Giải pháp lắp đặt gờ giảm tốc gắn đinh ngăn lái xe đi ngược chiều được áp dụng ở nhiều đô thị Ấn Độ, tuy nhiên nhiều người phản đối v́ lo ngại mất an toàn.
"Sát thủ lốp xe" ngăn người đi ngược chiều
Từ cuối năm 2023 tại khu vực trung tâm Colaba thuộc TP Mumbai (bang Maharashtra, Ấn Độ), giới chức đă cho lắp đặt các gờ giảm tốc gắn đinh nhọn nhằm mục đích ngăn chặn hành vi lái xe đi ngược chiều.
Các gờ giảm tốc gắn đinh nhọn được gắn ḷ xo để đảm bảo đinh nhọn cụp xuống khi các phương tiện đi đúng chiều đường quy định nhưng không thể hạ xuống khi có người điều khiển phương tiện đi ngược chiều, từ đó chọc thủng lốp xe của người vi phạm.
Với cơ chế hoạt động như trên, nhiều người Ấn Độ ví von những thiết bị này như các "sát thủ lốp xe".
Về chi phí, báo Times of India cho biết mỗi gờ giảm tốc gắn đinh, chiều dài 10m có giá lên đến 400.000 rupee (khoảng 120 triệu đồng).Ông Makrand Narwekar, lănh đạo Colaba, cho biết địa phương ghi nhận nhiều phản ánh về t́nh trạng lái xe ngược chiều trên một số đoạn đường, thậm chí các tài xế c̣n phớt lờ biển báo nên đă quyết định lắp đặt các gờ giảm tốc gắn đinh nhọn với hy vọng chấm dứt t́nh trạng này.
Một cư dân địa phương cho biết người dân và chính quyền đă xác định được ít nhất 3 địa điểm thích hợp để lắp đặt gờ giảm tốc gắn đinh, tuy nhiên nếu cần thiết, người dân sẽ yêu cầu chính quyền triển khai giải pháp này trên nhiều tuyến đường hơn.
"Chúng tôi cần những gờ giảm tốc như vậy trên các tuyến đường một chiều, nhất là những nơi có nhiều học sinh và người cao tuổi qua lại", một người dân cho hay.
Đây là lần đầu tiên Mumbai, đô thị lớn thứ hai Ấn Độ, triển khai giải pháp gờ giảm tốc gắn đinh nhọn.
Trước đó, nhiều thành phố lớn ở Ấn Độ như Pune (bang Maharashtra), Ahmedabad (bang Gujarat), Noida (bang Uttar Pradesh, giáp ranh thủ đô New Delhi) cũng cho ra mắt hệ thống gờ giảm tốc đinh nhọn nhằm hạn chế t́nh trạng đi ngược chiều trên toàn thành phố.
Chính quyền cũng gắn các biển báo kích thước lớn quanh khu vực có gờ giảm tốc gắn đinh nhọn để đảm bảo người tham gia giao thông chú ư, không liều lĩnh vi phạm quy định giao thông.
Lo ngại mất an toàn
Dù người dân địa phương đánh giá cao giải pháp này bởi có hiệu quả tức thời mang lại trong việc ngăn chặn vấn nạn lái xe ngược chiều, những chiếc đinh nhọn khiến chuyên gia lo ngại gây mất an toàn giao thông, gây ra thương tích cho người dân nếu xảy ra tai nạn.
Thay vào đó, một số chuyên gia đề xuất cảnh sát giao thông nên xử phạt nghiêm khắc để răn đe, hạn chế t́nh trạng đi ngược chiều.Ghi nhận thực tế khi áp dụng giải pháp này, nhiều tờ báo Ấn Độ nhận thấy người dân vẫn t́m cách đi ngược chiều, trong khi nhiều gờ giảm tốc gắn đinh nhọn lại không hoạt động hiệu quả.
Theo hăng tin News18 Gujarati, nhiều gờ giảm tốc gắn đinh ở TP Ahmedabad không có tác dụng bởi các gai nhọn vẫn thụt vào khi xe máy, ô tô hoặc xe tải đi ngược chiều.
Trong khi đó, tạp chí CarTog cho biết nhiều người tham gia giao thông thậm chí cố t́nh lách qua khoảng trống giữa các đinh nhọn trên gờ giảm tốc để đi ngược chiều, gây ra t́nh cảnh hỗn loạn tại một số vị trí lắp đặt loại gờ giảm tốc này.
Không chỉ vậy, ốc vít tại nhiều gờ giảm tốc đinh nhọn không thể chịu được trọng tải khi các xe hạng nặng chạy qua, gây hỏng hóc, xô lệch, khiến các thiết bị này không c̣n phát huy hết hiệu quả sử dụng.
Từ năm 2018, cảnh sát TP Pune đă ra lệnh tháo dỡ toàn bộ gờ giảm tốc có gắn đinh với lư do tiềm ẩn nguy hiểm.
Tương tự, TP Noida cũng chấm dứt sử dụng hệ thống này chỉ sau thời gian ngắn triển khai rộng răi trên nhiều tuyến phố. Trong khi đó, các gờ giảm tốc đinh nhọn ở Ahmedabad gần như không hoạt động.
|