Theo Hoàng Thi Thơ, đi t́m lại đường xưa lối cũ - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > USA NEWS > USA NEWS ZONE 2


Reply
 
Thread Tools
Old 09-24-2024   #1
Da Lat
R5 Cao Thủ Thượng Thừa
 
Join Date: Jan 2024
Posts: 1,349
Thanks: 1,740
Thanked 3,514 Times in 980 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 81 Post(s)
Rep Power: 10
Da Lat Reputation Uy Tín Level 9Da Lat Reputation Uy Tín Level 9Da Lat Reputation Uy Tín Level 9Da Lat Reputation Uy Tín Level 9Da Lat Reputation Uy Tín Level 9
Da Lat Reputation Uy Tín Level 9Da Lat Reputation Uy Tín Level 9Da Lat Reputation Uy Tín Level 9Da Lat Reputation Uy Tín Level 9Da Lat Reputation Uy Tín Level 9Da Lat Reputation Uy Tín Level 9Da Lat Reputation Uy Tín Level 9Da Lat Reputation Uy Tín Level 9Da Lat Reputation Uy Tín Level 9Da Lat Reputation Uy Tín Level 9Da Lat Reputation Uy Tín Level 9Da Lat Reputation Uy Tín Level 9Da Lat Reputation Uy Tín Level 9Da Lat Reputation Uy Tín Level 9Da Lat Reputation Uy Tín Level 9Da Lat Reputation Uy Tín Level 9Da Lat Reputation Uy Tín Level 9Da Lat Reputation Uy Tín Level 9Da Lat Reputation Uy Tín Level 9Da Lat Reputation Uy Tín Level 9Da Lat Reputation Uy Tín Level 9
Default Theo Hoàng Thi Thơ, đi t́m lại đường xưa lối cũ

.


Theo Hoàng Thi Thơ, đi t́m lại đường xưa lối cũ





(Bài ngoài chủ đề của Zone 2. Xin phép các mod. được post ở đây.)




20 Tháng Chín 2024

Cao Vị Khanh


Thử thêm một lần, nghe lại bài hát ĐƯỜNG XƯA LỐI CŨ của HOÀNG THI THƠ với cảm nghĩ của một kẻ chẳng biết nhạc lư là ǵ…


Là Rê Fa Lá Sí Sí La La Sí Fa Rê Là

Đường xưa lối cũ có bóng tre, bóng tre che thôn nghèo.
Đường xưa lối cũ có ánh trăng, ánh trăng soi đường đi.



Trong suốt những dặm hành của đoạn trường lưu lạc, người nghệ sĩ sáng tạo rong ruổi trời trăng mây nước đâu không biết nhưng rồi sẽ có lúc quay về một góc nh́n quen thuộc, quen thuộc tới nỗi đă có lúc không thấy ra được một nét ǵ đặc sắc, gợi t́nh… để phát hứng mà vẽ vời, viết lách hay bắt nhịp t́nh tang… Một góc phố người ta tới lui đến chán chê… Một xóm quê người ta đi về tới mê mệt. Một bến nước đă qua lại đến phát rầu… Một quê hương mà người đi xa gọi là cố quận.

Vậy đó… Sẽ có một lúc nào đó, bỗng dưng người ta không nh́n trần gian qua cặp mắt trần tục. Sẽ có lúc người ta nh́n lại bằng một tấm ḷng. Khoảng thời khắc đó, thường ở giữa chừng một đoạn đường lữ thứ, khi bất ngờ bỗng thấy hụt hẫng, bỗng thấy trơ trọi ngay khi đang ở giữa chốn phồn hoa. Thời khắc đó, người ta làm thơ hoài t́nh, người ta viết nhạc hoài cảm…


Đường xưa lối cũ có bóng tre, bóng tre che thôn nghèo.
Đường xưa lối cũ có ánh trăng, ánh trăng soi đường đi.



