Ăn nhiều muối từ lâu được biết là nguyên nhân lớn gây cao huyết áp, nhưng nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí y học Science Translational Medicine cho biết hậu quả không chỉ có vậy.
Công tŕnh dẫn đầu bởi Đại học Yale (Mỹ) đă phát hiện ra một loại tế bào T ở người có tác dụng ức chế hệ miễn dịch như một cơ chế điều ḥa cần thiết.
Hệ miễn dịch thiếu kiềm chế, hoạt động quá mức chính là nguyên nhân gây ra các bệnh tự miễn nan giải với y học như viêm đa xơ cứng, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, viêm ruột tự miễn, vẩy nến...
Các tác giả nhận thấy các khiếm khuyết xảy ra với loại tế bào T điều ḥa này sẽ là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra bệnh tự miễn, nhưng cơ chế vẫn chưa được hiểu rơ.
Quá tŕnh phân tích cụ thể hơn đă giúp phát hiện t́nh trạng mất khả năng điều ḥa miễn dịch của loại tế bào này liên quan mật thiết đến sự gia tăng PRDM1-S, một loại protein tham gia vào chức năng miễn dịch.
Một số yếu tố môi trường có thể thúc đẩy sự gia tăng PRDM1-S, trong đó đáng chú ư chính là lượng muối ăn vào quá cao.
Do vậy, nhóm tác giả cảnh báo rằng thói quen ăn nhiều muối có thể là một trong các yếu tố nguy cơ kích hoạt các bệnh tự miễn chết người và nan giải với y học nói trên.
Quá tŕnh nghiên cứu và t́m hiểu sâu về cơ chế này cũng tạo tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo mà họ đang thực hiện nhằm phát triển các loại thuốc có thể nhắm mục tiêu và làm giảm biểu hiện của PRDM1-S trong tế bào T điều ḥa.
Tuy vậy, điều chúng ta có thể làm ngay lúc này là cẩn thận hơn khi nêm nếm món ăn. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi người chỉ nên ăn không quá 2g natri, tức tương đương 5g muối ăn mỗi ngày.
Các khảo sát ở nhiều quốc gia cho thấy lượng muối trung b́nh mà người dân tiêu thụ vượt xa con số này, đặc biệt là ở châu Á.
Theo một thống kê được Bộ Y tế đưa ra hồi năm 2020, người Việt Nam ăn trung b́nh tận 9,4 g muối/ngày, tức gần gấp đôi khuyến cáo của WHO. Một khảo sát khác từ Trung Quốc cho thấy người dân nước họ ăn hơn 10 g muối/ngày.
|