Vùng đất Trung Đông, nơi chiến tranh và xung đột gây những nỗi đau không dứt, lại ch́m trong ṿng xoáy bạo lực chưa có hồi kết. Từ các vụ thảm sát trong quá khứ đến những cuộc trả đũa mới đây, ṿng lặp bạo lực tiếp tục diễn ra với sự gia tăng của vũ khí hiện đại.Trong một cửa hàng đổ nát gần ṭa nhà Quốc hội Liban, Samara - người phụ nữ đang mang thai đứa con thứ 5, cùng 4 đứa con nhỏ phải ngủ ngoài trời suốt một tháng qua. Họ chạy trốn khỏi ngôi làng Ayta ash Shab khi xung đột bùng phát. Mỗi ngày, gia đ́nh chỉ nhận được một bữa ăn từ chính quyền.
"Tôi không có nhà. Nó đă biến mất", cô Samara nghẹn ngào. Hầu hết các ngôi nhà và ṭa nhà trong làng Ayta ash Shab đă bị phá hủy, giống như hồi năm 2006, trong cuộc chiến gần đây nhất giữa Israel và phong trào Hezbollah ở Liban.
Câu chuyện của Samara không phải là trường hợp cá biệt. Trong lịch sử Trung Đông, ṿng xoáy bạo lực và trả thù dường như không có hồi kết. Khi vũ khí ngày càng hiện đại với sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI) và thiết bị bay không người lái, bản chất của xung đột không thay đổi - vẫn là những cuộc tấn công và trả đũa không ngừng nghỉ.
Nh́n lại lịch sử, các làn sóng người tị nạn liên tục xuất hiện: người Shiite chạy trốn cuộc tấn công của Israel vào những năm 1980 và 2006, người Palestine trong thời kỳ Nakba, người Do Thái bị buộc rời khỏi các quốc gia Hồi giáo từ 1948 đến đầu thập niên 1970.
Đă có lúc người ta tin rằng ḥa b́nh có thể đến với Hiệp định Trại David (thỏa thuận giữa Israel và Ai Cập đă kư vào năm 1978, do Tổng thống Mỹ khi đó Jimmy Carter làm trung gian, dẫn đến một hiệp ước ḥa b́nh giữa hai nước vào năm sau). Tuy nhiên, vụ ám sát Thủ tướng Yitzhak Rabin vào thập niên 1990 đă phá vỡ tiến tŕnh này. Giờ đây, sau cuộc tấn công ngày 7/10 năm ngoái của Hamas, Israel một lần nữa áp dụng chính sách ""đáp trả mọi cuộc tấn công bằng đ̣n trả đũa dữ dội" - di sản từ thời Thủ tướng Ariel Sharon.
Minh chứng rơ nét nhất là vụ thảm sát Qibya năm 1953. Để trả thù cho cái chết của một phụ nữ Do Thái và hai con, quân đội Israel đă tấn công khiến 70 thường dân Palestine thiệt mạng, một nửa là phụ nữ và trẻ em. Thủ tướng Sharon khi đó tuyên bố: "Bây giờ mọi người có thể cảm thấy rằng các băng nhóm khủng bố sẽ phải suy nghĩ kỹ trước khi tấn công". Ngày nay, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu vẫn kiên định với biện pháp quân sự cứng rắn, bất chấp việc phải tàn phá Gaza hay san phẳng Nam Liban. Tuy nhiên, lịch sử cho thấy chiến lược này chỉ gây thêm thù hận. Tại Gaza và Bờ Tây, thế hệ thành viên Hamas mới đang h́nh thành, tiếp tục tin vào logic của bạo lực và trả thù.
Cội rễ của ṿng xoáy bạo lực này nằm sâu trong những vết thương lịch sử. Người Do Thái mang nặng kư ức về nạn diệt chủng Holocaust và hàng thế kỷ bị đàn áp. Với họ, việc "không bao giờ bị đàn áp nữa" đồng nghĩa với việc phải tấn công mạnh mẽ để tồn tại. Trong khi đó, người Palestine không thể quên cuộc bao vây Gaza và sự mở rộng không ngừng của các khu định cư Do Thái ở Bờ Tây.
Khi ṿng lặp này tiếp diễn, tổn thất và sự tàn khốc chỉ càng tăng lên. Israel, với sức mạnh quân sự vượt trội, có thể gây ra nhiều thương vong hơn. Nhưng không thể phủ nhận rằng nếu không có hệ thống pḥng thủ Iron Dome và David's Sling, đối thủ của họ cũng sẽ sẵn sàng gây ra thương vong tương đương.
Trong bối cảnh đó, ḥa b́nh dường như vẫn là một điều xa vời với vùng đất đă chịu quá nhiều đau thương này.
|