Khăn tắm, khăn mặt thường xuyên tiếp xúc với da của con người, nơi chứa nhiều mồ hôi, bă chờn, tết bào chết và các chất bẩn khác. V́ vậy, nếu không được vệ sinh thường xuyên, đây chính là môi trường lư tưởng cho các loại vi khuẩn, nấm mốc phát triển, gây ra mùi hôi.
Ngoài ra, việc để khăn ở trong nhà tắm, nhà vệ sinh - những nơi luôn ẩm ướt, lưu thông không khí kém th́ vi khuẩn, nấm mốc cũng dễ phát triển, gây ra t́nh trạng khăn bị hôi.
Thời tiết ẩm ướt, mưa nhiều trong thời gian dài khiến khăn không thể khô tự nhiên cũng làm khăn bị hôi dù bạn thường xuyên giặt sạch.
Làm sạch khăn tắm, khăn mặt
Để loại bỏ cặn bẩn, ngăn chặn vi khuẩn phát triển trên khăn tắm, khăn mặt, bạn có thể sử dụng nguyên liệu có sẵn trong nhà.
Đầu tiên, hăy cho khăn vào chậu, đổ một ít muối trắng vào đó. Sau đó, thêm baking soda. Muối có tác dụng diệt khuẩn, có định màu sắc, giúp khăn bền màu hơn. Trong khi đó, baking soda là chất tẩy rửa tự nhiên, giúp làm sạch sâu vào từng sợi vải.
Tiếp đó, đổ thêm một ít chất tẩy rửa bạn vẫn hay sử dụng. Chất tẩy rửa sẽ giúp làm sạch các vết dầu, mồ hôi của cơ thể bám trên khăn một cách dễ dàng hơn.
Thêm một ít giấm trắng vào chậu để làm mềm các chất bẩn, loại bỏ cặn vôi, giúp khăn mềm mại, khử mùi hôi.
Cuối cùng, đổ nước ấm (khoảng 50 độ C) vào chậu. Ṿ nhẹ khăn để các chất tẩy rửa được ḥa tan, dễ dàng ngấm vào sợi vải. Lưu ư, không nên sử dụng nước nóng 100 độ C để làm sạch khăn bởi nhiệt độ quá cao có thể phá hủy sợi vải, làm sợi vải bị cứng và dễ dổi màu.
Ngâm khăn trong nước này khoảng 15 phút để các vết bẩn mềm ra.
Sau đó, dùng tay ṿ khăn để đẩy các vết bẩn ra ngoài. Xả lại khăn với nước sạch nhiều lần cho hết các chất bẩn cũng như chất tẩy rửa.
Vắt khăn ráo nước rồi đem phơi ở nơi thoáng mát, có nắng. Nắng có nhiều tia cực tím giúp loại bỏ vi khuẩn rất tốt. Tránh phơi khăn ở pḥng tắm v́ độ ẩm cao ở đây sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi nhanh hơn, làm khăn có mùi hôi.
|