Bài hát đó bắt đầu với h́nh ảnh bóng tre. Ối mấy cái bụi tre nh́n đâu cũng có. Và sau đó là ánh trăng. Ối ánh trăng như một thứ đèn đêm khi lấp ló khi lồ lộ, đông tây nam bắc ǵ cũng có, lạ ǵ đâu mà kể lể. Ngặt nỗi, lần này ông Hoàng gộp hai thứ đó lại cùng nơi cùng lúc nên mới sanh chuyện. Khi tre trăng hợp nhau cùng một chỗ, cùng một lúc bỗng dưng rồi làm xốn xang ḷng mấy kẻ xa quê, nhất là thứ quê xa sao mà xa mù xa mịt. Hai h́nh ảnh quen thuộc với bất cứ một người Việt Nam nào sinh đẻ và lớn lên trên mảnh đất nghèo nàn và giàu tai ương đó. Nó gần gũi và quen thuộc đến độ gần như làm người ta quên bẵng sự hiện diện ngay cả khi lẩn quẩn kề bên. Người Việt Nam ai mà không có lần thấy qua những thân tre gầy guộc, cao vút với những chiếc lá xanh sẫm, thon thả… run lẩy bẩy mỗi lượt có cơn gió thổi qua, tạo ra thứ âm thanh mà người ta gọi là “xào xạc”. H́nh ảnh những bụi tre già quắt queo, vặn vẹo uốn ḿnh theo từng cơn gió lớn vẫn thường được biểu hiện cho sức sống tiềm tàng của một dân tộc vốn đă chịu quá nhiều tai ương khi nổi trôi theo suốt ḍng bạc mệnh. Vậy mà v́ quen mắt quá độ tới nỗi làm như người ta nh́n mà không thấy. C̣n ánh trăng. Cái màu trăng huyễn hoặc của những đêm rằm rải xuống làng mạc im ngủ hay ngay cả những nẻo đường phố thị hẳn đă không ít lần giục hồn người bỏ quên thực tại mà xuôi về một cơi mộng mơ nào đó. Vậy đó mà v́ là của không vốn nên lắm khi người ta xài thẳng tay mà chẳng chút dạ quan tâm. Nhất là cái đám đông lúc nhúc sống ở thành phố, với những ngọn đèn điện…


Vậy đó, rồi có lúc y như thầy tu đốn ngộ. Ờ bụi tre ! Ờ ánh trăng ! Những thực thể gần gũi biết bao nhiêu, quen thuộc biết bao nhiêu ở một nơi ḿnh yêu dấu biết bao nhiêu vậy mà sao có lúc ḿnh quên bẵng. Phải đợi tới lúc giựt ḿnh thấy sao trống trải, nh́n ngó lại cái chỗ bỏ trống trong ḷng rồi thấy lại… thấy lại như thấy lại một quê hương. Ông Hoàng Thi Thơ ổng nhắc đó. Cái bóng tre đó, cái bóng trăng đó là h́nh ảnh của một cố hương đă xa ngoài tầm với. Nhất là từ khi chia cách nhau v́ hai thứ ư thức hệ nghịch chiều.

Theo Wikipedia, Hoàng Thi Thơ sinh quán ở Quảng Trị, trải qua một tuổi thiếu niên ở miền Trung rồi vừa tuổi thanh niên, v́ thời cuộc, đă phải bỏ quê vô sống ở Sài G̣n cho tới khi sang Mỹ rồi mất ở xứ người. Kể ra không khác ǵ phần số của hằng triệu người Việt đă bỏ xứ ra đi, từ một ngày sau tháng tư đại nạn… Có khác chăng là ngay từ tuổi thanh niên, với một tâm hồn mẫn cảm, ông đă sống tâm trạng tha hương ngay trên một vùng đô thị trù phú miền Nam khi không c̣n thấy nơi chôn nhau cắt rún, vốn dĩ là một làng quê heo hút với khoảng cách hơn ngàn cây số.


