7/25
Ngay sau cuộc họp với Thủ tướng Netanyahu hầu t́m giải pháp chấm dứt cuộc chiến Do Thái – Hamas tại dải Gaza, ông tới Lào dự cuộc họp cấp bộ trưởng với khối ASEAN rồi mới đi Hà Nội nên không thể dự tang lễ, trực tiếp đại diện nước Mỹ chia buồn với phía CSVN theo dự trù từ trước.
Theo Bộ Ngoại Giao Mỹ, tại thủ đô Lào, Ngoại trưởng Blinken sẽ gặp ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị bên lề cuộc họp ASEAN. Tuy nhiên, chưa thấy loan báo chi tiết ngày giờ. Lănh tụ Do Thái đến Washington để gặp giới chức chính phủ Mỹ và Quốc hội nhằm giảm căng thẳng giữa Israel với Mỹ vốn đang tạo nhiều áp lực với họ cho giải pháp ngừng bắn tại dải Gaza.
Trong khi đó, Bộ Thương mại Mỹ thông báo họ hoăn một “quyết định khó khăn” là liệu có nên nâng công nhận Việt Nam là có “nền kinh tế thị trường”. Lư do hoăn cho tới khoảng đầu Tháng Tám được nêu ra là do sự gián đoạn từ lỗi phần mềm điện toán CrowdStrike.
Chế độ Hà Nội đă kêu gọi Washington công nhận họ có nền kinh tế thị trường suốt nhiều năm qua hầu được hưởng thuế quan ưu đăi. Sự công nhận đó đă bị chống đối từ các công ty sản xuất thép, hiệp hội đánh tôm ở vùng Vịnh, các công ty nuôi ong lấy mật, nhưng lại được các hệ thống thương mại bán lẻ và một số nhóm khác hậu thuẫn.
Nếu được công nhận là kinh tế thị trường, nhiều loại hàng hóa do Việt Nam xuất cảng sang thị trường Mỹ sẽ không bị đánh thuế quan trừng phạt “bán phá giá”. Bộ Thương mại Mỹ cho hay có thể quyết định công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường hay không sẽ được đưa ra ngày 2 Tháng Tám.
Không đến dự tang lễ ông Trọng
V́ có nhiều việc quan trọng và khẩn cấp hơn, ông Blinken không kịp dự tang lễ ông Nguyễn Phú Trọng trong ngày Thứ Sáu nên chỉ đến chia buồn sau đó với vợ ông Trọng là bà Ngô Thị Mận.
Reuters dẫn ư kiến một số nhà phân tích cho rằng việc loan báo kết quả tiêu cực của Bộ Thương Mại vào cái ngày tang lễ ông Trọng có thể gây thiệt hại cho mối quan hệ song phương khi chính phủ Mỹ nỗ lực vận động nâng cấp mối quan hệ hầu cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc ở khu vực.
Hà Nội đă biện hộ nhiều lần để hy vọng Mỹ cởi trói cho nhăn hiệu “không phải kinh tế thị trường” dù liên tiếp đưa ra nhiều cải cách kinh tế. Họ cho rằng nếu cứ lên án Việt Nam phi kinh tế thị trường, sẽ không tốt cho mối quan hệ song phương mà Washington muốn cải thiện để đối phó với ảnh hưởng của Bắc Kinh ở khu vực.
Những tổ chức chống lại công nhận Việt Nam có kinh tế thị trường đ̣i hỏi nước này phải có các hành động cụ thể hơn mà trên hết họ vẫn giữ đường lối kinh tế chỉ huy từ thượng tầng đảng CSVN.
Theo nhà phân tích Alexander Vuving của Viện nghiên cứu Inouye Asia-Pacific Center for Security Studies tại Hawaii, công nhận Việt Nam có hay không một nền kinh tế thị trường là một quyết định khó khăn của chính phủ Biden. Chính quyền Biden cần lôi kéo Việt Nam để khỏi rơi vào ṿng kềm tỏa của Bắc Kinh, nhưng đồng thời cũng cần lá phiếu ủng hộ của người dân Mỹ khi cuộc bầu cử đến gần.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (thứ năm từ trái) chụp h́nh với các đối tác ASEAN khi dự hội nghị ở Indonesia ngày 14 Tháng Bảy 2023. (H́nh: Dita Alangkara/AFP/Getty Images)
“Cái chết của ông Trọng làm gia tăng áp lực lên Mỹ khi muốn lôi kéo Hà Nội trong bối cảnh tranh dành ảnh hưởng địa chính trị giữa Washington và Bắc Kinh”, ông Vuving nhận định với thông tấn xă Reuters, “Những ngày đầu tiên khi có một lănh tụ mới lên cầm quyền sẽ rất quan trọng để định h́nh chiều hướng tương lai”.
Ông Vuving nói thêm rằng “Quyết định công nhận hay không tùy thuộc sự cân nhắc là những ưu tư về kết quả cuộc bầu cử quan trọng hơn hay sự tranh dành ảnh hưởng địa chính trị giữa các đại cường quan trọng hơn. Do vậy, Ṭa Bạch Ốc phải cân nhắc xem họ sẽ nên ảnh hưởng đến quyết định của Bộ Thương Mại hay để bộ này tự đưa ra một quyết định khách quan.”
Khi đến thăm Việt Nam Tháng Chín năm ngoái, Tổng thống Joe Biden đă nâng mối quan hệ với Việt Nam lên thành Đối Tác Chiến Lược Toàn Diện. Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cũng đă cổ vơ Việt Nam là một “điểm đến bằng hữu” với hy vọng kéo chuỗi cung ứng hàng hóa ra khỏi Hoa Lục.(NTB)
|