Một nhà khoa học người Australia tuyên bố đă t́m thấy chính xác địa điểm an nghỉ của MH370.Tin MH370 mới nhất của The Sun cho hay, một nhà khoa học người Australia tuyên bố đă t́m thấy chính xác địa điểm an nghỉ của MH370.
Vincent Lyne - nhà nghiên cứu tại Đại học Tasmania - cho biết, máy bay MH370 đă cố t́nh lao sâu xuống Broken Ridge - hố sâu 6km ở Ấn Độ Dương.
Ông Lyne tin rằng, Broken Ridge có các sườn hẹp, dốc, có các rặng núi lớn và các hố sâu khác bao quanh cũng như chứa đầy các trầm tích mịn "được xem là một nơi ẩn náu hoàn hảo" cho MH370.
Richard Godfrey - kỹ sư hàng không vũ trụ người Anh đă nghỉ hưu, người dành cả thập kỷ qua để theo dơi hành tŕnh của chuyến bay MH370 và tiến hành cuộc điều tra riêng về chiếc máy bay mất tích, cũng từng có tuyên bố tương tự.
Ông Richard Godfrey khẳng định có thể xác định vị trí của máy bay MH370 ở độ sâu 4km tính từ bề mặt đại dương ở khu vực Broken Ridge.
Ông đă kết hợp một công nghệ mới với dữ liệu hệ thống liên lạc vệ tinh từ máy bay. "Hai hệ thống hợp lại có thể được sử dụng để phát hiện, xác định và định vị MH370 trong quá tŕnh bay vào Nam Ấn Độ Dương" - ông nói.
Kỹ sư hàng không vũ trụ người Anh đă nghỉ hưu "rất tự tin" vào khả năng t́m thấy chiếc máy bay mất tích. Theo ông, máy bay MH370 rơi vào khoảng 8h19 sáng 9/3/2014.
"Chúng tôi có khá nhiều dữ liệu từ vệ tinh, dữ liệu hải dương học, phân tích trôi dạt, dữ liệu hiệu suất từ Boeing và hiện là công nghệ mới này. Cả 4 dữ liệu đều trùng khớp với một điểm cụ thể ở Ấn Độ Dương" - ông nói.
Broken Ridge không nằm trong khu vực t́m kiếm ban đầu trong cuộc t́m kiếm MH370 năm 2014 và cách vị trí t́m kiếm của Ocean Infinity năm 2018 khoảng 28km. Tuy nhiên, khu vực này là một phần trong cuộc t́m kiếm năm 2016, 7news đưa tin.
Ông Vincent Lyne đang thúc giục các quan chức t́m kiếm MH370 ở khu vực mà ông xem là "ưu tiên cao". "Việc có t́m kiếm hay không là tùy thuộc vào các quan chức và công ty t́m kiếm, nhưng xét về mặt khoa học, chúng ta biết tại sao các cuộc t́m kiếm trước đó đă thất bại và khoa học cũng chỉ ra rơ ràng vị trí MH370" - ông nói.
Nhiều chuyên gia, trong đó có ông Godfrey và ông Lyne, lo ngại rằng phi công MH370 - cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah - có thể đă cố t́nh lao máy bay xuống biển.
Phi công Boeing 777 người Anh Simon Hardy tin rằng, các manh mối cho giả thuyết cơ trưởng MH370 là chủ mưu được che giấu trong các tài liệu về chuyến bay. Ông chia sẻ với The Sun, việc MH370 được bổ sung thêm nhiên liệu và ôxy có thể là bằng chứng cho thấy máy bay mất tích là sự kiện có chủ đích.
Ông Godfrey nhận định, thảm kịch MH370 xảy ra sau một "vụ cướp máy bay", là "hành động khủng bố" do cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah thực hiện. Phi công đă "quyết định chuyển hướng và để máy bay biến mất ở một trong những nơi xa xôi nhất trên thế giới".Một phi công giấu tên từng đồng hành cùng cơ trưởng Shah trên các chuyến bay của Malaysia Airlines trước đó nói với The Atlantic rằng, cơ trưởng MH370 đă cho cơ phó ra khỏi buồng lái và sau đó cho máy bay lao xuống biển.
