Một phụ nữ lớn tuổi ở Romania đă sử dụng khối hổ phách nặng khoảng 3,5 kg trị giá hơn 1 triệu USD làm chặn cửa trong suốt nhiều năm. Theo các chuyên gia, nó có niên đại khoảng 38,5 - 70 triệu năm.
Một trong những khối hổ phách lớn nhất thế giới, nặng khoảng 3,5 kg, đă được t́m thấy trong nhà của một phụ nữ lớn tuổi người Romania. Trong suốt nhiều năm, bà đă dùng nó để chặn cửa mà không hay biết đó là khối hổ phách quư giá.
Theo lời kể của người phụ nữ trên, bà đă t́m thấy khối hổ phách bên dưới một ḍng suối tại Colti, ngôi làng thuộc hạt Buzau, đông nam Romania.
Không chỉ người phụ nữ này mà những kẻ trộm trang sức từng đột nhập vào nhà bà cũng không nhận ra giá trị thực sự của khối hổ phách. Bà tưởng là tảng đá b́nh thường nên dùng để chặn cửa suốt nhiều thập kỷ.
Thông tin trên được ông Daniel Costache, Giám đốc Bảo tàng Hạt Buzau, xác nhận. Bảo tàng Hạt Buzau cũng là nơi đang lưu giữ khối hổ phách.
Khối hổ phách nặng khoảng 3,5 kg được một phụ nữ Romania t́m thấy. Ảnh: Museo de Buzau.
Sau khi người phụ trên qua đời, một người họ hàng của bà đă thừa kế khối hổ phách bị nhầm tưởng là một tảng đá. Sau khi kiểm tra kỹ, ông đoán rằng nó có thể là đá bán quư và có giá trị lớn. Về sau, ông bán khối hổ phách cho chính quyền và các chuyên gia nhanh chóng phân loại nó là báu vật quốc gia.
Giới chức trách sau đó gửi khối hổ phách nặng khoảng 3,5 kg đến Bảo tàng Lịch sử ở Krakow, Ba Lan, nơi có một bộ phận chuyên nghiên cứu đá bán quư.
Qua kiểm tra, các chuyên gia Ba Lan xác thực đó là khối hổ phách và ước tính niên đại của nó có thể là 38,5 - 70 triệu năm. Khối hổ phách nặng 3,5 kg và ước tính trị giá hơn 1 triệu USD.
"Phát hiện mới có ư nghĩa rất lớn cả ở cấp độ bảo tàng lẫn cấp độ khoa học", Giám đốc Bảo tàng Hạt Buzau cho hay. Vị chuyên gia này khẳng định đây là một trong những khối hổ phách lớn nhất thế giới và là khối lớn nhất thuộc loại này.
Romania là một trong số những nước có trữ lượng hổ phách lớn nhất thế giới. Trong đó, hạt Buzau là nơi tập trung nhiều loại đá bán quư này. Do các mỏ hổ phách tại đây có những điểm đặc trưng, nhà địa chất Oscar Helm đă đặt tên cho chúng là "rumanit", hay c̣n gọi là "hổ phách Buzau".