Chính quyền Tổng thống Joe Biden đă dỡ bỏ lệnh cấm và cho phép các nhà thầu quân sự Mỹ triển khai tới Ukraine để giúp quân đội nước này bảo dưỡng, sửa chữa những hệ thống vũ khí do Mỹ cung cấp, đặc biệt là máy bay chiến đấu F16 và hệ thống pḥng không Patriot, CNN dẫn thông tin từ một quan chức quốc pḥng Mỹ cho biết.
Mỹ lần đầu cho phép nhà thầu quân sự tới Ukraine
Chính sách mới, được phê duyệt vào đầu tháng 11/2024 trước cuộc bầu cử, sẽ cho phép Lầu Năm Góc cung cấp hợp đồng cho các công ty Mỹ để làm việc tại Ukraine lần đầu tiên kể từ khi xung đột nổ ra vào năm 2022. Washington hy vọng chính sách này sẽ giúp đẩy nhanh việc bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống vũ khí mà quân đội Ukraine sử dụng.
"Để giúp Ukraine sửa chữa và bảo dưỡng những thiết bị quân sự do Mỹ và đồng minh cung cấp, Bộ Quốc pḥng đang mời thầu một số ít nhà thầu tham gia quá tŕnh này. Các nhà thầu sẽ ở xa tiền tuyến và họ sẽ không chiến đấu với lực lượng Nga. Họ sẽ giúp Lực lượng vũ trang Ukraine nhanh chóng sửa chữa vũ khí, trang thiết bị phương Tây trong trường hợp cần thiết để có thể sớm đưa chúng trở lại tiền tuyến”, nguồn tin trên cho biết.
Vẫn chưa rơ liệu Tổng thống đắc cử Donald Trump có duy tŕ chính sách này khi ông nhậm chức vào tháng 1/2025 hay không. Ông Trump nói rằng ông hy vọng sẽ chấm dứt chiến tranh giữa Ukraine và Nga "trong ṿng 24 giờ" sau khi trở lại nắm quyền.
Quan chức quốc pḥng trên xác nhận, Mỹ muốn thực thi kế hoạch này v́ một số hệ thống mà Mỹ đă cung cấp cho Ukraine, đặc biệt là tiêm kích F-16 và hệ thống pḥng khôn Patriot, “yêu cầu cần phải có người phụ trách chuyên môn kỹ thuật cụ thể để bảo dưỡng”.
Quyết định trên đánh dấu sự thay đổi đáng kể khác trong chính sách của chính quyền Biden đối với Ukraine, trong bối cảnh Mỹ t́m cách giúp quân đội Ukraine chiếm ưu thế trước Nga. Quan chức này cho biết, Lầu Năm Góc sẽ sớm niêm yết các hợp đồng trực tuyến.
Trong hai năm qua, chính quyền Tổng thống Biden nhiều lần nhấn mạnh rằng tất cả người Mỹ, và đặc biệt là quân đội Mỹ, phải tránh xa tiền tuyến Ukraine. Nhà Trắng đă quyết tâm hạn chế các mối nguy hiểm đối với công dân Mỹ cũng như tránh làm leo thang xung đột với Nga. Bộ Ngoại giao nước này cảnh báo rơ ràng rằng công dân Mỹ không nên đến Ukraine kể từ năm 2022. Quân đội Mỹ luôn sẵn sàng hỗ trợ binh sỹ Ukraine trong việc bảo tŕ và hậu cần, nhưng chỉ thực hiện từ xa qua các cuộc gọi bằng video hoặc điện thoại. Điều này cũng dẫn đến một số hạn chế nhất định v́ kỹ sư và nhà thầu Mỹ không thể thao tác trực tiếp trên các hệ thống vũ khí.
Thợ máy Ukraine ngày càng thành thạo trong việc sửa chữa vũ khí phương Tây khi chúng bị hư hỏng trên chiến trường. Nhưng đối với những trường hợp phức tạp hơn như thay thế các ṇng pháo và xe cộ bị hư hỏng do ḿn và hỏa lực của Nga, Mỹ đă tạo điều kiện vận chuyển thiết bị ra khỏi lănh thổ Ukraine, đến các kho ở Ba Lan, Romania hoặc các nước NATO khác để sửa chữa. Tuy vậy, quá tŕnh này mất khá nhiều thời gian.
