Báo cáo Sách Be đặt Fed trước ngă rẽ lăi suất. Bức tranh kinh tế "không chắc chắn" của Mỹ ngày càng lộ rơ và báo cáo Sách Be (Beige Book) mới nhất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đă củng cố điều này.
Đây là báo cáo luôn thu hút được sự quan tâm đặc biệt của giới đầu tư, các nhà phân tích và thị trường, bởi Beige Book không chỉ có những số liệu đơn thuần về tỷ lệ lạm phát, tăng trưởng kinh tế mà cung cấp những thông tin đa chiều, những chỉ dấu mang tính vĩ mô hơn, bao quát hơn, đi kèm với những b́nh luận và phân tích chuyên sâu từ các nhà kinh tế của Fed.
Bối cảnh ảm đạm
Báo cáo Beige Book mới nhất, vừa được Fed công bố ngày 4/9, mở đầu với nội dung khá ảm đạm: “Hoạt động kinh tế tăng trưởng nhẹ ở ba khu vực có chi nhánh của Fed, trong khi số lượng khu vực có chi nhánh Fed báo cáo t́nh h́nh kinh tế ổn định hoặc suy giảm đă tăng từ 5 khu vực trong báo cáo kỳ trước lên 9 khu vực”.
Báo cáo cho biết thêm, tăng trưởng tiền lương tại Mỹ vẫn ở mức "khiêm tốn" và chi tiêu tiêu dùng giảm nhẹ ở hầu hết các khu vực, sau khi giữ ổn định trong kỳ báo cáo trước đó. Hoạt động sản xuất của Mỹ cũng sụt giảm ở hầu hết các khu vực có chi nhánh Fed, và hai khu vực cho biết sự giảm sút kinh tế là một phần hậu quả của sự thu hẹp liên tục trong lĩnh vực sản xuất. Trước đó một ngày, Viện Quản lư nguồn cung (ISM) của Mỹ cũng công bố báo cáo rằng linh vực sản xuất của Mỹ đă giảm tháng thứ năm liên tiếp trong tháng 8/2024.
Beige Book cũng cho thấy rằng hoạt động xây dựng dân dụng và bất động sản có sự phân hóa, mặc dù báo cáo từ hầu hết các khu vực cho thấy doanh số bán nhà yếu hơn.
T́nh h́nh việc làm nh́n chung ổn định, dù có những "báo cáo rải rác” cho thấy các công ty đă hạn chế sa thải và chỉ tuyển dụng những vị trí cần thiết, giảm giờ làm và ca làm việc, hoặc giảm số lượng nhân viên thông qua sự hao ṃn lao động như nghỉ hưu, từ chức, xin thôi việc...
Báo cáo nêu rơ: “Các nhà tuyển dụng ngày càng chọn lọc hơn trong việc tuyển dụng và ít có khả năng mở rộng lực lượng lao động, do lo ngại về nhu cầu và triển vọng kinh tế không chắc chắn. V́ vậy, các ứng viên phải đối mặt với những khó khăn ngày càng tăng và thời gian dài hơn để đảm bảo có được việc làm”.
Nhà phân tích Oliver Allen của công ty nghiên cứu kinh tế Pantheon Macroeconomics nói: “Thị trường việc làm đă sụt giảm trong năm ngoái và đầu năm nay. Bây giờ, thị trường đă trở nên cân bằng hơn”. Theo ông Allen, vấn đề gây lo ngại bây giờ là liệu thị trường việc làm có tiếp tục suy yếu quá mức cân bằng hay không. Ông nói: "Fed không muốn thị trường việc làm xấu thêm, nhưng sự thật là họ đă tăng lăi suất trong thời gian dài và đă giữ lăi suất ở mức cao quá lâu, trong khi chính sách tiền tệ chắc chắn là có độ trễ. Bởi vậy, tôi cho rằng thị trường việc làm c̣n xấu đi nữa”.
