Quá khứ cho thấy các chu kỳ cắt giảm lãi suất thường là giai đoạn khó khăn đối với cổ phiếu. Vì ngân hàng trung ương thường cắt giảm lãi suất khi nền kinh tế chuẩn bị suy thoái.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang hướng đến mục tiêu tái kích thích nền kinh tế bằng cách cắt giảm lãi suất trong những tháng tới. Các nhà đầu tư hy vọng quyết định này có thể giúp nền kinh tế “hạ cánh mềm”, tức lạm phát giảm mà không xuất hiện suy thoái.
Nhưng quá khứ cho thấy các chu kỳ cắt giảm lãi suất thường là giai đoạn khó khăn đối với cổ phiếu. Vì ngân hàng trung ương thường hạ lãi suất khi nền kinh tế sắp suy thoái.
Trong một lưu ý ngày 4/9, nhà quản lý danh mục đầu tư Michael Lebowitz tại RIA Advisors đã phân tích năm trường hợp gần nhất “đường cong lợi suất (trái phiếu kho bạc) không còn đảo ngược”.
Khi lợi suất trái phiếu kho bạc ngắn hạn vượt trội hơn trái phiếu kho bạc dài hạn, đường cong lợi suất sẽ bị đảo ngược. Sự đảo ngược đường cong lợi suất là một dấu hiệu cảnh báo suy thoái, nhưng thường không chính xác về mặt thời gian. Trong khi đó, khi đường cong lợi suất không còn đảo ngược, tức trở về trạng thái bình thường, báo hiệu một cuộc suy thoái sắp đến trong vòng một năm hoặc sớm hơn.
Hiện tại, đường cong lợi suất đang trên đà thoát khỏi tình trạng bị đảo ngược, tức lợi suất trái phiếu ngắn hạn không còn vượt trội hơn trái phiếu dài hạn. Trong khi đó, Fed đang chuẩn bị cắt giảm lãi suất tại cuộc họp tháng 9, vì thị trường lao động hạ nhiệt.
Theo phân tích của Lebowitz, đường cong lợi suất không còn đảo ngược thường không tốt cho thị trường chứng khoán.
Việc cắt giảm lãi suất nhằm mục đích khuyến khích vay để thúc đẩy chi tiêu. Nhưng động thái này thường diễn ra sau một giai đoạn lãi suất cao kéo dài làm chậm nền kinh tế. Nhiều lần điều này khiến Fed phải cắt giảm lãi suất khi nền kinh tế suy thoái.
Đó là thông tin không tích cực đối với cổ phiếu. Bình quân, giá cổ phiếu giảm tới 20% trong 5 giai đoạn đường cong lợi suất đang đảo ngược trở lại trạng thái bình thường.
Dưới đây là hiệu suất của chỉ số S&P 500 trong các giai đoạn suy thoái. Theo lịch sử, suy thoái là thời điểm duy nhất lợi nhuận trái phiếu vượt cổ phiếu.
Lebowitz cho biết: “Đơn giản là một số thay đổi đường cong lợi suất có mối tương quan tốt với thị trường chứng khoán và một số khác có ảnh hưởng tiêu cực. Môi trường đường cong lợi suất trở lại bình thường trước đây không thân thiện với các nhà đầu tư mua và nắm giữ cổ phiếu”.
Một câu hỏi lớn đặt ra là liệu suy thoái có thực sự xảy ra hay lần này là một ngoại lệ.
Dữ liệu việc làm đã giảm trong những tháng gần đây. Các nhà đầu tư đã có cái nhìn sâu hơn sau báo cáo việc làm phi nông nghiệp tháng 8. Cục Thống kê Lao động cho biết nền kinh tế đã tạo thêm 142.000 việc làm vào tháng 8, thấp hơn kỳ vọng của các nhà kinh tế là 162.000. Dữ liệu việc làm tháng 6 và tháng 7 cũng được điều chỉnh giảm.
Tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 4,3% trong tháng 7 xuống 4,2% trong tháng 8. Nhưng Quy tắc Sahm (xem xét bình quân ba tháng của tỷ lệ thất nghiệp) đã tăng lên 0,57%, vượt ngưỡng cảnh báo suy thoái là 0,5%. Chỉ báo này cũng giống như đường cong lợi suất trái phiếu kho bạc, với thành tích dự đoán hoàn hảo trong nhiều thập kỷ qua.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa thể đánh giá được nền kinh tế Mỹ đã suy thoái hay chưa. Vì đơn xin trợ cấp thất nghiệp vẫn chưa có biến động.
Có thể nói yếu tố khác biệt lớn nhất trong chu kỳ này là lượng tiền mà người tiêu dùng và doanh nghiệp nhận được trong đại dịch. Điều này có thể làm tăng nền kinh tế nhiều hơn so với ước tính của các nhà dự báo bi quan.
Nhưng dữ liệu đáng lo ngại thực sự đang xuất hiện. Và như Lebowitz đã chỉ ra trong phân tích của mình, các nhà đầu tư nên chuẩn bị cho kịch bản xấu.
VietBF@ Sưu tập