Các quan chức Mỹ nói với CNN rằng, việc cho phép các nhà thầu có kinh nghiệm, được chính phủ tài trợ để duy tŕ sự hiện diện tại Ukraine sẽ giúp quá tŕnh sửa chữa các thiết bị hư hỏng nhanh hơn và hiệu quả hơn nhiều. Một trong những hệ thống tiên tiến nhiều khả năng sẽ cần bảo tŕ thường xuyên là máy bay chiến đấu F-16 mà Kiev nhận được vào đầu năm nay. Ngoài ra, c̣n có xe chiến đấu bộ binh Bradley phương tiện mà Ukraine đă sử dụng trong các cuộc tấn công quyết định vào lực lượng Nga, và "các hệ thống phức tạp" chưa được xác định. Vẫn chưa rơ liệu Lầu Năm Góc có ư định mở rộng công việc bảo tŕ này sang các thiết bị khác do Mỹ sản xuất như xe tăng, xe bọc thép bổ sung và hệ thống pháo binh vốn đóng vai tṛ quan trọng đối với nỗ lực chiến đấu của Ukraine hay không.
Theo CNN, những công ty đấu thầu hợp đồng sẽ được yêu cầu xây dựng các kế hoạch giảm thiểu rủi ro mạnh mẽ để giảm các mối đe dọa đối với nhân viên của họ.
Một quan chức quốc pḥng khác cho biết: "Lầu Năm Góc đă đưa ra quyết định này sau khi đánh giá rủi ro một cách kỹ lưỡng và phối hợp với các bên liên quan trong ngành. Mỗi nhà thầu, tổ chức hoặc công ty Mỹ sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn và an ninh cho các nhân viên của họ. Họ buộc phải đưa kế hoạch giảm thiểu rủi ro vào hồ sơ dự thầu”.
Bước đi chọc giận Nga?
Các quan chức của Lầu Năm Góc cho biết, sự thay đổi chính sách này sẽ không dẫn đến sự hiện diện lớn của các nhà thầu Mỹ như ở Iraq và Afghanistan. Thay vào đó, chỉ có từ vài chục đến vài trăm nhà thầu làm việc tại Ukraine cùng một lúc. “Điều này sẽ không dẫn đến sự gia tăng đáng kể số lượng nhân viên của các công ty Mỹ làm việc trên thực địa tại Ukraine”, quan chức này lưu ư.
Các quan chức quốc pḥng Mỹ không tiết lộ nơi các nhà thầu nước này sẽ đóng quân ở Ukraine, viện dẫn lư do nhạy cảm về an ninh, nhưng lưu ư rằng nhiều công ty Mỹ đă có nhân sự tại quốc gia này để thực hiện một số công việc cho chính phủ Ukraine. Trước đó, Các nhà thầu Mỹ đă kư hợp đồng với Bộ Ngoại giao và Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ, để sửa chữa mạng lưới điện của Ukraine sau các cuộc không kích và tấn công bằng máy bay không người lái của Nga.
Vẫn c̣n quá sớm để đánh giá liệu quyết định trên có đưa Mỹ đến gần hơn với việc đưa quân đội của nước này tham gia trực tiếp cuộc xung đột hay không. Tổng thống Biden nhiều lần tuyên bố, ông sẽ không triển khai quân đội Mỹ đến Ukraine. Nhưng diễn biến mới nhất này vẫn nêu bật những căng thẳng và rủi ro trong chiến lược hiện tại của chính quyền.
Theo giới phân tích, Điện Kremlin nhiều khả năng sẽ coi việc triển khai chính thức lực lượng phương Tây trên lănh thổ Ukraine là điều không thể chấp nhận được và rất khó để đánh giá ngưỡng chính xác về ranh giới đỏ của Nga. Bất kể mục đích mà họ được gửi đến là ǵ, sự hiện diện của lực lượng phương Tây tại Ukraine có nguy cơ thiết lập "trật tự mới trên thực địa", ngăn cản khả năng thực hiện các mục tiêu của Moscow.
Đến thời điểm hiện tại, chính quyền Tổng thống Biden đă thận trọng với việc từng bước tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Lợi ích của cách tiếp cận này là có thể thăm ḍ các ranh giới đỏ của Nga, xem Moscow phản ứng như thế nào trước việc triển khai các hệ thống vũ khí mới hoặc tín hiệu đèn xanh mới của phương Tây.
Tuy nhiên, chiến lược của Tổng thống Biden vẫn phải đối mặt với một t́nh thế tiến thoái lưỡng nan. Trong bối cảnh Nga ngày càng đạt được những bước tiến lớn trên chiến trường, việc Mỹ cắt giảm viện trợ cho Ukraine là điều rất khó xảy ra. Lựa chọn duy nhất đối với Mỹ là tăng cường sự can dự và lún sâu hơn vào cuộc xung đột này.
VietBF@sưu tập
|