Đêm nay, căn pḥng khách này được sắp xếp lại. Bộ salon, cái tủ chè, cùng những bức tranh sơn mài phải mang cất vào các buồng trong. Nhường chỗ cho chiếc áo quan kê ở giữa pḥng. Ánh sáng của hai ngọn đèn neon trên trần nhà, được thay bằng ánh sánh của nhiều cây nến.
Trong không khí trộn trạo những mùi nhang khói, trầm hương, hoa tươi, nước thánh, vải xô, gỗ mới, vẹc ni, là những bóng người mặc đồ tang trắng toát. Giữa những cái bóng đứng, ngồi, quỳ, phủ phục đó, có anh. Trông anh vẫn rắn rỏi, như thể pho tượng đồng được gói trong lần vải tang sô chưa nhầu nếp.
Anh đang khóc. Ánh nến soi vào hai giọt nước mắt, trông lấp lánh tựa hai giọt sương ứa ra từ một phiến đá đen thẩm. Không nghe thấy tiếng nức nở, chỉ thấy đôi vai anh run lên nhè nhẹ. Tôi nghĩ, sống trên đời hơn ba mươi năm nay, chắc đây là lần thứ hai anh khóc. Lần đầu là khi anh mới lọt ḷng sanh ra, lần thứ hai này là v́ mẹ anh vừa qua đời.
Anh tuổi cọp. Nhỏ thó. Ĺ lợm. Như quả lựu đạn bọc thuốc nổ trong lớp thép đen đủi, lạnh băng. Một đêm mưa tháng tám, tôi mở cửa cho anh vào nhà sau nhiều tháng đi biệt. Anh cởi chiếc áo mưa, lộ ra một vết chém đầy máu. Anh không chịu đi bệnh viện, chỉ buông lời ngắn gọn: "Khâu lại cho tao!".
Bàn tay đứa sinh viên năm thứ ba trường Y của tôi, vẫn c̣n run run trên những đường kim vụng về. Bởi đó là máu, thịt, vết thương, cảm giác của ruột rà thân thuộc. Mặt anh đẫm nước mưa lẫn mồ hôi, và lấm tấm vệt đỏ máu. Da thịt anh đanh lại, nhưng anh không phát ra một tiếng rên đau.
Anh là h́nh ảnh hoàn toàn trái ngược với tôi. Có lần Bác nh́n tôi, giọng trầm xuống: "Phải chi thằng Hải nó được một phần của con". C̣n tôi lại ước có phần nào đó của anh. Hồi chúng tôi c̣n nhỏ, anh hơn tôi chỉ ba tuổi, người nhỏ con đen đủi, nhưng lại làm con ngáo ộp tôi mang ra dọa đám trẻ đồng trang lứa. Chẳng có đứa nào dám bắt nạt tôi.
Cả những đứa to con lớn xác hơn, cũng ngán anh v́ anh vừa ĺ lợm chịu đ̣n, vừa ngang tàng liều mạng. Anh đẽo cù, dán diều, bắt dế cho tôi. Anh thương tôi như một người em ruột. Rồi anh bỏ học, đi hoang. Thỉnh thoảng trở về, nằm nhà vài ngày, rồi lại đi.
***
Mỗi lần anh trở về, tôi lại thấy anh rắn rỏi, lầm ĺ hơn. Khi anh ở trần, tôi thấy người anh phô ra đầy những vết thẹo ngang dọc, ghi dấu những chiến tích giang hồ. V́ anh, bác tôi khóc măi. Nước mắt cứ ướt, rồi lại khô. Buồn lo trong ḷng người mẹ kết tinh lại, như ngọc trong trong đá.
Bác lại bảo tôi "Ông Trời công bằng lắm con ạ. Mang con đến cho ta, thay đứa con ruột". Khi tôi c̣n nhỏ, cha mẹ tôi cùng chết trong một tai nạn. Người thân chỉ có mỗi bà bác goá chồng, cưu mang tôi.
Nhưng Trời hào phóng hơn nữa, khi mang đến cho Bác thêm một đứa trẻ khác. Cũng vào một đêm mưa gió, anh trở về, bồng theo một đứa trẻ, nhỏ tẹo như con búp bê. Thế là, Bác đă hơn sáu mươi, lại phải bận rộn sữa tă cho đứa bé từ trên trời rơi xuống.
Tôi hỏi anh muốn đặt tên nó là ǵ, anh bảo cứ gọi nó là Cúc. Tôi định hỏi, có phải mẹ nó là Cúc, như cái tên xâm trên cánh tay anh không, nhưng thấy mắt anh lạnh quá, tôi không dám. Tôi ra phường, làm giấy khai sanh cho con bé lấy họ tôi.
Và khi đi Mỹ, tôi t́m cách mang nó theo. Một hôm con bé hỏi tôi, cái tên của nó nghĩa là ǵ, tôi bảo đó là tên một loài hoa, người Mỹ gọi là Daisy. Nó bảo tôi đổi tôi đổi tên cho nó, v́ người ta cứ gọi tên nó nghe như chữ cook - nghĩa là người đầu bếp. Thế là nó có tên mới, Daisy.
Daisy đang ngồi kia, cạnh người cha ruột của nó. Nh́n nó trong chiếc áo vải xô màu trắng, thật tội. Nhưng con bé không khóc, mọi thứ chung quanh đây có vẻ như xa lạ với nó. Chắc nó quên rồi những ngày xưa c̣n bé, quấn quưt bên bà nội. Ánh mắt lạ lẫm của nó đang dán vào con thằn lằn bám trên bức tường vôi trắng.
Bỗng tôi nghe anh nấc lên, khuỵu xuống bên chiếc áo quan "Mẹ ơi! ... tha lỗi cho con! Mẹ ơi ..." Daisy ngơ ngác, rời mắt khỏi con thằn lằn, nh́n sang cha nó. Có lẽ những lời thống thiết của anh, đă làm rung lên một sợi dây t́nh cảm vô h́nh thâm sâu, nối liền giữa cha và con. Khuôn mặt con bé chợt biểu lộ điều ǵ đó, tựa như một nỗi buồn - rất trẻ thơ.
VietBF@sưu tập