Tổng thống Nga đă cảnh báo ngành công nghiệp châu Âu phát triển phần lớn phụ thuộc vào khí đốt giá rẻ của Nga.
Trụ sở chính của Tập đoàn Volkswagen tại Wolfsburg, Đức. Ảnh: Bloomberg
CNN đưa tin, Volkswagen đang cân nhắc liệu có nên đóng cửa nhà máy của họ tại Đức vốn đă có lịch sử 87 năm hay không.
Hăng xe này đang t́m mọi cách để cắt giảm chi phí trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng tăng từ các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc.
Tuyên bố hôm 2/9 của Volkswagen cho biết, họ không loại trừ khả năng phải đóng cửa nhà máy tại quê hương.
Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Volkswagen Oliver Blume cho hay: “Ngành công nghiệp ô tô châu Âu đang trong t́nh h́nh rất khó khăn và nghiêm trọng. Môi trường kinh tế trở nên khó khăn hơn và các đối thủ cạnh tranh mới đang thâm nhập vào thị trường châu Âu. Đặc biệt là Đức với tư cách là một địa điểm sản xuất đang tụt hậu hơn nữa về mặt sức cạnh tranh.”
Volkswagen đă bắt đầu nỗ lực cắt giảm chi phí trị giá 10 tỷ euro (11,1 tỷ USD) vào cuối năm ngoái, đang mất thị phần tại Trung Quốc, thị trường lớn nhất của hăng. Trong nửa đầu năm, lượng xe giao cho khách hàng tại quốc gia này đă giảm 7% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi nhuận hoạt động của tập đoàn giảm 11,4% xuống c̣n 10,1 tỷ euro (11,2 tỷ USD).
Hiệu suất kém cỏi ở Trung Quốc diễn ra khi công ty thua thiệt trước các thương hiệu xe điện địa phương, đặc biệt là BYD, vốn cũng đang gây ra mối đe dọa ngày càng tăng đối với hoạt động kinh doanh của công ty tại châu Âu.
Ông Blume nói với các nhà phân tích rằng, công ty đă phải cắt giảm chi phí theo kế hoạch với chi phí nhà máy, chuỗi cung ứng và lao động.
“Chúng tôi đă thực hiện tất cả các bước tổ chức cần thiết. Và bây giờ là về chi phí, chi phí và chi phí”, ông nói thêm.
Volkswagen cho biết: “T́nh h́nh hiện tại cực kỳ căng thẳng và không thể giải quyết thông qua các biện pháp cắt giảm chi phí đơn giản”.
Theo báo cáo thu nhập gần đây nhất, Volkswagen sử dụng gần 683.000 công nhân trên toàn thế giới, bao gồm khoảng 295.000 người ở Đức.
Thomas Schaefer, Tổng giám đốc điều hành của hăng xe du lịch Volkswagen, cho biết công ty vẫn cam kết coi Đức là “một địa điểm kinh doanh”. Ông nói thêm rằng VW sẽ khẩn trương bắt đầu các cuộc đàm phán với đại diện nhân viên để t́m hiểu khả năng “tái cấu trúc thương hiệu một cách bền vững”.
Cuộc khủng hoảng đang diễn ra với ngành ô tô của Đức nói riêng và các ngành công nghiệp châu Âu nói chung đă từng được Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo không lâu trước đây. Khi nhắc đến việc châu Âu quyết tâm từ bỏ nguồn cung khí đốt sạch và giá rẻ của Nga để lựa chọn theo phương án khí đốt hóa lỏng (LNG) đắt đỏ của Mỹ, ông Putin đă cho rằng, điều này sẽ khiến ngành công nghiệp châu Âu sụp đổ.
Hồi đầu tháng 2, khi được hỏi về vai tṛ của Nga trong việc thúc đẩy ngành ô tô ở Đức, Tổng thống Nga Vladimir Putin đă nói: “Họ đang tự làm hỏng ngành ô tô của chính ḿnh và rơ ràng là nó cần sự trợ giúp theo cách nào đó".
Trong hơn 1 năm qua, ngành công nghiệp Đức, đặc biệt là trong lĩnh vực ô tô, đang đối mặt với nhiều thách thức.
Sự gia tăng giá năng lượng, sau khi Đức mất nguồn khí đốt từ Nga, đă làm giảm sức cạnh tranh của các nhà sản xuất.
Năm ngoái, ông Hildegard Muller, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Ô tô Đức (VDA), đă cảnh báo rằng chi phí năng lượng cao đang gây ra “tổn thất nghiêm trọng về khả năng cạnh tranh quốc tế”, dẫn đến việc nhiều công ty cân nhắc chuyển cơ sở sản xuất sang nơi khác.
VietBF@ Sưu tập