Về mặt lạm phát, một trong hai mối quan tâm chính hiện nay của Fed, báo cáo Beige Book cho biết giá cả đă tăng "vừa phải", mặc dù một số khu vực nhận thấy áp lực chi phí đối với các mặt hàng như thực phẩm, gỗ xẻ và bê tông đă giảm bớt. Sự suy giảm nhẹ trên thị trường lao động và áp lực giá cả nới lỏng phần nào có thể càng thúc đẩy việc Fed tuyên bố cắt giảm lăi suất vào cuộc họp chính sách ngày 18/9 tới.
"Trái ngọt" cho Chủ tịch Fed?
Báo cáo Beige Book, một khảo sát về điều kiện kinh tế dựa trên thông tin thu thập từ 12 chi nhánh của Fed, được công bố tám lần mỗi năm. Tất nhiên, báo cáo này chỉ là một trong nhiều chỉ số cần xem xét khi đánh giá t́nh h́nh hiện tại và xu hướng tương lai của nền kinh tế, song nó vẫn luôn được các thị trường chờ đợi bởi những thông tin trong bản báo cáo này c̣n là chỉ dấu đáng tin cậy cho những quyết sách và đường hướng trong thời gian sắp tới của Fed. Câu chuyện được quan tâm nhất lúc này là thời điểm và quy mô lần cắt giảm lăi suất đầu tiên sau 4 năm của Fed.
Fed, cơ quan được Quốc hội ủy quyền kép để giải quyết cả lạm phát và thị trường lao động, gần đây cho biết rằng các mục tiêu kép của họ hiện đang trở nên cân bằng hơn, khi lạm phát chậm lại và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.
Chủ tịch Fed Atlanta Raphael Bostic nói: “Khi thị trường lao động hạ nhiệt trong những tháng gần đây, cán cân rủi ro đă thay đổi”.
Fed đang cố gắng tạo ra cái gọi là "hạ cánh mềm" cho nền kinh tế, trong đó tốc độ tăng trưởng kinh tế dần dần chậm lại và tỷ lệ thất nghiệp vẫn tương đối thấp ngay cả khi lạm phát, từng đạt mức cao nhất 40 năm cách đây hai năm, quay trở lại mức mục tiêu 2% của ngân hàng này.
Giai đoạn nới lỏng chính sách tiền tệ của Fed dự kiến sẽ kéo dài đến năm 2025 và 2026. Sự thay đổi đó sẽ lan tỏa khắp nền kinh tế Mỹ bằng cách giúp người Mỹ vay những ǵ họ cần chi tiêu với mức giá rẻ hơn. Các doanh nghiệp cũng sẽ dễ dàng vay vốn để cung cấp tài chính cho hoạt động của ḿnh hơn.
Đối với Chủ tịch Fed Jerome Powell, sự kiện này có thể cho phép ông tuyên bố một thành tựu mà nhiều người tiền nhiệm của ông chưa làm được, đó là chống lạm phát mà không để kinh tế rơi vào suy thoái.
Tuy nhiên, vẫn c̣n nguy cơ t́nh trạng “hạ nhiệt” của thị trường lao động trở nên xấu đi và kéo nền kinh tế Mỹ đi xuống, buộc Fed phải hạ lăi suất mạnh tay hơn.
Trong bài phát biểu gần đây nhất tại Jackson Hole, ông Powell đă nói rơ rằng Fed đă sẵn sàng bắt đầu chu kỳ cắt giảm lăi suất. Nhưng ông không nói rơ quy mô đợt cắt giảm đầu tiên và liệu nó có chắc chắn diễn ra tại cuộc họp vào tháng Chín hay không.
Các quan chức Fed vẫn tin tưởng rằng kinh tế Mỹ sẽ không rơi vào một cuộc suy thoái nghiêm trọng. Khi được hỏi liệu thị trường lao động có thể hạ nhiệt mà không đẩy nền kinh tế vào suy thoái hay không, Chủ tịch Fed chi nhánh Atlanta, ông Raphael Bostic cho hay triển vọng đó là có thể nhưng vẫn cần theo dơi thêm để chắc chắn t́nh h́nh đi đúng hướng.
VietBF@ sưu tập
|