Sự lớn mạnh nhanh chóng của các đối thủ cạnh tranh đă khiến cho hai ông lớn công nghệ Apple và Samsung đang mất dần vị thế trên thị trường toàn cầu…
Trong ṿng 1 năm trở lại đây, Apple và Samsung đều rơi vào cuộc khủng hoảng ở loạt thị trường trên toàn cầu. Hai ông lớn công nghệ đă trải qua việc tổn hại thị phần, tụt hậu về công nghệ và bị các hăng công nghệ khác vượt mặt.
Cả Apple và Samsung đều phải đối mặt với những thách thức đa dạng từ các thị trường khác nhau nơi họ hoạt động. Với sự chênh lệch rơ rệt về giá cả và việc cạnh tranh từ các đối thủ Trung Quốc trong thị trường smartphone, Samsung đă phải đối diện với việc giảm tỷ suất lợi nhuận.
Trong khi đó, gă khổng lồ Apple vấp phải khó khăn trong việc duy tŕ sự tăng trưởng doanh số của iPhone, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường dần băo ḥa và sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nhà sản xuất Android.
Cả hai ông lớn đều đang gồng ḿnh để t́m ra những chiến lược phù hợp nhằm phục hồi vị thế của ḿnh trên thị trường toàn cầu. Trong khi ông lớn công nghệ Hàn Quốc cố gắng t́m kiếm sự đổi mới trong các sản phẩm để thu hút người tiêu dùng th́ Apple lại tập trung vào việc mở rộng hệ sinh thái dịch vụ của ḿnh.
Hai gă khổng lồ công nghệ này có một điểm chung duy nhất là mặc dù đă tồn tại rất lâu nhưng không có sự xoay trục lớn trong cơ cấu nguồn thu. Apple vẫn duy tŕ sự sống bằng sản xuất phần cứng và iPhone c̣n Samsung luôn phụ thuộc vào thiết bị di động và bán dẫn.
Nhiều lư do dẫn tới việc Apple và Samsung đang mất dần vị thế, có thể kể đến như sự trỗi dậy xâm chiếm ngành điện tử tiêu dùng của Trung Quốc hay bối cảnh kinh tế khó khăn chung trên toàn cầu khiến cho người tiêu dùng thắt lưng buộc bụng.
APPLE ĐỐI DIỆN KHỦNG HOẢNG TOÀN DIỆN
Nhà táo nổi tiếng toàn cầu với sản phẩm mang tên iPhone và thống lĩnh thị trường smartphone toàn thế giới trong nhiều năm. Tuy nhiên, thị trường smartphone đang dần băo ḥa khi mỗi người có thể dễ dàng sở hữu một chiếc.
Với sự phổ biến rộng răi, việc ra mắt một phiên bản iPhone mới không c̣n tạo nên làn sóng sốt sắng như trước. Các phiên bản mới của iPhone hiện nay ít có sự cải tiến đột phá và có vẻ như Apple đang loay hoay nghĩ ra những cải tiến mới như Dynamic Island.
Apple vẫn giữ được lượng lớn khách hàng trung thành nhờ hệ điều hành iOS. Thế nhưng, việc tạo ra những đột phá đáng kể trong doanh số đang trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Tại thị trường tỷ dân Trung Quốc, sự trỗi dậy của Huawei, Xiaomi cùng các “đồng hương” khác đă tạo ra một “thế gọng ḱm”, mỗi bước tiến của Apple đều bị đáp trả mạnh mẽ bởi các đối thủ cạnh tranh.
Mặc dù CEO Tim Cook đă liên tục ghé thăm thị trường này, triển khai những chiến lược mới nhưng Apple vẫn gặp khó khăn. Giải pháp mà nhà táo lựa chọn là hạ giá sản phẩm tại Trung Quốc để thu hút lại sự quan tâm của khách hàng.
Trái ngược với sự phát triển nhanh chóng của các thiết bị như smartphone, laptop, desktop và TV, thị trường tablet dường như đang bị bỏ lại phía sau và iPad cũng không ngoại lệ.
Dù iPad không có đối thủ cạnh tranh đáng kể nhưng sự suy giảm của nhu cầu sử dụng tablet đang làm giảm đi động lực cải thiện và đổi mới sản phẩm của Apple. Nhà táo đang cố gắng tái định nghĩa iPad thành một loại laptop và thuyết phục người tiêu dùng rằng iPad xứng đáng với mức giá cao ngang một chiếc máy tính. Có thể thấy, việc này không hề dễ dàng.
Macbook đă trải qua một thời gian dài của sự tŕ trệ. Một trong những cố gắng mới nhất của Apple là thâm nhập vào thị trường gaming để thu hút nhóm khách hàng mới.
Một khó khăn đặt ra là thị trường gaming đ̣i hỏi hiệu suất cao và tính tương thích tốt với các phần mềm điều mà hệ điều hành macOS không phải lúc nào cũng đáp ứng được. Ngay cả khi ra đời chip M1, dù mang lại những cải tiến đáng kể về hiệu suất và tiết kiệm năng lượng nhưng Macbook vẫn gặp khó khăn trong việc đối phó với các máy tính chạy hệ điều hành Windows ở lĩnh vực gaming.