Từ đó, ông sáng tác bản nhạc ĐƯỜNG XƯA LỐI CŨ để đến giờ này vẫn c̣n làm rung động đến xót xa những hồn lưu lạc…





Là nhạc sĩ, y như thi sĩ vốn thuộc hạng mơ mộng bậc nhất, vậy mà ông nắm bắt hồn người không thua ǵ mấy ông tâm lư gia. Vừa mới xúi người ta t́m về nơi chốn có đường xưa và lối cũ, ông đă dắt ngay tới chỗ mà hầu như ai cũng đă qua đó một lần. Quê ta thuở đó, ngoại trừ một ít chỗ nằm ngay trung tâm thành phố, c̣n lại dạt ra phía ngoại ô chút xíu là đă thấp thoáng mấy bụi tre già dẫu lắm khi xơ xác bụi đường. C̣n nói ǵ tới những thôn ấp xa xôi, thôi th́ rặt một màu tre xanh mướt. Mà hơn nữa, chẳng những thân thẳng đứng mà lả lả ngọn, tre c̣n là vật liệu chánh trong đời sống hằng ngày của người Việt ta, ngay từ hồi xưa hồi xửa… Từ đôi đũa ăn cơm đến tấm phên tre ngăn vách, từ cột kèo đến chiếc chơng đầu hiên, từ nhịp cầu lắt lẻo nối hai bờ con kinh xáng thổi đến biểu hiện cho niềm tin về một cuộc trùng phùng cho những đời đă quá đỗi bể dâu, như trong câu ca dao – chẻ tre bện sáo cho dầy/ngăn sông Mỹ Thuận có ngày gặp nhau. Kể hoài chắc cũng không hết. Thôi vậy.


Có điều, là người Việt, chắc không ai là không thấy ḿnh liên hệ ít nhiều với những bụ̣̣̣i tre già đến thắc thỏm đó. Cũng như thứ ánh trăng thân thuộc đến nỗi có lần ai đó đă lên tiếng trách cô gái tát-nước-bên-đàng-sao lại múc-ánh-trăng- vàng-mà-đổ-đi. Thứ h́nh ảnh đẹp rất lặng lẽ đó được ông Hoàng Thi Thơ tế nhị nhắc lại đủ để kéo níu hồn người về nơi cố quận, ngay từ mấy nốt sol fa mở đầu. Tre với trăng. Chắc mẻm như hai với hai là bốn, tre với trăng hợp lại như gơ vào trái tim người nghe một tiếng chuông gọi dậy, làm bốc lên mớ h́nh xưa bóng cũ đă trùng lấp dưới mấy lớp bụ̣̣̣i thời gian. Ở đó, có cha mẹ già, có gia đ́nh quyến thuộc, có cây da bến nước, có bụi tre lăo, có góc phố Tàu với chiếc xe nước mía ngọt ngây, có con đường rợp bóng me mỗi bữa anh-theo-Ngọ-về, có ngôi trường làng xơ xác vẫn đủ sức in vào đầu óc trẻ thơ những vần i tờ cùng những lời giáo huấn rạch ṛi đến khắc sâu vào tâm khảm…





Từ đó, cũng vẫn cùng những nốt nhạc nhưng có thăng giáng lên xuống chút đỉnh, bài hát chuyển sang phần cốt lơi. Nếu h́nh ảnh bụi tre, ánh trăng, con sông, tiếng tiêu được dùng để điểm xuyết cho cảnh quê th́ những vật thể đó cũng chỉ là mối trung gian để đưa hồn người tới những nối kết vô h́nh… Vô h́nh mà chính là hồn tính của vật thể. Con đường xưa đó, ngơ lối cũ đó chỉ là con đường lối ngơ (dấu mốc) để nhắc nhở, để dắt đưa người đi trở về-bằng đôi chân hay bằng nỗi nhớ- t́m gặp lại những thân yêu. Cha mẹ, anh em, bà con cḥm xóm…

Đường xưa lối cũ có em tôi tóc xanh bay mơ màng.
Đường chiều dịu nắng bóng em đi áo nâu in đường trăng.
Đường xưa lối cũ có mẹ tôi run run trong hôn hoàng.
Ḷng già thương nhớ, nhớ đến tôi lom khom đi t́m con.

