḅ vàng bắt hoặc đánh chửi. Những lời hát vẫn cất lên, mặc kệ bạo lực mặc kệ ngục tù.
Có một bài thơ, đă được viết từ cảm xúc đó. Bài thơ “Chuyến Xe Bus và Khúc Hát Người Lính Mù”
Trang lịch sử đă dầy thêm lớp bụi
Ngăn kéo đời vùi kín mộ phần riêng
Và lănh đạm chẳng c̣n người nhắc đến
Người trở về từ cuộc chiến lăng quên
Đôi mắt đục nh́n mỏi ṃn kiếp khác
Đắt d́u nhau khập khiễng chuyến xe đời
Người thua trận phần thịt xương bỏ lại
Trên ruộng đồng sầu quê mẹ ră rời
Chuyến xe vang lời ca nào năm cũ
Nhắc chặng đường binh lửa lúc xa xưa
Khói mịt mù đường chiến tranh bụi phủ
Nghe bàng hoàng giọt nắng hắt giữa trưa
Tiếng thê thiết gọi địa danh quen thuộc
Thưở dọc ngang mê mải ngọn cờ bay
Cuộc thánh chiến gió muộn phiền thổi ngược
Dấu giầy buồn c̣n vết giữa śnh lầy
Ôi tiếng hát nhớ những người gục ngă
Ngồi chuyến xe sao vang vọng nỗi niềm
Âm thanh cao xoáy tṛn tim gỗ đá
Thúc hồn người theo nhịp thở chưa quên
Ôi tiếng hát vinh danh đời lính chiến
Cho máu xương không uổng phí ngày mai
Có sương khói trong mắt đời cầu nguyện
Để lỡ làng không chĩu nặng bờ vai
Người thản nhiên những tia nh́n cú vọ
Đây tàn hơi c̣n sót lại một đời
Đây ngôn ngữ của Việt Nam đổ vỡ
Vẳng không gian chợt héo một nụ cười
Ta nghe rực cuối hồn trăm bó đuốc
Một đời hoài t́m kiếm ánh đèn soi…”
Bài thơ đó tôi viết ở Sài G̣n năm 1980. Bây giờ năm 2010, như vậy đă ba chục năm. Tôi đă rời thành phố thân yêu và cũng đă định cư ở Hoa Kỳ 30 năm. Hôm nay ngồi đọc tin về Đại Nhạc Hội tổ chức ở ngoài trời “Cám Ơn Anh” để gây quỹ cứu giúp thương phế binh của QLVNCH c̣n kẹt lại ở quê nhà bỗng dưng sinh ra nhiều hồi tưởng. Bài thơ dắt tôi trở về những ngày tháng năm năm 1975, khi Cộng sản đă chiếm được đất nước đă thẳng tay dă man đuổi tất cả thương bệnh binh trong quân y viện ra ngoài bất kể t́nh trạng nguy hiểm hay không. Nạn nhân nặng nề nhất ngay lập tức chịu ảnh hưởng thua trận chính là những người thương binh. Biết bao nhiêu là thảm cảnh xảy ra. Không hiểu họ đă xoay sở thế nào để sống c̣n trong hoàn cảnh cực kỳ bi đát ấy.
Chính Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh Quân Đoàn 4, trước khi quyết định tự sát đă đến thăm thương binh ở quân y viện Cần Thơ lần cuối v́ ông biết số phận đáng thương của những người lính này. Trước khi tự sát, ông đă đến từng giường bệnh để an ủi những người lính đang điều trị tại đây. Ông đă năo ḷng khi trả lời một câu nói của người lính đang nằm viện : “Thiếu Tướng đừng bỏ chúng em !”. “Không, Thiếu Tướng không bỏ đâu”. Phải, mặc dù đă đến lúc cờ tàn, ông không c̣n giúp đỡ ǵ được những anh hùng nhưng là nạn nhân của cuộc chiến nhưng tấm ḷng nhân hậu của ông đă là gương sáng cho đời sau.
Gần đây tôi có đọc một lá thư từ Việt Nam, của một người lính bị tàn phế gửi cho một người bạn . Bức thư có nhiều đoạn làm tôi suy nghĩ:
“… Các anh ạ! Bây giờ th́ buồn quá! Các anh – những sĩ quan QLVNCH, những người anh của chúng tôi, những Đại Bàng, những Bắc Đẩu, Hắc Báo của ngày nào một thời tung hoành ngang dọc khắp các chiến trường… các anh đă có một thời quang vinh và một thời nhục nhă, giờ đây sau 30 năm vẫn lặng lẽ, các anh cũng nḥa đi h́nh ảnh của ngày xưa?
