Các vận động viên VN đă lặng lẽ về nước, không kèn không trống. Đất nước 100 triệu dân không kiếm nổi 1 cái huy chương. Thật là ái ngại và cám cảnh.
Trong khi đó, vận động viên gốc Việt ở nước ngoài lại khá thành công. Em Sunisa Lee, 20 tuổi, người Mỹ gốc Việt làm luôn 3 cái (1 vàng, 2 đồng).
Rồi lại thêm cô Jacklyn Luu 25 tuổi được huy chương bạc giải đồng đội về bơi nghệ thuật. Hôm trước nữa là cô bé 20 tuổi họ Lê có bố người Việt của nước Trung Á nào đó cũng được huy chương bạc môn b ắn sú ng. Pháp h́nh như cũng có vận động viên gốc Việt.
Như vậy có thể thấy, người Việt không quá kém, chỉ là VN đầu tư cho thể thao quá tệ, sai chiến lược phát triển, phải không các cụ?
Mạc Việt Hồng
****
Cô Jacklyn 25 tuổi, là người Mỹ gốc Việt thế hệ thứ hai, cư dân thành phố Milpitas, cạnh San Jose. Cô tốt nghiệp Đại học Stanford. Đây là lần đầu tiên đội bơi nghệ thuật Hoa Kỳ đoạt huy chương sau 20 năm. Với bản nhạc nền “Smooth Criminal” của Michael Jackson được phát qua loa phóng thanh tại Trung tâm thể thao dưới nước ngay bên ngoài Paris
Jacklyn Luu, 25 tuổi và lần đầu thi đấu Olympic, chia sẻ: “Trong cả một thập niên, chúng ta [Mỹ] đă không có một đội [bơi nghệ thuật] Olympic. V́ vậy, việc có thể tạo ra một sự ảnh hưởng như thế này cho thế hệ tương lai có ư nghĩa rất nhiều”.
“Tôi đang nghĩ về khi tôi c̣n nhỏ, sẽ có các cậu bé cô bé trong tương lai nh́n lại điều chúng tôi thường làm là bơi và sẽ được truyền cảm hứng bởi điều chúng tôi tạo ra và việc chúng tôi đă làm ở đó, và các em sẽ muốn bơi nghệ thuật và thích thú điều đó”, cô Luu nói tiếp.
Cô nói thêm: “Là một đội, chúng tôi dành chút thời gian tận hưởng tất cả mọi điều và cùng nh́n lại đội chúng tôi đă đi đến thời khắc lịch sử này ra sao và điều đó sẽ biến thành các đội trong tương lai như thế nào”.
Hăng tin KQED cho hay Jacklyn Luu, người Mỹ gốc Việt thế hệ thứ nh́, hiện là sinh viên cao học tại Đại học Stanford. Cô sinh ra và lớn lên ở Milpitas trong gia đ́nh có người cha là Dung Luu, mẹ là Len Ha, và hai anh em trai Justin Luu và Jeffrey Luu, theo trang Sportskeeda. Trang LBP Network nói rằng mẹ cô là một người tị nạn đến từ Việt Nam.
Vẫn trang Sportskeeda cho biết cô bắt đầu sự nghiệp bơi nghệ thuật vào năm 2011 và kể từ đó đă đạt nhiều giải thưởng của Mỹ và quốc tế, bao gồm cả huy chương vàng, trong các cuộc thi đấu kể từ năm đó cho đến năm 2017 dành cho học sinh cấp trung học trở xuống.
Đáng chú ư là cô đoạt chức vô địch nội dung thi đơn trong Giải vô địch quốc gia cấp đại học của Mỹ năm 2021, và tiếp sau đó là nhiều thành tích vô địch nữa hoặc các vị trí cao khác cả trong các mục thi đấu đồng đội, thi đấu đôi hoặc đơn trong năm đó và năm 2022.
*****
Sunisa Lee người gốc Hmong đầu tiên lọt vào đội tuyển Thế vận hội của Mỹ. Sinh ra tại thành phố St. Paul, tiểu bang Minnesota, cô là thành viên của cộng đồng Hmong rộng lớn ở thành phố Trung Tây này và những nơi khác trên nước Mỹ. Cộng đồng này tới Mỹ vào cuối những năm 1970 trong tư cách là người tị nạn sau thời gian bí mật sát cánh với các lực lượng Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam và bị hụt hẫng sau khi chiến tranh kết thúc.
Bà Yeev Thoj, mẹ Sunisa, cho biết bà và chồng, ông John Lee, thoạt đầu ghi tên cho con gái học môn thể dục dụng cụ để cho Sunisa và 5 anh chị em của cô năng động. Theo thời gian, bà nói, vợ chồng bà nhận ra Sunisa “có năng khiếu trời cho” trong môn này.
“Khi Sunisa đi tập thể dục dụng cụ, cháu dường như vui và thích thú, mỗi năm đều tiến bộ trong kỹ năng, cháu là vậy đó,” bà nói.
Con đường đi đến Thế vận hội của Lee đầy chông gai trong những năm gần đây. Một sự cố điển h́nh nhất xảy ra vào năm 2019, khi cha cô bị liệt từ ngực trở xuống v́ bị ngă từ trên thang chỉ vài ngày trước khi cô tranh tài tại Giải Vô địch quốc gia. Cô hoàn thành bài thi như dự định, và đứng thứ hai sau Biles trong cuộc tranh tài toàn năng.
Cô và chú của Sunisa đă thiệt mạng v́ dịch COVID. Sau khi pḥng tập mở cửa lại, Sunisa bị găy bàn chân trước khi có thể tái tục việc tập luyện.