Đoạn video ghi lại khoảnh khắc một vật thể bất ngờ được ném về phía ứng viên của Đảng Cộng ḥa. Đặc vụ Mỹ nhanh chóng hành động.
Xuất hiện clip đặc vụ Mỹ cứu nguy ông Trump
Hôm nay (5/11), nước Mỹ chính thức bước vào cuộc bầu cử Tổng thống năm 2024. Cuộc đối đầu giữa Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump được đánh giá là rất sít sao, gay cấn và đầy kịch tính.
Theo tờ Daily Mail (Anh), trên internet bất ngờ xuất hiện một đoạn clip cho thấy mật vụ Mỹ vội vă lao tới bảo vệ ông Trump trước khi bị một vật thể ném vào người.
"Đoạn video ghi lại khoảnh khắc một người trong đám đông ném vật thể về phía ứng cử viên Đảng Cộng ḥa. Một trong các mật vụ đă nhanh chóng hành động. Ông Trump dường như không hề nao núng và tiếp tục bước về phía trước, vẫy tay chào đám đông đang reo ḥ và giơ ngón tay cái lên" – Daily Mail cho hay.
Vật thể ném về phía ông Trump được xác định là một chiếc điện thoại di động. Ảnh: Daily Mail
Tuy nhiên, theo xác minh của Daily Mail, đây không phải là sự việc mới, mà đă xảy ra tại cuộc vận động tranh cử của ông Trump tại bang Pennsylvania vào thứ Ba tuần trước (29/10), khi ông bước ra khỏi sân khấu Allentown.
Vật thể mà đám đông ném về phía ông Trump được xác định là một chiếc điện thoại di động. Thời khắc xảy ra vụ việc, mật vụ Mỹ đă ngay lập tức chạy về hướng chiếc điện thoại và đá văng nó ra để bảo vệ cựu Tổng thống. Không có ai bị thương.
Theo tờ báo Anh, ông Trump đă tới Allentown – một cộng đồng chủ yếu là người Mỹ gốc Latinh. Cựu Tổng thống muốn nắm bắt cơ hội này để kêu gọi sự ủng hộ.
"Không ai yêu cộng đồng người Mỹ gốc Latinh và cộng đồng người Puerto Rico của chúng ta hơn tôi. Thật thú vị v́ tôi đă làm được nhiều điều cho Puerto Rico hơn bất kỳ Tổng thống nào cho đến nay" – Ông Trump nhấn mạnh.
Mỹ dự đoán điều ông Putin chắc chắn sẽ làm ở Ukraine
Trong một diễn biến khác liên quan tới t́nh h́nh bầu cử Mỹ, tờ New York Times (NYT) ngày 5/11 dẫn thông tin từ 3 cơ quan t́nh báo lớn của Mỹ gồm Văn pḥng Giám đốc Cơ quan T́nh báo Quốc gia (DNI), Cục Điều tra Liên bang (FBI) và Cơ quan An ninh mạng cảnh báo, Nga – và ở mức độ thấp hơn là Iran – có thể sẽ phát tán thông tin sai lệch vào Ngày bầu cử Mỹ và trong nhiều tuần sau đó.
Tuy nhiên, Moscow đă nhanh chóng phủ nhận cáo buộc này.
"Chúng tôi đă ghi nhận cáo buộc của các cơ quan t́nh báo Mỹ rằng Nga phát tán các video sai sự thật về các hành vi vi phạm bầu cử tại Mỹ. Chúng tôi khẳng định đây là những cáo buộc vô căn cứ" – Đại sứ quán Nga tại Mỹ ra thông báo chính thức trên Telegram.
"Như Tổng thống [Vladimir] Putin đă nhiều lần nhấn mạnh, chúng tôi tôn trọng ư nguyện của người dân Mỹ. Mọi sự ám chỉ về 'âm mưu của Nga' đều là vu khống ác ư" - Đại sứ quán Nga lưu ư.
Theo trang Business Insider (Mỹ), dù bà Harris hay ông Trump đắc cử cũng chưa chắc đă là điều quan trọng đối với Moscow.
Giới phân tích Mỹ dự đoán, dù ai trở thành chủ nhân tiếp theo của Nhà Trắng th́ Tổng thống Nga Putin chắc chắn vẫn sẽ làm một điều ở Ukraine: Kéo dài cuộc chiến tiêu hao.
Trong những tháng gần đây, Nga đă gia tăng áp lực lên Ukraine, đưa quân số lớn hơn vào tham chiến và đạt được những bước tiến quan trọng trên tuyến đầu.
"Nga đang có kế hoạch huy động hơn 160.000 quân" – Thư kư Hội đồng An ninh Quốc gia Ukraine Oleksandr Lytvynenko phát biểu trước Quốc hội nước này vào tuần trước.
