Lănh đạo tối cao Iran, Đại giáo chủ Ayatollah Ali Khamenei đă cảnh báo thủ lĩnh Hezbollah Syyed Hassan Nasrallah nên rời khỏi Lebanon vài ngày trước khi ông này bị ám sát trong một cuộc không kích của Israel.
Reuters dẫn các nguồn tin giấu tên của Iran cho hay, ngay sau loạt vụ nổ máy nhắn tin của Hezbollah ngày 17/9, Lănh đạo tối cao Iran, Đại giáo chủ Ayatollah Ali Khamenei đă gửi thông điệp, thậm chí cử một phái viên tới thuyết phục Tổng thư kư Hezbollah Hassan Nasrallah rời Lebanon đến Iran.
Ông Khamenei viện dẫn các báo cáo t́nh báo cho rằng Israel có điệp viên trong nội bộ Hezbollah và đang lên kế hoạch ám sát ông Nasrallah.
Phái viên được cử đi là chỉ huy cấp cao của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC), Chuẩn tướng Abbas Nilforoushan. Ông Nilforoushan đă ở cùng ông Nasrallah trong boongke tại Beirut khi nơi này bị Israel dội bom ngày 27/9 và cũng đă thiệt mạng trong cuộc tấn công.
Lănh đạo tối cao Iran, Đại giáo chủ Ayatollah Ali Khamenei và thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah. Ảnh: Ynet
Đại giáo chủ Khamenei hiện đang ở một địa điểm an toàn bên trong Iran kể từ sau vụ việc nói trên. Ông đă đích thân ra lệnh phóng gần 200 tên lửa vào Israel hôm 1/10. Trong một tuyên bố sau đó, IRGC cho biết cuộc tấn công tên lửa là hành động trả thù cho cái chết của Nasrallah và Nilforoushan.
Cuộc tấn công cũng nhằm đáp trả vụ ám sát lănh đạo chính trị của phong trào Hamas Ismail Haniyeh hồi tháng 7 khi ông này đang ở Tehran, cũng như các cuộc tấn công của Israel vào Lebanon. Israel không thừa nhận ám sát ông Haniyeh.
Bộ Ngoại giao Iran, Văn pḥng truyền thông của Hezbollah và Văn pḥng của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu - đơn vị giám sát cơ quan t́nh báo Mossad của nước này, không phản hồi đề nghị b́nh luận.
Vụ ám sát ông Nasrallah diễn ra sau 2 tuần Israel không kích phá hủy các kho vũ khí, loại bỏ một nửa hội đồng lănh đạo của Hezbollah cũng như bộ chỉ huy quân sự cấp cao của nhóm vũ trang này.
“Nó cũng cho thấy Iran cũng bị thâm nhập sâu tới mức nào: không chỉ Nasrallah mà cả Nilforoushan - một cố vấn quân sự đáng tin cậy của Đại giáo chủ Khamenei, cũng bị ám sát”, Magnus Ranstorp, một chuyên gia về Hezbollah tại Đại học Quốc pḥng Thụy Điển, cho biết.
Iran đă 2 lần cảnh báo Hezbollah
Đại giáo chủ Khamenei đă đề nghị ông Nasrallah chuyển đến Iran ngay sau khi hàng ngh́n máy nhắn tin và bộ đàm mà Hezbollah sử dụng phát nổ trong các ngày 17 và 18/9 làm hàng ngh́n người thương vong. Tuy nhiên, ông Nasrallah tự tin vào sự an toàn của ḿnh và cũng hoàn toàn tin tưởng vào nhóm thân cận của ông, bất chấp những lo ngại của Iran về những kẻ thâm nhập tiềm tàng trong hàng ngũ Hezbollah.
Ông Khamenei đă thử lần thứ hai, chuyển một thông điệp khác thông qua tướng Nilforoushan tới ông Nasrallah vào tuần trước, yêu cầu ông rời khỏi Lebanon và chuyển đến Iran để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, ông Nasrallah vẫn kiên quyết ở lại Lebanon.
Một số cuộc họp cấp cao đă được tổ chức tại Tehran sau vụ nổ máy nhắn tin để thảo luận về sự an toàn của Hezbollah và Nasrallah. Tuy nhiên, những ai đă tham dự các cuộc họp này không được tiết lộ.
Đồng thời, tại Lebanon, Hezbollah bắt đầu tiến hành một cuộc điều tra lớn để loại bỏ các điệp viên Israel trong số họ.
Sheikh Nabil Kaouk, một thành viên cấp cao của Hezbollah, là người chỉ đạo cuộc điều tra này. Ông đă triệu tập để thẩm vấn các thành viên Hezbollah tham gia vào khâu hậu cần, cung ứng và những người “đă tham gia, làm trung gian và nhận được lời mời mua máy nhắn tin và bộ đàm”.
Khi cuộc điều tra đang tiến triển nhanh chóng th́ ông Kaouk thiệt mạng trong cuộc đột kích của Israel chỉ một ngày sau vụ ám sát thủ lĩnh Nasrallah.
