Rượu bia không phải là liều “thuốc độc” duy nhất với thận. Một số thói quen dù nhỏ nhưng đang âm thầm làm thận tổn thương, mắc bệnh nhanh chẳng kém.
Tại sao uống nhiều bia rượu hại thận?
“Thận yếu” là từ vừa đáng sợ, vừa nhạy cảm với nam giới. Ông Lư (Quảng Châu, Trung Quốc) cũng có cảm giác giác như vậy. Ông năm nay 51 tuổi nhưng có ngoại h́nh như một người 70. Đặc biệt, ông thường xuyên kêu đau thắt lưng, tiểu đêm, gặp khó khăn trong sinh hoạt t́nh dục. Tức giận v́ vợ nhiều lần nửa đùa nửa thật cho rằng ḿnh bị thận yếu, gần đây ông quyết định đi khám.
Người đàn ông mắc bệnh thận v́ ăn thừa muối và hay thức khuya trong nhiều năm (Ảnh minh họa)
Kết quả, ông Lư thật sự bị suy thận. Ngoài ra, gan của ông cũng suy giảm chức năng, tích tụ khá nhiều mỡ. Ông Lư vô cùng ngỡ ngàng, bởi ông cho rằng ḿnh không bao giờ uống rượu bia hay hút thuốc nên mắc bệnh thận và gan yếu là rất khó hiểu. Cuối cùng, bác sĩ phân tích lư do mắc bệnh của ông liên quan tới chế độ ăn quá nhiều muối và giờ giấc sinh hoạt thất thường.
Bác sĩ cũng giải thích, uống nhiều rượu bia đúng là hại thận v́ làm tăng áp lực lên thận trong việc lọc bỏ các chất độc hại. Đồng thời gây mất nước, tổn thương mô thận. Thói xấu này c̣n làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và bệnh tiểu đường tuưp 2. Cả hai bệnh này đều là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới bệnh thận mạn tính. Ngoài ra, trong một số trường hợp uống quá nhiều rượu bia cùng lúc có thể gây suy giảm chức năng thận đột ngột gọi là tổn thương thận cấp tính.
5 thói quen “đầu độc” thận c̣n nhanh hơn bia rượu
Ông Lư không phải trường hợp duy nhất nghĩ rằng uống nhiều rượu bia mới gây hại cho thận. Trên thực tế, có 5 thói quen xấu khác “đầu độc” thận c̣n nhanh hơn cả rượu bia, rất nhiều người làm mỗi ngày mà không biết hại:
Nhịn tiểu
Nhắc tới thói xấu hại thận th́ không thể nào bỏ qua nhịn tiểu.Khi nước tiểu bị giữ lại thường xuyên sẽ làm tăng áp lực cho thận, đồng thời làm chậm trễ quá tŕnh đào thải chất độc cho cơ thể. Lâu dần, làm tổn thương bàng quang và mất khả năng kiểm soát việc đi tiểu. Nếu lặp lại lâu ngày khó tránh khỏi suy thận, sỏi thận và các rối loạn tiểu tiện nghiêm trọng khác. Ngoài ra, nước tiểu đọng lâu tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm thận bể thận.
Ăn thừa muối
WHO khuyến nghị người lớn nên tiêu thụ dưới 5g muối mỗi ngày nhưng thực tế đa số mọi người thường ăn nhiều muối hơn. Đây cũng là một thói quen ăn uống đang “đầu độc” thận. Bởi thận chịu trách nhiệm chuyển hóa 95% lượng natri trong thức ăn. Khi ăn nhiều muối, thận phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ lượng muối dư thừa, dẫn đến quá tải và suy giảm chức năng, dễ mắc bệnh. Ngoài ra, ăn quá nhiều muối c̣n giữ nước và làm tăng huyết áp, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thận
Uống thiếu nước
Uống không đủ nước, đặc biệt là thường xuyên có thể gây tổn thương thận. Thiếu nước dẫn đến nước tiểu nồng độ khoáng chất và chất thải cao, dễ h́nh thành sỏi thận và ảnh hưởng đến chức năng thận. Để biết có uống đủ nước hay không, hăy nh́n màu sắc nước tiểu: màu vàng nhạt cho thấy đủ nước, c̣n vàng đậm cần uống thêm. Ngoài ra, nên uống nước chủ động, đừng chờ khát mới uống để thận luôn khỏe.
Thức khuya
Cơ thể có đồng hồ sinh học và ban đêm là thời gian lư tưởng để thận nghỉ ngơi và tự sửa chữa. Thức khuya lâu ngày khiến thận làm việc quá sức, giảm khả năng tự phục hồi và mắc bệnh. Đồng thời làm mất cân bằng hệ nội tiết và miễn dịch, dẫn đến rối loạn môi trường trong cơ thể, tăng nguy cơ nhiễm trùng, bao gồm cả thận. Thói quen xấu này cũng làm gia tăng nguy cơ cao huyết áp, từ đó tăng tỷ lệ mắc bệnh thận.
Lười vận động
Ít người biết rằng lười vận động lâu ngày có thể tổn thương thận. Thiếu vận động không giúp lưu thông máu, tăng nguy cơ tăng cân và tích tụ độc tố, tạo gánh nặng cho thận. Đặc biệt, nếu ngồi lâu một chỗ làm thận “khổ sở”, ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa, cột sống và lưu thông máu, khiến lượng máu đến thận giảm. T́nh trạng này c̣n làm ứ đọng nước tiểu, dễ gây viêm thận ngược ḍng và tổn thương cầu thận, dẫn đến suy thận.
VietBF@ Sưu tập