Báo Vnexpress ngày 29 tháng 8 năm 2024 loan tin, hơn 122,000 thí sinh đỗ đại học nhưng đă bỏ nhập học, số lượng này chiếm 18,13% trong tổng số thí sinh trúng tuyển đợt 1. Theo Vnexpress, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc các thí sinh bỏ nhập học, trong đó có nguyên nhân tiền học phí cao.
Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông, Đại học Công thương tại Sài G̣n cho biết, tiền là rào cản lớn đối với các thí sinh. Một sinh viên ở trường công lập trung b́nh cần khoảng 10 triệu đồng cho mỗi tháng để đóng học phí, và các khoản chi tiêu khác, c̣n nếu là trường tư th́ chi phí có thể lớn hơn nhất nhiều.
Trong khi đó, cơ chế cho sinh viên vay tiền để học tập c̣n bất cập. Theo dữ kiện thống kê từ 110 trường đại học, học phí của tân sinh viên năm học 2024-2025 phổ biến ở mức 20 đến 35 triệu đồng, so với năm học trước tăng 10%. Ngoài ra, các sinh viên c̣n cần thêm tiền pḥng trọ, tiền điện, nước, học thêm các chứng chỉ, ăn uống, và nhiều khoản phải chi khác. Nguyên nhân thứ 2 được đưa ra là, thí sinh đỗ nguyện vọng trường không yêu thích, dẫn đến thay đổi định hướng.
Ông Lê Xuân Thành, Trưởng pḥng Công tác sinh viên, trường Đại học Mỏ- địa chất cho biết, một số sinh viên đỗ vào một ngành không mong muốn nên chuyển hướng học nghề, hoặc ghi danh xét tuyển đợt 2 vào trường khác. Thêm một nguyên nhân đưa ra nữa là, do thí sinh đă không đọc kỹ hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tuy nhiên, có một nguyên nhân lớn nhất mà theo dư luận cho là chính yếu đó là, sau khi học xong đại học, rất nhiều sinh viên ra trường không xin được việc, phải dấu bằng đại học để đi chạy xe ôm, làm công nhân và nhiều công việc tay chân khác. V́ vậy, nhiều em đă quyết định đi xuất cảnh lao động, hoặc đi làm luôn để vừa đỡ tốn tiền, và tốn gần 4 năm học đại học.
|