Nhạc êm như thủ thỉ mà h́nh ảnh đẹp và thật đến xao xuyến ḷng người. Những lọn tóc bay mơ màng trên đường chiều dịu nắng cũng như màu áo nâu in đường trăng chẳng có ǵ là sắc sảo. Nhưng chính nét đẹp b́nh dị đó biểu hiện rơ ràng mối liên hệ ruột rà, giản dị mà keo sơn biết mấy giữa anh trai và em gái. Rồi tới h́nh ảnh cái dáng đi lom khom của bà mẹ già đi-t́m-con nữa là phải nói xoi thủng cả tâm can. Làm sao không rung động dẫu con tim người đi xa có lỡ làng chai đá. Có thứ t́nh nào mật ngọt hơn t́nh thương của người em gái dành cho anh trai của ḿnh. Rồi c̣n t́nh thương nào biển rộng hơn t́nh thương của mẹ dành cho con. Thứ t́nh thương không đổi được bằng châu báu. Bốn câu nhạc và lời đơn giản mà thấm thía làm người nghe cũng mở ḷng ra phơi phới để cùng chờ đón nỗi vui đoàn tụ. Bốn câu nhạc và lời phối ngẫu rất khít khao làm kẻ bàng quang cũng cảm theo được nỗi háo hức trước giờ sum hợp. Người nghe, nghe ra cả nhịp tim rộn ràng, nhịp thở rạo rực của nỗi hân hoan, cùng với nhịp chân thêm phần vội vă khi nghĩ rằng mỗi bước trở về là một bước đưa ḿnh tới gần thêm một bước, thứ hạnh phúc thật nhất so với mọi thứ hạnh phúc giả tưởng mà cuộc đời này hay hứa hẹn.


Nhưng… Nhưng không !

Về tới nơi mà trước đây đă bỏ ra đi rồi mới biết. Mỗi bước trở về là một bước đi thụt lùi. Bởi v́ khoảng cách giữa người đi xa và người ở lại đă từng lúc mỗi xa thêm. V́ người em gái ḿnh thương yêu biết mấy đă rẽ ngoặt ra một hướng đời đổi khác. Và người mẹ, người đàn bà ḿnh thương yêu nhất đời, người đă mang nặng đẻ đau, đă cho ḿnh bú móm tới teo tóp bầu vú sữa, đă ầu ơ đến khuya lơ để dỗ cho ḿnh giấc ngủ yên lành… Người mẹ đó đă ra đi bên kia cuộc đời. Mà nhất là không lời cuối cùng trước khi phân kỳ !!!


Thử tưởng đến…
Người mẹ mất mà chưa lần thấy lại mặt con!

Thử tưởng đến…
Đứa con mất mẹ mà chưa lần thấy lại mặt mẹ!

Y như một vở tuồng cải lương với đầy đủ kịch tính mà ai nấy đều biết trước hồi kết cuộc. Vậy mà vẫn ngồi xem cho tới hạ màn để rồi bật khóc theo sáu câu mùi mẫn.

Vâng, bài bản ĐƯỜNG XƯA LỐI CŨ có ư nghĩa cũ mèm như vậy. Nhưng chính thứ nghĩa t́nh không trọn đó vẫn mới sau mỗi cuộc biến thiên. Cũ người mới ta nên lắm khi nước mắt ngắn nước mắt dài. Mà nước mắt th́ có bao giờ ráo cạn.


Thử tưởng lại những cảnh t́nh y như vậy đă xảy ra cho bao nhiêu kẻ lưu vong từ sau cơn trường hận, tháng 4/75.

Bỗng dưng rồi nghĩ đến phận ḿnh. Trích HƯỜNG NHAN.

