Châu Âu cũng tăng thuế xe Trung Quốc lên đến 38%. Trong khi Mỹ tuyên bố đánh thuế nhập 100% đối với ô tô điện Trung Quốc.
Nhà sản xuất ô tô Trung Quốc Great Wall Motor (GWM) đóng cửa trụ sở tại Munich, Đức vào tháng 8/2024. Năm ngoái, khi thông báo sáp nhập các thương hiệu Ora và Wey vào chung với GWM, công ty c̣n ấp ủ những kế hoạch lớn với thị trường châu Âu; trong đó có việc mở rộng sang Tây Ban Nha, Italy, Bồ Đào Nha, Bỉ, Thụy Sĩ, Luxembourg, Hà Lan, Áo, Đan Mạch, Iceland, và Bulgaria trong 2024. Tuy nhiên, giờ đây tất cả sẽ bị dừng lại.
Năm 2019, GWM cũng đă công bố kế hoạch mở nhà máy ở châu Âu nếu doanh số đạt hơn 50.000 xe. Năm 2023, công ty bán được 316.018 xe ở các thị trường nước ngoài, trong đó chỉ có khoảng 6.300 xe tại châu Âu, và từ đầu năm đến nay doanh số đạt 810 xe.
Trong thực tế, sự xuất hiện ở châu Âu của các nhà sản xuất Trung Quốc không phải mới gần đây và họ có hai chiến lược xâm nhập thị trường này.
Đó là chiến lược "Ngựa thành Troyes". Năm 2005, Tập đoàn SAIC mua lại MG, một trong những thương hiệu nổi tiếng như Roll-Roys, Bentley, Mini của nhóm British Leyland mà BMW là chủ sở hữu năm 1995. Đến năm 2010, Geely mua Volvo từ Ford, sau đó mua 10% Mercedes-Benz năm 2018. Mặc dù là công ty con của Geely, nhưng Volvo vẫn được xếp là thương hiệu châu Âu và đă lập ra 2 thương hiệu con Lynk & Co và Polestar, áp dụng phương pháp phân phối trực tiếp như Tesla.
Chiến lược thứ 2 là cạnh tranh trực diện. Cụ thể, các thương hiệu như GWM, BYD, XPENG, NIO… có chiến lược khác là bắt đầu xâm nhập vào tất cả các thị trường châu Âu, đặc biệt là Bắc Âu như Thụy Điển, Na Uy, Hà Lan, Áo, Đan Mạch, Vương quốc Anh và Ireland rồi mở rộng sang Tây Ban Nha, Ư, Bồ Đào Nha, Bỉ, Luxembourg, Thụy Sĩ…
MG Motors là thương hiệu Anh, có uy tín và rất nổi tiếng ở châu Âu trong suốt thế kỷ 20. Sau một loạt khủng hoảng và qua tay nhiều người mua, MG Motors hồi sinh với "quốc tịch Trung Quốc - gốc Anh", trở thành một hăng con của Tập đoàn SAIC. Với những sản phẩm có chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường, giá cạnh tranh tốt, MG đă chinh phục thị trường châu Âu. Năm 2023, MG bán được hơn 230.000 xe ở châu Âu - nhà sản xuất đang chuẩn bị tung vào thị trường một ḍng xe quan trọng là xe hybrid MG3 với tham vọng về số lượng rất đáng kể.
Volvo là thương hiệu cao cấp Thụy Điển, rất uy tín và nổi tiếng ở châu Âu. Bên bờ phá sản năm 2010, Geely đă mua lại từ Ford và cấp vốn nhưng hoàn toàn để Volvo tự trị và phát triển ADN châu Âu của ḿnh. Volvo đă hồi sinh và bán được 294.794 xe năm 2023 (+19% so với năm 2022).
Sự khác biệt về kết quả rất rơ ràng. Năm 2023, MG đứng hàng đầu với 230.000 xe, Volvo 45.700 (+ 90.024 xe hybrid sạc), trong khi đó, gộp lại tất cả thương hiệu 100% Trung Quốc như BYD, GWM, Geely, NIO, XPENG…. chỉ bán được 95.000 xe.
Công ty GWM có mặt trên tất cả các thị trường châu Âu nhưng kết quả khá thất vọng. Theo Dataforce, 4 tháng đầu năm nay, hăng xe này chỉ bán được 1.621 xe trên thị trường châu Âu. Với kết quả này, GWM đóng cửa chi nhánh đại diện châu Âu ở Đức ngày 31.8, và sa thải 100 nhân viên quản lư các hoạt động trên toàn lục địa này.
Bên cạnh đó, BYD - một tập đoàn xe hàng đầu khác, cũng chỉ bán được 15.707 xe năm 2023 theo dữ liệu của JATO Dynamics. Các thương hiệu khác không vượt quá vài trăm xe trong 1 năm.