Hezbollah đă choáng váng v́ vụ ám sát thủ lĩnh Nasrallah trong boongke của ông tại một sở chỉ huy và bị sốc trước cách Israel thâm nhập thành công vào nhóm này.
Mohanad Hage Ali, Phó Giám đốc nghiên cứu của Trung tâm Carnegie Trung Đông tại Beirut, tập trung vào Iran và Hezbollah, mô tả cuộc tấn công này là “cuộc thâm nhập t́nh báo lớn nhất của Israel” kể từ khi Hezbollah được thành lập với sự hậu thuẫn của Iran vào những năm 1980.
Hezbollah vẫn chưa chính thức bổ nhiệm người kế nhiệm Nasrallah, có thể là để tránh người thay thế ông trở thành mục tiêu ám sát của Israel, họ cho biết.
“Việc bổ nhiệm một Tổng thư kư mới có thể sẽ rất mạo hiểm nếu Israel ám sát người này ngay sau đó. Hezbollah không thể mạo hiểm gây thêm hỗn loạn bằng cách bổ nhiệm một thủ lĩnh mới và rồi lại phải chứng kiến họ lại bị ám sát ngay sau đó”, Ali al-Amin, Tổng biên tập Janoubia, một trang tin tức tập trung vào cộng đồng người Shi'ite và Hezbollah cho biết.
Vụ ám sát làm dấy lên những nghi kị
Cái chết của ông Nasrallah đă thúc đẩy chính quyền Iran điều tra kỹ lưỡng các vụ thâm nhập có thể xảy ra trong hàng ngũ cấp cao nước này, từ IRGC đến các quan chức an ninh cấp cao. Tehran đặc biệt tập trung vào những người từng đi du lịch nước ngoài hoặc có người thân sống bên ngoài Iran.
Tehran cũng nghi ngờ một số thành viên của IRCG từng đến Lebanon. Mối lo ngại đă nảy sinh khi một trong những người này bắt đầu hỏi về nơi ở của ông Nasrallah, đặc biệt là hỏi về thời gian ông sẽ ở lại những địa điểm cụ thể. Người này hiện đă bị bắt cùng với một số người khác sau khi báo động được đưa ra trong giới t́nh báo Iran.
Hồi chuông cảnh báo đă vang lên trong nội bộ Iran và Hezbollah về khả năng t́nh báo Israel thâm nhập ngay sau vụ ám sát chỉ huy Hezbollah Fuad Shukr vào tháng 7 trong cuộc không kích của Israel vào một địa điểm bí mật ở Beirut khi ông này đang gặp một chỉ huy IRGC. Vụ ám sát này diễn ra chỉ vài trước sau vụ ám sát thủ lĩnh Hamas Haniyeh tại Tehran.
Không giống như cái chết của Haniyeh, Israel công khai nhận trách nhiệm về vụ ám sát Shukr. Theo quân đội Israel, Shukr đóng vai tṛ quan trọng trong quá tŕnh phát triển vũ khí tiên tiến nhất của Hezbollah, bao gồm tên lửa dẫn đường chính xác, và chịu trách nhiệm chỉ huy các hoạt động của nhóm Shi'ite chống lại Israel trong một năm qua.
Thực tế, nỗi lo của Iran về sự thâm nhập của Israel vào bộ máy cấp cao đă kéo dài nhiều năm. Năm 2021, cựu Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad từng tiết lộ, người đứng đầu một đơn vị t́nh báo Iran được cho là nhắm vào các điệp viên của Mossad thực ra từng là điệp viên của cơ quan t́nh báo Israel. Ông nói rằng phía Israel đă thu được các tài liệu nhạy cảm về chương tŕnh hạt nhân Iran, ám chỉ đến một cuộc đột kích năm 2018 trong đó Israel đă thu được một kho tài liệu tuyệt mật khổng lồ về chương tŕnh này.
Cũng trong năm 2021, Giám đốc t́nh báo sắp măn nhiệm của Israel Yossi Cohen đă cung cấp thông tin chi tiết về cuộc đột kích, nói rằng 20 điệp viên Mossad không phải người Israel đă tham gia vào vụ đánh cắp kho lưu trữ từ một nhà kho.
Vụ ám sát thủ lĩnh Nasrallah cũng đă gieo rắc sự nghi kị trong nội bộ Hezbollah, giới cầm quyền Iran và giữa Tehran và Hezbollah. Điều này có thể làm phức tạp hoạt động liên minh trong “Trục kháng chiến” của Iran gồm các nhóm vũ trang chống Israel.
“Niềm tin gắn kết mọi thứ lại với nhau đă biến mất”, một quan chức Iran giấu tên cho biết.
Lănh đạo tối cao Iran “không c̣n tin tưởng bất kỳ ai nữa”, một nguồn tin khác thân cận với giới chức Iran cho hay.
VietBF@ sưu tập