“Ngày má đau con không được lo thuốc thang. Ngày má mất con không lạy biệt. Mấn mũ con không đội, áo tang con xếp lại để qua bên, gậy tang con không về chống kịp để vừa đi thụt lùi vừa dang tay cản cho chậm lại phút giây má rời nhà lần chót. Nhưng mà thôi… dẫu níu chậm cách nào th́ cũng không cầm lại được. Má đến với đời như một đóa phù dung mà mỗi cánh hoa chỉ là một hơi sương váng vất. Những hơi sương phả ra trên mặt đất buồn hiu này cho đau khổ có một chút long lanh, cho phiền muộn có một chút ngọt ngào và cho giọt lệ sau cùng… rồi ra cũng có chút niềm hạnh phúc.”


Thử tưởng lại. Những năo nùng đă có thật trong suốt cuộc tang thương. Người con trai trong bản nhạc không biết đi xa v́ lư do ǵ, chớ c̣n rất nhiều người trong chúng ta đă bỏ ra đi v́ một lư do rất rơ ràng, lư tưởng tự do. Trong nỗi tủi nhục chung bỏ xứ, c̣n riêng nỗi tủi nhục của kẻ phải bỏ cha bỏ mẹ già đi t́m đường sống cho riêng ḿnh. Thử nghĩ lại ngày đi rồi không có ngày về mà tuổi già th́ không biết đợi bao giờ.

Khi tôi về, bồi hồi trong nắng.
Tưởng gặp người em hân hoan đứng đón anh về.
Nào ngờ người em sang ngang khi xuân chưa tàn.
Con đ̣ nào đây đưa em tôi vào xa vắng.
Khi tôi về, nghẹn ngào trong nắng.
Tưởng gặp mẹ tôi rưng rưng đứng đón con về.
Nào ngờ mẹ tôi ra đi bên kia cuộc đời.
Không lời biệt ly cuối cùng trước khi phân kỳ.




Tại vậy mà, ai sao không biết, chớ c̣n với tôi bài hát ĐƯỜNG XƯA LỐI CŨ không có thời gian tính. Giờ này cũng khó mà biết được chính xác đă sáng tác vào giờ phút nào. Nghe nói đâu khoảng năm 1958-59 ǵ đó. Lúc đất nước mới bị chia hai. Lúc có hàng triệu người miền Bắc phải bỏ xứ chạy lấy thân.

Rồi sau đó, hàng triệu người từ miền Nam lại bỏ xứ chạy bán mạng như một bầy chim vỡ tổ. Đă có bao nhiêu cuộc sinh ly rồi thành ra tử biệt. Đă có bao nhiêu vành tang trắng quấn hờ trên đầu của những kẻ khóc cha khóc mẹ mà chẳng được lạy biệt lấy một lần. Đă có bao nhiêu nấm mộ không bao giờ lặn trong ḷng những kẻ ly hương ngoài ư muốn.

Và sau hết để chấm dứt, ông Hoàng nói lên một sự thật muôn đời. Đường xưa c̣n đó, nắng vẫn lên, vẫn trăng treo ven đồi. Vâng, cảnh vật c̣n đó, ngày nắng đêm trăng vẫn y nguyên, núi non sông nước vẫn lặng lờ như đă tự bao giờ. Nhưng một khi t́nh đă mất th́ nắng sớm hay trăng khuya rồi chỉ c̣n là những hiện tượng tự nhiên, vô t́nh như trời đất vốn dĩ vô t́nh. Quê hương dẫu có được gọi bằng những mỹ từ trang trọng như tổ quốc, như giang sơn… nhưng rồi ra chính những h́nh ảnh b́nh thường, riêng tư nhất sẽ là vết tích c̣n lại trong ḷng kẻ đi xa. Quê hương chẳng những là niềm tin vào huyền thoại tiên rồng, không những chỉ là ḷng tự hào về tinh thần bất khuất của một dân tộc đă trải qua suốt hai ngàn năm đô hộ của người phương Bắc, của chiến công hiển hách khi người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đuổi giặc Thanh trong mấy ngày đầu xuân Kỷ Dậu… Mà hơn hết, quê hương chắc chắn không phải là cuộc cải cách ruộng đất vào những năm 1953-56 ở miền Bắc, không phải là chuyện ép uổng sáng tạo đến tù đày thân xác trong vụ án Nhân Văn Giai Phẩm những năm 1955-58 cũng chỉ riêng ở miền Bắc, càng không phải là những trại tù khổ sai ngụy danh cải tạo, lần này trải rộng ở khắp cả ba miền Bắc, Trung, Nam, sau năm 1975… Quê hương có đẹp trường tồn trong ḷng người trót mất quê hương chính là quê hương của sắt son truyền thống, của đá vàng nhân nghĩa, của thủy chung gốc ngọn, của trầm tích ruột rà… Quê hương c̣n đẹp măi trong ḷng người đi c̣n là quê hương của nồi bánh tét mẹ thức canh đêm ba mươi tết, của tô canh chua với ơ cá kho tộ, của chén cơm đôi đũa kính trên nhường dưới, của tiếng vơng đưa kẽo kẹt đệm hờ cho câu dỗ ầu ơ, của bữa cúng giỗ có bầy con cháu sum vầy, của con đường có hai hàng cây sao cao vút ngày hai buổi cặp sách đến trường, của ánh trăng lấp ló trong con mắt thẹn thùng của lần đầu ḥ hẹn…


