Cơm nguội nếu không bảo quản đúng cách sẽ gây ra một số hệ lụy liên quan đến đường tiêu hóa, thậm chí ngộ độc.
Chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng Ấn Độ Abhilasha V cho biết, ăn cơm nguội không bảo quản đúng cách có thể khiến bạn bị bệnh, chủ yếu do vi khuẩn Bacillus cereus gây ra với các triệu chứng xảy ra trong ṿng một đến 5 giờ như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng.
Tất nhiên nếu cơm nguội được bảo quản đúng cách vẫn sử dụng tốt. Thậm chí cơm nguội c̣n giúp làm chậm quá tŕnh tiêu hóa và hấp thụ carbohydrate, dẫn đến giảm lượng đường trong máu và kiểm soát cân nặng.
V́ nấu ở nhiệt độ cao không loại bỏ được vi khuẩn Bacillus cereus, nên xử lư cơm đă nấu chín tương tự như cách xử lư thực phẩm dễ hỏng.
Cơm nên được làm nguội rồi cất trong tủ lạnh một giờ sau khi nấu để giảm thiểu nguy cơ vi khuẩn phát triển.
Tránh sắp xếp các hộp đựng cơm chồng lên nhau, đảm bảo có đủ luồng không khí xung quanh và làm mát nhanh.
Không nên sử dụng cơm nguội để ở nhiệt độ pḥng quá hai giờ.
Khi bảo quản trong tủ lạnh, nên giữ nhiệt độ dưới 5 độ C để ngăn ngừa sự h́nh thành vi khuẩn Bacillus cereus.
Cơm nguội có thể bảo quản trong hộp kín, đặt trong tủ lạnh 3-4 ngày.
Nếu muốn hâm nóng sau khi mang từ tủ lạnh ra, cần đảm bảo cơm sau đó nóng già (ít nhất 74ºC) trước khi sử dụng.
Mẹo nấu cơm ngon và lâu bị thiu.
Trước khi nấu cơm, nên cạo sạch phần cơm c̣n dính lại dưới đáy sau đó rửa sạch nồi.
Khi vo gạo, cho thêm một ít muối. Cách làm này sẽ khiến cơm ngon và lâu thiu hơn.
Có thể thay thế muối bằng giấm. Cho giấm vào gạo với tỷ lệ 2 ml giấm tương ứng 1,5 kg gạo. Với cách này, gạo sau khi nấu xong sẽ trắng mềm và không nhanh thiu.
|