Từ xưa đến nay, những điều vĩ đại không bao giờ dựa vào thủ đoạn để có được mà chúng đều dựa vào sự nỗ lực tích lũy qua từng ngày.
Khổng Tử từng nói: “Chớ muốn mau, chớ thấy lợi nhỏ. Muốn mau th́ không đạt, thấy lợi nhỏ th́ việc lớn không thành”.
Con người ta chỉ khi trầm tĩnh th́ mới rơ được vấn đề. Một khi thấu tỏ được vấn đề, sẽ dễ dàng từ trong rối ren mà gỡ ra được và khi ấy, sự t́nh phức tạp bỗng hóa giản đơn.
1. Những vấn đề có thể giải quyết bằng tiền, th́ đừng cố nhờ vả bằng t́nh cảm
A phàm là một kiến trúc sư. Thời gian trước, do căn nhà của anh xuống cấp cần được tu sửa lại nên anh phải đi t́m một căn nhà khác để tạm thời sinh sống.
Trong t́nh thế khẩn cấp, anh chợt nhớ tới người chị họ đang có một căn nhà bỏ trống, nếu đến đó ở không chỉ giải quyết được vấn đề thuê nhà mà c̣n tiết kiệm được một khoản tiền lớn, đúng là “một mũi tên trúng hai đích”.
Nghĩ vậy, A Phàm liền gọi điện cho chị họ của ḿnh để hỏi chuyện. Sau khi hiểu được t́nh trạng khó khăn của anh, cô ấy sẵn sàng đồng ư. Ở đó khoảng một tháng, ngôi nhà sửa xong nên anh liền chuyển về nhà. Trước khi đi, anh cảm ơn người chị họ của ḿnh và hứa “Nếu sau này chị cần giúp đỡ cứ thoải mái gọi điện cho em!”.
Một hôm, anh đang hướng dẫn thay điện nước tại nhà chị họ. Đúng lúc đó, dự án ở công ty mà anh phụ trách xảy ra sai sót cần xử lư gấp, nhưng A Phàm lại không thể có mặt kịp thời để giải quyết. Điều đó khiến cho khách hàng rất khó chịu và giận dữ.
Thời gian tiếp theo, v́ bận bịu lo căn nhà của chị họ mà A Phàm gần như không có thời gian dành cho công việc của chính ḿnh. Điều này đă khiến anh đánh mất nhiều cơ hội hợp tác với khách hàng, gây ra tổn thất lớn về tài chính.
Lúc này, A Phàm mới thực sự hối hận, cứ tưởng rằng bản thân tiết kiệm được tiền thuê nhà nhưng hóa ra lại lỡ “chuốc vạ vào thân”. Những ân huệ tưởng chừng như miễn phí thực ra lại là thứ đắt giá nhất. V́ thế, là người khôn ngoan hăy nhớ những vấn đề có thể giải quyết bằng tiền th́ đừng bao giờ dùng t́nh cảm.
Khổng Tử từng nói: “Chớ muốn mau, chớ thấy lợi nhỏ. Muốn mau th́ không đạt, thấy lợi nhỏ th́ việc lớn không thành”. (Ảnh minh họa)
2. Đừng bao giờ lợi dụng người khác
Mai Mai và Tiểu Quả là bạn học nhiều năm của nhau, t́nh cảm giữa hai người rất thân thiết, xem nhau như chị em ruột thịt. Chồng của Mai Mai v́ lư do công việc thường xuyên phải vắng nhà, nên cô thường là người chăm sóc các con.
Có một khoảng thời gian công ty cử cô đi công tác, vừa đúng lúc cô đang lo lắng không biết thu xếp gửi bọn trẻ ở đâu th́ Tiểu Quả xuất hiện, chủ động giúp cô chăm sóc bọn trẻ. Mai Mai cảm thấy rất biết ơn, nên sau khi trở về c̣n đặc biệt mua một số đồ lưu niệm ở địa phương làm quà tặng cho Tiểu Quả.
Không lâu sau đó, Mai Mai nghe tin mẹ Tiểu Quả bị ốm, cô vội vă chạy ngay đến bệnh viện. Nh́n thấy Mai Mai, Tiểu Quả xúc động đến bật khóc. Có lẽ t́nh cảm giữa hai người không chỉ đơn thuần là t́nh bạn, mà đó c̣n là tri kỷ.