Một khi những thứ giá trị vô h́nh đó mất đi, quê hương dường như cũng biệt mù dẫu chân rồi có dẫm ngay trên… đường xưa lối cũ.


Mà h́nh bóng cũ thiếu trong tôi mỗi khi nghe chiều rơi.



Câu hát buồn như một tiếng thở dài. Tiếng thở dài… dài không muốn dứt. Chữ rơi cuối bài y như rơi hoài mà không chạm đáy. Ờ mà nỗi buồn mất mẹ, mất em… nỗi buồn mất quê hương có bến bờ đâu mà chạm đáy. Ba cái nốt nhạc cuối rồi như thả lỏng, buông lơi. Ai ngân nga tới đâu th́ ngân nga cho thỏa ḷng tiếc nuối. Mà có thỏa hay không là chuyện riêng của mỗi người. Người hát cũng như người nghe. Khỏi cần luật lệ.


Như đă nói, dường như ông Hoàng Thi Thơ soạn bài hát từ năm 1958-59 ǵ đó. Tới giờ này đă tṛm trèm sáu mươi lăm năm. Trời, sáu mươi lăm năm dài biết mấy. Ngày ông viết nhạc, ông đâu biết đă phổ nhạc giùm cho triệu triệu nỗi buồn. Và chúng ta, chúng ta cũng đâu biết được rồi có ngày không t́m lại được… quê hương. Mà thôi, biết để làm ǵ. Biết thêm chỉ để buồn thêm. Nhất là khi sáng tác, ông c̣n đâu đó trên quê hương, với chút niềm hy vọng. Biết đâu rồi có lúc im tiếng súng, đất nước yên b́nh, về xây lại mộ người đă khuất, t́m lại người thân dẫu có thất lạc vẫn là thất lạc trên cùng một quê hương. C̣n chúng ta, đám lưu lạc tứ phương đă gần nửa thế kỷ v́ trốn chạy một chế độ, có c̣n đâu những đường xưa lối cũ để t́m về. Người mất đă mất, kẻ tự đày biệt xứ đă là một lựa chọn tự thân th́ ĐƯỜNG XƯA LỐI CŨ, ới ông HOÀNG THI THƠ ơi, coi như đă bít lối.


Đoạn đành !!!

Bài hát, giờ đây, đối với tôi đă không c̣n tuổi tác. Một thứ giá trị sống đời dù từ vài mươi năm trước, khi c̣n đang tuổi mới lớn đă có lần nghe rồi bỏ qua như đă bỏ qua không biết bao nhiêu thứ quanh ḿnh suốt những năm tháng c̣n ở tại quê nhà. Để tới bây giờ rồi mới hiểu ra thâm thúy mấy chữ đường-xưa-lối- cũ. Hiểu thêm ra rồi cũng chỉ để biết… ngậm ngùi.

