Tiếng kêu lục cục, lụp bụp trong tai có thể do nhiều nguyên nhân. Đơn giản là có thể do nhiều ráy tai nhưng cũng có thể do liên quan đến màng nhĩ.
Bạn có thể thỉnh thoảng hoặc thường xuyên nghe tiếng lụp bụp trong tai và cảm thấy lo lắng, không biết lỗ tai kêu lụp bụp là bệnh ǵ? Làm thế nào để khắc phục? Để có câu trả lời, bạn có thể t́m hiểu trong bài viết dưới đây:
1. Lỗ tai kêu lụp bụp là bệnh ǵ?
6 nguyên nhân gây ra t́nh trạng lỗ tai bị kêu lụp bụp và cách điều trị:
- Tắc nghẽn tai
Nghe tiếng lụp bụp trong tai là triệu chứng thường gặp của t́nh trạng tắc nghẽn tai, đặc biệt là do chất lỏng bị kẹt trong tai giữa. Điều này có thể xảy ra sau khi nhiễm trùng tai đă khỏi và có thể kéo dài trong nhiều tháng.
T́nh trạng tắc nghẽn tai thường liên quan đến t́nh trạng ṿi nhĩ (một ống nhỏ trong tai) không thể dẫn lưu dịch đúng cách.
Nguyên nhân gây tắc nghẽn tai có thể do:
+ Cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng khác gây nghẹt mũi
+ Nhiễm trùng tai
+ Chất lỏng trong tai giữa
+ X́ mũi quá mạnh
+ Viêm mũi dị ứng
+ Thay đổi áp suất khí quyển, chẳng hạn như khi đang ở trên máy bay
Nghe tiếng lụp bụp trong tai do tắc nghẽn tai (Ảnh: ST)
Cách điều trị
T́nh trạng nghẹt tai thường không nghiêm trọng và thường có thể được điều trị tại nhà bằng các biện pháp hoặc thuốc không kê đơn như:
+ Nuốt, nhai, ngáp và các chuyển động khác trên khuôn mặt
+ Nhai kẹo cao su
+ Sử dụng b́nh xịt thông mũi
+ Dùng thuốc dị ứng hoặc thuốc kháng histamin
+ Mát-xa ṿi nhĩ bằng cách đặt ngón tay vào vùng sau và dưới dái tai. Ấn xuống và nhẹ nhàng massage vùng đó, xoa ngón tay xuống dưới.
Các triệu chứng thường hết trong ṿng vài ngày sau khi điều trị. Nếu t́nh trạng tắc nghẽn tai vẫn tiếp diễn, bạn có thể cần đến bệnh viện để điều trị bằng một số biện pháp khác.
- Ráy tai nhiều và tích tụ
Ráy tai có chức năng giữ lại và ngăn bụi, vi khuẩn và các vi trùng khác cùng các vật nhỏ xâm nhập và gây tổn thương tai. Tuy nhiên, nếu bạn không vệ sinh tai thường xuyên hoặc vệ sinh tai sai cách có thể khiến ráy tai tích tụ bên trong và gây ra t́nh trạng lỗ tai bị kêu lụp bụp.
Một số triệu chứng khác khi ráy tai tích tụ quá nhiều: đau hoặc ngứa tai, cảm giác đầy tai, nếu quá nhiều ráy tai có thể gây giảm thính lực và chóng mặt.
Cách điều trị
+ Sử dụng thuốc nhỏ tai không kê đơn: Bạn nên t́m loại thuốc nhỏ tai có chứa hydrogen peroxide hoặc các loại peroxide khác và làm theo các bước sau: Nằm nghiêng đảm bảo tai bạn đang vệ sinh hướng lên trên và nhỏ thuốc theo hướng dẫn. Sau đó, để dung dịch vệ sinh trong tai khoảng 5 phút. Điều này giúp chất lỏng ngấm vào và làm mềm tai. Cuối cùng, lấy khăn giấy để thấm khi bạn ngồi dậy và chất lỏng chảy ra ngoài cùng ráy tai.
Tuy nhiên, những người bị tích tụ quá nhiều ráy tai không nên nhỏ peroxide v́ có thể khiến t́nh h́nh tệ hơn.
+ Nhỏ dầu khoáng hoặc dầu oliu: Nhỏ vài giọt dầu vào tai và giữ đầu nghiêng sang một bên trong 5 phút. Lặp lại một hoặc hai lần mỗi ngày.
+ Rửa ống tai: Mua một ống hút rửa tai và đổ đầy nước ấm vào. Nghiêng đầu sang một bên với một chiếc khăn dày hoặc chậu bên dưới tai. Nhẹ nhàng bóp ống hút để nước bắn vào tai. Để nước chảy xuống khăn hoặc chậu.
Tuy nhiên, những người bị tiểu đường, thủng màng nhĩ, miễn dịch suy yếu, có bệnh về da ở tai th́ không nên áp dụng phương pháp này.
