Theo như mọi người cần chú trọng hơn trong việc củng cố sức khoẻ, tăng cường hệ miễn dịch để tránh mắc bệnh, khi chuẩn bị mùa thu sang cũng là thời điểm thời tiết có nhiều thay đổi về những loại rau, những loại thịt dưới đây nên ăn vào mùa thu để cả năm khoẻ mạnh, không bệnh tật
3 loại rau nên dùng vào mùa thu
- Củ cải trắng
Củ cải trắng là thực phẩm tốt cho sức khoẻ, giúp cung cấp nhiều dưỡng chất, tăng cường sức đề kháng. Công dụng chính của củ cải trắng theo y học cổ truyền là giảm sưng tấy, trị khó tiêu, đầy bụng do tích tụ thức ăn, giảm ho, làm ẩm phổi, tăng cường sức khoẻ của lá lách, nuôi dưỡng dạ dày.
Củ cải sống có vị cay, ngọt, tính mát. Khi nấu chín, củ cải có vị ngọt, tính bình, tác dụng hỗ trợ tiêu hoá, hạ khí, tiêu đờm, lợi tiểu, giải khát.
Nhiều người hay gặp tình trạng cảm lạnh, viêm phế quản, ho, có nhiều đờm vào thời điểm thời tiết giao mùa. Có thể sử dụng củ cải trắng đun lấy nước uống hoặc đem hầm với thịt để sử dụng giúp tăng cường sức khoẻ, ngăn chặn bệnh tật.
Củ cải trắng và củ sen là thực phẩm tốt cho sức khoẻ, nên ăn vào mùa thu.
- Củ sen
Củ sen chứa nhiều chất tannin, chất nhầy, chất xơ có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hoá, làm giảm cholesterol, hạ lipid máu.
Củ sen kết hợp với mộc nhĩ trắng sẽ tạp thành món ăn bổ phế âm; củ sen kết hợp với mộc nhĩ đen tạo thành món ăn bổ thận âm. Người ra, theo y học cổ truyền, củ sen còn là loại thực phẩm tốt cho phụ nữ sau sinh.
- Bí đỏ
Mùa thu sang là thời điểm thích hợp để ăn bí đỏ. Theo y học cổ truyền, bí đỏ có vị ngọt, tinh ấm, vào kinh tỳ vị, tác dụng bổ khí, giảm viêm, giảm đau, giải độc, diệt côn trùng, làm ẩm phổi, bổ khí, giải đem, giúp trị ho, sen suyễn, lợi tiểu.
Nghiên cứu của khoa học hiện đại cho thấy, bí đó chứa nhiều pectin có khả năng hấp phụ, liên kết và loại bỏ các vi khuẩn, độc tố và các chất có hại trong cơ thể, đưa chúng ra bên ngoài. Bí đỏ cũng phù hợp với những người bị huyết áp, bệnh gan, người trung niên, người già.
3 loại thịt nên ăn vào mùa thu
- Thịt vịt
Theo Đông y, thịt vị tính mát, tác dụng bổ phổi, bổ dạ dày, kiện tì, loãng nước. Mùa thu ăn thịt vịt có tác dũng làm dịu khô, dưỡng âm, nuôi âm ngũ tạng, thanh nhiệt, dưỡng huyết, thúc đẩy tuần hoàn.
Thịt vịt còn có tác dụng làm giảm mệt mỏi, lợi tiểu, giúp giảm phù nề, giảm đầy bụng, giảm viêm loét, sưng tấy, nuôi dưỡng nội tạng.
Thịt vịt và thịt cừu có giá trị dinh dưỡng cao, tác dụng bồi bổ sức khoẻ, củng cố sức đề kháng, giúp chống lại bệnh tật.
- Thịt cừu
Thịt cừu có tác dụng làm ấm khí huyết, làm ấm cơ thể, giúp xua tan cảm lạnh.
Tuy nhiên, thịt cừu không hợp với người bị cảm nắng, người đau răng, lở loét miệng do nóng, người ho, đờm vàng; người có lượng lipid trong máu cao, người có cholesterol cao.
- Mực
Mực là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. 100 gram mực có thể cung cấp 13 gram protein, 0,7 gram chất béo, carbohydrate, vitamin A, vitamin B, phốt pho, sắt, canxi và nhiều dưỡng chất quan trọng cần thiết cho cơ thể.
Ăn mực vào mùa thu có tác dụng dưỡng âm, bồi bổ sức khoẻ, chống khô, thúc đẩy sản xuất chất lỏng.