Nhiều người sử dụng chai nhựa để đựng nước, các loại đồ uống khác hoặc nước sốt. Tuy nhiên, dùng theo 3 cách tai hại này thì quá độc.
Chai nhựa có trọng lượng nhẹ và dễ mang theo nên được nhiều người lựa chọn sử dụng để dùng đựng nước uống, chứa các loại đồ uống khác hoặc cất trữ nước sốt...
Tuy nhiên, chuyên gia Nhật Bản Chika SUGA lắc đầu, nhấn mạnh nếu sử dụng chai nhựa theo 3 cách tai hại này thì quá độc.
1. Tái sử dụng chai nước dùng 1 lần
Mặc dù chai PET có nắp đậy có thể đậy kín và nhiều người sử dụng chúng làm chai nước để sử dụng nhiều lần, nhưng chai PET ban đầu được thiết kế để sử dụng một lần, vì vậy đừng đổ đầy đồ uống vào chúng.
Chai nhựa không chịu được nhiệt độ cao và không thể khử trùng bằng nước nóng. Ngay cả khi bạn rửa chúng bằng nước rửa chén, bất kỳ cặn bẩn nào cũng có thể sinh sôi vi khuẩn. Dù việc vứt bỏ chai nhựa dùng một lần sau khi sử dụng là điều đáng tiếc nhưng tốt hơn hết bạn nên tái chế và không tái sử dụng.
2. Đặt chai nhựa dùng 1 lần vào tủ lạnh để đông lại
Đồ uống đóng chai PET thông thường không thể đông lạnh vì chất lỏng sẽ nở ra về thể tích sau khi đông lạnh, có thể khiến chai bị vỡ.
Tuy nhiên, nếu chai nhựa bạn sử dụng có nhãn "có thể đông lạnh" thì việc này hoàn toàn có thể làm được. Độ dày của chai này dày hơn chai PET thông thường do đó, chất lỏng đông lại sẽ không làm vỡ chai khi nở ra. Vì vậy, khi muốn đông lạnh chai nhựa, tốt nhất bạn nên chọn loại chai nhựa phù hợp.
3. Cho chất lỏng không phải đồ uống vào chai nhựa
Mặc dù chai nhựa được đậy kín và dễ mang theo nhưng một số người lại cho nước giặt, dầu salad và các loại dầu ăn, nước mắm, nước tương... để cất trữ hoặc mang đi.
Trong tiềm thức mọi người đều cho rằng chai nhựa đựng đồ uống. Nếu trong đó có đựng thứ gì đó không thể uống được thì rất dễ uống nhầm. Cho dù biết, cũng không thể bảo đảm người khác sẽ không uống. Do đó, để tránh nguy hiểm, sẽ an toàn hơn nếu không để những thứ khác ngoài đồ uống vào chai nhựa.
VietBF@ Sưu tập