Phụ kiện của Apple gần đây cũng đang rơi vào t́nh trạng chững lại. T́nh h́nh trở nên tồi tệ hơn khi Apple Watch thất bại trong một vụ kiện và buộc phải dừng bán tại một số thị trường. Sự việc này không chỉ gây thiệt hại về danh tiếng cho sản phẩm mà c̣n làm ảnh hưởng đến doanh thu của Apple.
Bên cạnh đó, loạt dự án tái định nghĩa của Apple đều đối mặt với những khó khăn và thất bại. Dự án microLED, một công nghệ màn h́nh tiên tiến và tiết kiệm năng lượng, đă gặp phải những trở ngại trong quá tŕnh phát triển và chưa đạt được sự hoàn thiện mong đợi.
Dự án modem 5G cũng đối mặt với những thách thức tương tự. Mặc dù nỗ lực của Apple để phát triển mạng 5G riêng để giảm bớt sự phụ thuộc vào bên thứ ba đă được chú ư, nhưng việc đạt được sự thành công trong lĩnh vực này vẫn là một bài toán khó khăn.
Một cú sốc đột ngột ập đến với Apple chính là OpenAI, một xu hướng mới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Với sự xuất hiện của AI tạo sinh, các kế hoạch của Apple bỗng trở nên vô nghĩa và bị đảo lộn. Công nghệ này đă làm phơi bày một lần nữa điểm yếu của Apple trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo so với các đại gia công nghệ khác.
SAMSUNG KHỦNG HOẢNG TRÊN NHIỀU MẶT TRẬN
Cũng giống như iPhone của Apple, ḍng Galaxy Z của Samsung luôn được người dùng tại nhiều thị trường ưa chuộng. Ḍng điện thoại này của Samsung đang phải đối mặt với một cuộc cạnh tranh gay gắt không chỉ về công nghệ mà c̣n về mặt giá cả.
Các đối thủ từ Trung Quốc như Huawei, Honor, Xiaomi và Lenovo ngày càng cải tiến và phát triển, mang đến những tính năng cao cấp mà vẫn giữ được mức giá phải chăng. Sự kết hợp này khiến cho Galaxy Z của Samsung trở nên dễ bị lung lay hơn bao giờ hết trên thị trường tỷ dân.
Từng thống lĩnh thị trường OLED gập, Samsung đang dần bị thua thiệt trong cuộc cạnh tranh này. Chỉ trong vài năm ngắn ngủi, từ năm 2021 cho đến năm 2024, BOE, một tên tuổi mới nổi trong ngành công nghiệp điện tử Trung Quốc, đă bắt kịp Samsung trong lĩnh vực OLED gập. Khoảng cách về thị phần giữa hai công ty đă thu hẹp đáng kể, từ 83% vào năm 2021 xuống c̣n 7% vào năm nay.
Ngay cả trong phân khúc cỡ lớn dành cho TV, Samsung cũng đang gặp phải những thách thức đáng kể. So với đối thủ cạnh tranh LG Display (LGD), Samsung đang tỏ ra chậm chân trong việc thích ứng với thị trường, dẫn đến việc bị bỏ xa về thị phần.
Trong phân khúc chip nhớ HBM dành cho đào tạo mô h́nh AI, Samsung cũng phải vật lộn với nhiều khó khăn. SK hynix đă vượt lên trước cả về công nghệ và thị phần, khiến Samsung bị bỏ lỡ cơ hội tận dụng làn sóng AI.
Cùng với đó, ông lớn công nghệ Hàn Quốc đă không được đánh giá cao trong mắt đối tác và không kư được hợp đồng với gă khổng lồ ngành chip Nvidia. Năm 2023, phân khúc chip nhớ của Samsung thâm hụt hơn 11 tỷ USD, khiến cho gă khổng lồ công nghệ phải “phế truất” người dẫn đầu bộ phận bán dẫn và thay người mới.
Ở thị trường chip di động, MediaTek và Qualcomm là hai cái tên khiến cho Samsung e sợ. MediaTek đă nhanh chóng tăng cường vị thế của ḿnh với những sản phẩm chất lượng và giá cả phải chăng, thu hút được sự quan tâm từ nhiều nhà sản xuất điện thoại. Trong khi đó, Qualcomm vẫn duy tŕ sức mạnh với các ḍng chip Snapdragon mạnh mẽ và tích hợp nhiều tính năng tiên tiến.
Trong lĩnh vực đúc chip theo hợp đồng, TSMC đă áp đảo Samsung cả thị phần lẫn lợi nhuận. Với công nghệ tiên tiến và khả năng sản xuất hàng loạt, TSMC đă thu hút được sự quan tâm của nhiều công ty chip lớn trên thế giới, từ Apple đến Nvidia.
Trong lĩnh vực cảm biến h́nh ảnh, Samsung vẫn đang cách Sony một khoảng cách khá xa cả về công nghệ tiên tiến lẫn thị phần. Có thể thấy, Samsung đang đối diện với khủng hoảng trên nhiều phương diện, từ smartphone, TV, cải tiến công nghệ OLED cho đến những hạng mục chủ chốt của tập đoàn là chip bán dẫn cũng đang bị đe dọa bởi nhiều đối thủ.