Châu Âu là thị trường truyền thống đ̣i hỏi các thương hiệu uy tín, các sản phẩm chất lượng. Khách hàng châu Âu có nhiều đ̣i hỏi về dịch vụ hậu măi và quan trọng là xe c̣n có giá cao khi bán lại sau sử dụng. Không đáp ứng được những đ̣i hỏi này, ngoại trừ MG và Volvo, các thương hiệu Trung Quốc gặp nhiều khó khăn như Tập đoàn GWM. Quyết định tăng thuế đă đẩy các tập đoàn Trung Quốc nhanh chóng thực hiện giải pháp ḥa nhập, nghĩa là đưa sản xuất vào châu Âu.
Trường hợp của BYD, công ty này cùng với CATL đă kư thỏa thuận xây dựng một nhà máy sản xuất ô tô và nhà máy sản xuất pin ở Hungary. Tây Ban Nha cũng đă đạt được thỏa thuận với Chery. Cũng không kém, với mục đích hồi sinh ngành ô tô, Ư đang đàm phán với Chery về việc xây dựng nhà máy thứ hai, đồng thời t́m cách thu hút nhà sản xuất DongFeng. Bị mức thuế hải quan cao nhất, SAIC sở hữu thương hiệu MG cũng đang đàm phán với nhiều nước châu Âu để triển khai ít nhất hai nhà máy. Các thương hiệu này coi châu Âu là một thị trường quan trọng và muốn nhanh chóng khẳng định ḿnh ở đó. Sau Hungary, BYD cũng đang thảo luận về việc xây dựng một nhà máy thứ hai mà Pháp nằm trong danh sách được lựa chọn. Các quốc gia châu Âu đang trải thảm đỏ đón các nhà máy.
Những tháng gần đây, doanh số bán ô tô điện tại Liên minh châu Âu (EU) đă liên tục giảm, đặc biệt là trong tháng 5/2024 với mức giảm 12% so với cùng kỳ năm trước.
Một trong những nguyên nhân chính khiến doanh số bán ô tô điện tại EU giảm mạnh là do Đức, thị trường xe điện lớn nhất của khối, đă dừng sớm các khoản trợ cấp cho việc mua xe điện vào tháng 12/2023. Việc này là một phần của thỏa thuận ngân sách 2024.
Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô châu Âu (ACEA), nhu cầu xe điện tại Đức đă giảm mạnh 30% trong tháng 5/2024 và giảm 16% trong 12 tháng tính đến tháng 5/2024.
Để bảo vệ các nhà sản xuất ô tô trong nước trước làn sóng xe điện nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc, Ủy ban châu Âu (EC) đă quyết định áp thuế tạm thời lên tới 38,1% đối với xe điện sản xuất tại Trung Quốc, bắt đầu từ tháng 7/2024. Điều này đă tạo ra sự bất ổn và lo ngại trong thị trường, làm giảm nhu cầu tiêu thụ xe điện nhập khẩu và ảnh hưởng tiêu cực đến doanh số bán hàng.
Nhà sản xuất xe điện Mỹ Tesla, một trong những thương hiệu lớn tại thị trường châu Âu, cũng ghi nhận doanh số giảm 34,2% trong tháng 5/2024 tại EU.
Việc Tesla dự kiến sẽ tăng giá bán mẫu xe Model 3 sản xuất tại Trung Quốc khi các biện pháp thuế quan của EU có hiệu lực đă làm giảm sự hấp dẫn của xe điện này đối với người tiêu dùng châu Âu.
Tổng doanh số bán ô tô mới tại EU trong tháng 5/2024 đă giảm khoảng 3% so với cùng kỳ năm 2023, đánh dấu tháng giảm thứ hai trong năm nay.
Khi xét trên phạm vi rộng hơn bao gồm EU, Anh và Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), doanh số bán ô tô giảm 2,6%. Điều này cho thấy rằng không chỉ riêng xe điện mà cả thị trường ô tô nói chung đều đang gặp khó khăn, phản ánh t́nh h́nh kinh tế vĩ mô không thuận lợi.
Theo nhóm vận động hành lang châu Âu Transport & Environment (T&E), t́nh trạng tŕ trệ hiện tại của thị trường xe điện đă được dự báo từ nhiều năm trước.
Doanh số bán ô tô điện ở châu Âu và Mỹ đang chững lại, các hăng như Volkswagen, BMW, Mercedes, GM và Ford đă phải thu hẹp lại các mục tiêu quá tham vọng.
UBS đă cắt giảm dự báo doanh số bán xe điện ở châu Âu xuống c̣n 8,3 triệu vào năm 2030 so với ước tính trước đó là 9,6 triệu.
UBS nhận định: “Khả năng chi trả là lư do chính đằng sau xu hướng tŕ trệ ở các thị trường phương Tây”.