Lòng già là một bộ phận nội tạng được nhiều người yêu thích. Những miếng lòng già hơi dai, giòn nhẹ có vị beo béo dù chế biến theo cách nào đều thơm ngon, hấp dẫn.
Tuy nhiên, lòng già vốn là nơi chứa chất thải của con lợn nên thường có mùi hôi. Nếu không xử lý đúng cách, mùi hôi này sẽ khiến món ăn không hấp dẫn, khó ăn và cũng tạo cảm giác không đảm bảo vệ sinh.
Để sơ chế, làm sạch lòng già, bạn có thể tham khảo một số mẹo dưới đây.
Rửa lòng già bằng nước mắm
Lòng già mua về bóp muối hạt chanh cho thật sạch rồi rửa lại với nước. Sau đó, lộn nước lòng lại để rửa hết các chất bẩn ở bên trong. Tiếp tục dùng muối và chanh để làm sạch.
Sau đó, lộn đoạn lòng già trở lại như ban đầu, tiếp tục bóp với muối và chanh. Lần này, hãy cho thêm khoảng nửa chén nhỏ nước mắm. Bóp lòng già với hỗn hợp này rồi rửa sạch. Nước mắm sẽ giúp loại bỏ hết sạch mùi hôi của lòng già.
Rửa lòng già với nước dưa chua
Nước dưa chua có thể giúp loại bỏ chất bẩn và mùi hôi của lòng lợn rất tốt.
Bạn nên rửa lòng già với nước dưa cải muối chua 2 lần để khử hết chất bẩn và mùi hôi. Nhớ lộn trái lòng già để loại bỏ phần chất bẩn bên trong.
Sau khi rửa lòng già bằng nước dưa cải chua, hãy cho lòng già vào nồi, đổ ngập nước, thêm một ít muối hạt, một ít rượu trắng và đặt lên bếp nấu. Luộc vài phút cho lòng già cứng lại, không luộc lâu quá khiến lòng già bị dai.
Vớt lòng già ra và rửa lại rồi thái thành miếng vừa ăn hoặc đem chế biến tùy sở thích.
Rửa lòng già bằng muối, giấm và nước vo gạo
Bạn có thể sử dụng muối, giấm (hoặc chanh) cùng với nước vo gạo để làm sạch lòng già. Xả nước vào lòng già để loại bỏ bớt phần chất bẩn bên trong. Lộng trái đoạn lòng già để làm sạch các cặn bẩn một cách hiệu quả hơn.
Cho lòng già vào thau nước, thêm một chút muối, giấm (hoặc nước cốt chanh) và ngâm trong vài phút. Sau đó, bóp cho phần chất nhớt bẩn trôi ra ngoài. Rửa lại lòng già bằng nước sạch nhiều lần. Tiếp đó, cho lòng già vào chậu nước vo gạo để rửa tiếp cho sạch các chất bẩn ở cả mặt trong và mặt ngoài. Cuối cùng, rửa lại lòng già bằng nước sạch và để ráo trước khi chế biến.
Rửa lòng già bằng bột mì và rượu nấu ăn
Xả nước để rửa trôi bớt một phần chất bẩn trong lòng già. Lộn mặt trong của lòng già ra ngoài rồi cho vào chậu, thêm một ít bột mì và dùng tay xoa đều trong ít nhất 2 phút. Sau khi nhào xong, rửa lại lòng già với nước sạch cho hết các chất bẩn và bột mì. Lộn loại đoạn lòng già và tiếp tục rửa bằng bột mì một lần nửa. Xả lòng vói nước cho thật sạch.
Cho lòng già vào chậu, thêm rượu nấu ăn và chà xát cả mặt trong và mặt ngồi một lần nữa. Như vậy, đảm bảo các chất bẩn và mùi hôi sẽ được loại bỏ.
Rửa lòng già bằng giấm và phèn chua
Xả lòng già dưới vòi nước để rửa trôi các chất bẩn bên trong. Cho một ít giấm và phèn chua vào nước rồi bỏ lòng già vào đó, chà rửa nhiều lần. Lộn cả mặt trong của lòng già ra ngoài để rửa cho sạch các chất bẩn. Rửa lại lòng già nhiều lần với nước trước khi chế biến.
|