Cộng đồng người Việt Nam tại CHLB Đức tương đối đông. Theo con số mà Đức công bố là khoảng 100.000 người Việt Nam sinh sống và làm ăn tại Đức, trong đó khoảng 40.000 người sang Đức theo diện thuyền nhân. Tính đến năm 2019 th́ ước lượng là 140.000 người gốc Việt. Đông nhất là ở quận Lichtenberg, thủ đô Berlin.
Trước năm 1975 có khoảng 2000 sinh viên du học từ Việt Nam Cộng ḥa cư ngụ tại Đức. Một số ở lại đây sau khi Sài G̣n thất thủ.
Từ năm 1975 đến 1978 chính phủ Tây Đức có nhận một số người Việt tỵ nạn nhưng rất ít, không quá 1000 người. Chính sách này chỉ nới lỏng vào cuối năm 1978 với vụ con tàu Hải Hồng. Tây Đức nhận định cư 208 gia đ́nh, tổng cộng là 644 người trên tàu Hải Hồng được bay sang Hannover ngày 3 tháng 12 năm 1978, trong số không ai biết tiếng Đức. Dù vậy với sự giúp đỡ và trợ cấp của chính phủ Đức họ dần hội nhập vào kinh tế và xă hội tại Đức. Khác với những nhóm người nhập cư trước kia ở Đức, người Việt tỵ nạn biết rằng họ phải thành công trên đất nước mới v́ không có lựa chọn nào khác khi đường về cố hương không c̣n nữa. Họ tham gia trong nhiều lĩnh vực kinh tế, nhất là ngành kim loại.
Chính sách định cư thuyền nhân người Việt tỵ nạn của Đức thay đổi hẳn sau hội nghị của Liên Hiệp Quốc tại Genève về người tỵ nạn Đông Dương vào Tháng Bảy, 1979. Đức từ đó đón nhận hàng chục ngh́n người. Chính phủ dùng hai trại Friedland và Göttingen làm trại tạm cư cho người Việt tỵ nạn. Tính đến giữa thập niên 1980 th́ đă có khoảng 20.000 người Việt sinh sống tại Tây Đức.
Khi nước Đức thống nhất năm 1990 th́ Tây Đức có khoảng 33.000 người di dân gốc Việt, chủ yếu là những thuyền nhân và thân nhân của họ được vào theo diện đoàn tụ gia đ́nh.
****
Đông Đức bắt đầu mời những sinh viên Bắc Việt để tham gia các chương tŕnh học tập và đào tạo từ thập niên 1950; sự hợp tác được mở rộng năm 1973, khi họ hứa sẽ đào tạo 10.000 người nữa trong 10 năm tiếp theo. Năm 1980, Đông Đức kư hiệp định với nước Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam để các hăng Đông Đức đào tạo người Việt; giữa 1987 và 1989.
Đến giữa thập niên 1980, người Việt, cùng với người Mozambique, tạo thành những nhóm lao động ngoại quốc chính tại Cộng ḥa Dân chủ Đức. Từ một dân số 2.482 trong năm 1980, số người Việt tại Đông Đức đă tăng đến 59.053 trong năm 1989, với số người vào lớn nhất trong năm 1987 và 1988. Họ chủ yếu tập trung trong các thành phố Karl-Marx-Stadt, Dresden, Erfurt, Đông Berlin và Leipzig. Theo hợp đồng, họ ở Đông Đức 5 năm, sau đó họ sẽ hồi hương.
Trong suốt thập niên 1990, các cố gắng của chính phủ Đức để đưa những người nhập cư này về quê hương không được hiệu quả cho lắm, v́ Đức không muốn cưỡng bức những người này hồi hương và Việt Nam lại không muốn tiếp nhận họ; tuy nhiên, gần 40% bị cấm ở lại Đức dài hạn.
Dân số người Việt tại Đức tương đối trẻ tuổi so với trung b́nh và các nhóm người thiểu số khác; 25% là trẻ em 15 tuổi trở xuống, 63% giữa 15 và 45 tuổi, với chỉ 10% ở dộ tuổi từ 45 đến 65 và 2% trên 65 tuổi. 10.000 sống ở Berlin, trong đó khoảng một phần tư là người Hoa từ Việt Nam.