Cho đi chính là nhận lại, trong bất kỳ mối quan hệ nào hăy học cách cho đi từ những điều nhỏ bé nhất. Học cách đồng cảm, sẻ chia để cuộc sống này trở nên đẹp đẽ và ư nghĩa hơn.
Ở đời, đừng quá toan tính thiệt hơn, lợi dụng hết người này đến người khác bởi kết cục cuối cùng dành cho bạn sẽ rất bi thảm.
So với việc lọc lừa th́ cho đi sẽ giúp bạn nhận lại được nhiều hơn thế. Con đường đi đến thành công cũng sẽ ngắn hơn nếu bạn nhận được sự giúp đỡ từ người khác.
3. Đừng bao giờ hạ thấp người khác
Một sinh viên thủ khoa của Đại học Phúc Đán, sau khi tốt nghiệp đă được nhận vào làm việc trong một công ty đa quốc gia.
Anh là một người có năng lực vượt trội, nhưng điều khó hiểu là dù đă làm việc được 4 năm nhưng vẫn không được cấp trên trọng dụng và thăng chức.
Vấn đề chính là anh ta luôn tự cho ḿnh là nhất, tính cách kiêu ngạo và thường hạ thấp người khác để làm bệ đỡ đề cao giá trị của bản thân lên.
Ví như, một đồng nghiệp trong công ty mặc đồ mới, hào hứng khoe với mọi người, không khí đang vô cùng vui vẻ th́ anh ta dội thẳng một gáo nước lạnh: “Em mặc váy này không hợp đâu, xấu lắm, đổi cái khác đi”.
Ngay lập tức bầu không khí dần trầm xuống. Sau đó, người đồng nghiệp kia cũng hạn chế việc giao tiếp với anh ta.
V́ tính cách như thế nên dần dà, từng người một trong công ty đều quay lưng với anh. Thậm chí cấp trên cũng không bổ nhiệm anh vào những vị trí cao hơn.
Chính v́ thế, cuộc sống nơi công sở của anh ta như một mớ hỗn độn, không thể tiến xa hơn trong công việc cũng như không thể sống ḥa đồng với mọi người.
“Tự nâng bản thân, hạ thấp người khác” là cách hành xử của kẻ thua cuộc. Hăy nhớ rằng, dập tắt hy vọng của người khác chẳng làm cho bạn tỏa sáng hơn.
Mỗi người đều có ưu điểm và khuyết điểm riêng, quá coi trọng bản thân mà coi thường người khác sẽ chuốc lấy rắc rối cho ḿnh.
4. Đừng quá mưu mô, thủ đoạn
Trong “Tân Thư Đường” có một câu chuyện thế này: Vào thời Đường, có một người tên Lô Tàng Dụng, sau khi được nhận vào làm học giả, ông không được làm quan. V́ thế, ông ấy cố gắng thu hút sự chú ư của hoàng đế bằng cách sống ẩn dật.
Khi hoàng đến ở Trường An, ông liền đến sống ở núi Trung Nam gần đó. Lúc hoàng đế chuyển đến Lạc Dương, ông lại chuyển đến Tùng Sơn cho tiện đường.
Một thời gian sau, hoàng hậu Vơ Tắc Thiên nghe tin có một thư sinh trong triều đang ở bần, bà liền sai người mời ông ra khỏi núi và phong cho ông làm tả thập di.
Tuy đây chỉ là quan viên cấp tám nhưng lại là vị trí thu hút sự chú ư của mọi người, v́ chức quan này làm việc bên cạnh hoàng nên cũng dễ bề thăng quan tiến chức. Quả nhiên, chỉ vài năm sau Lô tàng Dụng đă trở thành Thượng thư Bộ Tư pháp.
Cuối cùng Lô tàng Dụng cũng đạt được vị trí mà ông mong muốn, nhưng kể từ đó ông dần lộ ra bộ mặt thật của ḿnh. Đứng trước tiền tài danh vọng ông ta sẵn sàng bán rẻ lương tâm của ḿnh, không từ thủ đoạn này. Sau này, sách sử ghi chép lại Lô tàng Dụng là kẻ xảo nguyệt, chuyên tham quyền, ngông cuồng và đa dâm.
VietBF@sưu tập