Tàu sân bay thứ 3 và là chiếc tiên tiến nhất của hải quân Trung Quốc, CNS Phúc Kiến ngày 3/9 đă hạ thủy lần thứ 4 để thực hiện cuộc thử nghiệm trên biển mới sau khi ra khơi cách đây 2 năm.
Theo Newsweek, con tàu được đặt theo tên tỉnh Phúc Kiến, phía đông nam Trung Quốc. Các bức ảnh lan truyền trên mạng cho thấy, tàu CNS Phúc Kiến đă rời xưởng đóng tàu Giang Nam của Thượng Hải, nơi nó được đóng. Ít nhất hai máy bay trên tàu sân bay và nhiều công-ten-nơ có cửa sổ được đặt trên sàn bay phẳng của con tàu.
Tàu sân bay Phúc Kiến do Trung Quốc thiết kế và chế tạo hoàn toàn, được hạ thủy vào 17/6/2022 tại xưởng đóng tàu Giang Nam. Đây là tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc sử dụng máy phóng để máy bay cất cánh. Các tàu sân bay trước đó của Trung Quốc là CNS Liêu Ninh và CNS Sơn Đông sử dụng đường dốc cất cánh kiểu trượt tuyết.
Tàu chiến chưa được đưa vào biên chế này là tàu sân bay lớn nhất trong ba tàu, với lượng giăn nước hơn 80.000 tấn khi đầy tải, trong khi Liêu Ninh và Sơn Đông là 60.000 đến 70.000 tấn. Các tàu sân bay của hải quân Mỹ, với 11 chiếc đang hoạt động, có trọng tải 100.000 tấn.
Tàu Phúc Kiến có hệ thống máy phóng điện từ tương tự như tàu sân bay lớp Gerald R. Ford của Hải quân Hoa Kỳ. Đây là tàu thứ hai trên thế giới, sau tàu USS Gerald R. Ford, sở hữu công nghệ như vậy. Tuy nhiên, tàu Phúc Kiến có ba đường phóng so với bốn đường phóng của tàu Gerald R. Ford.
Các nhà quan sát cho biết, thời gian thử nghiệm của tàu Phúc Kiến đă tăng lên, cho thấy kết quả tích cực mỗi lần. Hôm qua (3/9), cơ quan quản lư hàng hải của tỉnh ven biển Liêu Ninh đă ban hành cảnh báo hàng hải, thiết lập một khu vực hạn chế dành cho hoạt động quân sự ở phía bắc biển Hoàng Hải. Theo giới quan sát, khu vực này là nơi tàu Phúc Kiến sẽ có chuyến đi thử nghiệm.
Quân đội Trung Quốc không công bố thời điểm bắt đầu thử nghiệm, nhưng một phát ngôn viên của Bộ Quốc pḥng cho biết hôm 25/7 rằng, các cuộc thử nghiệm tiếp theo có liên quan của tàu Phúc Kiến "sẽ được thực hiện dựa trên quá tŕnh xây dựng".
|