Bị sốt từ 37,5 đến dưới 39 độ C giúp tăng sản xuất bạch cầu, cải thiện hoạt động kháng virus và quá tŕnh sửa chữa tế bào, hỗ trợ giải độc...
Sốt thường khiến chúng ta cảm thấy khó chịu, uể oải và yếu ớt. Tuy nhiên, có thể bạn không biết rằng cơn sốt thực sự đóng vai tṛ quan trọng trong cơ chế bảo vệ của cơ thể. Mặc dù phải theo dơi và kiểm soát các cơn sốt cao, sốt ở mức độ thấp hơn (từ 37,5 độ C đến 38,8 độ C) có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe. Sau đây là 6 lư do tại sao sốt có thể tốt cho bạn.
1. Tăng sản xuất bạch cầu
Khi bị sốt, cơ thể tăng cường sản xuất các tế bào bạch cầu. Các tế bào này là "những người lính" ở tuyến đầu của hệ thống miễn dịch, chịu trách nhiệm xác định và tấn công mầm bệnh như vi khuẩn, vi rút.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Miễn dịch học và Sinh học tế bào, nhiệt độ cơ thể tăng lên sẽ kích thích tủy xương tạo ra nhiều tế bào bạch cầu hơn, tăng cường khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể. Việc tăng sản xuất này giúp hệ thống miễn dịch phản ứng hiệu quả hơn với những kẻ xâm lược, giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian mắc bệnh.
2. Làm chậm sự phát triển của vi khuẩn và virus
Sốt tạo ra môi trường ức chế vi khuẩn, virus phát triển. Nhiều mầm bệnh thích nhiệt độ b́nh thường của cơ thể, khoảng 37°C (98,6°F). Nghiên cứu từ Tạp chí Virus học chỉ ra rằng nhiệt độ cơ thể cao hơn có thể ức chế sự nhân lên của một số loại virus, chẳng hạn như virus cúm. Việc làm chậm sự tăng trưởng sẽ giúp hệ thống miễn dịch có thêm thời gian để tăng cường pḥng thủ hiệu quả và loại bỏ nhiễm trùng.
3. Cải thiện hoạt động kháng virus và kháng khuẩn
Nhiệt độ cơ thể cao hơn không chỉ làm chậm mầm bệnh mà c̣n tăng cường hoạt động của một số tế bào miễn dịch. Sốt làm tăng sản xuất protein gọi là cytokine, đóng vai tṛ quan trọng trong việc điều chỉnh các phản ứng miễn dịch. Ngược lại, những cytokine này làm tăng hoạt động của các phân tử kháng virus và kháng khuẩn trong cơ thể bạn.
Một nghiên cứu trên Tạp chí Điều tra Lâm sàng nhấn mạnh rằng nhiệt độ ở mức sốt giúp tăng cường hiệu quả của các tế bào miễn dịch gọi là bạch cầu trung tính, rất quan trọng để chống nhiễm trùng. Điều này có nghĩa cơ thể chúng ta trở nên thành thạo hơn trong việc tấn công và vô hiệu hóa các vi sinh vật gây hại.
4. Cải thiện quá tŕnh sửa chữa tế bào
Sốt cũng giúp bắt đầu quá tŕnh sửa chữa của cơ thể. Nhiệt độ cao hơn có thể kích thích các protein sốc nhiệt, giúp bảo vệ tế bào khỏi căng thẳng và thúc đẩy quá tŕnh sửa chữa các protein bị hư hỏng. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Reviews Molecular Cell Biology, những protein này đóng vai tṛ quan trọng trong việc duy tŕ và phục hồi tế bào. Bằng cách tạo ra các protein sốc nhiệt, sốt đảm bảo rằng những tế bào bị tổn thương do nhiễm trùng hoặc viêm được sửa chữa hiệu quả và phục hồi nhanh hơn.
5. Hỗ trợ quá tŕnh thải độc
Khi sốt, tốc độ trao đổi chất của cơ thể tăng lên. Sự tăng cường trao đổi chất này có thể giúp ích trong quá tŕnh thải độc. Tỷ lệ trao đổi chất cao hơn dẫn đến tăng tiết mồ hôi và bài tiết chất độc. Một nghiên cứu trên Tạp chí Chất độc và Sức khỏe Môi trường cho thấy đổ mồ hôi có thể giúp loại bỏ một số độc tố khỏi cơ thể. Do đó, đổ mồ hôi khi sốt có thể loại bỏ các chất gây hại, góp phần mang lại sức khỏe và tinh thần tổng thể.
6. Mang lại một trí nhớ miễn dịch tốt hơn
Sốt cũng có thể tăng cường trí nhớ miễn dịch của cơ thể, điều này rất quan trọng để chống lại mầm bệnh lâu dài. Trí nhớ miễn dịch là khả năng của hệ thống miễn dịch ghi nhớ những lần tiếp xúc trước đó với các mầm bệnh cụ thể và phản ứng nhanh hơn, hiệu quả hơn khi tiếp xúc với mầm bệnh tiếp theo.
Nghiên cứu trên Tạp chí Y học Thực nghiệm cho thấy nhiệt độ ở mức sốt giúp cải thiện sự h́nh thành các tế bào trí nhớ miễn dịch, chẳng hạn như tế bào T và tế bào B. Điều này có nghĩa là việc bị sốt thực sự có thể giúp hệ thống miễn dịch chuẩn bị tốt hơn để chống lại các bệnh nhiễm trùng trong tương lai, khiến chúng ta mạnh mẽ hơn về lâu dài.