Trong hơn 2 năm qua, các hệ thống vũ khí mới của Nga đă bỏ qua các cuộc thử nghiệm thực địa truyền thống và thay vào đó chúng được thử nghiệm trực tiếp trong điều kiện chiến đấu thực tế ở Ukraine.
Kể từ khi tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, các hệ thống vũ khí của Nga đă bỏ qua các cuộc thử nghiệm thực địa truyền thống. Thông tin này được người đứng đầu tập đoàn quốc pḥng Rostec Sergey Chemezov tiết lộ.
Đạn pháo của Nga có màu xanh vàng, do không có lớp vỏ chống ăn ṃn thông thường. Ảnh: Twitter
Thử nghiệm trong chiến đấu thực tế
Quyết định bỏ qua các cuộc thử nghiệm truyền thống này không phải do bất kỳ lỗi nào trong hệ thống mà là để tiết kiệm thời gian trong bối cảnh xung đột ở Ukraine.
“Các mẫu vũ khí, thiết bị mới sẽ được thử nghiệm không phải trên các thao trường mà là trong điều kiện chiến đấu thực tế. Cách tiếp cận này rút ngắn đáng kể con đường từ xưởng sản xuất đến các đơn vị quân đội”, ông Chemezov giải thích.
Nga không chỉ tiết kiệm thời gian trong việc thử nghiệm thực địa mà c̣n tiết kiệm cả vật liệu được sử dụng để sản xuất một số hệ thống nhất định. Điều này cũng là nhằm mục đích đẩy nhanh quá tŕnh triển khai của chúng, chứ không xuất phát từ việc thiếu vật liệu.
Ví dụ, trong cuộc xung đột ở Ukraine, người ta nh́n thấy các quả đạn pháo 122mm và 152mm của Nga có màu xanh vàng. Lư do là v́ các nhà sản xuất Nga nhận thấy những loại đạn này khi chuyển thẳng ra tiền tuyến sẽ không cần thiết phải có lớp vỏ ngoài chống ăn ṃn thông thường hoặc trường thông tin kỹ thuật được in trên đó – vốn chỉ phục vụ cho việc lưu trữ lâu dài.
Chiến lược này cũng là một phần lư do tại sao một viên đạn pháo của Nga có chi phí sản xuất khoảng 1.000 USD, trong khi Ukraine nhận được đạn 155mm của phương Tây có giá khoảng 5.000 USD trở lên.
Những rủi ro tiềm ẩn
Theo Bulgarian Military, việc bỏ qua các cuộc thử nghiệm thực địa trong quá tŕnh phát triển vũ khí mới chắc chắn giúp Nga tiết kiệm thời gian, nhưng cũng đi kèm với những rủi ro nhất định.
Các cuộc thử nghiệm thực địa rất quan trọng - chúng không chỉ xác nhận các thông số kỹ thuật của hệ thống mà c̣n giúp phát hiện ra những sai sót hoặc điểm yếu tiềm ẩn cần khắc phục.
Với việc thử nghiệm trong môi trường được kiểm soát, các kỹ sư và kỹ thuật viên có thể phân tích một cách có hệ thống cách thức vũ khí hoạt động. Quá tŕnh này rất quan trọng để đảm bảo các hệ thống vũ khí hoạt động tốt trong điều kiện chiến đấu.
Nếu không có các cuộc thử nghiệm như vậy, nguy cơ hỏng hóc ở tiền tuyến sẽ tăng lên, dẫn đến thiệt hại cả về người và những thiết bị có giá trị. Quân nhân Nga cũng sẽ mất đi cơ hội nắm bắt kinh nghiệm thực tế về các hệ thống mới, hiểu được bản chất của chúng và cách xử lư nhiều t́nh huống khác nhau.
Hơn nữa, các cuộc thử nghiệm thực địa cho phép mô phỏng nhiều t́nh huống, bao gồm cả những điều kiện khắc nghiệt không dễ dự đoán được trong chiến đấu thực tế. Nếu chỉ dựa vào các cuộc thử nghiệm trong chiến đấu thực tế, lực lượng Nga khó có thể dự đoán được vũ khí sẽ hoạt động như thế nào trong những trường hợp bất ngờ, từ đó dẫn đến thất bại và mất đi lợi thế chiến lược.
Việc thử nghiệm kỹ lưỡng là điều cần thiết để đảm bảo cả hiệu quả và tính an toàn của các hệ thống vũ khí mới. Mặc dù có vẻ thực dụng khi bỏ qua các cuộc thử nghiệm thực địa để nhanh chóng triển khai ra tiền tuyến, nhưng cách tiếp cận này sẽ có ảnh hưởng đáng kể trong dài hạn.
Các vấn đề kỹ thuật, đào tạo quân nhân không đầy đủ và không có khả năng mô phỏng các điều kiện chiến trường phức tạp có thể dẫn đến tổn thất nghiêm trọng cho Nga và quân đội của nước này.
Sức ép của Nga
Việc Nga triển khai nhanh chóng các hệ thống vũ khí mới ra tiền tuyến mà không qua thử nghiệm thực địa rộng răi cũng làm nổi bật bối cảnh quân sự hiện tại và các lựa chọn chiến lược của Điện Kremlin.
Trước hết, tốc độ triển khai các hệ thống này cho thấy tính cấp bách của t́nh h́nh ở Ukraine. Nga đang chịu áp lực ngày càng tăng trong việc nâng cao công nghệ và vũ khí quân sự để tăng cường các chiến dịch và giảm thiểu tổn thất. Với t́nh h́nh chiến đấu căng thẳng, các chỉ huy Nga có thể ưu tiên triển khai nhanh chóng các vũ khí mới hơn là các giai đoạn thử nghiệm mở rộng.
Việc bỏ qua thử nghiệm thực địa cũng có thể cho thấy Nga tự tin vào hiệu quả của các hệ thống vũ khí mới.
Ngoài ra, việc triển khai vũ khí nhanh chóng ra tiền tuyến cũng có thể bị tác động bởi các động cơ chính trị trong nước khi Nga đang nỗ lực thể hiện sức mạnh và năng lực quân sự để duy tŕ sự ủng hộ của dư luận. Trong bối cảnh này, việc triển khai thành công các loại vũ khí mới, ngay cả khi không có thử nghiệm mở rộng, sẽ trở thành đ̣n bẩy chính trị.
Mặt khác, việc triển khai vũ khí mới nhanh chóng có thể cho thấy t́nh trạng thiếu nguồn lực hoặc áp lực kinh tế. Nguồn ngân sách hạn chế có thể là lư do khiến Nga cắt bớt khâu thử nghiệm toàn diện để nhanh chóng đưa vào triển khai.
VietBF@ Sưu tập