Theo các quan chức Hàn Quốc, Ukraine và Mỹ, Triều Tiên cũng đă điều hàng ngh́n quân hỗ trợ Nga trong cuộc xung đột với Kiev.
Với tư cách là ứng viên tranh cử Tổng thống của Đảng Dân chủ, Phó Tổng thống Kamala Harris đă cam kết tiếp tục chính sách của Tổng thống Joe Biden, đó là cung cấp vũ khí để Ukraine pḥng vệ trước các đợt tấn công của Nga.
Trong khi đó, cựu Tổng thống Donald Trump - ứng viên Đảng Cộng ḥa - tuyên bố ông có thể nhanh chóng chấm dứt xung đột thông qua đàm phán.
Các điều khoản mà ông Trump sẽ đưa ra để làm trung gian ḥa giải ở Ukraine vẫn chưa rơ ràng. Ông đă chỉ trích khoản viện trợ mà Tổng thống Biden dành cho Ukraine, đồng thời đặt câu hỏi về hiệu quả các lệnh trừng phạt mà Washington áp đặt lên Moscow.
Ứng viên Phó Tổng thống của Đảng Cộng ḥa JD Vance gần đây đă vạch ra kế hoạch chấm dứt chiến tranh ở Ukraine dưới thời chính quyền ông Trump, trong đó đề cập tới việc thành lập một "khu phi quân sự" tại các vùng lănh thổ Ukraine do Nga nắm quyền kiểm soát.
Song, giới phân tích cho rằng, bằng cách cắt giảm viện trợ và trao các vùng lănh thổ của Ukraine cho Nga, Mỹ có thể sẽ tiếp thêm sức mạnh cho cuộc chiến của Kremlin.
Khác với đường lối của ông Trump, bà Harris đă cam két tiếp tục sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Kiev. Trong thời gian qua, viện trợ của Mỹ đóng vai tṛ quan trọng trong việc giúp Kiev chống lại cuộc chiến của Nga và gây tổn thất lớn cho Moscow.
Tuy nhiên, chính quyền ông Biden từ lâu đă đặt ra giới hạn cho Ukraine trong việc sử dụng vũ khí do Washington cung cấp.
Nỗ lực này của Mỹ nhằm cân bằng sự hỗ trợ cho Ukraine, trong khi không khiêu khích Nga phát động một cuộc chiến lớn hơn. Thế nhưng, điều đó cũng có thể khiến Tổng thống Putin cho rằng, ông có thể tiếp tục cuộc chiến tiêu hao ở Ukraine ngay cả khi bà Harris làm Tổng thống, bởi bà có khả năng sẽ không cung cấp đủ viện trợ quân sự cho Kiev giành lợi thế.
Một công cụ mà chính quyền ông Biden đang sử dụng để trừng phạt Nga là hạn chế khả năng của Moscow trong việc đưa dầu và khí đốt ra thị trường quốc tế, từ đó gây tổn hại cho kinh tế Nga.
Song, thực tế cho thấy Moscow đă xoay xở để mở ra các thị trường xuất khẩu mới tại những nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, khiến mức độ thiệt hại của Nga do lệnh trừng phạt phương Tây "thấp hơn hẳn so với dự đoán của một số chuyên gia".
Nhà kinh tế học Alexander Mertens gần đây nhận định, Nga có khả năng sẽ phải chịu thiệt hại kinh tế "bất kể có tiếp tục cuộc xung đột với Ukraine hay không". Điều đó đồng nghĩa với việc không có động lực lớn nào để Moscow phải dừng lại bây giờ.
Nh́n chung, theo giới phân tích, cả bà Harris và ông Trump đều không có khả năng khiến ông Putin thay đổi lộ tŕnh của Nga ở Ukraine.
"Ông [Putin] đă tự chịu trách nhiệm để đạt được kết quả đó và coi nó là điều đáng giá. Cố gắng ép ông ấy từ bỏ là một việc làm vô ích, chỉ lăng phí sinh mạng và tài nguyên" – Ông Peter Schroeder, cựu Phó Giám đốc T́nh báo phụ trách khu vực Nga và Âu Á tại Hội đồng T́nh báo Quốc gia Mỹ nhận định.
Ông Schroeder cho rằng, giải pháp tốt nhất là "Mỹ chơi với [ông] Putin theo cách riêng của ông ấy, chờ tới khi Tổng thống Nga rời nhiệm sở".
"Chỉ khi đó mới có cơ hội cho ḥa b́nh lâu dài ở Ukraine" – ông Schroeder nói.
VietBF@ Sưu tập