Trong tờ rơi mà UAV Hàn Quốc rải vào Bắc Hàn có h́nh cô con gái của vua Ủn đang mặc một cái áo Dior.
Giá của nó là 2,5 triệu Won và Hàn Quốc quy đổi số tiền này ra số ngô tương đương ở Bắc Hàn.
Để có số ngô tương đương này th́ một gia đ́nh Bắc Hàn sẽ phải làm việc quần quật trong ṿng 1 năm để có được nếu không gặp mất mùa và thiên tai.
Thông tấn xă Trung ương Bắc Triều Tiên đưa tin rằng vào cuối năm 2024, nhà độc tài của quốc gia bị cô lập này cho biết nền kinh tế nông thôn của Bắc Triều Tiên đang ở trong “một t́nh huống khủng khiếp”, thừa nhận “không cung cấp thỏa đáng cho người dân ở các khu vực địa phương các nhu yếu phẩm cơ bản bao gồm gia vị, thực phẩm và hàng tiêu dùng”.
Vài ngày sau khi ông Kim Jong Un thừa nhận, các nhà ngoại giao Bắc Triều Tiên đă gặp gỡ với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa (CHND Trung Hoa) tại B́nh Nhưỡng. Ông Kim Jong-un đang t́m cách tăng cường mối quan hệ của chế độ với Bắc Kinh sau khi củng cố quan hệ với Moscow bằng cách chuyển vũ khí cho Nga phục vụ cuộc chiến bất hợp pháp chống lại Ukraine.
Một số trong 9,66 triệu cư dân nông thôn của Bắc Triều Tiên đang chết đói trong khi ông Kim nhấn mạnh đến việc tăng cường quân sự tốn kém, và chế độ của ông tiếp tục phụ thuộc vào Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới thời Tổng Bí thư Tập Cận B́nh. CHND Trung Hoa là đồng minh chính và đối tác thương mại hàng đầu của Bắc Triều Tiên, cung cấp hầu hết lương thực và năng lượng cho nước này.
Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Kinh tế và Kinh doanh Vienna ở Áo, ước tính có khoảng 60% người Bắc Triều Tiên, tương đương 15 triệu công dân, đang sống trong t́nh trạng nghèo đói tuyệt đối vào năm 2020 và không thể đáp ứng các nhu cầu cơ bản về thực phẩm, chỗ ở, nước uống, giáo dục và chăm sóc y tế.
Vào tháng 10 năm 2023 Phái đoàn Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc cho biết rằng chế độ của ông Kim Jong-un đă vận chuyển hơn 1.000 container vũ khí và đạn dược cho Nga, vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về việc cấm Bắc Triều Tiên xuất khẩu vũ khí.
Theo đài truyền h́nh Đức Deutsche Welle đưa tin vào tháng 2 năm 2024, nền kinh tế kế hoạch tập trung của Bắc Triều Tiên trị giá 24,5 tỷ đô la Mỹ vào năm 2022. Tờ báo New York Times đưa tin rằng sau khi chuyển giao vũ khí, Moscow đă giải phóng 9 triệu đô la Mỹ tài sản bị đóng băng của Bắc Triều Tiên và cũng có thể giúp B́nh Nhưỡng tránh né các biện pháp trừng phạt kinh tế bằng cách cung cấp quyền truy cập vào mạng lưới ngân hàng quốc tế.
Khoản thanh toán từ Nga tương đương với dưới 1 đô la Mỹ cho mỗi cư dân nông thôn Bắc Triều Tiên. Tờ Times đưa tin, Bắc Triều Tiên dự định sử dụng tiền để mua dầu thô.
Với việc nền kinh tế của Bắc Triều Tiên bị tàn phá bởi các lệnh trừng phạt quốc tế đối với các chương tŕnh vũ khí hạt nhân và tên lửa của chế độ, cũng như bởi đại dịch COVID-19, đảng cầm quyền gần đây đă giao nhiệm vụ cho một ủy ban cố gắng phát triển các vùng nông thôn mà phải đối mặt với t́nh trạng nghèo đói và mất an ninh lương thực lan rộng. Trong khi đó, theo cơ quan truyền thông thuộc nhà nước, chi tiêu quân sự chiếm gần 16% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Bắc Triều Tiên, và đă chiếm tới 26% GDP trong những năm gần đây. Theo Radio Free Asia đưa tin, nền kinh tế suy giảm năm thứ ba liên tiếp vào năm 2022, và ngành công nghiệp sản xuất của đất nước này đă giảm năm thứ sáu liên tiếp.
Bắc Triều Tiên đă phải chịu một nạn đói thảm khốc vào những năm 1990, trong đó ước tính có khoảng 600.000 đến 1 triệu người chết. T́nh trạng thiếu lương thực kinh niên là sản phẩm của hàng thập kỷ quản lư kinh tế yếu kém của chế độ.
Năm 2023 Trung tâm Stimson, một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Washington, DC, đưa tin: “Nói một cách đơn giản, Bắc Triều Tiên đang đứng trên bờ vực của nạn đói”.
Mức độ mất an ninh lương thực ngày càng tăng đă được nhấn mạnh trong báo cáo tháng 2 năm 2024 của Bộ Thống nhất Hàn Quốc dựa trên các cuộc phỏng vấn với hơn 6.300 người Bắc Triều Tiên đào tẩu. Theo Reuters, hầu hết những người được hỏi đă tái định cư ở Hàn Quốc trong thập kỷ qua cho biết họ chưa bao giờ nhận được khẩu phần ăn từ chính phủ ở Bắc Triều Tiên và phải dựa vào các chợ cóc để kiếm tiền sinh tồn. Một số người cho biết gần 70% thu nhập của gia đ́nh họ đến từ các nguồn không chính thức như vậy.
Bộ trưởng Bộ Thống nhất Kim Yung-ho cho biết: “Chúng tôi có thể xác nhận rằng nhà ở, môi trường y tế và giáo dục của người dân Bắc Triều Tiên vẫn chưa phát triển, và sự thị trường hóa vẫn tiếp tục trong nhiều khía cạnh sinh kế của họ để sinh tồn”.