Các bộ trưởng tài chính G20 đă nhấn mạnh mong muốn hợp tác xây dựng cơ chế đánh thuế hiệu quả đối với giới siêu giàu trên toàn cầu, trước khi hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra giữa tháng 11.
Hăng tin AFP hôm qua dẫn tuyên bố chung của các bộ trưởng tài chính G20, chỉ nhóm các nước giàu có và đang phát triển hàng đầu thế giới, nhất trí cùng nỗ lực tiến tới đánh thuế giới siêu giàu một cách hiệu quả.
Nỗ lực của Brazil
Nỗ lực đánh thuế giới siêu giàu được G20 khởi động từ đầu năm nay, khi Brazil hồi tháng 2 trên vai tṛ chủ tịch luân phiên G20 kêu gọi áp đặt mức thuế tối thiểu 2% đối với các tỉ phú. Tuy nhiên, tại cuộc họp tháng 7 ở Rio de Janeiro (Brazil), các bộ trưởng tài chính vẫn chưa thể đạt được nhất trí về mức thuế trên.
Một bến du thuyền ở Honolulu (Hawaii, Mỹ)
Điều này do đề xuất của Brazil gây chia rẽ các nước thành viên G20. Pháp, Tây Ban Nha và Nam Phi lên tiếng ủng hộ, trong khi Mỹ bác bỏ. "Rất khó phối hợp chính sách thuế trên b́nh diện thế giới, và chúng tôi chưa thấy nhu cầu hoặc thật sự nghĩ rằng cần phải đàm phán để đạt được thỏa thuận toàn cầu về vấn đề này", Reuters dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nói trước các nhà báo.
Trong bối cảnh đó, các chính phủ lo ngại khả năng giới siêu giàu sẽ chuyển tài sản sang các thiên đường trốn thuế nếu việc đánh thuế được tiến hành đơn lẻ ở vài quốc gia. "Hành động đánh thuế tập thể sẽ mang đến chiến thắng cho tất cả. Nhiều nước sẽ thua cuộc nếu việc thực hiện không được tiến hành đồng nhất", AFP dẫn lời nhà kinh tế Rogério Studart của Trung tâm Brazil về Quan hệ đối ngoại (trụ sở Rio de Janeiro).
Sau các cuộc thảo luận với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và các thống đốc ngân hàng trung ương ở Washington D.C (Mỹ) hôm qua (giờ VN), các bộ trưởng tài chính G20 đă ra tuyên bố chung mang tính đột phá.
"Với tinh thần tôn trọng đầy đủ chủ quyền quốc gia trong quản lư thuế, chúng tôi mong muốn thảo luận các lĩnh vực hợp tác tiềm năng nhằm đảm bảo việc đánh thuế được thực hiện đối với các cá nhân siêu giàu", tuyên bố chung nêu rơ.
Nhóm 1% dân số giàu nhất thế giới
Tổ chức Oxfam (trụ sở Kenya), liên minh quốc tế nỗ lực giải quyết vấn đề đói nghèo trên toàn cầu, đă phản ứng tích cực khi G20 một lần nữa nhắc lại cam kết sẽ nỗ lực tiến tới xây dựng hệ thống thuế bao gồm cả giới siêu giàu.
Trong ngày diễn ra cuộc thảo luận ở Washington D.C, Oxfam công bố báo cáo cho thấy nhóm 1% dân số giàu nhất thế giới chỉ mất khoảng 10 năm để tích lũy khối tài sản mới trị giá khoảng 42.000 tỉ USD. Con số này cao hơn gần gấp 36 lần so với tổng tài sản của toàn bộ 50% dân số nghèo nhất thế giới. Thế nhưng, các tỉ phú hiện trả thuế tương đương 0,3% giá trị tài sản khổng lồ của họ, theo tính toán của ông Gabriel Zucman, Giám đốc sáng lập Đài Quan sát thuế Liên minh châu Âu (trụ sở Pháp) và là tác giả báo cáo của Oxfam.
Ông cho hay mức thuế tối thiểu 2% sẽ thu về từ 200 - 250 tỉ USD/năm nếu đánh thuế khoảng 3.000 cá nhân thuộc giới siêu giàu trên toàn cầu. Số tiền thu được có thể chi cho những dịch vụ công cộng như giáo dục, chăm sóc y tế, cũng như tiếp sức cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu của thế giới, theo báo cáo.
"Lần đầu tiên trong lịch sử, giờ đây G20 đă đạt được nhất trí cần phải thay đổi cách thức đánh thuế giới siêu giàu, và cam kết cùng hợp lực đạt được mục tiêu này", AFP dẫn lời ông Zucman nhận xét về tuyên bố chung của các bộ trưởng tài chính G20.
Các bộ trưởng tài chính G20 đă đạt được nhất trí về việc hợp tác đánh thuế giới siêu giàu trước khi Hội nghị thượng đỉnh G20 dự kiến diễn ra ở Rio de Janeiro (Brazil) ngày 18 - 19.11. Các vấn đề về thuế sẽ là một trong những ưu tiên của hội nghị ở quốc gia Nam Mỹ. Để kế hoạch có thể chính thức triển khai, các nguyên thủ và lănh đạo quốc gia tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 cần phải phê chuẩn cam kết đạt được theo tuyên bố chung của các bộ trưởng tại Washington D.C hôm qua.
VietBF@sưu tập