Các anh đă quên rồi sao? Quên rồi những chiến sĩ thuộc quyền của các anh đă nằm xuống vĩnh viễn trên đất mẹ thiêng liêng quên những đồng đội c̣n sống sót trong một tấm thân tật nguyền đau khổ, sống lây lất ở đầu đường xó chợ. Xin cảm ơn các anh về những đồng đô la mà các anh gửi về cho chúng tôi trong chương tŕnh giúp đỡ thương phế binh QLVNCH. Những đồng tiền đó dù có giúp cho chúng tôi trong một thời gian ngắn, dù có an ủi cho những đớn đau vật chất được đôi phần nhưng cũng không làm sao giúp chúng tôi quên nỗi nhục nhă mất nước! Chúng tôi cần ở các anh những chuyện khác, các anh có thấu hiểu cho chúng tôi hay không? Tôi đă hiểu v́ sao thằng khuân vác ở xóm trên, thằng vá xe đạp ở đầu đường, thằng chống nạng đi bán vé số ở cạnh nhà lại ghét cay ghét đắng đám Việt kiều. Họ là những người lính năm xưa, họ đă từng tuân lệnh những Đại Bàng, Thần Hổ xông pha nơi trận mạc. Họ đă từng chắt chiu từng đồng bạc nghĩa t́nh chung thủy gửi vào tận chốn tù đày thăm các anh. Họ đă từng uống với các anh chung rượu ân t́nh ngày đưa các anh lên phi cơ về vùng đất mới. Họ từng nuôi nấng một hoài vọng, một kỳ vọng ngày về vinh quang của QLVNCH.
Nhưng chính các anh đă làm họ oán ghét đến độ khinh bỉ khi các anh áo gấm về làng, chễm chệ ngồi giữa nhà hàng khách sạn năm sao tung tiền ra để tỏ rơ một Việt Kiều yêu nước. Các anh có biết không? Từ trong sâu thẳm của cuộc đời, những người lính VNCH đang lê lết ở ngoài cửa nhà hàng mà các anh đang ăn uống vui chơi, đang nh́n các anh với ánh mắt hận thù. Hận thù lớn nhất của người lính là sự bội bạc, là sự phản bội! Không biết khi tôi kết tội các anh là phản bội có quá đáng hay không, nhưng các anh hăy tự suy nghĩ một chút sẽ thấy rơ hơn chúng tôi. Tôi không tin là tất cả các anh đă biến thái thành những tên Việt gian nhưng sự trở về như các anh trong hiện tại là đồng nghĩa với sự phản bội. Các Anh đă phản bội lại Tổ Quốc và rơ ràng nhất các anh đă phản bội lại chúng tôi…”
Đọc lá thư ấy, ḷng tôi như chùng xuống. Mỗi một người đếu có hoàn cảnh cũng như cách chọn lựa riêng nhưng tôi không ngờ rằng trong sâu thẳm của những người lính cũ c̣n có những nỗi niềm như thế. Sự phân cách quá sâu đậm, những con sông chia cách vẫn chưa thể lấp bằng được. Ngẫm suy lại, từ một khía cạnh nh́n ngắm khác nhau, đă có những khác biệt cho từng hành động…
Tới bây giờ, với những người ở hải ngoại đă không quên các anh, những thương phế binh VNCH. Dù có một số ít vô ư thức trở về nước vui chơi trên nỗi nhọc nhằn của dân tộc nhưng phần đông đều hiểu và tri ân những người lính đă mang xương máu và thân thễ hiến dâng cho đất nước. Ở đại nhạc hôi “Cám Ơn Anh”, hàng chục ngàn khán gỉa đi xem không phải chỉ là đơn thuần mua vui mà là biểu lộ tinh thần biết ơn đối với người lính VNCH. Dù số tiền thu được lên tới cả triệu đô-la nhưng cũng không đủ cho nhu cầu của hàng chục ngàn người lính tàn phế cần giúp đỡ. Nhưng của ít t́nh nhiều, điều đó mới là đáng quư. Cũng như, với sự tham dự của cả hơn một trăm ca nhạc nghệ sỹ, cùng với cả trăm người thiện nguyện bỏ công sức và cả tiền của cá nhân, th́ đó phải hiểu là một thành quả to lớn ở hải ngoại của những người dân luôn luôn tương trợ giúp đỡ nhau. Cám ơn anh! Những thương phế binh đă hiến dâng đời ḿnh cho đất nước…
Những Video hay hiện nay N1 Best Videos around the world today
Nearly 10 Years Ago, Donald Trump started using God Bless The USA as his walk out song at every rally and event. Little did I know 40 years ago that my song would play a key part of such a historic presidential campaign. To President Trump and the millions of supporters, Thank… pic.twitter.com/GqhwixVsFz
"My heart is full today, full of gratitude, for the trust you have placed in me, full of love for our country, and full of resolve," Vice President Kamala Harris tells her supporters after her election loss to President-elect Donald Trump.
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.