8/27
SÀI G̉N, Việt Nam (NV) – Trước bối cảnh ca bệnh sởi tăng nhanh và đă có ba trẻ thiệt mạng, hôm 27 Tháng Tám, giới hữu trách Sài G̣n đă chính thức công bố dịch sởi trên toàn thành phố.
Theo quyết định của Ủy Ban Thành Phố, thời gian xảy ra dịch là Tháng Tám, 2024, với quy mô toàn thành phố.
Lần đầu tiên Sài G̣n chính thức công bố dịch sởi. (H́nh: Hoài Nhiên/Thanh Niên)
Các báo đài trong nước cho hay cơ quan y tế địa phương đánh giá sởi là bệnh truyền nhiễm nhóm B lây qua đường hô hấp, có thể dẫn đến biến chứng nặng, chết nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách. Mọi người có nguy cơ nhiễm bệnh khi chưa được chích ngừa hoặc chích chưa đầy đủ.
Các cơ sở y tế tổ chức phân luồng và có khu khám riêng để sàng lọc bệnh sởi, người bệnh phải mang khẩu trang. Tất cả ca sốt phát ban nghi sởi sẽ được báo cáo và lấy mẫu xét nghiệm trong ṿng 24 giờ.
Theo báo Thanh Niên, đây là lần đầu Sài G̣n công bố dịch sởi và là địa phương đầu tiên trong nhiều năm nay công bố dịch này.
Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Tật ở Sài G̣n (HCDC) cho biết tuần qua, thành phố ghi nhận hơn 100 ca phát ban nghi sởi, tăng gấp đôi so với trung b́nh bốn tuần trước. Tổng số ca sốt phát ban nghi sởi tích lũy từ đầu năm đến tuần qua là 525 ca.
Do vậy, Sở Y Tế ở Sài G̣n đă đề nghị Ủy Ban Thành Phố công bố dịch sởi, triển khai chiến dịch chích vaccine, bảo vệ nhóm nguy cơ cao như trẻ nhiễm bệnh nền, trước t́nh h́nh số ca nhiễm tăng nhanh.
Trẻ nhiễm virus sởi điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng 1, Sài G̣n. (H́nh: Lê Phương/VNExpress)
Biểu hiện của sởi là sốt, viêm long đường hô hấp, đường tiêu hóa và kết mạc mắt kèm nổi ban đặc trưng. Sau khi nhiễm sởi, đáp ứng miễn dịch của cơ thể giảm sút nên trẻ dễ nhiễm các bệnh nhiễm trùng khác. Trẻ nhỏ chưa chích ngừa, trẻ suy dinh dưỡng, phụ nữ có thai và người bị suy yếu hệ thống miễn dịch là những người có nguy cơ biến chứng nặng nếu nhiễm sởi.
Hiện, sởi vẫn chưa có thuốc đặc trị, chỉ điều trị triệu chứng. Đến nay, sởi vẫn là một trong 11 bệnh truyền nhiễm phải được chích ngừa bắt buộc đối với trẻ em, gồm mũi thứ nhất chích lúc trẻ tṛn chín tháng tuổi và mũi thứ nh́ lúc trẻ 18 tháng tuổi.
|