Rồi lại sực nhớ thêm, mới nứt mắt đă chảnh chẹ nghe Connie Francis hát Come back to Sorrento dẫu có hiểu ất giáp ǵ ba cái tiếng Ư nghe lạo xạo như bắp rang. Mà cũng làm bộ ra điều cảm xúc.

C̣n bây giờ, đường về quê đă bít tới mấy lượt rào ngăn, có cách nào đâu mà theo HOÀNG THI THƠ t́m về ĐƯỜNG XƯA dẫu ông đă chỉ ra giùm nhiều hơn một lần… LỐI CŨ ! Bởi vậy làm sao mà không buồn đến đứt ruột cho đành…

Thôi vậy, c̣n chút chữ xin kính gởi theo ông -người nhạc sĩ tài hoa. Một thuở.


Cao Vị Khanh
September 2 .2024

(Nguồn: DĐTK)


****************

Nguồn: Hưng Việt
Link: https://hung-viet.org/p22826a30506/t...ong-xua-loi-cu








.
Da Lat_is_offline   Reply With Quote
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	hoang-thi-tho-duong-xua-loi-cu.jpg
Views:	0
Size:	46.1 KB
ID:	2431907  
The Following 5 Users Say Thank You to Da Lat For This Useful Post:
anhhaila (09-24-2024), mrhtran1 (09-24-2024), N&N (09-25-2024), phokhuya (09-24-2024), tonydavidson (09-24-2024)
Old 09-24-2024   #2
Da Lat
R5 Cao Thủ Thượng Thừa
 
Join Date: Jan 2024
Posts: 1,349
Thanks: 1,740
Thanked 3,514 Times in 980 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 81 Post(s)
Rep Power: 10
Da Lat Reputation Uy Tín Level 9Da Lat Reputation Uy Tín Level 9Da Lat Reputation Uy Tín Level 9Da Lat Reputation Uy Tín Level 9Da Lat Reputation Uy Tín Level 9
Da Lat Reputation Uy Tín Level 9Da Lat Reputation Uy Tín Level 9Da Lat Reputation Uy Tín Level 9Da Lat Reputation Uy Tín Level 9Da Lat Reputation Uy Tín Level 9Da Lat Reputation Uy Tín Level 9Da Lat Reputation Uy Tín Level 9Da Lat Reputation Uy Tín Level 9Da Lat Reputation Uy Tín Level 9Da Lat Reputation Uy Tín Level 9Da Lat Reputation Uy Tín Level 9Da Lat Reputation Uy Tín Level 9Da Lat Reputation Uy Tín Level 9Da Lat Reputation Uy Tín Level 9Da Lat Reputation Uy Tín Level 9Da Lat Reputation Uy Tín Level 9Da Lat Reputation Uy Tín Level 9Da Lat Reputation Uy Tín Level 9Da Lat Reputation Uy Tín Level 9Da Lat Reputation Uy Tín Level 9Da Lat Reputation Uy Tín Level 9
Default

.


ĐƯỜNG XƯA LỐI CŨ









.
Da Lat_is_offline   Reply With Quote
The Following 4 Users Say Thank You to Da Lat For This Useful Post:
anhhaila (09-24-2024), N&N (09-25-2024), phokhuya (09-24-2024), tonydavidson (09-24-2024)
Old 09-24-2024   #3
anhhaila
R8 Vơ Lâm Chí Tôn
 
anhhaila's Avatar
 
Join Date: Jan 2011
Posts: 13,294
Thanks: 23,740
Thanked 31,974 Times in 9,680 Posts
Mentioned: 20 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 4176 Post(s)
Rep Power: 61
anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11
anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11anhhaila Reputation Uy Tín Level 11
vnch

Cám ơn Đà Lạt đă mang lại kư ức tuổi thơ, đường xưa lối cũ luôn luôn mang ḿnh về lại quê hương thân yêu ngày nào...

anhhaila is_online_now   Reply With Quote
The Following 4 Users Say Thank You to anhhaila For This Useful Post:
Da Lat (09-24-2024), N&N (09-25-2024), phokhuya (09-24-2024), tonydavidson (09-24-2024)
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 23:42.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.07592 seconds with 15 queries