Theo như nhu cầu đất hiếm trên thế giới bùng nổ được thúc đẩy bởi các ngành công nghiệp năng lượng tái tạo và các loại xe điện, khiến Trung Quốc gần đây thông báo phát hiện mỏ đất hiếm có trữ lượng đến 5 triệu tấn tại tỉnh Tứ Xuyên, th́ nước này lại củng cố hơn nữa vị thế thống trị của Trung Quốc, và điều đó làm cho thế giới thêm càng lo lắng.
Ảnh tư liệu minh họa: Khai thác đất hiếm tại khu mỏ ở huyện Nam Thành, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, ngày 31/10/2010. REUTERS/Stringer/Files
Trung Quốc gần đây thông báo phát hiện mỏ đất hiếm có trữ lượng đến 5 triệu tấn tại tỉnh Tứ Xuyên. Các loại đất hiếm có vai tṛ thiết yếu cho các nền công nghiệp công nghệ cao, nhất là cho sản xuất điện thoại thông minh, xe ô tô điện, tuốc-bin điện gió và nhiều hệ thống vũ khí.
Trung Quốc hiện kiểm soát khoảng từ 60-70% nguồn sản xuất đất hiếm thế giới và nắm giữ một vai tṛ chủ chốt trong lĩnh vực chiến lược quan trọng này.
Phát hiện mới này bổ sung thêm vào trữ lượng đất hiếm vốn đă lớn của Trung Quốc, chủ yếu tập trung ở vùng Nội Mông, tỉnh Giang Tây và tỉnh Sơn Đông. Những kim loại này là thiết yếu cho nhiều công nghệ xanh như các loại quạt điện gió và động cơ xe ô tô điện, cũng như là cho nhiều sản phẩm điện tử khác.
Nhu cầu đất hiếm trên thế giới bùng nổ được thúc đẩy bởi các ngành công nghiệp năng lượng tái tạo và các loại xe điện. Phát hiện này c̣n củng cố hơn nữa vị thế thống trị của Trung Quốc, và điều đó khiến thế giới lo lắng. Nhiều nước như Mỹ và Nhật Bản đang nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung ứng để giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Việc t́m thấy đất hiếm tại một vùng kém phát triển nhưng giàu nguồn tài nguyên cho thấy cam kết chiến lược của Trung Quốc bảo đảm các nguồn nguyên liệu quan trọng cho nền kinh tế cũng như là tầm ảnh hưởng địa chính trị của nước này, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ xanh.
Đối với các nước khác, điều này gây khó khăn cho các nỗ lực của họ nhằm đa dạng hóa nguồn cung ứng, dù là thông qua khai thác mỏ, tái chế hay phát triển các loại vật liệu thay thế. Phát hiện mới này mang lại cho Trung Quốc một đ̣n bẩy trong các cuộc đàm phán toàn cầu.