Theo câu chuyện về cụ bà Chen, 107 tuổi và chiếc “sừng trường thọ” dài 10cm trên trán thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ cộng đồng mạng sau khi một đoạn video về bà được đăng tải trên nền tảng Douyin, được cho là “sừng trường thọ” mang lại sức khỏe và tuổi thọ cho bà.
Cụ bà 107 tuổi tên Chen, sống tại Phổ Ninh, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, trở thành tâm điểm của cộng đồng địa phương với chiếc sừng dài 10cm mọc ngay trên trán. Chiếc sừng này xuất hiện từ vài năm trước và được người dân gọi là “sừng trường thọ,” một biểu tượng may mắn giúp bà sống lâu, khỏe mạnh.
Dù có điểm khác biệt đặc biệt này, bà Chen cho biết cuộc sống hàng ngày của ḿnh không hề bị ảnh hưởng, bà vẫn khỏe mạnh, ăn ngon miệng, và luôn giữ tinh thần lạc quan.
Chiếc “sừng trường thọ” trên trán cụ bà 107 tuổi ở Trung Quốc thu hút hàng triệu người quan tâm.
Theo các bác sĩ, chiếc sừng thực chất là một loại khối u da sừng, thường xuất hiện do phơi nắng trong thời gian dài. Mặc dù khối u này phần lớn là lành tính, các chuyên gia vẫn khuyến cáo nên theo dơi kỹ càng v́ có nguy cơ biến đổi thành khối u ác tính.
Câu chuyện về cụ bà Chen và chiếc “sừng trường thọ” thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ cộng đồng mạng sau khi một đoạn video về bà được đăng tải trên nền tảng Douyin. Nhiều người ngỡ ngàng bày tỏ quan điểm rằng bà nên giữ lại chiếc sừng nếu nó không gây khó chịu. Một số người c̣n gợi ư bà có thể lập kỷ lục Guinness thế giới. Một cư dân mạng chia sẻ: “Bà tôi cũng có một khối u nhỏ, nhưng đă qua đời sau khi phẫu thuật loại bỏ".
Cụ bà Liang Xiuzhen có chiếc sừng mọc trên đỉnh đầu. (Ảnh: CEN)
Điều thú vị là, cụ bà Chen không phải trường hợp duy nhất ở Trung Quốc có hiện tượng kỳ lạ này. Năm 2015, cụ bà Liang Xiuzhen, 87 tuổi ở Tứ Xuyên, cũng nổi tiếng với chiếc sừng 13 cm mọc ra từ trán.
Ban đầu, chỉ là một nốt đen nhỏ như nốt ruồi, nhưng sau khi con trai bà, ông Wang Chaojun, vô t́nh làm tróc lớp ngoài, khối u đă nhanh chóng phát triển thành chiếc sừng dài. Các bác sĩ chẩn đoán cụ Liang cũng mắc chứng da sừng hiếm gặp và khuyến cáo cần phẫu thuật loại bỏ để pḥng ngừa rủi ro ác tính.
Hiện tượng này, dù hiếm gặp, vẫn khiến cộng đồng mạng xôn xao và tạo ra nhiều câu chuyện ly kỳ xoay quanh sức khỏe và tuổi thọ đặc biệt của những người cao tuổi.