- Ù tai
Lỗ tai kêu lụp bụp là bệnh ǵ? Lỗ tai bị kêu lụp bụp có thể do ù tai. Nguyên nhân chính xác gây ra chứng ù tai vẫn chưa được biết rơ, nhưng có thể liên quan đến:
+ Tiếp xúc với tiếng ồn lớn
+ Thuốc, bao gồm thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như Advil (ibuprofen), Aleve (naproxen) và aspirin, một số loại thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc hóa trị (thuốc chống ung thư) và thuốc chống sốt rét
+ Mất thính lực
+ Tắc nghẽn ống tai do ráy tai hoặc chất lỏng (chẳng hạn như do nhiễm trùng tai)
+ Chấn thương đầu hoặc cổ
Cách điều trị
Tùy thuộc vào nguyên nhân mà sẽ có những cách điều trị khác nhau. Ngoài ra, người bệnh có thể cần sử dụng máy trợ thính, liệu pháp âm thanh, liệu pháp hành vi và liệu pháp nhận thức.
- Nhạy cảm với âm thanh
Những người bị nhạy cảm với âm thanh có khả năng chịu đựng âm thanh kém và cảm thấy khó chịu trước những tiếng động thông thường.
Nhạy cảm với âm thanh có thể khiến giọng nói (kể cả giọng nói của bạn) nghe to và thấy tiếng lụp bụp trong tai, làm t́nh trạng ù tai trở nên trầm trọng hơn và những khó chịu khác liên quan đến âm thanh.
Tăng nhạy cảm với âm thanh thường phổ biến ở những người:
+ Sau khi tiếp xúc đột ngột hoặc liên tục với tiếng ồn lớn
+ Chấn thương đầu
+ Phẫu thuật tai
+ Tự kỷ
+ Bệnh Lyme
+ Liệt mặt
+ Một số loại thuốc
+ Làm thông ống tai bị tắc (có thể gây ra tạm thời độ nhạy với âm thanh)
Cách điều trị
Nhạy cảm với âm thanh có thể cải thiện theo thời gian nhưng bạn nên tránh tiếng ồn hoặc kết hợp với châm cứu, chiến lược thư giăn,...
- Thủng màng nhĩ
Màng nhĩ là một màng mềm dẻo ngăn cách tai ngoài với tai giữa và lớp màng này có thể bị thủng. Thủng màng nhĩ do bị nhiễm trùng tai giữa nghiêm trọng hoặc bạn làm tổn thương màng nhĩ.
Các triệu chứng thủng màng nhĩ:
+ Mất thính lực đột ngột. Bạn có thể gặp khó khăn khi nghe
+ Đột nhiên đau nhói ở tai
+ Có dịch chảy ra từ tai, trông giống như mủ hoặc máu
+ Ù tai, nghe tiếng lụp bụp trong tai hoặc tiếng vo ve, tiếng chuông trong tai
Cách điều trị
Nếu không quá nghiêm trọng, màng nhĩ có thể tự lành. Nhưng bạn có thể áp dụng một số biện pháp để làm giảm triệu chứng như:
+ Chườm ấm ở tai
+ Sử dụng thuốc giảm đau
+ Giữ tai sạch và khô
+ Tránh để nước vào tai
+ Sử dụng thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc khác theo chỉ dẫn nếu bác sĩ kê đơn.
Nếu màng nhĩ không tự lành hoặc lỗ thủng lớn, có thể cần phải phẫu thuật.
- Rối loạn khớp thái dương hàm
Khớp thái dương hàm (TMJ) là kết nối giữa hàm và phần c̣n lại của đầu, nằm cạnh tai. Khi gặp vấn đề về khớp thái dương hàm, bạn có thể nghe thấy tiếng lụp bụp trong tai hoặc lạo xạo ở tai cùng với cứng hoặc đau ở hàm, đau nửa đầu, đau tai, ù tai, đau răng, khó mở miệng, hàm kêu lục cục hoặc kêu lách cách.
Cách điều trị
Để điều trị rối loạn khớp thái dương hàm, bạn có thể sử dụng thuốc, dụng cụ bảo vệ miệng, vật lư trị liệu hoặc có thể cần phẫu thuật.
2. Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn cảm thấy thường xuyên nghe tiếng lụp bụp trong tai và không thuyên giảm, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Ngoài ra, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay nếu:
- Cảm thấy đau tai nghiêm trọng
- Có vật lạ mắc kẹt trong tai
- T́nh trạng nghẹt tai kéo dài hơn 48 giờ
- Cảm thấy chóng mặt
- Sốt hoặc cảm thấy không khỏe
- Mất thính lực
- Gặp phải các triệu chứng ở tai kéo dài hơn hai tháng sau khi điều trị thủng màng nhĩ
- Nghe thấy tiếng chuông trong tai
Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề: "Lỗ tai kêu lụp bụp là bệnh ǵ?". Nh́n chung, hầu hết t́nh trạng khiến tai kêu lụp bụp, lạo xạo không quá nguy hiểm nhưng không nên để lâu dài v́ có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng.