Cuộc "đổi ngôi" cho thấy sự dịch chuyển trên thị trường năng lượng thương mại toàn cầu trong bối cảnh dầu Nga phải chịu lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây.
Ấn Độ, quốc gia chủ chốt của BRICS, đă vượt Ả Rập Xê Út trở thành nhà cung cấp dầu mỏ tinh chế lớn nhất cho châu Âu, theo báo cáo của công ty nghiên cứu thương mại Kpler.
Trước lệnh trừng phạt mới của phương Tây đối với dầu mỏ Nga, lượng dầu tinh chế mà châu Âu nhập khẩu từ Ấn Độ dự kiến sẽ vượt 360.000 thùng mỗi ngày.
Ả Rập Xê Út là một trong những nước sản xuất dầu hàng đầu thế giới và duy tŕ thế thống trị trong thương mại dầu mỏ trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, với việc Nga rời khỏi thị trường châu Âu, lục địa này đang t́m kiếm các nguồn cung nhiên liệu thay thế.
Trước cuộc xung đột Nga-Ukraine, châu Âu nhập khẩu trung b́nh 154.000 thùng dầu mỗi ngày từ các nhà máy lọc dầu Ấn Độ. Con số này tăng lên 200.000 sau khi EU ban hành lệnh cấm nhập khẩu dầu Nga vào tháng 2/2022. Kpler ước tính lượng dầu mà Ấn Độ nhập khẩu từ Nga có thể vượt 2 triệu thùng mỗi ngày vào tháng 4/2025, chiếm 44% tổng lượng dầu nhập khẩu của Ấn Độ.
Ấn Độ có thể mua dầu thô của Nga với mức giá chiết khấu thấp, dưới 60 USD/thùng, đặc biệt là sau các lệnh trừng phạt của phương Tây. Ngoài ra, nhờ giao dịch song phương bằng đồng nội tệ, Ấn Độ cũng được hưởng lợi từ tỷ giá hối đoái thuận lợi. Kpler ước tính, trong giai đoạn 2022-2024, Ấn Độ tiết kiệm được gần 7 tỷ USD nhờ mua dầu Nga, như các báo cáo cho thấy.
Với mạng lưới các nhà máy lọc dầu rộng lớn và lợi thế cạnh tranh trong việc t́m nguồn cung ứng nguyên liệu thô, Ấn Độ đă chuyển đổi hiệu quả dầu thô giá rẻ của Nga thành nhiên liệu mà châu Âu săn đón.
"Khi thế giới phải đối mặt với thách thức về nhiên liệu, sự hỗ trợ của Nga đă giúp Ấn Độ đáp ứng nhu cầu xăng và dầu diesel trong nước. Thế giới nên chấp nhận rằng thỏa thuận nhiên liệu giữa Ấn Độ và Nga đóng vai tṛ lớn trong việc ổn định thị trường năng lượng toàn cầu", Thủ tướng Modi phát biểu trước giới truyền thông tại Moscow vào đầu năm nay.
Giữa những thay đổi này, Ả Rập Xê Út, nước dẫn đầu Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), đang đầu tư nâng cao năng lực vận chuyển dầu mỏ. Gần đây, công ty vận chuyển quốc gia Bahri đă kư một thỏa thuận 1 tỷ USD với Capital Maritime and Trading Corporation (CMTC) (Hy Lạp) để mua 9 tàu chở dầu lớn nhằm tăng cường xuất khẩu nhiên liệu.
VietBF@ Sưu tập