MH370 và 6 vụ máy bay mất tích cực kỳ bí ẩn
Chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines mất tích ngày 8/3/2014 khi đang bay từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh.
Cuộc t́m kiếm MH370 diễn ra trên phạm vi 120.000 km2 ở Ấn Độ Dương nhưng xác máy bay tới nay vẫn chưa được t́m thấy.
Các chuyên gia hàng không đă đưa ra nhiều giả thuyết về vụ MH370, trong đó cho rằng chiếc Boeing 777 đă bay trong vài giờ tới khi hết nhiên liệu và rơi xuống vùng biển phía nam Ấn Độ Dương.
Gần đây, một số nhà nghiên cứu nhận định, xác máy bay mất tích 10 năm trước có thể nằm trong một rănh sâu ở Ấn Độ Dương. Ngoài MH370 mất tích, trong lịch sử có vô số bí ẩn tương tự, theo Economic Times.
Ngày 19/5/2016, chuyến bay 804 của EgyptAir chở 66 hành khách từ Paris đến Cairo đă lao xuống Địa Trung Hải. Dữ liệu chuyến bay kỹ thuật số và máy ghi âm buồng lái đă được t́m thấy nhưng bí ẩn vẫn c̣n đó.
Suy đoán ban đầu tập trung vào khủng bố nhưng sau đó Cục Hàng không dân dụng Pháp kết luận, có đám cháy trong buồng lái dẫn tới tai nạn. Khói được phát hiện ngay trước khi máy bay biến mất khỏi radar và máy bay rẽ hướng bất thường. Đây là những dấu hiệu cho thấy máy bay hạ độ cao để xả khói.
Ngày 16/3/1962, chuyến bay 739 của Flying Tiger Line chở 93 biệt kích Mỹ làm nhiệm vụ bí mật mất tích ở Thái B́nh Dương. Sau khi tiếp nhiên liệu ở Guam, máy bay không đến điểm dừng tiếp theo tại căn cứ Không quân Clark ở Philippines. Thời tiết lư tưởng và không có tín hiệu cấp cứu nào được phát ra.
Cuộc t́m kiếm máy bay mất tích được triển khai trên quy mô gần 400.000 km2 nhưng không t́m thấy manh mối nào. Một tàu chở dầu gần đó báo cáo nh́n thấy một vụ nổ trên không khiến giới chức nghi ngờ hành vi phá hoại nhưng không có bằng chứng kết luận nào được t́m thấy.
Bí ẩn chưa lời giải khác là chuyến bay Pan Am 7 mất tích ngày 9/11/1957 khi đang di chuyển giữa San Francisco và Honolulu. Các mảnh vỡ và 19 thi thể được t́m thấy vài ngày sau đó, với nhiều người mặc áo phao, cho thấy máy bay đă có thời gian chuẩn bị trước khi tai nạn xảy ra. Nồng độ carbon monoxide cao trong một số thi thể cho thấy khả năng có hành vi phạm tội nhưng không có bằng chứng phạm tội nào được t́m thấy.
Ngày 21/7/1951, chuyến bay của Canadian Pacific Airlines đến Tokyo đă biến mất trong không phận Alaska. Máy bay chở 31 hành khách và 6 thành viên phi hành đoàn. Máy bay gặp thời tiết xấu nhưng báo cáo có thể tiếp tục di chuyển. Mặc dù đă t́m kiếm trong nhiều tháng, không có mảnh vỡ nào của máy bay được t́m thấy.
Tương tự, chuyến bay 2501 của Northwest Orient Airlines biến mất trên Hồ Michigan ngày 23/6/1950 trong một cơn băo. Mặc dù t́m thấy vệt dầu loang và một số mảnh vỡ, nhưng xác máy bay vẫn mất tích.
Tam giác quỷ Bermuda trở thành một phần bí ẩn hàng không thế giới, trong đó có vụ 2 máy bay mất tích của British South American Airways: Star Ariel năm 1949 và Star Tiger năm 1948. Cả 2 máy bay đều biến mất không dấu vết dù điều kiện thời tiết thuận lợi và liên lạc vô tuyến b́nh thường. Cho đến nay, những vụ máy bay mất tích này vẫn chưa t́m được lời giải.
|