Theo chuyên gia phân tích tại HSBC, vị thế đồng đô la Mỹ sẽ khó bị lung lay ngay cả khi tỷ trọng đồng bạc xanh trong dự trữ toàn cầu suy giảm.
Chuyên gia hàng đầu của HSBC đă đưa ra dự đoán về tương lai của đồng đô la Mỹ trong bối cảnh nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) đang nỗ lực t́m cách hạ bệ thế thống trị của đồng bạc xanh trong dự trữ toàn cầu.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, James Steel, chuyên gia phụ trách phân tích hàng hóa tại HSBC Securities, cho rằng đồng đô la Mỹ hiện chưa đối mặt với bất kỳ thách thức đáng kể nào ngoại trừ tỷ trọng trọng dự trữ toàn cầu bị sụt giảm.
Tỷ trọng đô la Mỹ trong dự trữ toàn cầu đă giảm từ hơn 70% vào năm 2000 xuống c̣n khoảng 55% vào quư 4/2023, theo dữ liệu của IMF.
Tỷ trọng đồng bạc xanh sụt giảm là bởi ngân hàng trung ương của các nước BRICS và một số quốc gia đang phát triển khác bán trái phiếu Mỹ và đa dạng hóa kho dự trữ bằng cách ồ ạt mua vàng kể từ năm 2022.
Nhà phân tích của HSBC cho rằng việc các ngân hàng trung ương tích lũy vàng sẽ không ảnh hưởng đến triển vọng của đồng đô la Mỹ. Ông nhấn mạnh rằng đồng đô la Mỹ sẽ vẫn là đồng tiền thống trị ngay cả trong ít nhất 20 năm tới.
“Chúng tôi tin rằng đồng đô la Mỹ sẽ không mất đi vị thế là đồng tiền dự trữ của thế giới trong 10 hay 20 năm tới, bởi việc này đ̣i hỏi sẽ mất rất nhiều thời gian”.
Trước đó, tại hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) diễn ra vào ngày 11/6 tại Nga, bộ trưởng kinh tế của các nước thành viên BRICS thông báo rằng việc hoàn tất kế hoạch phi đô la hóa đang ở giai đoạn cuối cùng. Các đại diện BRICS cũng xác nhận khối đang phát triển một hệ thống thanh toán mới nhằm đối trọng với đồng đô la Mỹ.
Nga và Trung Quốc đang đi đầu trong nỗ lực phi đô la hóa bằng cách mạnh tay bán trái phiếu Mỹ, tăng cường mua vàng và sử dụng đồng nội tệ trong giao thương quốc tế.
Mới đây, tờ Business Insider đưa tin, Nga đă quyết định lựa chọn Nhân dân tệ - Rúp làm cặp tiền tệ tham chiếu trong bối cảnh Mỹ áp đặt thêm các lệnh trừng phạt đối với Nga. Do các lệnh trừng phạt của Mỹ, Sở Giao dịch Moscow ngừng giao dịch đồng đô la Mỹ và euro từ ngày 13/4, gây ra t́nh trạng hỗn loạn do tỷ giá hối đoái vẫn chưa rơ ràng.
Trong thông báo ngày 13/6, NHTW Nga cho biết các đồng tiền tệ từ các quốc gia “thân thiện” và đồng rúp hiện chiếm tới 80% thanh toán cho các giao dịch thương mại xuyên biên giới của nước này. Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đă kêu gọi việc thực hiện phi đô la hoá và giảm sự phụ thuộc vào một số đồng tiền khác vào hồi đầu tháng này.
VietBF@ Sưu tập