Bom nhiệt áp 'có khả năng làm bốc hơi cơ thể người' đang được Nga sử dụng để chống lại lực lượng Ukraine.
Tờ The Week (Anh) ngày 15/8 đưa tin, tranh căi ngày càng gia tăng về một số vũ khí mà Nga đang sử dụng trong cuộc xung đột với Ukraine, bao gồm cả bom nhiệt áp, mà theo trang news.com, loại vũ khí này tạo ra vụ nổ "chỉ đứng sau bom hạt nhân".
Quân đội Nga "cuối cùng cũng tung ra hỏa lực mạnh nhất" trong cuộc chiến với Ukraine. Ảnh: Shutterstock
Nga đang sử dụng những vũ khí nào?
The Week đưa tin, trong tuần trước, Nga tuyên bố đă sử dụng bom nhiệt áp chống lại lực lượng Ukraine. C̣n được gọi là bom chân không, nhiệt độ nổ cực cao của loại vũ khí này "có khả năng làm bốc hơi cơ thể người", theo Sky News. Nó cũng có thể giết người bằng cách "khiến phổi của họ nổ tung", theo The Sun.
Theo The Week, bom nhiệt áp được xếp loại là vũ khí thông thường v́ chúng không có vệ tinh dẫn đường và có thể được phóng như một tên lửa hoặc thả xuống như một quả bom từ máy bay.
Bên cạnh đó, tờ Forbes đưa tin, người Nga "cuối cùng cũng đă tung ra hỏa lực mạnh nhất của ḿnh", bằng cách "ném những quả bom lượn mạnh mẽ" vào quân đội Ukraine.
Bom lượn là loại vũ khí điều khiển từ xa có thể bay về phía mục tiêu ở khoảng cách xa. Với tầm bắn 40 km trở lên và chứa "hàng trăm pound thuốc nổ" (1 pound = 0,45 kg), bom lượn của Nga nặng tới 3 tấn, rất mạnh nhưng không quá chính xác, và có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho bất kỳ thường dân nào xung quanh mục tiêu.
"Không có từ nào có thể diễn tả được hậu quả của một cuộc tấn công bằng bom lượn", một cảnh sát trưởng người Ukraine nói với hăng tin BBC. "Bạn đến đó để chứng kiến cảnh mọi người nằm đó, bị tan xác."
Moscow cũng bị chỉ trích v́ sử dụng bom chùm trên chiến trường Ukraine, đặc biệt là loại bom RBK-500. Trang Forces News cho biết, chúng chứa hơn 80 bom bi mà mỗi bom bi này có kích thước bằng một quả lựu đạn cầm tay. Loại bom chùm này có thể giết chết bộ binh, nhưng cũng có thể xuyên thủng các phương tiện có vỏ bọc mỏng.
Những vũ khí này c̣n được sử dụng ở đâu khác?
Theo tạp chí European Security & Defence, bom nhiệt áp được cho là đă được sử dụng ở Afghanistan và nhiều địa điểm khác nhau ở Trung Đông, bao gồm cuộc nội chiến Syria, và thậm chí trong một cuộc tấn công khủng bố ở Bali (Indonesia).
Bom lượn được phát minh trong Thế chiến thứ nhất (1914-1918) nhưng chưa được sử dụng cho đến Thế chiến thứ hai (1939-1945).
C̣n bom chùm - vốn "bị lên án rộng răi" - cũng có thể được sử dụng bắt đầu từ Thế chiến thứ hai, theo Al Jazeera.
Theo The Week, bom chùm đă được sử dụng trong cuộc xâm lược Việt Nam, khi Mỹ thả 413.130 tấn bom loại này xuống đất nước ta. Chúng cũng đă được quân đội Anh sử dụng trong Chiến tranh Falklands (cuộc chiến kéo dài 10 tuần giữa Vương quốc Anh và Argentina ở Nam Đại Tây Dương vào năm 1982); được quân đội Nam Tư sử dụng trong Chiến tranh Bosnia (1992-1995); cũng như được sử dụng trong nhiều cuộc chiến khác nhau ở Trung Đông.
Theo trang news.com, luật pháp quốc tế không cấm sử dụng bom nhiệt áp nhắm tới các mục tiêu quân sự và mọi nỗ lực trước đây nhằm quản lư và hạn chế loại vũ khí này đều đă thất bại. Tuy nhiên, việc nhắm mục tiêu vào dân thường bằng vũ khí này là vi phạm luật pháp quốc tế.
Tờ The Economist đưa tin, t́nh trạng pháp lư của bom lượn vẫn chưa rơ ràng, v́ vậy các phi công Nga có thể gây ra "tai họa" mà "không bị trừng phạt".
Theo The Week, dưới sự lănh đạo của Tổng thư kư Jens Stoltenberg, NATO đă cấm 32 quốc gia thành viên tích trữ, sử dụng hoặc sản xuất bom chùm v́ bản chất không phân biệt mục tiêu và tác động nhân đạo lâu dài của loại vũ khí này.
VietBF@ Sưu tập