Suốt mấy ngày qua “sự kiện Chu Ngọc Quang Vinh” - học sinh lớp 11 Trường PHTH chuyên Nguyễn Tất Thành, Yên Bái, người đă xuất sắc mang về ṿng nguyệt quế tại cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia 24, tuần 3, tháng 1 và chính thức lọt vào ṿng thi Quư I năm nay, ầm ĩ trên mạng. Điều đáng nói chuyện “ầm ĩ” này không phải về ṿng thi Olympia kia mà lại là về nội dung một ḍng trạng thái Chu Ngọc Quang Vinh (QV) đăng tại trên trang Fb của ḿnh trước ngày Đại lễ của nước ta – ngày Quốc khánh Việt Nam.
Tôi không được trực tiếp đọc ḍng trạng thái trên của QV v́ nghe nói bạn ấy đă xóa, nhưng qua những comment, hoặc các trang Fb đang “đấu tố” QV trên mạng th́ phần nào hiểu được nội dung “tệ hại” của ḍng trạng thái đó: nó được gói gọn trong hai chữ “vô ơn”. Đại ư là, trong khi cả nước đang nô nức chào đón Tết Độc lập, nhà nhà treo cờ tổ quốc (thậm chí nhiều nơi sơn cờ tổ quốc trên mái nhà, tường rào nhà ḿnh), báo chí, truyền h́nh đang hướng về về Đảng, về Bác Hồ, về những con người đă hy sinh xương máu v́ nền độc lập, tự do cho đất nước cho sự trường tồn của dân tộc Việt Nam th́ QV lại post lên Fb ḍng trạng thái có ư “tiêu cực” về Đảng CS, về đất nước…khiến người người “kinh ngạc” và bức xúc, đặc biệt đối với những thầy cô, nhà trường, địa phương trực tiếp dạy dỗ, giáo dục QV. Ngay sau khi ḍng “cảm nghĩ” kia được đăng trên trang Fb của ḿnh, QV đă trở thành “một hiện tượng” nổi bật trên mạng xă hội trong nước và từ khóa “Chu Ngọc Quang Vinh” bùng phát thành “cơn sốt” t́m kiếm trên Google trend với cả triệu người tham gia! Và thế là “sự kinh ngạc và bức xúc” trên của bao người được “chuyển hóa” thành làn sóng giận dữ trút giận lên cậu học tṛ mới qua tuổi 16 kia. Mặc dù cậu ta đă xóa bài viết, xin lỗi dân cư mạng, song h́nh như con thịnh nộ của họ vẫn chưa dịu xuống trên các trang mạng xă hội. Bao nhiêu ngôn từ dành cho kẻ “vô ơn” kia được các “anh hùng”, “kiểm sát viên”, “thẩm phán” bàn phím thi nhau công kích, chỉ trích, phán xét và luận tội.
Riêng tôi, với góc nh́n của ḿnh, cho rằng, QV đáng thương hơn đáng trách. Tuy chưa tiếp xúc trực tiếp với cậu học tṛ này, song nh́n qua h́nh ảnh cậu ấy trên báo chí, truyền h́nh có thể phần nào thấy được một bản tính cương nghị, đầy ư chí tiến thủ để trở thành một người có tài thực thụ. Dù muốn nói ở góc độ tài năng, đức độ, nhân sinh quan, thế giới quan nào đi chăng nữa cũng không thể phủ nhận được rằng, nhân cách Quang Vinh cũng chỉ là sản phẩm của một nền giáo dục của nước nhà mà cụ thể là qua gia đ́nh, trường học: từ trường mầm non, tiểu học đến trung học phổ thông như ngày hôm nay. Nói một cách khác, những hành vi qua hành động, lời nói, những suy nghĩ của QV không thể “tự chúng” sinh ra, tự chúng phát triển được – chúng đều bị tác động, chi phối và điều chỉnh trong “khuôn mẫu” của xă hội mà QV lớn lên, sống và học tập.
Vậy nên, khi nh́n nhận về “hiện tượng” QV, như một hiện tượng điển h́nh của thanh thiếu niên học sinh ngày nay, người dưới độ tuổi 18, chúng ta cần bao dung và độ lượng hơn lứa tuổi khác và cần phải suy nghĩ về trách nhiệm của gia đ́nh nói riêng, của trường học và toàn xă hội nói chung trước khi phán xét chúng v́ một lỗi lầm nào đó. V́, thiển nghĩ, thái độ khoan dung, tin tưởng, cách thức giáo dục văn minh, mang tính nhân văn và sự cách hành xử chuẩn mực của cha mẹ, thầy cô, công chức, quan chức chính quyền của những người lớn tuổi trong toàn xă hội là một giải pháp tốt nhất để giáo dục nhân cách của học sinh trong mọi thời đại nói chung và hiện nay nói riêng. Chúng ta phê phán, lên án thiếu sự độ lượng, thiếu sự giáo dục văn minh, chưa kể một số người hùa theo “tâm lư bầy đàn”, thiên về tiêu cực sẽ chỉ đẩy những thanh thiếu niên học sinh phạm sai lầm như QV kia đến sự suy sụp về tinh thần, méo mó về nhân cách khiến cho tài năng của chúng bị mai một và đẩy chúng theo một hướng tiêu cực hơn cả cái tội “vô ơn” mà một số dân cư mạng đă “gắn mác” cho Quang Vinh.
Hy vọng rằng, chúng ta hăy dừng phê phán thiếu tính xây dựng, thiếu văn hóa đối với Chu Ngọc Quang Vinh, mà hăy lấy “sự kiện” này như là một bài học không chỉ thức tỉnh cho các thanh thiếu niên học sinh chúng ta về sự biết ơn tổ quốc, đồng bào, về ḷng yêu nước, yêu dân tộc một cách đúng nghĩa nhất mà c̣n là bài học cho hệ thống giáo dục nước nhà, cho tất cả những ai đang thực sự có tâm huyết v́ một đất nước Việt Nam giàu mạnh, văn minh và đáng sống!
VietBF@sưu tập