Khi một bác sĩ chuyên khoa khám cho ông, sau đó rời khỏi pḥng và quay lại chỉ sau vài phút, H. M. không thể nhớ là ḿnh đă gặp bác sĩ.
Câu chuyện của H. M.
Ca bệnh điển h́nh nhất của trường hợp nói trên là H. M., một bệnh nhân động kinh khoảng hai mươi đến ba mươi tuổi, được Scoville phẫu thuật sau đó trở thành một đối tượng nghiên cứu dài hạn. Kết quả của nghiên cứu này đóng góp to lớn vào học thuyết hiện đại về chứng mất trí nhớ, trí nhớ, năo và tâm trí.
Hai mươi tháng sau khi phẫu thuật, chứng giảm trí nhớ của H. M. ngày càng rơ ràng. Khi một bác sĩ chuyên khoa khám cho ông, sau đó rời khỏi pḥng và quay lại chỉ sau vài phút, H. M. không thể nhớ là ḿnh đă gặp bác sĩ. Đó không phải chỉ là một sự cố cá biệt mà tiếp tục tái diễn trong 40 năm tiếp theo. H. M. không thể nhớ bất kỳ thông tin mới nào. Ông bị chứng gọi là mất trí nhớ thuận chiều – nói cách khác, ông không thể nhớ bất kỳ cái ǵ xảy ra với ḿnh sau khi năo bị tổn thương do phẫu thuật.
Ảnh minh họa. Nguồn: Shutterstock.
Tuy nhiên không phải tất cả bộ nhớ của ông đều biến mất. H. M. có thể nhớ lại những chuyện xảy ra trước khi được phẫu thuật (gọi là bộ nhớ sự kiện), và ông vẫn biết nhiều thứ mà người b́nh thường cần biết (gọi là bộ nhớ ngữ nghĩa). Tuy nhiên ông không thể có được trí nhớ sự kiện hay ngữ nghĩa mới. H. M. dường như sống trong quá khứ. Hay có phải như vậy không?
Một số nhà khoa học gọi cái tạo thành từ kết hợp trí nhớ sự kiện và trí nhớ ngữ nghĩa là trí nhớ rơ ràng v́ chúng là những loại kư ức mà chúng ta biết là chúng ta có. C̣n có một loại trí nhớ khác, loại mà chúng ta không biết chúng ta có, được gọi là trí nhớ mặc nhiên hay trí nhớ tiềm ẩn. Chúng gồm trí nhớ về kỹ năng hay trí nhớ thường trực (ví dụ lái xe), phản xạ có điều kiện (ví dụ chảy nước miếng khi nghe chuông báo giờ ăn, giống như thí nghiệm con chó của Pavlov), và trí nhớ mồi (ví dụ nhận ra từ “chó” nhanh hơn khi từ đi trước là “mèo” so với khi từ đi trước là “xe”).
Vào một mùa đông H. M. ngă trên băng và bị rạn xương chậu. Sau khi phục hồi, ông trở nên rất thành thạo trong việc tháo và gấp xe tập đi (một dạng trí nhớ kỹ năng), nhưng ông không thể nhớ là ḿnh đang bị chấn thương nên phải dùng nó (trường hợp này là một trí nhớ sự kiện). Vậy là trí nhớ mặc nhiên của ông tương đối lành lặn.
Giác quan
Nhà triết học người Hy Lạp Aristotle (384-322 TCN) mô tả năm giác quan của con người – nghe, ngửi, sờ, nếm và nh́n – như năm cửa sổ để năo nhận biết. Cửa sổ th́ cho phép thông tin đi vào nhưng không phân tích nó.
Giác quan khác với cửa sổ b́nh thường ở chỗ chúng chuyển đổi bất kỳ cái ǵ xảy ra bên ngoài thế giới kia, ví dụ tiếng hô to hay sự giảm nhiệt độ thành tín hiệu thần kinh mà năo có thể hiểu – những tín hiệu mà năo có thể nhận biết.
Cũng không như cửa sổ thường, không phải cái ǵ cũng được giác quan cho đi qua. Chỉ một phần nhỏ của tất cả những tín hiệu đang hiện hữu tạo ra tín hiệu mà bộ năo dịch nghĩa được. Nếu không phải như vậy th́ chúng ta sẽ bị vùi lấp bởi nhận thức thường trực về mớ âm thanh, h́nh ảnh, mùi, vị và các cảm quan khác vây quanh chúng ta hàng ngày hàng giờ. Chúng ta chỉ để ư đến một vài tín hiệu trong số rất nhiều tín hiệu - mọi thứ c̣n lại bị phớt lờ, giống như cách chúng ta không để ư đến âm nền rè của radio.
Khi giao tiếp bằng radio, sự khác biệt giữa một tín hiệu và tạp âm rất rơ ràng: tín hiệu chính là thông điệp; tạp âm là những âm đều đều, hoặc có lẽ là thông điệp không quan trọng, chẳng qua t́nh cờ được phát cùng tần số. Tương tự, trong hệ thần kinh của chúng ta tín hiệu là hoạt động thần kinh mà chúng ta đang để ư đến. Ví dụ khi bạn đang đọc trang sách này th́ những từ bạn đọc là tín hiệu; âm thanh của những người xung quanh nói chuyện, hay cảm giác đói bụng – đều có thể xem là “tạp âm”.
• Tri giác là sự chuyển nghĩa các cảm giác do năo thực hiện. • Đôi mắt là cảm quan phức tạp nhất kết nối thế giới bên ngoài với năo. Khoảng 40 phần trăm tế bào đi vào năo là đến từ mắt.
• Trong số tất cả các giác quan, nghe được xem là quan trọng nhất cho hoạt động giao tiếp cốt lơi.
• Xúc giác, vị giác và khứu giác đều là những giác quan rất phát triển. Mỗi giác quan này có mạng lưới thần kinh phức tạp nối cơ thể, lưỡi và mũi với năo.
• Các nhà khoa học ngày nay nghiên cứu hoạt động của năo liên quan đến tri giác.
• Vị giác và khứu giác đôi khi cũng được gọi là giác quan hóa học, và cảm giác về cơ thể cũng được gọi là bản thể quan.